1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành vi thờ cúng tổ tiên trong gia đình của sinh viên học viện báo chí

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Gia Đình Của Sinh Viên Học Viện Báo Chí
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh
Trường học Học viện Báo chí
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 322,45 KB

Nội dung

Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối vớicác bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thểhiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ ti

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Tuyết Minh đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian học môn xã hội học Tôn giáo, tạo cho em những tiền đề, những kiến thức vô cùng bổ ích để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề

Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ TS Nguyễn Thị Tuyết Minh và thầy/ cô trong khoa để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ xa xưa và tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc châu Á Ở Việt Nam, đây là một phong tục đẹp, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam; đồng thờ mang tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ

Xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn,

và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ [13]

Bên cạnh đó, tín ngưỡng tôn giáo cũng là ý thức tôn trọng cội nguồn

và đức tính hiếu thảo của người Việt Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh

dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền mà còn chịu ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) Và dù theo tôn giáo nào thì đây cũng là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của người dân, trong mỗi gia đình phong tục này được truyền từ đời cha ông cho đến thế hệ thanh niên hiện nay trong đó có các tầng lớp sinh viên cũng đã đang đóng góp giữ gìn phong tục này

Một bộ phận thanh niên hiện nay có xu hướng coi nhẹ các lễ nghi trong việc thờ cúng tổ tiên Cũng có nhiều bạn trẻ ngày nay coi thờ cúng tổ tiên là một gánh nặng; vì trách nhiệm, hoặc vì ép buộc Họ học các lễ nghi

Trang 4

trong thờ cúng tổ tiên vì cha mẹ thúc ép, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin của họ Họ có tham gia thờ cúng tổ tiên nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì… Số lượng thầy cúng hiện nay giảm dần, họ không biết truyền nghề cho ai trong khi con cái trong gia đình không

có hứng thú học để trở thành thầy cúng Đặc biệt một bộ phận thanh niên hiện nay chưa nhìn nhận đúng giá trị dân tộc mình, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đặc sắc văn hóa của Việt Nam Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một trong những nhiệm vụ của việc đổi mới ở Việt Nam, là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lại càng trở thành yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là việc giữ gìn những giá trị tinh hoa cốt lõi của dân tộc đã được hun đúc qua hàn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Trong thời gian qua, đa số thanh niên đã phát huy được vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nhưng bên cạnh đó một bộ phận thanh niên chưa nhận thức được giá trị văn hóa dân tộc, coi nhẹ các lễ nghi

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học duy nhất trực thuộc Đảng, ngôi trường bao gồm nhiều thanh niên ưu tú, có nền tảng tư tưởng vững chắc và có trang bị cho mình nhiều kiến thức chuyên môn, đặc biệt có sự nhạy bén trong công tác truyền thông Từ những lý do xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Hành vi thờ cúng tổ tiên trong gia đình của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền” làm

Trang 5

đề tài nghiên cứu Qua đó sẽ đưa ra một bức tranh chung về thực trạng hành

vi thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đó

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu chung về tôn giáo tại Việt Nam

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo: "Những chuyển biến trên phương diện niềm tin của đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay", đề cập đến sự chuyển đổi đời sống tôn giáo trên phương diện niềm tin qua các giai đoạn, mối liên hệ của người dân Việt Nam với các đối tượng linh thiêng ngày một gia tăng so với giai đoạn trước 1990 Cảm thức hay tâm tình tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Việt Nam ngày càng biểu lộ sinh động trong xã hội qua việc xây dựng, sửa chữa tu bổ các cơ sở thờ tự, như: nhà thờ, thánh đường đến các lăng, đền, miếu, phủ, nghĩa trang… Các xu hướng chuyển đổi niềm tin tôn giáo, xu hướng vẫn giữ niềm tin nhưng không đồng nhất với sinh hoạt đạo, xu hướng đặt niềm tin tôn giáo trong những mục tiêu thế tục, xu hướng không tuyệt đối hóa với một niềm tin cũng những thay đổi ngày càng nhiều trong xã hội và bị tác động bởi yếu tố văn hóa Qua bài viết cho thấy niềm tin tôn giáo là điều căn cốt mà các tổ chức và truyền thống tôn giáo muốn duy trì trong các cộng đồng tín đồ của mình Tác giả nêu rõ niềm tin tôn giáo trước kia và hiện nay cùng với xu hướng phát triển một cách rõ ràng, mạch lạc [10]

Nghiên cứu “Báo hiếu trong hành vi tôn giáo của cộng đồng người Khmer Nam bộ”, nghiên cứu tôn giáo số 6 -2013 tác giả Huỳnh Ngọc Thu Nghiên cứu về hành vi tôn giáo của người Khmer Nam Bộ thông qua hành vi báo hiếu, được biểu hiện qua hai hình thức: báo hiếu với cha mẹ còn sống và báo hiếu với cha mẹ đã quá vãng Hành vi này chịu tác động sâu sắc bởi yếu

tố tôn giáo, nghiên cứu đã chỉ ra rằng theo ước tính có hơn 95% người Khmer

Trang 6

sinh sống tại Nam bộ là tín đồ Phật giáo, do vậy yếu tố Phật giáo đã chi phối rất lớn đến đời sống sinh hoạt, văn hoá của cộng đồng này Ngay cả trong tư tưởng, lối tư duy, cách hành xử văn hoá cũng đều dựa trên tư tưởng, giáo lý của Phật giáo Theravada Hành vi báo hiếu của người Khmer Nam Bộ được chi phối rất lớn bởi yếu tố Phật giáo Nghiên cứu đã tập trung phân tích quan niệm của cộng đồng người Khmer về hành vi báo hiếu để từ đó tìm ra ý nghĩa báo hiếu trong sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng và bước đầu đưa ra một số nhận định về giá trị của hành vi đó [5]

Nghiên cứu “Các xu hướng biến đổi của tôn giáo hiện nay”của tác giả Bùi Thị Thủy - Trường đại học sư phạm Hà Nội, năm 2017 Nghiên cứu

đề cập đến xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay, đó là 3 xu hướng đa dạng hóa tôn giáo, xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo và xu hướng cá nhân hóa tôn giáo Việt Nam được xem là điển hình cho xu hướng đa dạng hóa tôn giáo qua sự đa dạng tôn giáo bao gồm các tôn giáo bản địa và những tôn giáo ngoại nhập ( trừ Do Thái giáo) Xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo được đề cập với vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra những ranh giới mới về văn hóa, tộc người, ngôn ngữ và tôn giáo, ngoài ra còn được hiểu là sự thay đổi về vai trò chủ thể nhà nước trong việc “kiểm soát” tôn giáo, về việc “xuất khẩu” các tôn giáo Xu hướng cá nhân hóa tôn giáo đang ngày trở nên phổ biến thông qua sự xuất hiện của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo và được xem là một tất yếu của sự phát triển xã hội phản ánh sự thích ứng và nhu cầu phát triển của chính các tôn giáo trong xã hội hiện nay [1]

Luận án tiến sĩ triết học “Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở VN hiện nay” (2019), tác giả Bùi Thị Thủy cho thấy xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay với 5 xu hướng nổi bật và tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay, bao gồm các xu hướng: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa niềm tin tôn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo; xu

Trang 7

hướng toàn cầu hóa và dân tộc hóa tôn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa thiêng hóa của các tôn giáo và xu hướng hiện đại hóa tôn giáo Đánh giá tác động của chúng đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đối với các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Công giáo và Tin Lành đã cho thấy trong xu hướng biến đổi hiện nay đã làm tăng vai trò tác động của các tôn giáo lên xã hội nữa, hướng vào các hoạt động từ thiện, giáo dục hướng nghiệp tác động đến hành

vi tôn giáo Những xu hướng này bị tác động bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và đặc biệt là chính sách cởi mở, bình đẳng giữa các tôn giáo và tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam [2]

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học “Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay”, (2020) tác giả Lê Thanh Nhớ Luận văn đề cập đến vai trò của tôn giáo thông qua các lĩnh vực: kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa Ở lĩnh vực kinh tế, trong các cộng đồng phụ nữ huyện An Biên việc tin theo và thực hành các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, đồng thời sớm tiếp thu những giá trị tinh hoa của các tôn giáo lớn như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Phật giáo Nam tông Khmer đã giúp cho các tổ chức tôn giáo luôn có ý thức cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên con đường phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Trong đời sống xã hội, tôn giáo là nhân tố giúp cho cộng đồng nói chung, cộng đồng phụ nữ nói riêng có được sự đoàn kết, dân chủ, tiến bộ và tạo động lực tuyên truyền, khuyến khích, thúc đẩy cộng đồng đấu tranh cho một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.các tín đồ tôn giáo có tinh thần cảnh giác, tham gia đấu tranh với những âm mưu hoạt động của địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, lợi dụng khiếu kiện để chống phá cách mạng nhằm chia

rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một trật tự tinh thần trong xã hội Còn trong văn hóa việc phụ nữ chính là thành phần tích cực và chính yếu tham gia vào các hoạt động lễ hội, phong tục tín ngưỡng tôn giáo tại địa phương đã góp phần tích cực trực tiếp giữ gìn, bảo lưu và phát triển bản sắc

Trang 8

văn hóa, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền văn hóa của dân tộc, hình thành những giá trị đạo đức cho quần chúng nhân dân trong những giai đoạn lịch sử [6]

Tóm lại, qua các tài liệu nêu trên, đều đề cập đến một vai trò quan trọng của tôn giáo- đó là củng cố các giá trị đạo đức, luân lý ở mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức do tác động tiêu cực của xã hội Ngoài ra còn có một số vai trò nổi bật khác như xây dựng niềm tin, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mỗi cá nhân; mang lại sự thoải mái và bình yên trong tâm hồn, giúp kết nối cộng đồng, xã hội; mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện; góp phần xây dựng lối sống, đạo đức tốt đẹp, giúp kết nối cộng đồng, xã hội; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật của từng khu vực, lãnh thổ

2.2 Nghiên cứu về tín ngưỡng tại Việt Nam

Một số nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như: Phạm Phương Hoa (2013) “Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, Đào Thị Ngân (2-014) “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Lê Quang Hưng (2014) với “Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”, Đặng Văn Tâm (2017) “Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam”,

Những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình:

Nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống cư dân Mường Động - Kim Bôi - Hòa Bình” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Hương

đã đi sâu vào tìm hiểu phong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Mường Động nói riêng và người Mường nói chung từ đó chỉ ra các nét đặc trưng

Trang 9

truyền thống trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Mường Động Cư dân người Mường có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khá giống với người Kinh, tuy nhiên họ có quan niệm khác về Ma Bên cạnh đó cư dân Mường có nhiều hình thức trong tín tín ngưỡng thờ cúng khác như: tín ngưỡng thờ quả (bầu, bí); tín ngưỡng thờ cây, các loại cây được tôn làm vật thiêng và thờ là Si, Chu đồng, Đa, Gạo, ; tín ngưỡng thờ động vật (thú rừng:

hổ, báo hươu, nai,…); tín ngưỡng thờ giếng nước Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường Động gồm có quan điểm về thờ cúng tổ tiên, hình thức thờ cúng, bàn thờ tổ tiên, không gian thờ cúng, thời gian thời cúng, đối tượng thờ cúng, nghi thức thờ cúng, đồ lễ và chăm sóc mộ phần tổ tiên Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một số nét đặc sắc trong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường Động như: không có nhà thờ họ, ngày giỗ không phải ngày chết mà là ngày đưa người chết ra khỏi nhà, và thầy Mo là người có vị trí quan trọng kết nối người sống và người chết [11]

Nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng ở Thái Nguyên hiện nay” (2014) của tác giả Ngô Thị Hương đã chỉ ra bốn vai trò chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần của người Nùng ở Thái Nguyên, đó là: chỗ dựa tinh thần, giúp bù đắp những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống; giáo dục đạo đức, nhân cách, điều chỉnh hành vi cá nhân của con người; Góp phần bảo lưu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; củng cố gắn kết cộng đồng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân Nghiên cứu cũng chỉ ra những biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng

ở Thái Nguyên và đưa ra một số phương pháp nhằm phát huy mặt tích cực , hạn chế tiêu cực trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng ở Thái Nguyên [9]

“Tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên- Yên Bái” (2017) của tác giả Lèng Minh Tuấn đã đề cập đến xu hướng vận động của tín

Trang 10

ngưỡng thờ cúng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên-Yên Bái Đó là sự biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng: xu hướng thêm nhiều thủ tục rườm rà, phô trương, lãng phí gắn liền với mê tín dị đoan; những giá trị về âm nhạc thơ ca trong các nghi lễ thờ cúng dần mất đi và xu hướng phục dựng các nghi lễ có giá trị về nghệ thuật và nhân văn; xu hướng biến đổi trong các nghi lễ của gia đình như các loại bánh mới, đồ làm sẵn xuất hiện trong đồ lễ, xu hướng tăng đồ mã, xu hướng thay đổi nội dung khấn, giản lược thủ tục trong các nghi lễ, Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số bộ phận thanh niên Tày chưa nhìn nhận đúng giá trị dân tộc mình Ngoài ra nhiều thầy Tào, Then, Pụt dần ít đi vì các thầy cũng không biết truyền nghề cho ai khi trong gia đình họ con cái hứng thú với việc học để trở thành thầy cúng Qua nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong việc thờ cúng của người Tày ở Lục Yên hiện nay [7]

Những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khác như: “Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn của cư dân Nam Bộ” của tác giả Phạm Tân Thiên (2014); “Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông ở lân Đông Hải xã An Hải huyện đảo

Lý Sơn” tác giả Nguyễn Duy Đoài (2013); “Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” Huỳnh Quốc Huy (2021);

“Đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Ỷ Lan ở Hà Nội” tác giả Lê Thị Hồng Liên (2021)

Tóm lại, qua các tài liệu nêu trên cho thấy tục thờ cúng tổ tiên là một phần vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi con người Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc khác nhau đều có những nét đặc trưng khác nhau trong tục thờ cúng

tổ tiên Nhìn chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của mỗi người được thể hiện qua quan điểm về thờ cúng tổ tiên, hình thức thờ cúng, bàn thờ tổ tiên, không gian thờ cúng, thời gian thời cúng, đối tượng thờ cúng, nghi thức thờ cúng, đồ

lễ và chăm sóc mộ phần tổ tiên, Đề tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm hành vi thờ

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w