1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Tác giả Trần Quốc Dũng
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hảo
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Gia Lai
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (14)
      • 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn (16)
      • 1.1.3. Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (18)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (27)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (32)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương cấp huyện (32)
      • 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (35)
  • Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (38)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (38)
      • 2.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (43)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (45)
      • 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (48)
      • 2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn (0)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (50)
    • 3.1. Tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (50)
      • 3.1.1. Các chính sách về đào tạo nghề (50)
      • 3.1.2. Các cơ quan đơn vị triển khai đào tạo nghề (53)
    • 3.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (53)
      • 3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo (53)
      • 3.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo (0)
      • 3.2.3. Xác định nội dung và chương trình đào tạo (58)
      • 3.2.4. Lựa chọn phương thức đào tạo (61)
      • 3.2.5. Tổ chức thực hiện đào tạo (63)
      • 3.2.6. Kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo (67)
    • 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (68)
      • 3.3.1. Nhóm yếu tố khách quan (68)
      • 3.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan (73)
    • 3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (80)
      • 3.4.1. Những kết quả đạt được (80)
      • 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân (81)
    • 3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (83)
      • 3.5.1. Quan điểm, định hướng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (83)
    • 3.6. Khuyến nghị để thực hiện giải pháp (94)
      • 3.6.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (94)
      • 3.6.2. Đối với Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Gia Lai (94)
  • KẾT LUẬN (95)

Nội dung

Trang 1 TRẦN QUỐC DŨNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Theo Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề (2008) thì là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được truyền dạy, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Nghề thường được hiểu là một việc làm có tính tương đối ổn định (trong khoảng thời gian đủ dài), người làm nghề có thể dễ dàng tìm được việc làm với nghề của mình Lao động nghề đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân [14]

1.1.1.2 Khái niệm về đào tạo

Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” (2011) thì Đào tạo là hoạt động nhằm giúp người lao động tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Hiểu một cách cụ thể hơn, đào tạo là một quy trình có hoạch định và tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc [9]

1.1.1.3 Khái niệm về đào tạo nghề

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 số 74/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: " Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp [12]." Đào tạo nghề là quá trình giáo dục và huấn luyện người học về kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện một nghề nghiệp cụ thể Mục tiêu của đào tạo nghề là phát triển những kỹ năng và hiểu biết chuyên sâu để người học có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả trong lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đã chọn

Cho đến nay, gần như chưa có định nghĩa nào về nông thôn được chấp nhận rộng rãi Nếu cho rằng nông thôn là địa bàn có mật độ dân số thấp hơn thành thị thì chưa thỏa đáng vì chỉ tiêu này khác nhau giữa các nước và ngay ở nước ta thì một số vùng nông thôn so với nhiều thị xã thì mật độ dân số không thấp hơn “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” Đây là khái niệm dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giữa nông thôn và thành thị, vì vậy nó mang tính toàn diện hơn và được nhiều người chấp nhận hơn [18]

1.1.1.5 Khái niệm về lao động nông thôn

Lao động nông thôn gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lí do khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế Những người trong độ tuổi lao động nông thôn có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao động do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ gia đình, không có nhu cầu làm việc, và những người thuộc tình trạng khác [18]

1.1.1.6 Khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo [18]

1.1.2 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Do số lượng nguồn lao động nông thôn lớn nên đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn có số lượng lớn Số lượng đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn lớn còn thể hiện ở chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp Thực tế hiện nay, lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm người lao động sử dụng đều thông qua sự đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc và sự truyền dạy lại của các thế hệ trước

Do tính đa dạng của đối tượng đào tạo, nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ, hoàn cảnh của người học để tất cả người lao động nông thôn có cơ hội được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ đó tìm việc làm và tạo việc làm có năng suất lao động cao hơn, nâng cao dần mức sống của người dân

Tính chất thời vụ của nguồn lao động nông thôn đòi hỏi việc tổ chức đào tạo nghề, tập huấn các kiến thức liên quan về trồng cây, vật nuôi cũng phải được sắp xếp phù hợp và kịp với thời vụ thì mới đạt hiệu quả cao Việc đào tạo nâng cao nhận thức và các kiến thức khác không phụ thuộc vào thời vụ cần được tổ chức vào thời điểm nông nhàn để người dân có điều kiện tham gia đông đủ hơn

Do tính thời vụ nên một bộ phận lớn người lao động nông thôn cần có thêm việc làm trong thời gian nông nhàn để tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu cuộc sống Vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần khuyến khích các hoạt động khuyến công và khuyến thương (thương mại và dịch vụ) nhằm giúp người lao động có thể kiếm thêm việc làm và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực lao động

Mục tiêu chung của Đào tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn

Nói đến nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, người ta thường cho rằng đó là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia Do vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Việc hình thành các kỹ năng lập nghiệp được coi là sự chuẩn bị hết sức cần thiết cho tất cả những người lao động bất kể họ sẽ tự tạo việc làm hay người làm công ăn lương Đào tạo về lập nghiệp được coi là một công cụ hữu ích để thúc đẩy động cơ, tính sáng tạo và sự đổi mới Bên cạnh đó, các kỹ năng lập nghiệp cũng được cho là sẽ giúp trang bị cho người học khả năng tạo ra các cơ hội việc làm thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới

Nâng cao trình độ kỹ năng và hiểu biết: Đào tạo nghề cung cấp cho lao động nông thôn cơ hội nâng cao kỹ năng và hiểu biết chuyên sâu trong các lĩnh vực người lao động được đào tạo Điều này giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng sản phẩm Dựa trên các kỹ thuật mới, phương pháp canh tác hiện đại, và kiến thức về quản lý nông nghiệp giúp họ tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường sức mạnh sản xuất

Chuyển đổi cơ cấu lao động: Đào tạo nghề cũng mở ra cơ hội để lao động nông thôn tham gia vào các nghề nghiệp đa dạng hơn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp Các khóa đào tạo có thể giúp họ chuyển đổi sang các lĩnh vực khác như cơ khí, xây dựng, chế biến thực phẩm, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác Từ đó giúp họ thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và yêu cầu của thị trường lao động ngày càng khắt khe

1.1.3 Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo nghề là mong muốn được tham gia, được tìm tòi học hỏi nâng cao hiểu biết và thực hành về một hay một số nghề phù hợp với điều kiện của mỗi người lao động đó Nó là cơ sở quan trọng để hệ thống cơ sở đào tạo, chuẩn bị các điều kiện đào tạo nghề như: xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, chuẩn bị các điều kiện vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên đào tạo nghề Nhu cầu đào tạo cũng có thể được tính toán từ việc xem xét điều kiện vật chất và con người có thể huy động cho đào tạo nghề với nhu cầu từ sự phát triển kinh tế - xã hội Việc xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu xã hội và khả năng về các điều kiện có thể huy động là quy trình hợp lý nhất để xác định nhu cầu đào tạo nghề tại một quốc gia, một vùng, một địa phương trong thời gian nhất định

Việc xác định nhu cầu đào tạo nghề cần tiến hành theo quy trình:

Xác định yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ

Cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.2.1 Kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương cấp huyện

1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk Để công tác đào tạo nghề được hiệu quả, đạt chất lượng, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 04/CT-HU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, một trong những giải pháp then chốt để xóa đói giảm nghèo của địa phương, chỉ đạo cấp ủy các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện những nội dung, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép vào các hội nghị tập huấn, họp thôn, buôn, giúp người lao động, nhân dân trên địa bàn nắm bắt được những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, ý thức hơn về quyền, lợi ích của người lao động khi tham gia học nghề cũng như thường xuyên cập nhật thông tin về chế độ, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn để người dân theo dõi, giám sát việc thực hiện

Kết quả 10 năm qua, Trung tâm đã tổ chức đào tạo được 66 lớp dạy các nghề phi nông nghiệp, may mặc, sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng cho 2.153 học viên (trong đó có 1.684 học viên người dân tộc thiểu số) Sau khi được đào tạo nghề phù hợp, đa số đã tìm được việc làm ở các khu công nghiệp, mở cơ sở sửa chữa máy móc, sửa điện… có thu nhập ổn định Riêng với đào tạo nghề nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, Trung tâm tổ chức được

32 lớp, với 1.120 học viên, trong đó học viên là người dân tộc thiểu số chiếm 35,7% Qua theo dõi học viên sau học nghề đã thay đổi tư duy, áp dụng hiệu quả kiến thức, kỹ thuật được học vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mạnh dạn mở rộng quy mô chuồng trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao Đơn cử như: mô hình chăn nuôi heo của gia đình ông Nguyễn Văn Kế (thôn Tân Phú, xã

Ea Nuôl) cho thu nhập 700 - 800 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi heo, gà của hộ ông Trương Khắc Mận (thôn Thống Nhất, xã Krông Na) thu nhập bình quân 150 - 250 triệu đồng/năm

Những kinh nghiệm rút ra từ bài học ĐTN đối với LĐNT tại huyện Buôn Đôn, cụ thể như sau:

- Sự quan tâm sát sao của cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương và sự chung tay của các ban ngành đoàn thể trong công tác đào tạo nghề;

- Đẩy mạnh tuyên truyền về chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động khi tham gia học nghề;

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện chủ động phối hợp với các xã, khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân để tổ chức dạy nghề phù hợp, đúng theo nguyện vọng;

- Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện giới thiệu, cung ứng lao động của địa phương vào làm việc; kết nối với các công ty có uy tín, chất lượng trong nước về lĩnh vực xuất khẩu lao động, sẵn sàng tiếp nhận lao động địa phương vào làm việc ngay sau khi được đào tạo

1.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai:

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thời gian qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động; đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm; mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng thu nhập và từng bước xóa đói, giảm nghèo góp phần thực hiện một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới các địa phương Kết quả cụ thể như sau:

+ Liên kết mở các lớp: Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số từ

2015 - 2022: Tổng số 51 lớp cho 2.254 học viên;

+ Dạy nghề lao động nông thôn từ năm 2015 - 2022: Tổng số 100 lớp cho 2.782 học viên

Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai công tác ĐTN nói chung và ĐTNLĐNT nói riêng trên địa bàn huyện Mang Yang, cụ thể như sau:

- Cần chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo;

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng hiệu quả công tác giảng dạy, công tác hỗ trợ giải quyết, tìm kiếm việc làm;

- Cần có sự đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy là cần chọn giáo viên giỏi có kiến thức sâu có kinh nghiệm, giáo trình dạy nghề đa dạng, đi kèm với phương thức tuyển sinh linh động, về tận cơ sở để người lao động không chỉ tiếp cận đầy đủ các thông tin về ngành nghề đào tạo mà còn nắm chắc nhu cầu thị trường lao động để từ đó lựa chọn, đăng ký và tham gia các khóa đào tạo nghề

- Một yếu tố không thể thiếu đó là con người, vai trò của người quản lý rất quan trọng cho sứ mệnh của đơn vị, do đó người quản lý cần có tâm và tầm có đủ năng lực phẩm chất chính trị có những quyết sách đúng đắn trong chỉ đạo thực hiện

- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện nhằm phát triển những ngành nghề đào tạo mới, đa dạng ngành nghề đào tạo

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

Từ kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bản thân rút ra được một số bài học có thể vận dụng để hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:

- Thứ nhất là, trong công tác chỉ đạo, điều hành

Sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực và trách nhiệm của hệ thống chính trị là yếu tố then chốt quyết định cho hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm cơ bản của huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

Huyện Đak Đoa nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 15 km Có toạ độ địa lý từ 108 o 00’10” đến 108 o 28’02” Kinh độ Đông, từ 13 o 44’18” đến 14 o 23’18” Vĩ độ Bắc Phía Đông: giáp huyện Mang Yang và huyện K’Bang; phía Tây: giáp Thành phố Pleiku và huyện Chư Prông; phía Nam: giáp huyện Chư Sê và huyện Mang Yang; phía Bắc: giáp huyện Chư Păh và tỉnh Kon Tum Có tổng diện tích tự nhiên là 98.530,49 ha, với 17 đơn vị hành chính cấp xã; trung tâm huyện lỵ là thị trấn Đak Đoa

- Địa hình, khí hậu, thủy văn

Huyện Đak Đoa nằm ở sườn Đông Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam Vùng cao nhất nằm ở phía Đông Bắc huyện, vùng thấp nhất nằm ở phía Tây Nam huyện và được chia thành 4 dạng chính: Vùng núi cao, vùng núi thấp, vùng cao nguyên, vùng thung lũng hẹp

Có đặc điểm của khí hậu vùng cao nguyên, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% - 90% lượng mưa cả năm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 Hướng gió thịnh hành là gió Tây - Nam Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Hướng gió thịnh hành là gió Đông - Bắc Nhìn chung, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Đặc điểm chính của hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Đak Đoa là đều chảy qua khu vực có địa hình chênh lệch về độ cao, độ dốc lớn tạo nên các sông suối có nhiều bậc nước; có tiềm năng lớn về thuỷ lợi, thuỷ điện; có thể phát triển các thủy điện vừa và nhỏ

Với tổng diện tích tự nhiên là 98.320,40 ha với cơ cấu nhóm đất chính như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn huyện Đak Đoa

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đak Đoa)

Bảng 2.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đak Đoa tính đến ngày 31/12/2022 là 98.320,40 ha, được chia thành 3 nhóm đất chính: đất sản xuất nông lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng Trong đó, đất sản xuất nông lâm nghiệp 186.139,80 ha chiếm 87,44%, đất phi nông nghiệp chiếm 5,96%, đất chưa sử dụng chiếm 6,40% Phần lớn diện tích đất nông lâm nghiệp là diện tích trồng lúa, hoa màu và một số cây công nghiệp và cây lâm nghiệp Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nghề theo hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

Rừng tự nhiên chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loài, độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp nhiều loại cây sinh sống phát triển tốt, thực vật rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao (trắc, cẩm lai, giáng hương, gụ, kà te, pơ mu, thông 5 lá và cây dược liệu như ba kích, vàng đắng, sa nhân, trầm hương), hàng năm đã cung cấp hàng ngàn mét khối gỗ và lâm sản dưới tán rừng phục vụ nhu cầu gỗ và lâm sản cho nền kinh tế quốc dân (chủ yếu thuộc diện tích rừng đặc dụng)

Tài nguyên khoáng sản ở huyện Đak Đoa có trữ lượng không nhiều, một số khoáng sản có giá trị kinh tế đối với huyện đang được khai thác như: Đá xây dựng bao gồm đá bazan và đá granit; Khoáng sản quý hiếm (vàng sa khoáng); Than bùn, Cát Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng tưởng kinh tế và cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Đak Đoa giai đoạn 2020 - 2022

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

I Tốc độ tăng trưởng KT % 8,8 9,9 12,6 10,4

II Thu nhập BQ đầu người Trđ 45 48 51 6,5 III Tổng thu NSNN Trđ 65.696 78.786 103.391 25,5

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Đak Đoa) Bảng 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đak Đoa trong những năm gần đây tiếp tục đà đi lên với tốc độ trung bình 10,4%, chứng tỏ quy mô và tiềm lực kinh tế của huyện Đak Đoa đang ngày càng phát triển Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 48 triệu đồng/người/năm tăng 1,07 lần so với năm 2020, năm 2022 đạt 51 triệu đồng/người/năm cũng tăng 1,06 lần so với năm 2021, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 6,5% Thu NSNN năm 2021 đạt 78.786 triệu đồng tăng 1,2 lần so với năm 2020, năm 2022 đạt 103.391 triệu đồng tăng 24.605 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng tăng 1,31 lần so với năm 2021, tuy nhiên tính bình quân 3 năm (2020-2022) thì số thu NSNN có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 25,5%, đời sống nhân dân cơ bản được đảm bảo Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, các dự án quy hoạch được đẩy mạnh để tạo nền tảng cho điều kiện phát triển kinh tế huyện nhà Có thể thấy huyện Đak Đoa vẫn dang dữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm (2020 - 2022) là 10,4% nằm trong xu thế phát triển khá cao và ổn định Dường như sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và những biến động bất lợi của sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, cùng với sự hoành hành của dịch bệnh Covid-19 đối với huyện Đak Đoa là không đáng kể

Bảng 2.3 Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm huyện Đak Đoa giai đoạn 2020 - 2022

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

I Tổng giá trị SX Tỷ đồng 11.548 12.724 14.730 112,98

1 Nông LN &TS Tỷ đồng 4.749 5.094 5.694 109,52

2 Công nghiệp & XD Tỷ đồng 2.767 3.170 3.739 116,26

3 Thương mại & DV Tỷ đồng 4.032 4.460 5.297 114,69

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Đak Đoa) Huyện Đak Đoa không chịu tác động đáng kể của dịch bệnh Covid-19 đồng thời với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng của các doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhân dân, các chỉ tiêu KT-XH của huyện đã đạt được kết quả nhất định Tổng giá trị sản xuất bình quân 3 năm (2020 - 2022) đạt 112,98%, trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 109,52%, tương ứng tăng 9,52%; Giá trị công nghiệp và xây dựng đạt 116,26%, tăng bình quân 16,26%, thương mại và dịch vụ đạt 114,69%, tương ứng tăng 14,69% với đà tăng trưởng cao kết hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ là trọng tâm phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo

- Dân số và lao động

Năm 2022 toàn huyện có 130.059 người, trong đó dân tộc kinh: 53.845 người chiếm 41,40%, các dân tộc khác: 76.214 người chiếm 58,60% Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,25%, số người trong độ tuổi lao động là: 70.677 người Năm 2022 toàn huyện có số lao động được tạo việc làm mới là 2.605/1.500 người vượt 74% so với kế hoạch đề ra Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 44,23% Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn

2016 - 2022) giảm còn 10,44% là đạt so với (nghị quyết đặt ra là 10,78%, giảm 2%/ năm)

- Văn hóa, y tế, giáo dục

Huyện có 01 nhà văn hóa huyện, 8 Trung tâm Văn hóa - thể thao cấp xã, 93/111 thôn, làng có nhà văn hóa, 102 bộ cồng chiêng; 79 đội nghệ nhân cồng chiêng, 03 nghệ nhân ưu tú Thư viện huyện hiện có 29.520 bản sách và

15 loại báo, tạp chí Năm 2021 toàn huyện có 21.630/30.362 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 71%; 102/111 thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 91,9%

Toàn huyện có 46 bác sỹ, đạt 3,53 bác sỹ/10.000 dân, đạt 90,5%KH; tỷ lệ tuyến xã có bác sỹ đạt 100%; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh; tỷ lệ thôn làng có cán bộ y tế đạt 100%; có 02 bệnh viện đa khoa trung tâm, 01 trung tâm y tế dự phòng có 17/17 trạm y tế xã, thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân đạt 8,4 giường, đạt 101,2% KH

Toàn huyện có 51 trường công lập, với tổng số 802 lớp và 27.129 học sinh trong đó bậc học Mầm non: 16 trường, 157 lớp, 5.111 học sinh; Tiểu học: 18 trường, 438 lớp, 13550 học sinh; Trung học cơ sở: 17 trường, 207 lớp, 8.468 học sinh Số trường đã đạt chuẩn quốc gia: 28 trường, chiếm tỉ lệ 50,9% Đã hoàn thành phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS

- Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông Đak Đoa: 1.480 km Trong đó: 39,3 km đường quốc lộ, 23 km đường tỉnh lộ, 229,5 km đường huyện, 165 km đường trục xã, 587 km đường nội thôn và 438 km đường ra các khu sản xuất

17/17 xã phủ sóng phát thanh đạt 100%; truyền hình đạt 96%; các hộ gia đình có máy thu hình đạt 90%; 17/17 xã có đường truyền Internet và được phủ sóng điện thoại di động đạt 100%; Số máy điện thoại cố định 40 máy/100 hộ dân; 17/17 xã có Đài truyền thanh và Trang thông tin điện tử thành phần

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, từ các báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình đào tạo nghề giải quyết việc làm; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện;

Thu thập số liệu từ các văn bản pháp luật và pháp quy: Luật giáo dục, các văn bản dưới luật quy định về đào tạo nghề; quy định của huyện Đak Đoa và tỉnh Gia Lai

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các tài liệu, sách, giáo trình có liên quan

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp Đối tượng khảo sát: Đề tài nghiên cứu khảo sát đối tượng liên quan đến công tác đào tạo nghề bao gồm:

+ Nhóm cơ quan quản lý cấp huyện, xã và các cơ sở đào tạo nghề: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đak Đoa; các phòng ban cơ quan chuyên môn cấp huyện và cán bộ quản lý cấp xã có liên quan đến công tác đào tạo nghề; Trường Cao Đẳng Gia Lai; Trung tâm GDNN - GDTX;…

+ Nhóm đơn vị sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề: Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện…

+ Nhóm học viên, người lao động: Học viên, người lao động đã được đào tạo nghề, Lao động chưa qua đào tạo nghề…

Quy mô mẫu khảo sát:

Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát bằng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn Đề tài phỏng vấn 120 đối tượng có liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa qua bảng 2.4

Bảng 0.1 Số lượng mẫu điều tra khảo sát

TT Đối tượng điều tra Số phiếu

I Nhóm cơ quan quản lý cấp huyện, xã và các cơ sở đào tạo nghề 40

1 Nhóm cán bộ quản lý và các phòng ban có liên quan trong công tác đào tạo nghề của huyện Đak Đoa 10

2 Nhóm giáo viên, lãnh đạo quản lý của các Trường, trung tâm đã tham gia dạy nghề tại địa bàn mẫu 20

Nhóm cán bộ quản lý và các phòng ban có liên quan trong công tác đào tạo nghề tại 03 xã chọn làm điểm khảo sát của huyện Đak Đoa

II Nhóm đơn vị sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề 20

Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện có nhu cầu đặt hàng đạo tạo nghề hoặc sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề

II Nhóm học viên, người lao động 60

1 Điều tra LĐNT đã học nghề ở các thôn (làng) của 3 xã trên địa bàn huyện Đak Đoa 30

2 Điều tra LĐNT chưa học nghề ở các thôn (làng) của 3 xã trên địa bàn huyện Đak Đoa 30

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Huyện Đak Đoa có 17 xã, thị trấn Việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động được triển khai thực hiện trên toàn bộ 17 xã, thị trấn của huyện

Luận văn chọn 3 xã để nghiên cứu, là những xã đại diện cho các mức độ điển hình theo đánh giá của UBND huyện Đak Đoa về kết quả thực thi công tác đào tạo nghề của các địa phương trong huyện, cụ thể

- Xã Glar, đại diện cho nhóm xã, thị trấn có kết quả thực thi công tác đào tạo nghề thuộc loại tốt

- Xã Đak Kdang, đại diện cho nhóm xã có kết quả thực thi công tác đào tạo nghề thuộc loại Trung bình

- Xã Hà Đông, đại diện cho nhóm xã có kết quả thực thi công tác đào tạo nghề được xếp vào loại yếu

Nội dung phiếu khảo sát:

Phần 1: Thông tin chung với các nội dung về tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chức vụ, đơn vị công tác

Phần 2: Nội dung khảo sát được thiết kế theo 5 mức độ đánh giá Sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ hài lòng về công tác đào tạo nghề và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa Thang đo được đánh giá theo các mức: (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) bình thường, (4) đồng ý và (5) hoàn toàn đồng ý Tương ứng với mức điểm đánh giá theo thứ tự từ 1 đến 5 điểm, trong đó 5 là mức điểm cao nhất

Khoảng cách điểm đánh giá được tính theo công thức sau:

Với n là số tiêu thức đánh giá Theo bài n = 5 nên khoảng cách đánh giá là 0,8 điểm

Bảng 0.2 Mức điểm đánh giá của các tổ chức cá nhân

Mức Tiêu thức đánh giá Điểm trả lời Đánh giá công tác

1 Hoàn toàn không đồng ý 1 1,0-1,8: Kém (K)

3 Bình thường 3 2,61-3,4: Trung Bình (TB)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu trên phiếu điều tra được tác giả tiến hành tổng hợp thủ công và được hệ thống hóa và xử lý bằng phần mềm Excel

2.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Được dùng để mô tả thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, hệ thống hóa bằng phân tổ thống kê, các chỉ tiêu tổng hợp về số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động theo thời gian

Phương pháp thống kê so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để phân tích xu hướng nhu cầu học nghề, công tác đào tạo, tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau từ đó tìm ra nguyên nhân, hạn chế trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

+ So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc, từ đó rút ra các đánh giá và các giải pháp

+ So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ giữa số liệu thành phần hay mức độ quan trọng của nói với số liệu tổng hợp Phân tích được tầm quan trọng của sự biến đổi của các chỉ tiêu từ đó rút ra các đánh giá và các giải pháp

2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn

2.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động đào tạo nghề

- Số lượng cơ sở đào tạo

- Số lượng giáo viên đạt chuẩn

- Số chương trình đào tạo

- Số thiết bị mô hình đào tạo

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

- Cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nông thôn

- Nhận thức và thái độ của người học

- Năng lực của đội ngũ cán bộ đào tạo nghề

- Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ đào tạo

- Sự phối hợp của các bên có liên quan.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.1.1 Các chính sách về đào tạo nghề

Chính sách của nhà nước

Nhiều nghị định, thông tư và các văn bản liên quan đến công tác đào tạo nghề cho người lao động được ban hành và triển khai sâu rộng trong cả nước Trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng là người lao động nông thôn Có thể kể đến các văn bản như:

Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 27/11/2014 là văn bản pháp lý quan trọng và đầy đủ nhất quy định về nội dung đào tạo nghề cho người lao động nói chung; Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Văn bản hợp nhất số 2021/VBHN-BLĐTBXH ngày 16/6/2022 Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (hợp nhất Nghị định số 143/2016/NĐ-CP, 140/2018/NĐ-CP, 15/2019/NĐ-CP, 24/2022/NĐ-CP); Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội ban hành; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn

2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 đến năm 2025; Thông tư số 04/2022/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2022 Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng thao niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06/042022 Sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Thông tư số 05/2022/TT-BLĐTBXH ngày 05/4/2022 Quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 06/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/4/2022 Quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp; Văn bản số 1046/TCGDNN-PCTT ngày 01/6/2022 về việc hướng dẫn linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm; Thông tư số 14/2022/TT- BLĐTBXH ngày 30/8/2022 Quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Thông tư số 58/2022/TT-BTC ngày 22/9/2022 Quy định nội dung và mức chi thực hiện một số hoạt động của Chương trình

"Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư"

Văn bản quy định chính sách hỗ trợ của tỉnh Gia Lai

Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 về việc phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tinh Gia Lai;

Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2020;

Văn bản chỉ đạo điều hành về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Gia Lai

Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 27/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai;

Kế hoạch số 824/KH-UBND ngày 15/4/2020 về việc kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 19/01/2021 về việc kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Văn bản triển khai của huyện Đak Đoa

Kế hoạch số 19-KH/HU ngày 20/9/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 20/09/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 22/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên trong vùng đông bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 10/8/2010 của UBND huyện về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 682/QĐ-UBND ngày 24/4/2011 của UBND huyện về việc thành lập tổ triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”,

3.1.2 Các cơ quan đơn vị triển khai đào tạo nghề

Trên địa bàn huyện hiện có các đơn vị tổ chức triển khai đào tạo nghề hoặc phối hợp liên kết đào tạo nghề như:

- Cơ quan quản lý trực tiếp, hoạch định: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn; Phòng Dân tộc;…

- Cơ quan trực tiếp giảng dạy, phối hợp giảng dạy nghề trên địa bàn: Trường Cao đẳng Gia Lai; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đak Đoa, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Mang Yang, Trung tâm Dịch vụ Tư vấn giới thiệu việc làm tỉnh, Trường cao đẳng nghề số 21…

- Đơn vị doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề: Công ty TNHH MTV cao su Mang Yang, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hương Sơn,…

Với sự đa dạng các cơ quan đào tạo nghề trên địa bàn đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua ĐTN cho huyện trong suốt thời gian qua.

Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Thực hiện chương trình khảo sát ĐTN cho LĐTNT của huyện Đak Đoa tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp và có kết quả như sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp nhu cầu học nghề trên địa bàn huyện Đak Đoa giai đoạn 2020 -2022

STT Hệ đào tạo nghề ĐVT 2020 2021 2022 Tốc độ

1 Cao đẳng, trung cấp nghề Người 400 250 700 171,25

3 Dạy nghề dưới 3 tháng Người 980 760 2.200 183,51

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội)

Trong giai đoạn 2020 - 2022 tổng số người lao động có nhu cầu học nghề có xu hướng biến động rõ rệt, năm 2021 nhu cầu đào tạo Cao đẳng, trung cấp nghề giảm so với 2020 là 150 người, năm 2022 lại tăng so với năm

2021 là 450 người, với tốc độ phát triển bình quân nhu cầu đào tạo nghề của

03 hệ đào tạo trong 3 năm đạt 184,79%, tương ứng tăng 84,79% Sở dĩ có hiện tượng tăng giảm số lượng nhu cầu đào tạo nghề bất thường là do cả nước chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 một bộ phận lao động mất việc làm ở các thành phố trở về địa phương, tỉnh Gia Lai trong đó có huyện Đak Đoa thực hiện việc giãn cách xã hội không thực hiện việc tập trung đông người do đó nhu cầu đào tạo nghề thấp

Bảng 3.2 Bảng cơ cấu nhu cầu học nghề của người tham gia học nghề giai đoạn 2020 - 2022

TT Chỉ tiêu Đối tượng

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, nhu cầu được đào tạo nghề nông nghiệp của người lao động trên địa bàn huyện luôn được ưu tiên lựa chọn hơn so với phi nông nghiệp Huyện chú trọng trong công tác ĐTN cho lao động thuộc diện hộ nghèo tuy nhiên tỉ lệ lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo qua

3 năm tương đối thấp với 586 người được đào tạo Cơ cấu lao động chuyển dịch từ học nghề nông nghiệp qua học nghề phi nông nghiệp có sự gia tăng rõ rệt, cụ thể cuối năm 2020 số lao động có nhu cầu học nghề nông nghiệp là 1.893 chiếm 89,72 tuy nhiên đến năm 2022 số lao động có nhu cầu học nghề nông nghiệp đã tăng lên 3.894 lao động tuy nhiên chỉ chiếm 82,85 cơ cấu học nghề nông nghiệp Tỷ lệ nhu cầu học nghề phi nông nghiệp năm 2022 tăng 6,86% so với năm 2020, điều này có thể chứng minh nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa đã có sự chuyển dịch theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương Để đánh giá khâu xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị đã thực hiện có thực sự tốt chưa tác giả đã xây dựng bảng hỏi kết hợp khảo sát thông tin để có cái nhìn toàn diện khách quan, cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Kết quả Khảo sát xác định nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn huyện

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

I Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên 40

Có nên thực hiện việc khảo sát nhu cầu ĐTN

Việc khảo sát xác định nhu cầu đào tạo có đa dạng

NLĐ có chủ động đăng ký các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu

Việc khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo hàng năm có thường xuyên

Việc khảo sát xác định nhu cầu đào tạo của các cơ quan, cơ sở dạy nghề có đa dạng

Có gặp khó khăn trong đăng ký nhu cầu đào tạo học nghề

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

Có nên thực hiện việc khảo sát nhu cầu ĐTN

Việc khảo sát xác định nhu cầu đào tạo có đa dạng

NLĐ có chủ động đăng ký các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Qua kết quả khảo sát của bảng, phỏng vấn nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở ĐTN, Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho thấy đơn vị đã nhìn nhận được tầm quan trọng của việc khảo sát nhu cầu ĐTN trước khi xây dựng kế hoạch ĐTN (Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá 4,7/5 điểm Doanh nghiệp đánh giá với mức 3,8/5 điểm) Tuy nhiên vấn đề người lao động trên địa bàn còn chưa chủ động trong việc đăng ký các ngành nghề đạo tạo theo nhu cầu kết quả đánh giá rất thấp chỉ đạt điểm trung bình từ 2,2 – 2,9 điểm Cũng trong quá trình khảo sát phỏng vấn nhóm học viên đã theo học các lớp ĐTN và người lao động nông thôn chưa qua ĐTN cho biết, đối với nhóm học viên đã theo học các lớp ĐTN đánh giá công tác khảo sát, xác định nhu cầu ĐTN của người lao động nông thôn trên địa bàn huyện được tổ chức thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau đa phần họ được tiếp cận thông tin thông qua các buổi họp thôn, làng Việc đăng ký đào tạo nghề rất dễ dàng không gặp khó khăn Tuy nhiên đối với 30 người lao động nông thôn chưa qua ĐTN họ lại cho biết, bản thân không hề biết đến việc khảo sát học nghề, hoặc biết đến quyền lợi khi tham gia ĐTN, họ sợ đi học phải mất tiền nên không đăng ký học nghề do đó họ đánh giá rất thấp chỉ ở mức 2,7/5 điểm thuộc mức trung bình

3.2.2 Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện đang phát triển theo định hướng tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có thể thấy rõ điều này qua bảng 3.2 và 3.3 trong mục 2.1.1 đặc điểm tự nhiên Để đánh giá khâu xác định nhu mục tiêu và đối tượng ĐTN của đơn vị đã thực hiện có thực sự tốt chưa tác giả đã xây dựng bảng hỏi kết hợp khảo sát thông tin để có cái nhìn toàn diện khách quan, cụ thể như sau:

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo nghề

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

I Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên 40

Việc xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo có tác động đến công tác ĐTN

Việc xác định mục tiêu chuẩn đầu ra sau ĐTN trên địa bàn huyện đã rõ ràng

Việc xác định đối tượng được lựa chọn đào tạo theo ngành nghề có phù hợp

III Nhóm Doanh nghiệp phối hợp tham gia đào tạo 20

Việc xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo có tác động đến công tác ĐTN

Việc xác định mục tiêu chuẩn đầu ra sau ĐTN trên địa bàn huyện đã rõ ràng

Việc xác định đối tượng được lựa chọn đào tạo theo ngành nghề có phù hợp

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Từ bảng số liệu khảo sát, phỏng vấn tác giả đã thu thập được cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở ĐTN đã nhìn nhận đúng trong xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo nghề cũng như việc xác định chuẩn đầu ra sau ĐTN Tuy nhiên vẫn việc xác định đối tượng được lựa chọn đào tạo theo ngành nghề còn chưa được đánh giá cao (4,1) theo tìm hiểu người dân chưa chủ động đăng ký ĐTN vẫn có một số ít người dân chủ động đăng ký các ngành nghề theo nhu cầu nguyện vọng, một số đăng ký học cho biết, số khác bị ép buộc đăng ký ĐTN

3.2.3 Xác định nội dung và chương trình đào tạo

Về Giáo trình, tài liệu học tập: chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sử dụng dựa trên chương trình, giáo trình của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành đối với nghề phi nông nghiệp; của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nghề nông nghiệp Các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ động điều chỉnh chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tế tại các địa phương Hiện nay các chương trình, giáo trình được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc quy định về đào tạo thường xuyên

Kết quả khảo sát tổng hợp số lượng chương trình đào tạo nghề thường xuyên trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2022

Bảng 3.5 Tổng hợp số lượng chương trình ĐTN thường xuyên giai đoạn 2020 -2022

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2021 2022

2 Phi Nông nghiệp SL nghề 3 4 5 129,17

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội)

Trong giai đoạn 2020 - 2022 tổng số chương trình dạy nghề thường xuyên trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhẹ, năm 2021 tăng so với 2020 là 1 nghề, năm 2022 giảm so với năm 2021 là 2 người, với tốc độ phát triển bình quân 3 năm đạt 114,09%, tương ứng tăng 14,09% Sở dĩ có hiện tăng số chương trình dạy nghề thường xuyên là do xu hướng người lao động thay đổi nhu cầu việc làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn… tránh phải đi tìm kiếm việc làm ở ngoài tỉnh

Kết quả khảo sát nội dung, chương trình đào tạo nghề

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát nội dung, chương trình đào tạo nghề

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở ĐTN

Nội dung, chương trình, định hướng ĐTN phù hợp với nhu cầu thực tiễn

Nội dung đào tạo có đa dạng và thường xuyên được đổi mới

Thời gian trong khung chương trình đào tạo nghề trên địa bàn huyện là phù hợp

Nội dung, chương trình, định hướng ĐTN phù hợp với nhu cầu thực tiễn

Nội dung đào tạo có đa dạng và thường xuyên được đổi mới

Thời gian trong khung chương trình đào tạo nghề trên địa bàn huyện là phù hợp

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

Nhóm Doanh nghiệp phối hợp tham gia đào tạo

Nội dung, chương trình, định hướng ĐTN phù hợp với nhu cầu thực tiễn

Nội dung đào tạo có đa dạng và thường xuyên được đổi mới

Thời gian trong khung chương trình đào tạo nghề trên địa bàn huyện là phù hợp

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Qua số kết quả khảo sát của bảng 3.6 người lao động đã tham gia học nghề ta thấy người lao động đánh giá chương trình, giáo trình của các cơ sở dạy nghề về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời còn chưa thực sự phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội Điều đó chứng tỏ các chương trình được xây dựng đã phần nào đáp ứng được mục tiêu đào tạo của cơ sở đào tạo nghề, gắn với nhu cầu học nghề của học viên và thị trường lao động, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị trường lao động Tuy nhiên hàng năm, các chương trình đào tạo thực điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, luôn đổi mới về KHCN, trang thiết bị máy móc phù hợp nhu cầu phát triển của xã hội

Về thời gian của khóa học: Các chương trình/ khóa học được thực hiện trọn vẹn một quy trình, đảm bảo thời gian giảng dạy Chương trình khóa học hay chuyên đề có nội dung lớn được chia nhỏ thành các Module và được tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, người học đem những kết quả học được áp dụng vào thực tế công việc, từ đó sẽ thấy được những điều thiếu cần phải được bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học tiếp theo

Về quy mô lớp học đào tạo nghề: Để đảm bảo chất lượng dạy và học, và phát huy khả năng tham gia của người học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức mỗi lớp học chỉ nên có từ 30 - 40 học viên Đối với nhóm đối tượng nông dân việc đào tạo để có thể làm nông nghiệp hiện đại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn manh mún, người nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khoá đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm việc của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khoá học cho phù hợp Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, các khoá học nên được tổ chức gắn với thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng Điều này đòi hỏi việc xây dựng chương trình đào tạo phải rất linh hoạt và khoa học

3.2.4 Lựa chọn phương thức đào tạo

Bảng 3.7 Số lượng lao động được ĐTN theo các phương thức trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2022

STT Hình thức đào tạo ĐVT Năm

4 Đơn đặt hàng của DN Người 1.145

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đak Đoa)

Xác định việc chọn lựa phương thức đào tạo nghề có tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề do đó trong những năm qua Phòng Lao động

- Thương binh và Xã hội và Trung tâm GDNN-GDTX luôn cân nhắc, trong việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương Sao cho thuận tiện cho cả học viên và cả cơ sở giáo dục nghề Để đánh giá khâu xác định phương thức đào tạo của đơn vị đã thực hiện có thực sự tốt chưa tác giả đã xây dựng bảng hỏi kết hợp khảo sát thông tin để có cái nhìn toàn diện khách quan, cụ thể như sau:

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá việc lựa chọn phương thức đào tạo nghề

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

I Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên 40

Phương thức ĐTN có ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN

Cơ sở ĐTN có thường xuyên đổi mới, cập nhật, điều chỉnh phương thức

Phương thức tổ chức ĐTN cho lao động trên địa bàn huyện có đa dạng

Nhóm Doanh nghiệp phối hợp tham gia đào tạo

Phương thức ĐTN có ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN

Cơ sở ĐTN có thường xuyên đổi mới, cập nhật, điều chỉnh phương thức

Phương thức tổ chức ĐTN cho lao động trên địa bàn huyện có đa dạng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Từ bảng số liệu khảo sát, phỏng vấn tác giả đã thu thập được cho thấy đơn vị đã xác định việc lựa chọn phương thức đào tạo nghề có ảnh hưởng đến công tác đạo tạo nghề, tuy nhiên việc thường xuyên đổi mới, cập nhật, điều chỉnh phương thức đào tạo nghề và đa dạng phương thức ĐTN còn chưa được đánh giá cao Quy mô đào tạo hiện nay theo hình thức này còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của bộ phận lao động thanh niên của địa phương Một bộ phận lao động nông thôn có nhu cầu nhưng do điều kiện thời gian, kinh phí nên không theo học được Hình thức này nếu không có sự đầu tư kinh phí, ưu tiên cho bộ phận lao động nông thôn, lao động nghèo thì sẽ có một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn không tiếp cận được

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.3.1 Nhóm yếu tố khách quan

3.3.1.1 Cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Kết quả khảo sát yếu tố cơ chế, chính sách của nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề được thể hiện qua bảng

Bảng 3.13 Kết quả khảo sát cơ chế, chính sách của nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

I Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên 40

1 Quy định rõ ràng các chế độ phúc lợi

Quy định rõ ràng mức tiền lương chi trả đối với công chức

Quy định về mức khen thưởng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nghề

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.13 cho thấy yếu tố chính sách của nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các nhóm đối tượng đánh giá ở mức điểm bình quân 3,7/5 điểm, đây là mức điểm Khá Nhìn chung chính sách đối với GVDN từng bước được quan tâm, như được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân Ngoài ra, còn có một số chế độ, chính sách riêng đối với GVDN như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giảng viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù của GVDN cho người tàn tật, khuyết tật Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ, nhất là tiền lương vẫn chưa thật sự hợp lý GVDN chưa có ngạch lương riêng, mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giảng viên trung học (theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004) Giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề chưa được hưởng chế độ tiền lương như giảng viên của các trường cao đẳng khác Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất chuyển về làm GVDN Ngược lại, nhiều GVDN có trình độ tay nghề giỏi lại muốn chuyển ra sản xuất tại các doanh nghiệp để có thu nhập cao hơn

Bên cạnh đó, chúng ta chưa có những chính sách khuyến khích động viên đối với giảng viên tự phấn đấu nâng cao trình độ; chưa có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề tạo điều kiện cho GVDN được đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm

Mặc dù số lượng GVDN những năm qua tăng đáng kể nhưng so với yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, số lượng GVDN vẫn còn thiếu trầm trọng Cơ cấu ngành nghề đào tạo GVDN chưa hợp lý, một số nghề chưa có giảng viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giảng viên dạy tích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo Trình độ ngoại ngữ, tin học của GVDN còn yếu, hạn chế khả năng cập nhật công nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại Khả năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của GVDN còn hạn chế

- Kết quả khảo sát yếu tố cơ chế, chính sách của nhà nước đối với người tham gia học nghề được thể hiện qua bảng 3.14

Bảng 3.14 Kết quả khảo sát cơ chế, chính sách của nhà nước đối với người tham gia học nghề

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

1 Chế độ hỗ trợ đảm bảo

2 Quy định rõ ràng chế độ hỗ trợ

3 Chính sách vay vốn đảm bảo

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.14 cho thấy yếu tố chính sách của nhà nước đối với người tham gia học nghề được các nhóm đối tượng đánh giá ở mức điểm bình quân 3,7/5 điểm, đây là mức điểm Khá Nhìn chung về các chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền giáo trình, dụng cụ thực hành… cơ bản đáp ứng Tuy nhiên đối với chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế sau đào tạo nghề còn chưa tốt ở mức 3,5/5 điểm, đây là mức điểm khá Nguyên nhân việc vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển việc làm từ ngân hàng chính sách, chỉ áp dụng theo hộ gia đình do đó nếu thành viên trong gia đình đã vay vốn theo phương án sinh kế đã được duyệt thì không thể vay thêm

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm GDNN-GDTX đảm nhiệm chính trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

Kết quả khảo sát yếu tố điều kiện kinh tế xã hội của địa phương được thể hiện qua bảng 3.15

Bảng 3.15 Kết quả khảo sát điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở đào tạo nghề

KT- XH trên địa bàn huyện Đak Đoa còn thấp

Số lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn còn thấp

Số lượng công ty, doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp

Trình độ phát triển KT-

XH trên địa bàn huyện Đak Đoa còn thấp

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

Số lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn còn thấp

Số lượng công ty, doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp

KT- XH trên địa bàn huyện Đak Đoa còn thấp

Số lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn còn thấp

Số lượng công ty, doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Bảng 3.15 cho thấy yếu tố điều kiện KT-XH của địa phương được các đối tượng đánh giá ở mức điểm bình quân 3,9 - 4,0/5 điểm, đây là mức điểm khá Đa số các đối tượng đều đánh giá về trình độ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn thấp do đặc thù địa hình của tỉnh là vùng núi, cao nguyên, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, khả năng thu hút các nhà đầu tư hạn chế Huyện Đak Đoa là huyện có diện tích lớn đứng thứ 2 của tỉnh Gia Lai, với địa bàn trải rộng xã xa nhất của huyện khoảng cách đi từ trung tâm xã đến huyện là 60km Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, đường giao thông có một số tuyến còn chưa được bê tông hóa, nhựa hóa khiến việc tiếp cận các chương trình đào tạo, tổ chức công tác giảng dạy tại địa phương trở nên khó khăn

Cụm công nghiệp huyện Đak Đoa được thành lập năm 2019, đã được quy hoạch chi tiết xây dựng, tuy nhiên hiện vẫn đang kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Việc chưa phát triển được hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn huyện cũng tác động không nhỏ đến công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường Ví dụ: Một số ngành nghề đạo tạo xong cho học viên tuy nhiên trên địa bàn không có công ty doanh nghiệp phù hợp buộc phải đi các tỉnh khác tìm kiếm việc làm đã phần nào làm giảm đi hiệu quả của công tác ĐTN

3.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan

3.3.2.1 Nhận thức và thái độ của người học

Bảng 3.16 Kết quả khảo sát nhận thức, thái độ của học viên tham gia ĐTN

STT Nội dung đánh giá N Mức độ đánh giá Điểm

I Nhóm Cán bộ quản lý, giáo viên 40

Khả năng tiếp thu kiến thức của học viên tốt

2 Thái độ học tập của học viên là tốt

Nhận thức của học viên về học nghề còn thấp

Nhóm Doanh nghiệp phối hợp tham gia đào tạo

Khả năng tiếp thu kiến thức của học viên tốt

2 Thái độ học tập của học viên là tốt

Nhận thức của học viên về học nghề còn thấp

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả điều tra ở bảng 3.16 cho ta thấy phần lớn giáo viên, doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng sau khi tham gia dạy các lớp nghề đều cho rằng nhận thức và thái độ học tập của học viên đã tham gia ĐTN được đánh giá yếu ở mức 2,6/5 điểm Ngoài ra học viên còn thụ động ỷ lại xem nhẹ việc học nghề chỉ mong học xong để nhận chứng chỉ, nhận các khoản kinh phí hỗ trợ Điều này đồng nghĩa học viên tham gia học tập chưa có nhận thức cao về việc học tập nâng cao trình độ, nhận thức còn hạn chế, một bộ phận NLĐ còn tư tưởng trục lợi chính sách hỗ trợ của Nhà nước

3.3.2.2 Năng lực của đội ngũ cán bộ đào tạo nghề Đội ngũ giáo viên với trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có, họ là những người có tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề

Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũ giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng Giảng viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao còn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo Việc đảm bảo được chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho người lao động dễ tìm được việc làm, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề

Bảng 3.17 Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trung tâm GDNN-GDTX huyện Đak Đoa Diễn giải

Cơ cấu (%) Đội ngũ cơ hữu 7 53,85 7 53,85 8 57,14

(Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đak Đoa, 2022)

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm GDNN- GDTX huyện cơ bản có đủ trình độ năng lực phục vụ cho công tác ĐTN Tuy nhiên, về số lượng số giảng viên cơ hữa còn khá mỏng, nhiều ngành nghề chưa có giảng viên (như nghề may công nghiệp, nghề trồng chăm sóc sầu riêng…) Do thiếu giảng viên đã làm hạn chế việc mở rộng ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT

Các giảng viên thỉnh giảng: Do thiếu đội ngũ giảng viên ở một số ngành nghề nên hàng năm Trung tâm GDNN-GDTX đã phải hợp đồng một số giảng viên từ các trường cao đẳng, trung cấp, giảng viên đã nghỉ hưu, các nghệ nhân tham gia giảng dạy Tuy nhiên việc hợp đồng giảng viên thỉnh giảng đôi khi lại bị động trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy

Bảng 3.18 Kết quả khảo sát năng lực của đội ngũ cán bộ ĐTN

STT Nội dung đánh giá N

Mức độ đánh giá Điểm

1 Đội ngũ giáo viên có khả năng truyền đạt tốt

2 Đội ngũ giáo viên biết cách khuyến khích học viên tích cực học tập

3 Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc tốt

4 Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp

5 Đội ngũ giáo viên có kiến thức thực tế tốt

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.17 về cơ bản năng lực chuyên môn giảng dạy, cũng như thỉnh giảng của đội ngũ cán bộ tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua trên địa bàn huyện về cơ bản đã đáp ứng về khả năng truyền đạt, khuyến khích học viên, có phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc tốt, có trình độ chuyên môn phù hợp Tuy nhiên kiến thức thực tế của một số của đội ngũ cán bộ tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn hạn chế

Chất lượng dạy nghề vẫn còn thấp, nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chất lượng chưa cao, chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn, tính lôgic, tính khoa học chưa cao, thường không thỏa mãn nhu cầu của người học và nhu cầu của thị trường lao động; nội dung đào tạo ít phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Thực tế Trung tâm GDTX – GDNN huyện mới được nâng cấp trong những năm gần đây nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, thực hành còn rất hạn chế, đội ngũ giảng viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm Trình độ năng lực cũng chưa tương xứng với vị trí cũng tác động ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Ngoài ra tại các lớp liên kết đào tạo trung tâm dạy nghề tiến hành mời trực tiếp giáo viên có trình độ cao từ cơ sở liên kết về dạy nhằm tạo thêm khả năng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên của trung tâm với giáo viên các cơ sở khác

3.3.2.3 Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ đào tạo

Một trong những điều kiện quan trọng trong việc phát triển ĐTN và nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT là CSVC CSVC, trang thiết bị tốt sẽ cho phép mở rộng ngành nghề, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng và thu hút người học

Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm qua nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và điều hành của các cấp, ngành, tổ chức chính trị xã hội và người lao động về vai trò của đào tạo nghề đối với nâng cao chất lượng lao động nông thôn, gắn với đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng của tỉnh, huyện được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nhìn chung đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án Thực hiện việc sơ kết, tổng kết Đề án nói chung và công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng ở cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức thường xuyên Nhằm đánh giá tiến độ triển khai thực hiện, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người dạy nghề (bao gồm GV, giảng viên trong các cơ sở dạy nghề; cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề cho LĐNT

Hoạt động ĐTN cho LĐNT theo Đề án 1956 ở huyện Đak Đoa bước đầu đã thu được kết quả, nhiều bất cập về ĐTN cho LĐNT được rút ra để tiếp tục có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, trình độ nhận thức của các đối tượng học nghề Qua kết quả điều tra cho thấy đã có trên 75% LĐNT đã học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm để đảm bảo thu nhập, trong đó nghề nông nghiệp LĐNT đã học nghề có việc làm hoặc áp dụng KH-KT được học vào sản xuất làm tăng năng suất cây trồng đạt trên 80%, nghề phi nông nghiệp LĐNT đã học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm để đảm bảo thu nhập đạt khoảng 70% Kết quả đó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 20% LĐNT đã học nghề nhưng lại chưa được giới thiệu việc làm cho mình hay tự tạo việc làm để đảm bảo thu nhập vì nhiều nguyên nhân

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

- Công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học, nhất là tư vấn đào tạo gắn với giới thiệu việc làm còn hạn chế cả chiều rộng lẫn chiều sâu Công tác khảo sát nhu cầu nghề nghiệp cho lao động nông thôn có thực hiện nhưng chưa phản ánh đúng thực trạng, đặc biệt là chưa nắm bắt đầy đủ nhu cầu về ngành nghề, thời gian và hình thức cần đào tạo của người dân

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa mang tính chuyên nghiệp, số cán bộ cơ hữu các cơ sở đào tạo còn hạn chế về số lượng do chưa được bố trí biên chế Phần lớn giáo viên dạy nghề trên địa bàn huyện là giáo viên thỉnh giảng, mặc dù đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng chưa được bồi dưỡng kiến thức sư phạm nghề, khả năng giảng dạy thực hành có nhiều hạn chế, còn mang nặng lý thuyết Vì vậy, học viên sau khi tốt nghiệp khoá học chưa đạt yêu cầu trở thành thợ chuyên môn có tay nghề vững vàng cho công việc của mình hoặc đạt chuẩn theo yêu cầu vị trí làm việc cho các doanh nghiệp

- Kinh phí tổ chức đào tạo được nhà nước đầu tư, cơ bản giải quyết được các khoản chi phí phục vụ dạy nghề nhưng định mức chưa rõ ràng giữa các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp và còn mang tính bình quân giữa các ngành nghề khác nhau nên chưa tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo mở rộng ngành nghề, nhất là những nghề chi phí cao và khả năng của các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được về chương trình, giáo trình đào tạo và cơ sở vật chất, máy móc thiết bị giảng dạy

- Kết quả đào tạo nghề nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khả năng sử dụng lao động của doanh nghiệp Tỷ lệ LĐNT học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới phù hợp với nghề được đào tạo còn hạn chế Người lao động sau học nghề chủ yếu là vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất của gia đình, số lao động tạo được việc làm mới và được các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyển dụng vào làm việc còn hạn chế, hiệu quả đào tạo chưa cao

- Công tác ĐTN cho LĐNT chưa được sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành; sự phối hợp có hiệu quả của các bên có liên quan còn hạn chế theo lối việc ai nấy làm; kinh phí chi cho công tác tuyên truyền, tư vấn còn hạn chế, việc tuyên truyền còn mang tính hình thức chưa thực sự sâu rộng đến mọi người dân Việc khảo sát nhu cầu đào tạo, học nghề ban đầu chưa được chú trọng một số địa phương chỉ thực hiện cho có lệ, thực hiện theo chỉ tiêu giao, chưa tìm được người thực sự có nhu cầu học Người học chưa nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của việc học nghề, một số người đi học đôi khi vì trục lợi chính sách

- GVDN còn thiếu năng lực, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu về số lượng

- Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học chưa đáp ứng yêu cầu Các cơ sở đào tạo nghề còn thiếu về số lượng, CSVC, thiết bị, chương trình, giáo trình dạy nghề… Các cơ sở có điều kiện tham gia dạy nghề cho LĐNT còn quá ít

- Việc tổ chức thực hiện ĐTN đại trà chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo, Chưa chú trọng khâu hỗ trợ tìm kiếm và tạo việc làm cho người lao động học sau khi học nghề Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động ĐTN cho LĐNT còn chưa tốt, chưa thường xuyên.

Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.5.1 Quan điểm, định hướng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.5.1.1 Quan điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của LĐNT nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống Đào tạo nghề cho LĐNT theo nhu cầu của người học nghề và yêu cầu của thị trường lao động, kế hoạch phát triển KT XH của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực KT XH ở xã phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

3.5.1.2 Định hướng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

Qua những phân tích đánh giá trên từ năm 2022 và những năm tiếp theo việc ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện phải cơ bản thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, đó là:

- Đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật trong trực tiếp khai thác, sản xuất, phát triển kinh tế có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có trình độ và có chất lượng phục vụ cho các ngành, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn để phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu CNH, HĐH; đào tạo cho LĐNT làm nghề nông nghiệp có trình độ KH-KT áp dụng vào sản xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần vào việc thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

- Không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN, nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm sau đào tạo, từ đó tăng thu nhập của lao LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xây dựng NTM phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Cụ thể, giao trách nhiệm cho Trung tâm GDNN-GDTX huyện, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, thực hiện tốt chính sách và mục tiêu mà Đề án ĐTN cho LĐNT huyện đã đề ra trong thời gian tới

- Đào tạo gắn với giải quyết việc làm: ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm đặc biệt chú trọng đối với người ĐBDTTS, tạo việc làm mới cho những LĐNT mất việc làm sau ảnh hưởng tác động của dịch Covid Hỗ trợ cho người tham gia học nghề sau đào tạo được vay vốn để có thể áp dụng kiến thức đã học vào trong quá trình sản xuất, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập để ổn định cuộc sống Đồng thời là nguồn cung ứng lao động cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh xa hơn là xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Xây dựng hệ thống, mạng lưới dạy nghề hiện đại, linh hoạt để đào tạo nhân lực kỹ thuật đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường việc làm Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng và văn hóa nghề nghiệp để người học có năng lực sáng tạo, tiếp nhận và làm chủ được kỹ thuật công nghệ hiện đại trong sản xuất và từng bước chuẩn bị nguồn nhân lực kỹ thuật tiếp cận với nền kinh tế tri thức

3.5.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và LĐNT thực sự hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Cần coi việc đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó các cấp uỷ, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trình thực hiện Chú trọng đổi mới công tác lãnh đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền, phương pháp vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; trong đó phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân trong quản lý, điều hành Nhận thức đúng về vị trí và vai trò của công tác đào tạo nghề cho LĐNT là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, năng suất lao động và chất lượng lao động; góp phần vào việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Đào tạo nghề cho LĐNT phải sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực Tránh trường hợp đào tạo nghề không theo sát nhu cầu như: Đang có nhu cầu về công nhân kỹ thuật công nghiệp lại tiến hành đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT hoặc ngược lại, các địa phương vùng núi thì cần tập trung vào đào tạo nghề nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tránh ưu tiên đào tạo những ngành nghề phi nông nghiệp khi công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển Tình trạng đúng chuyên môn đào tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp Nhiều lao động đã được đào tạo nghề nhưng khi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn Tổ chức tốt phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, các hoạt động đào tạo nghề do chính người dân ở thôn, xã dân chủ bàn bạc, quyết định

Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và LĐNT, nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới phải trên cơ sở lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các chương trình, dự án đang triển khai ở nông thôn và huy động đóng góp công sức của nhân dân Đào tạo nghề ở nông thôn chú trọng việc phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là việc thực hiện "mỗi làng, một nghề" đang được triển khai Cụ thể như: chế biến gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ; nghề thêu, nghề dệt, lụa, thổ cẩm, sản xuất các mặt hàng có tiếng của vùng Đào tạo nghề gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương Để thực hiện thành công công tác đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân phải được thường xuyên coi trọng Cùng với đó, cần phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân trong quản lý, điều hành Song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập Ngoài ra, còn phải đào tạo về tác phong làm việc cho người lao động

Khi thực hiện, các xã phải sắp xếp, lựa chọn thực hiện các tiêu chí phù hợp với tình hình địa phương, chọn những những ngành nghề đào tạo đáp ứng nguyện vọng của người dân để thực hiện trước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi Sau khi đào tạo nghề cho người nông dân thì chính quyền địa phương cũng cần phải giải quyết vấn đề đầu ra sản xuất bởi nếu không giải quyết được đầu ra của sản xuất thì hiệu quả đào tạo bằng không (ví dụ như: đào tạo cách làm nấm, nuôi thỏ, song sản xuất ra không tiêu thụ được nên những người được đào tạo lại bỏ nghề) Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho người dân

Chú trọng duy trì và nhân rộng các ngành nghề phát triển tốt, có hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của địa phương

3.5.2.1 Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức xã hội ở địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hàng năm tổ chức khảo sát, thu thập và cập nhật thông tin cung cầu lao động; nhu cầu về ĐTN của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua ĐTN của các DN, cơ sở sản xuất, các làng nghề nhằm tạo điều kiện giúp cho các cơ sở ĐTN nắm bắt thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo Xây dựng cơ chế kết nối giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các đơn vị ĐTN Kế hoạch ĐTN phải dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động hoặc theo đơn đặt hàng về lao động đã qua ĐTN theo từng ngành nghề cụ thể Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ĐTN hàng quý, 6 tháng và năm Trên cơ sở kiểm tra chỉ rõ mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại

Cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng bộ Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, từ đó tự nguyện tham gia học nghề, phát triển nghề; các tổ chức đoàn thể tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho đoàn viên, hội viên trước và sau khi học nghề Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia học nghề, mỗi hội, ban, ngành, đoàn thể phải xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền học viên tham gia học nghề, lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế; chủ động kết hợp giữa các hoạt động của tổ chức hội với việc triển khai, tư vấn, tuyên truyền về nội dung, chế độ, chính sách của đào tạo nghề cho người lao động

Mỗi tổ chức hội phải xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ ban thường vụ, ban chấp hành nhiệt tình, tâm huyết với phong trào, hoạt động ổn định và được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để nắm chắc các chủ trương, chính sách về công tác ĐTN cho LĐNT, về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cách tư vấn lựa chọn nghề để học Người cán bộ tuyên truyền, tư vấn ở cơ sở phải làm chuyển biến, thôi thúc đoàn viên, hội viên tích cực tham gia học nghề, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ; phải trả lời, giải đáp thắc mắc về các chế độ, chính sách khi tham gia học nghề Mặt khác, cũng phải tư vấn cho người học nghề biết cách tổ chức sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc vay vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; chia sẻ với họ về thành công và những khó khăn trên con đường lập nghiệp Để công tác phối hợp ở cấp cơ sở đạt hiệu quả các tổ chức đoàn thể cấp huyện là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đã đưa chỉ tiêu tổ chức cho đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở tham gia học nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm Chính vì vậy khi triển khai kế hoạch mở các lớp ĐTN cho LĐNT do Trung tâm GDNN-GDTX tổ chức rất thuận lợi do được sự phối hợp hiệu quả của Trung tâm HTCĐ, các tổ chức đoàn thể các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

Khuyến nghị để thực hiện giải pháp

3.6.1 Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tăng cường chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đào tạo nghề nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội

- Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin cung cầu lao động đồng bộ mọi cấp, đảm bảo phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu từ đó làm cơ sở hoạch định các chương trình, chính sách phù hợp với thực tiễn

- Quan tâm đầu tư tập trung nguồn lực tài chính đổi với các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT, nhằm mở rộng chương trình đào tạo, phát triển ngành nghề mới, học viên theo học được tiếp cận với các thiết bị hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội

3.6.2 Đối với Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Gia Lai

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng lao động địa phương đã qua ĐTN, liên kết đào tạo nghề cho lao động

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động trong Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngày đăng: 18/03/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN