Đối tượng của Tâm lý họcĐối tượng của tâm lý học là tất cả các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinhthần do thế giới khách quan tác động vào não con người mà sinh ra và gọi ch
Trang 1PHẦN 1: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương 1: Tâm lý học là một khoa học
1 Đối tượng, nhiêm vụ của Tâm lý học
1.1 Tâm lý học là gì ?
Vd : các hiện tượng tâm lý: A rất biết làm hài lòng các bạn gái ; B rất nỗ lực trong học tập để đạt được mục tiêu học bổng hàng năm ; C luôn lo lắng trước khi bước vào kỳ thi…
* Tâm lý là gì? Tâm lý được hiểu là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu
óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động và hoạt động của con người
* Tâm lý học là gì? Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tinh thần, tâm lý
1.2 Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học
1.2.1 Đối tượng của Tâm lý học
Đối tượng của tâm lý học là tất cả các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người mà sinh ra và gọi chung là hoạt động
tâm lý Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý
1.2.2 Nhiệm vụ của Tâm lý học
Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu đời sống tâm lý- Tức là nghiên cứu các loại hiệntượng tâm lý, các qui luật của chúng và cơ cấu tạo nên chúng Nghiên cứu các qui luật ấy khôngchỉ để biết chúng mà còn để sử dụng chúng trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động thựctiễn: Giáo dục, tổ chức quản lý, ý học, thể thao, quân sự, nghệ thuật, sản xuất kinh doanh
- Nhiệm vụ khái quát của TLH là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý, các qui luất nảysinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm
lý, qui luật và mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý Để thực hiện các nhiệm vụ trên thì tâm
lý học phải kết hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác
- Có thể nêu nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:
+ Nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng
+ Phát hiện các qui luật hình thành và phát triển tâm lý
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, TLH đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong việc hìnhthành, phát triển và sử dụng tâm lý trong nhân tố con người một cách có hiệu quả
2 Bản chất, chức năng, phân loại hiện tượng tâm lý
2.1 Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm TLH DVBC
Chủ nhĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.
2.1.1 Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực và khách quan vào não thông qua chủ thể của mỗi người:
* Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt khác về chất so với các loại phản ánhkhác vì:
- Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người - tổ chức cao nhất củavật chất Chỉ có hệ thần kinh và bộ não con người mỗi có khả năng nhận tác động của hiện thựckhách quan tạo ra trên não hình ảnh tâm lý chứa đựng trong vết vật chất- đó là quá trình sinh lý,sinh hoá ở trong hệ thần kinh và bộ não Mác nói: “Tinh thần, tư tưởng, tâm lý … chẳng qua làvật chất được chuyển hóa trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có”
- Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” như một bản sao về thế giới Hình ảnh tâm lý
là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não Song hình ảnh tâm lý khác vềvật chất so với các phản ánh cơ, vật lý … ở chỗ:
Trang 2+ Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực, sinh động và sáng tạo Ví dụ: Khi chụp ảnh thì ảnh
đó cho ra đúng với bạn Nhưng khi miêu tả, phác họa về người bạn đó, chúng ta có thể thêmthắp cho bạn mình đẹp hơn, lung linh hơn
+ Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân, hay nhóm người manghình ảnh tâm lý đó Nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực kháchquan, vì mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đã vốn hiểu biết, vốn kinhnghiệm, xu hướng, tính cách, năng lực của mình vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậmtính chủ thể
Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện ở chỗ:
- Cùng nhận một sự tác động của thế giới nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những
hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau
- Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác
nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta hình ảnh tâm lý và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy
- Chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và trải nghiệm nó rõ
nhất Thông qua các mức độ và sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ hành vi khác nhauđối với hiện thực
* Tâm lý của mỗi người khác nhau thì khác nhau vì: mỗi người khác nhau có đặc điểmriêng về cấu tạo cơ thể, hệ thần kinh và não bộ, có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khácnhau, đặc biệt mỗi người thể hiện mức độ hoạt động và giao tiếp khác nhau trong cuộc sống
* Kết luận:
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não nên khi nghiên cứu tâm lýcon người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động Hình thành, pháttriển tâm lý cho bản thân, cho người khác cần phải xây dựng môi trường sống lành mạnh
- Tâm lý người mang đậm tính chủ thể vì vậy trong ứng xử, trong giáo dục cần phải chú
ý đến đặc điểm riêng của từng người
2.1.2 Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người.
TL người khác xa về chất so với tâm lý một số loài động vật cao cấp ở chỗ: Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người thể
hiện:
- TL người có nguồn gốc xã hội vì: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quanvào não của mỗi người, hiện thực khách quan bao gồm hiện thực tự nhiên và hiện thực xã hội,trong đó hiện thực xã hội là cái quyết định đến tâm lý người TL người chỉ nảy sinh trong đờisống xã hội, sống ngoài xã hội con người không có tâm lý người (dù có cấu tạo cơ thể là người)
- Tâm lý người có nội dung xã hội: Tâm lý người phản ánh toàn bộ quan hệ xã hội màngười đó sống như: Quan hệ kinh tế xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người -người từ các quan hệ gia đình, làng xóm, đến các nhóm, cộng đồng… Tất cả các mối quan hệtrên quyết định đến bản chất tâm lý người Nên các mối quan hệ xã hội càng đa dạng càngphong phú, đời sống xã hội, nền văn hóa xã hội càng phát triển …thì tâm lý người càng phongphú, càng phát triển
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan
hệ xã hội Thông qua hoạt động và giao tiếp với tư cách là chủ thể con người đã biến kinhnghiệm lịch sử- xã hội, nền văn hóa xã hội của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm, tri thứccho riêng mình qua cơ chế lĩnh hội bằng hoạt động của chủ thể
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển củalịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch
sử của cá nhân và lịch sử dân tộc và cộng đồng …
* Kết luận:
-Tâm lý người có nguồn gốc xã hội vì thế nghiên cứu tâm lý người phải nghiên cứu môitrường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động
Trang 3- Muốn hình thành và phát triển tâm lý, cá nhân phải tích cực tham gia các hoạt động Cầnphải tổ chức có hiệu quả các hoạt động chủ đạo, hoạt động tập thể ở từng lứa tuổi để hình thành
và phát triển tâm lý
- Cần phải nhìn nhận con người ở góc độ vận động và phát triển
3 Các nguyên tắc và phư ơng pháp nghiên cứu tâm lý.
3.1 Các nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo việc nghiên cứu tâm lý.
3.1.1 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng.
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộnão con người, thông qua “lăng kính chủ quan” của con người Tâm lý định hướng, điều khiển,điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người và tác động trở lại thế giới, trong đó yếu tố xã hội làquan trọng nhất
=> Từ nguyên tắc này cho thấy vật chất là cái có trước ý thức và quyết định ý thức Tâm
lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan trong đó tồn tại xã hội là cái quan trọng nhất, do đókhi nghiên cứu tâm lý người cần thấm nhuần nguyên tắc này
3.1.2 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động.
Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện TL, ý thức, nhân cách Đồngthời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động Vì vậy chúng thống nhất với nhau
=> Nguyên tắc này khẳng định tâm lý luôn vận động và phát triển, cho nên nghiên cứutâm lý qua sự diễn biến cũng như qua sản phẩm của HĐ
3.1.3 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý trong mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý với nhau và giữa chúng với những loại hiện tượng khác.
Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ vớinhau, bổ sung cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau, đồng thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phốicủa các hiện tượng khác
=> Khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu chúng trong mối quan hệ tác động qua lại vớinhau và quan hệ với các hiện tượng khác
3.1.4 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý của một con nguười cụ thể, của một nhóm người cụ thể.
Không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, không nghiên cứu tâm lý ở một conngười trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng
=> Khi nghiên cứu tâm lý phải xác định rõ việc nghiên cứu cần được tiến hành trên nhữngcon người cụ thể, một nhóm người cụ thể và cộng đồng người cụ thể
3.2 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý.
- Ưu điểm, hạn chế của PP:
+ Điểm mạnh của quan sát là cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, kháchquan trong các điều kiện tự nhiên của con người
+ Điểm tồn tại của quan sát là mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức
- Yêu cầu của một quá trình quan sát có hiệu quả: Xác định rõ MĐ, nội dung, kế hoạch quan
sát; Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt; Tiến hành quan sát cẩn thận, có hệ thống; Ghi chép khách quancác tài liệu quan sát được, trung thực khi ghi chép tài liệu đã quan sát được
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm.
- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điềukiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quiluật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc định l ượng, định tínhmột cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu
- Thực nghiệm có 2 loại (trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên)
Trang 4+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêmkhắc các ảnh hưởng bên ngoài Người làm thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh và pháttriển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu, do dó tiến hành nghiên cứu tương đối chủ động hơn so vớiquan sát và thực nghiệm tự nhiên
+ Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống và
hoạt động Nhà nghiên cứu chủ động gây ra biểu hiện và diễn biến TL bằng cách khống chế một
số yếu tố không cần thiết cho việc nghiên cứu để làm nổi bật những yếu tố cần thiết nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test).
Test là một phép thử để đo lường tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủtiêu biểu Một trắc nghiệm ở dạng đầy đủ nhất, thông thường có hai bộ phận: Bản trắc nghiệm
-> Hình thức ngôn ngữ là các câu hỏi đóng và mở (chủ yếu là câu hỏi đóng)
-> Hình thức phi ngôn ngữ là các bài tập thể hiện dưới hình thức hình ảnh, kí hiệu Hình thức này cótrong hầu hết các trắc nghiệm Nhiều trắc nghiệm chỉ sử dụng bài tập này
-> Hình thức hành động là các bài tập hành động như sắp xếp, vẽ hình với các vật liệu khácnhau: Các tâm bìa cứng cắt dời, các khối gỗ …
- Bản hướng dẫn cách sử dụng trắc nghiệm:
Một bản hướng dẫn đầy đủ thường có bốn nội dung:
+ Thứ nhất, nêu được xuất xứ của trắc nghiệm, cơ sở lý luận và quá trình soạn thảo, chuẩnhoá của trắc nghiệm
+ Thứ hai, giới thiệu phạm vi, mục đích đo lường của trắc nghiệm và những điểm cần lưu ýkhi sử dụng nó
+ Thứ ba, các chỉ dẫn cách tiến hành trắc nghiệm (đối với cả nghiệm viên và nghiệm thể),cách chấm điểm và phân tích kết quả trắc nghiệm
+ Thứ tư, các khoá điểm trắc nghiệm và kết quả định chuẩn
Toàn thế giới hiện nay có một số Test thông dụng trong tâm lý học như: Test trí tuệ của BinêXimon, Raven Test nhân cách của Rosắc, Eysenck
- Ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu điểm của test là có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộc lộ quahành động giải bài tập test; Có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy bút, tranh vẽ;
Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá tiêu chí tâm lý cần đo
+ Hạn chế: Khó soạn thảo một bộ bản test đảm bảo tính chuẩn hoá; Test chỉ cho ta biết kếtqủa mà ít bộc lộ quá trình, suy nghĩ của nghiệm thể dẫn đến kết quả
Trang 5- Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằmthu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó Có thể trả lời viết cũng có thể trả lời miệng và có ng-ười ghi lại Có thể điều tra thăm dò chung cũng có thể điều tra chuyên đề đi sâu vào một số khía cạnh Câuhỏi dùng để điều tra có thể là câu hỏi đóng (câu hỏi có nhiều đáp án sẵn để chọn lựa), cũng có thể là câu hỏi
mở để họ tự trả lời
- Ưu điểm là thu thập được số ý kiến của rất nhiều người trong một thời gian ngắn
Như-ợc điểm là những ý kiến thu đưNhư-ợc đều mang tính chủ quan nhiều.
- Yêu cầu: Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên; Không được phép gợi ý cho nghiệm thể
3.2.6 Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
- Đây là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm của hoạt động do con người làm ra đểnghiên cứu các chức năng tâm lý của con người đó, bởi vì trong sản phẩm hoạt động của con người cóchứa đựng “dấu vết” tâm lý, ý thức, nhân cách của họ
- Một yêu cầu đáng chú ý là các kết quả hoạt động phải được xem xét trong mối liên hệvới quá trình, điều kiện tiến hành hoạt động
* Trong nghiên cứu tâm lý phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Trong nghiên cứu tâm lý học phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau vì:Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có ưu, nhược điểm nhất định Việc phối hợp các phươngpháp với nhau sẽ hạn chế nhược điểm và tăng cường ưu điểm giúp nhà nghiên cứu thu được kếtquả khách quan Mặt khác, mỗi phương pháp nghiên cứu có một chức năng nhất định, việc phốihợp các phương pháp giúp cho quá trình nghiên cứu tâm lý một cách toàn diện, sâu sắc vàchính xác
2.2 Chức năng của tâm lý
Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, chính con người lại tác động trở lạihiện thực bằng cách năng động sáng tạo của nó thông qua hoạt động Mỗi hoạt động, hành độngcủa con người đều do ‘cái tâm lý’ điều hành Sự điều hành thể hiện qua các mặt sau :
+ Tâm lý có chức năng định hướng cho hoạt động: Đây là nói đến vai trò của động cơ,mục đích của hoạt động Động cơ có thể là một nhu cầu của nhận thức, lý tưởng, hứng thú,niềm tin, lương tâm, danh vọng …
+ Tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn người hành động khắc phục khó khăn, vươn tớimục đích đã đề ra
+ Tâm lý điều khiển, kiểm tra đánh giá quá trình hoạt động bằng cương trình, kế hoạch,phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nên có ýthức, đem lại hiệu quả
+Tâm lý giúp con người điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phùhợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép
Tóm lại : Nhờ các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lý giúp con
người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khác quan mà còn nhận thức cải tạo, sáng tạo ra thế giới và
con người đã nhận thức cải tạo chính bản thân mình
2.3 Phân loại các hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý
- Cách phân loại phổ biến nhất trong các tài liệu tâm lý học, đó là phân loại các hiện ượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách.Theo cách chia này thì hiện tượng tâm lý có 3 loại chính:
t-+ Các quá trình tâm lý: Là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc tương đối rõ ràng Bao gồm các quá trình nhận thức(cảm giác, tri giác, tư duy ), các quá trình cảm xúc biểu hiện sự vui mừng hay tức giận, nhiệt tìnhhay thờ ơ, dễ chịu hay khó chịu các quá trình hành động ý chí
+ Các trạng thái tâm lý: Là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương đối
dài, việc ở đầu và kết thúc không rõ ràng, bao gồm chú ý, tâm trạng,
Trang 6+ Các thuộc tính tâm lý: Là các hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và
khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Thông thường nói đến 4 nhóm thuộc tínhtâm lý, đó là: Xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất
Cũng có thể chia các hiện tượng tâm lý thành:
- Hiện tượng tâm lý sống động (thể hiện trong hành vi, hoạt động), hiện tượng tâm lý tiềm tàng (tích đọng trong sản phẩm hoạt động);
- Hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức hay tự giác), hiện tượng tâm lý chưa được
ý thức (không ý thức về nó, dưới ý thức, không kịp ý thức) Còn có thể chia thành những hiện ượng tâm lý vô thức (nằm ngoài ý thức, khó lọt vào lĩnh vực ý thức nh một số bản năng vô thức, một số hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du ), những hiện tượng tâm lý tiềm thức
t-(nằm sâu trong ý thức, thỉnh thoảng trong những hoàn cảnh nhất định được ý thức chiếu rọi tới);
- Có thể chia thành hiện tượng tâm lý cá nhân, hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục, tậpquán, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, mốt )
Chương 2:
Sự hình thành, phát triển tâm lý, ý thức
Cơ sở xã hội của tâm lý người
2 Cơ sở xã hội của tâm lý người
Sự phát triển của con người, cũng như sự hình thành, phát triển tâm lý con người khôngchỉ bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên của thế giới, mà chủ yếu là chịu sự chế ước, quy địnhbởi những quy luật xã hội- lịch sử, trong đó có các mối quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội, cácphương thức hoạt động và giao tiếp của con người trong xã hội
2.2 Hoạt động và tâm lý
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động
- Theo quan điểm triết học: HĐ là phương thức tồn tại của con người trong thế giới
Điểm hạn chế của quan niệm này quá rộng Vì trong cuộc sống của con người còn có nhiều phương thức tồn tại khác như: giao tiếp Vì vậy chúng ta không nhìn thấy rõ được vai trò của yếu tố hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân
- Theo phương diện TL học: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người.
Đối tượng hóa (Xuất tâm)
SƠ ĐỒ: Hiểu biết Con người Thế giới Sản phẩm
+ Qúa trình đối tượng hóa (hay còn gọi là xuất tâm) Chủ thể chuyển năng lực của
mình thành sản phẩm hoạt động Năng lực ở đây là năng lực về mặt tâm lý Đó là chủ thểchuyển những tri thức, hiểu biết, kỹ năng vào trong hoạt động để tạo ra sản phẩm
VD: Chủ thể (thợ may) tác động vào khách thể (mảnh vải) tạo ra sản phẩm những bộquần áo Người thợ may chuyển năng lực: tri thức, kỹ năng về may thành hành động như: lựachọn vải, lấy số đo, phác họa ra giấy, cắt vải, may, khâu, là và hoàn thiện thành sản phẩm Đây
là chiều thứ nhất của hoạtđộng, chiều xuất tâm nghĩa là xuất tâm lý ra bên ngoài
Như vậy thông qua quá trình đối tượng hóa thì tâm lý của con người được bộc lộ ra bênngoài Do đó, khi đánh giá tâm lý của một con người có thể thông qua hoạt động của người đóvới thế giới bên ngoài Sau này các bạn sẽ học một phương pháp trong nghiên cứu tâm lý đó lànghiên cứu sản phẩm hoạt động
VD: Qua sản phẩm bộ quần áo được làm ra, ta cũng có thể phần nhiều biết được trình độtay nghề của người thợ đã lành nghề hay đang còn non yếu Hay trong học tập muốn đánh giánăng lực, trình độ của người học thì giáo viên căn cứ vào điểm số và quá trình học tập trên lớpcủa sinh viên đó
Trang 7+ Qúa trình chủ thể hóa (hay còn gọi là nhập tâm)
Trong quá trình hoạt động con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình nhữngđặc điểm, bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng trong thế giới tạo nên tâm lý, ý thức nhâncách của bản thân bằng cách chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới Từ đó tâm lý của con người đượchình thành
- VD: Qua hoạt động may nhiều lần cho khách, thì người thợ may biết được vải có nhiềuloại và mỗi một loại vải có những ưu và nhược điểm riêng Như vải nilong thì thường không cogiãn nên khi may không nên may quá ôm vào người; vải thô giãn có thể may ôm vào người.Mùa hè may vải voan, lanh cho mát; mùa đông may vải dầy cho ấm; Người béo nên may cho họvải mày tối và cắt áo thân trên ngắn hơn để chân họ trông dài hơn Người gù may thân sau dàihơn thân trước…Sau nhiều lần may người thợ may càng có thêm kinh nghiệm, hiểu biết về cắtmay và ngày càng lành nghề hơn
- GV: Như vậy, trong hoạt động con người hai quá trình xuất tâm và nhập tâm diễn rađồng thời, do đó qua hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới (sản phẩm vậtchất), vừa tạo ra tâm lý của mình (tri thức, hiểu biết) Từ đó tâm lý, ý thức nhân cách được bộc
lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động
*Kết luận sư phạm: Thông qua HĐ, TL người được bộc lộ, hình thành và phát triển.
- Đối với bản thân: Tích cực tham gia đa dạng các hoạt động Đặc biệt là hoạt động họctập và hoạt động xã hội
- Đối với hoạt động nghề nghiệp sau này: Là giáo viên nên tổ chức đa dạng các hoạtđộng như ngoài hoạt động học trên lớp, hoạt động ngoài giờ, tham quan, dã ngoại… nhằm lôicuốn học sinh tham gia
* Đặc điểm của hoạt động
Từ định nghĩa về hoạt động ta thấy hoạt động có những đặc điểm sau đây:
* Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng.
Đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh Đối tượng của hoạt động có thể tồn tại dưới dạng vật chất, hay tinh thần.
- VD: Trong lao động sản xuất đối đượng của hoạt động lao động sản xuất là thóc, ngôkhoai, quần áo, giày dép Trong hoạt động học tập và nghiên cứu đối tượng của hoạt động chính
là khái niệm, biểu tượng, tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo
* Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể.
Con người chính là chủ thể của hoạt động và thế giới khách quan là khách thể Thiếu chủ thể hoạt động không diễn ra Chủ thể có thể là một người hay nhiều người
- VD: Hoạt động dạy: người giáo viên là chủ thể Hoạt động học tập do nhiều chủ thểsinh viên cùng thực hiện
Bởi hoạt động mang tính chủ thể có nhu cầu, động cơ, năng lực… nên trong các hoạt
động phải tìm những biện pháp khơi dậy tích cực, tự giác, chủ động ở chủ thể.
* Hoạt động có tính mục đích.
Bao giờ con người hoạt động cũng gắn với mục đích nào đó.Nếu không là mục đích cá
nhân thì sẽ là mục đích xã hội Mục đích của hoạt động là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.
VD: Mục đích của hoạt động may của người thợ may là nhằm tạo ra quần áo thỏa mãn nhucầu mặc của con người
- Hoạt động của con người có tính mục đích Đậy là điểm khác biệt cơ bản hoạt động của conngười với con vật “Trong tác phẩm tư bản (1867) C.Mác viết: “Con nhện thực hiện các thao tácgiống các thao tác của người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho người kiến trúc sư phải hổ thẹn.Nhưng ngay một nhà kiến trúc sư tồi từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ở chỗ trước khi dùng sápxây tổ, nhà kiến trúc đã xây nó trong đầu mình rồi Khi quá trình lao động kết thúc nhận được kết quảthì kết quả này đã có dưới dạng tinh thần trrong biểu tượng của con người từ lúc quá trình ấy mới bắtđầu” Người kiến trúc sư đã đề ra mục đích hành động từ trước và có kế hoạch cụ thể để thực hiệnhành động đó
Trang 8* Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
GV: Trong quá trình hoạt động con người không trực tiếp tác động vào thế giới khách quan,
mà con người tác động gián tiếp thông qua các công cụ:
+ Công cụ tâm lý (hình ảnh tâm lý, biểu tượng, tư duy, ngôn ngữ….)
+ Công cụ vật chất như (công cụ lao động sản xuất, các phương tiện khoa học kỹ thuật Cáccông cụ này giữ chức năng trung gian trong hoạt động và tạo ra tính gián tiếp của hoạt động
Như vậy, con vật hành động theo bản năng, còn con người hành động có kế hoạch từ trước và
kế hoạch này tồn tại dưới dạng biểu tượng ở trong đầu của con người
2.2 Giao tiếp và tâm lý
2.2.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, thông qua đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về xúc cảm, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Nói cách khác: Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ
xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ này giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng, với xã hội
Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân Tính chất xã hội của giaotiếp thể hiện ở chỗ, nó được nảy sinh, hình thành trong xã hội và sử dụng các phương tiện do conngười làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung,phạm vi, nhu cầu, phong cách, kỹ năng của mỗi người
2.2.4 Vai trò của giao tiếp đối với sự nảy sinh, hình thành tâm lý
Tâm lý người là sản phẩm của giao tiếp Cùng với hoạt động, giao tiếp là con đường quan
trọng hình thành tâm lý ý thức, nhân cách
+ Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồntại và là một nhân tố phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách Nhu cầu giao tiếp là một trong nhữngnhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện rất sớm ở con người Các mối quan hệ giao lưu quyết định trựctiếp đến sự phát triển tâm lý của cá nhân
Mác nói: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quyết định bởi sự phát triển của tất cả các
cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp”
+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện cho sự phát triển nhân cách mà giao tiếp còn là conđường hình thành nhân cách con người Bằng giao tiếp, con người gia nhập các quan hệ XH,lĩnh hội nền văn hoá XH, chuẩn mực xã hội để hình thành bản chất con người Đồng thời thôngqua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của XH+ Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xãhội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, vớichuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp vớiyêu cầu xã hội Hay nói cách khác: Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.Tóm lại: Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là nhân tố cơ bản củaviệc hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách
Kết luận: + Cần tổ chức tốt các hoạt động giao tiếp tập thể, từ đó lôi cuốn cá nhân tham
gia tích cực vào các hoạt động tập thể để phát triển tâm lý, ý thức cho họ
+ Xây dựng được các tập thể vững mạnh, đoàn kết… Qua đó lấy ảnh hưởng tốt của tậpthể để tác động đến sự phát triển tâm lý, ý thức của cá nhân
3.1 Khái niệm ý thức
3.2.1.1 Ý thức là gì?
* Định nghĩa:
Ý thức được dùng theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: Ý thức thường được dùng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng
VD: ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật
Trang 9- Theo nghĩa hẹp: Ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người ý thức
là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con
người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu
+ Ý thức phản ánh SV, HT bằng ngôn ngữ chứ không phải phản ảnh bản thân SVHTtrong HTKQ -> hình thức khái quát của SVHT
+ Các tri thức mà con người tiếp thu là phản ánh lần 1: phản ánh nhận thức, ý thứckhông dừng lại ở đó mà nó là khả năng hiểu được các tri thức đó - có nghĩa là phản ánh lần thứhai những gì con người đã nhận thức được
Do đó ý thức là phản ánh của phản ánh, là tri thức của tri thức, là “cặp mặt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do cặp mắt thứ nhất mang lại.
* Bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là phản ánh của phản ánh, là tri thức của tri thức, là khả năng con
người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu Bản chất của ý thức được thể hiện ở các
đặc trưng sau:
+ Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới Do đó xét theo
đặc trưng này thì bản chất của ý thức thể hiện ở những thuộc tính sau:
- Ý thức luôn nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát và nhận thức bằng ngôn ngữ Các hiện tượngtâm lý có ý thức của một người luôn được người đó nhận thức rõ nhất
- Ý thức dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả của nó, làm cho hành vi mang tính có chủđịnh
+ Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới: Xét theo góc độ này thì ta thấy ý
thức không chỉ nhận thức sâu sắc về thế giới mà còn thể hiện thái độ đối với nó F ăngghen đãviết: “ý thức tồn tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác,động vật không biết tỏ thái độ đối với sự vật nào cả”
+ Ý thức thể hiện năng lực điều khiển điều chỉnh hành vi của con người: Trên cơ sở nhận
thức bản chất khái quát của sự vật, hiện tượng và tỏ rõ thái độ của mình đối với thế giới vì thế ýthức có khả năng sáng tạo, ý thức có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người đạttới mục đích đã đề ra V.I Lê Nin đã nói: “ý thức của con người không chỉ phản ánh hiện thựckhách quan mà còn sáng tạo ra nó”
+ Ý thức còn thể hiện ở khả năng tự ý thức: Con người không chỉ ý thức được về thế giới mà còn ở
mức độ cao hơn con người có khả năng tự nhận thức về bản thân mình, tự xác định thái độ đối với bảnthân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình
2.1.3 Cấu trúc của hoạt động:
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của hoạt động
* Theo chủ nghĩa hành vi: Cấu trúc của hoạt động bao gồm hai thành tố
S (kích thích) R (phản ứng)
VD: Đuổi chạy đi Nhưng con người đuổi vẫn không chạy
- GV: Quan điểm này tồn tạo hạn chế nhất định Hoạt động mang tính máy móc Không thấy được tính chủ thể trong hoạt động Đồng nhất hoạt động của con người với con vật
* Có quan điểm trong tâm lý học: Xét hoạt động bao gồm ba thành tố
- GV: Điểm hạn chế của quan điểm này là mới chỉ được các thành tố diễn ra về phía chủ thể
* Theo A.N Leonchiev: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm có 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố đó Tạo nên đơn vị thao tác của hoạt động
Các dòng hoạt động
Chủ thể Khách thể
HĐ cụ thể Động cơ
Trang 10Hành động Mục đích
Sản phẩm
Mối quan hệ giữa các thành tố được biểu thị bằng mũi tên hai chiều điều đó thể hiện
+ Hoạt động bao gồm nhiều hành động Các hành động được thực hiện bởi nhiều thao tác Ví dụ: HĐmay được tiến hành bởi nhiều hành động: lấy số đo, lấy vải, cắt vải, may…Hành động cắt vải lạiđược thực hiện bởi các thao tác: cầm kéo, cầm vải, bấm kéo theo đường phấn
+ Động cơ (mục đích chung, đích cuối cùng) được thể hiện bằng những mục đích cụ thể Để đạt mụcđích con người phải sử dụng những phương tiện (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, ngôn ngữ, biểu tượng,hình ảnh…) VD: Động cơ may là tạo ra cái áo Mục đích này được thể hiện bằng các mục đích cụthể: tạo ra thân áo, tạo ra tay áo, tạo ra cổ áo…Để tạo ra thân, tay, cổ áo thì người thợ phải sử dụngphương tiện hỗ trợ: thước, kéo, máy khâu, kim chỉ và hình ảnh cái áo ở trong đầu
+ Hoạt động – Động cơ: Hoạt động bao giờ cũng được thúc đẩy bởi động cơ nào đó
VD: hoạt động học tập – động cơ: Bằng giỏi ra trường/ Lĩnh hội tri thức nghề nghiệp
+ Hành động – Mục đích: VD: Hành động đi học – Để điểm danh/ để nghe cô giáo giảng/ để gặp bạntrong lớp…
+ Thao tác – Phương tiện: VD: Cầm bút – bút; Nhìn lên bảng – bảng; nghe giảng bài – ngôn ngữ + Hoạt động chính là quá trình vận hành 6 thành tố trên Qúa trình tác động qua lại giữa các thành tố của hoạt động đã tạo nên sản phẩm của hoạt động cả về phía chủ thể, cả về phía khách thể (sản phẩm kép)
CH: Sinh viên lấy ví dụ mô tả sơ đồ cấu trúc hoạt động học tập bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa chúng
- Chuyển ý: Vậy hoạt động có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển tâm lý
2.1.4 Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành, phát triển tâm lý:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hìnhthành và phát triển TL, nhân cách HĐ của con người là HĐ có mục đích, mang tính XH, mangtính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà tâm lý, ý thức,nhân cách được hình thành và bộc lộ:
- Trong quá trình hoạt động con người đã tạo ra “sản phẩm kép” sản phẩm vật chất bênngoài và sản phẩm tinh thần
+ Để tạo ra sản phầm vật chất có kết quả, chủ thể phải hình thành ở mình những phẩmchất và năng lực nhất định Vì mỗi hoạt động đòi hỏi ở con người phải có những phẩm chất vànăng lực tương ứng Như vậy hoạt động thúc đẩy, kích thích các phẩm chất và năng lực, tâm lí
cá nhân phát triển Nên hành động càng phong phú, đa dạng thì đời sống tâm lý càng phát triển Thông quá quá trình tạo ra sản phẩm vật chất bên ngoài (quá trình khách thể hóa) chủ thể
đã chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình vào trong sản phẩm vật chất bên ngoài qua đó
tâm lý, ý thức cá nhân được bộc lộ ra bên ngoài
+ Mặt khác trong quá trình hoạt động ý thức được hình thành vì: Trong quá trình xác lậpmục đích hành động đây là điều kiện để hình thành nên ý thức bởi khi hoạt động đòi hỏi chủ thểhoạt động phải thấy trước kết quả của hoạt động, phải hình dung ra sản phẩm mình cần làm ra,phải xây dựng được kế hoạch hoạt động, phân tích những cái sẵn có trong tự nhiên từ đó điều
khiển, điều chỉnh HĐ để đạt được mục đích
Trang 11- Đồng thời khi hoạt động con người đã chuyển từ phía khách thể vào bản thân mìnhnhững qui luật, những thuộc tính bản chất của thế giới để tạo nên những hiểu biết mới, những
năng lực mới, những cấu tạo tâm lý mới ở bản thân
- Sự hình thành và phát triển tâm lý của mỗi người phụ thuộc vào HĐ chủ đạo của mỗithời kỳ nhất định Do đó muốn hình thành tâm lý, con người phải tham gia vào các dạng HĐkhác nhau, trong đó phải đặc biệt chú ý tới vai trò của HĐ chủ đạo Vì thế phải lựa chọn, tổchức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hìnhthành và phát triển tâm lý, nhân cách
Kết luận: Tâm lý, ý thức được hình thành trong hoạt động, do đó để hình thành tâm lý, ýthức phải tổ chức một cách khoa học và đa dạng các hoạt động lôi cuốn cá nhân tham gia vàocác hoạt động đó Đặc biệt là phải tổ chức tốt các hoạt động chủ đạo theo từng lứa tuổi qua đóthu hút trẻ tích cực tham gia hoạt vào hoạt động
2.2.2 Chức năng của giao tiếp.
* Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh
nghiệm với nhau Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin, vừa là nơi tiếp nhận thông tin Thunhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển NC
* Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn
tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể Vì vậy là một trong những con đường hình thànhtình cảm của con người
* Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ
quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được vềnhau, làm cơ sở cho việc đánh giá lẫn nhau Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh vớingười khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thânmình
* Chức năng điều chỉnh hành vi: Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự
đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi củamình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành độngcủa chủ thể khác
* Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp
hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục đích chung Đây là mộtchức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người
* Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách:
Tóm lại, Giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lạigiữa con người với con người,
trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫnnhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình
2.2.3 Các loại giao tiếp
Có nhiều cách khác nhau phân loại giao tiếp:
* Phân loại theo phương tiện giao tiếp thì có 3 loại giao tiếp: Giao tiếp vật chất (thông
qua hành động với vật thể); Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ (bằng cử chỉ điệu bộ, trangsức ); Giao tiếp bằng ngôn ngữ (bằng tiếng nói và chữ viết)
* Phân loại theo khoảng cách thì có 2 loại giao tiếp, đó là: Giao tiếp trực tiếp (giao tiếp mặt đối
mặt, chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau); Giao tiếp gián tiếp (qua thư từ, có khi quangoại cảm, thần giao cách cảm)
* Phân loại theo qui cách, người ta chia giao tiếp thành 2 loại: Giao tiếp chính thức (giao tiếp
nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, qui định, thể chế); Giao tiếp không chính thức(giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ về thể thức mà theo kiểu thântình nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau)
Các loại giao tiếp này luôn tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệgiao tiếp trở nên phong phú đa dạng
Trang 12Tóm lại, Giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người với con người,
trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫnnhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình
1 Cơ sở tự nhiên của tâm lý người
1.1 Di truyền và tâm lý
* Di truyền là gì?
Theo quan điểm của sinh vật học hiện đại: Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới nhưng nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh rtheo một cơ chế đã định sẵn
* Mối quan hệ giữa di truyền và tâm lý:
Đối với con người, mỗi cá thể khi sinh ra đã nhận được theo con đường di truyền một sốđặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể, trong đó có những đặc điểm các giác quan và não.Song di truyền có vai trò như thế nào trong sự phát triển tâm lý con người thì có nhiều quanđiểm khác nhau
- Theo quan điểm của Tâm lý học tư sản: Những đặc điểm tâm lý là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật tạo ra, mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều có sẵn trong cấu trúc sinh vật Sự phát triển chỉ là quá trình chín muồi của các thuộc tính có sẵn trong gien và được quyết định bằng con đường di truyền
Chẳng hạn, S Auerbac: “Những phẩm chất của cá nhân là kết quả của sự tác động qua lạigiữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường” E Toocdai: “Tiềm năng sinh vật bẩm sinh đã quiđịnh trước giới hạn của sự phát triển tâm lý”
- Thuyết duy cảm: Phủ nhận hoàn toàn vai trò của yếu tố sinh vật, tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố di truyền VD ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
- Theo quan điểm của tâm lý học Mat - xit: Bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt động cá thể
VD: Chó hoang-> hung dữ, được người nuôi-> trở nên hiền hơn
Như vậy, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành, phát triển tâm lý con người,bởi vì nó tham gia vào sự tạo thành những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể nhưng nókhông quyết sự phát triển tâm lý, vì bản thân nó cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trườngsống và tính tích cực hoạt động của cá thể
Tóm lại: Di truyền là tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lý.
1.2 Não và tâm lý
Về mối quan hệ giưa não và tâm lý có nhiều quan điểm khác nhau:
- Quan điểm tâm lý - vật lý song song: Các quá trình tâm lý và sinh lý thường song song
diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lý được coi là hiện tượng phụ.
- Quan điểm đồng nhất TL với SL: Tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra
- Theo quan điểm duy vật: Coi tâm lý và sinh lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có
cơ sở vật chất là hoạt động của bộ não, nhưng tâm lý không song song và không đồng nhất với sinh lý Chẳng hạn như L.Phơbach khẳng định rằng "tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi
não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não" V.I.Lênin chorằng: “Tâm lý là cơ năng của cái phần nhỏ đặc biệt phức tạp của vật chất mà ta gọi là bộ nãocủa con người” (trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”)
Các nhà tâm lý học khoa học đã chỉ ra rằng tâm lý là chức năng của não: bộ não nhận tác
động của thế giới dưới các dạng xung động thần kinh cùng những biến đổi lý hoá ở từng nơron, từngxinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ não và vỏ não, làm cho não bộ trở nên hoạt độngtheo qui luật thần kinh và tạo nên các hiện tượng tâm lý theo cơ chế phản xạ (nội dung là tâm lý,nhưng có cơ chế phản xạ sinh lý của não)
Như vậy, Tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những phản xạ của não Khi nảy sinh
trên bộ não, cùng với quá trình sinh lý não, tâm lý định hướng hoạt động, điều chỉnh hành vi của con người Trên não định khu thành từng vùng đảm nhiệm những chức năng riêng biệt
2.3 Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý
Trang 13Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội
và tâm lý trên cơ sở những quan điểm triết học khác nhau:
* Thuyết tiến hoá thực chứng luận của G.Spenxơ: Con người không chi tồn tại trong môi
trường tự nhiên mà tồn tại cả trong môi trường XH, sau khi chuyển lên người, các quy luật và
cơ chế thích nghi ở động vật, kể cả cơ chế tự tạo kinh nghiệm cá thể cũng không thay đổi, cóchăng là cơ chế phức tạp hơn ở người
* Quan điểm xã hội học của Đuých Khêm- Pháp: Coi xã hội tạo ra bản chất người, xã hội
là nguyên lý giải thích cá thể Con người là một tồn tại giao lưu chứ không phải là một tồn tại
xã hội hành động, quá trình "xã hội hoá" cá thể là quá trình giao lưu ngôn ngữ, giao lưu tinhthần giữa người này với người khác, để lĩnh hội "các biểu tượng xã hội", các tập tục lề thói, tạo
ra "hành vi xã hội"
* Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khẳng định:
- Bản chất con người do các mối quan hệ xã hội tạo nên Các quan hệ xã hội là: Quan hệ sản xuất,quan hệ kinh doanh, chế độ chính trị, quan hệ người - người, quan đạo đức, pháp quyền Hoạt động củacon người chịu sự tác động của quy luật xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động giữ vaitrò quyết định Chỉ sống và hoạt động trong môi trường xã hội, con người mới thực hiện được chức năngphản ánh tâm lý
C Mác đã chỉ rõ: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối vớitừng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là sự tổng hoà các mốiquan hệ xã hội”
- Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý là cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội Đặc điểm nổi
bật, cơ bản của quá trình lĩnh hội là nó tạo ra ở con người những chức năng tâm lý mới, những năng lựcmới Quá trình lĩnh hội là quá trình tái tạo những thuộc tính, những năng lực của loài người thànhnhững thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi người
Tóm lại: Thông qua cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội mà con người tổng hoà các mối quan hệ
xã hội, nền văn hoá xã hội thành bản chất người, tâm lý con người
3.2 Cấu trúc của ý thức.
Ý thức là một chỉnh thể có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể manglại cho thế giới nội tâm của con người một chất lượng mới, thể hiện ở năng lực phân tích, phảnánh cái TL, ở khả năng biết người, biết mình, ở năng lực thích nghi và cải tạo hoàn cảnh Trong ý thức có 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển HĐ có ý thức của con người:
* Mặt nhận thức: Trước hết ta đã biết các hiện tượng tâm lý có ý thức của con người đều
được người đó nhận thức Quá trình nhận thức về các hiện tượng tâm lý có sự tham gia của haiquá trình nhận thức (nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính) nhận thức cảm tính mang lạinhững tài liệu đầu tiên cho ý thức, Chẳng hạn cảm giác đem lại cho ý thức những hình ảnh vềthuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng, tri giác đem lại những hình ảnh trọn vẹn về sự vật,hiện tượng, những hình ảnh này là nội dung ban đầu của ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức
Nhận thức lý tính là tầng bậc tiếp theo trong cấu trúc của ý thức, chúng mang lại cho conngười những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan và các mối quan hệ, liên hệ cótính qui luật của các sự vật, hiện tượng, tạo ra một nội dung cơ bản của ý thức, là hạt nhân của ýthức, giúp con người hoạch định được hoặc đánh giá việc hoạch định của nhận thức lý tính, nócũng giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động
* Mặt thái độ của ý thức: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ
thể của đối với thế giới ý thức không chỉ nhận thức sâu sắc về thế giới mà còn thể hiện thái độ đối với
nó, mặt thái độ của ý thức được hình thành trên cơ sở nhận thức thế giới F ăngghen đã viết: “ý thức tồntại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác, động vật không biết tỏthái độ đối với sự vật nào cả”
* Mặt năng động của ý thức.
Ý thức tạo cho con người có khả năng dự kiến trước hoạt động, vận dụng những hiểu biết
và tỏ thái độ của mình nhằm điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình để thích nghi, cải tạo thếgiới, đồng thời cải tạo chính bản thân mình Mặt khác ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt
Trang 14động Mặt năng động của ý thức thể hiện ở quá trình xác định mục đích, động cơ Việc xác địnhmục đích, động cơ là điều kiện quan trọng, ảnh hưởng quyết định đối với kết quả của quá trìnhnhận thức Trong cấu trúc của ý thức luôn có vị trí nhất định của động cơ, hứng thú, nhu cầu, ýchí ý thức chỉ hình thành, phát triển được bằng hoạt động, đồng thời bộc lộ trong hoạt động,
mà hoạt động của con người là muôn màu, muôn vẻ Do đó có thể nói cấu trúc của hoạt độngqui định cấu trúc của ý thức Hoạt động của con người càng phong phú, càng đa dạng thì nộidung ý thức của họ càng phong phú, càng đa dạng và càng phát triển
3.3 Các cấp độ của ý thức
Căn cứ vào tính tự giác, mức độ sáng tỏ, phạm vi bao quát của tâm lý, người ta phân chiacác hiện tượng tâm lý của con người thành ba cấp độ: Cấp độ chưa ý thức, cấp độ ý thức và tự ýthức, cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
thức được mình đang làm gì Những hiện tượng này trong tâm lý gọi là vô thức (không ý thức,
chưa ý thức) vô thức khác hẳn với vô ý thức “Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý
thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình, vô thức điều khiển những hành vi
mang tính bản năng, không chủ định và tính không nhận thức được của con người” Còn vô ý
thức là thể hiện sự thiếu ý thức về một chuẩn mực xã hội nào đó nhưng lại rất có ý thức về việclàm sai trái của mình như vô ý thức kỷ luật, vô ý thức tổ chức
Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau:
- Vô thức ở tầng bản năng như bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục, mang tính bẩm
sinh, di truyền
- Vô thức ở tầng tiền ý thức (dưới ngưỡng ý thức): Ví như một cô gái thích một chàng
trai nào đó nhưng không rõ vì sao (có lúc thích có lúc không thích).
- Hiện tượng tâm thế: Nói đến hướng tâm lý sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì
đó, ảnh hưởng đến tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động Đôi lúc tâm thể phát triển xâmnhập vào tầng bậc ý thức như tâm thế nghỉ ngơi của người cao tuổi, tâm thế yêu đương say mênhau của đôi trai gái trẻ
- Tiềm thức: Những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp lại nhiều lần chuyển thành
hiện tượng tâm lý dưới ý thức như kỹ xảo, thói quen của con người Tiềm thức là mức độ tiềm tàng
của ý thức, nó thường trực chỉ đạo tư duy, hành động, cử chỉ, lời nói của một người tới mức tựa hồnhư không có ý thứ ctham gia vào đó nữa
Vô thức có vai trò nhất định trong cuộc sống của con người Thông thường, hoạt động
của con người chủ yếu ở tầng bậc ý thức, nhưng đôi khi hoạt động sáng tạo có thể xảy ra trongtầng vô thức như học ngoại ngữ khi ngủ; Bất chợt tìm được cách giải bài toán khó lúc đang thiuthiu (Nhà bác học Keccule tìm ra công thức của benzen- C6H6 và nhà bác học Menđêlêep tìm rabảng tuần hoàn của các nguyên tố hoá học trong lúc ngủ) Vô thức có vai trò nhất định đối vớihoạt động của con người bởi vì nó là một trạng thái tâm lý- thần kinh chuẩn bị cho tầng bậc ýthức Hoạt động ở tầng bậc ý thức là sự tiếp tục diễn biến của cái vô thức
3.3.2 Cấp độ ý thức
* Ở cấp độ ý thức: con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được
hành vi của mình, làm cho hành vi của mình trở nên có ý thức ý thức thể hiện trong các quátrình ý chí, chú ý ở con người Ý thức có những đặc điểm sau:
+ Các hiện tượng tâm lý có ý thức đều được chủ thể nhận thức- Tức là chủ thể biết rõmình đang làm gì, nghĩ gì Vì thế nhiều khi “có ý thức” đồng nghĩa với có hiểu biết, có tri thức
+ Ý thức bao hàm thái độ của chủ thể đối với đối tượng đã được nhận thức Thái độ đó làđộng cơ của hành vi có ý thức
Trang 15+ Ý thức được thể hiện ở tính có chủ tâm và dự kiến trước hành vi Đặc điểm này phânbiệt bản chất hành động của con người với hành vi của con vật.
* Tự ý thức: là mức độ phát triển cao của ý thức Tự ý thức là ý thức về mình, có nghĩa
là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lý giải thì lúc đó con người đang tự ý
thức Tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau: Tự nhận thức về bản thân mình (hình dáng bên ngoài,
quan hệ xã hội ); Tự nhận xét, tự đánh giá và tỏ thái độ đối với bản thân; Tự điều chỉnh, tựđiều khiển hành vi theo mục đích tự giác; Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình Tự ýthức bắt đầu xuất hiện ở tuổi lên ba Thông thường tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm sau:
- Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế
và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá
- Có thái độ rõ ràng đối với bản thân
- Tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác
- Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình
* Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
Đây là mức độ phát triển cao của ý thức- tức là dạng ý thức xã hội mà khi con ngườihoạt động và giao tiếp không chỉ dựa trên nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thái độ, xu hướng cá nhânmình mà xuất phát từ quyền lợi của nhóm, của tập thể xã hội, giai cấp mà mình là thành viên.Hành động với ý thức nhóm và ý thức tập thể, ý thức cộng đồng thì giúp con người có thêm sứcmạnh tinh thần mới, dễ dàng hoà nhập với cộng đồng, cùng cộng đồng phát triển Khi con ngườihoạt động với ý thức tập thể thì con người sẽ có thêm sức mạnh tinh thần mà con người chưabao giờ có được khi họ hoạt động riêng lẻ trong cuộc sống
Tóm lại, ý thức bao gồm nhiều cấp độ, các cấp độ đó luôn tác động lẫn nhau, bổ sung cho
nhau và tăng tính đa dạng, sức mạnh của ý thức, sự phát triển của ý thức từ cấp độ thấp đến cấp
độ cao là dấu hiệu quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách
=> Kết luận: Do vậy mỗi thành viên trong tập thể, trong nhóm, trong xã hội phải thamgia tích cực, sáng tạo vào các hoạt động có ích cho xã hội, đồng thời trong hoạt động cũng cầnphải tự làm phong phú vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình về hiện thực khách quan để ýthức của mình phát triển ngày càng trở nên sâu sắc, bền vững Là giáo viên chúng ta cần tìm ranhững cách thức thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, sángtạo như chúng ta
là điều kiện của hoạt động có ý thức
4.2 Các thuộc tính của chú ý
* Sức tập trung chú ý.
+ Là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho hoạt động lúc đó Phạm vi đối tượng chú ý càng hẹp thì sức tập trung chú ý càng cao Sức tập trung
chú ý càng cao thì cường độ chú ý càng lớn Cường độ chú ý được biểu hiện ở hiệu quả chú ý
+ Trong HĐ con người quá tập trung vào đối tượng mà quên đi cái khác gọi là “đãngtrí” Đãng trí biểu hiện ở nhiều hình thức: Phân tán chú ý, đãng trí bác học, đáng trí bệnh lý
* Sự bền vững của chú ý.
+ Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động
Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vào điều kiện khách quan như tính đa dạng hoá củavật kích thích, đa dạng hoá động tác tiến hành và nó còn phù thuộc vào thái độ, hứng thú, ý chícủa cá nhân
Trang 16+ Ngược với độ bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý Đó là phẩm chất làm cá nhânkhông duy trì được chú ý của mình vào đối tượng nào đó.Sự phân tán chú ý diễn ra theo chu kìgọi là sự dao động của chú ý.
* Sự di chuyển chú ý.
+ Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của HĐ
+ Sự di chuyển chú ý nói lên tính mềm dẻo hay tính linh hoạt của chú ý Sự di chuyển chú
ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý, nó cũng không phải là phân tán chú ý Vì sự dichuyển chú ý là sức tập trung chú ý được thay thế có ý thức từ đối tượng này sang đối tượngkhác
Các thuộc tính trên của chú ý có tác dụng bổ sung cho nhau góp phần nâng cao chấtlượng chú ý
3.4 Sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức
3.4.1 Quan điểm tâm lý học DVBC về sự phát triển tâm lý, ý thức
Trên cơ sở phê phán các quan điểm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ em và trên cơ sở kế
thừa nguyên lý phát triển trong triết học Mac-Lênin, các nhà TLHDVBC khẳng định: Bản chất của sự phát triển tâm lý trẻ em không phải là sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng, mà là một quá trình biến đổi về chất lượng tâm lý Sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lý dẫn đến
sư thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt.
+ Sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất những cấutạo tâm lý mới ở những giai đoạn phát triển nhất định
+ Trong các giai đoạn phát triển khác nhau có sự cải biến về chất của các quá trình tâm
lý và toàn bộ nhân cách trẻ: từ nhận thức, thái độ, các phương thức hành động, đến các thuộctính chung của nhân cách
+ Sự phát triển tâm lý là quá trình lĩnh hội nền văn hoá xã hội loài người thông qua chínhhoạt động của trẻ với những đối tượng do loài người tạo ra, dưới sự hướng dẫn của người lớn Người lớn dạy cho trẻ tên và các chức năng của đồ vật, giúp trẻ nắm được phương thức hành động với đồ vật theo đúng chức năng của nó hình thành nên các năng lực người
+ Những biến đổi về chất trong tâm lý sẽ đưa đứa trẻ từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác
Sự phát triển tâm lý mang tính kế thừa và kế tiếp nhau, bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau cao hơn, yếu tố tâm lý lúc đầu ở vị trí thứ yếu, sau chuyển dần sang vị trí chủ yếu
+ Sự phát triển tâm lý được dựa trên cơ sở vật chất riêng của mỗi người Cơ sở vật chấtnày là tiền đề, là điều kiện cần thiết để phát triển tâm lý nhưng chúng không quyết định sự pháttriển tâm lý Chúng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào một tổ hợp các yếu tốkhác nữa
Tóm lại: Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng Đó làmột quá trình không phẳng lặng, mà có khủng hoảng và đột biến Chính hoạt động của trẻ dưới sựhướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý trẻ được hình thành và phát triển
Các nhà TLH cho rằng sự phát triển tâm lý có những đột biến để xác định thời kỳ pháttriển tâm lý và sự phát triển tâm lý gắn liền với sự phát triển hoạt động của con người, nó phụthuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo, còn các hoạt động khác giữ vai trò phụ
* Kết luận: Muốn hình thành và phát triển tâm lí, cá nhân phải tích cực tích luỹ kinhnghiệm, tri thức thông qua các hoạt động (đặc biệt là hoạt động chủ đạo) và mở rộng các mối
Trang 17quan hệ giao tiếp Mặt khác, phải biết phát huy mặt mạnh của các yếu tố di truyền và môi trư ờng, đồng thời phải tìm cách khắc phục những hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực do các yếu tốtrên gây ra.
-4.3 Các loại chú ý.
Căn cứ vào mức độ tự giác của chú ý người ta chia làm 3 loại chú ý sau:
* Chú ý không chủ định.
- Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân
- Nguyên nhân xuất hiện chú ý không chủ định:
+ Do đặc điểm của vật kích thích (độ mới lạ của vật kích thích, cường độ kích thích, tínhtương phản giữa vật kích thích)
+ Do quan hệ của cá nhân đối với đối tượng chú ý (nhu cầu hứng thú, tình cảm, tâmtrạng, sức khoẻ)
Như vậy, Chú ý không chủ định không chỉ do những kích thích bên ngoài gây ra, mà còn
do những đặc điểm tâm lý của cá nhân quy định
- Chú ý không chủ định có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây căng thẳng thần kinh vì nókhông đòi hỏi một sự cố gắng, một sự nỗ lực nào của ý chí Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm
là kém bền vững, khó duy trì lâu dài
* Chú ý có chủ định.
- Là loại chú ý có mục đích tự giác, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân
- Nguyên nhân xuất hiện chú ý có chủ định là do cá nhân nhận thức được sự cần thiếtphải chú ý
- Loại chú ý có chủ định có ưu điểm là mang tính chất bền vững, có liên quan chặt chẽvới hệ thống tín hiệu thứ 2, với ý chí, tình cảm của cá nhân Tuy nhiên chú ý có chủ định cần có
sự nỗ lực cuả bản thân để chú ý, nếu kéo dài loại chú ý này dễ gây căng thẳng thần kinh
=>Tóm lại: Cả 3 loại chú ý trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chuyển hoálẫn nhau, giúp con người phản ánh đối tượng đạt kết quả tốt Loại chú ý nào cũng cần thiết chohoạt động của con người, mỗi loại đều có ưu nhược điểm nhất định, trong đó chú ý sau chủ định
là loại chú ý cần được hình thành trong các hoạt động của con người
1.1.2 Định nghĩa tri giác.
Định nghĩa: Tri giác là một quá trình tâm lý , phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
1 2 Đặc điểm của cảm giác, tri giác.
Trang 181.2.1 Đặc điểm của cảm giác.
Cảm giác có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Cảm giác là một quá trình tâm lý.
Theo cách phân loại hiện tượng tâm lý ở chương 1 Có nhiều tiêu chí để phân chia.Nhưng căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách có thể chialàm 3 loại: Các quá trình tâm lý; trạng thái tâm lý; thuộc tính tâm lý
+ Cảm giác là quá trình tâm lý bởi có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng VD:Thực nghiệm ở phần định nghĩa cả giác
- Nội dung phản ánh: Phản ánh thuộc tính bề ngoài, cụ thể, trực quan, không bản chất
của SVHT VD: mặn, ngọt; thơm, thối; nặng, nhẹ… mà chưa biết được thành phần bên trongcấu tạo nên sự vật hiện tượng đó là gì
- Phương thức phản ánh: Phản ánh trực tiếp bằng giác quan Các giác quan của con
người hoạt động bình thường đều là công cụ để thực hiện quá trình cảm giác (Có những giácquan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác…)
- Tính chất phản ánh: Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng VD: khi
một SVHT tác động vào từng giác quan sẽ đem lại những cảm giác riêng lẻ về SVHT đó Ví dụ:Nếm kẹo cho các bạn vị ngọt
- Sản phẩm phản ánh: Hình ảnh trực quan, cụ thể về SVHT được phản ánh VD: Cảm
giác về vị ngọt có thể xuất hiện khi nếm quả cam
- CH: Cảm giác về vị chua có thể xuất hiện khi ăn quả mơ nhưng cũng có thể xuất hiệnkhi có người nói quả mơ chua Con vật có cảm giác đó không? Cảm giác của con vật và conngười khác nhau như thế nào?
Đối tượng phản ánh Không chỉ p/a SVHT có sẵn trong tự nhiên
mà còn p/a những thuộc tính của SVHT dochính con người làm ra
Chỉ phản ánhnhững thuộc tínhSVHT có sẵn trong
tự nhiên
Cơ chế sinh lý Phụ thuộc vào 2 hệ thống tín hiệu (hệ thống
tín hiệu thứ 1 và hệ thống tín hiệu thứ 2)chua, lạnh
Phụ thuộc vào hệthống tín hiệu thứ1
Phạm vi, mức độ Cảm giác chỉ là mức độ định hướng đầu
tiên, sơ đẳng nhất, chịu ảnh hưởng của nhiềuhiện tượng TL khác của con người
Cảm giác là mức độduy nhất (chỉ có ở
số con vật)
Chất lượng
- Cảm giác của con người được phát triểnmạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng củahoạt động rèn luyện và GD VD: Người đầubếp có thể ngửi biết được nhiều mùi củathức ăn Người họa sĩ có thể nhận biết đượcnhiều màu sắc khác nhau
1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất
Tất cả các SVHT trong hiện thực khách quan và các thuộc tính của chúng là những tínhiệu, được phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết trong vỏ não, gọi là hệ thống tín hiệu thứnhất Hệ thống tín hiện thứ nhất là cơ sở sinh lí của hoạt dộng nhận thức cảm tính, trực quan, tưduy cụ thể và các xúc cảm cơ thể của người và động vật
2 Hệ thống tín hiệu thứ hai
Toàn bộ những kí hiệu tượng trưng (tiếng nói, chữ viết, biểu tượng ) về SVHT tronghiện thực khách quan được phản ánh vào đầu óc con người là những tín hiệu thứ hai
Trang 19Ngôn ngữ làm tín hiệu cho một sự vật và cho một loạt sự vật tương tự hoặc có liên quanmật thiết với nhau Ví dụ, khi nói “cái bàn” thì không có nghĩa là nói cái bàn cụ thể nào đó, mànghĩ tới mọi cái bàn nói chung Vì vậy, ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu thứ nhất hay còn gọi làtín hiệu thứ hai Những kí hiệu tượng trưng về sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan(ngôn ngữ) và những hình ảnh của chúng trong nào người tạo thành hệ thống tín hiệu thứ hai.
Hệ thống này là cơ sở sinh lí của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức và tình cảm
Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ biện chứng với nhau trong hoạt động thần kinh cao cấpcủa con người Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở, tiền đề ra đời hệ thống tín hiện thứ hai Sựphát triển hệ thống tín hiện thứ hai làm cho con người nhận thức rõ hơn bản chất của sự vật,hiện tượng so với hệ thống tín hiệu thứ nhất mối quan hệ vói thế giới
Một kích thích nào đó đại diện cho một kích thích khác để gây ra một phản ứng nào đócủa cơ thể thì được gọi là tín hiệu của kích thích ấy Ví dụ: Trong thí nghiệm thành lập phản xạtiết nước bọt với ánh đèn của chó, ánh đèn đại diện cho thức ăn, là tín hiệu của thức ăn Có hailoại tín hiệu là tín hiệu thứ nhất (hay tín hiệu cụ thể) và tín hiệu thứ hai (hay tín hiệu ngôn ngữ)
Tín hiệu thứ nhất là những sự vật, hiện tượng cụ thể, trực tiếp như ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc…
Tín hiệu thứ hai là những kích thích có tính chất khái quát, gián tiếp, là tiếng nói và chữ viết Hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành trên vỏ não do sự tác
động của những tín hiệu thứ nhất, cùng với các tín hiệu đó được gọi là hệ thống tín hiệu thứ
nhất Hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành do sự tác động của
những tín hiệu thứ hai, cùng với các tín hiệu đó được gọi là hệ thống tín hiệu thứ hai hay ngônngữ
GV: Như vậy các em vừa tìm hiểu thế nào là cảm giác, tri giác Đặc điểm của cảm giác, chỉ ra được sự khác biệt giữa cảm giác con người và cảm giác của con vật
CH: Rút ra kết luận bổ ích, làm thế nào để phát triển khả năng cảm giác của bản thân?
* Kết luận: Cảm giác là mức độ nhận thức đầu tiên là cửa ngõ đầu tiên để con người
nhận thức thế giới do đó:
- Cần nhận thức được tầm quan trọng của cảm giác đối với hoạt động của con người, đối với bản thân
- Cần huy động sử dụng và phát huy tối đa các giác quan vào việc nhận thức
- Rèn luyện cảm giác, bảo vệ các giác quan
1.2.2 Đặc điểm của tri giác.
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác khôngphải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác Dovậy tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác, nhưng cũng có những đặc điểm khác vớicảm giác
+ Những đặc điểm giống với cảm giác đã khẳng định tri giác vẫn thuộc nhận thức cảm
tính, những đặc điểm đó là: Tri giác là một quá trình tâm lý nên nó có nảy sinh, có diễn biến và
có kết thúc; Tri giác cũng phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng; Tri giác cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp; Tri giác cũng có bản chất xã hội; Sản phẩm của quá trình tri giác cũng chỉ là những hình ảnh trực quan, cụ thể về sự vật, hiện tượng
cá lẻ trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan Tri giác của con người cũng khác xa về chất so với tri giác của con vật.
+ Ngoài ra tri giác có những đặc điểm nổi bật khác với cảm giác, những đặc điểm nàychứng tỏ tri giác thuộc mức độ nhận thức cao hơn cảm giác, đó là:
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn Tính trọn vẹn của tri giác là do tính
trọn vẹn của sự vật, hiện tượng quy định Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này,cho nên chỉ cần tri giác một số thành phần của sự vật, hiện tượng ta cũng có thể tổng hợp chúng thànhmột hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng
Trang 20- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định Cấu trúc này không phải tổng
số các cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối quan hệ qua lại giữa cácthành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó
- Tri giác là quá trình tích cực, được gắn liền với hoạt động của con người Tri giác
mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó Tri giác là một hành độngtích cực, bởi vì để giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể nào đó con người phải hành động mộtcách tích cực
Tóm lại, tri giác là mức độ phản ánh cao hơn cảm giác trong GĐ nhận thức cảm tính,
nhưng nó chỉ mới phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cá lẻ của sự vật vật hiện tượng đang trựctiếp tác động vào giác quan ta Do đó có thể nói tri giác là mức độ nhận thức cao hơn cảm giác,nhưng vẫn thuộc nhận thức cảm tính
1.3 Đặc điểm chung của nhận thức cảm tính.
Từ sự phân tích những đặc điểm giống và khác nhau giữa cảm giác và tri giác, chúng ta
có thể nêu lên những đặc điểm chung của nó như sau:
- Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính là những thuộc tính bề ngoài của sự vật,hiện tượng
- Phương thức phản ánh của NT cảm tính là phản ánh trực tiếp bằng các giác quan
- Sản phẩm của nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới
2 Nhận thức lý tính
2.1 Tư duy.
2.1.1 Khái niệm tư duy
2.1.1.1 Định nghĩa:
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ
và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
2.1.1.2 Đặc điểm của tư duy
Thuộc bậc thang nhận thức cao- nhận thức lý tính, tư duy có những đặc điểm mới về chất
so với cảm giác và tri giác, tư duy có những đặc điểm sau:
* Tính có vấn đề của tư duy.
Không phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh đều gây ra tư duy Trên thực tế tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống có vấn đề-Tức là những tình huống chứa đựng một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà bằng vốn hiểu biết cũ, bằng phương pháp hành động cũ đã có tuy còn cần thiết song không đủ sức giải quyết Muốn giải quyết vấn
đề mới đó con người phải tìm cách thức giải quyết mới, con người cần phải vượt ra khỏi phạm
vi những hiểu biết cũ và tìm ra cách mới, có nghĩa là con người phải tư duy
Những hoàn cảnh chứa đựng những mâu thuẫn như thế gọi là hoàn cảnh có vấn đề- tìnhhuống có vấn đề Vấn đề chỉ trở thành tình huống có vấn đề khi con người nhận thức được nhữngmâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề, chủ thể (con người) phải có nhu cầu giải quyết nó và phải cónhững tri thức cần thiết có liên quan tới vấn đề Tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câuhỏi, sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ những mâu thuẫn
Như vậy tư duy chỉ nảy sinh khi đồng thời thoả mãn hai điều kiện:
+ Con người phải gặp hoàn cảnh có vấn đề.
+ Hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy và cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề.
Trong dạy học, giáo dục và trong cuộc sống, luôn tìm cách tạo ra tình huống có vấn đề,
tạo ra những mâu thuẫn giữa cái đã có với cái chưa có trong nhận thức của cá nhân, nhưngnhững mâu thuẫn đó phải đảm bảo điều kiện là kích thích được tư duy của cá nhân theo từnglứa tuổi, tuỳ từng khả năng của từng cá nhân Đồng thời tìm cách lôi cuốn cá nhân vào việc tìmcách giải quyết vấn đề như sử dụng phương pháp "Nêu vấn đề" để kích thích tích cực nhận thứccủa cá nhân
* Tính gián tiếp của tư duy:
Trang 21Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở những điểm:
- Quá trình tư duy đi sâu vào đối tượng, phản ánh những cái mà nhận thức cảm tínhkhông trực tiếp phản ánh được
- Tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong của sự vật,hiện tượng nhờ sử dụng ngôn ngữ để tư duy Con người luôn dùng ngôn ngữ để gìn giữ, lưu giữcác kết quả của tư duy như các khái niệm, quy tắc, định nghĩa, Nhờ phương tiện ngôn ngữ vàkhả năng phản ánh khái quát, phản ánh gián tiếp thế giới mà con người sử dụng các kết quảnhận thức (qui tắc, công thức, qui luật, khái niệm, ) để phát hiện ra các thuộc tính bản chất, cácmối quan hệ có tính qui luật của sự vật, hiện tượng, dự đoán được chiều hướng phát triển vàdiễn biến của chúng để nhận thức và cải tạo chúng
- Trong quá trình tư duy con người sử dụng công cụ, phương tiện khoa học kỹ thuật(đồng hồ, nhiệt kế, máy móc ) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiệp tri giác chúng
Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn những khảnăng nhận thức của mình, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà cònphản ánh được cả quá khứ và tương lai
* Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tính trừu tượng: Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sư vật hiện tượng
- Tính khái quát của tư duy: Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
Nhờ tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người không chỉ giải quyết đượcnhững nhiệm vụ trong hiện tại mà còn giải quyết được những nhiệm vụ trong tương lai của XH
Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Sở dĩ tư duy có các đặc điểm: gián tiếp, khái quat, trừu tượng Vì tư duy gắn liền vớingôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Tư duy có quan hệ mật thiết chặt chẽ với ngônngữ, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất, cũng không tách rời nhau Tư duy không thể tồntại bên ngoài ngôn ngữ và ngược lại, ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tưduy Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
- Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy không diễn ra được và các sản phẩm của tưduy sẽ không được chủ thể và người khác tiếp nhận, lĩnh hội
- Nều không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là chuỗi âm thanh vô nghĩa, rời rạc mà thôi Do vậy, trong công tác, trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện, chúng ta phải đặc biệt chú ý trau dồi
khả năng ngôn ngữ của bản thân
Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Tư duy và nhận thức cảm tính thuộc hai mức độ nhận thức khác nhau, nhưng không tách
rời nhau, trái lại chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong hoạtđộng nhận thức thống nhất biện chứng với nhau Mối quan hệ giữa tư duy và nhận thức cảmtính được thể hiện:
- Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính làm nảysinh hoàn cảnh có vấn đề Tư duy cần thiết phải sử dụng tài liệu của nhận thức cảm tính Quátrình nhận thức cảm tính là một mắt xích của tư duy
- Quá trình tư duy và những sản phẩm của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phảnánh của cảm giác, tri giác, làm cho năng lực cảm giác của con người tinh vi hơn, nhạy bén hơn,làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa Tư duy làm cho nhận thức cảmtính diễn ra nhanh, đầy đủ và chính xác hơn
Kết luận:- Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh và bản thân- Tức là phải
tiến hành song song việc phát triển tư duy với việc truyền thụ tri thức và lĩnh hội nền văn hoá xãhội Mọi tri thức đều mang tính khía quát, nếu không tư duy thì không thể thực sự tiếp thu vàkhông thể vận dụng những tri thức đó
Trang 22- Muốn kích thích các em tư duy thì phải đưa các em vào tình huống có vấn đề và tổ chứccho các em giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo.
- Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc trau dồi ngôn ngữ Bởi lẽ không nắm đượcngôn ngữ thì HS không thể tư duy tốt được Phát triển tư duy gắn liền với việc rèn luyện quátrình nhận thức cảm tính- Tức là tiến hành rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, năng lực quansát để có những tài liệu cần thiết cho tư duy Thiếu tài liệu cảm tính thì không có gì để tư duy,song việc phát triển tư duy cho con người không thể thay thế việc rèn luyện năng lực cảm giác
1 Quy luật của cảm giác
2 Quy luật của tri giác
3 Các thao tác của tư duy
1.2 Các quy luật của cảm giác, tri giác.
1.2.1 Các qui luật của cảm giác.
- Quy luật ngưỡng cảm giác:
Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan Song không phải mọi kíchthích vào giác quan đều gây ra cảm giác (kích thích quá yếu không gây ra cảm giác, kích thíchquá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác) Kích thích chỉ gây ra được cảm giác khi kích thích đóphải đạt tới một giới hạn nhất định
Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
Cảm giác có 2 ngưỡng: Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác
Độ nhạy cảm là khả năng phản ánh đầy đủ, chính xác những tác động của sự vật, hiệntượng với cường độ kích thích nhỏ nhất Ngưỡng cảm giác phía dưới còn gọi là ngưỡng tuyệtđối Độ lớn của của ngưỡng tuyệt đối đặc trưng cho tính nhạy cảm tuyệt đối của các giác quan
Thí dụ ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn ở người là những sóng ánh sáng có bướcsóng là 390nm
+ Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được cảm giác.
Mỗi giác quan thích ứng với một loại kích thích nhất định và có những ngưỡng xác định Thí dụngưỡng phía trên của cảm giác nhìn ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng là 760nm
Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó có vùng cảm giác tốt nhất Thí dụ vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác về ánh sáng là những sóng ánh
sáng có bước sóng 565nm, của âm thanh là 1000hec
- Mắt người có thể nhìn thấy bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ
390-760 nm Vùng phản ánh tốt nhất là 565nm
- Nghe được 16hec đến 2.000hec Vùng nghe tốt nhất 1.000hec
- Vận tốc ánh sáng trong không khí gần bằng: 300.000.000m/s
- Vận tốc âm thanh: tốc độ âm thanh trong không khí là khoảng 343.2 m/s
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích, nhưng kích thích phải có một
tỷ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa
hai kích thích Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt Ngưỡng sai biệt là giới hạn của mức
độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích đủ để phân biệt sự khác
nhau giữa chúng Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số Ví dụ đối với cảm giác thị
giác là 1/100, thính giác là 1/10
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và với độ nhạy cảm sai biệt: Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao Những ngưỡng này khác nhau ở mỗi loại cảm giác và ở mỗi người khác nhau
=> ứng dụng của qui luật ngưỡng cảm giác thể hiện ở việc rèn luyện ngưỡng cảm giác tuyệt đối,ngưỡng sai biệt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập, đặc biệt là học ngoại ngữ, vì trong hoạt
Trang 23động học tập rất cần đến khả năng nhạy cảm ở mỗi người Khi học ngoại ngữ cần phải phân biệt sự phát
âm những âm gần giống nhau Đồng thời ý nghĩa của qui luật này biểu hiện rõ nét ở những hoạt độngcần đến khả năng nhận biết các kích thích chưa tới ngưỡng và phân biệt sự khác nhau giữa các kíchthích trong hiện thực khách quan
- Qui luật thích ứng của cảm giác.
+ Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ được hệ thần kinh, cảm giác của con người có
khả năng thích ứng với kích thích Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay dổi của cường độ kích thích: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm Chẳng hạn khi ta đang ở chỗ
sáng (cường độ kích thích ánh sáng mạnh) mà vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sángyếu) thì lúc đầu ta không thấy gì cả, sau một thời gian ta mới dần dần thấy được mọi thứ xungquanh (thích ứng) Trong trường hợp này xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảm của cảm giác
+ Qui luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau.
Có loại cảm giác thích ứng nhanh như cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, nhưng có loại cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau
+ Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do luyện tập và tính chất nghề nghiệp, tính chất hoạt động
Thí dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao 50- 600c trong hàngtiếng đồng hồ
=> Ứng dụng của qui luật tính thích ứng của cảm giác thể hiện ở việc rèn luyện khảnăng thích ứng của cảm giác thì con người có thể nhận biết được những sự vật, hiện tượng quenthuộc khi bị khiếm khuyết một giác quan nào đó hoặc có thể chịu đựng được những tác động cócường độ kích thích rất lớn Điểm này rất có ý nghĩa đối với việc rèn luyện khả năng cảm giáccho cá nhân trong những điều kiện hoạt động, học tập thay đổi chưa phù hợp ngay từ đầu
- Qui luật tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác.
Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác độngqua lại lẫn nhau Trong sự tác động này các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và
diễn ra theo qui luật: Kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này làm tăng độ nhạy cảm của
cơ quan phân tích kia và ngược lại
Thí dụ ta thường nói đói mờ cả mắt
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những
cảm giác cùng loại hay khác loại Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác
Có hai loại tương phản: Tương phản đồng thời (thí dụ, một người có làn da “bánh mật”
mặc bộ đồ màu tối như mà đen hoặc màu xám thì ta thấy họ càng đen hơn hay tờ giấy trắng trênnền đen sẽ trắng hơn tờ giấy trắng trên nền xám)
và tương phản nối tiếp (thí dụ, sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm ta thấy có
vẻ nóng hơn hoặc khi ở phòng có điều hoà ra ngoài lúc trời nóng thì ta thấy như nóng hơnnhiều)
Những cảm giác xuất hiện đồng thời hoặc trước một cảm giác nào đó có thể làm tăng hay giảm tính nhạy cảm của nó Thí dụ thổi nhẹ vào chỗ đau thì ta thấy đỡ đau hơn Trong thực tế ta
cũng thấy có hiện tượng một kích thích gây cho ta một cảm giác này cũng gây cho ta một cảmgiác khác gọi là hiện tượng loạn cảm giác Thí dụ nghe âm thanh thấy màu sắc hay thấy màu sắckhi nghe âm thanh
1.2.2 Các qui luật của tri giác (thuộc tính cơ bản)
- Tính đối tượng của tri giác.
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan
Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng, nó làm cơ sở cho việc thực hiện chức năngđịnh hướng hành vi, hoạt động của các hiện tượng tâm lý người Đặc biệt đối với hoạt động dạy
Trang 24học và giáo dục Vận dụng qui luật này vào trong quá trình dạy học để tổ chức một cách khoahọc quá trình tri giác tài liệu học tập cho học sinh như muốn cho họ nhận thức đầy đủ về tài liệuhọc tập phải cho họ tri giác sự vật, hiện tượng, tri giác tài liệu đó ở các mặt, các góc độ khácnhau để họ nhanh chóng nhận ra chúng trong một tổng thể các thuộc tính.
- Tính lựa chọn của tri giác.
Tính lựa chọn của tri giác là khả năng tách đối tượng tri giác ra khỏi bối cảch để phản ánh chúng được tốt hơn Tính lựa chọn phụ thuộc vào chủ quan của người tri giác, kinh nghiệm
của con người càng phong phú, đa dạng, con người càng hứng thú với đối tượng tri giác baonhiêu thì họ càng nhanh chóng, càng dễ dàng tách được đối tượng tri giác ra khỏi bối cảnh
Nếu bối cảnh và đối tượng càng khác biệt thì tri giác càng dễ dàng Ngược lại đối tượng
và bối cảnh càng giống nhau thì khó tri giác chính xác và nhanh chóng được.
Qui luật này có ứng dụng rộng rãi trong thực tế như trong kiến trúc, trang trí, nguỵ trang
và dạy học, chẳng hạn trong dạy học chú ý việc trình bày chữ viết trên bảng, thay đổi màu mựckhi chấm bài hay gạch dưới những chữ có ý quan trọng, làm sao cho đối tượng tri giác càngkhác bịêt rõ nét với bối cảnh thì quá trình tri giác ở trẻ em càng diễn ra nhanh chóng và chínhxác hơn, chú ý sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng để kích thích sự lựa chọn đối tượng tri giácdiễn ra nhanh chóng, vì ngôn ngữ có tác dụng rất lớn đối với sự lựa chọn đối tượng tri giác
- Tính ý nghĩa của tri giác.
+ Khi tri giác, chúng ta không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng mà còn
có thể chỉ ra được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đó Tức là chủ thể tri giác có thể gọi tên, phânloại, biết được công dụng của sự vật, hiện tượng và khái quát nó trong một từ xác định
+ Tính ý nghĩa của tri giác gắn liền với tính trọn vẹn Tri giác càng đầy đủ các thuộc tính
bề ngoại của đối tượng thì gọi tên đối tượng càng chính xác
- Tính ổn định của tri giác
Điều kiện tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó của chúng ta có thể thay đổi như độchiếu sáng, vị trí trong không gian, song chúng ta vẫn tri giác được sự vật, hiện tượng đó như
là sự vật, hiện tượng ổn định về hình dáng, kích thước, mầu sắc Hiện tượng này nói lên tính ổnđịnh của tri giác
Qui luật này nói lên khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi các điều kiện tri giác thay đổi Tri giác luôn có tính ổn định, tính ổn dịnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: do
cấu trúc của sự vật, hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định; do
cơ chế điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm của con người về đối tượng, dokhả năng bù trừ của các cơ quan phân tích tham gia vào tri giác nên ta vẫn tri giác các sự vật,hiện tượng ổn định về hình dáng, kích thước, màu sắc
Thí dụ trước mặt ta là một em bé và xa hơn ở phía sau nó là một ông cụ Trên võng mạccủa ta ảnh em bé to hơn ông cụ, nhưng ta vẫn tri giác ông cụ lớn hơn em bé
nhạy bén hơn
- Ảo giác.
Trong một số trường hợp, với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể không cho
ta hình ảnh đúng về sự vật Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, gọi tắt là ảo giác Ảo giác là
sự tri giác không đúng, bị sai lệch Hiện tượng này không nhiều nhưng mang tính chất qui luật
Trang 25=> Ứng dụng của qui luật này vào trong công việc kiến trúc, hội hoạ, trang phục đểphục vụ cuộc sống của con người Trong dạy học cũng cần giải thích cho học sinh biết cách sửdụng trang phục cho đẹp và phù hợp với bản thân họ Cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất hiệntượng ảo ảnh của học sinh trong học tập như chuẩn bị các hình vẽ, vật mẫu, mô hình thật cẩnthận.
Tóm lại, cảm giác và tri giác có nhiều qui luật quan trọng, mỗi qui luật có ứng dụng nhất
định trong các hoạt động của con người
2.1.3 Các thao tác của tư duy
Tư duy là một hành động trí tuệ (tư duy gồm nhiều thao tác)
Tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhậnthức hay trong hoạt động thực tiễn Quá trình tư duy gồm nhiều giai đoạn, nhiều khâu, từ khigặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết.Tuy nhiên quá trình tư duy lại được diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành các thao tác nhất định
nhằm giải quyết vấn đề Do đó, xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết nhiệm vụ Do đó tư duy còn là một hành động trí tuệ.
Có rất nhiều thao tác trí tuệ tham gia vào một quá trình tư duy cụ thể với tư cách là mộthành động trí tuệ Các thao tác cơ bản của tư duy là:
* Phân tích - tổng hợp.
+ Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng, hiện tượng thành những bộ
phận, thuộc tính hay quan hệ VD: Làm văn tả người, HS phải phân chia con người thành nhiều
* So sánh: Là quá trình dùng trí óc đối chiếu các đối tượng, các thuộc tính, các bộ
phận để xem xét chúng giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất Thí dụmuốn biết được hai tam giác có bằng nhau hay không thì ta phải dùng trí óc để so sánh chúng (3cạnh, 2 cạnh 1 góc, 2 góc 1 cạnh)
Thao tác so sánh liên hệ chặt chẽ với thao tác phân tích - tổng hợp
* Trừu tượng hoá và khái quát hoá.
+ Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt bỏ đối tượng những bộ phận thuộc tính, những mối
liên hệ, quan hệ, thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy
+ Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những quan hệ, liên hệ chung nhất định VD, dùngcông thức tính diện tích hình thang cho bất cứ hình thang nào
Khái quát hoá là dạng tổng hợp mới, tổng hợp trên cơ sở đã trừu tượng hoá Khái quát hoá là thaotác đưa sự vật, hiện tượng vào một nhóm, một chủng loại, một phạm trù,
Tóm lại, tư duy là một quá trình nhận thức lý tính, xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề,
trong đó ta chủ yếu sử dụng ngôn ngữ và các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quáthoá, trừu tượng hoá nhằm chế biến các dữ kiện hiện có thể tìm ra những thuộc tính bản chất,những quan hệ mới, giúp ta giải quyết vấn đề Vì vậy trong dạy học phải hướng dẫn học sinhthói quen so sánh, phân tích, tổng hợp, so sánh theo một hướng nhất định (hướng mới) đi đếnkết quả Trong cuộc sống, công tác khi giải quyết một vấn đề nào đó cần phải thực hiện các thao
tác tư duy
2.1.2 Các giai đoạn của quá trình tư duy
Tư duy là một quá trình (Tức là tư duy bao gồm nhiều giai đoạn):
Trang 26TD là một quá trình vì nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng Tư duy nảysinh khi con người gặp HCCVĐ, diễn biến của tư duy là lúc chủ thể huy động tri thức, vốn kinhnghiệm để tìm ra cách giải quyết vấn đề Tư duy kết thúc khi vấn đề được chủ thể giải quyết.Nhưng đôi khi cách giải quyết vấn đề đã tìm ra được lại gây ra những vấn đề mới, là khởi đầu chohành động tư duy mới hay là những quá trình tư duy phức tạp, lâu dài.
Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề vànhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề được giải quyết
- Nhận thức vấn đề: Xác nhận vấn đề và biểu đạt nó thành nhiệm vụ tư duy Khi gặp một
THCVĐ, chủ thể phải ý thức được đó là THCVĐ đối với bản thân mình, tức là đặt ra được vấn đềcần giải quyết, phát hịên ra những mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống, phải tạo ra nhu cầu giảiquyết và tìm thấy những tri thức liên quan đến vấn đề, sử dụng những tri thức đó vào giải quyếtvấn đề Trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ tư duy
- Huy động tri thức, kinh nghiệm ở giai đoạn này, trong đầu chủ thể xuất hiện những tri
thức, kinh nghiệm, những nhận định có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt
- Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết: Gạt bỏ những tri thức không cần thiết,
không phù hợp với nhiệm vụ đề ra Trên cơ sở sàng lọc nà sẽ hình thành giả thuyết, tức là cáchgiải quết có thể có đối với nhiệm vụ đang tư duy
- Kiểm tra giả thuyết Kiểm tra xem giả thuyết nào ứng với các điều kiện và vấn đề đặt ra.
Kết quả kiểm tra sẽ đi đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hoá giả thuyết đã nêu Nếuđúng thì tiến hành giải quyết vấn đề, nếu sai thì phủ định nó để hình thành cách giả thuyết mới vềcách giải quết vấn đề
- Giải quyết vấn đề Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, tức là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra
Các giai đoạn của tư duy thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Nhận thức vấn đề
Xuất hiện các liên tưởng
Sàng lọc liên tưởngHình thành giải thuyết Chính xác hoá Khẳng định Phủ định
Giải quyết vấn đề H/động tư duy mới
Tóm lại, Tư duy có đầy đủ các dấu hiệu của một quá trình: Có nảy sinh, diễn biến và kết
thúc Quá trình tư duy là một quá trình phức tạp và lâu dài, bởi vì đôi khi cách giải quyết đã tìm
ra được nhưng lại gây ra những vấn đề mới là khởi đầu cho những hành động tư duy mới hayquá trình tư duy mới Quá trình tư duy thể hiện ở các giai đoạn của tư duy và các giai đoạn đóđược thực hiện bàng các thao tác trí tuệ
2.1.4 Các loại tư duy
- Làm bài tập về cảm giác, tri giác
2.1.4 Các loại và vai trò của tư duy.
* Các loại tư duy:
+ Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy : Có 3 loại sau:
- Tư duy trực quan - hành động: Loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện
nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động được diễn ra bởi các thao tác tay chân
cụ thể, các hành động vận động có thể quan sát được, nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, trựcquan Loại tư duy này có cả ở người và ở một số động vật cao cấp Thí dụ trẻ em làm toán bằng
Trang 27cách dùng tay để chuyển vật thật (cái bút chì) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các
dữ kiện bài toán
- Tư duy trực quan - hình tượng (hình tượng): Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm
vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh Loại tư duy này chỉ có ởngười, đặc biệt ở trẻ nhỏ Thí dụ trẻ làm toán thêm bớt thì trẻ dùng mắt quan sát vật thật và đếm
để tìm ra kết quả
- Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - lôgic): Loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được
dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu lôgic, tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ Thí dụhọc sinh cấp 2 làm toán bằng cách sử dụng các công thức toán học, thiết lập quan hệ lôgic nhữngkiến thức đã biết để giải quyết nhiệm vụ và tất thảy đều dùng ngôn ngữ làm phương tiện đắc lực
Các loại tư duy nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau Trong
đó tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình ảnh là hai loại tư duy có trước, làm
cơ sở cho tư duy trừu tượng Các loại tư duy này giúp con người nhận thức thế giới một cách sâusắc và đúng đắn
+ Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy.
ở người trưởng thành thì tư duy được chia làm 3 loại:
- Tư duy thực hành: Loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình
thức cụ thể, phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy là những hành động thực hành
- Tư duy hình ảnh cụ thể: Loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc
giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có
- Tư duy lý luận: Loại tư duy mà nhiệm vụ đề ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi
phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận
+ Theo mức độ sáng tạo của tư duy Dưới góc độ này, tư duy con người được chia thành hai loại: Tư duy angôrit và tư duy ơritxtic.
- Tư duy angôrit là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc lôgic có sẵn
theo một khuôn mẫu nhất định Loại tư duy này có cả ở người và máy móc (tư duy máy) Tuynhiên tư duy ở con người khác xa với tư duy máy (Rôbot), bởi vì có thông minh đến mấy tưduy của máy cũng do con người sáng tạo ra
- Tư duy ơritxtic là lại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động, linh hoạt, không theo một
khuôn mẫu cứng nhắc nào cả và có liên quan đến khả năng trực giác, khả năng sáng tạo của conngười
* Vai trò của tư duy
Tư duy có vai trò to lớn đối với đời sống và đối với nhận thức của con người, vai trò đóthể hiện:
+ Tư duy mở rộng giới hạn nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạncủa kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác đem lại để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiệntượng, tìm ra những mối quan hệ có tính qui luật giữa chúng với nhau
+ Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, hôm nay mà còn có khả nănggiải quyết trước những nhiệm vụ ngày mai, trong tương lai, bởi vì tư duy đã giúp con ngườinắm được bản chất và qui luật vận động của tự nhiên, xã hội con người
+ Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp nhằm giải quyếtnhững cái tương tự, nhưng chưa biết, do đó nó tiết kiệm công sức của con người Nhờ tư duy con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc về thực tiễn hơn và hành động có kết quả cao hơn
2 Làm các bài tập phần nhận thức: Bài tập 108, 109, 110, 115 Trang 83-87 (Q6)
Bài tập 1 Qui luật nào của cảm giác được thể hiện trong các ví dụ sau:
- Khi ăn dưa hấu người ta thường chấm muối
Trang 28Bài tập 2 “Sau khi đứng một lúc trên xe buýt thì cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc dần
dần giảm đi, còn người vừa mới lên xe thì cảm thấy rất khó chịu về mùi đó."
Quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong ví dụ trên? Trình bày nội dung và nêu ứngdụng của quy luật đó trong cuộc sống và trong hoạt động
Bài tập 3 Quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong ví dụ sau đây? Hãy trình bày nội
dung cơ bản của quy luật đó
"Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt chúng ta tăng lên"
Bài tập 4 Giáo viên thường hay sử dụng bút màu đỏ để chấm bài Hiện tượng trên đã ứng
dụng quy luật nào của cảm giác? Trình bày nội dung quy luật đó
Bài tập 5 Các nhà TLH tiến hành một thực nghiệm sau:
- Đưa ra một bức ảnh người đàn ông cho nhóm thứ nhất và nói: "Đây là một anh hùng đãlập nhiều chiến công xuất sắc, các bạn có nhận xét gì về người anh hùng này?"
- Đối với nhóm thứ 2, nhà tâm lý khi đưa bức ảnh người đàn ông đó lại nói: "Đây là mộttên tội phạm nguy hiểm đang bị truy nã, các bạn có nhận xét gì về tên tội phạm này? " Cả hainhóm đều đưa ra lời nhận xét khi xem bức ảnh này Nhóm thứ nhất nêu những nhận xét tốt vềngười đó: "con người này còn trẻ khoảng 30 tuổi, có khuôn mặt đẹp, mắt nhìn thằng, đây là conngười có ý chí dũng cảm, mưu lược, có thể giúp đỡ nhiều người khác " Ngược lại nhóm thứ 2lại nhận xét khuôn mặt của người này giống như khuôn mặt của một tướng cướp, ánh mắt lạnh,hung dữ, người như anh ta sẽ sằn sàng giết người cướp của
2.2 Tưởng tượng
2.2.1 Khái niệm chung về tưởng tượng
2.2.2 Đặc điểm của tưởng tượng.
2.2.1.1 Định nghĩa tưởng tượng.
Trong thực tiễn không phải nhiệm vụ nào cũng có đầy đủ dữ kiện để tìm ra đáp số mộtcách hợp lý chặt chẽ (chứng minh được một cách tường minh), những trường hợp như vậy conngười không chịu bó tay mà tìm một phương thức giải quyết khác để giải quyết nhiệm vụ, đó làtưởng tượng Như vậy tưởng tượng cũng nảy sinh trước tình huống có vấn đề, trước những đòihỏi mới của thực tiễn chưa từng gặp
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Khi phân tích bản chất của tưởng tượng ta thấy:
+ Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của XH Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu
tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã có.
+ Về phương thức phản ánh: Khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính bản
chất của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính qui luật thông qua sự vận hành
của thao tác tư duy Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới – biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động, chắp ghép,
liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá, tương tự mô phỏng,
+ Về kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng.
Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ, song
khác với biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trước đó đã tác động bộ nãongười Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, khái quát hơn, do con người tự sáng tạo ratrên cơ sở của biểu tượng trí nhớ
2.2.1.2 Đặc điểm của tưởng tượng.
Đặc điểm của tưởng tượng thể hiện:
+ Tưởng tượng cũng nảy sinh trước hoàn cảnh, tình huống có vấn đề, nhưng khi mà tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh đó quá lớn Đặc điểm này nói lên giá trị của tưởng tượng
là có khả năng tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy,
Trang 29nó cho phép ta nhảy cóc qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quảcuối cùng, cũng nói lên điểm yếu của tưởng tượng là trong khi giải quyết vấn đề không có sự chuẩn xáccao, không chặt chẽ
+ Tưởng tượng là quá trình nhận thức lý tính nhưng được bắt đầu và thực hiện chủ yếu
bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ Biểu tượng của
tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểutượng của biểu tượng
+ Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
Nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, những tài liệu do NTCT mang lại, cung cấp.
Lenin “Tất cả hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, cảm giác, tri giác ”
Không có cảm giác, sẽ không có quá trình nhận thức nào cả.
nói Hiện tượng tâm lý này gọi là trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lý, phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.
3.1.2 Đặc điểm của trí nhớ.
Nếu như cảm giác và tri giác P.ánh SVHT khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan Còn tư duy và tưởng tượng phản ánh cái mới, cái tương lai thì trí nhớ lại phản ánh các SVHT đã tác động vào ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại.
- Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người Kinh nghiệm đó có thể là:
+ Những hình ảnh cụ thể (TN hình ảnh)
+ Những rung động, trải nghiệm, xúc cảm (TN cảm xúc)
+ Những ý tưởng, tư tưởng (TN từ ngữ lô gic)
- Sản phẩm của trí nhớ là những biểu tượng Biểu tượng là hình ảnh của sự vật hiện
tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi chúng không còn trực tiếp tác động vào giác quan ta nữa
+ Biểu tượng của trí nhớ chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hoá các hình ảnhcủa tri giác trước đây Vì vậy nếu không có TG thì không thể có biểu tượng được, ở người mùbẩm sinh không có biểu tượng về màu sắc, điếc không có biểu tượng về âm thanh -> điếc không
sợ súng
+ Biểu tượng của trí nhớ vừa mang tính trực quan vừa mang tính chất khái quát Biểutượng của TN giống hình ảnh của cảm giác, tri giác ở tính trực quan, nhưng nó cao hơn ở tínhkhái quát Vì vậy ở góc độ HĐNT thì trí nhớ thường được xem là giai đoạn trung gian, chuyển
tiếp từ NTCT lên NTLT Tuy nhiên so với biểu tượng của TT thì biểu tượng của trí nhớ không
khái quát bằng, vì biểu tượng của TT là biểu tượng cấp 2- biểu tượng của biểu tượng
4 Ngôn ngữ và nhận thức
4.1 Khái niệm ngôn ngữ
4.2 Các chức năng của ngôn ngữ
Theo Ăng ghen “Sau lao động ” Như vậy, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyếtđịnh quá trình hình thành và phát triển lịch sử loài người và sự phát triển của mỗi cá nhân Vậyngôn ngữ là gì? Để hiểu được ngôn ngữ là gì, trước hết ta phải nắm được một khái niệm liênquan - Đó là tiếng nói
Trang 30*Ngữ ngôn (Tiếng nói) là một hệ thống kí hiệu từ ngữ có chức năng là một phương tiện giao tiếp, một công cụ của tư duy.
VD: Tiếng Nhật, tiếng Pháp Tiếng nói là đối tượng của khoa học về tiếng, của ngôn ngữ học
Tiếng nói gồm 3 bộ phận:
Ngữ âm, từ vựng- ý nghĩa của từ và ngữ pháp- hệ thống quy tắc quy định sự ghép từ thành câu Bất cứ một thứ tiếng nói nào cũng chứa đựng các phạm trù: Ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp – các phạm trù này riêng cho từng thứ tiếng, nó còn chung cho cả loài người., vì vậy tuy
dùng thứ tiếng khác nhau, các dân tộc khác nhau vẫn hiểu nhau
Ngôn ngữ là quá trình mỗi con người sử dụng một thứ tiếng nói nào đó để giao tiếp Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói.
VD sinh viên dùng lời nói để trao đổi kinh nghiệm học tập
Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học Ngôn ngữ đặc trưngcho từng người Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, cấu trúc của câu, sựlựa chọn từ Chẳng hạn có người dùng từ rất đắt, ngược lại có người dùng từ thiếu sự lựa chọn,thiếu trau truốt
* Tuy ngôn ngữ và tiếng nói khác nhau nhưng chúng có qh mật thiết với nhau, tác độngqua lại lẫn nhau: Không có thứ tiếng nào lại tồn tại và phát triển ngoài ngôn ngữ cả (từ ngữ)ngược lại, quá trình ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào một thứ tiếng nóinhất định
4.2 Các chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản sau:
* Chức năng chỉ nghĩa: Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính bản thân sự vật, hiện tượng,
tức là làm vật thay thế cho chúng Thí dụ từ “sinh viên” chỉ chính những người đang theo học ởcác trường đại học và cao đẳng
* Chức năng khái quát hoá: Ngôn ngữ không những chỉ một sự vật, hiện tượng riêng lẻ, mà
còn chỉ một lớp, một loại sự vật, hiện tượng có chung những thuộc tính bản chất Chính nhờ vậy nó là
một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.
* Chức năng thông báo: Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt,và tiếp nhận thông tin, để
biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người Chức năng thông báo nóilên mặt bên ngoài của ngôn ngữ Chức năng này bao gồm mặt thông tin, mặt biểu cảm và thúcđẩy hành động
Nói tóm lại NN có hai chức năng chính: Công cụ của tư duy và công cụ của giao tiếp
2.2.2 Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
Các hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách
* Thay đổi kích thước, độ lớn, số lượng làm tăng hay giảm hình dáng của sự vật so với hiện thực Đó là hình thức thu nhỏ hoặc phóng to kích thước, thêm hoặc bớt số lượng bộ phận của
sự vật hiện tượng VD phật trăm tay nghìn mắt, người khổng lồ, tí hon
* Nhấn mạnh các chi tiết: Đó là hình thức nhấn mạnh hoặc cường điệu một tính chất,
một đặc điểm nào đó của sự vật Thí dụ như diễu người tham ăn trong tranh biếm hoạ với cáimồm to gần hết cả khuôn mặt
* Chắp ghép là ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thành một hình
ảnh mới Thí dụ hình ảnh con rồng, người cá, tượng nhân sư, nhân mã
* Liên hợp: Là sự tổng hợp sáng tạo và khi thực hiện cách liên hợp thì các hình ảnh ban
đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tương quan mới Thí dụ thiết kế ra loại xe điệnbánh hơi
* Điển hình hoá: Phương pháp tạo ra hình ảnh mới mà trong đó có thuộc tính điển hình,
các đặc điểm điển hình như là một đại diện VD nhân vật chị Dậu là điển hình của phụ nữ nôngdân Việt Nam trước cách mạng tháng 8
* Mô phỏng (loại suy) cách xây dựng hình ảnh mới dựa vào sự tương tự giữa các sự vật
hiện tượng VD sản xuất ra cái kìm dựa trên sự tương tự của hai ngón tay, đó là ngón cái vàngón trỏ,
Trang 313.2 Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Trí nhớ của một con người là một quá trình phức tạp, tích cực, bao gồm nhiều quá trìnhkhác nhau: Ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại,nhớ lại và quên
3.2.1 Quá trình ghi nhớ.
Đó là quá trình hình thành dấu vết "ấn tượng" của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa các tài liệu mới và tài liệu cũ đã
có cũng nư mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau Tức là đưa một tài
liệu nào đó vào trong ý thức, gắn tài liệu đó vào kiến thức hiện có VD khi học toán đòi hỏi phảinhớ những công thức toán đã biết để vận dụng chúng để giải các bài tập chứa đựng những côngthức toán học đó Trong cuộc sống thường diễn ra 2 loại ghi nhớ:
* Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không định trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ, cũng không cần biện pháp ghi nhớ Loại ghi nhớ này đặc biệt có hiệu quả khi nó được
gắn với những cảm xúc rõ ràng, mạnh mẽ và hứng thú của cá nhân Loại ghi nhớ không chủđịnh có ưu điểm của nó là nhớ nhanh, nhớ lâu, tốn ít sức lực Chính ưu điểm này giúp chúng ta
tự làm phong phú, mở rộng vốn kinh nghiệm sống của mình Trong dạy học cần chú ý đến việctạo ra những ấn tượng mạnh mẽ, những hứng thú đối với tài liệu cần ghi nhớ
* Ghi nhớ có chủ định: Loại ghi nhớ mà con người đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ, trong
quá trình ghi nhớ con người phải có sự nỗ lực ý chí và có sử dụng thủ thuật ghi nhớ nhất định Thí dụ
sinh viên sử dụng thủ thuật vạch ra ý chính để nhớ bài giảng cần thiết cho thi học phần Loại ghi nhớ cóchủ định lại có hiệu quả hơn ghi nhớ không chủ định
Ghi nhớ có chủ định thực hiện bằng hai thủ thuật là:
- Ghi nhớ có ý nghĩa (loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu nội dung, hiểu biết mối quan hệ lôgic
của sự vật, hiện tượng)
- Ghi nhớ máy móc (loại ghi nhớ dựa vào sự liên hệ bề ngoài mà không cần đi sâu và nội
dung tài liệu cần ghi nhớ, dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản) Họcsinh thường ghi nhớ máy móc trong các trường hợp sau: Không thể hiểu hoặc lười không chịutìm hiểu ý nghĩa của tài liệu; Các phần tài liệu rời rạc không liên hệ với nhau; Giáo viên thườngxuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ trong sách giáo khoa Loại ghi nhớ máy móc thường dẫnđến sự lĩnh hội tri thức một cách máy móc và tốn nhiều thời gian Loại ghi nhớ này chỉ có ýnghĩa đối với việc ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát như nhớ số điện thoại.Ngoài ra còn một loại ghi nhớ nữa là:
- Học thuộc lòng là sự kết hợp giữa ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ máy móc Nghĩa là
ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông hiểu tài liệu cần ghi nhớ, khác hoàn toàn với học vẹt
- Thuật nhớ là ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra mối liên hệ bề ngoài , giả tạo để nhớ như
trong khi học ngoại ngữ đặt các từ cần nhớ thành câu có vần điệu để dễ nhớ
3.2.2 Gìn giữ
Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết ấn tượng của đối tượng đã được hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ
Có 2 loại gìn giữ:
- Gìn giữ tiêu cực là loại gìn giữ bằng cách lặp lại nhiều lần việc tri giác tài liệu, chẳng hạn
đọc nhiều lần một tài liệu là ta đã dùng cách học thuộc lòng để gìn giữ tài liệu đó
- Gìn giữ tích cực là loại gìn giữ bằng cách tái hiện tài liệu là chủ yếu Thí dụ hs đọc bài
giảng một lần , sau đó gập vở lại để đọc lần 2 cho tới khi nhớ được tài liẹu đó Chẳng hạn saukhi đọc một vài lần tài liệu ta ngồi nghĩ và viết tóm tắt các đề mục ra giấy, rồi lại viết toàn bộ,đầy đủ tại liệu đó
3.2.3 Quá trình tái hiện
Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ trước đây.
Thường quá trình tái hiện được phân làm ba loại:
* Nhận lại: Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại Nhận lại diễn ra
là do cái được tri giác tại thời điểm đó giống với cái đã tri giác trước đây, khi đó ở ta xuất hiệnmột cảm giác quen thuộc đặc biệt và chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại Chẳng hạn
Trang 32gặp một từ Tiếng Anh quen thuộc trong câu đã cho nhưng ta không thể nhớ nghĩa Tiếng Việtcủa nó, chỉ khi giở Từ điển ra thì ta mới nhớ được nghĩa Tiếng Việt trong câu ta vừa đọc.
* Nhớ lại: Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng Chẳng hạn một
học sinh lớp 12 ngồi ghi lại toàn bộ cách giải bài toán khó của Thầy vào giấy mà không cầnxem lại vở ghi ở lớp
* Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ Kết quả của
hồi tưởng phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung củanhiệm vụ tái hiện Trong hồi tưởng những ấn tượng trước đây không được tái hiện máy móc, màthường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới Chẳng hạn một nhà văn quân đội hòitưởng lại một trận đánh mà ông đã được chứng kiến bằng tác phẩm hồi ký của mình
3.2.4 Sự quên và cách chống quên
* Quên là gì? Là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần
thiết hay vào một thời điểm nào đó.
Thí dụ khi gặp bạn nhưng không tài nào nhớ tên bạn, chỉ đến khi bạn đi khỏi thì mới nhớđược tên bạn Quên cũng có nhiều mức độ: Quên hoàn toàn (không nhớ lại, không nhận lạiđược) quên cục bộ (không nhớ lại được, nhưng nhận lại được) nhưng ngay cả quên hoàn toàncũng không có nghĩa là các dấu vết ghi nhớ được bị mất hoàn toàn, không để lại vết tích nào.Quên vĩnh viễn và quên tạm thời (trong một thời gian dài không thể nhớ lại được, nhưng trongmột lúc nào đó đột nhiên nhớ lại được)
* Nguyên nhân cuả sự quên: Có thể là do quá trình ghi nhớ, có thể là do các quy luật ức
chế của hoạt động thần kinh (ức chế ngược, ức chế xuôi, ức chế tới hạn)
* Quy luật của sự quên.
Quên những gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phùhợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân; Quên những gì không được sử dụng thườngxuyên trong hoạt động hàng ngày; Quên khi gặp những kích thích mới lạ những kích thíchmạnh; Quên diễn ra theo một trình tự xác định: Quên cái tiểu tiết và vụn vặt trước, quên cái đạithể chính yếu sau; Quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khálớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần
Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích Quên hoàn toàn là một trongnhững yếu tố quan trọng nhất của một trí nhớ hoạt động tốt, là một cơ chế tất yếu trong hoạtđộng đúng đắn của trí nhớ Từ những nguyên nhân và qui luật trên ta có thể tìm ra một số biệnpháp chống quên:
+ Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của HS làm cho nội dung đó trở thành
mục đích của hành động, hình thành được nhu cầu, hứng thú của học sinh đối với tài liệu đó
+ Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như khi học sinh giải lao khi chuyển từ
tài liệu này sang tài liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai bộ môn có nội dung tương tự
để tránh các quy luật ức chế
+ Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi ở trường
về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa dần
3.3 Các biện pháp rèn luyện trí nhớ
Muốn có trí nhớ tốt phải luện tập để có một PP ghi nhớ, gìn giữ và hồi tưởng tốt
3.3.1 Rèn luyện ghi nhớ
+ Lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất phù hợp với tính chất và
nội dung tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ
+ Tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, phải có hứng thú sâu sắc, tình cảm say mê với tài liệu cần ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu và xác định
một tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu đó
Trên cơ sở rèn luyện đó chúng ta cũng cần có biện pháp rèn luện ghi nhớ một cách lôgic,các biện pháp đó là:
+ Lập dàn bài cho tài liệu học tập, tức là phát hiện những đơn vị lôgic cấu tạo nên tài
liệu đó, để lập được dàn bài phải làm được những việc: Phân chia tài liệu thành những đoạn;
Trang 33Đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp với nội dung của nó (đây là những điẻm tựa tái hiện nộidung từng đoạn sau này); Nối liền những điểm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một têngọi thích hợp nhất.
+ Phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, so sánh, phân loại và hệ thống hoá tái liệu cần nhớ
một cách thành thạo
+ Khi tái hiện tài liệu cần nói thầm; sau khi nói thầm 2,3 lần thì nên ghi chép lại những
điều đã tái hiện được ra tờ giấy Khi dùng biện pháp này nên tiến hành theo các bước: Cố gắngtái hiện toàn bộ tài liệu một lần; tiếp đó là tái hiện từng phần, đặc biệt là những phần khó; tiếptục tái hiện toàn bộ tài liệu cần nhớ một lần hoặc nhiều lần khác nữa
Khi làm những việc này cần chú ý đặc biệt vào những thao tác: Định hướng vào toàn bộ tàiliệu; phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản của nó; xác định những mối liên hệtrong mỗi nhóm và xác định những mối quan hệ giữa các nhóm
+ Ôn tập để ghi nhớ tài liệu lâu dài và bền vững kết hợp với ôn tập và luyện tập tài liệu
đã ghi nhớ trước đây
3.3.2 Rèn luyện gìn giữ (ôn tập)
+ Ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu (đi truy, về
trao, )
+ Ôn tập ngay sau khi đã ghi nhớ tài liệu (học bài nào xào bài ấy) vì tốc độ quên tăng
nhanh sau khi ghi nhớ
+ Ôn tập xem kẽ không nên chỉ ôn một môn liên tục trong thời gian dài Ôn tập phải kết
hợp với nghỉ ngơi một cách thích hợp
+ Cần ôn rải rác, không nên ôn tập trung liên tục trong thời gian dài, ôn ngay một lúc
không tốt bằng ôn nhiều lần một tài liệu, vì có học một lúc cho thuộc ngay thì khó nhớ kỹ, nhớlâu được tài liệu, ôn tập phải được tiến hành thường xuyên và khoảng cách giữa hai lần ônkhông nên quá xa hoặc quá gần nhau
+ Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.
3.3.3 Rèn luyện sự hồi tưởng cái đã quên.
+ Loại bỏ ý nghĩ sai lầm cho rằng mình đã quên sạch, không còn nhớ gì cả mà phải tin
tưởng là mình có thể hồi tưởng được
+ Phải kiên trì hồi tưởng, nếu lần thứ nhất chưa hồi tưởng được thì tiếp tục lần thứ hai,
thứ ba,
+ Khi hồi tưởng sai thì lần tiếp theo không được xuất từ sự sai lầm của lần trước mà cần
bắt đầu hồi tưởng lại từ đầu theo một cách mới
+ Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội dung của
hồi ức mà ta đang cần nhớ lại
+ Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tuệ.
+ Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng một vấn đề gì
đó
4.3 Các dạng ngôn ngữ
Có nhiều cách phân loại ngôn ngữ, Thông thường người ta bàn đến hai loại ngôn ngữ:Ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong
4.3.1 Ngôn ngữ bên ngoài: Là loại ngôn ngữ hướng vào người khác, nó dùng để truyền
đạt và tiếp thu nền văn hoá xã hội Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữviết
+ Ngôn ngữ nói: Là loại ngôn ngữ được biểu hiện bằng âm thanh và được thu nhận bằng
cơ quan phân tích thính giác, loại ngôn ngữ nói này luôn luôn hướng vào người khác Ngôn ngữnói thông thường có hai loại, đó là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại
- Ngôn ngữ đối thoại: Là loại ngôn ngữ giữa hai hay một số người với nhau Loại ngôn ngữ này
có đặc điểm là trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên, sự thay đổi này đãlàm cho hai bên dể hiểu nhau hơn và có thể điều chỉnh được lời nói của mình, bởi vì khi đối thoại trựctiếp mỗi người có thể nhận thấy phản ứng của nhau
Trang 34- Ngôn ngữ độc thoại: Là loại ngôn ngữ mà trong đó một người nói còn người khác nghe.
Thí dụ đọc diễn văn, ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi một số yêu cầu ngặt nghèo hơn so với ngônngữ đối thoại, người nói phải chuẩn bị nội dung, hình thức và kết cấu những điều định nói.Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác Đôi khi ngôn ngữ độc thoại gây căng thẳng cho
cả người nói lẫn người nghe như người nói vừa phải xem phản ứng của người nghe vừa phảitheo dõi ngôn ngữ của mình Người nghe phải tập trung chú ý trong thời gian dài
+ Ngôn ngữ viết: Là loại ngôn ngữ được biểu hiện bằng các ký hiệu chữ viết và được
tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác Ngôn ngữ viết có những yêu cầu chặt chẽ hơn cả, phảiviết tỉ mỉ, chính xác, phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc ngữ pháp, chính tả và lôgic Ngôn ngữviết có hai loại, đối thoại và độc thoại Đối thoại một cách gián tiếp như thư từ, còn độc thoạinhư sách, báo,
4,3.2 Ngôn ngữ bên trong: Là loại ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, giúp con
người tự điều chỉnh và tự giáo dục được Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện củagiao tiếp mà nó là cái vỏ từ ngữ của tư duy ngôn ngữ bên trong có những đặc điểm độc đáo, đólà: Không phát ra âm thanh; Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng; Tồn tại dưới dạng những cảmgiác vận động
Ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài có quan hệ mật thiết với nhau, ngôn ngữ bênngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hoá của ngôn ngữbên ngoài, ngôn ngữ bên ngoài có trước ngôn ngữ bên trong
4.4 Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức
4.4.1 Vai trò chung của ngôn ngữ
- Ngôn ngữ tham gia vào việc tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tâm lý của con người, là công cụ gópphần làm cho tâm lý người mang tính mục đích, tính xã hội và tính khái quát
- Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp và tư duy, có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạtđộng nhận thức của con người, chẳng hạn dưới tác động của ngôn ngữ mà có thể có sự thay đổingưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác,
- Ngôn ngữ tham gia tích cực vào hoạt động trí nhớ, làm cho việc ghi nhớ, gìn giữ và nhớ lại cóchủ định hơn Ngôn ngữ làm cho hoạt động tư duy của con người khác về chất so với tư duy của convật Bởi vì ngôn ngữ mang tính khái quát, trừu tượng và gián tiếp
4.4.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức.
- Ngôn ngữ đã cố định lại những kết quả HĐ nhận thức, cố định lại những kinh nghiệmlịch sử xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau có được các sức mạnh tinh thần của thế hệ trước
- Ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc tâm lý người, đặc biệt là của cácquá trình nhận thức Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố làm cho các quá trình tâm lý nhận thức của con người
có chất lượng khác hẳn với con vật Vai trò này thể hiện như sau:
+ Đối với cảm giác: Ngôn ngữ có ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác,
làm cho cảm giác thu nhận rõ ràng và đậm nét hơn, làm cho cảm giác của con người về cácthuộc tính của sự vật, hiện tượng mạnh hơn, chính xác hơn Thí dụ nghe người khác suýt xoa
“Trời lạnh quá” ta dễ cảm thấy lạnh hơn
+Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn
và làm cho kết quả tri giác đầy đủ, rõ ràng và mang tính khách quan cao hơn Thí dụ khi tách mộtđối tượng nào đó ra khỏi bối cảnh để tri giác nếu kèm theo lời nói nhấn mạnh dối tượng đó thì quátrình tách đối tượng đó sẽ dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn Ngôn ngữ tham gia vào việcđiều chỉnh, điều khiển tính tích cực, tính mục đích, tính chủ định của quá trình quan sát Ngônngữ còn làm cho tính có ý nghĩa trong tri giác của con người có chất lượng mới, khác xa với trigiác của con vật
+ Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ tham gia tích cực vào quá trình trí nhớ, gắn chặt với quá trình đó, đặc
biệt tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ, quá trình này không thể thực hiện một cách có chủ định đượcnếu thiếu ngôn ngữ Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quảcần nhớ Nhờ ngôn ngữ, con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con
Trang 35người, chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm lịch sử – xã hội của loàingười cho thế hệ sau.
+ Đối với tư duy: Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ của tư duy, nhờ có ngôn ngữ mà
tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của con vật, bởi vì nhờ ngôn ngữ mà conngười có tư duy trừu tượng – Tư duy bằng từ ngữ lôgic, chẳng hạn khi ta gọi tên hoặc khi ta suyngẫm về các sự vật, hiện tượng thì mỗi từ tựa như thay thế chúng và nhờ đó mà ta có thể biếtđược sơ bộ về những đặc điểm của nó, đồng thời những từ tên gọi của sự vật, hiện tượng cũngtạo ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với chúng Thí
dụ từ công tắc điện tạo ra cho ta biết thao tác bật, ấn, và chúng ta cũng hình dung trong đầumình cách sử dụng nó, hoặc trẻ MG thường nói to lên mỗi khi thực hiện một nhiệm vụ phứctạp mà người lớn giao cho nó
+ Đối với tưởng tượng: Ngôn ngữ là phương tiện để hình thành, biểu đạt, duy trì các
hình ảnh mới củ tưởng tượng Ngôn ngữ cũng giúp ta chính xác hoá các hình ảnh của tưởngtượng đang nảy sinh, giúp ta tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn kết chúng lại vớinhau trong một tổng thể, cố định chúng lại bằng từ ngữ và lưu giữ chúng trong trí nhớ Ngônngữ làm cho quá trình tưởng tượng trở thành quá trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kếtquả và chất lượng cao
Chương 4: Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách
1 Khái niệm về nhân cách
1.1 Định nghĩa
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội Có một định nghĩa về con người được thừa nhận khá rộng rãi: “Con
người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hoá”, do đó khi nghiên cứu con người phải tiếpcận cả ba mặt: Sinh vật, tâm lý và xã hội
* Cá nhân: Dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên xã hội Cá
nhân cũng là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hoá, nhưng được xem xét một cách cụ thểriêng từng người với đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội để phân biệt nó với cá nhân khác, vớicộng đồng, với xã hội
* Cá tính: Dùng để chỉ cái đơn nhất, không lặp lại trong tâm lý cũng như sinh lý của cá
thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân).
* Nhân cách: Đó là cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội nhất định, là chủ thể của
các quan hệ người, người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp
1.1.2 Khái niệm nhân cách trong tâm lý học.
* Quan niệm sinh vật hoá về nhân cách: Coi đặc điểm nhân cách nằm trong các đặc
điểm hình thể như ở góc mặt (Kretchmer) ở thể tạng (Sheldom) ở bản năng vô thức (S Freud).
VD: Người khôn con , Đàn ông rộng miệng
* Quan điểm xã hội hoá nhân cách: Lấy các quan hệ xã hội (quan hệ gia đình, hàng xóm, họ hàng,…) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân đó.
* Các quan điểm TLH duy vật biện chứng: “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm,
những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu thị bản sắc và giá trị xã hội của con người”.
VD: táo bạo đi với nhân ái, vị tha, tự chủ, độc lập -> tốt
Trang 36- Bản sắc: sắc thái riêng, nói lên cái độc đáo, đặc trưng riêng cho cá nhân, dân tộc vàcộng đồng.
- Giá trị xã hội: Các thuộc tính cá nhân thể hiện ra ở những việc làm, những hành vi, ứng
xử của người ấy được xã hội đánh giá
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu về nhân cách như sau: Nhân cách là sự tổng hoà những đặcđiểm quy định con người như là một thành viên của xã hội Nhân cách nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội,giá trị xã hội và cốt cách làm người của mỗi cá nhân
1.2 Đặc điểm của nhân cách
1.2.1 Tính thống nhất của nhân cách
- Nhân cách không phải dấu cộng đơn giản của nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ mà
nó là một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời vớinhững nét nhân cách khác NC là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữađức và tài của con người Thí dụ phẩm chất chăm chỉ, cần cù, ham hiểu biết thì sẽ có năng lựchoạt động nhất định
- Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa các cấp độ: Cấp độ bên trong cá nhân, cấp
độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động, giá trị của nhân cách thể hiện ở chỗ nhâncách đem những phẩm chất của mình để tạo ra sản phẩm có giá trị vật chất cũng như tinh thần cho
xã hội Thí dụ có thái độ nghiêm túc đối với bản thân thì nhất định thái độ đó sẽ bộc lộ trong hoạtđộng, trong công việc cũng rất nghiêm túc
1.2.2 Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý, mà những thuộc tính tâm lý là những hiệntượng tâm lý có tính ổn định tương đối cao Những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý - xãhội qui định giá trị làm người của mỗi cá nhân, cho nên nó rất khó hình thành và khi đã hìnhthành thì rất khó mất đi (giang san dễ cải, bản tính khó dời) Trong thực tế ở chừng mực nào đónét cá tính, phẩn chất có thể thay đổi do sự thay đổi của cuộc sống nhưng nhìn tổng thể thìchúng vẩn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn tương đối ổn định Chẳng hạn một người có lòng vịtha thì ngay đến kẻ thù thì họ cũng tha chết cho chúng
Do vậy khi dạy học phải kiên trì trong việc hình thành những thuộc tính TL, những đặcđiểm TL nói lên bộ mặt TL - xã hội, giá trị làm người của mỗi HS, đồng thời tìm mọi phươngpháp tốt nhất để giúp mỗi cá nhân học sinh trở thành nhân cách tích cực trong hoạt động
1.2.3 Tính tích cực của nhân cách
- Nhân cách chỉ hình thành, phát triển trong hoạt động và giao tiếp thông qua quá trìnhchiếm lĩnh nền văn hóa xã hội, biến nền văn hoá đó thành tài sản riêng của mình Bởi vậy nhâncách bộc lộ tính tích cực trong hoạt động của con người, trong tác động qua lại giữa nhân cáchvới môi trường xung quanh Con người chỉ trở thành nhân cách khi con người tích cực, sáng tạotham gia vào các hoạt động cải tạo thế giới, để thoả mãn những nhu cầu của mình và cũng chính
để cải tạo bản thân mình Có thể nói nhân cách là chủ thể tích cực của hoạt động và giao tiếp
- Tính tích cực của nhân cách bộc lộ trong hoạt động, biểu hiện ở nhu cầu, động cơ, hứngthú, niềm tin, ý muốn, lý tưởng của con người đối với hoạt động và giao tiếp và chính nhữngthành phần này đã thúc đẩy con người tích cực hoạt động hơn Chẳng hạn khi sinh viên có niềmtin vào sự lựa chọn nghề của mình thì sinh viên đó sẽ rất ham mê, rất tích cực học tập và thíchtìm tòi cái mới
Trong dạy học phải quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động cùngnhau cho học sinh Đặc biệt chú ý tổ chức tố hoạt động học tập ở lứa tuổi học sinh, vì đây làhoạt động chủ đạo có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.Chỉ bằng hoạt động học tập thì họ mới lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, biến nó thành tài sảnriêng của mình, để họ có thể trở thành một nhân cách tích cực
1.2.4 Tính giao tiếp của nhân cách
Nhân cách chỉ hình thành, phát triển, tồn tại, thể hiện trong hoạt động và trong mối quan
hệ với những nhân cách khác Điều này được lý giải như sau: Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu bẩm sinh của con người, con người khi sinh ra luôn có nhu cầu quan hệ với người khác và với xã
Trang 37hội; Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội phức tạp, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức XH, hệ thống giá trị xã hội; Qua giao tiếp con người được đánh giá, được
nhìn nhận theo quan hệ xã hội, chẳng hạn qua quá trình tiếp xúc hàng ngày trong cuộc sống mộtsinh việc được đánh giá là con người luôn sống vì bạn bè, sãn sàng chia sẻ với bạn những buồn
vui, những thành công, những nỗi lo âu, ; Ngược lại qua giao tiếp con người đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội Chẳng hạn qua giao tiếp với bạn học trong
học tập một sinh viên giúp bạn học tập tốt hơn bằng phương pháp học của chính mình,
Tóm lại, tính giao tiếp của nhân cách là một nhu cầu tất yếu của mối con người, nó được
hình thành và phát triển trong hoạt động, trong quá trình con người tham gia vào các mối quan
hệ xã hội để tự hoàn thiện nhân cách của chính mình Bởi thế trong dạy học và giáo dục phải tạođiều kiện để lôi cuốn học sinh gia nhập vào các mối quan hệ xã hội phức tạp, tổ chức tốt quátrình giao tiếp của học sinh trong lớp trong nhà trường, hướng quá trình giao tiếp đó theo yêucầu của nhà trường hiện đại của xã hội phát triển
2 Các thuộc tính tâm lý của nhân cách
2.1 Xu hướng.
2.1.1 Định nghĩa xu hướng:
Xu hướng là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân, bao hàm trong nó một hệthống những động lực qui định tính tích cực hoạt động của cá nhân và qui định sự lựa chọn cácthái độ của nó
Xu hướng được hiểu là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian tương đối dài, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình (A.G Coovaliốp)
2.2 Tính cách
2.2.1 Định nghĩa tính cách
Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong một hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
Thật thà; Khiêm tốn; tính tự trọng; Chân thành với người khác
- Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, nghĩa là tính cách không phải
là một phép cộng đơn giản của các thuộc tính tâm lí, mà nó là một cấu trúc hoàn chỉnh trọn vẹn
- Tính cách bao gồm một hệ thống thái độ thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nóinăng tương ứng của cá nhân Hệ thống hành vi cử chỉ này được biểu hiện một cách thường xuyên, ổnđịnh, tương đối bền vững, đặc trưng cho mỗi cá nhân
- Tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái
cá biệt Tính cách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội.(BH)
- Tính cách của cá nhân có thể thay đổi dưới sự tác động của giáo dục, sự tự rèn luyệncủa cá nhân, điều kiện sống và hoạt động.(BH)
2.4 Năng lực là gì?
2.4.1 Định nghĩa năng lực
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Trang 381.2 Các mặt biểu hiện của xu hướng
1.2.1 Nhu cầu.
* Định nghĩa: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để
tồn tại và phát triển
* Đặc điểm của nhu cầu:
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, nhu cầu luôn là 1 nhu cầu về một cái gì đó
+ Mỗi nhu cầu đều có một nội dung cụ thể tuỳ theo nó được thoả mãn trong những điều kiệnnào và bằng phương tiện nào Nội dung cụ thể của nhu cầu phụ thuộc vào điều kiện và phươngtiện thoả mãn nó
+ Nhu cầu thường có tính chất chu kỳ
+ Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội và rất đa dạng, phong phú
Tóm lại, nhu cầu của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội lịch sử loài người, nó chiphối toàn bộ đời sống tâm lý của con người Do đó khi giáo dục nhu cầu chính đáng cho họcsinh cần lưu ý mặt đạo đức của nhu cầu, để từ đó hình thành những tình cảm đẹp, kích thíchhoạt động sáng tạo và khả năng tự hoàn thiện mình Chẳng hạn khi muốn học sinh học tốt thìphải làm cho học sinh thấy được việc học tập chính là nhu cầu của bản thân mình muốn trởthành người có ích cho xã hội
1.2.2 Hứng thú.
* Định nghĩa hứng thú: Hứng thú là thái độ riêng của cá nhân đó đối với những đối
tượng vừa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống riêng, vừa có khả năng đem lại những khoáicảm cho cá nhân ấy
* Vai trò của hứng thú.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo Khi hứng hứngthú phát triển tới mức độ mà nó biến thành một nhu cầu gay gắt của con người thì con người thấy cầnphải hành động thể thoả mãn hứng thú đó Những hành động phù hợp với hứng thú như vậy thườngđược con người hành động một cách tự giác và rất sáng tạo, thường mang lại hiệu quả cao trong hoạtđộng của mình
- Hứng thú tăng cường sức lực làm việc Tình cảm dễ chịu do hứng thú đem lại đã thúcđẩy con người hành động một cách say sưa, ít cảm thấy mệt mỏi, có khi quên cả mệt mỏi Dovậy cá nhân có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc được lâu dài hơn so với công việc mà họ không
có hứng thú
Tóm lại, hứng thú đã tác động mạnh mẽ tới sự hình thành, phát triển các nét tính cách, đặc biệt
là tới sự phát triển năng lực Do vậy trong giáo dục, dạy học và trong các HĐ cần tìm tòi mọi cách đểgây hứng thú học tập cho học sinh, cho cá nhân
1.2.3 Lý tưởng.
* Định nghĩa: Lý tưỏng được coi là mục tiêu cao đẹp, được phản ánh vào đầu óc con
người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn
bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động để vươn tới mục tiêu đó.
* Tính chất của lý tưởng:
- Lý tưởng vừa mang tính chất hiện thực, vừa mang tính chất lãng mạn Tính hiện thực vì những chất liệu xây dựng nên hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng lấy từ những hiện thực Tính lãng mạn của lý tưởng biểu hiện ở chỗ mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là một cái gì thuộc
về tương lai.
- Lý tưởng mang tính chất xã hội lịch sử và tính giai cấp rất rõ rệt
- Lý tưởng thực hiện chức năng xác định mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân.Mục tiêu của lý tưởng chính là mục tiêu của cuộc sống của con người Lý tưởng trực tiếp chiphối sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân
Tóm lại, lý tưởng là sự hoà hợp cao độ của nhận thức, tình cảm, hành động, là nét TL đặc
sắc nhất của cá nhân Chính vì thế lý tưởng được coi là một biểu hiện tập trung nhất của xuhướng
Trang 391.2.4 Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên và xã hội và bản thân, xác
định phương châm của hành động Trong các loại thế giới quan thì thế giới quan khoa học là thếgiới quan duy vật biện chứng, mang tính khoa học và mang tính nhất quán cao
1.2.5 Niềm tin: Là phẩm chất của thế giới quan là sự kết tinh các quan điểm, tri thức,
rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý vững bền trong mỗi cá nhân.Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận
1.2.6 Hệ thống động cơ của nhân cách.
* Định nghĩa: Động cơ là những thúc đẩy hành động và hướng hoạt động vào việc thoả
mãn nhu cầu nhất định Thí dụ động cơ muốn có sự mát mẻ đã thúc đẩy con người đi tìm cây cổthụ trên đường để ngồi nghỉ mát vào trưa hè nắng gắt,
* Biểu hiện của động cơ:
Trong trường hợp đơn giản thì động cơ biểu hiện rất cụ thể và được phản ánh vào trongđầu óc con người dưới dạng một hình tượng cảm giác và những biểu tượng được liên tưởng tớihình tượng trên Trong trường hợp phức tạp thì động cơ bộc lộ trực tiếp trong mục đích của mộthành động riêng lẻ mà đòi hỏi tiến hành nhiều hành động để đạt được nhiều mục đích riêng biệt
* Các loại động cơ:
Có động cơ tốt, có loại động cơ xấu, nhưng chỉ có động cơ tốt mới làm cho các hành động bền vững và
có nội dung phong phú Có động cơ ham thích, có động cơ nghĩa vụ, có động cơ gần và động cơ xa, cóđộng cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc,…
Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lýtưởng, thế giới quan là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lựcthúc đẩy hành vi, hành động, hoạt động của con người Các thành phần trong hệ thống động cơcủa nhân cách có quan hệ chi phối lẫn nhau theo những thức bậc, trong đó có những thành phầngiữa vai trò chủ đạo, vai trò chủ yếu quyết định hoạt động của cá nhân, có thành phần giữ vaitrò phụ, vai trò thứ yếu tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của hoạt động
2.2.2 Cấu trúc của tính cách.
Như trên đã nói toàn bộ tính cách hoặc mỗi nét tính cách của một người đều thể hiện thái
độ của người đó đối với hiện thực khách quan và được bộc lộ trong hành vi cử chỉ của người đó
Do vậy tính cách bao gồm những thành phần sau:
- Hệ thống thái độ của tính cách: Hệ thống thái độ của một người đối với hiện thực bao
gồm rất nhiều mặt khác nhau, có thể xếp thành 4 mặt:
+ Thái độ đối với tập thể, đối với xã hội: Đó là thái độ đối với chế độ chính trị, với nhà
nước, với các cơ quan chính quyền, đối với nghề nghiệp, đối với các phong tục tập quán, dưluận xã hội, như lòng yêu nước, tinh thần đổi mới, thái độ hợp tác Quốc Tế, tinh thần tươngthân tương trợ lẫn nhau…
+ Thái độ đối với lao động: Là thái độ đối với các loại hoạt động lao động, đối với các tổ
chức, lề lối, công cụ, tư liệu, sản phẩm, kế hoạch, chỉ tiêu lao động,… Thí dụ có người yêu lao động,thích lao động, lao động một cách sáng tạo, đem lại năng suất cao, nhưng ngược lại có người sợ laođộng, ghét hoặc thậm chí khinh bỉ lao động
+ Thái độ đối với mọi người: Đó là thái độ quan tâm đến mọi người hay dửng dưng đối với mọi
người Trong thực tế có người luôn nghĩ đến người khác, quan tâm đến người khác, luôn sống vì ngườikhác Nhưng có người lại dửng dưng thậm chí lại hằn học, ghen ghét hoặc tìm cách hãm hại ngườikhác Hoặc có người luôn chú ý đến cái tốt của mọi người, người kia lại thiên về khía cạnh xấu của mọingười, có người giầu lòng nhân ái, nhưng có người lại thiếu lòng nhân ái Thái độ đối với mọi ngườibiểu hiện ở tính thẳng thắn, chân thành, công bằng, cởi mở, ghen tị, quan tâm, thờ ơ lãnh đạm
+ Thái độ đối với bản thân: Hệ thống thái độ đối với bản thân thể hiện ở những nét tính
cách sau: Đánh giá mình đúng mức (không quá cao hoặc quá thấp); Nghĩ đến mình sau ngườikhác hay nghĩ đến mình trước người khác, yêu cầu cao, nghiêm túc hay dễ dãi đối với mình
- Những hành vi cử chỉ của cá nhân.
Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tươngứng Hệ thống này rất đa dạng và chịu sự chi phối của hệ thống thái độ có thể nói trong cấu trúc
Trang 40cuả tính cách thì hệ thống thái độ là mặt nội dung, mặt chủ đạo, còn hệ thống hành vi, cử chỉ
là hình thức biểu hiện, chúng có quan hệ chặt chẽ, thống nhất hữu cơ với nhau
2.4.4 Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất, thiên hướng, tri thức, KN, kỹ xảo
* Năng lực và tư chất:
Tư chất là những đặc điểm giải phẫu sinh lý và chức năng của chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người, nó mang tính bẩm sinh và được di truyền ở mỗi cá nhân, nó tạo nên sự khác biệt bẩm sinh giữa người này với người khác.
Người ta sinh ra không phải đã có sẵn năng lực đối với một số hoạt động nào đó mà mới chỉ
có tư chất nhất định, một người sinh ra với cơ thể phát triển khoẻ mạnh bình thường thì sẽ có một tư
chất này hay tư chất khác Tư chất có thể không được phát triển tới mức độ hoàn thiện, song điều đócũng không hạn chế sự phát triển năng lực ở con người Mặt khác không phải mọi đặc điểm đều được
di truyền và những đặc điểm di truyền không phải đều được thể hiện ở thế hệ sau Đặc điểm di truyền
có được thể hiện ở thế hệ sau hay không, thể hiện ở mức nào là do điều kiện xã hội quyết định (điềukiện sống và hoạt động, tính tích cực của mỗi cá nhân trong hoạt động) Như vậy, tư chất có vai trònhư thế nào đối với sự hình thành và phát triển năng lực?
TLH hiện đại cho rằng tư chất chỉ là tiền đề để phát triển năng lực, nó không quyết định
sự phát triển của năng lực Tư chất không phải là năng lực, không quyết định trước mức độ phát triển của năng lực Từ tư chất đến năng lực còn một quãng rất xa.
Xét cho cùng năng lực là sự thích ứng tốt nhất với điều kịên sống hoạt động của conngười, mà điều kiện đó luôn biến đổi, do vậy con người muốn phát triển không chỉ dựa vào cáivốn liếng cha ông để lại cho mình mà quan trọng hơn là phải tạo nên sự thích ứng mỗi ngàycàng phong phú, càng hoàn thiện từ những cái đã có trong đời sống cá thể của mình
Từ đó ta thấy tư chất chỉ là điều kiện vật chất, là tiền đề tự nhiên cần thiết cho sự hình thànhphát triển năng lực Tư chất không định trước năng lực, năng lực không nằm trong tư chất Tưchất ảnh hưởng đến tốc độ hình thành và phát triển năng lực Một đặc điểm nữa của tư chất thểhiện ở chỗ nó có thể là tiền đề cho nhiều loại năng lực khác nhau
* Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Muốn có những năng lực tương ứng với một hoạt động nào đó, con người phải có những
kỹ năng, kỹ xảo hành động, mà những kỹ năng, kỹ xảo như thế chỉ có đựoc khi con người nắmvững tri thức về hoạt động mà mình đang tiến hành Như vậy muốn phát triển năng lực, cầnphải nắm và biết vận dụng một cách sáng tạo những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được hìnhthành trong thực tiễn của lịch sử xã hội mà cá nhân đã tiếp thu được Năng lực lại làm cho việcnắm tri thức nhanh chóng hơn Tốc độ và sự khó dễ của việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cũngdựa vào sự phát triển của chính năng lực
Năng lực và kỹ xảo có quan hệ chát chẽ với nhau nhưng lại rất khác nhau Chẳng hạn cóngười tuy chưa nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ đầy đủ trong một lĩnh vực nàođấy, nhưng lại có biểu hiện của năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy Ngược lại có người có trithức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nào đấy, nhưng lại không có năng lực trong hoạt động ấy.Thí dụ một học sinh nắm được tất cả các công thức toán học, có kỹ năng tính toán nhưng chưachắc đã có năng lực học toán Vậy năng lực biến chuyển theo trình độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹxảo Còn tri thức kỹ năng, kỹ xảo là cái mà con người thu được trong quá trình nhận thức vàhoạt động Đây là điểm khác biệt nổi bật giữa năng lực, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Tóm lại, sự hình thành và phát triển năng lực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó
điều kiện lịch sử xã hội giữ vai trò quyết định (trong đó có giáo dục và hoạt động của cá nhân).Trên cơ sở này trong giáo dục và dạy học chúng ta phải có thái độ tôn trọng con người Đồngthời xác định rõ vai trò của mình trong việc đào tạo và xây dựng nhân cách con người trongtừng giai đoạn phát triển của xã hội
* Năng lực và thiên hướng Khuynh hướng của cá nhân đối với1loại hoạt động nào đó
được gọi là thiên hướng