Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn gdcd chương trình gdpt 2018

44 0 0
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn gdcd chương trình gdpt 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NỘI DUNG KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG HSG THEO CÁC BÀI - CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 6 BÀI 1 ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM I KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA BÀI 1 Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó: - Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội - Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên (mưa, bão, lũ lụt, sấm sét…) có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường - Tình huống nguy hiểm xuất phát từ con người: là những mối nguy hiểm bất ngờ xuất phát từ hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội 2 Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm a Ứng phó khi bị bắt cóc: Nên kết hợp với các giải pháp khác như vừa chạy vừa kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe b Ứng phó khi có hoả hoạn: - Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần: + Bình tĩnh + Gắt cầu dao điện + Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình + Thông báo cho những người xung quanh gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy) +… - Khi bị mắc kẹt trong đám cháy + Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ, ban công… + Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy + Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra + Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người + Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt + - Khi bị lửa bén vào quần áo + Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa + Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện… +… c Ứng phó khi bị đuối nước: * Khi bản thân bị đuối nước cần: + Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước; + Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn; + Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước * Khi gặp người bị đuối nước: + Chúng ta cần kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh d Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét: + Ở trong nhà khi gặp mưa dông, lốc, sét + Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi ) + Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học, khu nhà kiên cố + Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng + Chú ý tránh dây điện, kim loại, biển quảng cáo…phía trên đầu + Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét + Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh + Không đứng thành nhóm người gần nhau + Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa gắt điện e Ứng phó khi gặp lũ ống, lủ quét, sạt lở đất Khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, em cần: + Thường xuyên xem dự báo thời tiết; + Chủ động chuẩn bị phòng, chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa, ); + Không đi qua sông, suối khi có lũ; + Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn; II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG Câu 1 Trong buổi hội thảo về phòng chống bọn bắt cóc, cô giáo đọc cho cả lớp nghe quy tắc NĂM KHÔNG Cụ thể: 1/ Không tiếp xúc với người lạ 2/ Không nhận quà của người lạ 3/ Không đi theo người lạ 4/ Không chuyển đồ giúp người lạ 5/ Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác Câu hỏi: Theo em để thực hiện các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen nào? - Theo em để thực hiện các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen: + Sinh hoạt nề nếp, đúng giờ Khi đi học về muộn cần xin phép bố mẹ + Không tiếp xúc với người lạ Không nhận bất kì thứ gì của người lạ khi chưa có ý kiến của bố, mẹ và người thân trong gia đình + Không chuyển đồ giúp người lạ + Thường xuyên chia sẻ những điều băn khoăn, khó xử với bố mẹ, thầy cô; không giữ bí mật theo yêu cầu của người khác BÀI 2 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA BÀI 1 Tìm hiểu khái niệm công dân: - Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mói quan hệ giữa nhà nước và công dân đó 2 Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG Câu 1 Bố N là người Việt Nam, mẹ N là người Nga, hai người cùng học đại học ở Nga, yêu nhau và kết hôn với nhau Mẹ đã sinh ra N ở Mát-xcơ-va, sau đó cả gia đình về Việt Nam sinh sống a.Theo em, N có quốc tịch Việt Nam hay Nga? Vì sao? b Là học sinh, em cần làm gì để trở thành một công dân tốt? a HS giải thích được: - N có quốc tịch Việt Nam nếu khi khai sinh bố mẹ N thỏa thuận chọn Quốc tịch Việt Nam cho N Vì Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Viêt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con b HS trả lời được: - Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại - Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam - Rèn luyện phẩm chất đạo đức - Chăm thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh… - Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo,bảo vệ môi trường - Trau dồi, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta BÀI 3 QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM I KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA BÀI 1 Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trè em năm 1989 và Luật Trẻ em năm 2016 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em Các quyền đó có thề chia thành bốn nhóm: * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, * Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hinh thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại + Nhỏm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, * Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trè em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình 2 Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em: - Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triền đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng - Bổn phận của trẻ em: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của minh; chăm chì học tập, rèn luyện thân thể; sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế; II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG Câu 1 Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8 Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi Câu hỏi: Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên? - Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm: + Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau + Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng + Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập + Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh + Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi - CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 7 BÀI 1 PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG I KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA BÀI 1 Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường - Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau như: đánh đập, ngược đãi chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin si sự thật về người học xảy ra trong cơ sở giáo dục - Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do thiếu sự quan tâm của các cơ sở giáo dục - Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội * Đối với học sinh: - HS là nạn nhân của bạo lực học đưòng: bi tổn thương về thể chất (như các vết thương trên cơ thể, sức khoẻ giảm sút, có thai ngoài ỷ muốn, tử vong, ), tinh thần (buồn bã, hoang mang, lo lắng, sợ hãi, tự ti, trầm cảm, suy sụp tuyệt vọng, ), vật chất (mất tiền bạc, của cải ), bị ảnh hưởng xấu đến tương lai - Học sinh là người gây ra bạo lực: bị cảnh cáo, bị xử phạt, thiệt hại về vật chất và có thể đánh mất tương lai, sự nghiệp * Đối với gia đình - Ảnh hưởng xấu đến tâm lí phụ huynh, người thân trong gia đình (buồn bã, xấu hổ, mặc cảm ) - Làm giảm uy tín, danh dự gia đình - Gây nên những thiệt hại vật chất cho gia đình * Đối với nhà trường và xã hội - Làm suy giảm uy tín nhà trường - Gây rối loạn trật tự an ninh trường học và xã hội 2 Cách ứng phó với bạo lực học đường: a Trước khi xảy ra bạo lực học đường: - HS cần phải kết bạn với những bạn tốt, trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông báo cho GV hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, HS cần tránh kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực vớỉ bạn bè, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, b Khi xảy ra bạo lực học đường - Các em nên bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát; tỏ thái độ hoà hoãn, giả vờ chấp thuận các yêu cầu của đối phương để trì hoãn thời gian chờ người giúp đỡ hoặc tìm thời cơ chạy trốn, chủ động kêu cứu tìm sự trợ giúp; thông báo cho bố mẹ, thầy cô, công an, ngay lập tức để được hỗ trợ Không nên: tỏ thái độ tiêu cực, sử dụng ngôn ngữ tiêu cực với đối phương (thách thức, chửi bới, đe doạ, ) giấu giếm, bao che cho đối phương; kêu gọi bạn bè tham gia đánh nhau; thực hiện theo những yêu cầu sai trái của đối phương, để tránh những hậu quả đáng tiếc c Sau khi xảy ra bạo lực học đường - HS cần phải thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn, nhờ sự trợ giúp đỡ từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường, Cần tránh: giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực, 3 Một số quy định cơ bản cảa pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường: Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/ 2017/ NĐ- CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015 Cụ thể: - Nghiêm cấm các hành vi bạo lực học đường - HS được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, trang bị các kĩ năng cần thiết để nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường - HS được tư vấn, hỗ trợ tâm lí, hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm an toàn khi phát hiện có nguy cơ bị bạo lực học đường hoặc bị bạo lực học đường, - Nếu gây ra các hành vi bạo lực học đường, HS sẽ bi xử lí theo quy định của pháp luật Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, HS sẽ phải chịu các hình thức xử lí tương ứng như kỉ luật, phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, Ngoài ra, cha mẹ HS phải bồi thường các thiệt hại, khắc phục hậu quả của hành vi bạo lực học đường do con mình gây ra II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG Câu 1 Trong một buổi hoạt động ngoại khoá về phòng, chống bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực” a Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? b Để phòng chống bạo lực học đường, em cần tránh làm những điều gì? Câu 2: Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số hình ảnh, bài viết về tình trạng bạo lực học đường Đây là hiện tượng tiêu cực của xã hội đang được mọi người quan tâm Là một học sinh em có suy nghĩ và hành động gì để góp phần giảm thiểu hiện tượng tiêu cực trên ? Câu 3 Tình huống: K và C đều là học sinh lớp 7A Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát a) Theo em, ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên? b) Em hãy chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong tình huống đó Câu 4 Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao? Câu 5: Vào đầu năm học 2021 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này a) Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau? b) Em có đồng ý với hành vi, biểu hiện của các bạn chứng kiến không? Vì sao? Câu 6 Em hãy viết một bài luận ghi lại những cảm nghĩ của bản thân về thực trạng bạo lực học đường hiện nay Câu 1 Trong một buổi hoạt động ngoại khoá về phòng, chống bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực” a Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? b Để phòng chống bạo lực học đường, em cần tránh làm những điều gì? - Em không đồng ý với ý kiến trên vì: Hậu quả của bạo lực học đường chỉ gây tổn hại đến người bị bạo lực mà còn gây tổn hại đến người gây ra bạo lực, gia đình và xã hội - Người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng - Gia đình: Ảnh hưởng xấu đến tâm lí phụ huynh, người thân trong gia đình (buồn bã, xấu hổ, mặc cảm ) Làm giảm uy tín, danh dự gia đình Gây nên những thiệt hại vật chất cho gia đình - Đối với xã hội làm cho xã hội thiếu an toàn và lành mạnh Để phòng chống bạo lực học đường, em cần tránh làm những điều: - Tránh kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; - Tránh tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường: - Khi gặp bạo lực học đường em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trà; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực, - Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường: Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực BÀI 2 PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI I KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA BÀI 1 Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến: - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội - Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia, 2 Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội: a Nguyên nhân: - Về chủ quan có các nguyên nhân như: do nhận thức kém, thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống nên dễ bị lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ thực hiện các hành vi sai trái; do nghiệp, nghèo đói, lười lao động, ham tiền, thích hưởng thụ, thích thể hiện; do lo lắng, sợ hãi, căng thẳng trước những biến cố của sức khoẻ, của cuộc sống, - Về khách quan, có những nguyên nhân như: do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, do môi trường gia đình tiêu cực (bạo lực gia đình, nghèo đói, bố mẹ thiếu quan tâm giáo dục, ), do những hệ lụy từ sự phát triển của công nghệ thông tin b Hậu quả:

Ngày đăng: 21/03/2024, 11:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan