Với quan điểm tiếp cận coi trọng quy trình tạo lập thôngtin hướng tới xem xét từng thuộc tính CLTT BCTC, xác định ảnh hưởng đồngthời và trực tiếp của các nhân tố Vai trò nhà quản trị, Nă
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
CLTT BCTC là một khái niệm rộng, không chỉ đề cập đến thông tin tàichính mà còn đề cập đến các thông tin thuyết minh và các thông tin phi tàichính khác hữu ích cho việc ra quyết định (Ferdy van Beest và cộng sự,2009) Chất lượng thông tin BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, các nhân
tố bên trong, nhân tố bên ngoài và đặc điểm của từng loại hình DN sẽ ảnhhưởng tới CLTT BCTC theo các cách khác nhau.Thông tin là nhân tố chínhyếu tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng
và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng (Laudon vàLaudon, 2007) Ruzevicius và Gedminaite (2007) đã chỉ ra hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh phụ thuộc vào chất lượng của thông tin và các tổ chức khôngchỉ xem xét thông tin là một yếu tố hỗ trợ, mà còn là một sản phẩm hỗ trợ choquá trình quản lý Ruzevicius và Gedminaite (2007) cho rằng quản trị CLTTtrở thành một trong những nhân tố chính của quản trị tổ chức Ngày càngnhiều đơn vị tin tưởng rằng, thông tin có chất lượng là nhân tố quan trọng tạonên thành công cho đơn vị họ (Wang và cộng sự., 1998), thông tin kế toánkhông đảm bảo chất lượng sẽ trở nên vô dụng đối với người sử dụng và có thểdẫn đến việc ra quyết định sai (Kieso và cộng sự., 2007) Nói cách khác, nếuthông tin trong tổ chức có chất lượng tốt, tổ chức sẽ hoạt động tốt, và ngượclại nếu thông tin có chất lượng xấu sẽ gây ra mối đe dọa cho sự tồn tại của tổchức, do đó CLTT rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của một tổ chức(Ismail, 2009)
Định nghĩa về DNNVV dựa trên các đặc tính định tính thì Doanhnghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, có thị trường cổphiếu hạn chế và điều hành bởi một cá nhân hay một nhóm chủ sở hữu DNchỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phiếu trên thị trường, được quản lí bởi chínhchủ sở hữu hoặc đồng sở hữu (Bolton, 1971) Tại Việt Nam, tiêu chí phân loại
Trang 2DNNVV cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển kinh tế Luật Hỗ trợDNNVV (2017) xác định tiêu chí của DNNVV Việt Nam bao gồm DN nhỏ,
DN vừa, DN siêu nhỏ, theo số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bìnhquân năm, đáp ứng tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 300 tỷ đồng hoặcTổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng DNNVV Việt Namđược chia theo lĩnh vực gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp
và xây dựng; thương mại và dịch vụ (Nghị định 80/2021/NĐ-CP, 2021).Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng vàngày càng góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế củacác quốc gia trên thế giới Theo Ecorys (2012), Châu Âu có khoảng 20,7 triệuDNNVV, chiếm 98% tổng số DN và sử dụng khoảng 67% tổng số lao động
Với các quốc gia ASEAN, DNNVV là xương sống cho sự phát triểnkinh tế bền vững của ASEAN, hơn 96% tổng số DN là DNNVV, chiếm 50-85% số việc làm trong nước, đóng góp từ 30-53% GDP (ASEAN, 2020) TạiViệt Nam, DNNVV là thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế,DNNVV tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp chongân sách nhà nước Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kếhoạch và Đầu tư), hiện nay, cả nước có khoảng 870 nghìn DN đang hoạtđộng; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số 6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu laođộng và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh ởViệt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), tạo ra khoảng một triệuviệc làm (chiếm 49%) lực lượng lao động trên phạm vi cả nước (VCCI,2021) Vì thế, theo Perera và Chand (2015) thông tin kế toán được cung cấpbởi các DN này là đặc biệt quan trọng Tuy lớn mạnh về số lượng nhưng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường nhỏ lẻ, vốn phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh hạn chế và khả năng tiếp cận vốn từ các ngânhàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn, một phần do chất lượng thông tincủa BCTC không đủ tin cậy (Phạm Thành Trung, 2016)
Trang 3Toàn cầu hóa đã dẫn đến việc mở rộng thị trường, tăng cường cạnhtranh và giảm những cản trở cho các DN khi tham gia vào thị trường quốc tế,
do đó DNNVV cũng phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như các công tyniêm yết lớn (Ricci và cộng sự., 2010) Việc nâng cao mức độ minh bạch vàchất lượng thông tin BCTC sẽ giúp cho các DNNVV tăng khả năng thu hútvốn đầu tư nước ngoài, dễ dàng tham gia vào thị trường vốn và tăng cơ hộiphát triển cho DNNVV ở cả thị trường trong nước và quốc tế Ủy ban Chuẩnmực Kế toán quốc tế (IASB) cũng ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc
tế đối với các DNNVV (IFRS cho SMEs), điều này thể hiện vai trò quantrọng và cần thiết đối với việc cung cấp thông tin kế toán của các DNNVVnhằm đáp ứng nhu cầu của hơn 95% các DNNVV trên toàn thế giới
Tương tự như các nghiên cứu đã được công bố bởi Page (1984), Collis
và Javis (2000), Sian và Roberts (2009), Maingot và Zeghal (2006), Mazars(2008), Ploybut (2012)… tại các nước phát triển và đang phát triển Trần ThịThanh Hải (2012), Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Hồ Xuân Thủy (2016),Lưu Phạm Anh Thi (2018), Nguyễn Thị Ánh Linh (2019)… đã chỉ ra rằng,đối tượng sử dụng thông tin BCTC của các DNNVV Việt Nam còn thấp, cácđối tượng sử dụng thông tin chưa hài lòng với CLTT do các DNNVV công bố(Trần Đình Khôi Nguyên, 2013)… do đó đặt ra nghi vấn phải chăng CLTTBCTC nói chung và CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam nói riêng cònchưa thực sự hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng thông tin.Tính hữu ích của thông tin BCTC có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhânkhác nhau như: áp lực về cân đối lợi ích - chi phí, hệ thống BCTC chậm thíchứng với sự thay đổi, rủi ro về sai sót, gian lận, ngưỡng nhận thức của các bênliên quan, và tác động khác từ môi trường kế toán (Trần Thị Thanh Hải,2015) Trong đó áp lực về cân đối lợi ích - chi phí của DNNVV Việt Nam dẫntới việc cung cấp thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý,soạn thảo các BCTC hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chiphí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ
Trang 4những thông tin thừa (Lưu Phạm Anh Thi, 2018) Trong khi lợi ích mang lại
từ thông tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng
cố hình ảnh tài chính của DN, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư (đốivới người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp
và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin)… cóthể không tương xứng với chi phí đã bỏ ra (Hồ Xuân Thủy, 2016) Nói khác
đi, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi íchmang lại từ việc cung cấp - sử dụng thông tin Điều này gây ra áp lực rất lớnđến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi íchmang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đápứng của DNNVV (Dang-Duc-Son, 2006)
Trong những thập kỷ qua, một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quantrọng của CLTT BCTC trong các DNNVV về việc giảm thông tin bất đốixứng giữa DNNVV với các chủ nợ (Hope và cộng sự, 2011; Collis, 2012;Luypaert và cộng sự., 2015); giảm thiểu chi phí nợ của các DNNVV (Minnis,2011; Hope và cộng sự 2013; Vander Bauwhede và cộng sự, 2015); CLTTBCTC là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư (FinancialReporting Council, 2015) Mặc dù cả các nghiên cứu và các cơ quan chuyênmôn đều đánh giá cao tầm quan trọng của CLTT BCTC của các DNNVV,nhưng các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các đốitượng này ít được tìm thấy (OECD, 2004), và sự chú ý chỉ được tăng lên khiIFRS cho SMEs (2009) được ban hành (Evans và cộng sự, 2005) Trong khicác nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC đã được nghiên cứu rộng rãi ở cáccông ty đại chúng lớn (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và cộng sự, 2010)nhưng cùng chủ đề này trong các DNNVV đã bị bỏ quên từ lâu Tuy nhiên,vai trò của DNNVV trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định bởi tỷ lệđóng góp vào GDP của các quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới các đòihỏi ngày một khắt khe về tính minh bạch của thông tin tài chính có khả năng
so sánh trong việc tham gia vào thị trường vốn, thu hút đầu tư (Hồ Xuân
Trang 5Thủy, 2016)…đặt ra yêu cầu CLTT BCTC của DNNVV cần phải được cảithiện, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng.
BCTC là kết quả cả quá trình tổ chức công tác kế toán ở mỗi DN, tạo rasản phẩm là thông tin kế toán hữu ích nhằm cung cấp cho các đối tượng cónhu cầu phù hợp để đưa ra các quyết định kinh tế Tại Việt Nam, khó khănhiện nay của các DNNVV là thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn màmột trong những nguyên nhân liên quan đến công tác kế toán Cụ thể, BCTCđược cung cấp bởi các DNNVV thường không đảm bảo tính minh bạch trongBCTC, sổ sách kế toán chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, minh bạch,công khai Việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng mangtính chất gia đình, báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế Mặtkhác, DNNVV thường bán hàng không có hợp đồng, không tuân thủ chế độphát hành hóa đơn bán hàng, không thanh toán qua ngân hàng,… Tất cảnhững điều này đã làm cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính củaDNNVV không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tíndụng của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp (Trần Thị Ngọc Cẩm vàNguyễn Thị Ngọc Hương, 2015) Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tầmquan trọng của các BCTC của các DNNVV Việt Nam không nhiều, đặc biệt
là các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của DNNVV lạicàng ít (Nguyễn Bích Ngọc, 2018)
Theo cách tiếp cận coi trọng quy trình sản xuất thông tin của McFie(2006), các nhân tố nguồn nhân lực ảnh hưởng tới CLTT BCTC hội tụ ở cácnhân tố về người sản xuất, lập trình bày và công bố thông tin BCTC của DN
cụ thể là Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán Các nghiên cứutiền nhiệm đều nhận thấy CLTT BCTC của các DNNVV là thấp dựa trênthang điểm trung bình của các thuộc tính chất lượng, tuy nhiên, việc thuộctính nào đang được đánh giá ở mức độ ra sao theo thang điểm đo lường để
Trang 6thực hiện tập trung cải thiện thuộc tính đó trong điều kiện nguồn lực có hạncủa DNNVV thì chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ Từng nhân tố trên sẽ ảnhhưởng theo cách khác nhau tới từng thuộc tính CLTT BCTC của DNNVVnhư tính Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu, Có thể so sánh và Kịpthời Việc xem xét từng thuộc tính CLTT BCTC đang được đánh giá ở mức
độ nào, thuộc tính nào đã đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, thuộc tính nàochưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin là cần thiết nhằm chỉ rõcác thuộc tính cần thiết phải cải thiện để đáp ứng yêu cầu của người dùngtrong bối cảnh DNNVV là những đơn vị hạn chế về nguồn lực Bên cạnh đó,việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Vai trò của nhàquản trị và Năng lực của kế toán tới từng thuộc tính CLTT BCTC để chỉ ranhững tồn tại từ bên trong doanh nghiệp là nguồn lực sản xuất thông tinBCTC và đưa ra các kiến nghị cải thiện CLTT BCTC của các DNNVV ViệtNam giúp nâng cao độ minh bạch của thông tin BCTC đáp ứng yêu cầu hộinhập kinh tế quốc tế của các DNNVV là yêu cầu cấp thiết cần thực hiện
Trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu hướng tới đo lường CLTT BCTCcủa các đối tượng DNNVV theo đầy đủ các thuộc tính chất lượng được công
bố bởi FASB và IASB (2008) nhằm xem xét thực trạng từng thuộc tính CLTTBCTC của các DNNVV Việt Nam còn chưa thực sự được quan tâm đúngmức Các nghiên cứu nhằm đánh giá CLTT BCTC của DNNVV Việt Namhiện đang ở mức độ nào, đã đủ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tintrong điều kiện nguồn lực của các DNNVV này còn vô cùng hạn chế haychưa còn hiếm thấy Với quan điểm tiếp cận coi trọng quy trình tạo lập thôngtin hướng tới xem xét từng thuộc tính CLTT BCTC, xác định ảnh hưởng đồngthời và trực tiếp của các nhân tố (Vai trò nhà quản trị, Năng lực của kế toán)tới từng thuộc tính CLTT BCTC để đưa ra các khuyến nghị cải thiện CLTTBCTC cần được lấp đầy để thuận lợi cho DNNVV từng bước hoàn thiện việcminh bạch thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thôngtin Vậy câu hỏi đặt ra khi xem xét CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam
Trang 7là: Từng thuộc tính CLTT BCTC hướng đến sự hữu ích đối với người sử dụngBCTC của DNNVV Việt Nam đang được đánh giá ở mức độ nào? Thuộc tínhnào đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, thuộc tính nào cần thiết phảicải thiện nhằm gia tăng CLTT BCTC? Nhân tố Vai trò của nhà quản trị vàNăng lực của kế toán có ảnh hưởng như thế nào đến từng thuộc tính CLTTBCTC và mức độ ảnh hưởng của chúng tới từng thuộc tính CLTT BCTCđược đánh giá như thế nào? Theo sự hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam chưa
có nghiên cứu nào đi tìm hiểu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, xuất phát
từ khoảng trống trong nghiên cứu lý thuyết và nhu cầu thực tế, nên luận án
chọn đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là tập trung vào nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng tới CLTT BCTC của DNNVV Việt Nam theo cách tiếp cận coitrọng quá trình sản xuất thông tin được đề xuất bởi McFie (2006), theo đó,các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực bên của DNNVV Việt Nam được xácđịnh là có ảnh hưởng mạnh tới CLTT BCTC được cung cấp bởi các DN này,tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào tới CLTT BCTC thông qua cácthuộc tính chất lượng: Thích hợp; Trình bày trung thực; Dễ hiểu; Có thể sosánh; Kịp thời cần được xem xét Bên cạnh đó, các thuộc tính CLTT BCTCcủa các DNNVV Việt Nam đang được người sử dụng thông tin BCTC củacác DN này đánh giá ở mức độ nào cần nghiên cứu bổ sung, qua đó luận ánđưa ra những kiến nghị về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tớitừng thuộc tính CLTT nhằm nâng cao CLTT BCTC để đáp ứng tốt nhất nhucầu thông tin ngày càng cao của người sử dụng thông tin trong các DNNVVViệt Nam Cụ thể, luận án thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu:
Trang 8Thứ nhất: Xác định cách thức đo lường chất lượng thông tin báo cáo tài
chính thông qua các thuộc tính CLTT BCTC phù hợp với các DNNVV ViệtNam
Thứ hai: Xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến từng thuộc tính chất
lượng thông tin báo cáo tài chính trong các DNNVV Việt Nam
Thứ ba: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến từng
thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các DNNVV ViệtNam để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện CLTT BCTC theo từngthuộc tính CLTT
3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ những vấn đề được trình bày trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứunhư đã giới thiệu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính của
các DNNVV Việt Nam đang được đánh giá như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực (Vai trò của nhà quản
trị; Năng lực của kế toán) ảnh hưởng như thế nào đến từng thuộc tính chấtlượng thông tin báo cáo tài chính của các DNNVV Việt Nam?
Câu hỏi 3: Định hướng cải thiện CLTT BCTC của các DNNVV Việt
Nam như thế nào?
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là chất lượng thông tin báo cáo tàichính và ảnh hưởng của các nhân tố tới CLTT BCTC của các DNNVV ViệtNam
Phạm vi nghiên cứu
Trang 9+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các DNNVVViệt Nam theo tiêu chí quy mô được xác định theo quy định của Việt Nam –Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).Luận án không đề cập tới các DN siêu nhỏ, các DNNVV có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI), DNNVV có trách nhiệm giải trình công khai và pháthành BCTC theo mục đích chung cho đối tượng bên ngoài DN (IASB, 2009)tập trung tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đạidiện cho ba trung tâm kinh tế của Việt Nam nơi tập trung số lượng DNNVVlớn chiếm 76,7% tổng số DNNVV cả nước (VCCI, 2021).
+ Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng danh sách DNNVV được cungcấp bởi Sở kế hoạch đầu tư của các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố
Hồ Chí Minh có dữ liệu tại thời điểm 31/12/2021 với tình trạng đang hoạtđộng
Thời gian tiến hành khảo sát chính thức từ tháng 3/2022 đến hết tháng5/2022
+ Phạm vi nội dung: Có nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngthông tin báo cáo tài chính của các DNNVV, ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp, nhóm các nhân tố được tiếp cận theo Nhóm nhân tố bên trong và Nhómnhân tố bên ngoài doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án theocách tiếp cận coi trọng quy trình sản xuất thông tin của McFie (2006), luận ánchọn tiếp cận theo nhóm nhân tố nguồn nhân lực bên trong của DNNVV ảnhhưởng trực tiếp tới CLTT BCTC của các đối tượng này Từ tổng quan nghiêncứu và nền tảng lý thuyết kết thừa từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, hainhân tố được chỉ ra hội tụ trong hầu hết các nghiên cứu mà tác giả luận ántiếp cận được là: Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán ảnh hưởngtới CLTT BCTC thông qua các thuộc tính CLTT trong các DNNVV ViệtNam Đây là hai nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới việc lập, trình bày
và công bố thông tin BCTC của DN, là các tác nhân đầu tiên theo cách tiếp
Trang 10cận về chuỗi cung ứng BCTC của DN, do đó, việc xem xét các nhân tố nàyảnh hưởng như thế nào tới từng thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVVViệt Nam mang tính quan trọng Kế thừa thang đo của Ferdy van Beest vàcộng sự (2009) và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nghiên cứu trong bốicảnh DNNVV Việt Nam, CLTT BCTC lựa chọn nghiên cứu theo quan điểmhội tụ của FASB và IASB (2008), các thuộc tính đưa vào nghiên cứu trong
mô hình nghiên cứu gồm các thuộc tính cơ bản là Thích hợp, Trình bày trungthực và các thuộc tính bổ sung Có thể so sánh, Dễ hiểu và Kịp thời
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp gắn kết
và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng
Phương pháp định tính: Được thực hiện bằng phương pháp thảo luận
với chuyên gia là các giảng viên, cán bộ thuộc vụ chế độ kế toán – kiểm toán,
Kế toán viên, Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán, Tổng giám đốc/Giám đốc…
có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên và thời gian làm việc từ 3 năm trởlên Mục đích của nghiên cứu định tính là để khẳng định nhân tố đưa vào môhình nghiên cứu là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, lựa chọn các thuộc tính
đo lường CLTT BCTC cho nghiên cứu, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo
đo lường CLTT BCTC, các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của cácDNNVV Việt Nam
Phương pháp định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để
đánh giá các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam, đo lườngmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến từng thuộc tính CLTT BCTC Cỡ mẫu
để nghiên cứu dựa trên chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu tiến hành khảo sátcác đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình lập, trình bày và công
bố thông tin BCTC (nhà quản trị- Giám đốc, Tổng giám đốc, chủ tịchHĐQT) Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềmSPSS 20.0 và AMOS tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ
Trang 11tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tốkhám phá EFA bằng kiểm định KMO, Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) vàphân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
6 Những đóng góp mới của luận án
Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhàkhoa học trước đây, luận án đã đóng góp mới những vấn đề sau:
- Tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết CLTT BCTC, phương pháp đolường CLTT BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC trong các DNnói chung, DNNVV nói riêng từ những nghiên cứu trước đây trên thế giới vàViệt Nam Nội dung này bao gồm việc hệ thống hóa nền tảng lý thuyết CLTTBCTC, đặc điểm của DNNVV và ảnh hưởng của các nhân tố cũng như đặcđiểm của DNNVV tới CLTT BCTC Việc tổng hợp này giúp các nhà nghiêncứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết CLTT BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tớiCLTT BCTC của các DNNVV một cách có hệ thống và dễ dàng hơn
- Nghiên cứu này dựa trên Lý thuyết ủy nhiệm và Lý thuyết thông tinhữu ích để biện giải mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới các thuộctính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam Do hạn chế về nguồn lực vàảnh hưởng bởi các đặc điểm đặc thù (sự chia tách giữa quyền quản lý vàquyền kiểm soát, hạn chế về nguồn lực…) nên việc đáp ứng thông tin hữu íchcho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng thông tin báo cáo tài chính cònnhiều bất cập Theo quan điểm coi trọng quy trình tạo lập thông tin đáp ứngyêu cầu người sử dụng, các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực (Vai trò của nhàquản trị và Năng lực của kế toán) của DNNVV là những nhân tố được xem là
có ảnh hưởng mạnh tới CLTT BCTC được cung cấp bởi các DN này Theo
đó, Lý thuyết ủy nhiệm, Lý thuyết thông tin hữu ích sử dụng trong nghiên cứu
là cơ sở nền tảng biện giải mối quan hệ ủy nhiệm gây ra bất cân xứng thôngtin, kém hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng thông tin BCTCcủa DNNVV Việt Nam
Trang 12- Về phương diện phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu đã tiến hànhxây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng tớitừng thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam Không chỉ dừng lại ở phân tích nhân tố khám phá như cácnghiên cứu tiền nhiệm, nghiên cứu đã phân tích nhân tố khẳng định, phân tích
mô hình cấu trúc tuyến tính để chỉ rõ tính ảnh hưởng của nhân tố Vai trò củanhà quản trị, Năng lực của kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ViệtNam ảnh hưởng tới từng thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chínhgồm: Thích hợp, Trình bày trung thực, Có thể so sánh, Dễ hiểu và Kịp thời
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các thuộc tính CLTT BCTC của cácDNNVV Việt Nam gồm: Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu, Có thể sosánh, Kịp thời đều được đánh giá ở mức độ trung bình, thuộc tính Trình bàytrung thực được đánh giá thấp hơn các thuộc tính khác Biến độc lập Năng lựccủa kế toán ảnh hưởng tới tất cả các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVVViệt Nam theo thứ tự như sau: Thích hợp (0,649), Trình bày trung thực(0,623), Có thể so sánh (0,459), Dễ hiểu (0,376), Kịp thời (0,287) Biến độclập Vai trò của nhà quản trị ảnh hưởng tới các thuộc tính CLTT BCTC lầnlượt là: Kịp thời (0,211), Trình bày trung thực (0,170), Thích hợp (0,113) vàkhông tương đồng với kết quả các nghiên cứu tiền nhiệm dựa trên giá trị trungbình của CLTT BCTC, kết quả của nghiên cứu này nhận thấy Vai trò của nhàquản trị không ảnh hưởng tới thuộc tính Dễ hiểu và Có thể so sánh
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án khuyến nghị và đề xuất cácgiải pháp nhằm cải CLTT BCTC trong các DNNVV Việt Nam Đối với cácDNNVV Việt Nam với nguồn lực hạn chế, cân nhắc giữa áp lực lợi ích - chiphí trong quá trình cung cấp thông tin BCTC, các DNNVV Việt Nam có thểđánh giá, nhìn nhận tính ảnh hưởng của các nhân tố tới từng thuộc tính CLTTBCTC một cách chi tiết để tập trung vào các thuộc tính còn hạn chế, phát huynhững thuộc tính đã được đánh giá phù hợp nhằm gia tăng CLTT BCTC đáp
Trang 13ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng, khuyến nghị về lập, trình bày và công bố thôngtin báo cáo tài chính; khuyến nghị tăng cường vai trò của nhà quản trị; khuyếnnghị cải thiện năng lực của kế toán; khuyến nghị với các cơ quan giám sát…
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 5 chương cụ thể: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các phương pháp tiếp cận và đo lường chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Dựa theo khuôn mẫu của CMKT quốc tế (IAS 01), CLTT BCTC là
“cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các đầu tư hiện tại, tiềmnăng và người cho vay, chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định” Đối vớingười sử dụng, CLTT BCTC được định nghĩa là sự phù hợp để sử dụng baogồm: Chính xác, Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán (Baltzan, 2012).IASB (2008) cho rằng, CLTT BCTC được hiểu như là những thuộc tính làmcho những thông tin trình bày trên các BCTC trở nên hữu ích đối với nhữngngười sử dụng thông tin bao gồm: Có thể hiểu được, Thích hợp, Đáng tin cậy,
Có thể so sánh Dù mỗi quan điểm và định nghĩa về chất lượng thông tin tuy
có khác nhau nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất trong cách nhìn nhậnCLTT BCTC phải đảm bảo được các đặc trưng cơ bản của thông tin và phụthuộc vào yếu tố cảm nhận, đánh giá của người có nhu cầu sử dụng
Trong bất kỳ một nghiên cứu nào có liên quan đến chất lượng BCTC,mặc dù chất lượng BCTC đóng vai trò là nhân tố ảnh hưởng hay nhân tố bịảnh hưởng thì việc đo lường chất lượng BCTC là rất quan trọng, vì nó quyếtđịnh đến hiệu quả một cuộc nghiên cứu (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016).Geert Braam và Ferdy van Beest (2013) cho rằng, vấn đề chính yếu trongnghiên cứu về CLTT BCTC là tìm hiểu phương thức xác định, đánh giáCLTT BCTC Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm mà nhà nghiêncứu sử dụng các cách thức khác nhau để đánh giá CLTT BCTC (AndraGajevszky, 2015) Do đó, để đánh giá CLTT BCTC các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước hầu như đều tập trung đánh giá theo giá trị thông tin trênBCTC các DN mang lại Tuy nhiên, CLTT BCTC khó có thể quan sát trựctiếp được, xuất phát từ đặc điểm này, trong các nghiên cứu trước đây cũng đã
sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau như: Đo lường theo chất
Trang 15lượng lợi nhuận; Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin; Đo lườngtheo một số thuộc tính cụ thể của CLTT BCTC và Đo lường dựa trên đầy đủcác thuộc tính CLTT và có thể được tổng quan theo bảng 1.1 sau:
Trang 16Bảng 1.1 Tổng hợp các phương pháp đo lường CLTT BCTC
Đo lường theo chất lượng
lợi nhuận (Accrual
models)
Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin (Value relevance models)
Đo lường theo một số thuộc tính/ yếu tố cụ thể của CLTT BCTC (Specific items as proxies for FRQ)
Mô tả • Sử dụng chất lượng thu
nhập như một đại diện để
• Kiểm tra mối quan hệ giữa
số liệu thu nhập (biến kếtoán) trên BCTC và giá cổphiếu
• Mô hình thường được sửdụng là Ohlson (1995)
• Xem xét các yếu tố/khíacạnh cụ thể trong BCTC (vídụ: giá trị hợp lý, chất lượngcủa kiểm soát nội bộ, báo cáocủa kiểm toán viên, tính dễđọc của thông tin, v.v.), hoặccác thuộc tính chất lượngriêng lẻ (ví dụ: tính tin cậy,tính phù hợp, tính kịp thời)làm đại diện cho việc đánh giáchất lượng
• Không có sẵn mô hình đượcchấp nhận phổ biến
Ưu
điểm
• Tương đối dễ dàng trong
việc thu thập và đo lường
dữ liệu
• Giúp phân tích hiệu quả
hoạt động của công ty
bằng cách xem xét ảnh
hưởng của các đặc điểm
của công ty đến chất lượng
lợi nhuận
• Tập trung vào nội hàm dữliệu kế toán và phản ứngcủa thị trường chứngkhoán
• Cung cấp các đánh giá sâusắc về giá trị kinh tế của dữliệu thu nhập để đo lườngCLTT BCTC
• Kiểm tra chi tiết một khíacạnh cụ thể của CLTT
• Xem xét khía cạnh phi tàichính của CLTT
Trang 17điểm
• Đo lường CLTT BCTC
dựa trên số liệu cụ thể
• Đo lường dựa trên giả
định rằng lợi nhuận của
DN là khoản mục quan
trọng nhất trong BCTC
• Các vấn đề về phân biệt
giữa các khoản lợi nhuận
tích lũy và không tích lũy
• Chỉ xem xét các thông tin
được công bố trong BCTC
• Bỏ qua đánh giá của
người dùng
• Đo lường CLTT BCTCdựa trên số liệu cụ thể
• Khả năng áp dụng bị hạnchế trong trường hợp không
có thị trường vốn phát triển
• Chỉ xem xét các thông tinđược công bố trong báo cáotài chính để đánh giá CLTTBCTC
• Không quan tâm đến cảmnhận của người dùng
• Đo lường dựa trên giảđịnh rằng thông tin kế toántương ứng trực tiếp với giátrị thị trường
• Đo lường CLTT BCTCmột cách gián tiếp
• Đo lường CLTT BCTC dựatrên số liệu cụ thể
• Tập trung một phần vàkhông cung cấp một cái nhìntổng thể đầy đủ về CLTTBCTC
• Chỉ xem xét một hoặc một sốthuộc tính CLTT
• Không tập trung vào đánhgiá của người dùng
Trang 18Giá trị hợp lý - Koonce,Nelson, và Shakespeare(2011); báo cáo của kiểm toánviên – Grey và cộng sự(2011); khả năng dễ đọc củathông tin - Biddle và cộng sự(2009); Các thuộc tính CLTTriêng lẻ - Armstrong và cộng
sự (2010); Daske và Gebhardt(2006); Jonas và Blanchet(2000); Kythreotis (2014);Parry và Groves (1990);Schipper và Vincent (2003
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trang 191.1.1 Đo lường theo chất lượng lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận là “sự can thiệp có mục đích vào quy trình BCTCvới mục đích đạt được một số lợi ích cá nhân” (Schipper, 1989) Các mô hìnhdồn tích sử dụng các cấp độ quản trị lợi nhuận hoặc chất lượng lợi nhuận làmđại diện cho CLTT BCTC Một mô hình được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng
là mô hình Jones (1991) như Gul và cộng sự (2003), Dowdell và Krishnan(2004), Beneish (2001)…sử dụng mô hình này xem CLTT BCTC là thước đonghịch đảo của chất lượng lợi nhuận Mô hình chất lượng dồn tích củaDechow và Dichev (2002) được sử dụng bởi Aboody và cộng sự (2005),Biddle và cộng sự (2009), Francis và cộng sự (2005), Nguyễn Thị ThanhPhương và Đặng Ngọc Hùng (2020)…đo lường mức độ hiệu quả của cáckhoản dồn tích phản ánh lên dòng tiền (Tasios và Bekiaris, 2012) Biddle vàcộng sự (2009) sử dụng mô hình Dechow và Dichev (2002) làm đại diện choCLTT BCTC trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư Các mô hình đánh giáCLTT BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận dựa trên giả định rằng chấtlượng lợi nhuận của DN được cho là mục quan trọng nhất trong BCTC làđiểm cốt lõi của BCTC Hành vi quản trị lợi nhuận được cho là có tác độngtiêu cực đến CLTT BCTC bằng cách giảm tính hữu ích của thông tin BCTC(Van Tendeloo và Vanstraelen, 2005) Ưu điểm của việc sử dụng thước đo lợinhuận là có cơ hội quan sát kết quả của các đặc điểm công ty về mức độ quảntrị lợi nhuận và tương đối dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu và đo lường(Dechow và cộng sự., 1995) Do đó, Mbobo và Ekpo (2016) lập luận rằng hầuhết các nhà phân tích có xu hướng sử dụng phương pháp này khi phân tíchhoạt động của một DN Tuy nhiên, mô hình này chỉ cung cấp thước đo giántiếp cho CLTT BCTC và phương pháp đo lường này là khó phân biệt lợinhuận mà ban điều hành có thể chi phối và lợi nhuận không thể chi phối(Healy vàWahlen, 1999) Ngoài ra, các phương pháp đo lường dựa trên lợinhuận nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng lợi nhuận hơn là CLTT
Trang 20BCTC và không tập trung vào thông tin phi tài chính trong quá trình ra quyếtđịnh.
1.1.2 Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin
Các mô hình liên quan đến tính thích hợp của thông tin thường kiểm tradựa trên mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và dữ liệu thu nhập được báo cáo trênBCTC Điều này nhằm đánh giá liệu các số liệu được trình bày trên BCTC cóhiện thị được các thông tin nhà đầu tư sử dụng để đánh giá vốn chủ sở hữucủa DN hay không (Barth và cộng sự., 2001) và quan sát mối liên hệ giữa giá
cổ phiếu và các biến số kế toán (Beaver, 2002) Các mô hình được sử dụngthường xuyên nhất trong nghiên cứu về tính thích hợp của thông tin là các môhình Ohlson (1995, 1999) được sử dụng trong hàng trăm bài báo thuộc cáclĩnh vực khác nhau Một số sử dụng mô hình Ohlson để đánh giá CLTTBCTC như Aboody và cộng sự (2002), Burgstahler và Dichev (1997), Yasas
và Perera (2019)…Trong cách tiếp cận dựa trên tính phù hợp của thông tin,giá cổ phiếu được coi là giá trị thị trường của DN, trong khi thông tin kế toántrên BCTC đại diện cho giá trị DN được lập trên dữ liệu kế toán Do đó, các
mô hình như vậy đo lường CLTT BCTC bằng cách tập trung vào mối liên hệgiữa số liệu kế toán và phản ứng của thị trường chứng khoán Tuy nhiên trongtrường hợp không có thị trường vốn phát triển và hiệu quả, những thay đổitrong thông tin kế toán sẽ không hoàn toàn tương ứng với những thay đổitrong giá trị thị trường của DN Ngoài ra, mô hình này tập trung vào quanđiểm của nhà đầu tư Mặc dù mô hình này cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trịkinh tế của các số liệu về thu nhập, Mbobo và Ekpo (2016) lập luận rằng nókhông giúp phân biệt mức độ Thích hợp và Trình bày trung thực của thông tinBCTC và nó chỉ cung cấp một thước đo gián tiếp về CLTT BCTC
Ferdy van Beest và cộng sự (2009) cho rằng, các biến sử dụng theophương pháp này chỉ đo lường các thông định lượng được cung cấp trênBCTC, và cũng lưu ý rằng CLTT BCTC là một khái niệm rộng hơn và không
Trang 21chỉ bao gồm thông tin tài chính mà còn bao gồm cả thông tin phi tài chính,các thông tin phi tài chính này nên được đưa vào trong mô hình đo lườngCLTT BCTC để đo lường một cách toàn diện hơn nếu không kết quả mô hình
sẽ tạo ra kết quả sai lệch Tương tự, Abdullahi và Abubakar (2017) tuyên bốrằng, phương pháp tiếp cận theo tính phù hợp của thông tin và ghi nhận tổnthất kịp thời tập trung vào các đặc tính tài chính của CLTT BCTC về tínhThích hợp và Trình bày trung thực của thông tin BCTC, chúng không tậptrung vào các thuộc tính phi tài chính chẳng hạn như tính Dễ hiểu và tính Cóthể so sánh
Nhiều nghiên cứu trước đây về CLTT BCTC là nghiên cứu định lượngnhư nghiên cứu của Barth và cộng sự (2008); Chen và cộng sự (2010);Dechow và cộng sự (2010); Fox và cộng sự (2013)… Brüggemann và cộng sự(2013) tuyên bố rằng, hầu hết các nghiên cứu về BCTC trong các tài liệutrước đây sử dụng các biện pháp đo lường CLTT BCTC đều dựa trên cơ sở dữliệu thứ cấp, có tính thương mại và việc xem xét tác động ngoài các con sốtổng hợp vẫn thiếu Một hạn chế đáng kể của các mô hình định lượng là khóxác định liệu kết quả của các nghiên cứu định lượng có bị ảnh hưởng bởinhững thay đổi trong trong môi trường kinh tế hoặc cơ cấu khuyến khích củadoanh nghiệp
1.1.3 Đo lường theo một số yếu tố cụ thể của báo cáo tài chính
Các nghiên cứu theo phương pháp này dựa theo một số yếu tố cụ thểtrên BCTC như báo cáo của kiểm toán viên, khả năng dễ hiểu của thông tin,chất lượng của kiểm soát nội bộ, một số thuộc tính riêng lẻ như Tính kịp thời,Trình bày trung thực, tính Thích hợp hoặc chất lượng của các báo cáo đánhgiá khác nhau (như báo cáo kiểm toán) trong các thông tin BCTC được sửdụng là các chỉ báo đại diện chung cho CLTT BCTC Các phương pháp nàyđánh giá từng mặt cụ thể của BCTC và kiểm tra tác động của việc trình bàythông tin cụ thể trong BCTC đối với quyết định của người sử dụng thông tin
Trang 22đó Một số nghiên cứu đã sử dụng giá trị hợp lý (Koonce và cộng sự., 2011),chất lượng kiểm soát nội bộ (Lajili và cộng sự., 2012), báo cáo của kiểm toánviên (Gray và cộng sự., 2011) hoặc khả năng dễ hiểu của thông tin (Biddle vàcộng sự 2009) như là thước đo CLTT BCTC Hơn nữa, trong danh mục này,các thuộc tính CLTT BCTC riêng lẻ được một số nhà nghiên cứu sử dụng làmđại diện để đo CLTT BCTC như Armstrong và cộng sự (2010), Daske vàGebhardt (2006), Davies và Whittred (1980), Jonas và Blanchet (2000),Kythreotis (2014), McDaniel và cộng sự (2002), Parry và Groves (1990),Schipper và Vincent (2003), Wolk và cộng sự (1992).
Parry và Groves (1990) đã sử dụng tính Kịp thời như một đại diện để
đo lường CLTT BCTC ở Bangladesh bằng cách sử dụng chỉ số Singhvi(1968) trong các BCTC của 94 công ty, nghiên cứu chỉ ra rằng không có mốiliên hệ đáng kể nào giữa CLTT BCTC và BCTC được lập bởi các kế toánviên có trình độ chuyên môn Jonas và Blanchet (2000) đã phát triển các câuhỏi về thuộc tính CLTT BCTC riêng biệt để đánh giá CLTT dựa trên cáckhuôn khổ khái niệm được công bố bởi FASB (1980) và IASC (1989) Cácnghiên cứu tiền nhiệm khác dựa trên các thuộc tính CLTT BCTC là McDaniel
và cộng sự (2002), đã sử dụng các tuyên bố của FASB để xác định một sốthuộc tính CLTT BCTC Woods và Marginson (2004) đã làm theo cách tiếpcận và phát triển tương tự dựa trên thuộc tính CLTT BCTC trên nền tảng cáctuyên bố của IASB để đánh giá CLTT BCTC Ưu điểm chính của cách tiếpcận này là hình thành mối liên hệ trực tiếp giữa nhận thức về chất lượng củacác nhóm người dùng cụ thể và sự phát triển của các phép đo chất lượng.Ngoài ra, Jones và Smith (2014), đã nghiên cứu việc sử dụng các thước đothay thế về mức độ dễ hiểu đối với các báo cáo kế toán bằng cách sử dụng Bàikiểm tra nhận dạng ý nghĩa (MIT) và Kỹ thuật xác minh câu (SVT).Kythreotis (2014) cũng đo lường CLTT BCTC bằng cách sử dụng mô hìnhhồi quy giữa mức độ phù hợp và độ tin cậy của thông tin BCTC
Trang 23Maines (2003), nghiên cứu đi sâu vào phân tích thuộc tính “Đáng tincậy” của thông tin trên BCTC, phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng đểđánh giá về thuộc tính đáng tin cậy này là bao gồm: so sánh các số liệu kếtoán với CMKT, xem xét vấn đề công bố lại các thông tin kế toán, so sánh cácước tính kế toán và nhận biết dòng tiền tương lai, nhận biết sự đáng tin cậycủa những thông tin kế toán thông qua việc sử dụng các thông tin này Mụcđích của cứu này nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựngchuẩn mực, người sử dụng thông tin có thể xác định những yếu tố góp phầntăng độ tin cậy của thông tin BCTC.
Nghiên cứu của Davood Khodadady (2012) lại xem xét thuộc tính “Sựthích hợp” (relevance) thông tin BCTC của 49 ngân hàng tại Ấn Độ, bao gồm
27 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và 22 ngân hàng tư nhân Tác giả sửdụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường danh mục gồm 14 thuộc tính có ảnhhưởng đến sự thích hợp của thông tin BCTC, trong đó 10 thuộc tính liên quangiá trị dự báo và 4 thuộc tính liên quan đến giá trị xác nhận Kết luận của tácgiả là thông tin BCTC của các ngân hàng tư nhân thích hợp hơn thông tinBCTC của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước
Mặc dù phương pháp sử dụng các thuộc tính riêng lẻ của CLTT BCTCcung cấp thước đo trực tiếp về CLTT BCTC, Ferdy van Beest và cộng sự(2009) giải thích rằng nó không cung cấp một thước đo hoàn chỉnh về CLTTBCTC Ngoài ra, việc sử dụng các thuộc tính CLTT BCTC riêng lẻ khôngtuân thủ phương pháp Khung khái niệm đo lường về CLTT BCTC về mức độhữu ích cho việc ra quyết định và nó chỉ đo lường một phần khía cạnh củaCLTT BCTC Schipper và Vincent (2003) tuyên bố rằng việc xác định CLTTBCTC theo tính Thích hợp, Trình bày trung thực và Có thể so sánh là mộtthách thức về mặt thực nghiệm nếu mục tiêu đo lường riêng lẻ các thành phần
đó, vì chúng không độc lập với nhau nhưng cũng không phải là hoàn toàn
Trang 24tương thích với nhau và đặc trưng của các thuộc tính không thể đo lường mộtcách độc lập.
Tóm lại, các phương pháp đo lường trình bày ở trên chỉ xem xét thôngtin được công bố trong BCTC để đánh giá CLTT BCTC với nhận thức tươngđối hẹp và bỏ qua khía cạnh người dùng như chất lượng (hữu ích) cho mụcđích gì và hữu ích cho ai? Khung khái niệm của IASB giúp khắc phục cácthiếu sót trong các phương pháp đo lường CLTT BCTC đã được nghiên cứu
Nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là của Jonas và Blanchet (2000),mặc dù mới chỉ dừng lại ở phần nghiên cứu định tính, hai tác giả chưa tiếnhành kiểm định thang đo và tiến hành phần nghiên cứu định lượng giúp đolường CLTT BCTC bằng con số cụ thể, tuy nhiên đây là nghiên cứu đặt nềnmóng cho các nghiên cứu về đo lường CLTT BCTC trên cơ sở các khái niệm.Bằng việc nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các khuôn mẫu
và các quy định về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức (FASB; Ủyban chứng khoán Hoa kỳ) kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việcthảo luận với các các chuyên gia là các thành viên của Ủy ban kiểm toán,kiểm toán viên và nhà quản lý DN, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang
đo đo lường CLTT BCTC Theo nghiên cứu này, CLTT BCTC được đolường bởi năm thành phần là: Thích hợp, Đáng tin cậy, Có khả năng so sánh,Nhất quán và Rõ ràng
Trang 25Ferdy van Beest và cộng sự (2009) đã sử dụng phương pháp đo lườngdựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT (QCs – based approach) để đo lườngchất lượng BCTC của Anh và Mỹ bằng phương pháp “hoạt động hóa”(operationalize) các thuộc tính chất lượng để đánh giá những thông tin tàichính và phi tài chính nhằm xác định tính hữu ích của thông tin BCTC dựatrên nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000) Nghiên cứu sử dụng 231 báocáo thường niên của 3 quốc gia là Mỹ, Anh và Hà Lan trong khoảng thời giannăm 2005 và 2007, các tác giả xây dựng thang đo CLTT BCTC cho các thuộctính chất lượng theo quan điểm của FASB và IASB (2008) Thang đo nàygồm các thành phần: Thích hợp, Trình bày trung thực, Có thể hiểu được, Cókhả năng so sánh, Kịp thời Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các DN Hoa
Kỳ (kế toán theo US GAAP) có điểm trung bình là 3,47 và 3,58 tương ứngvới năm 2005 và 2007 CLTT BCTC tương ứng trong các DN tại Anh và HàLan (kế toán theo IFRS) là 3,46 và 3,57
Trong nghiên cứu năm 2013, Geert Braam và Ferdy van Beest sử dụngthang đo Likert 5 bậc để đo lường từng thuộc tính của các thuộc tính CLTTBCTC trong các DN niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh Phương pháp nghiên cứuđược sử dụng là thực nghiệm, dữ liệu thu thập là thông tin trên BCTC củanăm 2010 Dựa trên các tiêu chí về CLTT BCTC được công bố bởi FASB vàIASB (2010), nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTTBCTC Thang đo này là một thang đo bậc 2, bao gồm năm thành phần bậc 1là: Thích hợp (13 biến quan sát), Trình bày trung thực (7 biến quan sát), Cóthể hiểu được (6 biến quan sát), Có khả năng so sánh (6 biến quan sát), Kịpthời (1 biến quan sát) Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các DN Hoa Kỳ(kế toán theo US GAAP) và các DN Anh (kế toán theo IFRS) có điểm trungbình là 2,94 và 3,18
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Phương Hồng và Dương ThịKhánh Linh (2014) hướng đến mục tiêu đo lường CLTT BCTC trong các DN
Trang 26tại Việt Nam dựa trên cơ sở tổng quát các đặc điểm về CLTT BCTC được banhành bởi IASB và FASB Thang đo CLTT BCTC của nghiên cứu là thang đobậc 2, bao gồm sáu thành phần: Thích hợp, Trình bày trung thực, Có khả năng
so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời, Có thể hiểu được Để đo lường CLTTBCTC, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện 137 mẫu khảo sát với ba nhómđối tượng là kế toán viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư Kết quả cho thấy cácthành phần CLTT BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79đến 3,45 Trong đó, thuộc tính Có khả năng so sánh và Có thể hiểu được cógiá trị trung bình cao nhất Các đối tượng hầu như đều nhận thấy rằng BCTC
có sự nhất quán về chính sách kế toán và mức độ trình bày thông tin trênBCTC khá rõ ràng, trong khi đó các thuộc tính còn lại được đánh giá ở mức
độ trung bình Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) tại 195công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, sử dụng thang đo của Ferdy van Beest
và cộng sự (2009) để đo lường, kết quả khảo sát CLTT BCTC cho thấy 18
DN đạt mức khá, 19 DN đạt mức trung bình, còn lại 158 DN đạt mức yếu,kém Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) với nghiên cứu về CLTTBCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC trong các DN tại ViệtNam, tác giả xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC trong các DN ViệtNam theo hướng tiếp cận toàn diện quan điểm về thành phần và cấp bậc củakhái niệm CLTT BCTC được ban hành bởi FASB và IASB (2010) Tác giảtính toán giá trị của CLTT BCTC trên cơ sở lấy giá trị trung bình của các biếnquan sát (để xác định giá trị các thuộc tính CLTT BCTC) và trung bình củacác thuộc tính CLTT BCTC (để xác định giá trị CLTT BCTC) trong các DNtại Việt Nam, kết quả đánh giá với số điểm bình quân là 3,76/5 Đào ThịNhung (2020) lựa chọn quan điểm đo lường CLTT thông tin kế toán theo haithuộc tính cơ bản (Thích hợp và Trình bày trung thực) và các thuộc tính bổsung (Có thể so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời, Dễ hiểu), kết quả nghiêncứu cho thấy các thuộc tính bổ sung có vai trò lớn hơn thuộc tính cơ bản trongviệc tạo lên CLTT BCTC của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên TTCK
Trang 27Việt Nam với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,627 Hạn chế của nghiên cứu là sửdụng mẫu nghiên cứu nhỏ với đặc thù là DNXL nên chưa đại diện cho toàn
bộ các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK nói riêng và các doanh nghiệp nóichung
Tóm lại, các nghiên cứu trước đây xem xét CLTT BCTC ở nhiều góc
độ khác nhau như: chất lượng lợi nhuận (Reported Earnings), bằng cáchthông qua đánh giá chất lượng của lợi nhuận trên BCTC để suy ra kết luận vềCLTT BCTC (Ali và cộng sự., 2009; Ebraheem Saleem Salem Alzoubi, 2012;Leila và cộng sự., 2012; M Awais Gulzar, 2011…), đánh giá mối quan hệgiữa số liệu lợi nhuận trên BCTC với phản ứng của thị trường chứng khoán,qua đó xem xét tính Thích hợp của thông tin BCTC là tiêu chí đại diện choCLTT BCTC (Barth và cộng sự 2001; Holthausen và Watts, 2001; Nichols vàWahlen, 2004; Schipper và Vincent, 2003…), chất lượng của các công bố trênBCTC (Roudaki 2011; Billings 2011; Caramanolis-Cotelli và Birgul, 1999;Daske và Gebhardt, 2006; Beretta và Bozzolan, 2006), tính Kịp thời của việcghi nhận các khoản lỗ (Leuz và cộng sự., 2003; Barth và cộng sự., 2008; Ball
và cộng sự., 2005…), số lần BCTC phải trình bày lại hay tổn thất giá trị thịtrường do BCTC phải trình bày lại (Wu, 2001; Hirschey, Smith và Wilson,2012), công bố lại BCTC và gian lận BCTC (Schipper và Vicent, 2003;Abbott và cộng sự., 2004; Anup và cộng sự., 2004; Huang và cộng sự., 2011;Sandeep và cộng sự., 2007; Srinivasan, 2004; David, 2004; Rezaee, 2003),gian lận thông tin phi tài chính (Persons, 2006), tính thiết thực của giá trị hợp
lý (Hirst và cộng sự., 2004), chất lượng của kiểm soát nội bộ và rủi ro công
bố thông tin trên BCTC (Beretta và Bozzolan, 2004), công bố thông tin bắtbuộc và thông tin tự nguyện (Watson và cộng sự., 2002; Naser và cộng sự.,2003; Bader và cộng sự., 2010; Eugene và cộng sự., 2006;…) mối quan hệgiữa báo cáo kiểm toán và tính hữu ích của thông tin trên BCTC(Gaeremynck và Willekens, 2003) Các phương pháp xem xét CLTT BCTCnày mặc dù rất đa dạng nhưng đều bộc lộ hạn chế là dùng một yếu tố của
Trang 28BCTC để tổng quát hóa cho toàn bộ BCTC, bỏ qua nhiều thuộc tính CLTT cơbản khác nên tính đầy đủ và thuyết phục chưa cao Bên cạnh đó, đối tượngnghiên cứu đều là các doanh nghiệp niêm yết nên tính đại diện cho toàn bộcác doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu còn bộc lộ hạn chế do đặc điểm của
DN niêm yết không đồng nhất với các DN chưa niêm yết hoặc các DN có quy
mô nhỏ hơn, DNNVV…
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu dựatrên đầy đủ các thuộc tính CLTT BCTC và kế thừa thang đo đo lường CLTTBCTC của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) bởi phương pháp đo lườngCLTT BCTC này sẽ giúp xem xét tất cả các thuộc tính CLTT BCTC cùngnhau Người dùng đặt niềm tin cao vào thông tin tài chính cũng như phi tàichính khi đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực (Clarke và cộng sự., 2009).Mặt khác, những người dùng (hoặc nhóm người dùng) khác nhau dựa vào cácphần khác nhau của BCTC để đáp ứng nhu cầu thông tin của họ (Hirshleifer
và Teoh, 2003) và mỗi người dùng (hoặc nhóm người dùng) có thể có kỳvọng về chất lượng khác nhau (Ball và cộng sự., 2003) Trong bối cảnh củanghiên cứu này, cách đánh giá dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT BCTC làphương pháp duy nhất tuân thủ Khung khái niệm của IASB vì nó thừa nhậntất cả các thuộc tính CLTT BCTC là yếu tố quyết định tính hữu ích của thôngtin Đo lường CLTT BCTC dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT BCTC giảiquyết các mối quan tâm sau:
Thứ nhất: Mặc dù không có định nghĩa rõ ràng về CLTT BCTC
(Rathnayake, 2020), khung IASB cung cấp những hướng dẫn ngắn gọn nhất
về CLTT BCTC và mối liên hệ rõ ràng giữa các thuộc tính CLTT BCTC đượcthể hiện thông qua các BCTC mà người dùng yêu cầu đối với nhu cầu khácnhau để ra quyết định IASB công nhận rằng “nếu thông tin tài chính là hữuích thì nó phải phù hợp và thể hiện trung thực những gì mà nó dự kiến đạidiện” và “tính hữu ích của thông tin tài chính được nâng cao nếu nó có thể so
Trang 29sánh được, có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu” (IASB, 2008), do đóKhung khái niệm kết nối các thuộc tính CLTT với nhau.
Thứ hai: Đo lường CLTT BCTC dựa trên các thuộc tính chất lượng
BCTC là đánh giá cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhằm hỗ trợngười dùng ra quyết định, các nghiên cứu điển hình của Abdullahi vàAbubakar (2017), Ferdy van Beest và cộng sự (2009), Braam và Beest (2013).Các cơ quan chuyên môn về kế toán như CPA, IASB và các nhà nghiên cứunhư Beattie và cộng sự (2004), Beretta và Bozzolan (2008) đã chỉ ra tầm quantrọng của phần thuyết minh trong BCTC IFRS 01 - Báo cáo của Ban giámđốc của IASB thừa nhận rằng “Báo cáo của Ban giám đốc cung cấp cho người
sử dụng BCTC thông tin tích hợp của các thông tin BCTC có liên quan…”Các báo cáo này thảo luận về thông tin phi tài chính, giúp cải thiện số lượng
và chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư và cho vay (Garefalakis
và cộng sự., 2016) Ball và cộng sự (2003) cũng nhấn mạnh tầm quan trọngcủa việc đánh giá CLTT BCTC một cách đầy đủ, do đó, các nhà nghiên cứucho rằng mô hình đánh giá CLTT BCTC một cách hiệu quả nên kết hợp cáckhía cạnh tài chính cũng như phi tài chính của việc tuân thủ các thuộc tínhthông tin BCTC Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình đánh giáCLTT BCTC toàn diện tập trung vào thông tin tài chính và thông tin phi tàichính của BCTC theo các thuộc tính CLTT của IASB (Ferdy van Beest vàcộng sự., 2009; McDaniel và cộng sự., 2002; Woods và Marginson, 2004)
Thứ ba: Kế thừa các nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000), Ferdy
van Beest và cộng sự (2009) trong hơn hai thập kỷ qua đã có nhiều nghiêncứu tiếp cận dựa trên các thuộc tính CLTT trong việc đánh giá, đo lườngCLTT BCTC và tham chiếu thang đo đo lường của Ferdy van Beest và cộngsự.,(2009) để làm cơ sở cho các nghiên cứu của mình Păşcan (2015) nhậnthấy, Khung khái niệm của IASB đã cải thiện bằng cách hướng tới mục tiêucủa BCTC là cho mục đích chung (bằng cách tham chiếu đến người dùng
Trang 30chính), từ đó xuất hiện một số thuộc tính nhất định về thông tin tài chính hữuích Ủng hộ lập luận này, Achim và Chiş (2014) xác định rằng, CLTT BCTCđược tăng cường nhờ các đặc tính được kết hợp trong quan điểm hòa hợptrong Khung khái niệm của FASB và IASB ban hành Cheung và cộng sự(2010) nhận thấy, mặc dù ý nghĩa của từ chất lượng hiếm khi được đề cậptrực tiếp, tuy nhiên các thuộc tính CLTT BCTC vẫn đóng góp định nghĩa vềkhái niệm chất lượng Botosan và cộng sự (2004) cũng ủng hộ quan điểm sửdụng Khung khái niệm theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB để xemxét về CLTT BCTC sẽ cho kết quả CLTT một cách toàn diện và đầy đủ hơn.Theo Francis và cộng sự (2004), ngoại trừ cách tiếp cận dựa trên các thuộctính CLTT BCTC, các mô hình khác được sử dụng để đánh giá CLTT BCTC
là các dữ liệu kế toán trong đó các dữ liệu này tính đến chất lượng nội tại củaBCTC từ quan điểm của người lập BCTC Ngược lại, các phương pháp đolường dựa trên thuộc tính chất lượng là phương pháp tiếp cận chất lượng bênngoài của BCTC từ quan điểm của người dùng bằng cách đánh giá CLTTBCTC từ nhu cầu và mong đợi của người dùng cụ thể Tóm lại, các nghiêncứu của Ferdy van Beest và cộng sự (2009), Braam và Beest (2013), Cheung
và cộng sự (2010), Jonas và Blanchet (2000), Mbobo và Ekpo (2016),Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014), Nguyễn TrọngNguyên (2016), Phạm Quốc Thuần (2016), Đào Thị Nhung (2020)… cho thấycách đo lường dựa trên các thuộc tính CLTT đối với CLTT BCTC là mộtphương pháp được nhiều nhà nghiên cứu ưa chuộng Mặc dù việc đo lườngCLTT BCTC một cách đầy đủ và toàn diện được ưa chuộng nhưng rất ítnghiên cứu thực hiện phương pháp này một cách đầy đủ do hạn chế là dữ liệuthường phải được thu thập một cách trực tiếp, nên việc đo lường và đánh giágặp nhiều khó khăn đối với các nhà nghiên cứu, Nobes và Stadler (2015) chorằng đo lường CLTT BCTC thông qua các thuộc tính chất lượng là trừu tượng
và khó đo lường thông qua các nghiên cứu thực nghiệm
Trang 311.2 Quan điểm nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính
1.2.1 Quan điểm nghiên cứu về chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Các nghiên cứu kế thừa phương pháp đo lường CLTT BCTC đầy đủdựa trên các thuộc tính chất lượng của Ferdy van Beest và cộng sự (2009)được kế thừa toàn bộ hoặc chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với mục đíchnghiên cứu trong các bối cảnh khác nhau, tuy nhiên, có thể nhóm thành baloại sau: i) phân tích nội dung của các BCTC hàng năm, ii) CLTT BCTC ảnhhưởng bởi IFRS, iii) nghiên cứu về nhận thức của người dùng BCTC Việctổng quan này giúp lựa chọn quan điểm tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiêncứu của luận án này
1.2.1.1 Nghiên cứu phân tích nội dung của báo cáo tài chính
Các nghiên cứu phân tích nội dung BCTC như nghiên cứu củaChakroun và Hussainey (2014) dựa trên nghiên cứu của Ferdy van Beest vàcộng sự (2009), tập trung vào 56 BCTC của các công ty phi tài chính niêm yếttrên thị trường chứng khoán Tunisia Dựa trên dữ liệu thu thập được, nghiêncứu cho thấy sự độc lập của HĐQT ảnh hưởng tiêu cực (tích cực) đến CLTT.Dimi và cộng sự (2014) đã kiểm tra tính hữu ích của thông tin trong việc raquyết định, nhấn mạnh vào mức độ tuân thủ của các thuộc tính CLTT đưa rađánh giá quy chuẩn về CLTT BCTC tại Nam Phi trong bối cảnh chuyển sangBáo cáo tích hợp Dựa trên ý kiến của các chuyên gia quan điểm về báo cáocủa DN, họ nhận thấy rằng những thay đổi trong chính sách kế toán; trình bàylại kết quả, việc sử dụng thuyết minh BCTC và thông tin bổ sung trong BCTCcủa các công ty Nam Phi cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng Ngoài
ra, những người được khảo sát nhận thấy, BCTC cần cải thiện việc công bốthông tin và tích hợp thông tin phi tài chính với hiệu quả tài chính và tầm nhìncủa DN Một nghiên cứu được thực hiện bởi Jerry và Saidu (2018) đã xem xét
Trang 32tác động của quy mô công ty kiểm toán đối với CLTT BCTC của các công tybảo hiểm niêm yết tại Nigeria, nghiên cứu cho thấy quy mô của công ty kiểmtoán có tác động tích cực và đáng kể tới CLTT BCTC Rashid (2020) đã phântích 296 báo cáo thường niên của các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán Dhaka (Bangladesh) trong các năm 2015 và 2016 để xem xét tácđộng của CLTT BCTC đối với biến động giá cổ phiếu Rashid đã tìm thấymối liên hệ tích cực giữa CLTT BCTC và biến động giá cổ phiếu Hơn nữa,tác động của các thuộc tính gia tăng CLTT (Dễ hiểu, Có thể so sánh, Kịp thời)đối với biến động giá cổ phiếu mạnh hơn các thuộc tính cơ bản (Thích hợp,Trình bày trung thực).
Nghiên cứu dựa trên ảnh hưởng của IFRS
Nghiên cứu về CLTT ảnh hưởng bởi IFRS, Agyei-Mensah (2013) xemxét CLTT BCTC do các công ty niêm yết tại Ghana trước và sau khi áp dụngIFRS Kết quả chỉ ra rằng, CLTT BCTC được cải thiện đáng kể sau khi ápdụng IFRS và các DN tuân thủ tuyệt đối các CMKT của IASB Kết quả tiếptục cho thấy rằng quy mô công ty về tài sản ròng và kiểm toán viên có ý nghĩathống kê với CLTT BCTC Yurisandi và Puspitasari (2015) đánh giá tác độngcủa việc áp dụng IFRS đối với CLTT BCTC bằng cách tiến hành một nghiêncứu tiền kiểm tại Indonesia Nghiên cứu nhận thấy rằng các thuộc tính Thíchhợp, Dễ hiểu và Có thể so sánh đã tăng lên sau khi áp dụng IFRS Abedana vàcộng sự (2016) xem xét liệu việc áp dụng IFRS có dẫn đến chất lượng công
bố thông tin BCTC cao hơn hay không Nghiên cứu của họ đã kiểm tra BCTCcủa 22 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Ghana để xác địnhchất lượng công bố thông tin BCTC trong giai đoạn trước và sau khi áp dụngIFRS bằng cách sử dụng thang đo có sửa đổi của Ferdy van Beest cộng sự(2009) chỉ số đo lường chất lượng Nghiên cứu cho thấy rằng có một mốitương quan tích cực đáng kể giữa chất lượng công bố thông tin (dựa trên cácthuộc tính chất lượng như tính Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu và
Trang 33Có thể so sánh) và việc áp dụng IFRS Kết quả tương tự cũng được tìm thấytrong nghiên cứu của Agienohuwa và Ilaboya (2018), sau khi áp dụng IFRS,CLTT BCTC đã được cải thiện đáng kể, đánh giá dựa trên các thuộc tínhThích hợp, Trình bày trung thực, Có thể so sánh, Dễ hiểu và Kịp thời.
1.2.1.2 Nghiên cứu về nhận thức của người dùng báo cáo tài chính Quan điểm nghiên cứu coi trọng tính phù hợp của thông tin đối với người sử dụng thông tin: Quan điểm này dựa trên triết lý, sản phẩm đạt chất
lượng phải phù hợp với người sử dụng, theo đó, người sử dụng là đối tượngđưa ra các yêu cầu về hình thức và chất lượng sản phẩm, nếu người sử dụngcàng đưa ra các yêu cầu cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết thì sản phẩm sẽ càng được cụ thểhóa về mặt chất lượng (Juran, 1988) Theo quan điểm này một số nghiên cứu
đã xây dựng mô hình giải thích chất lượng hệ thống thông tin được đo lườngbằng thành công về mặt kỹ thuật thông tin và sự hài lòng của người sử dụng,điển hình là mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean(1992, 2003) Nghiên cứu cho rằng hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng các
kỹ thuật công nghệ để thu thập, truyền đạt, xử lý, lưu trữ và biểu diễn thôngtin trong một hay nhiều chu trình kinh doanh Nó có ảnh hưởng đến cá nhânngười sử dụng sau đó lan tỏa đến tổ chức Trong đó, thông tin có chất lượngđược xác định bởi niềm tin, kỳ vọng của người dùng về tính chính xác, kịpthời và hữu ích của họ, còn chất lượng hệ thống (dịch vụ) là sự thỏa mãn củangười dùng với dịch vụ mà họ đang sử dụng Từ đó, nghiên cứu này đã chỉ racác nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong hệ thống TTKT bao gồm:Chất lượng hệ thống, Chất lượng thông tin, Quá trình sử dụng hệ thống thôngtin, Sự hài lòng của người sử dụng, Ảnh hưởng cá nhân và Ảnh hưởng của tổchức Ưu điểm của quan điểm này là đề cao giá trị cốt lõi về lý thuyết chấtlượng sản phẩm vì coi trọng đánh giá của người sử dụng, từ đây thuộc tính cơbản của thông tin được mô tả là tính hữu ích trên phương diện cân bằng vớinhu cầu người dùng Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là hướng tới xây
Trang 34dựng chất lượng cho các sản phẩm hữu hình nhưng thông tin lại là sản phẩm
vô hình nên nếu sử dụng quan điểm này để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởngtới CLTT BCTC sẽ mang tính chất phiến diện Mặt khác, quan điểm này cũngkhông đề cập được đầy đủ và toàn vẹn các thuộc tính cơ bản của thông tin nênchưa thực sự đạt được giá trị với quyết định của người sử dụng (Đào ThịNhung, 2020)
Quan điểm nghiên cứu quản lý chất lượng toàn diện: Dựa trên triết lý
quản lý là trách nhiệm gia tăng chất lượng sản phẩm và xử lý kinh doanhthuộc về nhóm người liên quan tới việc tạo ra và sử dụng sản phẩm do DNcung cấp nhằm đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng một cách ổn định,lâu dài Nhóm người này bao gồm người quản lý, tất cả các nhân viên trong
DN, nhà cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cho khách hàng và bản thân kháchhàng (Phạm Quốc Thuần, 2016) Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên triết lý vàquản điểm quản lý chất lượng toàn diện để xác định các nhân tố ảnh hưởngtới CLTT Saraph và cộng sự (1989) đã chỉ ra tám nhân tố ảnh hưởng đếnquản trị chất lượng gồm: Vai trò của nhà quản trị cấp cao và chiến lược chấtlượng, Vai trò của bộ phận chất lượng, Đào tạo, Thiết kế sản phẩm dịch vụ,Quản trị chất lượng nhà cung cấp, Quản trị quy trình, Dữ liệu chất lượng vàbáo cáo, Quan hệ nhân viên Kết quả nghiên cứu của Wang (1998) cũng chothấy các nhân tố góp phần gia tăng CLTT cụ thể: Xác định rõ sản phẩm thôngtin, Sự tham gia của nhà quản trị cấp cao, Vai trò của người sử dụng thông tin,Vai trò của đào tạo kỹ năng đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng, Thểchế hóa quá trình cải tiến chất lượng một cách liên tục Ưu điểm của quanđiểm này đã mô tả đầy đủ được thành phần cấu tạo CLTT, đề cao vị trí và vaitrò quản lý, nhân lực tham gia trong quy trình xây dựng, phát triển hệ thống
để tạo và cung cấp sản phẩm thông tin Nhược điểm là các thành phần cấutrúc chi tiết của hệ thống chưa được đề cập cụ thể, vì coi trọng chất lượng sảnphẩm nên mối quan hệ giữa hệ thống xử lý và con người, các cam kết vàtruyền thông đôi khi bị mờ nhạt
Trang 35Quan điểm coi trọng quy trình tạo lập thông tin đáp ứng yêu cầu người
sử dụng: Được xây dựng bởi Wang và cộng sự (1998) khi đánh giá về chất
lượng dữ liệu dựa trên quan điểm coi thông tin như sản phẩm vật lý, theo đóthông tin BCTC là kết quả của quá trình lập, trình bày và công bố đáp ứngnhu cầu thông tin của người sử dụng Với tiêu chí đó nên hệ thống tạo rathông tin và quy trình tạo sản phẩm hay quản lý hệ thống sẽ ảnh hưởng tớichất lượng sản phẩm Quá trình tạo lập thông tin BCTC có thể tóm tắt từ việcghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua hệ thống xử lý nghiệp vụcủa kế toán, đảm bảo các nghiệp vụ ghi nhận phù hợp với các CMKT hiệnhành gắn với trách nhiệm của nhà quản lý trong việc cung cấp nguồn lực đểthực hiện các quy trình để cho ra sản phẩm thông tin BCTC đáp ứng nhu cầungười sử dụng (Neely và Cook, 2008) McFie (2006) cho rằng, thông tinBCTC là kết quả của quá trình bao gồm 3 hoạt động: lập, trình bày và công
bố và đều gắn với nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp, trong đó:(i) Hoạtđộng lập: bao gồm các thông tin tài chính được tạo lập từ các số liệu kế toánthông qua quy trình kế toán từ việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtuân thủ các CMKT Sự hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vàođối tượng sản xuất thông tin và quá trình lập BCTC; (ii) Hoạt động trình bày:bao gồm trình bày những giải thích về các hoạt động kinh doanh, tình hình tàichính, các biểu đồ, tỷ lệ, hình thức báo cáo; (iii) Hoạt động công bố: công bốcác thông tin tài chính và phi tài chính kể cả việc công bố về những giải thíchtrong vấn đề lựa chọn các chính sách và ước tính kế toán Như vậy, chấtlượng của những thông tin này không đơn thuần chỉ là đánh giá thông qua sảnphẩm cuối cùng là các báo cáo, mà nó phụ thuộc vào chất lượng từng bướctrong quá trình tạo ra chúng Ưu điểm của quan điểm này là CLTT phụ thuộc
từ chất lượng đầu vào - quá trình hình thành và hệ thống quản lý thông tin,truyền thông tin Nhược điểm là chưa phân tích mối quan hệ giữa các thànhphần trong cấu trúc hệ thống có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, điều này
có thể gây khó khăn khi xây dựng mô hình nghiên cứu
Trang 36Quan điểm thỏa mãn nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau:
BCTC là một hệ thống thông tin liên lạc giữa DN và các bên liên quan (Hasan
và cộng sự., 2014) Các nghiên cứu thực hiện bởi Al-Ajmi (2009), De Zoysa
và Rudkin (2010), Naser và cộng sự (2003) lưu ý rằng người dùng BCTC sửdụng thông tin trên BCTC để đưa ra quyết định, tuy nhiên, các vấn đề xungquanh CLTT BCTC đối với người dùng vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận.Scott và Smith (1992) nhận thấy BCTC của các DN là thiên vị và thiếu tínhtrung thực McCartney (2004) nhấn mạnh khả năng mất đi tính Thích hợp củathông tin BCTC do ngày càng có nhiều nguồn thông tin sẵn cho người dùng
Do đó, CLTT BCTC được xác định độc lập và không tham chiếu đến nhu cầucủa người sử dụng thông tin hoặc tính hữu ích của thông tin hoặc việc sửdụng thông tin trong thực tế của họ Cohen và Karatzimas (2017) đã kiểm tranhận thức của các nhóm người dùng về các đặc tính chất lượng của BCTC saukhi Hy Lạp áp dụng cơ sở dồn tích gồm nhóm người dùng bên ngoài, nhàquản trị, nhà đầu tư, chủ nợ và các cơ quan quản lý giám sát Kết quả cho thấycác nhóm người dùng khác nhau đưa ra những đánh giá khác nhau về CLTTBCTC và sự hữu ích của các thông tin kế toán trình bày trên BCTC Cụ thể,nhóm người dùng bên ngoài đánh giá cao tính có thể hiểu được nhưng đánhgiá thấp giá trị phản hồi và giá trị dự đoán của thông tin (tính thích hợp); tức
là theo họ BCTC không phản ánh chính xác về tình trạng tài chính của DNnên ít hữu ích với họ khi sử dụng để ra quyết định Về phía các nhà đầu tư,kết quả nghiên cứu cho thấy, CLTT BCTC và tính hữu ích của quyết địnhmới chỉ đạt gần mức trung bình, nghĩa là hệ thống kế toán mới tạo ra các báocáo có chất lượng vừa phải chứ chưa đáp ứng được kỳ vọng, các nhóm còn lạicho kết quả hài lòng với CLTT BCTC của các đơn vị được khảo sát
Mặc dù khung khái niệm của IASB công nhận rằng nhóm người dùngchính của BCTC là các nhà đầu tư hoặc chủ nợ, đồng thời, các nghiên cứutiền nhiệm của Barth và cộng sự (2008), Cascino và cộng sự (2014), Ehalaiye
và cộng sự (2018), Kothari và cộng sự (2010)… cũng nhận ra rằng các nhóm
Trang 37người dùng khác nhau có thể yêu cầu thông tin khác nhau và sử dụng thôngtin đó theo những cách khác nhau Nếu nhu cầu thông tin của các nhóm sửdụng thông tin BCTC này khác nhau rõ rệt, việc cung cấp cùng một bộ thôngtin BCTC sẽ là một thách thức đối với người sử dụng thông tin (Scott vàSmith, 1992) và các DN cung cấp thông tin có thể muốn phát triển một bộthông tin khác nhau cho các nhóm người dùng quan trọng Nếu nhu cầu thôngtin của các nhóm người dùng rất giống nhau thì ý tưởng cung cấp thông tincho mục đích chung là hợp lý Do đó việc đạt được mục tiêu của IASB vềBCTC cho mục đích chung đặt ra một số thách thức như: i) Nhận thức củangười dùng về việc sử dụng BCTC (tần suất sử dụng, các yếu tố cản trở việc
sử dụng BCTC, tầm quan trọng và đầy đủ của BCTC đối với việc ra quyếtđịnh); ii) Nhận thức của người dùng về tầm quan trọng của từng thuộc tínhCLTT BCTC; iii) Mức độ cải thiện CLTT BCTC theo mục tiêu đã đặt ra.Theo đó, nhận thức của nhóm người dùng khác nhau đối với từng thuộc tínhCLTT không giống nhau trong việc ra quyết định, Naser và cộng sự (2003)nhận thấy Tính kịp thời và Trình bày trung thực là quan trọng nhất trong cácthuộc tính CLTT BCTC, nghiên cứu của Abdelkarim và cộng sự (2009) tạiPalestine cho kết quả tương tự Tuy nhiên, Tasios và Bekiaris (2012), Dawd
và cộng sự (2018) lại nhận thấy thuộc tính quan trọng nhất là Trình bày trungthực và ít quan trọng nhất là Kịp thời Mbobo và Ekpo (2016), với mục tiêunghiên cứu là chứng minh cách các thuộc tính CLTT theo định nghĩa củaIASB là phù hợp để kiểm tra CLTT BCTC, nghiên cứu kết luận rằng, nhữngngười được hỏi nhận thấy thuộc tính Trình bày trung thực và Thích hợp là cókhả năng nâng cao CLTT BCTC hơn các thuộc tính khác Stainbank vàPeebles (2006) thực hiện nghiên cứu tại Nam Phi nhận thấy, với vai trò làngười sử dụng BCTC các kế toán viên nhận thấy rằng thuộc tính Có thể sosánh là thuộc tính quan trọng nhất, với vai trò là người lập BCTC xác địnhthuôc tính Trình bày trung thực là thuộc tính CLTT BCTC quan trọng nhất.Nghiên cứu của Smith (1996), khảo sát với đối tượng sử dụng thông tin
Trang 38BCTC là các sinh viên MBA nhận thấy, tính Dễ hiểu là thuộc tính quan trọngnhất trong khi nghiên cứu cũng chỉ ra những người hành nghề kế toán coi tínhKịp thời là thuộc tính quan trọng nhất Kết quả nghiên cứu của Ho và Wong(2001) tại Hồng Kong với đối tượng khảo sát người sử dụng thông tin là cácCFO cũng cho kết quả tương tự.
Nhìn chung, có rất nhiều quan điểm tiếp cận nghiên cứu xem xét CLTTBCTC trong các DN, mỗi quan điểm sẽ có những ưu điểm và nhược điểmriêng Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án với đối tượng khảo sát
là người dùng thông tin BCTC, tác giả lựa chọn quan điểm tiếp cận theo cáchthức nhận thức của người dùng BCTC đối với các thuộc tính CLTT Do đó,
để thông tin đảm bảo hữu ích cho việc ra quyết định, thông tin phải phù hợp
và đảm bảo chất lượng toàn diện đối với người sử dụng thông, bên cạnh đó,quy trình tạo sản phẩm hay quản lý hệ thống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sảnphẩm thông tin BCTC, vì vậy, chất lượng của những thông tin này không chỉđơn thuần đánh giá qua sản phẩm cuối cùng là báo cáo mà còn phụ thuộc vàochất lượng của quá trình tạo ra chúng Với vai trò khởi điểm của quy trình tạosản phẩm thông tin BCTC, Năng lực của kế toán và Vai trò của nhà quản trị
DN đóng góp rất lớn cho sự thành công của hệ thống thông tin và đảm bảoCLTT BCTC bên cạnh các nhân tố khác (Mardinan và cộng sự., 2018) Phầntiếp theo, tác giả luận án sẽ tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC
và tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng theo hướng tiếp cận quy trình tạo lập sảnphẩm thông tin BCTC dựa trên đối tượng sản xuất thông tin
1.2.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trong lĩnh vực
kế toán là một đề tài thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu vàđang tiếp tục phát triển và hoàn thiện (Hongjiang Xu và cộng sự., 2003).Thông thường, khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC, các nhà
Trang 39nghiên cứu tiếp cận theo các phương pháp: i) Kế thừa thành quả nghiên cứu
trong lĩnh vực thông tin quản lý, các nhà nghiên cứu liệt kê các nhân tố ảnhhưởng đến CLTT từ các nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố phùhợp với đặc điểm và phạm vi nghiên cứu như Hongjiang Xu và cộng sự(2003, 2003b, 2009), Nader Rezaei (2013), Masood và cộng sự (2014)… ii)Nghiên cứu độc lập của lĩnh vực CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu tham khảocác cơ sở lý thuyết Lý thuyết đại diện, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lýthuyết thể chế hiện đại, Lý thuyết thông tin hữu ích…kết hợp với nghiên cứuđịnh tính đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình nghiên cứu và kiểm địnhlại mô hình bằng nghiên cứu định lượng, một số nhân tố trong mô hình đượcxem là những khám phá riêng biệt của nghiên cứu thuộc lĩnh vực CLTTBCTC Các nghiên cứu tiêu biểu gồm: Ismail (2009), Nunuy và cộng sự(2014)…iii) Kế thừa mô hình nghiên cứu về CLTT BCTC và CLTT tronglĩnh vực quản lý, sau đó tiến hành lựa chọn các nhân tố được xem là phù hợpvới phạm vi và đặc điểm nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính để đưa ra
mô hình nghiên cứu phù hợp Tiêu biểu có các nghiên cứu của Ahmad Hiyari và cộng sự (2013), Rapina (2014)…
Al-Tiếp cận theo nhóm nhân tố môi trường doanh nghiệp tác động tớiCLTT BCTC các nghiên cứu trong và ngoài nước thường phân loại thành 2nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới CLTT BCTC là nhóm nhân tố bên trong
và nhóm nhân tố bên ngoài DN Nhóm nhân tố bên ngoài DN bao gồm: Kiểmtoán độc lập; Các thực thể trung gian (Thuê ngoài công tác kế toán, đơn vịcung cấp phần mềm kế toán); Áp lực của các bên liên quan (Thuế, ngânhàng); Môi trường pháp lý; Hệ thống thuế…với các nghiên cứu điển hình củaDoupnik và Salter (1992), Ball và cộng sự (2000), Leuz và cộng sự (2003),Bushman và Piotroski (2006), McFie (2006), Soderstrom và Sun (2007), AI-Hiyari và cộng sự (2013), Trần Thị Kim Anh (2005), Phạm Quốc Thuần(2016), Đào Thị Nhung (2020)…Nhóm nhân tố bên trong DN bao gồm: Vaitrò của nhà quản trị; Quản trị công ty; Công nghệ thông tin; Kiểm soát nội bộ;
Trang 40Đào tạo nhân viên; Văn hóa cơ cấu tổ chức; Năng lực của nhân viên kế toán;Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán Các nhân tố thuộc thuộc tính của doanhnghiệp: Niêm yết; Quy mô; Phân bố quyền sở hữu…
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC trong các DN đượctrình bày tại Phụ lục 01
1.2.3 Mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Phần lớn các nghiên cứu đi trước đã cung cấp bằng chứng mang tínhthực tiễn về ảnh hưởng của các nhân tố bất định đối với CLTT BCTC (Dewi
và cộng sự., 2019; Mardinan và cộng sự., 2018; Nirwana và Haliah, 2018).Nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực được rất nhiều nhà nghiên cứuquan tâm bởi lẽ nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt và đóng vai tròquyết định đối với sự thành bại của tổ chức (Brown, 2004) Cũng theo Brown(2004), nhân lực gồm toàn bộ các tiềm năng về con người trong một tổ chức,
từ nhân viên tới lãnh đạo cấp cao Xét trong phạm vi các nhân tố thuộc vềnguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến CLTT BCTC thì Năng lực của kếtoán và Vai trò nhà quản trị được xem là những nhân tố chủ đạo và quan trọngnhất (Nakmahachalasint và Narktabtee, 2019) Vai trò của nhà quản trịthường được khái niệm thành: nhận thức, thái độ của nhà quản trị đối vớicông tác kế toán, hỗ trợ của nhà quản trị, hành vi quản trị lợi nhuận của nhàquản trị; quyết định của nhà quản trị…; Năng lực của kế toán tiếp cận dướigóc độ: trình độ, kinh nghiệm, chất lượng nguồn nhân lực kế toán, sự am hiểu
DN và am hiểu các quy định về kế toán, độc lập nghề nghiệp, đào tạo và đàotạo liên tục, kế toán thuê ngoài …) Do vậy, việc xem xét đồng thời Năng lựccủa kế toán và Vai trò của nhà quản trị đến CLTT BCTC trong DN là cầnthiết
Như đã trình bày tại mục 1.2.2, với hướng tiếp cận nghiên cứu dựa theo
mô hình quy trình tạo lập sản phẩm thông tin BCTC dựa trên đối tượng sản