1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

244 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1 Tổng quan các phương pháp tiếp cận và đo lường chất lượng thông tin báo cáo tài chính (22)
      • 1.1.1 Đo lường theo chất lượng lợi nhuận (26)
      • 1.1.2 Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin (26)
      • 1.1.3 Đo lường theo một số yếu tố cụ thể của báo cáo tài chính (27)
      • 1.1.4 Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính (29)
    • 1.2 Quan điểm nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính (33)
      • 1.2.1 Quan điểm nghiên cứu về chất lượng thông tin báo cáo tài chính (33)
      • 1.2.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính (38)
      • 1.2.3 Mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chất lượng thông tin báo cáo tài chính (39)
    • 1.3 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (44)
      • 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (44)
      • 1.3.2 Mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (46)
    • 1.4 Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (55)
    • 2.1 Khung khái niệm cho báo cáo tài chính (55)
      • 2.1.1 Phạm vi và mục tiêu của báo cáo tài chính (55)
      • 2.1.2 Khung khái niệm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (59)
    • 2.2 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính và các thuộc tính đánh giá chất lượng50 (62)
      • 2.2.1 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính (62)
      • 2.2.2 Các thuộc tính đánh giá chất lượng thông tin báo cáo tài chính (66)
    • 2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa (71)
      • 2.3.1 Đóng góp kinh tế và xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (71)
      • 2.3.2 Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cho mục đích báo cáo tài chính (72)
      • 2.3.3 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính (75)
    • 2.4 Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu (89)
      • 2.4.1 Lý thuyết thông tin hữu ích (89)
      • 2.4.2 Lý thuyết đại diện/ủy nhiệm (90)
    • 2.5 Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu (92)
      • 2.5.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu (92)
      • 2.5.2 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu (93)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (98)
    • 3.1 Xây dựng quy trình nghiên cứu (98)
    • 3.2 Nghiên cứu định tính (99)
      • 3.2.1 Đối tượng tham gia thảo luận (100)
      • 3.2.2 Kết quả thảo luận (101)
    • 3.3. Nghiên cứu định lượng (112)
      • 3.3.1 Công cụ thu thập dữ liệu (113)
      • 3.3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu (114)
      • 3.3.3 Phương pháp phân tích (117)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (122)
    • 4.1 Kết quả nghiên cứu (122)
      • 4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính (122)
      • 4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ (123)
      • 4.1.3 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức (124)
    • 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (127)
      • 4.2.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo (127)
      • 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (130)
      • 4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (133)
      • 4.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) (136)
  • CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ (142)
    • 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (142)
    • 5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu (143)
      • 5.2.1 Thảo luận về các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các (143)
      • 5.2.2 Thảo luận về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (149)
    • 5.3 Một số khuyến nghị (163)
      • 5.3.1 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (163)
      • 5.3.2 Khuyến nghị đối với Các cơ quan giám sát (171)
    • 5.4. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai (172)
  • KẾT LUẬN (54)
  • PHỤ LỤC (21)

Nội dung

Với quan điểm tiếp cận coi trọng quy trình tạo lập thông tin hướng tới xem xét từng thuộc tính CLTT BCTC, xác định ảnh hưởng đồng thời và trực tiếp của các nhân tố Vai trò nhà quản trị,

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan các phương pháp tiếp cận và đo lường chất lượng thông tin báo cáo tài chính

Dựa theo khuôn mẫu của CMKT quốc tế (IAS 01), CLTT BCTC là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các đầu tư hiện tại, tiềm năng và người cho vay, chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định” Đối với người sử dụng, CLTT BCTC được định nghĩa là sự phù hợp để sử dụng bao gồm: Chính xác, Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán (Baltzan, 2012) IASB (2008) cho rằng, CLTT BCTC được hiểu như là những thuộc tính làm cho những thông tin trình bày trên các BCTC trở nên hữu ích đối với những người sử dụng thông tin bao gồm: Có thể hiểu được, Thích hợp, Đáng tin cậy,

Có thể so sánh Dù mỗi quan điểm và định nghĩa về chất lượng thông tin tuy có khác nhau nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất trong cách nhìn nhận CLTT BCTC phải đảm bảo được các đặc trưng cơ bản của thông tin và phụ thuộc vào yếu tố cảm nhận, đánh giá của người có nhu cầu sử dụng

Trong bất kỳ một nghiên cứu nào có liên quan đến chất lượng BCTC, mặc dù chất lượng BCTC đóng vai trò là nhân tố ảnh hưởng hay nhân tố bị ảnh hưởng thì việc đo lường chất lượng BCTC là rất quan trọng, vì nó quyết định đến hiệu quả một cuộc nghiên cứu (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016) Geert Braam và Ferdy van Beest (2013) cho rằng, vấn đề chính yếu trong nghiên cứu về CLTT BCTC là tìm hiểu phương thức xác định, đánh giá CLTT BCTC Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm mà nhà nghiên cứu sử dụng các cách thức khác nhau để đánh giá CLTT BCTC (Andra Gajevszky, 2015) Do đó, để đánh giá CLTT BCTC các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều tập trung đánh giá theo giá trị thông tin trên BCTC các DN mang lại Tuy nhiên, CLTT BCTC khó có thể quan sát trực tiếp được, xuất phát từ đặc điểm này, trong các nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau như: Đo lường theo chất lượng lợi nhuận; Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin; Đo lường theo một số thuộc tính cụ thể của CLTT BCTC và Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT và có thể được tổng quan theo bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1 Tổng hợp các phương pháp đo lường CLTT BCTC Đo lường theo chất lượng lợi nhuận (Accrual models) Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin (Value relevance models) Đo lường theo một số thuộc tính/ yếu tố cụ thể của CLTT BCTC (Specific items as proxies for FRQ) Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT (QCs-based approach)

Mô tả • Sử dụng chất lượng thu nhập như một đại diện để đánh giá chất lượng BCTC

• Các mô hình được sử dụng rộng rãi là; Jones (1991),

• Kiểm tra mối quan hệ giữa số liệu thu nhập (biến kế toán) trên BCTC và giá cổ phiếu

• Mô hình thường được sử dụng là Ohlson (1995)

• Xem xét các yếu tố/khía cạnh cụ thể trong BCTC (ví dụ: giá trị hợp lý, chất lượng của kiểm soát nội bộ, báo cáo của kiểm toán viên, tính dễ đọc của thông tin, v.v.), hoặc các thuộc tính chất lượng riêng lẻ (ví dụ: tính tin cậy, tính phù hợp, tính kịp thời) làm đại diện cho việc đánh giá chất lượng

• Không có sẵn mô hình được chấp nhận phổ biến

• Đánh giá CLTT BCTC dựa trên tính hữu ích của thông tin trong việc ra quyết định đối với các nhà đầu tư và chủ nợ dựa trên các thuộc tính chất lượng như được mô tả trong Khung khái niệm của IASB

• Mô hình thường được sử dụng là Beest và cộng sự (2009) và Braam và Beest (2013) Ưu điểm

• Tương đối dễ dàng trong việc thu thập và đo lường dữ liệu

• Giúp phân tích hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm của công ty đến chất lượng lợi nhuận

• Tập trung vào nội hàm dữ liệu kế toán và phản ứng của thị trường chứng khoán

• Cung cấp các đánh giá sâu sắc về giá trị kinh tế của dữ liệu thu nhập để đo lường CLTT BCTC

• Kiểm tra chi tiết một khía cạnh cụ thể của CLTT

• Xem xét khía cạnh phi tài chính của CLTT

• Đo trực tiếp CLTT BCTC

• Xác định CLTT BCTC tập trung trực tiếp vào tính hữu ích trong việc ra quyết định như được xác định bởi Khung khái niệm IASB

• Đứng trên quan điểm của người dùng chẳng hạn như chất lượng (hữu ích) để làm gì? và chất lượng (hữu ích) cho ai?

• Thu thập cả thông tin tài chính và phi tài chính để hỗ trợ việc ra quyết định của người dùng Đo lường theo chất lượng lợi nhuận (Accrual models) Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin (Value relevance models) Đo lường theo một số thuộc tính/ yếu tố cụ thể của CLTT BCTC (Specific items as proxies for FRQ) Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT (QCs-based approach)

• Xem xét tất cả các thuộc tính CLTT BCTC

• Đo lường CLTT BCTC dựa trên số liệu cụ thể

• Đo lường dựa trên giả định rằng lợi nhuận của DN là khoản mục quan trọng nhất trong BCTC

• Các vấn đề về phân biệt giữa các khoản lợi nhuận tích lũy và không tích lũy

• Các công cụ phát hiện quản trị lợi nhuận cho thấy tầm quan trọng của chất lượng lợi nhuận hơn là CLTT BCTC

• Chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính của chất lượng BCTC

• Chỉ xem xét các thông tin được công bố trong BCTC

• Bỏ qua đánh giá của người dùng

• Đo lường CLTT BCTC một cách gián tiếp

• Đo lường CLTT BCTC dựa trên số liệu cụ thể

• Khả năng áp dụng bị hạn chế trong trường hợp không có thị trường vốn phát triển

• Chỉ xem xét các thông tin được công bố trong báo cáo tài chính để đánh giá CLTT BCTC

• Không quan tâm đến cảm nhận của người dùng

• Đo lường dựa trên giả định rằng thông tin kế toán tương ứng trực tiếp với giá trị thị trường

• Đo lường CLTT BCTC một cách gián tiếp

• Đo lường CLTT BCTC dựa trên số liệu cụ thể

• Tập trung một phần và không cung cấp một cái nhìn tổng thể đầy đủ về CLTT BCTC

• Chỉ xem xét một hoặc một số thuộc tính CLTT

• Không tập trung vào đánh giá của người dùng

• Bị ảnh hưởng bởi thành kiến cá nhân và chủ quan của nhà nghiên cứu trong việc đo lường đầy đủ theo các thuộc tính CLTT

• Khó khăn trong việc xác định tất cả các mối quan hệ giữa thuộc tính CLTT

• Các quan điểm đồng thuận của IASB không có khả năng phản ánh nhận thức và kinh nghiệm của người sử dụng thông tin BCTC Đo lường theo chất lượng lợi nhuận (Accrual models) Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin (Value relevance models) Đo lường theo một số thuộc tính/ yếu tố cụ thể của CLTT BCTC (Specific items as proxies for FRQ) Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT (QCs-based approach)

Công bố bởi các nhà nghiên cứu

Gul và cộng sự (2003); Dowdell và Krishnan (2004); Aboody,

Hughes và Liu (2005); Francis và cộng sự (2005); Biddle và cộng sự (2009); Beneish (2001);

Nguyễn Thị Thanh Phương và Đặng Ngọc Hùng (2020)

Aboody và cộng sự (2002); Barth và cộng sự (2001); Burgstahler và Dichev (1997); Yasas và Perera

Giá trị hợp lý - Koonce, Nelson, và Shakespeare (2011); báo cáo của kiểm toán viên – Grey và cộng sự (2011); khả năng dễ đọc của thông tin - Biddle và cộng sự (2009); Các thuộc tính CLTT riêng lẻ - Armstrong và cộng sự (2010); Daske và Gebhardt (2006);

Jonas và Blanchet (2000); Kythreotis (2014); Parry và Groves (1990);

Abedana và cộng sự (2016); Agienohuwa và Ilaboya (2018); Agyei-Mensah (2013); Braam và Beest (2013); Ferdy van Beest và cộng sự (2009); Chakroun và Hussainey (2014); Dimi và cộng sự (2014); Jerry và Saidu (2018); Mbobo và Ekpo (2016); Yurisandi và Puspitasari

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.1.1 Đ o l ườ ng theo ch ấ t l ượ ng l ợ i nhu ậ n

Quản trị lợi nhuận là “sự can thiệp có mục đích vào quy trình BCTC với mục đích đạt được một số lợi ích cá nhân” (Schipper, 1989) Các mô hình dồn tích sử dụng các cấp độ quản trị lợi nhuận hoặc chất lượng lợi nhuận làm đại diện cho CLTT BCTC Một mô hình được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là mô hình Jones (1991) như Gul và cộng sự (2003), Dowdell và Krishnan (2004), Beneish (2001)…sử dụng mô hình này xem CLTT BCTC là thước đo nghịch đảo của chất lượng lợi nhuận Mô hình chất lượng dồn tích của Dechow và Dichev (2002) được sử dụng bởi Aboody và cộng sự (2005), Biddle và cộng sự (2009), Francis và cộng sự (2005), Nguyễn Thị Thanh Phương và Đặng Ngọc Hùng (2020)…đo lường mức độ hiệu quả của các khoản dồn tích phản ánh lên dòng tiền (Tasios và Bekiaris, 2012) Biddle và cộng sự (2009) sử dụng mô hình Dechow và Dichev (2002) làm đại diện cho CLTT BCTC trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư Các mô hình đánh giá CLTT BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận dựa trên giả định rằng chất lượng lợi nhuận của DN được cho là mục quan trọng nhất trong BCTC là điểm cốt lõi của BCTC Hành vi quản trị lợi nhuận được cho là có tác động tiêu cực đến CLTT BCTC bằng cách giảm tính hữu ích của thông tin BCTC (Van Tendeloo và Vanstraelen,

2005) Ưu điểm của việc sử dụng thước đo lợi nhuận là có cơ hội quan sát kết quả của các đặc điểm công ty về mức độ quản trị lợi nhuận và tương đối dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu và đo lường (Dechow và cộng sự., 1995) Do đó, Mbobo và Ekpo (2016) lập luận rằng hầu hết các nhà phân tích có xu hướng sử dụng phương pháp này khi phân tích hoạt động của một DN Tuy nhiên, mô hình này chỉ cung cấp thước đo gián tiếp cho CLTT BCTC và phương pháp đo lường này là khó phân biệt lợi nhuận mà ban điều hành có thể chi phối và lợi nhuận không thể chi phối (Healy vàWahlen, 1999) Ngoài ra, các phương pháp đo lường dựa trên lợi nhuận nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng lợi nhuận hơn là CLTT BCTC và không tập trung vào thông tin phi tài chính trong quá trình ra quyết định

1.1.2 Đ o l ườ ng d ự a trên tính thích h ợ p c ủ a thông tin

Các mô hình liên quan đến tính thích hợp của thông tin thường kiểm tra dựa trên mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và dữ liệu thu nhập được báo cáo trên BCTC Điều này nhằm đánh giá liệu các số liệu được trình bày trên BCTC có hiện thị được các thông tin nhà đầu tư sử dụng để đánh giá vốn chủ sở hữu của DN hay không (Barth và cộng sự.,

2001) và quan sát mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và các biến số kế toán (Beaver, 2002) Các mô hình được sử dụng thường xuyên nhất trong nghiên cứu về tính thích hợp của thông tin là các mô hình Ohlson (1995, 1999) được sử dụng trong hàng trăm bài báo thuộc các lĩnh vực khác nhau Một số sử dụng mô hình Ohlson để đánh giá CLTT BCTC như Aboody và cộng sự (2002), Burgstahler và Dichev (1997), Yasas và Perera (2019)…Trong cách tiếp cận dựa trên tính phù hợp của thông tin, giá cổ phiếu được coi là giá trị thị trường của DN, trong khi thông tin kế toán trên BCTC đại diện cho giá trị

DN được lập trên dữ liệu kế toán Do đó, các mô hình như vậy đo lường CLTT BCTC bằng cách tập trung vào mối liên hệ giữa số liệu kế toán và phản ứng của thị trường chứng khoán Tuy nhiên trong trường hợp không có thị trường vốn phát triển và hiệu quả, những thay đổi trong thông tin kế toán sẽ không hoàn toàn tương ứng với những thay đổi trong giá trị thị trường của DN Ngoài ra, mô hình này tập trung vào quan điểm của nhà đầu tư Mặc dù mô hình này cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị kinh tế của các số liệu về thu nhập, Mbobo và Ekpo (2016) lập luận rằng nó không giúp phân biệt mức độ Thích hợp và Trình bày trung thực của thông tin BCTC và nó chỉ cung cấp một thước đo gián tiếp về CLTT BCTC

Quan điểm nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính

1.2.1 Quan đ i ể m nghiên c ứ u v ề ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính

Các nghiên cứu kế thừa phương pháp đo lường CLTT BCTC đầy đủ dựa trên các thuộc tính chất lượng của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) được kế thừa toàn bộ hoặc chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với mục đích nghiên cứu trong các bối cảnh khác nhau, tuy nhiên, có thể nhóm thành ba loại sau: i) phân tích nội dung của các BCTC hàng năm, ii) CLTT BCTC ảnh hưởng bởi IFRS, iii) nghiên cứu về nhận thức của người dùng BCTC Việc tổng quan này giúp lựa chọn quan điểm tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án này

1.2.1.1 Nghiên cứu phân tích nội dung của báo cáo tài chính

Các nghiên cứu phân tích nội dung BCTC như nghiên cứu của Chakroun và Hussainey (2014) dựa trên nghiên cứu của Ferdy van Beest và cộng sự (2009), tập trung vào 56 BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Tunisia Dựa trên dữ liệu thu thập được, nghiên cứu cho thấy sự độc lập của HĐQT ảnh hưởng tiêu cực (tích cực) đến CLTT Dimi và cộng sự (2014) đã kiểm tra tính hữu ích của thông tin trong việc ra quyết định, nhấn mạnh vào mức độ tuân thủ của các thuộc tính CLTT đưa ra đánh giá quy chuẩn về CLTT BCTC tại Nam Phi trong bối cảnh chuyển sang Báo cáo tích hợp Dựa trên ý kiến của các chuyên gia quan điểm về báo cáo của DN, họ nhận thấy rằng những thay đổi trong chính sách kế toán; trình bày lại kết quả, việc sử dụng thuyết minh BCTC và thông tin bổ sung trong BCTC của các công ty Nam Phi cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng Ngoài ra, những người được khảo sát nhận thấy, BCTC cần cải thiện việc công bố thông tin và tích hợp thông tin phi tài chính với hiệu quả tài chính và tầm nhìn của DN Một nghiên cứu được thực hiện bởi Jerry và Saidu

(2018) đã xem xét tác động của quy mô công ty kiểm toán đối với CLTT BCTC của các công ty bảo hiểm niêm yết tại Nigeria, nghiên cứu cho thấy quy mô của công ty kiểm toán có tác động tích cực và đáng kể tới CLTT BCTC Rashid (2020) đã phân tích 296 báo cáo thường niên của các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Dhaka (Bangladesh) trong các năm 2015 và 2016 để xem xét tác động của CLTT BCTC đối với biến động giá cổ phiếu Rashid đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa CLTT BCTC và biến động giá cổ phiếu Hơn nữa, tác động của các thuộc tính gia tăng CLTT (Dễ hiểu, Có thể so sánh, Kịp thời) đối với biến động giá cổ phiếu mạnh hơn các thuộc tính cơ bản (Thích hợp, Trình bày trung thực)

Nghiên cứu dựa trên ảnh hưởng của IFRS

Nghiên cứu về CLTT ảnh hưởng bởi IFRS, Agyei-Mensah (2013) xem xét CLTT BCTC do các công ty niêm yết tại Ghana trước và sau khi áp dụng IFRS Kết quả chỉ ra rằng, CLTT BCTC được cải thiện đáng kể sau khi áp dụng IFRS và các DN tuân thủ tuyệt đối các CMKT của IASB Kết quả tiếp tục cho thấy rằng quy mô công ty về tài sản ròng và kiểm toán viên có ý nghĩa thống kê với CLTT BCTC Yurisandi và Puspitasari (2015) đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS đối với CLTT BCTC bằng cách tiến hành một nghiên cứu tiền kiểm tại Indonesia Nghiên cứu nhận thấy rằng các thuộc tính Thích hợp, Dễ hiểu và Có thể so sánh đã tăng lên sau khi áp dụng IFRS Abedana và cộng sự (2016) xem xét liệu việc áp dụng IFRS có dẫn đến chất lượng công bố thông tin BCTC cao hơn hay không Nghiên cứu của họ đã kiểm tra BCTC của 22 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Ghana để xác định chất lượng công bố thông tin BCTC trong giai đoạn trước và sau khi áp dụng IFRS bằng cách sử dụng thang đo có sửa đổi của Ferdy van Beest cộng sự (2009) chỉ số đo lường chất lượng Nghiên cứu cho thấy rằng có một mối tương quan tích cực đáng kể giữa chất lượng công bố thông tin (dựa trên các thuộc tính chất lượng như tính Thích hợp, Trình bày trung thực,

Dễ hiểu và Có thể so sánh) và việc áp dụng IFRS Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Agienohuwa và Ilaboya (2018), sau khi áp dụng IFRS, CLTT BCTC đã được cải thiện đáng kể, đánh giá dựa trên các thuộc tính Thích hợp, Trình bày trung thực, Có thể so sánh, Dễ hiểu và Kịp thời

1.2.1.2 Nghiên cứu về nhận thức của người dùng báo cáo tài chính

Quan điểm nghiên cứu coi trọng tính phù hợp của thông tin đối với người sử dụng thông tin: Quan điểm này dựa trên triết lý, sản phẩm đạt chất lượng phải phù hợp với người sử dụng, theo đó, người sử dụng là đối tượng đưa ra các yêu cầu về hình thức và chất lượng sản phẩm, nếu người sử dụng càng đưa ra các yêu cầu cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết thì sản phẩm sẽ càng được cụ thể hóa về mặt chất lượng (Juran, 1988) Theo quan điểm này một số nghiên cứu đã xây dựng mô hình giải thích chất lượng hệ thống thông tin được đo lường bằng thành công về mặt kỹ thuật thông tin và sự hài lòng của người sử dụng, điển hình là mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (1992,

2003) Nghiên cứu cho rằng hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng các kỹ thuật công nghệ để thu thập, truyền đạt, xử lý, lưu trữ và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều chu trình kinh doanh Nó có ảnh hưởng đến cá nhân người sử dụng sau đó lan tỏa đến tổ chức Trong đó, thông tin có chất lượng được xác định bởi niềm tin, kỳ vọng của người dùng về tính chính xác, kịp thời và hữu ích của họ, còn chất lượng hệ thống (dịch vụ) là sự thỏa mãn của người dùng với dịch vụ mà họ đang sử dụng Từ đó, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong hệ thống TTKT bao gồm: Chất lượng hệ thống, Chất lượng thông tin, Quá trình sử dụng hệ thống thông tin, Sự hài lòng của người sử dụng, Ảnh hưởng cá nhân và Ảnh hưởng của tổ chức Ưu điểm của quan điểm này là đề cao giá trị cốt lõi về lý thuyết chất lượng sản phẩm vì coi trọng đánh giá của người sử dụng, từ đây thuộc tính cơ bản của thông tin được mô tả là tính hữu ích trên phương diện cân bằng với nhu cầu người dùng Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là hướng tới xây dựng chất lượng cho các sản phẩm hữu hình nhưng thông tin lại là sản phẩm vô hình nên nếu sử dụng quan điểm này để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC sẽ mang tính chất phiến diện Mặt khác, quan điểm này cũng không đề cập được đầy đủ và toàn vẹn các thuộc tính cơ bản của thông tin nên chưa thực sự đạt được giá trị với quyết định của người sử dụng (Đào Thị Nhung, 2020)

Quan điểm nghiên cứu quản lý chất lượng toàn diện: Dựa trên triết lý quản lý là trách nhiệm gia tăng chất lượng sản phẩm và xử lý kinh doanh thuộc về nhóm người liên quan tới việc tạo ra và sử dụng sản phẩm do DN cung cấp nhằm đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng một cách ổn định, lâu dài Nhóm người này bao gồm người quản lý, tất cả các nhân viên trong DN, nhà cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cho khách hàng và bản thân khách hàng (Phạm Quốc Thuần, 2016) Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên triết lý và quản điểm quản lý chất lượng toàn diện để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT Saraph và cộng sự (1989) đã chỉ ra tám nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chất lượng gồm: Vai trò của nhà quản trị cấp cao và chiến lược chất lượng, Vai trò của bộ phận chất lượng, Đào tạo, Thiết kế sản phẩm dịch vụ, Quản trị chất lượng nhà cung cấp, Quản trị quy trình, Dữ liệu chất lượng và báo cáo, Quan hệ nhân viên Kết quả nghiên cứu của Wang (1998) cũng cho thấy các nhân tố góp phần gia tăng CLTT cụ thể: Xác định rõ sản phẩm thông tin, Sự tham gia của nhà quản trị cấp cao, Vai trò của người sử dụng thông tin, Vai trò của đào tạo kỹ năng đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng, Thể chế hóa quá trình cải tiến chất lượng một cách liên tục Ưu điểm của quan điểm này đã mô tả đầy đủ được thành phần cấu tạo CLTT, đề cao vị trí và vai trò quản lý, nhân lực tham gia trong quy trình xây dựng, phát triển hệ thống để tạo và cung cấp sản phẩm thông tin Nhược điểm là các thành phần cấu trúc chi tiết của hệ thống chưa được đề cập cụ thể, vì coi trọng chất lượng sản phẩm nên mối quan hệ giữa hệ thống xử lý và con người, các cam kết và truyền thông đôi khi bị mờ nhạt

Quan điểm coi trọng quy trình tạo lập thông tin đáp ứng yêu cầu người sử dụng: Được xây dựng bởi Wang và cộng sự (1998) khi đánh giá về chất lượng dữ liệu dựa trên quan điểm coi thông tin như sản phẩm vật lý, theo đó thông tin BCTC là kết quả của quá trình lập, trình bày và công bố đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng Với tiêu chí đó nên hệ thống tạo ra thông tin và quy trình tạo sản phẩm hay quản lý hệ thống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Quá trình tạo lập thông tin BCTC có thể tóm tắt từ việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua hệ thống xử lý nghiệp vụ của kế toán, đảm bảo các nghiệp vụ ghi nhận phù hợp với các CMKT hiện hành gắn với trách nhiệm của nhà quản lý trong việc cung cấp nguồn lực để thực hiện các quy trình để cho ra sản phẩm thông tin BCTC đáp ứng nhu cầu người sử dụng (Neely và Cook,

2008) McFie (2006) cho rằng, thông tin BCTC là kết quả của quá trình bao gồm 3 hoạt động: lập, trình bày và công bố và đều gắn với nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp, trong đó:(i) Hoạt động lập: bao gồm các thông tin tài chính được tạo lập từ các số liệu kế toán thông qua quy trình kế toán từ việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân thủ các CMKT Sự hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng sản xuất thông tin và quá trình lập BCTC; (ii) Hoạt động trình bày: bao gồm trình bày những giải thích về các hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các biểu đồ, tỷ lệ, hình thức báo cáo; (iii) Hoạt động công bố: công bố các thông tin tài chính và phi tài chính kể cả việc công bố về những giải thích trong vấn đề lựa chọn các chính sách và ước tính kế toán Như vậy, chất lượng của những thông tin này không đơn thuần chỉ là đánh giá thông qua sản phẩm cuối cùng là các báo cáo, mà nó phụ thuộc vào chất lượng từng bước trong quá trình tạo ra chúng Ưu điểm của quan điểm này là CLTT phụ thuộc từ chất lượng đầu vào - quá trình hình thành và hệ thống quản lý thông tin, truyền thông tin Nhược điểm là chưa phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc hệ thống có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, điều này có thể gây khó khăn khi xây dựng mô hình nghiên cứu

Quan điểm thỏa mãn nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau: BCTC là một hệ thống thông tin liên lạc giữa DN và các bên liên quan (Hasan và cộng sự., 2014) Các nghiên cứu thực hiện bởi Al-Ajmi (2009), De Zoysa và Rudkin (2010), Naser và cộng sự (2003) lưu ý rằng người dùng BCTC sử dụng thông tin trên BCTC để đưa ra quyết định, tuy nhiên, các vấn đề xung quanh CLTT BCTC đối với người dùng vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận Scott và Smith (1992) nhận thấy BCTC của các DN là thiên vị và thiếu tính trung thực McCartney (2004) nhấn mạnh khả năng mất đi tính Thích hợp của thông tin BCTC do ngày càng có nhiều nguồn thông tin sẵn cho người dùng Do đó, CLTT BCTC được xác định độc lập và không tham chiếu đến nhu cầu của người sử dụng thông tin hoặc tính hữu ích của thông tin hoặc việc sử dụng thông tin trong thực tế của họ Cohen và Karatzimas (2017) đã kiểm tra nhận thức của các nhóm người dùng về các đặc tính chất lượng của BCTC sau khi Hy Lạp áp dụng cơ sở dồn tích gồm nhóm người dùng bên ngoài, nhà quản trị, nhà đầu tư, chủ nợ và các cơ quan quản lý giám sát Kết quả cho thấy các nhóm người dùng khác nhau đưa ra những đánh giá khác nhau về CLTT BCTC và sự hữu ích của các thông tin kế toán trình bày trên BCTC Cụ thể, nhóm người dùng bên ngoài đánh giá cao tính có thể hiểu được nhưng đánh giá thấp giá trị phản hồi và giá trị dự đoán của thông tin (tính thích hợp); tức là theo họ BCTC không phản ánh chính xác về tình trạng tài chính của DN nên ít hữu ích với họ khi sử dụng để ra quyết định Về phía các nhà đầu tư, kết quả nghiên cứu cho thấy, CLTT BCTC và tính hữu ích của quyết định mới chỉ đạt gần mức trung bình, nghĩa là hệ thống kế toán mới tạo ra các báo cáo có chất lượng vừa phải chứ chưa đáp ứng được kỳ vọng, các nhóm còn lại cho kết quả hài lòng với CLTT BCTC của các đơn vị được khảo sát Mặc dù khung khái niệm của IASB công nhận rằng nhóm người dùng chính của BCTC là các nhà đầu tư hoặc chủ nợ, đồng thời, các nghiên cứu tiền nhiệm của Barth và cộng sự (2008), Cascino và cộng sự (2014), Ehalaiye và cộng sự (2018), Kothari và cộng sự (2010)… cũng nhận ra rằng các nhóm người dùng khác nhau có thể yêu cầu thông tin khác nhau và sử dụng thông tin đó theo những cách khác nhau Nếu nhu cầu thông tin của các nhóm sử dụng thông tin BCTC này khác nhau rõ rệt, việc cung cấp cùng một bộ thông tin BCTC sẽ là một thách thức đối với người sử dụng thông tin (Scott và Smith, 1992) và các DN cung cấp thông tin có thể muốn phát triển một bộ thông tin khác nhau cho các nhóm người dùng quan trọng Nếu nhu cầu thông tin của các nhóm người dùng rất giống nhau thì ý tưởng cung cấp thông tin cho mục đích chung là hợp lý

Do đó việc đạt được mục tiêu của IASB về BCTC cho mục đích chung đặt ra một số thách thức như: i) Nhận thức của người dùng về việc sử dụng BCTC (tần suất sử dụng, các yếu tố cản trở việc sử dụng BCTC, tầm quan trọng và đầy đủ của BCTC đối với việc ra quyết định); ii) Nhận thức của người dùng về tầm quan trọng của từng thuộc tính CLTT BCTC; iii) Mức độ cải thiện CLTT BCTC theo mục tiêu đã đặt ra Theo đó, nhận thức của nhóm người dùng khác nhau đối với từng thuộc tính CLTT không giống nhau trong việc ra quyết định, Naser và cộng sự (2003) nhận thấy Tính kịp thời và Trình bày trung thực là quan trọng nhất trong các thuộc tính CLTT BCTC, nghiên cứu của Abdelkarim và cộng sự (2009) tại Palestine cho kết quả tương tự Tuy nhiên, Tasios và Bekiaris (2012), Dawd và cộng sự (2018) lại nhận thấy thuộc tính quan trọng nhất là Trình bày trung thực và ít quan trọng nhất là Kịp thời Mbobo và Ekpo (2016), với mục tiêu nghiên cứu là chứng minh cách các thuộc tính CLTT theo định nghĩa của IASB là phù hợp để kiểm tra CLTT BCTC, nghiên cứu kết luận rằng, những người được hỏi nhận thấy thuộc tính Trình bày trung thực và Thích hợp là có khả năng nâng cao CLTT BCTC hơn các thuộc tính khác Stainbank và Peebles (2006) thực hiện nghiên cứu tại Nam Phi nhận thấy, với vai trò là người sử dụng BCTC các kế toán viên nhận thấy rằng thuộc tính Có thể so sánh là thuộc tính quan trọng nhất, với vai trò là người lập BCTC xác định thuôc tính Trình bày trung thực là thuộc tính CLTT BCTC quan trọng nhất Nghiên cứu của Smith (1996), khảo sát với đối tượng sử dụng thông tin BCTC là các sinh viên MBA nhận thấy, tính Dễ hiểu là thuộc tính quan trọng nhất trong khi nghiên cứu cũng chỉ ra những người hành nghề kế toán coi tính Kịp thời là thuộc tính quan trọng nhất Kết quả nghiên cứu của Ho và Wong (2001) tại Hồng Kong với đối tượng khảo sát người sử dụng thông tin là các CFO cũng cho kết quả tương tự

Nhìn chung, có rất nhiều quan điểm tiếp cận nghiên cứu xem xét CLTT BCTC trong các DN, mỗi quan điểm sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án với đối tượng khảo sát là người dùng thông tin BCTC, tác giả lựa chọn quan điểm tiếp cận theo cách thức nhận thức của người dùng BCTC đối với các thuộc tính CLTT Do đó, để thông tin đảm bảo hữu ích cho việc ra quyết định, thông tin phải phù hợp và đảm bảo chất lượng toàn diện đối với người sử dụng thông, bên cạnh đó, quy trình tạo sản phẩm hay quản lý hệ thống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thông tin BCTC, vì vậy, chất lượng của những thông tin này không chỉ đơn thuần đánh giá qua sản phẩm cuối cùng là báo cáo mà còn phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo ra chúng Với vai trò khởi điểm của quy trình tạo sản phẩm thông tin BCTC, Năng lực của kế toán và Vai trò của nhà quản trị DN đóng góp rất lớn cho sự thành công của hệ thống thông tin và đảm bảo CLTT BCTC bên cạnh các nhân tố khác (Mardinan và cộng sự., 2018) Phần tiếp theo, tác giả luận án sẽ tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC và tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng theo hướng tiếp cận quy trình tạo lập sản phẩm thông tin BCTC dựa trên đối tượng sản xuất thông tin

1.2.2 Nghiên c ứ u các nhân t ố ả nh h ưở ng t ớ i ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính

Nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trong lĩnh vực kế toán là một đề tài thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện (Hongjiang Xu và cộng sự., 2003) Thông thường, khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu tiếp cận theo các phương pháp: i)

Kế thừa thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin quản lý, các nhà nghiên cứu liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT từ các nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố phù hợp với đặc điểm và phạm vi nghiên cứu như Hongjiang Xu và cộng sự (2003, 2003b, 2009), Nader Rezaei (2013), Masood và cộng sự (2014)… ii) Nghiên cứu độc lập của lĩnh vực CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu tham khảo các cơ sở lý thuyết Lý thuyết đại diện, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết thể chế hiện đại, Lý thuyết thông tin hữu ích…kết hợp với nghiên cứu định tính đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình nghiên cứu và kiểm định lại mô hình bằng nghiên cứu định lượng, một số nhân tố trong mô hình được xem là những khám phá riêng biệt của nghiên cứu thuộc lĩnh vực CLTT BCTC Các nghiên cứu tiêu biểu gồm: Ismail (2009), Nunuy và cộng sự (2014)…iii) Kế thừa mô hình nghiên cứu về CLTT BCTC và CLTT trong lĩnh vực quản lý, sau đó tiến hành lựa chọn các nhân tố được xem là phù hợp với phạm vi và đặc điểm nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp Tiêu biểu có các nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013), Rapina (2014)…

Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1 Các nhân t ố ả nh h ưở ng t ớ i ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính c ủ a doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a

Mặc dù các nghiên cứu và cơ quan chuyên môn đều đánh giá cao vai trò của DNNVV và BCTC có chất lượng của DNNVV là rất quan trọng, tuy nhiên nghiên cứu chuyên biệt về BCTC cho DNNVV vẫn chưa được chú trọng (Ayyagari và cộng sự.,

Năng lực của kế toán viên/kiểm toán nội bộ

- Có khả năng so sánh -

Cam kết của nhà quản trị

Hệ thống kiểm soát nội bộ

2007) và sự quan tâm nghiên cứu chỉ được chú ý sau khi IFRS cho SMEs được ban hành (Evans và cộng sự., 2005) Trong khi các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC được nghiên cứu rộng rãi ở các công ty niêm yết (Healy và Wahlen, 1999) thì CLTT BCTC của DNNVV vẫn còn rất hạn chế Tương tự như cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC trong các DN nói chung, các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DNNVV được tiếp cận theo các phương pháp: i) Xem xét ảnh hưởng tr ự c ti ế p của các nhân tố đến CLTT BCTC của các DNNVV gồm: (1) Vai trò của nhà quản trị (Thái độ đối với chức năng kế toán của nhà quản trị, hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản trị, hỗ trợ từ phía nhà quản trị, đặc điểm của nhà quản trị), (2) Năng lực của kế toán (vai trò của kế toán, chất lượng nguồn nhân lực kế toán, trình độ chuyên môn của người làm kế toán, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực), (3) Công nghệ thông tin (ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng phần mềm) (4) Hệ thống kiểm soát nội bộ (Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng hệ thống), (5) Khung pháp lý về kế toán (Vai trò của chuẩn mực kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách và hệ thống chứng từ, môi trường pháp lý, quy định về kế toán), (6) Thuế (áp lực thuế, chính sách thuế, quy định về thuế), (7) Kiểm toán (quy mô DN kiểm toán, tổ chức kiểm toán), (8) Quy mô DN, (9) Tổ chức bộ máy kế toán (thuê ngoài dịch vụ kế toán) Các nghiên cứu tiêu biểu gồm: Dang-Duc Son (2006); Ismail và King (2007); Valeria Albert và Serban (2012); Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013); Trần Thị Ngọc Cẩm và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2016); Phạm Quốc Thuần (2016); Phạm Thành Trung (2016); Đặng Thị Kiều Hoa (2016); Lưu Phạm Anh Thi (2018); Wiralestari và Riski Hernando (2019); Nguyễn Thị Thanh Trầm (2021)… ii) Xem xét ảnh hưởng gián ti ế p của một số nhân tố đến CLTT BCTC của các

DNNVV gồm: (1) Vai trò của nhà quản trị (Nhận thức và năng lực của chủ DN về kế toán, sự quan tâm của nhà quản trị tới công tác kế toán), (2) Năng lực của kế toán (Trình độ và năng lực của kế toán) (3) Thực hành CMKT Việt Nam, (4) Hoàn thiện khung pháp lý về kế toán cho DNNVV, (5) Hoàn thiện hệ thống BCTC cho DNNVV, (6) Áp dụng IFRS cho SMEs, (7) Tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV, (8) Thanh tra kiểm tra, (9) Mức độ phức tạp của hoạt động DNNVV, (10) Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin kế toán, (11) Hệ thống kiểm soát nội bộ, (12) Cơ sở hạ tầng kế toán, (13) Chi phí và lợi ích Các nghiên cứu tiêu biểu gồm: Trần Đình Khôi Nguyên (2010, 2013); Huỳnh Nguyên Thanh Trúc (2015); Bùi Phương Thanh (2018); Nguyễn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2018); Nguyễn Thị Cẩm Vân và Lê Thị Minh Hằng (2018); Nguyễn Bích Ngọc (2018); Nguyễn Thị Ánh Linh (2019); Lê Thị Minh Châu và Hoàng Thị Mai Anh (2019); Đoàn Thị Thùy Anh và cộng sự (2021)…

Tổng quan kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới CLTT BCTC của các DNNVV được tổng hợp tại Phụ lục 02

Do DNNVV có những đặc điểm riêng ảnh hưởng tới CLTT BCTC (được tác giả trình bày tại mục 2.3.3 của luận án) theo đó, khi tiếp cận theo quan điểm coi trọng quá trình tạo lập thông tin kế toán, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới CLTT BCTC của các DNNVV đều bị ảnh hưởng bởi nhân tố Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán Đối với nhân tố kiểm soát nội bộ do đặc thù về mặt quy mô của DNNVV chức năng kiểm soát nội bộ được thực hiện luôn bởi nhà quản trị và kế toán tại DNNVV (Bùi Phương Thanh, 2018) Việc tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê ngoài công tác kế toán thường phụ thuộc rất lớn vào quyết định của nhà quản trị DN và chủ yếu sử dụng cho

DN siêu nhỏ, CLTT BCTC được tạo lập bởi đội ngũ kế toán thuê ngoài đồng nhất với CLTT BCTC của người sản xuất thông tin BCTC là Nguồn nhân lực kế toán (Phạm Thành Trung, 2016) Nhân tố Thuế được gợi ý trong một vài nghiên cứu với mục tiêu kiểm tra về việc DNNVV tuân thủ theo quy định của Thuế hay các quy định về kế toán Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, CLTT BCTC trong DN sẽ giảm khi kế toán tại DN tham chiếu quy định của thuế trong ghi nhận và công bố thông tin BCTC, đồng thời, CLTT BCTC bị ảnh hưởng bởi Khung pháp lý về kế toán cho DNNVV/Môi trường pháp lý nếu kế toán lập và trình bày BCTC tuân thủ theo quy định hiện hành Việc ứng dụng công nghệ thông tin của DNNVV liên quan tới cung cấp nguồn lực cho thực hành kế toán, các nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ với Vai trò của nhà quản trị (Wiralestari và Riski Hernando, 2019; Dang-Duc Son, 2006; Ploybut, 2012…) Theo đó phần tiếp theo, luận án sẽ tiến hành tổng quan ảnh hưởng của các nhân tố Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DNNVV

1.3.2 M ố i liên h ệ c ủ a các nhân t ố ả nh h ưở ng v ớ i ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính c ủ a các doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a

1.3.2.1 Vai trò của nhà quản trị

DNNVV với những đặc điểm ảnh hưởng tới CLTT BCTC không đồng nhất với các DN lớn, vì vậy, vai trò của nhà quản trị trong các DNNVV thường được các nghiên cứu tiếp cận theo các tiêu chí: i) Cung cấp đủ nguồn lực cho việc vận hành hệ thống thông tin kế toán; ii) Sự tham gia của nhà quản trị trong thiết kế và vận hành kế toán; iii) Ảnh hưởng tới việc lựa chọn các chính sách và phương pháp kế toán; iv) Có sự am hiểu về kế toán

Vai trò đầu tiên phải kể đến của Nhà quản trị của DNNVV là hỗ trợ cung cấp đủ nguồn lực cho vận hành kế toán trong DN Ahdeh Ratna Komala (2012) cho rằng, hỗ trợ từ phía nhà quản trị trong việc gắn kết các mục tiêu của DN và chiến lược được thể hiện dưới hình thức tham gia hỗ trợ trong việc xây dựng một thái độ tích cực hướng đến hiệu quả của thông tin và đảm bảo cung cấp cách vận hành của hệ thống thông tin kế toán Có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa CLTT BCTC với yếu tố này như các nghiên cứu của Dang-Duc-Son (2006), Ahdeh Ratna Komala (2012), Afiah và Rahmatika (2014), Phạm Quốc Thuần (2016), Jufri Darma (2018), Nguyễn Thị Cẩm Vân và Lê Thị Minh Hằng (2018), Nguyễn Bích Ngọc (2018), Đào Thị Nhung (2020), Đoàn Thị Thùy Anh và cộng sự (2021)… Jufri Darma (2018) nhận thấy, Vai trò hỗ trợ của nhà quản trị ảnh hưởng đáng kể tới CLTT BCTC, trong đó, nhà quản trị hỗ trợ cung cấp nguồn nhân lực khi cần thiết để vận hành hệ thống thông tin kế toán (nhà phát triển, người bảo trì và vận hành hệ thống thông tin); cung cấp phần cứng, phần mềm máy tính và phần cứng mạng truyền thông (hạ tầng công nghệ thông tin); cung cấp phần mềm (chương trình máy tính và các hướng dẫn cần thiết được viết bằng ngôn ngữ lập trình phục vụ công tác kế toán); cung cấp kinh phí khi cần thiết (phân bổ ngân sách hoặc quỹ đáp ứng nhu cầu của bộ phận kế toán – tài trợ cho phần cứng, phần mềm, đào tạo nhằm phục vụ vận hành hệ thống thông tin kế toán)…

Một số nghiên cứu đã tiến hành kiểm chứng mối quan hệ giữa nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản trị với CLTT kế toán cho thấy hỗ trợ từ phía nhà quản trị đo lường bằng mức độ, kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả vận hành của hệ thống truyền tải và cung cấp thông tin kế toán (Rapina, 2014) Kết quả nghiên cứu của Afiah và Rahmatika (2014) coi sự hỗ trợ của nhà quản trị chính là năng lực tổ chức đo lường bằng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và chất lượng lãnh đạo của bộ phận quản lý có ảnh hưởng trực tiếp tới CLTT BCTC Maingot và Zeghal (2006) nghiên cứu tại các DNNVV ở Cannada, thông qua việc phỏng vấn các kế toán viên, kết quả nghiên cứu cho thấy, các kế toán viên cho rằng nếu chủ sở hữu của DN đồng ý hiện đại hóa công tác kế toán bằng cách sử dụng hệ thống máy tính (như phần mềm kế toán) sẽ hữu ích hơn trong quá trình lập BCTC, theo đó sẽ cải thiện CLTT BCTC của DNNVV Lee và Runge (2001) nhận thấy rằng vai trò của nhà quản trị DN hoặc người quản lý có ảnh hưởng đến qui mô ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán của các DNNVV Nhận thức của các chủ DN hoặc người quản lý DN về những lợi thế tương đối hoặc ý thức tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong DN đều liên quan đến mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán và dẫn tới ảnh hưởng nhất định tới CLTT BCTC do DNNVV cung cấp Nghiên cứu của Dang-Duc-Son (2006) tại Việt Nam tương đồng với kết quả nghiên cứu của Wiralestari và Riski Hernando (2019) tại Indonesia, gợi ý rằng CNTT đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là phần mềm kế toán được xem là thiết yếu trong lập, trình bày và công bố thông tin BCTC, việc sử dụng các gói phần mềm kế toán được coi là một cách để cải thiện CLTT BCTC của các DNNVV Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Ismail (2007) thực hiện tại Malaysia về chiều ảnh hưởng của nhân tố Cam kết của nhà quản trị tới CLTT BCTC Al-Hiyari và cộng sự (2013) xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố Nguồn lực con người, Sự cam kết của nhà quản lý, Hiệu quả hoạt động HTTTKT với CLTT BCTC, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa Cam kết của nhà quản lý với CLTT BCTC

Sự am hiểu về kế toán cũng như nhận thức về tính hữu ích của nhà quản trị sẽ dẫn tới thay đổi thái độ với chức năng kế toán và hành động để cải thiện CLTT BCTC của DNNVV (Ploybut, 2012) Teo Wong (1998) cho rằng tồn tại mối quan hệ giữa CLTT và nhận thức về công việc cá nhân Theo Cooke (1989) kế toán được xem là một công cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và vận hành DN hoạt động hiệu quả, tuy nhiên, Carsberg và cộng sự (1985) nhận thấy, chủ sở hữu các DNNVV không nhận thức được vai trò của kế toán, tầm quan trọng của việc sản xuất BCTC và xem BCTC như gánh nặng buộc các DNNVV phải tuân thủ theo quy định và không nhận thấy lợi ích của việc xuất bản BCTC (Dang-Duc Son, 2006) Marriott và Marriott (1999) thực hiện nghiên cứu định tính với đối tượng phỏng vấn là chủ sở hữu DNNVV tại Anh, kết quả cho thấy, các chủ sở hữu DNNVV có kỹ năng kế toán hạn chế sẽ không nhận thấy tính hữu ích của kế toán mang lại do đó không quan tâm tới công tác kế toán, việc lập BCTC và CLTT BCTC của DN, ngược lại, chủ sở hữu có chuyên môn về kế toán sẽ giám sát được quá trình lập BCTC của DNNVV do đó CLTT BCTC sẽ tốt hơn Collis và Jarvis (2000) lại cho thấy, chủ sở hữu của các DNNVV với BCTC được kiểm toán nhận thấy tính hữu ích của BCTC khi được xác minh bởi bên thứ ba, nghiên cứu cũng gợi ý rằng, nhận thức về tính hữu ích của BCTC đối với DNNVV có mối liên hệ với quy mô DN, các DN có doanh thu càng cao càng nhận thấy BCTC hữu ích hơn và ngược lại Theo cách tiếp cận từ nhận thức về vai trò kế toán của nhà quản trị cho thấy, CLTT BCTC bị ảnh hưởng bởi nhận thức của chủ sở hữu từ việc xem BCTC chỉ là yêu cầu phải tuân thủ hay thông tin trên BCTC là hữu ích cho quá trình điều hành

DN, huy động vốn, hay phục vụ các mục đích khác của DN Các nghiên cứu thực nghiệm khảo sát người dùng BCTC của DNNVV đều đồng ý với nhận định, xuất phát từ nhận thức tiêu cực của các giám đốc DNNVV đối với vai trò kế toán là yếu tố chính dẫn tới việc BCTC kém chất lượng (Dang-Duc Son, 2006)

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huge và Linh (2003) cho rằng, kế toán tại DNNVV chủ yếu quan tâm tới vấn đề kê khai thuế Kết quả điều tra thử nghiệm tại 70 DNNVV tại Đà Nẵng cho thấy, nhận thức của nhà quản trị trong việc công bố thông tin BCTC chưa được chú trọng và còn thấp, 60% số DNNVV trả lời e ngại tiết lộ thông tin trên thuyết minh BCTC sẽ làm ảnh hưởng tới kiểm tra thuế hay các chính sách của đơn vị trong kỳ Nghiên cứu cũng chỉ ra, nhận thức của nhà quản trị tại DNNVV này có sự ảnh hưởng từ phía kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước khi mà hiện nay, BCTC của các DNNVV không được yêu cầu kiểm toán nên việc không soạn thảo chi tiết các số liệu không bị chế tài, do đó có nhiều nghi vấn về CLTT BCTC công bố ở các DNNVV trong mẫu nghiên cứu (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011)

Trong nghiên cứu công bố về việc vận dụng CMKT trong các DNNVV ở Việt Nam, Trần Đình Khôi Nguyên (2013) dựa trên quan điểm của Page (1984), Collis và Jarvis (2000) cho rằng, nhà quản trị ở các DNNVV rất ít sử dụng BCTC trong việc ra quyết định và việc sử dụng nếu có thường quan tâm tới kê khai thuế thu nhập Nhận thức này thường dẫn đến nhận thức về vai trò của kế toán không chú trọng vào việc vận dụng các chuẩn mực kế toán mà quan tâm nhiều hơn đến các quy định của cơ quan thuế để lập BCTC của DN Nghiên cứu cũng cho rằng, không loại trừ trường hợp nhà quản trị của DNNVV yêu cầu kế toán có những hành vi hướng đến điều chỉnh số liệu kế toán để có lợi về thuế Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có sự ảnh hưởng của nhận thức về vai trò của kế toán tới việc vận dụng CMKT trong các DNNVV Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới CLTT BCTC do DNNVV cung cấp

Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), xem xét mối liên hệ giữa hành vi Hỗ trợ từ phía nhà quản trị và CLTT BCTC, kết quả phân tích hồi quy cho thấy hành vi Hỗ trợ từ phía nhà quản trị là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất góp phần làm gia tăng CLTT BCTC với β = 0,237 và kết luận rằng sự gia tăng giá trị nhân tố này được xem là giải pháp hiệu quả nhất cho sự gia tăng CLTT BCTC Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2018) với mẫu nghiên cứu là 265 kế toán viên của DNNVV tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, nhân tố quan tâm của chủ DN là một trong tám nhân tố ảnh hưởng cùng chiều tới tổ chức công tác kế toán của DNNVV, theo đó ảnh hưởng gián tiếp tới CLTT BCTC của DN Kết quả nghiên cứu của Phạm Thành Trung (2016) cho thấy, nhà quản lý có am hiểu về lĩnh vực kế toán tài chính, có chuyên môn về kế toán, quan tâm đến công tác kế toán, có khả năng đọc hiểu thông tin BCTC góp phần giám sát tốt quy trình thu thập, xử lý thông tin, lập BCTC, giảm thiểu việc công bố lại BCTC… thì CLTT BCTC của DNNVV càng cao

Sự tham gia của nhà quản trị trong thiết kế và vận hành kế toán, Cadbury (1992), Nguyễn Trọng Nguyên (2016) nhận thấy trách nhiệm của nhà quản trị gắn với thiết kế vận hành hệ thống kế toán bao gồm xây dựng mục tiêu chiến lược, đưa ra sự đảm bảo quản lý chiến lược hiệu quả, giám sát quản lý trong hoạt động và báo cho cổ đông về hiệu quả quản lý Theo OEDC (1999), vai trò của nhà quản trị trong DN thể hiện trong các biện pháp nội bộ điều hành và kiểm soát DN, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban điều hành và các cổ đông của một DN với các bên có quyền lợi liên quan Nhà quản trị phải đảm bảo công bố những thông tin tài chính và phi tài chính phù hợp và trung thực cho cổ đông (Epstein và Roy, 2010) Cohen và các cộng sự (2009) cho rằng sự tham gia của nhà quản trị trong thiết kế và vận hành kế toán đóng vai trò đảm bảo CLTT BCTC Martin Hilb (2008) chỉ ra trong nghiên cứu của mình, nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động theo dõi, giám sát và kiểm tra vận hành kế toán gồm (1) Hoạt động theo dõi: nhận diện và định hướng Kiểm soát CLTT BCTC là nhận diện các rủi ro và định hướng các giải pháp thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ (2) Giám sát: phương thức mà Ban điều hành xây dựng và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động lập và công bố (3) Kiểm tra: Đánh giá tính hữu hiệu hoạt động của quy trình lập và công bố thông tin BCTC Để chức năng kiểm soát của nhà quản trị đạt hiệu quả đến CLTT BCTC, nhà quản trị cần đảm bảo năng lực chuyên môn, tính cẩn trọng và trách nhiệm (Cohen, 2004) Ảnh hưởng của nhà quản trị tới việc lựa chọn các chính sách và phương pháp kế toán thường gắn với lý thuyết kế toán thực chứng khi nghiên cứu các vấn đề nội tại của

DN (Nguyễn Hà Linh, 2017), nghiên cứu về các ảnh hưởng này thường được xem xét trong các nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà nghiên cứu (Fathi, 2013) BCTC của DNNVV được lập độc lập trên cơ sở các nguyên tắc kế toán và cho phép nhà quản trị có cơ hội lựa chọn các công cụ kế toán (chính sách, nguyên tắc, ước tính…) và nhờ vậy, họ có công cụ để thực hiện các hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo cách mà họ mong muốn (Fakhfakh và Nasfi, 2012) Davidson và cộng sự (1987) nhận thấy, lựa chọn các chính sách và phương pháp kế toán của nhà quản trị là một quá trình có chủ đích của nhà quản lý nhằm tạo lập các BCTC theo mong muốn trong phạm vi bị ràng buộc bởi những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận theo đó làm ảnh hưởng tới CLTT BCTC của DN Tại Việt Nam, ảnh hưởng của nhà quản trị tới việc lựa chọn các chính sách và phương pháp kế toán ảnh hưởng tới CLTT BCTC được tìm thấy trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Phạm Quốc Thuần (2016), Ngô Nhật Phương Diễm (2019)…

1.3.2.2 Năng lực của kế toán

Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu

Kết quả tổng quan các nghiên cứu trước ở phần trên cho thấy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về CLTT BCTC trong các DN nói chung và DNNVV nói riêng cho thấy những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây có thể được hoàn thiện hơn trong luận án này:

Thứ nhất: Những nghiên cứu về đo lường CLTT BCTC trong các DN nói chung được thực hiện chủ yếu tại các DN có quy mô lớn, vì vậy, tại Việt Nam mặc dù với số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ 97,2% trong nền kinh tế và có nhiều đóng góp cho kinh tế quốc gia, CLTT BCTC của các DNNVV có rất ít nghiên cứu xem xét

Thứ hai: Các nghiên cứu tiền nhiệm đều chỉ ra thực trạng CLTT BCTC của các

DNNVV không đáp ứng yêu cầu thông tin của người sử dụng thông tin (Dang-Duc Son, 2006; Ismail và King, 2007; Ploybut, 2012; Wiralestari và Riski Hernandom, 2019…) các kết quả nghiên cứu đều hướng tới các mục tiêu chủ yếu là xây dựng mô hình BCTC phù hợp cho DNNVV.Việc đo lường CLTT BCTC của các DNNVV hướng đến việc khảo sát đầy đủ các thuộc tính đánh giá CLTT, nhằm tìm ra việc không đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin theo các thuộc tính CLTT BCTC (Các thuộc tính cơ bản và các thuộc tính bổ sung) được công bố bởi FASB và IASB (2008) hiếm được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm về DNNVV Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào hướng đến đo lường CLTT BCTC của các DNNVV bằng phương pháp khảo sát với đầy đủ các thuộc tính CLTT BCTC theo quy định của FASB và IASB (2008) dựa trên khảo sát đa dạng các DNNVV, phần lớn các nghiên cứu được tìm thấy trong phạm vi vùng miền như Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Hải Dương…với quy mô hẹp Bên cạnh đó, thang đo CLTT BCTC của các nghiên cứu trước được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thang đo từ nghiên cứu ở nước ngoài, chưa thực hiện phần định tính để chỉnh sửa cho phù hợp với các DNNVV Việt Nam

Thứ ba: Đánh giá về CLTT BCTC, các nghiên cứu tiền nhiệm trên cơ sở lấy giá trị trung bình của các biến quan sát (để xác định giá trị các thuộc tính CLTT BCTC) và trung bình của các thuộc tính CLTT BCTC (để xác định giá trị CLTT BCTC) như nghiên cứu của Ferdy van Beest và cộng sự.,(2009), Geert Braam và Ferdy van Beest (2013), Phạm Quốc Thuần (2016), Đào Thị Nhung (2020) hoặc sử dụng phương pháp chấm điểm cho các thuộc tính chất lượng cho các thông tin BCTC (Nguyễn Trọng Nguyên,

2016) Hạn chế của việc đánh giá CLTT BCTC dựa trên điểm trung bình của các thuộc tính chưa phản ánh sự ánh ảnh hưởng trọng yếu tới từng thuộc tính bị ảnh hưởng của CLTT BCTC

Thứ tư: Các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DNNVV tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận và phương pháp tiếp cận cho thấy nhóm các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp tới CLTT BCTC được tìm thấy trong các nghiên cứu của Dang-Duc Son (2006), Ismail và King (2007), Valeria Albert và Serban (2012), Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), Trần Thị Ngọc Cẩm và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2016), Phạm Quốc Thuần (2016), Phạm Thành Trung (2016), Đặng Thị Kiều Hoa (2016), Lưu Phạm Anh Thi (2018), Wiralestari và Riski Hernando (2019), Nguyễn Thị Thanh Trầm (2021)… Qua tổng quan nghiên cứu theo cách tiếp cận coi trọng quy trình tạo lập thông tin của Mcfie (2006), nhân tố nguồn lực con người gồm Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán trong các DNNVV có tính hội tụ cao nhất và được xem là hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới CLTT BCTC Kế toán là người trực tiếp tiến hành công tác kế toán, lập BCTC, hỗ trợ nhà quản trị giải trình các vấn đề liên quan đến tài chính nên nhân tố năng lực kế toán là rất quan trọng đối với chất lượng BCTC Nhà quản trị tuy không trực tiếp tác nghiệp như kế toán nhưng họ có thể hỗ trợ nguồn lực, tác động và chi phối hành vi của kế toán để điều chỉnh cách hạch toán kế toán nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DNNVV chưa có nghiên cứu nào xem xét ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán, tới từng thuộc tính CLTT BCTC (Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu, Có thể so sánh, Kịp thời) theo thang đo đo lường của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng tới từng thuộc tính CLTT BCTC như thế nào

Vì vậy, nghiên cứu này thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay vì: (1) đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về DNNVV hướng tới đo lường CLTT BCTC của các đối tượng DN này theo đầy đủ các thuộc tính chất lượng được công bố bởi FASB và IASB (2008) nhằm xem xét thực trạng các CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam đang được đánh giá ở mức độ nào để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin; (2) thứ hai nghiên cứu này hướng tới đánh giá CLTT theo từng thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (2008) kế thừa thang đo của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) gồm Thích hợp, Trình bày trung thực, Có thể so sánh, Dể hiểu, Kịp thời; (3) Thứ ba, việc xem xét ảnh hưởng đồng thời và trực tiếp của hai nhân tố nguồn lực chính của DNNVV là Vai trò của nhà quản trị, và Năng lực của kế toán, theo quan điểm tiếp cận coi trọng quy trình tạo lập thông tin tới từng thuộc tính CLTT BCTC nhằm xác định ảnh hưởng của từng nhân tố tới từng thuộc tính CLTT BCTC để tìm ra các khuyến nghị cải thiện việc ảnh hưởng của nhân tố tới các thuộc tính CLTT

Chương 1 tác giả luận án đã tiến hành tổng quan các phương pháp đo lường CLTT BCTC theo các phương pháp (1) Đo lường theo chất lượng lợi nhuận, (2) Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin (3) Đo lường theo một số thuộc tính/yếu tố cụ thể của CLTT BCTC, (4) Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính CLTT Việc tổng quan nghiên cứu này nhằm tìm ra phương pháp đo lường CLTT BCTC phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà luận án xem xét Nghiên cứu đo lường CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam được lựa chọn đo lường theo phương pháp

(4), theo các thuộc tính cơ bản được ban hành bởi FASB và IASB (2008) gồm: Thích hợp và Trình bày trung thực, thuộc tính bổ sung là Có thể so sánh, Dễ hiểu, Kịp thời dựa trên thang đo của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) được biện luận là phù hợp cho nghiên cứu này

Tiếp đó, bằng việc tổng quan các quan điểm nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DN gồm Nghiên cứu phân tích nội dung của BCTC, Nghiên cứu dựa trên ảnh hưởng của IFRS, Nghiên cứu về nhận thức của người dùng BCTC, luận án biện luận để tìm ra hướng tiếp cận thích hợp là Quan điểm coi trọng quy trình tạo lập thông tin đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin Với cách tiếp cận này, thông tin BCTC được khởi tạo bởi những người sản xuất thông tin, theo đó, hai nhân tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng mạnh tới quá trình lập trình bày và công bố thông tin BCTC được xem xét gồm: Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới CLTT BCTC của các DNNVV cũng được thực hiện trong chương 1, nhằm chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới CLTT BCTC của các DNNVV, đồng thời, thực hiện tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm đối với các DNNVV và tính ảnh hưởng của Vai trò của nhà quản trị, Năng lực của kế toán tới CLTT BCTC trong nhóm DN này Cuối cùng, tác giả luận án đã chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu và sự cần thiết phải nghiên cứu làm cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khung khái niệm cho báo cáo tài chính

2.1.1 Ph ạ m vi và m ụ c tiêu c ủ a báo cáo tài chính

Khung khái niệm thường đặt ra các mục tiêu, tiêu chí rộng và khái niệm để hướng dẫn quy định và báo cáo thông tin tài chính Scott (2002) đã tiến hành phân tích khung khái niệm BCTC của IASB và các CMKT quốc gia của Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand và thấy rằng chúng giống nhau ở nhiều khía cạnh, bao gồm phạm vi và mục tiêu của BCTC

Có hai mục tiêu chính của BCTC được thông qua trong các khung khái niệm: cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng bên ngoài và báo cáo quản lý Báo cáo quản lý ban đầu được trích dẫn như là một mục tiêu duy nhất của BCTC, kết quả là sự phát triển của các tập đoàn lớn tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát do đó cần đánh giá xem các tài nguyên được giao cho nhà quản lý có được sử dụng đúng mục đích hay không (Flower, 2022; Maingot và Zeghal, 2006) Sau đó, trọng tâm được chuyển sang tính hữu ích cho việc ra quyết định, và nó được áp dụng rộng rãi như một mục tiêu chính của BCTC trong tất cả các khung khái niệm (Scott, 2002) Mục tiêu của FASB và IASB tương tự nhau trong định hướng về tính hữu ích cho việc ra quyết định (Whittington, 2008)

Về phạm vi của báo cáo tài chính, IASB, FASB, ASB đều tương đồng với nhau về quy định, BCTC áp dụng cho tất cả các DN kinh doanh phát hành BCTC có mục đích chung, trong đó đề cập đến các BCTC được lập và trình bày bởi DN đáp ứng nhu cầu thông tin chung của nhiều người dùng (Alfedson và cộng sự., 2009) Trong khuôn khổ ASB của Anh, BCTC có mục đích chung bao gồm BCTC thường niên, BCTC bán niên, báo cáo tóm tắt nhưng không phải BCTC đặc biệt được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu thông tin của một nhóm người dùng cụ thể, chẳng hạn như cơ quan thuế (ASB, 1999)

IASB đã đạt được tầm quan trọng trên toàn thế giới, vì nhiều quốc gia đã áp dụng hoặc đang tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn IASB (cụ thể là IFRS) vì vậy việc tổng quan khung khái niệm của IASB về phạm vi và mục tiêu của BCTC cần phải được xem xét

Khung khái niệm IASB ban đầu năm 1989 nêu hai mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả tài chính và dòng tiền của DN, hữu ích cho nhiều người dùng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, và một mục tiêu khác là báo cáo kết quả của quản lý (mục tiêu quản lý) hoặc trách nhiệm giải trình đối với các nguồn lực được giao phó (IASB, 2009), tuy nhiên, nhiều người cho rằng mục tiêu quản lý hoặc trách nhiệm giải trình ít được chú ý hoặc phát triển trong khi mục tiêu hữu ích cho việc ra quyết định được chú trọng hơn (Ploybut, 2012)

Khung khái niệm được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng không thể có được thông tin ngoài BCTC và phải dựa vào BCTC để đáp ứng nhu cầu thông tin của họ (IASB, 2009) Người dùng nội bộ như người quản lý cũng bị loại trừ trong phạm vi của khung khái niệm với lý do họ có quyền truy cập vào thông tin nội bộ (IASB, 2009) Về mặt này, Schiebel (2008) đã kết luận rằng, BCTC được lập trong khuôn khổ IASB là được thiết kế để giảm sự bất cân xứng thông tin giữa người trong cuộc của DN báo cáo và người ngoài cuội đưa ra các quyết định liên quan đến DN đó

Người sử dụng BCTC và nhu cầu thông tin của họ được xác định trong khung IASB bao gồm: các nhà đầu tư, nhân viên, người cho vay, nhà cung cấp và các chủ nợ khác, chính phủ và các cơ quan quản lý (IASB, 2008) Tuy nhiên, nhiều người cho rằng IASB tập trung vào nhu cầu thông tin của nhà đầu tư vì nếu nhu cầu thông tin của nhà đầu tư được thỏa mãn, nó cũng đáp ứng nhu cầu của các nhóm người dùng khác (Deegan và Unerman, 2006) Khung khái niệm IASB đã bị chỉ trích về các thiếu sót, cụ thể là mục tiêu quản lý và mục tiêu hữu ích cho việc ra quyết định không tương thích với nhau (Christensen, 2010) BCTC cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng BCTC yêu cầu thông tin để đánh giá kỳ vọng trong tương lai của DN, cho thấy sự cần thiết của dữ liệu về giá trị hiện tại của tài sản trong khi mục tiêu quản lý đòi hỏi thông tin xác nhận và điều chỉnh các kỳ vọng trước đó, cụ thể là các nhu cầu về thông tin so sánh của các giao dịch trong quá khứ (Walker, 2003; Ploybut, 2012)

Mục tiêu hữu ích cho việc ra quyết định tức là cung cấp thông tin cho người dùng để ra quyết định một cách hợp lý, nhưng người dùng thực tế lại hành xử phi lý (Page, 1992; Young, 2006) Một số nhà nghiên cứu cho rằng khung khái niệm đã sai khi bỏ qua các chủ sở hữu và nhà quản lý sử dụng thông tin BCTC để điều hành DN hàng ngày (Eierle và Schutze, 2009; Flegm, 2006) Flegm (2006) đã đồng ý rằng nhóm người dùng này có khả năng lấy bất kỳ thông tin nào họ cần, nhưng trọng tâm của mục tiêu hữu ích cho việc ra quyết định đối với các kỳ vọng tương lai hướng tới hàm ý rằng một DN cần phải duy trì hai bộ BCTC khác nhau, một BCTC dùng cho hoạt động điều hành quản lý và một bộ BCTC dùng cho báo cáo thuế

Tóm lại, BCTC có mục đích chung theo khuôn khổ của IASB là hướng tới người dùng bên ngoài về việc cung cấp thông tin BCTC hữu ích để ra quyết định (nắm giữ hoặc bán các khoản đầu tư của họ vào DN hoặc có nên bổ nhiệm lại hoặc thay thế Ban điều hành DN hay không) Người dùng có quyền lấy thông tin BCTC từ bên trong DN không được chú trọng trong khuôn khổ phạm vi của khung khái niệm

2.1.1.2 Khung khái niệm IASB sửa đổi

Dự án khung khái niệm chung IASB và FASB đã được thực hiện để cải thiện và hội tụ các khung khái niệm của hai tổ chức (Crook, 2008) Dự thảo sơ bộ của FASB và IASB về các thuộc tính khách quan và CLTT BCTC được ban hành vào tháng 7/2006 đã gây ra nhiều lo ngại giữa các thành phần và một trong những vấn đề gây tranh cãi liên quan đến việc loại bỏ mục tiêu quản lý của nhà quản trị như là mục tiêu chính của BCTC (Gore và Zimmerman, 2007; PAAinE, 2007) Nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét mục tiêu quản lý nên là mục tiêu riêng biệt của BCTC Page và Hines (2006) đã phê phán nhà quản trị vì không hiểu BCTC dẫn tới không kiểm soát, quản trị được DN Nghiên cứu chỉ ra rằng BCTC trên thực tế có ảnh hưởng đến các quyết định quản lý và thông tin liên quan đến mục đích quản lý này không có mâu thuẫn chung với thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, chúng chỉ khác nhau ở một số quy tắc đo lường Tương tự, Lennard (2007) lập luận rằng sự nhấn mạnh của tính hữu ích trong việc ra quyết định và mục tiêu quản lý là khác nhau nhưng chúng bổ sung cho nhau chứ không phải mâu thuẫn, mặc dù thông tin hữu ích cho mục đích ra quyết định đầu tư có thể không bao gồm nhu cầu thông tin cho mục tiêu quản lý

Năm 2008, một phần của khung khái niệm đề xuất liên quan tới mục tiêu BCTC đã được hoàn thành, theo đó, mục tiêu chung của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định cung cấp nguồn lực cho DN Những quyết định này liên quan tới việc mua, bán hoặc nắm giữ vốn chủ sở hữu và các công cụ nợ, cung cấp và giải quyết các khoản vay dưới các hình thức tín dụng khác Từ mục tiêu sửa đổi, việc cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định phân bổ nguồn lực là mục tiêu duy nhất của BCTC và các nhà đầu tư (hiện tại và tiềm năng) là người dùng chính BCTC, các bên liên quan khác như nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, nhân viên và công chúng không được xác định Tuy nhiên các nhà cung cấp các khoản cho vay, khoản đầu tư vốn (ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng) thường có quyền yêu cầu thông tin để đáp ứng nhu cầu thông tin của họ (Page và Hines, 2006) Ngoài mục tiêu trọng tâm là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, khung khái niệm sửa đổi đã thay thế thuộc tính độ tin cậy bằng Trình bày trung thực, đòi hỏi thông tin phải trung lập, đầy đủ và không sai sót (Henry và Holzmann, 2011) Hơn nữa, “thận trọng” được coi là đặc điểm cơ bản của thông tin cho chức năng quản lý đã bị loại bỏ để đáp ứng mục tiêu trọng tâm là tính hữu ích cho việc ra quyết định (Peasnell và cộng sự., 2009)

Với quan điểm hiện tại của khung khái niệm sửa đổi, BCTC của các DNNVV khó phù hợp với khung khái niệm mới Đối với DNNVV, quyền sở hữu và quản lý DNNVV ít khi được tách bạch Các nhà cung cấp tài chính bên ngoài, chẳng hạn như ngân hàng thường có thể thu thập thông tin bổ sung từ các DNNVV và các nguồn thông tin khác cũng được sử dụng cho các quyết định tín dụng của họ, vì vậy họ ít có khả năng phụ thuộc vào BCTC cho mục đích chung Ngoài ra, khách hàng và nhà cung cấp có thể quan tâm đến BCTC của DNNVV cho các quyết định kinh doanh không được đề cập với tư cách là người dùng trong khuôn khổ sửa đổi

2.1.1.3 Mục tiêu của BCTC cho việc quản lý và hữu ích cho việc ra quyết định

Như đã trình bày ở trên, hai mục tiêu chính của BCTC là mục tiêu quản lý và tính hữu ích cho việc ra quyết định được xác định trong khung khái niệm IASB (1989) Thuật ngữ mục tiêu quản lý và trách nhiệm giải trình được sử dụng thay thế cho nhau (PAAinE,

2007) Nó đề cập đến “kế toán của một bên nhận ủy nhiệm (người quản lý) đối với việc sử dụng các nguồn lực mà bên ủy nhiệm (chủ sở hữu) đã cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp” (Myddelton, 2004) Do đó, BCTC có một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mối quan hệ trách nhiệm giải trình giữa hai bên: bên nhận ủy nhiệm và bên uỷ nhiệm, được quy định bởi luật pháp, hợp đồng hoặc các nghĩa vụ khác (Ijiri, 1975)

Trong khuôn khổ khái niệm về BCTC của IASB, vai trò quản lý của BCTC là thể hiện kết quả quản lý của các nhà quản lý đối với nhiều đối tượng sử dụng Đặc biệt, trách nhiệm quản lý báo cáo cho chủ sở hữu công ty gắn liền với mối quan hệ ủy nhiệm, trong đó, tồn tại sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát và có thể dẫn đến tình trạng lợi ích của người nhận ủy nhiệm xung đột với quyền lợi của người ủy nhiệm Ở khía cạnh này, thông tin kế toán cũng được coi là “công cụ kiểm soát và ký hợp đồng” (O'Connell, 2007) Tuy nhiên, Lennard (2007) cho rằng vai trò quản lý của BCTC nằm ngoài việc giám sát hoặc kiểm soát cách quản lý sử dụng các nguồn lực, nhưng nó là một phương tiện để liên lạc thường xuyên giữa ban điều hành và các cổ đông

Chất lượng thông tin báo cáo tài chính và các thuộc tính đánh giá chất lượng50

2.2.1 Ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính

CLTT BCTC là một khái niệm thường được đề cập đến trong các nghiên cứu cơ bản, tuy nhiên, nghiên cứu về CLTT BCTC thường được xem xét phổ biến hơn thông qua các khái niệm về CLTT Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và duy nhất cho khái niệm CLTT BCTC và việc xác định này gặp rất nhiều khó khăn (Ball và cộng sự., 2003; Cheung và cộng sự., 2010; Dechow và cộng sự., 2010) Khó khăn này được thể hiện rõ qua phạm vi các phương pháp tiếp cận được các nhà nghiên cứu sử dụng (Chi tiết tại bảng các định nghĩa về CLTT BCTC bảng 2.1 và phương pháp đo lường CLTT BCTC bảng 1.1) Theo Agienohuwa và Ilaboya (2018), trong quá trình tìm kiếm các định nghĩa chung về CLTT BCTC, rất nhiều vấn đề tranh luận phức tạp, khó hiểu và mâu thuẫn liên quan tới quá trình thiết lập các CMKT trên phạm vi toàn cầu Mbobo và Ekpo (2016) cho rằng các nhà nghiên cứu, người thực hành BCTC và cơ quan quản lý không đồng ý hoặc thậm chí không phản hồi về định nghĩa rõ ràng và thống nhất về những thuộc tính cấu thành CLTT BCTC, theo đó, họ đã sử dụng Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) năm 2002 yêu cầu các Ủy ban kiểm toán và kiểm toán viên đánh giá về CLTT BCTC do công ty công bố khi đạo luật không cung cấp rõ những yêu cầu đối với CLTT BCTC Đạo luật quy định trách nhiệm của “… cơ quan lập pháp [phải] đưa ra các tiêu chỉ nhằm đảm bảo nâng cao tính chính xác và hiệu quả của báo cáo tài chính và bảo vệ các nhà đầu tư theo luật chứng khoán” (SOX, 2002), “ … [Thiết lập] các chuẩn mực hiện hành nhằm phản ánh những thay đổi trong môi trường kinh doanh, mức độ hội tụ quốc tế về các chuẩn mực kế toán chất lượng cao là cần thiết hoặc phù hợp vì lợi ích công cộng và để bảo vệ các nhà đầu tư ”(SOX, 2002) Khung khái niệm của IASB cũng tuyên bố về sứ mệnh là cung cấp nền tảng các tiêu chuẩn “góp phần vào sự minh bạch bằng cách nâng cao khả năng so sánh quốc tế và chất lượng của thông tin tài chính”

(IASB, 2018), mặc dù thế, nhưng quy trình thiết lập tiêu chuẩn cũng không đi sâu chi tiết vào những yêu cầu cần đáp ứng của CLTT BCTC

Một trong những lý do có thể dẫn đến khó khăn trong việc xác định CLTT BCTC là do những người dùng khác nhau sử dụng BCTC với các mục tiêu khác nhau và nhu cầu thông tin khác nhau Các nhà đầu tư quyết định đầu tư hoặc không đầu tư vào các doanh nghiệp theo các chiến lược đầu tư khác nhau như cổ tức hoặc lãi trên một cổ phiếu Mặt khác, các nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ phải trả của DN Khi đánh giá hoạt động tài trợ tín dụng của một DN, chủ nợ chủ yếu quan tâm đến các chỉ số về khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của DN Các kết luận trên nhận được sự đồng thuận trong các nghiên cứu của Beattie và cộng sự (2004), Dechow và cộng sự (2010), McDaniel và cộng sự (2002), các nghiên cứu đều cho rằng khái niệm về chất lượng vốn mang tính chủ quan do sở thích trái ngược nhau giữa các nhóm người dùng đang đưa ra các đánh giá và quyết định khác nhau Mai (2013) cũng cho rằng CLTT là đánh giá chủ quan và người sử dụng thông tin đó sẽ tự đánh giá về chất lượng của nó Do đó, việc tìm kiếm một định nghĩa chung thống nhất cho CLTT BCTC được chấp nhận rộng rãi và xác định một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng gặp nhiều trở ngại

Bảng 2.1 cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự đa dạng của các quan điểm về CLTT BCTC và các định nghĩa CLTT BCTC

Bảng 2.1: Định nghĩa và quan điểm về CLTT BCTC

Tác giả Định nghĩa và quan điểm về CLTT BCTC

Thông tin tài chính đầy đủ và minh bạch không gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa người dùng

CLTT BCTC không chỉ bao gồm các thông tin truyền thống như đánh giá thận trọng hay chất lượng lợi nhuận CLTT BCTC có mối liên hệ với các báo cáo trong BCTC, công bố thông tin, kết quả hoạt động kinh doanh được báo cáo trình bày một cách công bằng về tình hình tài chính của một DN

Ferdy van Beest và cộng sự (2009)

Một khái niệm rộng hơn không chỉ đề cập đến thông tin tài chính mà còn đề cập đến các thông tin thuyết minh và các thông tin phi tài chính khác hữu ích cho việc ra quyết định

Chất lượng phụ thuộc vào “thông tin được chuẩn bị cho ai” và “cho mục đích gì”

FASB (2008) Tính minh bạch, chất lượng cao, tính nhất quán, trung thực và công bằng hoặc trình bày hợp lý và đáng tin cậy là các đặc điểm định tính mong muốn của thông tin tài chính Tuy nhiên, tính minh bạch, chất lượng cao, tính nhất quán, quan điểm trung thực và công bằng hoặc trình bày công bằng là những từ dùng để mô tả đặc điểm định

Tác giả Định nghĩa và quan điểm về CLTT BCTC tính của thông tin liên quan tới các thuộc tính cơ bản là: Thích hợp, Trình bày trung thực, các thuộc tính bổ sung gồm: Có thể so sánh, khả năng xác minh, tính kịp thời và dễ hiểu

Elbannan (2011) Mức độ mà các BCTC của một công ty thể hiện tình trạng kinh tế cơ bản và hiệu quả hoạt động của nó trong suốt thời gian đo lường Platikanova và

CLTT là cao nếu người dùng có thể phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều tập hợp các hiện tượng kinh tế

CLTT BCTC không thể được xác định với thuật ngữ duy nhất Thông tin tài chính có CL tốt khi nó nâng cao các thuộc tính CLTT được kết hợp trong Khung khái niệm của IASB và FASB

Quan điểm hòa hợp giữ FASB, IASB, Ban CMKT tại Anh (ASB- UK) và Ban CMKT của Úc (AASB), CLTT BCTC đạt được khi BCTC cung cấp thông tin chính xác và công bằng về tình hình TC cơ bản và hiệu quả kinh tế của DN

CFA (2019) CLTT BCTC đề cập đến các đặc điểm BCTC của một DN Tiêu chí cơ bản để đánh giá CLTT BCTC là việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) trong khu vực pháp lý mà DN hoạt động Do GAAP cung cấp các lựa chọn về phương pháp và xử lý cụ thể cho nhiều hạng mục, bản thân việc tuân thủ GAAP không nhất thiết dẫn đến BCTC của DN có chất lượng cao nhất BCTC có chất lượng phải hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng thông tin Hai thuộc tính cơ bản của BCTC hữu ích cho việc ra quyết định là tính Thích hợp và Trình bày trung thực

Nhận xét: Một số định nghĩa ở trên đề cập đến các thuộc tính CLTT BCTC của

IASB như là các thước đo về mức độ hữu ích của thông tin mang tính quyết định nhằm cải thiện CLTT BCTC IASB đã mất một thời gian để liên kết CLTT BCTC và các thuộc tính chất lượng trong tuyên bố sứ mệnh cũng như trong khung khái niệm Kể từ năm

2001 đến giữa năm 2015, theo tuyên bố sứ mệnh của IASB, một trong những mục tiêu chính của IASB là “phát triển, vì lợi ích cộng đồng, một bộ tiêu chuẩn kế toán toàn cầu chất lượng cao, dễ hiểu và khi áp dụng mang lại thông tin chất lượng, minh bạch và có thể so sánh được trong các BCTC và các báo cáo khác để giúp những người tham gia trên thị trường vốn và những người sử dụng khác đưa ra các quyết định kinh tế hữu ích” (Pacter, 2017) Vào giữa năm 2015, IASB đã sửa đổi tuyên bố sứ mệnh của mình, trong đó nêu rõ “IFRS sẽ mang lại sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới” (Jorissen, 2015) IASB công nhận rằng thông tin tài chính chất lượng là mạch máu của thị trường vốn, sứ mệnh của IASB mang lại sự minh bạch bằng cách nâng cao khả năng so sánh quốc tế và của thông tin tài chính, cho phép các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường khác đưa ra các quyết định kinh tế (Pacter, 2017)

Mặc dù tuyên bố về sứ mệnh mới của IASB không trực tiếp hướng đến một bộ tiêu chuẩn để đảm bảo thông tin BCTC chất lượng, tuy nhiên mục tiêu vẫn tập trung vào việc cải thiện CLTT để nâng cao tính minh bạch Jorissen (2015) cho rằng mặc dù thông tin chất lượng cao là mục tiêu cốt lõi trong tuyên bố sứ mệnh của IASB, tuy nhiên cả IFRS và IASB đều không đưa ra định nghĩa ngắn gọn về khái niệm này

Khi định nghĩa về CLTT BCTC, câu hỏi đặt ra là: Thuật ngữ CLTT BCTC chỉ tập trung vào thông tin tài chính (TTTC) trong BCTC, hay nó cũng xem xét tất cả các TTTC và phi tài chính trong BCTC? Thông tin trong các BCTC có thể mang cả hai tính chất tài chính và phi tài chính, định lượng và định tính Để đưa ra các quyết định hợp lý, người đọc có thể sử dụng bất kỳ loại thông tin nào, cho dù trong BCTC hay các báo cáo khác Cụ thể, khi xem xét các quyết định cho vay, chủ nợ tập trung vào khả năng trả nợ của khách hàng, điều này sẽ đòi hỏi i) kiểm tra các dòng tiền dự báo do bên vay cung cấp, và ii) phân tích nội bộ các dòng tiền trong tương lai Cả hai phân tích rủi ro (tín dụng) sẽ được nâng cao đáng kể khi có thông tin phi tài chính liên quan Tương tự, nếu nhà đầu tư tập trung vào lợi nhuận của một DN để mua hoặc bán cổ phần, họ sẽ xem xét tính hợp lý của thông tin tài chính về khả năng sinh lời trong cả tương lai và quá khứ và liên kết điều này với các chiến lược trong quá khứ và tương lai của DN và khả năng thực hiện của Ban lãnh đạo DN

Do đó, việc xác định CLTT BCTC dựa trên tính hữu ích cho việc ra quyết định không chỉ tập trung vào thông tin tài chính mà còn cả thông tin phi tài chính Trên thực tế, BCTC là một phần được kết nối với các báo cáo khác để mô tả một bức tranh tổng thể về một DN Từ thực tế trên, IASB đã và đang triển khai trong việc chuyển định hướng BCTC sang trọng tâm với Báo cáo tích hợp yêu cầu xác định CLTT BCTC ngoài BCTC Vì vậy, CLTT BCTC phải được phát triển như một khái niệm rộng hơn, không chỉ giới hạn trong BCTC mà còn cho toàn bộ báo cáo thường niên của DN Điều này nhận được sự đồng thuận trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Al-Ajmi (2009),

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.3.1 Đ óng góp kinh t ế và xã h ộ i c ủ a các doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a Để đánh giá được sự đóng góp của các DNNVV cần có các dữ liệu thống kê chính xác, tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều gặp phải sự hạn chế trong quá trình tiếp cận dữ liệu về DNNVV Thông thường, dữ liệu thống kê của các DNNVV ở cấp quốc gia và quốc tế là không đầy đủ và không có sẵn Ví dụ, sự thiếu đồng thuận về định nghĩa DNNVV và số lượng DNNVV chưa đăng ký là nguyên nhân gây ra sự thiếu đầy đủ về dữ liệu Do đó, rất khó để có được số liệu chính xác cho các DNNVV dùng cho hoạt động phân tích đánh giá Đối với mục đích đo lường và so sánh đóng góp của DNNVV cho các mục đích nghiên cứu ở các quốc gia phải dựa trên nhiều nguồn dữ liệu có khả năng thu thập được bằng các tiêu chí khác nhau Trong một số trường hợp, ở cấp độ quốc gia, mặc dù dữ liệu của DNNVV có sẵn, người ta vẫn nhận thấy rằng có sự khác biệt trong dữ liệu của các DNNVV được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ khác nhau Những khó khăn như vậy dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng và giải thích dữ liệu của các DNNVV cũng như những lưu ý khi so sánh dữ liệu và kết quả nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau (Ploybut, 2012)

Theo dữ liệu Báo cáo thường niên về DNNVV tại liên minh Châu Âu (2019), số lượng tất cả các DN kinh doanh phi tài chính ở các nước châu Âu ước tính là 25,03 triệu, 99,8% trong số các DN này là các SME dưới 250 nhân viên và khu vực DNNVV có tỷ trọng 66,6% trên tổng số việc làm trong khu vực kinh doanh tư nhân Hơn một nửa số

DN tại Nhật Bản và Hàn Quốc là DNNVV và khoảng 72% tổng số nhân viên làm việc trong các DNNVV này (Ploybut, 2012) Tại khu vực ASEAN, DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đại diện cho khoảng 97-99% tổng số DN ở hầu hết các nước trong khối ASEAN Số lượng DN siêu nhỏ thường chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng số các DNNVV và thường chiếm khoảng 85-99% Các DNNVV chiếm khoảng 66,3% việc làm (dựa trên mức trung bình) và đóng góp khoảng 42,2% tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế (OECD,2018) Tại Việt Nam, tỷ trọng các DNNVV chiếm 97,2% tổng số DN đang hoạt động, hoạt động trong các lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ (Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2020) Mặc dù đóng góp của DNNVV vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối ít hơn so với các DN lớn hơn, khu vực DNNVV được coi là một nguồn chính thức tạo ra việc làm và phân phối lao động Các DNNVV Việt Nam tạo ra 64% việc làm và 45% GDP, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 14,1% (OEDC, 2018).

2.3.2 Xác đị nh doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a cho m ụ c đ ích báo cáo tài chính

Cho tới nay, chưa có một khái niệm chung nào về DNNVV được thống nhất sử dụng và thừa nhận rộng rãi, các nhà nghiên cứu đều gặp khó khăn trong việc xác định các tiêu chí để phân loại DNNVV (Chand và cộng sự., 2006; Sian và Roberts, 2006) Trên thế giới, rất nhiều khái niệm và tiêu thức về DNNVV đã được đưa ra bởi các tổ chức, các hiệp hội hay các nhà lập pháp ở các quốc gia, khu vực Sở dĩ có sự khác biệt giữa các tiêu chí như vậy là do sự khác biệt của môi trường kinh doanh sẽ chi phối tới việc ban hành các quy định

2.3.2.1 Cách tiếp cận trong việc xác định DNNVV

Thực tế cho thấy, các DNNVV không phải là phiên bản thu nhỏ của các DN lớn hơn (Burns, 2007) tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi về các DNNVV Những tiêu chí nào nên được sử dụng để phân biệt các DNNVV với DN lớn đã được tranh luận (Johnson, 2007) Thông thường, các tiêu chí định tính và định lượng được sử dụng trong việc xác định một DNNVV, mỗi cách tiếp cận đều có điểm mạnh và điểm yếu, vì vậy, đôi khi để đáp ứng các mục tiêu cụ thể, có thể cần áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí trên (Greene và Mole, 2006)

Theo Sian và Roberts (2006), tiêu chí định tính mô tả toàn diện nhất đặc điểm của DNNVV được sử dụng để khái niệm DNNVV đưa ra đầu tiên trong báo cáo Bolton năm 1971 Theo báo cáo, DNNVV là DN độc lập về mặt pháp lý, có thị trường cổ phiếu hạn chế và điều hành bởi một cá nhân hay một nhóm chủ sở hữu DN chỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phiếu trên thị trường, được quản lí bởi chính chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu Cũng theo quan điểm đó, Scott và Bruce (1987) cho rằng một DN được gọi là DNNVV nếu có 3 đặc điểm sau: (1) được quản lý một cách độc lập, thường không có mối quan hệ ủy nhiệm, chủ sở hữu cũng là người điều hành, (2) một cá nhân hoặc một nhóm các nhà đầu tư có thể đầu tư vào DN và kiểm soát DN, (3) hoạt động trong phạm vi của quốc gia nhưng thị trường có thể không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia Định nghĩa về DNNVV dựa trên các đặc tính định tính có thể tốt hơn trong việc giải thích bản chất đặc biệt của các DNNVV (Brooksbank,1991) Tuy nhiên, rất khó để thực hiện Một số đặc điểm, chẳng hạn như quản lý được kiểm soát chặt chẽ, có thể không dễ dàng quan sát hoặc đo lường được, đặc biệt là trong việc phân loại số lượng lớn DN (Forsaith và cộng sự., 2001) Ngoài ra, người ta đã lập luận rằng một số tính chất định tính của kinh doanh có thể không phải lúc nào cũng tương quan với quy mô

DN, như Holmes và Zimmer (1994) chỉ ra rằng không thể tách rời giữa tính năng sở hữu và kiểm soát, thường được sử dụng trong các định nghĩa về DNNVV, có thể được tìm thấy trong một số công ty lớn, đặc biệt là các DN gia đình lớn Đối với phương pháp định lượng, các ngưỡng khác nhau về số lượng việc làm, doanh thu và tổng tài sản thường được sử dụng để phân loại các DNNVV So với định nghĩa dựa trên định tính, các định nghĩa định lượng của các DNNVV đơn giản và khách quan không chỉ để đo lường mà còn hữu ích cho các thao tác trong phân tích thống kê (Curran và Blackburn, 2001) Tính thực tiễn này dẫn đến việc sử dụng các định nghĩa định lượng về DNNVV thường được sử dụng cho cả mục đích thống kê và hoạch định chính sách của các quốc gia Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng lập luận rằng các định nghĩa định lượng thường thiếu lý thuyết nền, hầu hết các chỉ tiêu giới hạn được chọn từ kinh nghiệm và đánh giá cá nhân (Brooksbank, 1991) Ngoài ra, định nghĩa dựa trên các thông tin tài chính, chẳng hạn như tổng tài sản, doanh thu hàng năm hoặc vốn chủ sở hữu, chưa loại trừ các yếu tố khác như lạm phát và giá trị thị trường (Curran và Blackburn, 2001) Điều này dẫn đến sự cần thiết phải sửa đổi thường xuyên tiêu chí cho các chỉ tiêu tài chính đó Bên cạnh đó, thực tế phát sinh là mỗi ngành sử dụng mức tài nguyên khác nhau, mọi định nghĩa định lượng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt trong ngành, Bridge và cộng sự (2003) chỉ ra những gì tương đối nhỏ trong một ngành này có thể tương đối lớn trong một ngành khác Do đó, các định nghĩa khác nhau của các DNNVV theo ngành cũng đôi khi được áp dụng nghĩa khác nhau của các DNNVV theo ngành cũng đôi khi được áp dụng

Về phương diện quốc gia, mỗi quốc gia thường xác định tiêu chí phân loại DNNVV dựa trên đặc điểm kinh tế và các giai đoạn phát triển kỹ thuật công nghệ, để có các chính sách hỗ trợ cho mục tiêu phát triển của DN trong từng quốc gia (Mai Thi Thanh Thai, 2008) Đặc điểm kinh tế, xã hội của từng quốc gia khác nhau, vì thế các tiêu chí định lượng phân biệt DNNVV do từng quốc gia xây dựng cũng khác nhau Ở các nước châu Âu, DNNVV có số lượng nhân viên dưới 250 người và doanh thu hàng năm là nhỏ hơn 50 triệu Euro Tại Mỹ, DNNVV là doanh nghiệp có số lượng người lao động dưới 500 người và có doanh thu hàng năm dưới 7 triệu đô la đối với đa số các ngành không liên quan tới sản xuất và mức này tăng lên 35,5 triệu đô la đối với ngành sản xuất Ở Canada, một doanh nghiệp được coi là DNNVV nếu có số nhân viên nhỏ hơn 500 người và doanh thu hàng năm dưới 50 triệu đô la Canada Các tiêu chí phân loại DNNVV tại các quốc gia phát triển, đang phát triển và các quốc gia mới nổi cũng rất khác nhau (Trần Ngọc Hùng, 2016) Tại Việt Nam, tiêu chí phân loại DNNVV cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển kinh tế Luật Hỗ trợ DNNVV (2017) xác định tiêu chí của DNNVV Việt Nam bao gồm DN nhỏ, DN vừa, DN siêu nhỏ, theo số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, đáp ứng tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 300 tỷ đồng hoặc Tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng DNNVV Việt Nam được chia theo lĩnh vực gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ (Nghị định 80/2021/NĐ-CP, 2021)

Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại DNNVV theo quy mô/khu vực của Việt Nam

Số lao động tham gia BHXH

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Hoặc Doanh thu của năm (tỷ đồng)

Số lao động tham gia BHXH

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Hoặc Doanh thu của năm (tỷ đồng)

Số lao động tham gia BHXH

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Hoặc Doanh thu của năm (tỷ đồng) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản < 10 < 3 0,3 Mặc dù Re1 có hệ số Cronbach's Alpha 0,901 cao hơn hệ số Cronbach's Alpha biến tổng (0,889), tuy nhiên theo Hair và cộng sự (2014), các thang đo có Cronbach's Alpha lớn hơn 0,8 là thang đo có độ tin cậy tốt nên không cần thiết phải xóa biến quan sát để nâng Cronbach's Alpha lên nữa Việc xóa biến quan sát để nâng Cronbach's Alpha thường chỉ áp dụng với những thang đo có độ tin cậy không cao (dưới 0,6 với thang đo mới, dưới 0,7 với thang đo đã được sử dụng ổn định) Do đó, tác giả vẫn giữ lại biến quan sát này để tiếp tục đưa vào nghiên cứu

4.1.3 K ế t qu ả nghiên c ứ u đị nh l ượ ng chính th ứ c

Mục tiêu lớn nhất của nghiên cứu định lượng chính thức là kiểm tra mức độ phù hơp của các giả thuyết thông qua kiểm định bằng phương trình cấu trúc Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, các biến quan sát và thang đo đưa vào mô hình phải đạt được các yêu cầu về giá trị hội tụ, phân biệt và độ tin cậy đã được đánh giá qua trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Dựa vào cách tính kích thước mẫu tối thiểu để có thể đưa vào phân tích là 155, tác giả đã tiến hành liên hệ gửi phiếu khảo sát đến 1.524 DNNVV theo hai cách: Cách thứ nhất là trực tiếp gửi phiếu khảo sát bằng bản cứng được in ra để phát trực tiếp tới tay đáp viên và cách thứ hai là bản mềm được thiết kế dựa trên phần mềm Google Form để gửi qua email của từng doanh nghiệp với các đối tượng ở xa, không thể thực hiện phát trực tiếp được, thời gian thực hiện từ ngày 30/3/2022 đến 31/5/2022 Phiếu khảo sát là bản cứng in ra phát trực tiếp tới tay đáp viên được thực hiện chủ yếu ở các DNNVV tại Hà Nội, tỷ lệ phiếu phát trực tiếp chiếm khoảng 10% tổng số phiếu hợp lệ đưa vào nghiên cứu chính thức, 90% phiếu dùng cho nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua email Đối tượng khảo sát là nhà quản trị hiện đang đảm nhiệm các vị trí: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc/Phó giám đốc, Giám đốc/Phó giám đốc Lý do nghiên cứu lựa chọn đáp viên là nhà quản trị của DNNVV Việt Nam thay vì lựa chọn các Kế toán trưởng của DNNVV vì kế toán là người tạo ra sản phẩm thông tin kế toán, do đó việc đánh giá sản phẩm do bản thân tạo ra sẽ tốt hơn so với đánh giá của đối tượng sử dụng sản phẩm (Trần Thị Thanh Hải, 2015), theo đó, nghiên cứu không lựa chọn đáp viên là các Kế toán trưởng doanh nghiệp trong nghiên cứu này nhằm đảm bảo tính khách quan cho việc trả lời các câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu ở mức tối đa có thể được, đồng thời đảm bảo tính đồng nhất trong dữ liệu khảo sát (đồng nhất về mẫu đáp viên) Bên cạnh đó, như đã trình bày tại mục 3.3.2 của luận án, việc lựa chọn đáp viên là Nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí như: Đảm bảo là nhóm riêng biệt cho nghiên cứu, là đối tượng am hiểu đặc điểm DN, nắm rõ đặc điểm CLTT BCTC của DNNVV, là người sử dụng thông tin BCTC của DNNVV, là đối tượng được ưu tiên đầu tiên trong số các đối tượng sử dụng thông tin BCTC theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT – BTC… họ sẽ đưa ra những nhận định, quan điểm để trả lời các câu hỏi khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC (Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu, Có thể so sánh, Kịp thời) của các DNNVV Việt Nam tốt nhất Bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam được trình bày tại Phụ lục 04 - Bảng câu hỏi khảo sát Để đáp ứng cỡ mẫu tối thiểu được xác định trong nghiên cứu này, tác giả đã gửi 1.524 phiếu khảo sát đến các đối tượng khảo sát Kết quả trong 1.524 phiếu gửi đi, tác giả chỉ thu về được 812 bảng khảo sát Tiếp đó, tác giả xem xét tính hợp lệ của các phiếu khảo sát đã nhận được để loại bỏ những phiếu không hợp lệ (đưa ra nhiều lựa chọn trong một nhận định, không trả lời tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi khảo sát) Qua đó, tác giả chỉ thu được 508 phiếu hợp lệ và dùng kết quả của 508 phiếu này để thực hiện nghiên cứu chính thức

Bảng 4.3: Kết quả thống kê phiếu khảo sát hợp lệ

Chỉ tiêu Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu phát ra 1.524 100

(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Như vậy trong tổng số 1.524 phiếu khảo sát gửi đi tác giả thu về 508 phiếu trả lời hợp lệ tương ứng với tỷ lệ 33,3% Mặc dù các cuộc khảo sát thông qua email tạo ra tỷ lệ phản hồi thấp, nhưng việc này đã được dự kiến (William và Dennis, 2003) Kết quả phản hồi cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu tương tự ở các nước phát triển như Poutziouris và cộng sự (1998b) có tỷ lệ phản hồi rất thấp là 11,5%, Collis (2003) cũng có tỷ lệ phản hồi là 17%, Dang-Duc Son (2006) tại Việt Nam là 18,96% Người ta cũng nhận ra rằng quy mô kinh doanh và tỷ lệ phản hồi có liên quan tích cực trong đó tỷ lệ phản hồi lớn hơn có thể được mong đợi từ các doanh nghiệp lớn hơn (Marriott và Marriott, 1999; Curran và Blackburn, 2001) và tỷ lệ phản hồi thấp "không có nghĩa là kết quả không thể hiện được" (Curran, 2000)

Bảng 4.4: Kết quả thống kê theo hình thức pháp lý, thời gian hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của mẫu khảo sát hợp lệ

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Trên 1 năm và dưới 5 năm 113 22,2

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 55 10,8

SX công nghiệp và xây dựng 234 46,1

Thương mại và dịch vụ 219 43,1

(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Trong 508 đối tượng tham gia khảo sát hợp lệ thì có 113 doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 1 năm và dưới 5 năm tương ứng với tỷ lệ 22,2%, 273 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 5 đến 10 năm tương ứng với tỷ lệ 53,7%, và 122 doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm tương ứng với tỷ lệ 24,0% Về hình thức pháp lý, trong 508 đối tượng tham gia khảo sát thì có 76 doanh nghiệp là công ty cổ phần tương ứng với tỷ lệ 15,0%, có 276 doanh nghiệp là công ty TNHH tương ứng với tỷ lệ 54,3%, và 156 doanh nghiệp tư nhân tương ứng với tỷ lệ 30,7% Về lĩnh vực kinh doanh, trong 508 đối tượng tham gia khảo sát có 55 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tương ứng với tỷ lệ 10,8%, 234 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SX công nghiệp và xây dựng tương ứng với tỷ lệ 46,1%, và 219 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tương ứng với tỷ lệ 43,1% Quy mô trung bình của các

DN được khảo sát chủ yếu là DN nhỏ phân bố đều trong các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân từ 50 đến dưới

200 người chiếm 68,8%, DN vừa chiếm 31,2% với số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên 200 lao động Vì các câu hỏi có tỷ lệ trả lời thấp, vấn đề sai lệch không trả lời phải được giải quyết Một phương pháp để kiểm tra độ lệch không phản hồi là so sánh đặc điểm của người trả lời với việc gửi thư đầu tiên với những người trả lời yêu cầu tiếp theo Điều này được hoàn thành bằng cách tiến hành các thử nghiệm Mann-Whitney không theo tỷ lệ trên các biến kích thước của các nhóm trả lời sớm và muộn với thời điểm giới hạn là 3 tuần kể từ lần gửi thư đầu tiên (Dang-Duc Son, 2006) Trong nghiên cứu này thử nghiệm được thực hiện bằng cách so sánh các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời (vị trí và kinh nghiệm làm việc quy mô kinh doanh của DNNVV Việt Nam theo lĩnh vực kinh doanh, hình thức pháp lý, thời gian hoạt động) để xem liệu có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu trả lời hay không Các thử nghiệm tạo ra không có sự khác biệt đáng kể, do đó, tất cả 508 bảng câu hỏi được coi là phù hợp để phân tích dữ liệu Danh sách tổng hợp doanh nghiệp khảo sát và nhận hợp lệ - Phụ lục 06.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

4.2.1 Phân tích độ tin c ậ y c ủ a thang đ o Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc

(2008) thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết “Các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết quan sát nào cần bỏ đi và quan sát nào cần giữ lại Khi đó, tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo”

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của thang đo bao gồm: Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0,3; và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha > 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

Kết quả chạy đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha của các thang đo như sau:

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến tổng

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Cronbach's Alpha nhân t ố Vai trò c ủ a nhà qu ả n tr ị : 0,859

Vai trò của nhà quản trị

Cronbach's Alpha nhân t ố N ă ng l ự c c ủ a k ế toán: 0,865

Năng lực của kế toán

Cronbach's Alpha Thu ộ c tính Thích h ợ p: 0,885

Cronbach's Alpha Thu ộ c tính Trình bày trung th ự c: 0,841

Cronbach's Alpha Thu ộ c tính D ễ hi ể u: 0,886

Cronbach's Alpha Thu ộ c tính Có th ể so sánh: 0,927

Cronbach's Alpha Thu ộ c tính K ị p th ờ i: 0,796

(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Bảng 4.4 cho thấy, thang đo Vai trò của nhà quản trị được cấu thành bởi 4 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0,673 đến 0,726, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha

Thang đo Năng lực của kế toán được cấu thành bởi 5 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0,620 đến 0,738, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,865 > 0,6

Thang đo Thích hợp được cấu thành bởi 4 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0,666 đến 0,863, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,885 > 0,6

Thang đo Trình bày trung thực cấu thành bởi 5 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0,584 đến 0,696, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,841 > 0,6

Thang đo Dễ hiểu cấu thành bởi 5 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho sự tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0,703 đến 0,761, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,886 > 0,6

Thang đo Có thể so sánh được cấu thành bởi 6 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho sự tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0,675 đến 0,839, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,927 > 0,6 Mặc dù Co1 có hệ số Cronbach's Alpha = 0,928 cao hơn hệ số Cronbach's Alpha biến tổng (0,927), tuy nhiên theo Hair và cộng sự (2014), các thang đo có Cronbach's Alpha lớn hơn 0,8 là thang đo có độ tin cậy tốt nên không cần thiết phải xóa biến quan sát để nâng Cronbach's Alpha lên nữa Việc xóa biến quan sát để nâng Cronbach's Alpha thường chỉ áp dụng với những thang đo có độ tin cậy không cao (dưới 0,6 với thang đo mới, dưới 0,7 với thang đo đã được sử dụng ổn định) Do đó, tác giả vẫn giữ lại biến quan sát này để tiếp tục đưa vào nghiên cứu

Thang đo Kịp thời được cấu thành bởi 2 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho sự tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đạt 0,661, đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,796 > 0,6

4.2.2 Phân tích nhân t ố khám phá EFA

Những thang đo sau khi đã đánh giá độ tin cậy ở trên đây sẽ đưa vào đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định KMO Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì giá trị Sig của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0,05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0,5 < KMO < 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,897 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 9264,485

(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Từ bảng chạy trên cho thấy, kết quả chạy EFA cho kết quả tương đối tốt, hệ số KMO = 0,897 > 0,5, theo Kaiser (1974) việc sử dụng bộ dữ liệu này để phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm định Bartlett’s Test cũng đạt khi giá trị Sig của kiểm định này

=0,000 < 0,05, do đó 31 biến quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố Điểm dừng phân tích nhân tố được đặt trên cơ sở hệ số Eigenvalue, số lượng nhân tố tối đa sẽ được lựa chọn khi hệ số này có giá trị nhỏ nhất lớn hơn 1 và phần trăm tích lũy lớn hơn 50% Với các điều kiện trên, số nhân tố được trích ra là 7 nhân tố, tương ứng với hệ số Eigenvalue = 1,125 và phần trăm tích lũy = 62,302% > 50%

Bảng 4.7: Phương sai trích các nhân tố

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings a Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total

Extraction Method: Principal Axis Factoring a When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance

(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Ma trận xoay các nhân tố

Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Promax proceduce Hair và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng Promax là phép xoay xiên, còn Varimax là phép xoay trực giao, vì trong thực tế không được giả định, khi thực hiện nghiên cứu, là các biến quan sát là không tương quan với nhau, do đó phép xoay Promax sẽ phân tích nhân tố tốt hơn Nên tác giả sử dụng phép xoay xiên Promax là ưu việt hơn so với phép xoay trực giao là Varimax Hair và cộng sự (2014) cũng nói rõ rằng, việc sử dụng các phép xoay trực giao (ví dụ Varimax) được sử dụng rộng rãi hơn do nhiều phần mềm đều có tùy chọn này và ít hỗ trợ cho phép xoay xiên (ví dụ Promax) do đó các nhà nghiên cứu có thể phải chấp nhận cái được cung cấp Sau khi xoay sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 ra khỏi mô hình Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0,5 và sắp xếp chúng thành những nhóm chính

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố tới từng thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam Thông qua khảo sát với 508 mẫu nghiên cứu đã thu thập được và xử lý thông qua phần mềm AMOS 20.0, kết quả cho thấy 8 giả thuyết đề ra trong mô hình được chấp nhận, 2 giả thuyết bị bác bỏ Như mô hình dự kiến nghiên cứu tác giả đề xuất trong chương 2, việc kiểm định bằng phương trình cấu trúc đã cho kết quả rất khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam, mức độ giải thích của các nhân tố mà tác giả đưa vào để giải thích ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam được đánh giá như sơ đồ 5.1

Sơ đồ 5.1: Chiều ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Như vậy, từ các giả thuyết về các mối quan hệ được chấp thuận trong nghiên cứu, có các mối quan hệ sau được thảo luận:

Vai trò của nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Thích hợp của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Vai trò của nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Trình bày trung thực của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Vai trò của nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Kịp thời của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Năng lực của kế toán có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Thích hợp của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Vai trò của nhà quản trị

Năng lực của kế toán

Trình bày trung thực Thích hợp

Chất lương thông tin báo cáo tài chính

Năng lực của kế toán có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Trình bày trung thực của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Năng lực của kế toán có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Có thể so sánh của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Năng lực của kế toán có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Dễ hiểu của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam

Năng lực của kế toán có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới thuộc tính Kịp thời của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

5.2.1 Th ả o lu ậ n v ề các thu ộ c tính ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a t ạ i Vi ệ t Nam

Nghiên cứu tại các DNNVV Việt Nam về CLTT BCTC được xem xét qua 5 thuộc tính gồm 2 thuộc tính có bản là Thích hợp, Trình bày trung thực và 3 thuộc tính bổ sung

Dễ hiểu, Có thể so sánh, Kịp thời Mức độ CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lượng của từng thuộc tính CLTT BCTC

Bảng 5.1: Đánh giá về thuộc tính Thích hợp của BCTC

TT Mã hóa thang đo Nội dung thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn Thích hợp (Re)

1 Re1 BCTC cung cấp các thông tin định hướng tương lai hữu ích cho người sử dụng thông tin 3,829 0,9912

2 Re2 BCTC có trình bày các thông tin phi tài chính (cơ hội rủi ro) ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư 3,801 1,1313

3 Re3 DN áp dụng giá trị hợp lý đối với một số các khoản mục theo đúng quy định hiện hành 4,071 1,1230

Thông tin trong thuyết minh BCTC, DN có thuyết minh, giải trình thêm các thông tin khác giúp người sử dụng hiểu được sự ảnh hưởng của các giao dịch cụ thể trong quá khứ hoặc các diễn biến của thị trường ảnh hưởng tới DN trong việc đưa ra quyết định kinh tế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Giá trị thuộc tính Thích hợp của CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam được đánh giá ở mức tốt, giá trị trung bình của các biến quan sát nằm từ 3,720/5 đến 4,071/5 Thông thường các DNNVV Việt Nam các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phức tạp và đa dạng như các DN lớn, vì thế các thông tin định hướng tương lai như dự báo lợi nhuận, kế hoạch tài chính, kế hoạch dòng tiền kế hoạch trong tương lai, thông tin về cơ hội rủi ro thường vẫn còn ít được các DNNVV công bố trong thuyết minh BCTC để người sử dụng thông tin hình thành các kỳ vọng trong quá trình ra quyết định kinh doanh Đồng thời, thông tin về dòng tiền cung cấp khả năng thanh toán và tính thanh khoản, dòng tiền hoạt động là một thước đo truyền thống trong việc đánh giá rủi ro tín dụng và phá sản (Ohlson,1980) tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC không bắt buộc lập báo cáo này mà chỉ khuyến khích các DNNVV Việt Nam lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Kết quả khảo sát cho thấy, thông tin phi tài chính (cơ hội và rủi ro) của các DN ảnh hưởng đến nhà đầu tư được người sử dụng thông tin BCTC của DNNVV đánh giá ở mức 3,801/5 Thông tin liên quan tới rủi ro và đo lường sự không chắc chắn thường liên quan tới rủi ro về các hoạt động kinh doanh khác nhau của DN, cho phép người dùng xác định, đánh giá cơ hội và lựa chọn khác nhau đối với DN, cải thiện giá trị dự đoán, nâng cao độ chính xác trong quyết định của người dùng (Jonas và Blanchet, 2000) KPMG (2014) cho rằng, không chỉ DNNVV mà còn các DN lớn cũng có tình trạng tương tự, rất ít các đơn vị cung cấp giải thích về các quy trình quản lý rủi ro vượt quá các yêu cầu tuân thủ pháp luật trong BCTC cung cấp cho người dùng Thông tin về rủi ro và không chắc chắn là các thông tin thường được trình bày bổ sung trong các thuyết minh BCTC của DN, tuy nhiên, tương tự như các thông tin bổ sung khác, bên cạnh việc các nghiệp vụ phát sinh tại DNNVV thường đơn giản theo đó BCTC của DNNVV thường rất hạn chế trong việc trình bày các thông tin này

Thông tin về giá trị hợp lý được đánh giá với mức điểm 4,071/5 là mức điểm trung bình tốt nhất trong số các đặc tính của thuộc tính Thích hợp DNNVV Việt Nam được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu tiền nhiệm là DN không có tính phức tạp cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh so với các DN lớn, vì thế, các khoản mục liên quan tới giá trị của tài sản và nợ phải trả thường cũng ít nhậy cảm với yếu tố của thị trường và các rủi ro khác, nguyên giá của nó ít khác biệt đáng kể với giá trị hiện tại Nhà đầu tư của DNNVV sẽ không mất nhiều chi phí để làm giảm chi phí tìm kiếm thông tin để điều chỉnh từ giá gốc về giá trị trị hiện tại của tài sản và nợ phải trả Quan điểm giá trị hợp lý dựa trên giả định rằng các giá thị trường được đo lường là tương đối hoàn hảo và đầy đủ, tuy nhiên, đối với DNNVV thường các khoản mục vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và tài sản tương đối không hoàn hảo và không hoàn thiện nên quan điểm về giá trị hợp lý đối với các DN này mất đi tính hấp dẫn vì mối liên hệ yếu với thực tế phát sinh (Whittington, 2008)

Thông tin về thuyết minh trong BCTC được đánh giá thấp nhất trong thuộc tính Thích hợp của CLTT BCTC với mức điểm 3,720/5 Như đã thảo luận tại các nội dung trước trong luận án, chất lượng thuyết minh báo cáo tài chính của các DNNVV Việt Nam phần lớn được nhận thấy là chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC Các thông tin trên thuyết minh BCTC theo quy định thường bao gồm 4 phần chính: Thông tin chung về DN; Thông tin về chính sách kế toán áp dụng tại DN; Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên báo cáo tổng hợp tài chính, báo cáo KQKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thông tin khác Tuy nhiên, các nội dung cung cấp trên thuyết minh BCTC của DNNVV vẫn còn thiếu nhiều thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định của người dùng như: các thông tin liên quan tới phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao tài sản cố định, nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay, ghi nhận chi phí phải trả, ghi nhận dự phòng phải trả, doanh thu và thu nhâp khác, thông tin bổ sung về Tiền, hàng tồn kho, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác, tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí sản xuất kinh doanh…Các thông tin thuyết minh bổ sung giúp cải thiện giá trị dự đoán của người sử dụng thông tin, giúp đưa ra các phân tích và dự báo chính xác hơn (Seese và cộng sự., 2003)

Thu ộ c tính Trình bày trung th ự c

Bảng 5.2: Đánh giá về thuộc tính Trình bày trung thực của BCTC

TT Mã hóa thang đo Nội dung thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn Trình bày trung thực (Fa)

1 Fa1 BCTC cung cấp các giả định và ước tính kế toán có căn cứ 3,183 1,0491

2 Fa2 BCTC cung cấp thông tin về việc lựa chọn các nguyên tắc, chính sách được lý giải một cách rõ ràng và có cơ sở 3,213 1,0501

3 Fa3 BCTC diễn giải, miêu tả đầy đủ bản chất của số liệu tài chính 3,309 1,0663

4 Fa4 BCTC của DN thường không tồn tại sai sót trọng yếu 3,319 1,0208

5 Fa5 BCTC phản ánh đầy đủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Số liệu ở bảng 5.2 cho thấy, trong các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam, thuộc tính Trình bày trung thực được đánh giá là kém nhất, giá trị trung bình của các biến quan sát nằm từ 3,183/5 đến 3,219/5 Việc công bố các lựa chọn, ước tính và chính sách kế toán có căn cứ thông thường được thể hiện trên Thuyết minh BCTC của DNNVV Việt Nam được đánh giá thấp nhất, hầu hết các lựa chọn và ước tính này không kèm giải thích vì sao phải lựa chọn Dễ thấy, DNNVV Việt Nam khác nhau về quy mô, đặc điểm hoạt động, lĩnh vực, phương thức kinh doanh…do đó, việc lựa chọn các chính sách và ước tính kế toán không đồng nhất với nhau, việc lựa chọn này phải đảm bảo các khoản mục trên BCTC phản ánh đúng tình hình SXKD của DNNVV, trung thực và khách quan Việc lựa chọn các chính sách kế toán của DN phụ thuộc vào năng lực của kế toán viên, về sự am hiểu đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời vấn đề lựa chọn này có thể liên quan tới hành vi can thiệp của nhà quản trị vào lợi nhuận của

DN làm giảm tính trung thực của dữ liệu kế toán cung cấp cho các bên có liên quan

Bên cạnh đó, Trình bày trung thực còn biểu hiện thông qua việc công bố thông tin không thiên lệch bao gồm cả thông tin tài chính (lượng hóa bằng các số liệu kế toán) và thông tin phi tài chính (thường được trình bày bổ sung trong thuyết minh BCTC) BCTC được cung cấp bởi DNNVV phải đảm bảo diễn giải, miêu tả đầy đủ bản chất của số liệu tài chính, tuy nhiên, đối với việc điều hành SXKD trong các DNNVV, các thông tin thường được công bố ở mức tối thiểu, sơ sài nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà không trình bày bổ sung các thông tin có ảnh hưởng tới hoạt động SXKD trong kỳ của

DN (Nguyễn Bích Ngọc, 2018) Nhà quản trị chủ yếu chỉ cung cấp thông tin về các sự kiện tích cực, hạn chế công bố về những sự kiện tiêu cực hoặc đánh giá các nguyên nhân yếu kém từ quản lý hoặc các bất lợi mà DNNVV gặp phải, hoặc thông tin về các bên liên quan (các giao dịch nội bộ, các khoản vay của nhà quản trị…) ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN, theo đó đặc tính diễn giải đầy đủ bản chất của số liệu tài chính và chỉ đạt kết quả là 3,309/5 và 3,242/5

Với đặc tính không tồn tại các sai sót trọng yếu của DNNVV Việt Nam mặc dù trên tổng thể thuộc tính Trình bày trung thực vẫn đạt mức trung bình nhưng là biến quan sát được đánh giá tốt nhất trong 5 đặc tính chất lượng Trình bày trung thực thông tin tài chính của DN với điểm số 3,319/5 Việc tồn tại các sai sót trọng yếu phải được kiếm chứng độc lập định kỳ bởi bên thứ ba như các đơn vị kiểm toán, tuy nhiên, BCTC của DNNVV Việt Nam chưa quy định bắt buộc phải kiểm toán, theo đó, việc tồn tại sai sót trọng yếu thông thường chỉ được nhận diện hoặc tham chiếu theo quy định bởi các đơn vị kiểm tra cơ quan Thuế Tuy nhiên, như đã trình bày tại chương 2, cơ quan Thuế là một trong những đối tượng sử dụng thông tin BCTC của DNNVV, vì thế, việc tham chiếu theo Khung pháp lý của kế toán với các quy định của Thuế không đồng nhất về mặt đo lường sai sót trọng yếu

Bảng 5.3: Đánh giá về thuộc tính Dễ hiểu của BCTC

TT Mã hóa thang đo Nội dung thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn

BCTC được trình bày theo đúng mẫu quy định (theo thứ tự rõ ràng, có thuyết minh đầy đủ) 4,108 1,033

Các thuyết minh cho bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng 3,959 1,009

BCTC trình bày bằng các bảng biểu hay sơ đồ để diễn giải các thông tin trực quan 3,787 0,9369

Ngôn ngữ trong BCTC sử dụng dễ hiểu, khi sử dụng các thuật ngữ đặc thù thì có giải thích đính kèm 3,713 0,9567

Thông tin BCTC trình bày chi tiết của các thuyết minh, thuật ngữ, từ viết tắt được giải thích rõ ràng 4,049 0,9250

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Thông tin dễ hiểu trước hết nó phải dễ đọc, vể mặt lý thuyết người sử dụng thông tin BCTC phải có kiến thức nhất định về kế toán tài chính mới có thể đảm bảo được việc dễ hiểu thông tin Thuộc tính Dễ hiểu trong các DNNVV Việt Nam được đánh giá với mức độ từ 3,713/5 đến 4,108/5 tương ứng với mức tương đối tốt BCTC của DNNVV được đánh giá tốt nhất ở điểm trình bày theo đúng mẫu quy định, Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC được trình bày theo hướng dẫn của chế độ quy định hiện hành thuận tiện cho người sử dụng đọc và so sánh, phân tích DNNVV Việt Nam trình bày dễ đọc do thông tin trên BCTC không bao gồm nhiều câu dài, các từ nhiều âm tiết, biệt ngữ…làm ảnh hưởng tới khả năng hiểu của người dùng khác, khác biệt so với DN lớn thường cung cấp các chú giải khó đọc hơn các DNNVV (Healy,1977) Việc sử dụng các biệt ngữ chuyên ngành là không thể tránh khỏi trong các BCTC, tuy thế, DNNVV các nghiệp vụ thông thường đơn giản, các thuật ngữ ít được sử dụng trong BCTC của các đơn vị này, thông thường người sản xuất thông tin BCTC là các kế toán tham chiếu các quy định của Khung pháp lý áp dụng cho đối tượng DNNVV nên các thông tin trình bày trên BCTC dễ đọc đối với người sử dụng Các thông tin trên thuyết minh nhằm giải thích, cung cấp thêm thông tin và các bảng biểu sơ đồ nhằm diễn giải các thông tin một cách trực quan thường hiếm gặp trong các BCTC của đối tượng DN này, theo đó mức độ đánh giá CL cho đặc tính này là 3,787/5

Thu ộ c tính Có th ể so sánh

Bảng 5.4: Đánh giá về thuộc tính Có thể so sánh của BCTC

TT Mã hóa thang đo Nội dung thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn

Có thể so sánh (Co)

Các phương pháp và chính sách kế toán trong BCTC đều được giải thích rõ ràng 3,364 1,1458

Tất cả các thay đổi liên quan tới các ước tính kế toán được giải thích ý nghĩa và ảnh hưởng của chúng đến việc thay đổi rõ ràng 3,423 1,1496

BCTC cung cấp giải thích cho những điều chỉnh hồi tố số liệu BCTC các kỳ trước có ảnh hưởng đến BCTC năm hiện hành 3,744 1,1873

4 Co4 BCTC cung cấp thông tin năm tài chính hiện hành và năm trước 3,701 1,1838

BCTC cung cấp thông tin có thể tham chiếu với thông tin của các DN cùng ngành 3,783 1,1566

BCTC có phân tích các chỉ số tài chính và có biểu đồ, đồ thị minh họa giúp trực quan hóa số liệu kế toán 3,691 1,1721

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Khả năng so sánh rất hữu ích đối với người sử dụng thông tin BCTC Khả năng so sánh của BCTC làm giảm chi phí xử lý thông tin giúp dự báo hiệu quả hoạt động của các DN cho các nhà phân tích (Hoitash và cộng sự., 2018) Kết quả nghiên cứu từ bảng 5.4 cho thấy, khả năng có thể so sánh của BCTC trong các DNNVV Việt Nam đang ở mức trung bình, nằm trong khoảng từ 3,364/5 đến 3,744/5 Hầu hết BCTC của DNNVV được trình bày ở dạng tuân thủ nên các chính sách kế toán chưa được giải thích một cách cụ thể rõ ràng, mức độ đánh giá cho đặc tính này là thấp nhất trong các biến quan sát về thuộc tính Có thể so sánh của CLTT BCTC Các dữ liệu cung cấp thông tin giải thích cho các điều chỉnh hồi tố của các kỳ trước có ảnh hưởng đến BCTC năm hiện hành được đánh giá tốt với mức độ đánh giá là 3,744/5, có thể được hiểu là các số liệu này hầu như rất ít phát sinh tại các đối tượng DN này do việc không yêu cầu bắt buộc kiểm toán BCTC đối với DNNVV, việc khuyến nghị từ một bên độc lập cho các dữ liệu ghi nhận sai cần trình bày lại ở nhóm đối tượng DNNVV thấp Mức độ đánh giá cao nhất trong thuộc tính Có thể so sánh của CLTT BCTC là có thể tham chiếu với thông tin của các

DN cùng ngành, các dữ liệu rất dễ để so sánh gồm, giá trị tổng tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…tuy nhiên, các chỉ số tài chính, biểu đồ và minh họa giúp trực quan hóa số liệu của kế toán cũng đang được đánh giá ở mức trung bình 3,691/5 cho thấy, các dữ liệu này người dùng ít tìm thấy thông tin trên BCTC do DNNVV Việt Nam cung cấp

Bảng 5.5: Đánh giá về thuộc tính Kịp thời của BCTC

TT Mã hóa thang đo Nội dung thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn Kịp thời (Ti)

1 Ti1 BCTC năm của DN được công bố đúng quy định của chính phủ 3,691 0,8594

BCTC phản ánh kết quả từ việc ghi nhận và cập nhật kịp thời mọi hoạt động kinh tế tài chính của DN 3,778 0,8541

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Kịp thời là biểu hiện của việc sẵn sàng tại một thời điểm thích hợp hoặc đúng lúc (Grogory và cộng sự., 1963) Rào cản lớn nhất liên quan tới tính kịp thời là việc chậm trễ trong phát hành BCTC hàng năm Từ kết quả tại bảng 5.5 cho thấy, thuộc tính Kịp thời trong các DNNVV Việt Nam đang được đánh giá là tốt, đồng nghĩa với việc DNNVV đã nộp BCTC theo đúng quy định hiện hành Theo quy định tại Việt Nam, các DNNVV không bắt buộc phải kiểm toán BCTC do đó, tính kịp thời của BCTC không phụ thuộc vào thời gian ký phát hành BCTC của kiểm toán viên sau khi kết thúc năm, thời hạn nộp BCTC theo quy định là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Luật kế toán, 2015)

5.2.2 Th ả o lu ậ n v ề nhân t ố ả nh h ưở ng t ớ i ch ấ t l ượ ng thông tin báo cáo tài chính c ủ a các doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a Vi ệ t Nam

5.2.2.1 Đánh giá về vai trò của nhà quản trị

Bảng 5.6: Đánh giá về Vai trò của nhà quản trị của DNNVV Việt Nam

TT Mã hóa thang đo Nội dung thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn Vai trò nhà quản trị (QT)

1 QT1 Nhà quản trị luôn cung cấp đủ nguồn lực cho tổ chức vận hành công tác kế toán

2 QT2 Thiết kế và vận hành công tác kế toán luôn có sự tham gia của nhà quản trị

3 QT3 Định hướng của nhà quản trị ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp kế toán tại DN

4 QT4 Nhà quản trị có sự am hiểu về kế toán 4,087 0,9190

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Từ kết quả khảo sát các đối tượng với nhân tố Vai trò của nhà quản trị cho kết quả mức độ đánh giá từ 3,874/5 đến 4,242/5 cho thấy Vai trò của nhà quản trị trong DN có ảnh hưởng mạnh tới các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam Trong các biến đo lường Vai trò của nhà quản trị, biến quan sát nhà quản trị luôn cung cấp đủ nguồn lực cho tổ chức vận hành công tác kế toán được đánh giá thấp nhất 3,874/5, việc cung cấp nguồn lực cho tổ chức vận hành công tác kế toán bao gồm các nguồn lực con người (tổ chức bộ máy kế toán bài bản, hệ thống kiểm soát nội bộ), hạ tầng công nghệ (phần mềm kế toán), kinh phí cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng, kiểm toán BCTC … tuy nhiên của DNNVV với quy mô và cách thức tổ chức không bài bản như các DN lớn, theo sau đó là vấn đề tài chính còn nhiều hạn hẹp nên các việc cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức và vận hành công tác kế toán tại DNNVV chưa đáp ứng yêu cầu khách quan

Một số khuyến nghị

Cùng với chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-

CP về phát triển kinh tế, với mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, đóng góp của DNNVV vào GDP khoảng 60-65%, DNNVV tham gia sâu vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực toàn cầu… (Chính phủ, 2023) thì việc cải thiện CLTT BCTC là vô cùng cần thiết Để CLTT BCTC trong các DN nói chung, DNNVV Việt Nam nói riêng ngày một cải thiện, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC, do đó việc nhận diện và phân tích tính ảnh hưởng của các nhân tố tới từng thuộc tính CLTT BCTC gồm: Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu, Có thể so sánh và Kịp thời ngày càng cần được chú trọng và nâng cao

5.3.1 Khuy ế n ngh ị đố i v ớ i doanh nghi ệ p nh ỏ và v ừ a Vi ệ t Nam

5.3.1.1 Khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Phần lớn các DNNVV Việt Nam hiện nay không bị bắt buộc phải kiểm toán và công bố thông tin như các công ty đại chúng, CLTT BCTC được đánh giá trên cơ sở những thông tin được trình bày theo quy định của Bộ tài chính (Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán dành cho DNNVV…), theo đó, những thông tin DNNVV cần công bố bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhưng nó không mang tính bắt buộc mà chỉ mang tính chất gợi ý Vì vậy, mỗi DN có quy mô, mức độ phức tạp và ngành nghề khác nhau, mức độ quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị trong các DN cũng khác nhau, năng lực của nhân viên kế toán trong việc sản xuất thông tin BCTC cũng khác nhau dẫn tới CLTT BCTC cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin không có tính tương đồng và đảm bảo chất lượng Nhằm cải thiện CLTT BCTC, các khuyến nghị đưa ra sẽ liên quan đến từng thuộc tính CLTT BCTC, cụ thể như sau:

Thông tin ph ả i Thích h ợ p Để thông tin BCTC thích hợp với nhu cầu người sử dụng, thông tin BCTC phải có giá trị dự báo và giá xác nhận Thông tin BCTC có thể giúp cho người sử dụng có khả năng dự báo tốt, khi nó phải có khả năng dự báo về hoạt động của DNNVV đưa ra những quyết định trong dài hạn và ngắn hạn Thông tin dự báo liên quan đến quyết định dài hạn

Thông tin định hướng tương lai: Đây là những thông tin mang tính chất chiến lược, do Nhà quản trị DN công bố Để thông tin này thật sự hiệu quả cho người sử dụng, cần được trình bày những nội dung sau: Mục tiêu cụ thể là gì? Nguồn lực để thực hiện mục tiêu (trên cơ sở nguồn lực hiện tại và kế hoạch trong tương lai như thế nào để đạt được mục tiêu); Những rủi ro hoặc những nội dung không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến mục tiêu; Cần định lượng kết quả mục tiêu kỳ vọng Một trong những thông tin quan trọng nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và khả năng tồn tại của doanh nghiệp Sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cung cấp hàng hoá hay dịch vụ liên quan đến các tài sản hiện hữu Để người sử dụng có hiểu biết đầy đủ về khả năng này của doanh nghiệp, thông tin cần phải trình bày về cơ hội và rủi ro liên quan đến các thông tin phi tài chính nhằm mục đích cho người sử dụng thông tin BCTC thấy được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Ví dụ khi trình bày chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải trình bày đến việc cải tiến chất lượng cuộc sống của người lao động cũng như gia đình họ như thế nào, từ đó người sử dụng thông tin có thể đánh giá được khả năng gắn bó lâu dài của người lao động với công ty, nghĩa là muốn nói đến sự ổn định về mặt nhân sự của DN

Thông tin dự báo liên quan đến quyết định ngắn hạn: Đánh giá kế hoạch thực hiện kế hoạch tương lai của năm tiếp theo: khắc phục những nội dung chưa đạt được trong năm qua Phần đánh giá này là trách nhiệm của Nhà quản trị Các kế hoạch được đánh giá là những nội dung được đặt ra trước đây đã được thông qua Nhà quản trị cần làm rõ những sự khác biệt giữa thực tế đạt được và kế hoạch đã đề ra, trong trường hợp khi doanh nghiệp không đạt được kế hoạch thì Nhà quản trị cần phân tích rõ nguyên nhân tại sao Đặc biệt, những phân tích này phải cho thấy những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến khả năng không đạt kế hoạch và cụ thể từng ảnh hưởng phải được lượng hóa mà không phân tích một cách chung chung Việc đánh giá này sẽ giúp cho người sử dụng thông tin xác lập lại kỳ vọng trước đây Mặt khác, trong trường hợp này Nhà quản trị cần đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này trong tường lai gần như thế nào Với thông tin này sẽ giúp người sử dụng xác nhận lại kỳ vọng trước đây từ đó lập lại kỳ vọng mới và đưa ra những quyết định hữu ích

Sử dụng giá trị hợp lý trong định giá: Nguyên tắc kế toán, hiện tại theo Luật kế toán, tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc và nó không được thay đổi Mặc dù vậy, theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành có những khoản mục trên BCTC được xác định theo giá trị hợp lý, ví dụ như các khoản dự phòng (đầu tư tài chính, hàng tồn kho giảm giá, Nợ phải thu khó đòi), đây là các trường hợp giá thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ Ngoài ra các khoản mục có gốc ngoại tệ được đánh giá lại số dư cuối kỳ Tuy nhiên để áp dụng theo nguyên tắc giá hợp lý thì Việt Nam chưa đủ điều kiện để thực hiện đặc biệt là đối với DNNVV

Theo quan điểm của nhóm tác giả, để có thể cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin BCTC, kiến nghị đưa ra là những tài sản của DNNVV thường xuyên có biến động về giá cần phải xác định giá trị hợp lý tại thời điểm kết thúc niên độ, phần này được trình bày trên phần thuyết minh BCTC Việc điều chỉnh này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng các khoản mục có liên quan đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận, vì vậy DNNVV cần lập lại BCTC dạng tóm tắt để người sử dụng có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định giá trị công ty tại thời điểm báo cáo hợp lý hơn, từ đó sẽ hữu ích cho quá trình ra quyết định

Thông tin phải Trình bày trung thực

Theo IASB (2008), để thông tin trung thực thì nó phải thỏa mãn các thuộc tính: trung lập, đầy đủ, không sai sót trọng yếu và có thể kiểm chứng Thuộc tính trình bày trung thực bao hàm cả thông tin tài chính và phi tài chính

Góc độ chủ quan phía DNNVV, do sai sót từ quá trình lập BCTC, vấn đề này phụ thuộc vào sự hiệu quả hệ thống nội bộ, của DNNVV việc giám sát của nhà quản trị rất quan trọng trong quá trình thực thi hoạt động này DN cần phải thường xuyên đánh giá và hoàn thiện việc kiểm tra giám sát nhằm giảm rủi ro những sai sót những chỉ tiêu tài chính trọng yếu trong quá trình lập BCTC Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc doanh nghiệp có những hành vi cố tình làm sai lệch số liệu kế toán để nhằm mục tiêu cho cá nhân hoặc nhóm lợi ích nào đó Trong trường hợp này, giải pháp đưa ra là tăng cường thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan Thuế

Góc độ khách quan từ những quy định về chế độ kế toán Lý do thường thấy đó là quan điểm khác nhau giữa chế độ kế toán dành cho DNNVV và các quy định về thuế trong việc lập và trình bày số liệu kế toán Vì vậy khuyến nghị đưa ra để giảm tình trạng này là các cơ quan lập pháp cần phải quy định rõ ràng và tránh những nội dung dễ gây nhầm lẫn giữa các bên có liên quan trong quá trình thực thi Đối với thông tin phi tài chính, các thông tin này chủ yếu là những dự định, diễn giải của Nhà quản trị về định hướng tương lai của công ty Đây là những thông tin không có chuẩn mực để đo lường Vì vậy tính trung thực của các thông tin nằm ở cơ sở hình thành nên thông tin Do đó, cơ chế giám sát tốt nhất những thông tin này chủ yếu từ bên trong, mà nhà quản trị đóng vai trò thiết yếu và vai trò hỗ trợ thuộc về tư vấn của kế toán

Một khía cạnh khác của thông tin trung thực đó là việc DNNVV cần công bố và giải trình về những lý do cho việc lựa chọn về những chính sách và ước tính kế toán mà DNNVV áp dụng, thông tin này giúp cho người sử dụng BCTC tin cậy vào những chỉ tiêu mang tính chất ước tính phù hợp với đặc thù về hoạt động của DN

Thông tin Dễ hiểu Điểm yếu trong mà các DNNVV khi trình bày BCTC thể hiện:

+ Bố cục chưa đạt yêu cầu quy định

+ Người sử dụng BCTC gặp khó khăn khi tìm thông tin cần thiết, làm mất thời gian để tìm kiếm và so sánh thông tin

+ Số lượng biểu đồ cũng như các giải thích về các thuật ngữ, đặc biệt các từ chuyên ngành tạo sự khó hiểu cho người đọc Để người đọc dễ dàng hiểu những nội dung cần trình bày bên cạnh việc trình trình bày theo bố cục rõ ràng, BCTC cần có những biểu đồ minh họa bên cạnh các số liệu và việc giải thích các thuật ngữ

Thông tin được trình bày Có thể so sánh

Khi so sánh các số liệu trong cùng một doanh nghiệp, các nguyên tắc và chính sách kế toán cần phải được thực hiện nhất quán Trong trường hợp có sự thay đổi về nguyên tắc cũng như chính sách kế toán, DNNVV cần có giải thích rõ ràng và thuyết minh về số liệu khi có điều chỉnh từ năm có thay đổi

Bên cạnh đó, để có thể so sánh, các số liệu về tài chính cần có những so sánh từ ít nhất là 2 năm trước đó Với việc so sánh nhiều năm giúp cho người đọc thấy được xu hướng thay đổi để có thể dự đoán khi đưa ra quyết định

Ngày đăng: 01/03/2024, 02:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w