1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu bd hsg tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bản giáo viên 2024

198 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Tổng Hợp Bồi Dưỡng HSG Tiếng Việt Lớp 4
Tác giả Phạm Thị Ngọc
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Tài Liệu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 9,35 MB

Nội dung

Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái đ

Trang 2

+ Người: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,… + Vật: biển, núi, trời, mây,…

+ Hiện tượng: mưa, gió, bão,… + Khái niệm: hạnh phúc, cuộc sống, + Đơn vị: cân, cơn, dặm,…

* Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật) DT chung có thể chia thành 2 loại :

- DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa, ).

- DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa, ) Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng: Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất, và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức, DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa, ánh nắng, tia chớp, ) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo, ) nói trên.

+ DT chỉ khái niệm: Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên) Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn, Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,

+ DT chỉ đơn vị: Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

→ DT chỉ đơn vị tự nhiên: Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,

→ DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu, VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,

→ DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,

→ DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,

→ DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp ,

Trang 3

trường,tiểu đội, ban, ngành,

2 Động từ

- Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái hay quá trình của sự vật, hiện tượng + Động từ chỉ hoạt động: ăn, uống, chạy, đi, nghiên cứu, tìm hiểu,

+ Động từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, sống, chết, vui, buồn, + Động từ chỉ quá trình: chảy, mọc, gãy, bắt đầu, kết thúc, - Động từ kết hợp được với các từ đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ, VD: đang làm, đừng đi, chớ nghe,…

- Động từ thường giữ chức vụ vị ngữ, trong câu, nhưng một số trường hợp động từ giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.

VD1: Cô giáo đang giảng bài (động từ "Giảng" giữ chức vụ vị ngữ trong câu)

VD2: Học quả là khó khăn, gian khổ (động từ "học" giữ chức vụ chủ ngữ trong câu) VD3: Khi đã bình tĩnh lại, chị mới nhìn khắp mấy gian nhà.(động từ "bình tĩnh" giữ chức vụ trạng ngữ; động từ "nhìn" giữ chức vụ vị ngữ trong câu.)

3 Tính từ (TT)

TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái, Có những từ vừa có thể coi là tính từ, vừa có thể coi là động từ như từ “ăn cướp” trong “hành động ăn cướp”; hoặc từ ấy vừa là tính từ vừa là danh từ như từ “thành thị” trong “lối sống thành thị”.

Có 2 loại TT là:

- TT chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng, )

- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh, )

II Cách phân biệt các từ loại

Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ.

a) Danh từ

- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các, ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, )

- DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó, )

- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau (lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào? )

- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, )

- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ (sạch sẽ (TT) đã trở thành DT)

b) Động từ

- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, )

- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu? )

c) Tính từ

- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, )

* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như: yêu, ghét, xúc động, cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm, Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ, Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.

Trang 4

III Bài tập về từ loại lớp 4 có đáp án

1 Bài tập về danh từ lớp 4

Bài 1:Cho đoạn thơ sau:

Mặt trời rúc bụi treBuổi chiều về nghe mátBò ra sông uống nướcThấy bóng mình, ngỡ aiBò chào: - “Kìa anh bạn!Lại gặp anh ở đây!”

(trích Chú bò tìm bạn) a Em hãy tìm các danh từ có trong khổ thơ trên Đặt câu có chủ ngữ là một trong các danh từ vừa tìm được.

b Em hãy tìm các động từ có trong khổ thơ trên Đặt câu có vị ngữ chính là một trong các động từ vừa tìm được.

Đáp án

Danh từ: mặt trời, buổi chiều, sông, bụitre, bóng, anh bạn, nước

· Ông mặt trời đủng đỉnh nhô lên từ dưới biển xa.

· Dòng sông lóng lánh dưới ánh trăng vàng.

Động từ: rúc, về, ra, uống, chào, gặp

· Con trâu rúc vào bụi tre.

· Chú mèo uống nước rất nhanh.

Bài 2: Cho các danh từ sau: tím, đỏ, xanh, vàng Hãy bổ sung thêm tiếng ở trước hoặc ở sau danh từ đã cho để tạo thành các tính từ.

Đáp án

Gợi ý:

· tím: tím biếc, màu tím, tím sẫm, tím nhạt, tim tím, tím mộng mơ · đỏ: đỏ đậm, đỏ sẫm, đỏ đô, đo đỏ, màu đỏ, đỏ gắt, đỏ tía

· xanh: xanh lam, xanh lá, xanh sẫm, xanh nhạt, xanh non

· vàng: vàng chanh, vàng sẫm, vàng cháy, vàng ruộm, vàng ươm

Bài 3: Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.

a) Xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT

b) Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.

Đáp án

a) - Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn b)- DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa - DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống.

Trang 5

- DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện.

Bài 4: Cho đoạn văn sau:

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bayvề Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất Mỗi lần đạibàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như cóhàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

(trích Chim rừng Tây Nguyên)

a Tìm những danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.

b Phân loại các danh từ tìm được thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng c Đặt câu ghép với một trong các tính từ đã tìm được.

b) Danh từ chung: chim, chim đại bàng, chân, mỏ, mặt đất, cánh, nền trời, chiếc đàn Danh từ riêng: Trường Sơn

Bài 5:Em hãy tìm các danh từ thuộc các trường từ vựng sau: a Thời gian

b Cây cối

c Đồ dùng học tập

Đáp án

a Thời gian: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, bình minh, hoàng hôn, đêm khuya, chiều muộn

b Cây cối: cây bàng, cây phượng, cây sấu, cây me, cây chuối, cây đào, cây mận c Đồ dùng học tập: bút máy, thước kẻ, quyển sổ, sách giáo khoa, tập vở, bút chì, giấy nhớ

Bài 6: Cho các từ sau:

mùa xuân, chim én, hoa mai, thư viện, công viên, bác sĩ

1 Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm ba từ thuộc từ loại đó 2 Đặt câu với ba từ vừa tìm được.

3 Phân tích cấu tạo của ba câu vừa đặt.

Đáp án

1 Các từ trên thuộc danh từ

Tìm thêm: trường học, cái bát, cầu thang 2 - Trường học: Nhà tôi rất xa trường học - Cái bát: Cái bát nhà tôi đã bị sứt mẻ.

- Cầu thang: Cái cầu thang này rất chắc chắn.

Bài 7:Đọc đoạn văn sau và xác định các danh từ có xuất hiện trong đoạn văn

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về NămCăn Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cánước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng

Trang 6

Đáp án

Các danh từ: thuyền, kênh bọ mắt, sông Cửa Lớn, Năm Căn, dòng sông Năm Căn, nước, biển, thác, cá nước, người, ếch, đầu sóng

Bài 8: Cho đoạn thơ sau:

Hàng chuốilên xanh mướt

Phi lao reo trập trùng

Vài ngôi nhà đỏ ngói

Bài 9: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:

Bản làng đã thức giấc Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới.

Bài 10:Tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

2 Bài tập về động từ lớp 4

Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

Sơn Tinh không hề nao núng Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi caolên bấy nhiêu Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Son Tinh vẫn vữngvàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt Thần Nước đành rút quân…

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

a) Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn.

b) Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi Tản?

Đáp án:

a) Từ mượn trong đoạn văn: cầu hôn, Tản Viên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, tài năng.

b) HS tự xác định các danh từ và phân loại Trong đoạn văn các danh từ chia làm hai

+ danh từ riêng : Tản Viên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Bài 2: Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng

trước nó:

a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.

b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.

Đáp án

- vẫn: bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

- đã: bổ sung ý nghĩa thời gian ( quá khứ ) - đang: bổ sung ý nghĩa thời gian ( hiện tại )

Trang 7

- sắp: bổ sung ý nghĩa thời gian 9 tương lai ).

Bài 3: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ:

- Đi ngược về xuôi - TT: ngược, xuôi, xa, rộng.

Bài 4:Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng : a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.

b) Bác nông dân đang cày ruộng c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.

d) Em có một người bạn bè rất thân.

Đáp án

Các từ cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.

Cách sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ ( nước, nương, búa, bè )

Bài 5:Xác định loại từ của những từ được in đậm trong các câu sau

1 Cô ấy rất thích của ngọt.2 Đây là chiếc xe của vợ tôi.3 Tôi sẽ giúp cậu ấy nên người.4 Anh nên học hành chăm chỉ hơn.5 Con hư nên mẹ buồn lắm.

6 Nó vừa cho tôi một cái cặp sách

Đáp án:

1 Của là danh từ Căn cứ xác định: Dựa vào ý nghĩa ngữ pháp khái quát: Từ của chỉ sự vật (cái ăn, có một đặc tính nào đó).

2 Của là quan hệ từ Từ của dùng để nối chiếc xe và vợ tôi, chỉ quan hệ sở hữu 3 Nên là động từ,(thường dùng trước danh từ) với nghĩa thành ra được.

4 Nên là động từ, (thường dùng trước một động từ khác), thuộc nhóm động từ tình thái chỉ sự cần thiết, biểu thị ý khuyên nhủ: điều đang nói đến là hay, thực hiện được thì tốt hơn.

5 Nên là quan hệ từ, dùng để nối, chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.

6 Cho là động từ, với nghĩa chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả Từ này thuộc nhóm các động từ trao nhận (cùng với biếu, tặng…)

Bài 6: Cho các từ sau:

ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ

1 Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm ba từ thuộc từ loại đó 2 Chọn một từ trong các từ cho sẵn rồi đặt câu với một cặp quan hệ từ 3 Phân tích cấu tạo câu vừa đặt

Bài 7: Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu, yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động

1 Vì trời mưa to nên ……… 2 Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì ……… 3 Do mùa đông năm nay đế sớm nên ………

Bài 8:Tìm ba động từ chỉ hoạt động của học sinh trong giờ thể dục Chọn một trong các từ vừa tìm được rồi đặt câu.

Trang 8

Bài 9:Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau: Bài 1: Cho đoạn thơ sau:

Những lời cô giáo giảngẤm trang vở thơm thoYêu thương em ngắm mãiNhững điểm mười cô cho.

(trích Cô giáo lớp em) a Em hãy tìm các tính từ có trong đoạn thơ trên.

b Đặt câu với các tính từ vừa tìm được.

Đáp án

a Tính từ: ấm; thơm tho

b Đặt câu: Chiếc áo mẹ vừa giặt cho em thật là thơm tho.

Bài 2:Điền các tính từ thích hợp vào chỗ trống:

a Những ngôi sao ……… trên bầu trời đêm rộng lớn.

b Cơn gió ……… thổi qua khu vườn rồi đem vào căn phòng một mùi hương man

Trang 9

c Xinh xắn

Bài 3: Đọc kĩ đoạn văn và Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn sau:

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh… Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầutrước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo

sang đánh Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh Chàng một mình cầm cây đàn ratrước quân giặc Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn taychân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng Thạch Sanh sai dọn một bữa cơmthết đãi những kẻ thua trận Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn

ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa Biết ý, Thạch Sanh đố

họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết Quân sĩ mười támnước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy Chúng cúi đầu lạy tạ vợchồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

Đáp án:

Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn

– công chúa: danh từ.

– từ hôn: động từ.

– tí xíu: tính từ.

– kia: chỉ từ.

Bài 4: Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:

Ðộ ấy, chàng dậy sớm cũng như mọi người, khỏe mạnh và tỉnh táo như mọi người Chàng lấy thau múc nước trong bể ra rửa mặt, nước mưa lạnh thấm mát vào da Buổi sớm bấy giờ chàng thích lắm Chàng ưa nhìn trời cao và trong xanh, những lá cây ngoài vườn tươi và mướt với một vẻ riêng, hình như chúng cũng mới tỉnh dậy như người Qua giậu thưa, thấp thoáng những người đi chợ sớm, tiếng cười nói vang lần với tiếng đòn gánh kĩu kịt vì những bì gạo nặng.

Đáp án

Các tính từ: khỏe mạnh, tỉnh táo, lạnh, mát, cao, trong xanh, tươi, mướt, sớm, nặng

Bài 5:Em hãy tìm các tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn … vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.

b Bác Hai là người thợ xây … nhất vùng này.

c Mùa xuân về, cây cối trở nên … hơn hắn, ai cũng mừng vui d Dòng sông mùa lũ về trở nên …, khiến ai cũng phải dè chừng.

Đáp án

Gợi ý:

a Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn kiên cường vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.

b Bác Hai là người thợ xây giỏi nhất vùng này.

c Mùa xuân về, cây cối trở nên xanh tươi hơn hắn, ai cũng mừng vui d Dòng sông mùa lũ về trở nên hung dữ, khiến ai cũng phải dè chừng.

Bài 6: Cho các từ sau:

xinh xắn, lấp lánh, dịu dàng, rung rinh, tươi tắn, rực rỡ

1 Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm năm từ thuộc từ loại đó 2 Chọn một từ trong các từ cho sẵn rồi đặt một câu ghép.

3 Phân tích cấu tạo câu vừa đặt.

Bài 7: Cho các tính từ sau:

xanh non, hiền lành, hung dữ, tím biếc, thon thả, tròn trịa, trắng trẻo, cao ráo, chămchỉ

Trang 10

Bài 9: Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi cóghé trường một lần Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ Tôi đi chung quanh cáclớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường Tôi không có cảm tưởng gì khác lànhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêmnhư cái đình Hòa Ấp Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng.

Bài 10:Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:

Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm Những ôruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hìnhdạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

Trang 11

PHẦN 2: CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓII LÝ THUYẾT

Câu chia theo mục đích nói có 4 kiểu câu gồm: Câu cảm, câu hỏi, câu khiến, câukể(trong câu kể lại chia thành 3 loại gồm: câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm, câu giớithiệu, nêu nhận định)

1 Câu hỏi dùng để hỏi điều chưa biết hoặc có thể hỏi để nêu yêu cầu đề nghị, tỏý khen chê Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.

Ví dụ: - Hôm nay con ăn gì?( Câu hỏi dùng để hỏi điều chưa biết)

-Sao bạn học giỏi thế?(Câu hỏi để khen)

2 Câu kể: Có 3 loại(câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm, câu để giới thiệu,nhận định) Cuối câu khể phải có dấu chấm.

Ví dụ: - Bầu trời cao vời vợi (câu nêu đặc điểm)

- Những chú mèo đang ưỡn bụng phơi nắng (câu nêu hoạt động) - Bố em là bộ đội (câu giới thiệu)

2 Câu khiến dùng để nêu yêu cầu đề nghị Cuối câu khiến thươgf có dấu chấmhoặc dấu chấm cảm.

Ví dụ: - Bạn hãy trật tự để nghe cô giáo giảng bài - Bạn cho tôi mượn quyển truyện với nhé!

3 Câu cảm: Câu cảm là câu biểu lộ cảm xúc Cuối câu cảm phải có dấu chấmcảm.

Ví dụ: Ôi, bông hoa này đẹp qúa!

BÀI TẬPBài 1: Cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì?

a Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng b Bà cụ ngồi bán những bắp ngô luộc còn bốc hơi nghi ngút c Bạn hãy trật tự để nghe cô giáo giảng bài.

d Xin hãy để tôi yên! e Bạn có trật tự đi không?

Trang 12

g Hôm nay cậu được mấy điểm? h Ôi, con mèo đẹp quá!

i A, mẹ đã về!

Bài 2: Hãy xác định các kiểu câu sau:

a Mẹ em đang nấu cơm trưa cho cả nhà.

b Những bông hoa đỏ rực khắp khu vườn nhỏ c Em rất vui vì được cô giáo khen.

d Bố em là bộ đội.

Bài 3:Tìm từ nghi vấn trong các trường hợp sau :

a Em tên gì ? ; Việc gì tôi cũng làm.b Em đi đâu ? ; Đi đâu tôi cũng đi

c Em về bao giờ ? ; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng.

Bài 4:Đặt câu hỏi theo yêu cầu sau a Để yêu cầu , đề nghị.

b Để khen c Để chê.

Bai 5: Tìm câu khiến trong các câu sau

(1) Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời đến đây cấy thi với tôi nào!

(2) Cá sấu đang nằm thoi thóp trên đường tưởng như sắp chết khô đến nơi mất !(3) Anh bán đàn vịt kia cho tôi !

(4) Bức tranh này đẹp quá !

(5) Con đừng ngồi lâu bên máy vi tính !(6) Đề nghị anh chị nói chuyện nhỏ một chút Bài 6:Cho nòng cốt câu :

Nam về

Trang 13

Chuyển câu kể trên thành câu khiến theo các cách sau:

a.Thêm một trong các từ đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ.b.Thêm một trong các từ đi, thôi, nào vào sau động từ.

c.Thêm từ đề nghị vào trước chủ ngữ.

Bài 7:Đặt câu khiến có từ

a.Làm ơn đứng trước động từ

b.Giúp (hoặc giùm ) đứng sau động từ

Bài 8: Em hãy đặt dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm vào ô trống

a) Hãy cho biết mọi người đang làm gì Nêu tác dụng của việc làm đó

b) Trong các con vật trên, con nào là vật nuôi, con nào là vật sống hoang giã Hãy nói rõ con vật nào sống trên cạn, con vật nào sống dưới nước

c) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh Em hãy đoán xem mẹ bạn đang nghĩ gì

d) Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá

e) Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở

g) Em hãy cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở miền núi h Sa Pa là một đặc ân của thiên nhiên dành cho đất nước ta

Bài 9:Đặt câu cảm, trong đó có:

a Một trong các từ : ôi, ồ, chà đứng trước

( VD: Ôi, biển đẹp quá !)

b Một trong các từ : lắm, quá, thật đứng ở cuối câu.

( VD: Hường hát hay thật !)

Bài 10 :Chuyển các câu kể sau thành câu cảm a Bông hồng này đẹp.

b Gió thổi mạnh.

Trang 14

c Cánh diều bay cao.

d Trên mặt nước loang loáng như gương e Những cô bé ngày nào nay đã trở thành

Bài 12: Xếp các từ sau thành câu theo các cách khác nhau:

a Chim, trên, hót, ríu rít, cây.

Trang 15

Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

- Trên sân trường, các bạn học

sinh đang chạy nhảy nô đùa.

- Đám trẻ vui vẻ cười đùa phía

sau lưng tôi.

2Chỉ thời gian

Xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu

Trả lời cho câu hỏi Bao giờ?;

Khi nào?; Mấy giờ?

- Đêm qua, trời mưa to như trút

Giải thích nguyên nhân của sự việc nêu trong câu

Trả lời cho câu hỏi Vì sao?;

Nhờ đâu?; Tại đâu?

Nói lên mục đích tiến hành của sự việc nêu trong câu

Trả lời cho câu hỏi Để làm

gì?; Nhằm mục đích gì?

- Để đạt được giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp thành phố, Mai đã phải

luyện viết hàng ngày.

- Nam cố gắng hoàn thành bài tập

sớm để được tham gia trận bóng

Trang 16

TN là thành phụ bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu cụ thể là cho biết thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, hoặc cách thức, phương tiện thực hiện hoạt động nói trong câu TN có một số đặc điểm chính như sau:

- Về ngữ pháp: TN chỉ là thành phần phụ không bắt buộc phải có mặt trong câu nhìn

chung người ta thêm TN trong câu là để phản ánh đầy đủ thực tế khách quan của người viết chứ không phải để cho câu được chọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức ( CN,VN)

- Về cấu tạo: TN là một cụm từ có hoặc không có QHT đứng trước

VD: + Vào lúc 6 giờ, Nam về quê ( TN có QHT đứng trước)

+ Hôm qua, Nam về quê ( TN không có QHT đứng trước)

- QHT trong TN chỉ thời gian: vào lúc,vào ngày, có lúc, giữa lúc, từ lúc, từ ngày, từ đến,

- QHT trong TN chỉ nơi chốn: trên, dưới,sau, trước,ở, ngoài, trong - QHT trong TN chỉ nguyên nhân: vì, do, bởi, tại, bởi vì, tại vì, nhờ, - QHT trong TN chỉ mục đích: vì, để, nhằm,

- QHT trong TN chỉ phương tiện: với, bằng,

Chú ý phân biệt câu ghép có QHT như : Vì Nam chăm học, mẹ rất vui.

- Về vị trí: TN có thể đứng trước, đứng giữa hoặc đứng sau nòng cốt câu nhưng ở các

vị trí khác nhau, TN đều tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc bằng QHT

VD: Vào lúc 6 giờ, Nam về quê.

Nam, vào lúc 6 giờ, về quê,

Nam về quê, vào lúc 6 giờ.

hoặc Nam về quê vào lúc 6 giờ Nam

2.Phân biệt TN với một số thành phần của câu

a Phân biệt TN với thành tố phụ của cụm từ:

Gia đình em ở Bình Định không thể chuyển Bình Định, ở gia đình em.

BN

Nam học bài đến trưa không thể chuyển Đến trưa, Nam học bài.

( nghĩa của câu đã bị thay đổi )

Trang 17

Mấy con chim chào mào / từ hốc cây nào đó / bay ra hót râm ran.

Cái hình ảnh trong tôi về cô,/ đến bây giờ,/ vẫn còn rõ nét.

Nếu lược bỏ “ trên đồn” “ ở nhà ” thì câu sẽ ttrở thành câu không trọn vẹn.

d Phân biệt TN với những từ có tác dụng liên kết câu

VD: Trái lại, đây là một việc rất khó.

liên kết câu

Từ “ trái lại” là từ ngữ liên kết câu vì về đặc điểm hình thức nó không thể chuyển xuống cuối câu được.

B Bài tập vận dụng

Bài 1: Ghép các trạng ngữ với những câu phù hợp:

Trên bầu trời Nam đã không đật được điểm cao trong kì thi Trời vào thu những đám mây bồng bềnh, trắng muốt.

Vì lười học những người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc.

Trang 18

Bằng ý chí kiên cường lá ngoài đường rụng nhiều

Bài 2: Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?

a Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội.

Trang 19

Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?

Trong phòng, trên cây, dưới hồ, trên sân trường, phía sau lưng, …

Ở đâu? Ngày xưa, mai này, hôm qua, mùa hè, tháng sau, khi hoa đào nở, … Vì sao? Nhờ đâu? Tại

Để đạt được mong muốn của mình, nhằm hiểu biết về, vì muốn có được giải cao, …

Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?

Vì trời mưa, nhờ có sự giúp đỡ của mẹ, do chủ quan, tại không để ý, …

Bài 4: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.

Trang 20

Bài 5: Thêm trạng ngữ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

a ……… , đàn trâu đang ung dung gặm cỏ.

b …………., những chú chim đang thi nhau cất tiếng hót líu lo.

c ………., chúng tôi được nghỉ học.

d ……… , Nam đã luyện viết mỗi ngày.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTBài 1:

Bài 2: Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?

Lời giải chi tiết:

a Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội

Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nơi chốn.

b Những ngày đẹp trời, buổi sáng , bồ câu bay ra từng đàn.

Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ thời gian.

c Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới , Lâm đã không ngừng cố gắng.

Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ mục đích

Trang 21

d Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán.

Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nguyên nhân

Bài 3: Nối các câu hỏi cho phần trạng ngữ với những ví dụ tương ứng.

Bài 4: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a Mặt trời vừa mọc, // các bác nông dân // đã ra đồng làm việc.

Bài 5: Thêm trạng ngữ thích hợp cho các câu sau:

a Ngoài đồng, đàn trâu đang ung dung gặm cỏ.

Trang 22

b Trên cành cây, những chú chim đang thi nhau cất tiếng hót líu lo.

c Vì trời lạnh dưới 10 độ, chúng tôi được nghỉ học.

d Để cải thiện chữ viết của mình, Nam đã luyện viết mỗi ngày.

Trang 23

· Trạng ngữ: chữ màu xanh dương

· Từ trong ngoặc đơn: quan hệ từ

1 Qua khe dậu, / ló ra / mấy quả ớt đỏ chói

b Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông,/ những chùm hoa khép miệng/ bắt đầu kết trái.

4 Sự sống / cứ tiếp tục trong âm thầm Hoa thảo quả/ nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

5 Đảo xa / tím pha hồng.

6 (Rồi thì) cả một bãi vông / lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư 7 Dưới bóng tre của ngàn xưa, / thấp thoáng / một mái chùa cổ kính.

Trang 24

8 Hoa móng rồng / bụ bẫm như mùi mít chín / ở góc vườn nhà ông Tuyên 9 Tôi / rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống.

10 Chiều chiều, trên triền đê, / đám trẻ mục đồng chúng tôi / thả diều 11 Tiếng cười nói / ồn ã.

12 Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân / đua nhau toả mùi thơm.

13 Sau tiếng chuông chùa, / mặt trăng / đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

14 Dưới ánh trăng, / dòng sông / sáng rực lên, // những con sóng nhỏ / vỗ nhẹ vào hai bờ cát.

15 Ánh trăng trong / chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá 16 Cái hình ảnh trong tôi về cô / đến bây giờ / vẫn còn rõ nét.

17 Ngày tháng / đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

18 Đứng bên đó, / Bé / trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

19 Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc / mọc lên / những bông hoa tím.

20 Từ phía chân trời, trong làn sương mù / mặt trời buổi sớm / đang từ từ mọc lên 21 Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân / con sông Nậm Rốm / trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

22 Rải rác khắp thung lũng / tiếng gà gáy / râm ran.

23 Tiếng mưa / rơi lộp độp Tiếng chân người / chạy lép nhép.

24 Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông / chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh / lặng lẽ xuôi dòng.

25 Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này / con người / phải thông minh và giàu nghị lực.

26 Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ / con thuyền / sẽ tới được bờ.

27 Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội / lòng tôi / thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

28 Hồi còn đi học / Hải / rất say mê âm nhạc.

Trang 25

29 Học / quả là khó khăn vất vả.

30 Tiếng cá quẫy tũng toẵng /xôn xao quanh mạn thuyền 31 Những chú gà / nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.

32 Sau những cơn mưa xuân / một màu xanh non / ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

33 Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy / người nhanh tay / có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía Cù Lao.

34 Khoảng gần trưa, khi sương tan đấy là khi / chợ / náo nhiệt nhất.

35 Đột ngột và mau lẹ / bọ vẹ / ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

36 Cây gạo / chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư Cây / đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

37 Mấy con chim chào mào / từ hốc cây nào đó / bay ra hót râm ran.

38 Trong im ắng / hương vườn thơm thoảng / bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

39 Chiều nào cũng vậy / con chim hoạ mi không biết từ phương nào bay đến / đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

40 Cho nên những buổi chiều / tiếng hót / có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

41 Về mùa xuân, khi mưa phùn và sướng sớm lẫn vào nhau không phân biệt được (thì) / cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê / bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.

42 Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa – chợt sau lưng có tiếng ho, / Nhĩ / quay lại.

43 Những bến vận hà/ nhộn nhịp dọc dài theo sông//; những lò than hầm gỗ đước/ sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam//; những ngôi nhà bè ban đêm dưới ánh đèn măng-sông/ chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

44 Chàng/ bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vùng gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.

45 Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc/, các khối thạch nhũ/ hiện lên đủ hình khối,

Trang 26

màu sắc.

46 Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách/ đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh.

· Trạng ngữ: chữ màu xanh dương

· Từ trong ngoặc đơn: quan hệ từ

1 Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay / chúng ta / cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu

2 Qua khe dậu / ló ra / mấy quả ớt đỏ chói

3 Phía bên sông / xóm Cồn Hến / nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc

4 Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông / tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng / truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn

5 Giữa những đám mây xám đục / vòm trời / hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi

6 Người trong làng / gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt

7 Bầy sáo cánh đen mỏ vàng / chấp chới liệng / trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng

8 Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh / ta / có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng

9 Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi / đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ

Trang 27

10 Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân / đua nhau tỏa hương

11 Chúng tôi / đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời

12 Mặt trời / sáng rực chiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa

13 Mặt trời / chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh như những hạt kim cương rải rác trên mặt biển

14 Trên nền cát, nơi cô tì xuống đón đường bay của giặc / mọc lên / những bông hoa tím biếc

15 Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột / bỗng rực lên / những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng

16 Trên cao / trập trùng / những đám mây trắng Dưới thảm cỏ / đàn bò / thi nhau gặm cỏ

17 Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một tiếng dế rúc rích / cũng khiến nó giật mình, tụt nhanh xuống hố sâu

18 Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương / những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh / lăn tròn trên những con sóng

19 Ngay thềm lăng / mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự / đứng trang nghiêm

20 Trong rừng / tiếng suối / chảy róc rách Tiếng chim chóc / gọi nhau ríu ran không ngớt

21 Khu vườn mùa xuân trong kí ức thơ dại của tôi / là một bức tranh rực rỡ với những bông cúc vàng tươi, bông hồng nhung đỏ thắm duyên dáng và bông hoa móng tay hồng tươi như thoa phấn

22 Trong im ắng / hương vườn thơm thoảng / bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành

23 Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh / mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường dài và hẹp

24 Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê / là cái ao làng

25 Tiếng cá quẫy tũng toẵng/ xôn xao mạn thuyền

26 Người ta / nói Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng quả là không sai

Trang 28

27 Đó / là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa

28 Màn sương trắng / buông nhẹ trên mặt sông như che chở cho giấc ngủ yên lành 29 Tiếng Mây gọi / lọt thỏm xuống dòng sông nghe xa vời như tiếng gọi từ đâu đó vọng lại

30 Dòng sông lúc này / khoác chiếc áo của những nàng công chúa trong thần thoại 31 Hòn núi / từ màu xám xịt đổi sang màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng rồi từ màu hồng dần dần đỏi sang màu vàng nhạt

32 Lớp cỏ non / đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt

33 Những con đường mòn / cũng trở nên mềm mại, lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lửng lơ trong gió

34 (Và) dãy núi đá vôi kia / ngồi suy tư, trầm mặc như một cụ già mãn chiều đã xế bóng

35 Những con chim kơ – púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt / cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo

36 Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc / ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ

37 Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ / đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất

38 Sông Hương / là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm

39 Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông / tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng / truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn

40 Con cò / cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí 41 Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa / ngát dậy / mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời

42 Gió tây / lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm

43 Sóng / bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm 44 Con đê thân thuộc / đã nâng bước, dìu dắt và rèn luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

45 Cả vòm cây lá chen hoa / bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.

Trang 29

46 Những rẫy lúa, nương ngô bên những dãy nhà sàn thấp thoáng / trải dài ven bờ suối hoặc quây quần quanh những ngọn đồi

47 Vì vắng tiếng cười / vương quốc nọ / thật buồn chán

Câu 3:

Bài 1: Xác định CN-VN trong các câu sau:

- Khi nở, cánh mai // xoè ra mịn màng như lụa

- Bàn tay mềm mại của Tấm / rắc đều những hạt cơm quanh bống - Trần Quốc Toản // dẫn chú đến chỗ tập tắn, rồi đeo cung tên nhảy tên, lưng ngựa, chạy ra xa.

- Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ // phải làm biết bao nhiêu là việc - Cây hồi // thẳng, cao, tròn xoe.

- Tiếng mưa rơi // lộp độp trên mái nhà.

- Tiếng cá quẫy tũng toẵng // xôn xao quanh mạn thuyền - Đêm hè // thật yên tĩnh.

- Tiếng bầy ve cất lên // trang nghiêm và xúc động.

- Thoang thoảng // hương lúa chín ( câu đảo ngữ)

GV YC HS : Xác định CN - VN và trả lời câu đó thuộc kiểu câu gì ?

Bài 2:Chỉ ra lỗi sai và sửa lại cho đúng - Đầm nước rộng mênh mông ấy.

- Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa.

- Để chi đội 4A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn chi đội - Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.

- Trong chuyện "Cây tre trăm đốt" cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác - Cái áo mà mẹ mới mua cho em.

- Nhà bác học không ngừng học.

- Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.

- Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình xông pha trong lửa đạn.

Trang 30

- Mẹ em có nước da trắng và rất yêu em - Cô gái đó vừa xinh vừa học kém - Quê hương em, có rất nhiều dừa.

- Vườn nhà em có nhiều loại rau, xà lách, xu hào, bắp cải

- Anh bộ đội bị hai vết thương : Một vết ở cánh tay, một vết ở Điện Biên Phủ.

Gợi ý :

- Lỗi sai : câu thiếu VN Sửa lại :

C1: Bỏ từ "ấy"

C2: Thêm VN: ( Đầm nước rộng mênh mông ấy rộng mênh mông.) C3: Đầm nước ấy rộng mênh mông.

- Các câu còn lại làm tương tự.

BTVN

Bài 1:Xác định CN-VN trong các câu sau:

- Vào những buổi chiều mùa hè, lũ trẻ chúng em // lại thi nhau thả những cánh diều đủ hình dáng, đủ màu sắc lên tận trời xanh.

- Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng // đã bắt đầu kết trái CN

Trang 31

TN VN CN ĐN - Con mèo nhảy// làm đổ lọ hoa.

- Vì những điều mà nó hứa với cô giáo, nó // quyết tâm học giỏi - Mặt hồ // sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào.

- Bạn Mai được thi học sinh giỏi // là phải - Em bé hát // làm cả nhà vui.

- Bộ đội // buộc địch phải đầu hàng.

- Mỗi buổi chiều, Huế // thường trở về trong nỗi yên tĩnh lạ lùng.

- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái chùa cổ kính ( đảo ngữ) - Đàn bò tràn lên // phủ vàng rực cả sườn đồi - Ngoài đường, tiếng chân người chạy // lép nhép - Tiếng mưa rơi // lộp độp.

- Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy // râm ran.

- Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thì thầm dưới chân // thi

Trang 32

nhau toả mùi hương.

- Khi làn gió chạy qua, những chiếc lá // lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ, bập bùng cháy.

- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản // chìm trong biển mây mù - Hoa loa kèn / mở rộng năm cánh, rung rinh dưới nước.

- Sóng // vỗ loong boong trên mạn thuyền.

- Tiếng sóng vỗ // loong boong trên mạn thuyền - Cờ bay đỏ những mái nhà ( có 2 cách hiểu)

· Cầu được ước thấy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.

· Đứng núi này trông núi nọ: Chê người không yên tâm trong công việc của mình, chỉ muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác tưởng có lợi hơn.

· Ước sao được vậy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.

· Ước của trái mùa: Giễu người mong ước những điều không thể hợp với mình · Ăn không, ngồi rồi: người không lao động, làm việc, nhàn rỗi, không tốt.

· Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ: không nên nói nhiều, kẻo nói lỡ lời (đa ngôn, đa quá).

· Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

· Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết: Đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.

· Đồng tâm hiệp lực (Đồng sức đồng lòng): Cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt

Trang 33

mục đích chung.

· Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ · Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nhau và thân thiết với nhau.

· Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

· Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ với nhau trong một tập thể.

· Một con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể · Chuột gặm chân mèo: Táo bạo làm một việc nguy hiểm.

· Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công · Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.

· Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, gần kề cái chết.

· Có trước có sau: (Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tình nghĩa với người cũ.

· Hiền như Bụt: Khen người nào đó rất hiền lành.

· Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta.

· Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

· Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.

· Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta.

· Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

· Ăn lúc đói, nói lúc say: khi say rượu thường nói những lời dại dột, khó nghe · Ăn mày đòi xôi gấc: nghèo mà ham của sang trọng, không xứng.

· Cầu được ước thấy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.

· Đứng núi này trông núi nọ: Chê người không yên tâm trong công việc của mình, chỉ muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác tưởng có lợi hơn.

· Ước sao được vậy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.

Trang 34

· Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành: khuyên sống ngay thật, đứng đắn thì lòng không phải thắc mắc lo ngại.

· Gan như cóc tía: Khen người dũng cảm không sợ nguy hiểm · Gan lì tướng quân: Khen người gan dạ không sợ nguy hiểm.

· Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm · Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biết con người có nghị lực, tài năng.

· Ba chìm bảy nổi: Cuộc đời vất vả Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều vất vả, khổ sở.

· Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăn trắc trở.

· Ước của trái mùa: Giễu người mong ước những điều không thể hợp với mình · Ăn no ngủ kỹ, chẳng nghĩ điều gì: người không biết lo xa, được sung sướng, đầy đủ, không biết nghĩ đến tương lai.

· Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn · Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp.

· Thua keo này, bày keo khác: Không được việc này, xoay sang việc khác.

PHẦN 5: CAO DAO TỤC NGỮ VỀ TÌNH CẢM THẦY TRÒ

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Trang 35

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay Ơn Thầy không bằng gốc bễ,

Nghĩa Thầy gánh vác cuộc đời học sinh Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh Bẻ lau làm viết chép văn

Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần Ở đây gần bạn gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức

Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.

Trang 36

PHẦN 6: CAO DAO TỤC NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

1 Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 2 Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày 3 Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh 4 Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền 5 Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư 6 Công cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang 7 Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc

Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên 8 Trăng khuya trăng rụng xuống cầu,

Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa 9 Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,

Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày 10 Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều 11 Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

12 Con chẳng chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo 13 Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn 14 Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ,

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha 15 Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao.

Trang 37

16 Con hơn cha là nhà có phúc 17 Con người có tổ, có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn 18 Vắng nghe chim vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau 19 Trời cao, biển rộng, đất dày,

Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên 20 Nuôi con chẳng quản chi thân,

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn 1 Chị ngã em nâng.

2 Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 3 Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui 4 Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau 5 Anh em thuận hòa là nhà có phúc 6 Máu chảy, ruột mềm.

7 Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau 8 Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

9 Anh em chém nhau đằng dọng, ai chém đằng lưỡi 10 Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.

11 Anh em như chông như mác 12 Anh em hiếu thảo thuận hiền

Chớ vị đồng tiền mà mất lòng nhau.

13 Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em 14 Anh em hạt máu sẻ đôi.

15 Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Trang 38

16 Anh em như tre cùng khóm, Chị em gái như trái cau non 17 Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy 18 Anh em hiền thật là hiền,

Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau 19 Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân 20 Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai Xin đừng làm, nói đơn sai

Tin mình đừng sợ những lời dèm pha Chị em một họ một nhà

Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.

Trang 39

PHẦN 7: CAO DAO TỤC NGỮ VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐÁT NƯỚC

1 Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 2 Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn 3 Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay 4 Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô

Ngàn năm văn vật bây giờ là đây 5 Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này? 6 Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ 7 Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng

Trang 40

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng 8 Đồn rằng chợ Bỏi vui thay,

Đằng Đông có miếu, đằng Tây có chùa Giữa chợ lại có đền thờ,

Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu.

9 Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông 10 Quê em có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,

Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi 11 Ai lên làng Quỷnh hái chè

Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi! Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh 12 Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào 13 Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn Mạch nha, đường phổi, đường phèn Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền 14 Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ

Ngày đăng: 30/03/2024, 18:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w