Nguyễn Xuân Trường Trang 2 BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETINGKHOA MARKETINGBÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NGHIÊN CỨUMARKETINGChuyên Ngành: Truyền Thông MarketingLớp học phần:
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Tổng quan về nghiên cứu
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số, việc khai thác dữ liệu được áp dụng rộng rãi trên các trang mạng xã hội, tuy nhiên điều này gây ra nhiều lo ngại về quyền riêng tư của người dùng Tại Việt Nam, Hiến pháp 2013 quy định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư”, “không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”, tuy nhiên, vẫn có sự ảnh hưởng của văn hóa đặc trưng làng xã khiến cho sự riêng tư bị giảm sút Ngoài ra, việc mua bán thông tin cá nhân ngày càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội và các chủ thể kinh doanh chưa nắm vững các quy định pháp luật, khiến cho thông tin của người dùng bị bán cho bên thứ ba một cách trái phép.
Nhận thức những điều đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên các trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh” bằng cách thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu để đo lường tác động của các yếu tố đến sự e ngại của người dùng khi tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dùng về các rủi ro liên quan đến việc chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến, đồng thời giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách mà người dùng quan tâm đến bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing phù hợp hơn, tăng tính riêng tư và sự an toàn cho người dùng, đồng thời tăng cường niềm tin và lòng tin cậy từ khách hàng Nếu không có nghiên cứu này,việc xác định và giải quyết các vi phạm quyền riêng tư trên các mạng xã hội sẽ trở nên khó khăn hơn, dẫn đến rủi ro phơi bày dữ liệu nhạy cảm của người dùng và cản trở sự phát triển của các công nghệ mới để đảm bảo an toàn cho tất cả người dùng trên các nền tảng truyền thông xã hội.
1.1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên các trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển thang đo về những yếu tố này.
Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xác định cường độ tác động của các yếu tố này.
1.1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi được đặt ra như sau:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ tác động của các yếu tố này đối với hành vi e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
1.1.3 Đối tượng Đối tượng của nghiên cứu là: hành vi e ngại tiết lộ thông tin Đối tượng khảo sát được xác định là: người dùng sử dụng trang mạng xã hội
Lĩnh vực nghiên cứu: thuộc lĩnh vực xã hội
Không gian nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 24/04/2023 đến ngày 12/05/2023
1.1.5 Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu
Việc nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ và bổ sung thêm thông tin nhằm tạo tiền đề cho các đề tài nghiên cứu và các công trình khoa học sau.
Việc nghiên cứu góp phần tăng cường thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học phát triển theo hướng đa dạng và phong phú hơn
Kết quả của việc nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm các thông tin mang lại nhiều lợi ích cho nhà quản lý doanh nghiệp từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài nghiên cứu này góp phần giúp người dùng nhận thức và tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân dẫn đến việc e ngại khi tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
Bài nghiên cứu này đưa ra các giá trị tham khảo cho doanh nghiệp, cơ quan, chính sách để có những phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Báo cáo kết quả nghiên cứu
Chương 3: Kết luận và một số hàm ý quản trị
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
1.2.1 Một số khái niệm nghiên cứu dùng trong nghiên cứu
Mạng xã hội là một khái niệm đã được định nghĩa bởi nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau với các cách diễn giải và góc nhìn khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa chính thức chung Theo Bobby và Ellison (2007), mạng xã hội là các dịch vụ trực tuyến cho phép người dùng xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công khai trong một hệ thống giới hạn, kết nối với các người dùng khác và xem danh sách kết nối của họ cũng như những kết nối được tạo bởi người khác.Trong khi đó, theo định nghĩa của Ryan (2011), mạng xã hội là một nhóm người được kết nối với nhau vì một lý do cụ thể và các trang mạng xã hội là cộng đồng trực tuyến cho phép người dùng giao tiếp và chia sẻ nhiều loại thông tin khác nhau.
Trong lịch sử, khái niệm về quyền riêng tư đã được đề cập trong nhiều lĩnh vực như triết học, nhân chủng học, tâm lý học, luật pháp và quản lý Cụ thể, Warren và Brandeis (1890) đã định nghĩa quyền riêng tư là "quyền được ở một mình" Tuy nhiên, đến ngày nay, khái niệm quyền riêng tư vẫn thiếu định nghĩa nhất quán.
Theo bài nghiên cứu của Westin (1967), quyền riêng tư của người tiêu dùng được định nghĩa là quyền kiểm soát việc tiết lộ thông tin cá nhân và sử dụng tiếp theo của nó Trong khi đó, Milne và Culnan (2004) cũng như Phelps et al (2000) định nghĩa quyền riêng tư là khả năng kiểm soát việc truyền tải thông tin cá nhân của mình cho người khác.
Trong nghiên cứu này khái niệm quyền riêng tư là khả năng kiểm soát những gì người khác biết về bản thân mình theo Hiến pháp 2013.
1.2.1.3 Sự e ngại khi tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Theo Lazarus và Folkman (1984): “E ngại là một trạng thái tâm lý khi chúng ta cảm thấy bất an hoặc lo lắng về một tình huống hoặc sự kiện trong tương lai"
Theo Endler và Kocovski (2001): “E ngại có thể được xem là một biểu hiện của sự sợ hãi và lo lắng về tương lai, và có thể được xem như một phản ứng tự nhiên của con người để đối phó với sự không chắc chắn"
Trong bài nghiên cứu này, sự e ngại khi tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội là tình trạng lo lắng, bất an về rủi ro khi thông tin cá nhân bị lộ ra ngoài, gây mất quyền riêng tư, bị theo dõi, lừa đảo hoặc tấn công trực tuyến, ảnh hưởng đến hoạt động trực tuyến của người dùng Sự e ngại này có thể dẫn đến việc giảm sự tin tưởng của người dùng đối với nền tảng mạng xã hội.
Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi e ngại tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội là đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ đề cập tới ba học thuyết gắn liền với hành vi, nhận thức của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng, thực nghiệm trên nhiều nghiên cứu Đó là thuyết hành động hợp lý, thuyết hành vi dự định Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu viên còn trình bày mở rộng thuyết hành vi dự định và nền tảng lý thuyết về quyền riêng riêng tư trên các trang mạng xã hội.
Bảng 1 1 Các mô hình và thuyết liên quan đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên các trang mạng xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh
STT Thuyết và Mô hình Nguồn
1 Thuyết hành vi dự định
(Theory Planned Behavior- TPB) Ajzen (1991)
2 Thuyết quản lý quyền riêng tư trong giao tiếp
(Communication Privacy Management - CPM) Petronio (1991)
3 Thuyết hành động xã hội
(Social Action Theory) Max Weber (1958)
1.2.2.1 Lý thuyết về hành vi dự định
Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen được phát triển và cải tiến từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action – TRA) của Ajzen & Fishbein TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người Theo TPB, 3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi là:
(1) “Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó.
(2) “Chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của những người xung quanh.
(3) “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Hình 1 1 Mô hình hành vi dự định TPB
1.2.2.2 Lý thuyết về quản lý quyền riêng tư trong giao tiếp
Lý thuyết CPM (Petronio, 1991) đưa ra lời giải thích về cách các cá nhân quản lý thông tin cá nhân thông qua việc xây dựng các ranh giới ẩn dụ Theo CPM, các cá nhân tin rằng họ sở hữu thông tin cá nhân của mình và có quyền kiểm soát việc thông tin có được tiết lộ hay không nó được tiết lộ cho ai (Petronio, 2004). Tuy nhiên, sau khi thông tin được chia sẻ với bạn bè, chủ sở hữu ban đầu không còn có quyền kiểm soát duy nhất đối với việc phân tán thông tin đó Trong nỗ lực duy trì mức độ kiểm soát nào đó đối với thông tin, bạn bè phát triển các quy tắc về quyền riêng tư trước khi tiết lộ lần đầu và phối hợp ranh giới với những người đồng sở hữu sau khi tiết lộ lần đầu (Petronio, 2002) Do đó, CPM không hạn chế hành động tiết lộ giao tiếp đối với việc tự tiết lộ nhưng có thể bao gồm tiết lộ riêng tư hoặc nhiều cấp độ tiết lộ, chẳng hạn như tiết lộ về một nhóm hoặc cặp đôi (Petronio,2000).
Trong CPM có ba phần chính:
Quyền sở hữu quyền riêng tư: gồm các ranh giới quyền riêng tư của chúng ta về thông tin mà chúng tôi có nhưng những người khác không biết
Kiểm soát quyền riêng tư: liên quan đến quyết định chia sẻ thông tin cá nhân của chúng ta với người khác
Nhiễu loạn quyền riêng tư: xảy ra khi việc quản lý thông tin cá nhân không diễn ra theo cách chúng ta mong đợi.
1.2.2.3 Lý thuyết hành động xã hội
Theo lý thuyết hành động xã hội của Max Weber (1958), hành động xã hội được định nghĩa là hành động của một cá nhân mang ý nghĩa nào đó Các cá nhân thường sẽ dựa trên hành vi của người khác để định hướng hành động của mình Nếu một hành động được thực hiện mà không có ý thức về hành động đó thì đó không được coi là một hành động xã hội Tuy nhiên, việc kiểm soát thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội cũng là một hành động xã hội, bởi vì đó là một hành động được thực hiện với ý thức và mục đích nhất định.
1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ( chi tiết ở phụ lục 1) Để thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên các trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên khung khái niệm và các giả thuyết đã xây dựng, nhóm tác giả đã thực hiện phương pháp suy luận từ mô hình để hình thành mô hình nghiên cứu Sau đó, để kiểm định mô hình và các giả thuyết, nhóm đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng, thực hiện hai giai đoạn nghiên cứu diện hẹp và nghiên cứu chính thức Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất bằng phần mềm SPSS 20.0 kết hợp SmartPLS 4.0.
Bảng 1 4 Các giai đoạn nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên các trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Số lượng tham gia (người)
1 Nghiên cứu diện hẹp Định tính
Thảo luận nhóm 11 Định lượng Khảo sát bằng bảng câu hỏi 70
2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng câu hỏi 200
Quy trình nghiên cứu có thể được mô tả như sau:
Hình 1 4 Quy trình nghiên cứu
1.3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu cần thu thập cho cuộc nghiên cứu gồm có: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
Nghiên cứu thông tin thứ cấp: thông tin về quyền riêng tư và sự e ngại tiết lộ thông tin qua mạng internet, báo cáo nghiên cứu khoa học, báo chí.
Nghiên cứu thông tin sơ cấp:
Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên kết quả của phương pháp phỏng vấn ý kiến của người dùng.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành điều tra thử 11 người để kiểm tra thiết kế, nội dung, trình tự câu hỏi, cách đặt câu hỏi, tính phù hợp của ngôn ngữ và tính logic của bảng câu hỏi Sau đó, điều chỉnh và nhân bảng câu hỏi tiến hành điều tra.
1.3.1.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính (chi tiết ở phụ lục 2)
1.3.1.3 Nghiên cứu sơ bộ định lượng (chi tiết ở phụ lục 2)
1.3.1.4 Nghiên cứu chính thức (chi tiết ở phụ lục 2)
1.3.2 Cỡ mẫu và Phương pháp chọn mẫu
Theo phương pháp Tabachnick & Fidell (2007) cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là nP+8*m (m: số biến độc lập) Theo công thức thì n 50+8*5
= 90, vậy cỡ mẫu tối thiểu của bài nghiên cứu là 90, nhóm nghiên cứu chọn cỡ mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng
1.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Đề tài sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 kết hợp SmartPLS 4.0 để phân tích dữ liệu Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, thu thập dữ liệu khảo sát, tiến hành làm sách thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng khảo sát, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Bước 2: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu đã thu thập.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha
Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA, qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.
Bước 5: Sử dụng phần mềm SmartPLS để đánh giá mô hình đo lường và ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông qua các chỉ số tiêu chuẩn.
Bước 6: Thực hiện quy trình bootsrapping để kiểm tra các chỉ số cấu thành có thực sự phù hợp.
Bước 7: Phân tích đa nhóm và biểu đồ hiệu suất tầm quan trọng để đưa ra kết luận.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả thống kê mô tả
Bảng khảo sát đã được tiến hành trên 207 đối tượng nghiên cứu, bằng hình thức google biểu mẫu Kết quả, nhóm thu về được 207 bảng trả lời Sau khi loại bỏ các bảng trả lời không hợp lệ (7 bảng) như không quan tâm về tiết lộ thông tin trên mạng xã hội hoặc đánh một đáp án toàn bộ bảng câu hỏi thì số bảng khảo sát hợp lệ đưa vào kiểm định là 200 bảng (đạt tỷ lệ 96.61%) Với nhiều đối tượng khác nhau đã giúp nhóm nghiên cứu có một cuộc khảo sát khách quan, bao quát hơn về đề tài nghiên cứu Dưới đây là phần mô tả chi tiết về các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu n
= 200 Các đặc điểm của mẫu như giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp trong bảng sau:
Bảng 2 1 Kết quả thống kê mô tả Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Vừa học vừa làm 103 51.5 Đi làm 40 20
Phân tích nhân tố khám phá
Thang đo lường được tinh chỉnh bằng cách sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và các biến quan sát kém đã được loại bỏ tự kiểm tra độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, phương pháp trích xuất với trục xoay Promax Phép đo Kaiser Meyer-Olkin về mức độ thỏa đáng của việc lấy mẫu (KMO) = 0.846, Sig
=0.000 Tổng phương sai trích là 66.945% Ma trận mẫu có 7 nhân tố với 34 biến quan sát đo lường Hệ số tải cho mỗi chỉ số có ý nghĩa thống kê và đủ cao để chứng minh các chỉ số và cơ sở để công trình được chấp nhận Mô hình khái niệm với 7 nhân tố với 34 biến quan sát đo lường đã đủ tiêu chuẩn để phân tích mô hình cấu trúc.
Đánh giá mô hình đo lường
2.3.1 Đánh giá chất lượng biến quan sát Outer Loading
Hair và cộng sự (2014) cho rằng hệ số tải ngoài Outer Loading cần lớn hơn hoặc bằng 0.708 biến quan sát đó là chất lượng Bởi vì 0.708 2 = 0.5, nghĩa là biến tiềm ẩn đã giải thích được 50% sự biến thiên của biến quan sát Theo quan điểm của Hair và cộng sự, có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu này đánh giá một biến quan sát con là chất lượng nếu biến tiềm ẩn mẹ giải thích được tối thiểu 50% sự thay đổi của biến quan sát đó Trong quá trình kiểm thang đo bằng độ tin cậy Outer Loading, có 28 biến quan sát có hệ số tải ngoài lớn hơn 0.7 và có 6 biến quan sát có hệ sốOuter Loading lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn 0.7 (CS4 là 0.69, NT1 là 0.664, QT3 là
0.697, QT4 là 0.679, XH5 là 0.698, XH6 là 0.668) vì có hệ số Outer Loading < 0.7; tuy nhiên độ tin cậy tổng hợp (composite reliability – CR) và tính hội tụ AVE của các nhân tố đều đạt ngưỡng đề nghị được thể hiện trong bảng 2.1 Vì thế nhóm nghiên cứu quyết định giữ lại các biến quan sát này tiếp tục đánh giá
Bảng 2 2 Đánh giá chất lượng biến quan sát Outer Loading
CS EN LI NT QT RR XH
2.3.2 Độ tin cậy của mô hình đo lường (Reliability and Validity) Độ tin cậy của mô hình đo lường: Theo Hair (2010), độ tin cậy và Cronbach's alpha và Rho-A lớn hơn 0.7 Kết quả cho thấy hệ số Cronbach's alpha được kiểm định lại đạt từ 0.781 đến 0.905; độ tin cậy tổng hợp CR của tất cả các nhân tố trong nghiên cứu từ 0.851 đến 0.929 Kết quả khẳng định sự tồn tại của độ tin cậy nội tại tốt của mô hình đo lường và đủ điều kiện để tiếp tục đánh giá Kết quả được thể hiện trong bảng 2.2 sau:
Bảng 2 3 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tính hội tụ AVE
Cronbach's alpha Rho_a Composite reliability
2.3.3 Đánh giá tính hội tụ AVE (Convergent Validity)
Theo Hock & Ringle (2010) cho rằng một thang đo đạt giá trị hội tụ nếu AVE đạt từ 0.5 trở lên Mức 0.5 (50%) này mang ý nghĩa biến tiềm ẩn mẹ trung bình sẽ giải thích được tối thiểu 50% biến thiên của từng biến quan sát con Chỉ số của các yếu tố trong nghiên cứu đều đạt yêu cầu (từ 0.535 trở lên) được thể hiện trong bảng 2.2.
2.3.4 Đánh giá tính phân biệt (Discriminant Validity)
Nghiên cứu này đã kiểm tra để xây dựng giá trị phân biệt bằng Heterotrait Monotrait (HTMT) Giá trị phân biệt đề cập đến việc xem xét một cấu trúc so có thực sự khác với các khái niệm nghiên cứu trong mô hình Bảng 2.3 cho thấy rằng tất cả các hệ số HTMT trên đường chéo đều có giá trị thấp hơn so với 0.85 (theo Kline, 2015) Các biến có tính phân biệt với nhau
Bảng 2 4 Đánh giá tính phân biệt
CS EN LI NT QT RR
Đánh giá mô hình cấu trúc (SEM)
2.4.1 Đánh giá đa cộng tuyến VIF Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn Theo Hair (2019), nếu VIF từ 5 trở đi, mô hình có khả năng rất cao xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả sau kiểm tra thể hiện ở bảng 2.4 các chỉ số VIF đếu bé hơn 3 cho thấy có thể không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 2 5 Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn
CS EN LI NT QT RR XH
XH 2,341 Đánh giá hệ số tác động R 2 Ý nghĩa của R 2 hiệu chỉnh cũng như R 2 là phản ảnh mức độ phù hợp của mô hình R 2 hiệu chỉnh được tính từ R 2 thường được sử dụng hơn vì giá trị này phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình Kết quả cho thấy giá trị R 2 hiệu chỉnh của cả hai nhân tố nội sinh lần lượt là mối quan tâm về quyền riêng tư QT 0.465 và sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội EN = 0.269 Bảng 2.5 cho thấy R 2 hiệu chỉnh của hai nhân tố nội sinh lần lượt là mối quan tâm về quyền riêng tư QT bằng 0.465 như vậy các biến độc lập giải thích được 46.5% sự biến thiên (phương sai) của biến QT, còn lại 53.5% là từ sai số hệ thống và các yếu tố khác nằm ngoài mô hình; R 2 hiệu chỉnh của sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội EN bằng 0.269 như vậy các biến độc lập giải thích được 26.9% sự biến thiên (phương sai) của biến EN.
2.4.2 Đánh giá hệ số tác động f 2
Theo Cohen (1988) đã đề xuất bảng chỉ số f Square để đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập như sau:
f Square < 0.02: mức tác động là cực kỳ nhỏ hoặc không có tác động.
0.02 ≤ f Square < 0.15: mức tác động nhỏ.
0.15 ≤ f Square < 0.35: mức tác động trung bình.
f Square ≥ 0.35: mức tác động lớn.
Bảng 2 7 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc f 2
CS EN LI NT QT RR XH
Hệ số f 2 cho biết mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc là mạnh hay yếu Kết quả đánh giá hệ số tác động f 2 cho thấy:
Mối quan tâm về quyền riêng tư (QT) có tác động mức trung bình đến sự e ngại tiết lộ thông tin (EN) ( f 2 = 0.263).
Cảm nhận về rủi ro (RR), niềm tin về mạng xã hội (NT), ảnh hưởng của xã hội (XH) có tác động nhỏ đến mối quan tâm về quyền riêng tư (QT) với hệ số f 2 lần lượt là 0.034, 0.059, 0.119.
Nhận thức về lợi ích (LI) có tác động nhỏ đến sự e sợ tiết lộ thông tin trên mạng xã hội (EN) ( f 2 = 0.087).
Chính sách bảo mật (CS) có tác động rất nhỏ đến mối quan tâm về quyền riêng tư (QT) ( f 2 =0.003).
2.4.3 Đánh giá sự liên quan của dự báo Q 2
Trong bảng 2.7, SSO chỉ ra tổng của bình phương các biến quan sát, SSE tổng của bình phương sai số dự báo, và cột cuối cùng (tức là 1 – SSE/SSO) giá trị cuối cùng Q 2 , chúng ta giải thích để điều chỉnh tính liên quan dự báo của mô hình với mỗi biến nội sinh có liên quan Có thể thấy, giá trị Q 2 của 2 biến nội sinh là mối quan tâm về quyền riêng tư (QT) và sự e ngại tiết lộ thông tin trên mạng xã hội (EN) thì cao hơn so với 0 Cụ thể, QT có giá trị Q 2 của biến mối quan tâm về quyền riêng tư (QT) cao nhất ( Q 2 =0.241), theo sau là biến sự e ngại trong việc tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội (EN) ( Q 2 =0.164) Kết quả chỉ ra rằng có sự liên quan dự báo của mô hình đến các biến tiềm ẩn nội sinh.
Bảng 2 8 Đánh giá sự liên quan của dự báo Q 2
2.4.4 Đánh giá hệ số tác động q 2
Theo Cohen (1988) đã đề xuất bảng chỉ số q 2 để đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập như sau:
q 2 < 0.02: mức dự báo là nhỏ
0.02 ≤ q 2 < 0.15: mức dự báo trung bình yếu.
0.15 ≤ q 2 < 0.35: mức dự báo trung bình mạnh
Các giá trị Q 2 được ước lượng bởi quy trình dò tìm thể hiện một biện pháp tốt như thế nào để mô hình đường dẫn có thể dự báo các giá trị quan sát được ban đầu. Tác động tương đối của sự liên quan mang tính dự báo có thể được so sánh bằng cách đo hệ số tác động q 2
Hệ số tác động q 2 cho phép đánh giá sự đóng góp của biến ngoại sinh tới giá trị
Q 2 của biến tiềm ẩn nội sinh
Các biến niềm tin về mạng xã hội ( q 2 =0.021), ảnh hưởng xã hội ( q 2 =0.042) có giá trị q 2 nằm trong khoảng từ 0.02 đến 0.15, điều này chỉ ra rằng các biến này có sự liên quan dự báo trung bình yếu đối với biến mối quan tâm về quyền riêng tư (QT).
Các biến cảm nhận về rủi ro ( q 2 =0.01), chính sách bảo mật ( q 2 = -0.0013) có giá trị q 2 nhỏ hơn 0.02, điều này chỉ ra rằng các biến này có sự liên quan dự báo nhỏ đối với biến mối quan tâm về quyền riêng tư (QT).
Biến cảm nhận về lợi ích ( q 2 =0.042) có giá trị q 2 nằm trong khoảng 0.02 đến0.15, điều này chỉ ra rằng biến này có sự liên quan dự báo trung bình yếu đối với biến sự e ngại tiết lộ thông tin trên mạng xã hội (EN).
2.4.5 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Model fit)
Bảng 2 9 kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Tiêu chí SRMR thặng dư bình phương căn bậc hai được chuẩn hóa được sử dụng để đảm bảo khả năng xảy ra sai sót trong mô hình hỗn hợp bao gồm cấu trúc phản ánh và cấu trúc hình thành, SRMR đánh giá sự khác biệt giữa ma trận tương quan thực tế (quan sát từ mẫu) và dự kiến (được dự đoán bởi mô hình) Giá trị SRMR bằng0.090, lớn hơn ngưỡng 0,08 cho thấy mô hình phù hợp (Henseler và cộng sự, 2016);trong khi đó Chi Square = 1380164 và NFI = 0.661 cũng được đo lường.
Kiểm định giả thuyết
Mô hình khái niệm và bảy giả thuyết đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng bootstrapping Xem xét các kết quả thu được (bảng 2.9), nó chỉ ra giá trị của mô hình phù hợp và các biến tổng thể được hỗ trợ Năm giả thuyết là có ý nghĩa và giá trị P dưới mức 0.05, ngoại trừ giả thuyết H3 là chính sách bảo mật tác động lên bảo mật về quyền riêng tư (P-value = 0.4) (xem Bảng 2.9) Các giả thuyết liên quan đến hệ số đường dẫn CR được hỗ trợ từ -0.252 đến 0.438 (xem Hình 2.1) đều phù hợp với các giả thuyết ban đầu đưa ra Vì thế 5 giả thuyết được chấp nhận và 1 giả thuyết bị bác bỏ được thể hiện ở bảng
H1: Mối quan tâm về quyền riêng tư ảnh hưởng cùng chiều đến sự e ngại tiết lộ thông tin trên mạng xã hội
H2: Cảm nhận về lợi ích ảnh hưởng ngược chiều đến sự e ngại tiết lộ thông tin trên mạng xã hội
H4: Cảm nhận về rủi ro ảnh hưởng cùng chiều đến mối quan tâm về quyền riêng tư
H5: Niềm tin về mạng xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến mối quan tâm về quyền riêng tư.
H6: Sự ảnh hưởng của xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến mối quan tâm về quyền riêng tư.
Bảng 2 10 Kiểm định giả thuyết
Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh”
2.5.1 Đánh giá tác động trung gian
Phân tích được thực hiện về ảnh hưởng trung gian của nhân tố quan tâm về quyền riêng tư (QT) để xác định xem nhân tố này có kích hoạt tác động của các giá trị cùng tạo nên nhân tố sự e ngại tiết lộ thông tin trên mạng xã hội (EN) hay không, như thể hiện trong bảng Kết quả chỉ ra ảnh hưởng gián tiếp đáng kể vì không có khoảng tin cậy nào trong số 95% khoảng tin cậy bao gồm 0, ngoại trừ giá trị p của chính sách bảo mật (CS) ở mức 0.413 Do đo yếu tố ảnh hưởng xã hội (XH) không có tác động gián tiếp đáng kể đến yếu tố sự e ngại tiết lộ thông tin trên mạng xã hội(EN) thông qua yếu tố trung gian là mối quan tâm về quyền riêng tư (QT).
Bảng 2 11 Đánh giá tác động trung gian
Kiểm định các giả thuyết phân tích theo nhóm giới tính
Bảng 2 12 Kết quả kiểm định các giả thuyết phân tích theo giới tính
Kết quả kiểm định giả thuyết phân tích theo giới tính Đối với giới tính nam, chấp nhận 5 giả thuyết H2, H3, H4, H5, H6 (p QT 0.297 0.582 Bác bỏ Đối với độ tuổi dưới 18 tuổi, chấp nhận 2 giả thuyết H1, H2 (p< 0.05) Trong đó giả thuyết H1: Mối quan tâm về quyền riêng tư có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sự e ngại tiết lộ thông tin cá nhân có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất (β = 0.444). Đối với độ tuổi từ 18 đến 26, chấp nhận 3 giả thuyết H1, H2, H6 (p< 0.05). Trong đó giả thuyết H6: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến mối quan tâm về quyền riêng tư có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất (β = 0.531). Đối với độ tuổi từ 27 đến 35, chấp nhận 3 giả thuyết H1, H2, H5 (p< 0.05). Trong đó giả thuyết H5: Niềm tin về trang mạng xã hội có tác động cùng chiều đến mối quan tâm về quyền riêng tư có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất (β = 0.566). Đối với độ tuổi từ trên 35, không có giả thuyết nào được chấp nhận Trong đó giả thuyết H3: Chính sách bảo mật có ảnh hưởng ngược chiều đến mối quan tâm về quyền riêng tư và có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất (β = 0.563).
Kiểm định các giả thuyết phân tích nhóm nghề nghiệp
Bảng 2 14 Kết quả kiểm định các giả thuyết phân tích theo Nghề nghiệp
Giả thuyết Học sinh/Sinh viên
Giả thuyết Vừa học vừa làm
H6 XH -> QT 0.046 0.826 Bác bỏ Đối với nghề nghiệp Học sinh, sinh viên, chấp nhận 2 giả thuyết H1, H6 (p