1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo án địa 6 nam hoc 2021 2022

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề giáo án địa 6 nam hoc 2021 2022
Trường học trường trung học cơ sở
Chuyên ngành địa lí
Thể loại giáo án
Năm xuất bản 2021-2022
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

d.Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ - Đọc nội dung thông tin SGK trang 98, 99 - Thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH: + Nêu các khái niệm và kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa l

Trang 1

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí

- Nhận thấy các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan

về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. 

2 Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao

nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đềliên quan đến nội dung bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:

- Quả Địa Cầu

- Máy tính, máy chiếu

2 Học sinh: SGK, vở ghi, xem trước bài mở đầu SGK, bút màu dạ làm việc theo

nhóm, giấy nháp

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (2’)

Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở, đồ dùng, tài liệu học tập của học sinh Nêu rõ các quyđịnh chung đối với môn học

3 Các hoạt động dạy học (38’)

3.1 Mở đầu (10’)

Trang 2

a Mục tiêu: Huy động hiểu biết của HS về những kiến thức có liên quan đến chươngtrình địa lí lớp 6 Tạo hứng thú cho HS vào bài học GV giới thiệu nội dung bài học.

b Nội dung: HS được yêu cầu viết về những kiến thức địa lí đã được học ở chươngtrình Tiểu học Lựa chọn trong đó có những kiến thức địa lí tự nhiên và nêu được mộttrong các nguyên nhân hoặc tác động ảnh hưởng của những kiến thức đó với cuộcsống con người trên TĐ

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (2’) sau đó thảo luận theo nhóm (3’) thống nhất ý kiến rồi viết ra giấy A3 những kiến thức địa lí đã hoc ở TH Chọn ra những kiến thức địa lí tự nhiên (Hướng dẫn HS viết bằng màu mực khác để dễ nhận biết)

- Viết được ít nhất một nguyên nhân hoặc hoặc tác động của kiến thức địa lí đó đến cuộc sống con người trên Trái đất

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân (2’) viết ra giấy nháp ý kiến cá nhân

- HS thảo luận nhóm (3’) thống nhất ý kiến trên giấy A3

- HS thảo luận chọn kiến thức địa lí tự nhiên

- Thảo luận về một nội dung kiến thức địa lí tự nhiên đã chọn để tìm ra nguyên nhân hoặc tác động của nó đến cuộc sống con người trên TĐ

* Báo cáo, thảo luận:

- Các nhóm HS đồng thời trưng bày sản phẩm học tập của nhóm trên bảng

- GV gọi nhóm HS trình bày (ưu tiên nhóm hoàn thành sớm nhất)

- GV yêu cầu các nhóm khác bổ sung (ưu tiên nhóm hoàn thành muộn nhất hoặc nhóm xung phong)

- GV yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung và nhận xét về hai nhóm trên

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời của HS (khen ngợi ưu điểm, rút kinh nghiệm hạn chế)

- GV dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận dẫn dắt vào nội dung bài học (chiếu

1 số hình ảnh trong SGK lớp 5 phần địa lí)

+ Các kiến thức địa lí đã học ở Tiểu học gồm: Các châu lục, các đại dương, đất nước Việt Nam, các vùng miền về tự nhiên, dân cư, văn hóa xã hội, phong tục tập quán… + Kiến thức địa lí tự nhiên: Đặc điểm tự nhiên của các vùng miền ở nước ta Các đại dương và châu lục trên TG…

+ Ảnh hưởng của tự nhiên với đời sống con người: Địa hình đồi núi-> trồng rừng, cây CN, địa hình đồng bằng -> trồng cây LT, rau đậu…

+ Địa hình đồng bằng được hình thành: Do sự bồi đắp phù sa của các dòng sông…

Trang 3

=> Những kiến thức địa lí TN trên TĐ rất phong phú, đa dạng gồm nhiều khái niệm quen thuộc và mới lạ, nhiều hiện tượng kì thú… các em lần lượt được tìm hiểu qua các chương bài trong môn địa lí lớp 6.

- HS được yêu cầu đọc mục 1 SGK trang 98 Quan sát các H1,2,3 trang 98, 99

- Trả lời câu hỏi của GV:

+ Nêu các khái niệm và kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí?

+ Việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí đó có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?

- HS thảo luận nhóm đôi chuẩn bị các câu trả lời ra giấy nháp

c Sản phẩm:

- HS đọc tốt nội dung thông tin phần 1 SGK

- HS tích cực thảo luận nhóm đôi (theo bàn), quan sát H1,2,3 và liệt kê được ra giấy nháp những khái niệm địa lí được học, những kĩ năng địa lí được rèn luyện trong bộ môn Địa lí lớp 6

- HS trình bày được rõ ràng bằng lời những nội dung đã thảo luận trước lớp

d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Đọc nội dung thông tin SGK trang 98, 99

- Thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH:

+ Nêu các khái niệm và kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí?

+ Việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí đó có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài (ưu tiên HS xung phong, có giọng đọc tốt, HS nhút nhát dụt dè)

- HS thảo luận nhóm (theo bàn), ghi câu trả lời ra giấy nháp

* Báo cáo thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS trình bày câu trả lời trước lớp (ưu tiên nhóm xung phonghoặc nhóm chưa tích cực)

- GV yêu cầu các nhóm HS khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS (khen ngợi, rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm)

- Dựa trên câu trả lời của HS kết luận về kiến thức HS cần biết, cần hiểu

1 Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

Trang 4

- Các khái niệm: Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ (địa hình, khí hậu,

sông, hồ, biển, đại dương, đất, sinh vật)

- Các kĩ năng địa lí như: sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ, khai thác Iternet, tham quan thực địa…

-> Ý nghĩa: Giải thích được các hiện tượng tự nhiên quanh em và có khả năng

ứng xử phù hợp với thế giới tự nhiên để con người cùng phát triển thân thiện,

bền vững với thế giới tự

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về những điều lý thú trong môn học địa lí lớp 6 (5’)

a Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí

b Nội dung:

- HS quan sát H4,5,6,7 SGK trang 100

- Nêu những điều lý thú được tìm thấy qua trong các hình đó?

- Lấy thêm các ví dụ khác mà em biết về những điều lý thú trong tự nhiên và đời sốngcon người trên Trái Đất?

c Sản phẩm:

- HS miêu tả gọi tên được các hiện tượng lý thú kì lạ trong các bức hình 4,5,6,7

+ H4: Ngôi nhà làm bằng băng của người E-xki-mô để chống lại giá lạnh ở vùng cực Biết được: Vùng cực thời tiết rất lạnh giá, con người thích nghi bằng cách xây nhà băng như người E-xki-mô.

+ H5: Hang Sơn Đòng (VN) là một trong những hang động đá vôi đẹp nhất TG Vùng núi đá vôi thường hình thành các hang động rất đẹp VN có nhiều thắng cảnh đẹp chờ em khám phá.

+ H6: Hoang mạc Xa-ha-ra ở châu Phi là hoang mạc lớn nhất TG với diện tích hơn

9 triệu km2 Ở Châu phi có nhiều vùng đất khô hạn hình thành hoang mạc lớn nhất

TG tên là Xa-ha-ra.

+ H7: Biển Chết (Tây Nam Á) có độ muối cao đến mức không loài cá nào có thể sinh sống, và cơ thể người tự nổi lên mặt nước Ở biển chết lực đẩy của nước rất lớn (lực đẩy Ác-si-mét) do độ mặn cao, nên em có thể nằm đọc sách trên mặt nước mà ko bị chìm…

- Lấy được các ví dụ khác SGK mà HS tự tìm hiểu được

* Gợi ý các hiện tượng thú vị khác trong tự nhiên và con người trên TĐ: (chiếu trên phông chiếu)

- Hiện tượng cực quang ở Nga

- Hiện tượng Cầu vồng sau cơn mưa

- Đỉnh núi cao nhất TG: E-vơ-ret…

- Sông băng, hồ nước màu đỏ trên TG…

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát H4,5,6,7 SGK trang 100

- Nêu những điều lý thú được tìm thấy qua trong các hình đó?

Trang 5

- Lấy thêm các ví dụ khác (ít nhất 1 ví dụ) mà em biết về những điều lý thú trong thế giới tự nhiên và đời sống con người trên Trái Đất?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân quan sát các H4,5,6,7

- Viết ra giấy nháp tên các hình đó và các nội dung lý thú mà mình biết được hiểu biết khi quan sát các hình đó

- Viết thêm được ít nhất một ví dụ mới ngoài SGK

* Báo cáo thảo luận

- Gv mời đại diện 1/2 HS trình bày

- Các HS khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- Gv nhận xét câu trả lời của HS

- Dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận

2 Môn địa lí và những điều lí thú

- Môn địa lí có rất nhiều điêu thú vị: Tìm hiểu và lí giải về các hiện tượng kì thútrên TĐ (cực quang, biển chết, động đất, núi lửa,, sông băng, các hành tinh…)

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về vai trò của Địa lí với cuộc sống (7’)

a Mục tiêu: Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3 trang 100

- GV phân tích vai trò của hiện tượng mùa trong môn Địa lí với đời sống

- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ khác về vai trò của môn Địa lí với cuộc sống?

- GV gợi ý: Hiện tượng động đất, núi lửa, nước biển mặn…

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, nghe GV phân tích ví dụ hiện tượng mùa

- Nêu ví dụ khác về vai trò của kiến thức Địa lí với cuộc sống

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện HS trình bày trước lớp

- Các HS khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét về câu trả lời của HS

- Đưa ra kết luận:

Trang 6

+ Học về độ muối của biển và đại dương Biết được tính chất nước biển và cách con người khai thác đặc điểm này để phục vụ cho cuộc sống …

3.3 Hoạt động luyện tập (5’)

a Mục tiêu: HS được vận dụng nội dung trong bài học trả lời các câu hỏi, bài tập sau khi tìm hiểu kiến thức mới GV kiểm tra được mức độ nhận thức và kĩ năng của HS ngay sau bài học ở tại lớp, rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau

b Nội dung: Quan sát H1,2,3 cho biết tên của những hình đó? Nêu những nội dung kiến thức được thể hiện qua các hình đó là gì? (Em biết được điều gì khi quan sát các hình đó?)

c Sản phẩm

- HS quan sát H1,2,3 viết ra giấy tên của hình và những kiến thức (nội dung chính)

mà mình nhận thức được qua hình vẽ

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Quan sát H1,2,3 cho biết tên của những hình đó? Nêu những nội dung kiến thức được thể hiện qua các hình đó là gì? (Em biết được điều gì khi quan sát các hình đó?)

- Trao đổi với bạn bên cạnh kết quả

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, quan sát H1,2,3 viết câu trả lời

- HS trao đổi cho HS bên cạnh kết quả giấy viết của mình, sửa chữa cho nhau hoàn thiện sản phẩm

* Báo cáo thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS, tinh thần làm việc cá nhân và nhóm nhỏ

- Dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận (chiếu hình ảnh đáp án trên phông chiếu)

+ H1: Lát cắt về cấu tạo TĐ Gồm 3 lớp: Vỏ TĐ, Lớp Man-ti, Nhân (Lõi TĐ)

+ H2: Biểu đồ số dân trên TG qua các năm Từ năm 1804 đến 2018: Số dân trên TG liên tục tăng lên Thời gian dân số tăng thêm 1 tr người ngày càng rút ngắn Tốc độ tăng ngày càng nhanh.

Trang 7

+ H3: Bản đồ biển và đại dương trên TG Trên thế giới có 4 đại dương lớn và nhiều biển nhỏ (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, biển A-ráp, biển Phi-lip-pin… bao quanh các lục địa và châu lục lớn Có 5 châu lục: châu

Á, Âu, Phi, Mĩ, Châu Đại Dương, châu Nam Cực).

3.4 Hoạt động vận dụng (2’) giao nhiệm vụ về nhà, hướng dẫn cách làm và khai thác thông tin)

a Mục tiêu: Giúp HS yêu thích môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng sự vật địa lí

b Nội dung: Yêu cầu HS sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người? Trình bày vào phiếu học tập

- Gv đưa ra phiếu chấm sản phẩm, HS nghiên cứu, làm bài ở nhà theo các tiêu chí:

Trình bày:

(Tiêu chí: Trìnhbày rõ ràng lưuloát, giọng đọcdiễn cảm, tự tin)

Tổng:

Tối đa: 5 điểm

(sai, thiếu 1 câu trừ

1 điểm)

Tối đa: 2 điểm( điểm trừ tối thiểu0,25 điểm)

Tối đa: 3 điểm(điểm trừ tối thiểu0,25 điểm)

sự sáng tạo độc đáo mới lạ)

Điểm thưởng: tối

đa 1,0 điểm (Lý do: trình bày có tính sáng tạo, biểu cảm, minh họa điệu bộ…)

Điểm thưởng (ápdụng khi tổng sốđiểm đạt chưa tốiđa):

Nhận xét của GV:

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành bài tập ở nhà

* Báo cáo thảo luận

- Trình bày bài trên giấy A4, thiết kế minh họa đẹp báo cáo cho Gv vào giờ học sau

Trang 8

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét vào phiếu học tập, trả bài cho HS và khen ngợi HS trước lớp vào thời điểm thích hợp

* Gợi ý, sản phẩm:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”

“Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi”

“Chớp Đông nhay nháy

Gà gáy thì mưa”

“ Trăng quầng thì hạn Trăng tán thì mưa”……

- Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến, giữa kinh độ và

kinh tuyến, giữa vĩ độ và vĩ tuyến. 

2 Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao

nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Biết sử dụng quả Địa Cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ

tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán

cầu Nam Biết đọc và ghi toạ độ địa lí của một địa điểm trên quả Địa Cầu

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện

tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

Trang 9

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3 Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học

mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnhthổ thôngqua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền

4 Tích hợp: Giáo dục kĩ năng sống: Giải quyết tình huống gặp nạn trên biển (do bão,

tai nạn …)

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:

- Quả Địa Cầu

- Máy tính, máy chiếu

2 Học sinh: SGK Vở ghi, xem trước bài , tìm hiểu kiến thức về TĐ, mạng lưới kinh

vĩ tuyến, đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bút màu, giấy nháp, …

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (5’) (GV có thể chọn 1 trong các CH)

- Trong môn Địa lí lớp 6 em sẽ được học những kiến thức và kĩ năng địa lí nào? Ýnghĩa của những kiến thức kĩ năng địa lí đó với cuộc sống con người?

- Trong chương trình địa lí 6 em sẽ được học về sự biến đổi khí hậu trên TĐ hiện nay,kiến thức đó rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta Vì sao lại cần thiết với cs của

chúng ta như vậy? Em hãy giải thích? (Vì khí hậu trên TĐ đang biến đổi ngày càng khắc nghiệt hơn Học kiến thức giúp ta biết được nguyên nhân, hậu quả, và có cách khắc phục phù hợp nhất để bảo vệ TĐ và cs trên hành tinh).

- Nêu các hiện tượng địa lí kì thú trong tự nhiên ở trên TĐ mà em biết?

- Trình bày bài tập vận dụng về nhà của em (trưng bày sản phẩm trên bảng)

Trình bày:

(Tiêu chí: Trình bày

rõ ràng lưu loát,giọng đọc diễn cảm,

tự tin)

Tổng:

Tối đa: 5 điểm

(sai, thiếu 1 câu

trừ 1 điểm)

Tối đa: 2 điểm(điểm trừ tối thiểu 0,25điểm)

Tối đa: 3 điểm(điểm trừ tối thiểu0,25 điểm)

10 điểm

(Cộng hàng ngang):

Trang 10

Điểm thưởng: tối

Điểm thưởng: tối đa 1,0 điểm (Lý do:

trình bày có tính sángtạo, biểu cảm, minh họa điệu bộ…)

Điểm thưởng(áp dụng khitổng số điểmđạt chưa tốiđa):

3 Các hoạt động dạy học

3.1 Hoạt động khởi động:

a Mục tiêu:

- GV giới thiệu nội dung chương I

- Huy động kiến thức, tạo hứng thú, tạo tình huống có vấn đề kích thích tư duy khám phá cho HS trước khi bước vào bài học

b Nội dung:

- HS quan sát bản đồ VN trong khu vực ĐNA (phông chiếu)

- GV giới thiệu nội dung chương I

- HS xem video về cảnh gặp nạn của con thuyền trên biển (Titanic/ngư dân gặp nạn trên biển…)

- GV đặt câu hỏi: Nếu ở trong hoàn cảnh này em sẽ làm gì?

c Sản phẩm

- HS đọc được tên bản đồ, xác định được vị trí nước ta trong khu vực ĐNA

- HS chú ý theo dõi đoạn video, đưa ra được những giải pháp khác nhau (bình tĩnh, sửdụng thuyền, phao cứu hộ, phát định vị vị trí trên biển nhờ cứu giúp…)

d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS quan sát bản đồ VN trong khu vực ĐNA: Đọc tên bản đồ Xác định vị trí VN trên bản đồ

- GV: Nhận xét, giới thiệu nội dung chương I

- HS xem video: cảnh gặp nạn của 1 con tàu biển…

- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Nếu ở trong hoàn cảnh này em sẽ làm gì?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm đôi theo bàn, đưa ra các giải pháp xử lí

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày ý kiến

3.2 Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống kinh vĩ tuyến

a Mục tiêu:

Trang 11

- Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (Xích đạo), các bán cầu.

- Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: Kinh tuyến gốc, Xích đạo, các báncầu

b Nội dung:

- HS quan sát mô hình quả địa cầu, trả lời CH của GV

- HS đọc thầm thông tin SGK mục 1 (102), quan sát H2 SGK (102), đọc mục “Em có biết” trả lời các CH ở mục? (102)

- Thảo luận nhóm đôi hoàn thành các khái niệm về hệ thống kinh vĩ tuyến

c Sản phẩm

- HS nêu được cơ bản đúng các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến

- HS xác định được trên quả địa cầu, trên tranh vẽ các đặc điểm của mạng lưới kinh

vĩ tuyến:

+ KT gốc, VT gốc, KT Tây, KT Đông, VT Bắc, VT Nam, BC Bắc, BC Nam BC Đông, BC Tây, điểm Cực Bắc, Cực Nam của TĐ

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát quả địa cầu, trả lời CH: Quả địa cầu là gì?

- GV giới thiệu về hệ thống các đường dọc và ngang trên quả địa cầu

- HS đọc thầm thông tin SGK mục 1 trang 102, quan sát H2 SGK (102), đọc mục

“Em có biết” (cá nhân)

- HS thảo luận nhóm trả lời các CH của GV và CH ở mục ? (102) vào phiếu học tập:

+Thế nào là KT, VT?

+ So sánh độ dài giữa các KT với nhau và VT với nhau?

+ Xác định đường KT gốc và vĩ tuyến gốc Cho biết thế nào là KT Tây, KT Đông,

VT Bắc, VT Nam, Cực Bắc, Cực Nam của TĐ, BCB, BCN, BCĐ, BCT trên quả địa cầu và tranh vẽ?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin SGK, quan sát quả địa cầu, H2 (102)

- Hs thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời ghi vào phiếu học tập

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày trước lớp; Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm

- Gv giới thiệu về các đường vĩ tuyến đặc biệt: ngoài đường xích đạo ra còn có VT

23027’ gọi là Chí tuyến 66033’ gọi là đường vòng cực

- GV dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận:

1 Hệ thống kinh vĩ tuyến

- KT: Là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu

- VT: Là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, và vuông góc với các kinh tuyến

Trang 12

+ Các KT có độ dài bằng nhau, các VT có độ dài khác nhau Dài nhất là VT gốc (đường xích đạo- đường tròn lớn nhất trên quả địa cầu chia quả Địa Cầu thành 2 nửa bằng nhau).

- KT gốc: KT 00 ; VT gốc: VT 00

- KT Tây: KT ở bên trái KT gốc; KT Đông: KT ở bên phải KT gốc

- VT Bắc: Vĩ tuyến ở phía trên đường Xích đạo

- VT Nam: VT ở phía dưới đường xích đạo

+ Các VT đặc biệt trên TĐ: Đường xích đạo (00), đường CT (23027’), đường vòng cực (66033’)

- BC Bắc: Nửa cầu giới hạn từ đường XĐ đến Cực Bắc

- BC Nam: Nửa cầu giới hạn từ đường XĐ đến Cực Nam

- BC Đông: Nửa cầu bên phải giới hạn từ KT gốc đến KT 1800

- BC Tây: Nửa cầu bên trái giới hạn từ KT gốc đến KT 1800

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về các khái niệm kinh độ, vĩ độ và cách xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

a Mục tiêu:

- Biết được thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm

- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên Bản đồ

b Nội dung:

- HS quan sát H4 trang 103 xác định các đường KT và VT đi qua các điểm A,B,C

- HS đọc nội dung mục 2 SGK trang 103, mục “Em có biết” trang 103 Nêu các khái niệm về kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm

- HS dựa vào H4 nêu được cách xác định tọa độ địa lí của một điểm (Xác định điểm giao nhau của những đường nào?)

c Sản phẩm

- HS nêu được đúng những đường KT và VT đi qua 1 trong các điểm A, B, C

- HS nêu được gần đúng khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của 1 điểm

- HS nêu được cách xác định tọa độ địa lí của một trong các điểm trên H4 Biết cách viết tọa độ địa lí của một trong các điểm A,B,C

d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân:

+ Xác định các đường KT và VT đi qua một trong các điểm A/B/C?

- GV giới thiệu: Vị trí của điểm A chính là giao điểm của hai đường KT và VT Vậy cách đọc tọa độ của điểm A ntn?

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi:

+ Đọc SGK mục 2, mục “Em có biết” trang 103 Nêu các khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của 1 điểm?

+ Quan sát H4 cho biết: muốn xác định được tọa độ địa lí của một điểm ta cần làm gì?

Trang 13

+ Quan sát H3 cho biết cách viết tọa độ địa lí của một điểm ntn? Viết tọa độ địa lí của

1 trong các điểm A/B/C?

(Biết được khoảng cách từ điểm đó đến KT gốc ; khoảng cách từ điểm đó đến đường

VT gốc hay chính là số độ của đường KT, số độ của đường VT đi qua điểm đó)

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân quan sát H4: xác định các KT, VT đi qua A/B/C?

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm đôi nêu được khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của 1 điểm

- HS quan sát H4, H3 nêu được cách xác định và cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (Viết tọa độ của A/B/C)?

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm Liên hệ tình huống ở phần mở đầu bài học

- Dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận

2 Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là: khoảng cách tính bằng độ từ KT gốc đến KT đi qua điểm đó

- Vĩ độ của một điểm là: KC tính bằng độ từ VT gốc đến VT đi qua điểm đó

- Tọa độ địa lí của một điểm: là kinh độ và vĩ độ của điểm đó

- Xác định tọa độ địa lí của một điểm: Xác định điểm giao nhau của KT và VT đi qua điểm đó

- Viết tọa độ địa lí một điểm: Viết lần lượt vĩ độ, kinh độ của điểm đó

- Ví dụ: Tọa độ địa lí của điểm A là (600B, 1200 Đ)

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH: Nếu vẽ các đường KT, VT cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu KT, VT?

- GV gợi ý:

+ Vẽ các đường KT: là xác định các điểm cách đều nhau 10 theo vòng tròn 3600. + Vẽ các đường VT là xác định các điểm cách đều nhau 10 từ CB đến CN theo nửa hình

Trang 14

tròn 1800 (Lưu ý đường XĐ đánh số 0 Hai bên XĐ các đường VT đối xứng nhau lần lượt từ 10 đến 900)

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng KT địa lí và kĩ năng tính toán hoàn thành bài tập

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả

+ Cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau (8034’B, 1040 40’Đ)

+ Cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên (22022’B, 102009’Đ)

+ Cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa (12040’B, 109024’Đ)

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

- GV gợi ý: Tìm thông tin ở SGK địa lí lớp 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam Hoặc tracứu thông tin trên Internet

* Báo cáo thảo luận

- HS trình bày bài tập vào giờ học sau

Trang 15

- Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đồ

- Nêu được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống

2 Về năng lực

- Năng lực chung: NL giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và

tự học

- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin,

- Năng lực chuyên biệt:

3 Về phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm

4 Tích hợp: GD kĩ năng sống (Kĩ năng xác định phương hướng trong thực tế khi di

chuyển dựa vào bản đồ)

- GD an ninh quốc phòng: giới thiệu bản đồ Việt Nam trong ĐNA và khẳng định chủquyền của Việt Nam đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên: Quả địa cầu, máy tính, máy chiếu

2 Học sinh: SGK Vở ghi, xem trước bài, quan sát tìm hiểu về một số loại bản đồ III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a Mục tiêu: Huy động kiến thức của HS, tạo hứng thú học tập và tình huống có vấn

đề cho HS tò mò khám phá trước khi vào bài học

b Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát BĐ “Các nước trên TG” và quan sát quả ĐC

- Giải quyết tình huống đặt ra cho 2 bạn nhỏ ở đầu bài học (trang 104): Quả ĐC có phải BĐ không?

c Sản phẩm:

- HS nêu được điểm giống và khác nhau giữa BĐ “Các nước trên TG” và Quả ĐC

Trang 16

- HS đưa ra kết luận có thể đúng hoặc sai: Quả ĐC có/không phải là BĐ.

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra hình ảnh BĐ các nước trên TG (trên hình chiếu) Yêu cầu HS quan sát

BĐ và quả ĐC

- So sánh tìm ra điểm giống và khác nhau giữa BĐ và Quả ĐC

- Trả lời CH: Quả ĐC có phải là BĐ không?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát BĐ và quả ĐC

- HS thảo luận nhóm đôi tìm điểm giống và khác nhau

-> Kết luận: Quả ĐC có/không phải BĐ

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm Hs trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm

- Dựa trên câu trả lời của HS kết luận và dẫn dắt vào ND bài học

+ Quả ĐC không phải là BĐ (là mô hình thu nhỏ của TĐ)

+ Do có những điểm khác biệt với BĐ (mặt cong và mặt phẳng)

-> Vậy BĐ là gì? Cách xây dựng BĐ, ý nghĩa của BĐ ntn?

3.2 Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm Bản đồ

a Mục tiêu: HS nêu được khái niệm BĐ

b Nội dung:

- HS đọc nội dung thông tin mục 1 SGK Nêu được khái niệm BĐ

- Lấy ví dụ về vai trò của BĐ trong học tập và đời sống

c Sản phẩm:

- HS nêu được khái niệm bản đồ là gì

- Lấy được ví dụ về vai trò của BĐ trong học tập và đời sống

+ Học tập: Giúp HS tìm hiểu về các vùng miền, các quốc gia, các châu lục trên TG+ Trong cuộc sống: Giúp tìm đường đi, xác định vị trí các địa điểm…

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK trang 104 Từ đó trả lời CH: BĐ là gì?

- Lấy các ví dụ về vai trò của BĐ trong học tập và trong đời sống

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân: Đọc nội dung mục 1 SGK (104), viết được khái niệm BĐ vào giấy nháp

- HS thảo luận nhóm đôi: tìm các ví dụ về vai trò BĐ trong học tập và đời sống

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày các ví dụ

Trang 17

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét hoạt động học tập của các nhóm

- GV: phân tích khái niệm BĐ trên “BĐ TG” và “BĐ VN trong ĐNA”

-> Dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận:

1 Khái niệm Bản Đồ

- BĐ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt TĐ lên mặt phẳng trên cơ

sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu BĐ

Nhiệm vụ 2: Biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

a Mục tiêu: HS nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của BĐ TG

b Nội dung:

- HS quan sát H1.a và 1.b SGK trang 105 Mô tả hình dạng (khác nhau) lưới kinh vĩ tuyến ở mỗi BĐ Tìm nguyên nhân của sự khác nhau về đặc điểm lưới KVT ở mỗi BĐ

- So sánh sự khác nhau về hình dạng, diện tích của các lục địa ở hai BĐ Đọc mục

“Em có biết” trang 104 và H1 (105) Tìm nguyên nhân sự khác nhau

c.Sản phẩm

- HS mô tả được đặc điểm hình dạng lưới KVT ở hai bản đồ:

+ H1.a: KT: dạng hình dẻ quạt, VT là các đường cong

+ H1.b: KT và VT là các đường dọc và ngang vuông góc với nhau

- Biết được nguyên nhân tạo nên sự khác nhau của các lưới KVT đó

+ Do các phép chiếu khác nhau: Phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ

- So sánh khác nhau:

+ Hình dạng: H1.a: Hình dáng lục địa thay đổi nhiều ơn, thu nhỏ và kéo dài ra H1.b hình dáng ít bị thay đổi hơn

+ Diện tích: H1.b diện tích lục địa sai số nhiều hơn, rộng lớn hơn H1.a

->Nguyên nhân: Do chuyển từ mặt cong lên mặt phẳng có sai số và do các phép chiếukhác nhau

d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu HS quan sát H1.a và 1.b SGK mục 2 trang 105

? Cho biết hai bản đồ thể hiện nội dung gì Mô tả đặc điểm hình dạng của lưới KVT ởmỗi bản đồ

? Vì sao hình dạng lưới KVT ở hai bản đồ có đặc điểm như vậy?

? So sánh điểm khác nhau về hình dạng và diện tích của các lục địa ở hai BĐ Vì sao

có sự khác biệt đó?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Hs quan sát H1, thảo luận nhóm đôi (theo bàn) để trả lời CH

- GV giúp đỡ HS khi so sánh và tìm nguyên nhân

* Báo cáo thảo luận

Trang 18

- Đại diện nhóm HS trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét hoạt động của các nhóm

- Mở rộng:

+ Khi chuyển từ mặt cong lên mặt phẳng những phần bị thiếu sẽ được nối thêm vào

và vẽ lại nên hình ảnh bị sai số

+ Mỗi phép chiếu cho ta một BĐ có sự sai số khác nhau nhất định Tùy mục đích sử dụng để lựa chọn BĐ thích hợp

+ H1.a ít sai số về diện tích nhừn sai số nhiều về hình dạng

+ H1.b ít sai số về hình dạng nhưng sai số nhiều hơn về diện tích

- GV đưa ra kết luận:

2 Một số lưới KVT của BĐ TG

- Vẽ BĐ là chuyển từ mặt cong của TĐ lên mặt phẳng

- Để vẽ BĐ các nhà khoa học sử dụng các phép chiếu khác nhau:

+ Phép chiếu hình nón

+ Phép chiếu hình trụ

Nhiệm vụ 3: Xác định phương hướng trên BĐ

a Mục tiêu: HS xác định được phương hướng trên BĐ

b Nội dung:

- HS đọc SGK mục 3 biết được các cách xác định phương hướng trên BĐ

- Dựa vào H2 trang 105: xác định được hướng di chuyển giữa các địa điểm trên BĐ

“VN trong ĐNA” trang 101

c Sản phẩm

- HS nêu được có 2 cách xác định hướng trên BĐ

+ Với BĐ có lưới KVT: Dựa vào các đường KVT để xác định hướng: Đầu trên KT chỉ hướng Bắc, đầu dưới KT chỉ hướng Nam Bên phải VT chỉ hướng Đông Bên trái

VT chỉ hướng Tây

+ Với BĐ không có lưới KVT: Căn cứ vào múi tên chỉ hướng Bắc

- BT vận dụng ? Hướng di chuyển từ

+ HN- Băng Cốc: Tây Nam

+ HN- Ma-ni-la: Đông Nam

+ HN- Xin-ga-po: Nam

d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc thông tin SGK mục 3 (105) Trả lời CH:

? Có những cách nào để xác định phương hướng trên BĐ? Nêu các cách đó?

- HS quán sát H2 (105) thảo luận nhóm: Vận dụng làm BT?

+ Nhóm 1 (dãy 1): Xác đinh hướng di chuyển từ Hà Nội đến Băng Cốc?

+ Nhóm 2 (dãy 2): Xác đinh hướng di chuyển từ Hà Nội đến Ma-ni-la?

Trang 19

+ Nhóm 3 (dãy 3): Xác đinh hướng di chuyển từ Hà Nội đến Xin-ga-po?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm (4-6 HS) Trả lời CH vào phiếu học tập

+ Cách xác định phương hướng trên BĐ

- HS quan sát H2 (105): Làm BT mục?

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm ở các dãy lần lượt báo cáo kết quả

3 Phương hướng trên BĐ

- Với BĐ có các lưới KVT: Xác định phương hướng dựa vào các đường KVT

+ Dựa vào đường KT: Đầu trên chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam

+ Dựa vào đường VT: Bên phải chỉ hướng Đông Bên trái chỉ hướng Tây

- Với BĐ không có lưới KVT: Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc : B

-> Từ đó xác định các hướng còn lại (theo sơ đồ chỉ hướng)

(HS vẽ sơ đồ chỉ hướng ở H2 vào vở)

3.3 Luyện tập

a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài làm được BT: Xác định phương hướng trên BĐ GV kiểm tra được mức độ nhận thức và hiểu bài của HS ngay tại lớp,

có định hướng dạy học cho từng đối tượng HS ở các tiết học sau

b Nội dung: Dựa vào bản đồ ở trang 101, cho biết phần đất liền của nước ta tiếp giáp với biển ở những hướng nào?

c Sản phẩm

- HS nêu được: phần đất liền nước ta tiếp giáp biển Đông ở hướng Đông và hướng Nam

d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Dựa vào bản đồ ở trang 101, cho biết phần đất liền của nước ta tiếp giáp với biển ở những hướng nào?

- GV gợi ý HS dựa vào bản đồ VN trong ĐNA trang 101 và sơ đồ chỉ hướng

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm đôi, thảo luận thống nhất ý kiến

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày

Trang 20

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết luận: phần đất liền nước ta tiếp giáp biển Đông ở hướng Đông và hướng Nam

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Sưu tầm một số bản đồ, giới thiệu với các bạn trong lớp về các bản đồ đó?

- Gợi ý: Báo cáo:

+ Nêu được tên bản đồ

+ Nội dung chính được trình bày trong bản đồ

Chất lượng sản

phẩm

In màu rõ nét, giấy phẳng đẹp… 2

Thuyết trình Nói to rõ ràng lưu loát, biểu cảm 1

Trình bày được nội dung chính của bản đồ 1Nhận xét được về phép chiếu, mạng lưới

- HS sưu tầm BĐ ở nhà, in ra giấy A4, A3 (in màu)

* Báo cáo thảo luận

Trang 21

- HS báo cáo sản phẩm vào giờ học sau: Thuyết trình trước lớp về bản đồ đó.

* Kết luận nhận định

- Gv nhận xét sản phẩm của HS, cho điểm thường xuyên

4 Củng cố (2p)

- GV chốt lại những kiến thức trọng tâm của bài học

5 Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (2p)

- HS học bài, hoàn thành bài tập vận dụng, chuẩn bị bài 3 (máy tính, thước kẻ, đọc

trước nội dung bài) làm các BT ở SBT trang 8,9: Yêu cầu bài: 1,2,4,5 Khuyến khích:bài 3, 6,7 Chuẩn bị nội dung bài 3: Máy tính, thước kẻ, bìa cứng màu trắng

Ngày soạn: 03/9/2022

TIẾT 8 BÀI 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ.TÍNH KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO

- Trình bày được khái niệm đơn giản về tỉ lệ bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

- Phân biệt được số tỉ lệ và thước tỉ lệ

- Tính được tỉ lệ trên bản đồ và trên thực tế

2 Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao

nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đềliên quan đến nội dung bài học

4 Tích hợp

- GD kĩ năng sống: Tính được khoảng cách giữa hai địa điểm trong thực tế

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Trang 22

1 Giáo viên: Một số bản đồ địa lí có tỉ lệ lớn.

2 Học sinh: SGK Vở ghi, xem trước bài, xem lại kiến thức về mạng lưới kinh vĩ

tuyến

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’)

- Kiểm tra bài tập về nhà của HS

- Giải quyết tình huống đặt ra ở đầu bài học (GV sử dụng bản đồ Việt Nam)

- Gv có thể sử dụng bản đồ VN trong ĐNA làm ví dụ minh họa: làm sao để dựa vào bản đồ tính được khoảng cách từ thủ đô Hà Nội đến Viêng Chăn?

- HS quan sát BĐ Việt Nam trong ĐNA cho biết làm thế nào tính được khoảng cách

từ thủ đô HN đến Viêng Chăn?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát bản đồ

- HS thảo luận nhóm đôi, tìm câu trả lời

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời CH

- Các nhóm khác nhận xét

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm

- Dựa trên câu trả lời của HS đưa ra kết luận và dẫn dắt vào nội dung bài học

3.2 Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Biết được tỉ lệ bản đồ

a Mục tiêu: HS biết được tỉ lệ BĐ là gì, ý nghĩa của tỉ lệ BĐ

b Nội dung:

- HS đọc nội dung SGK, thảo luận nhóm

- Nêu ý nghĩa của tỉ lệ BĐ Chỉ ra đặc điểm của Tỉ lệ số và tỉ lệ thước Cho ví dụ về tỉ

lệ số, vẽ TL thước vào miếng bìa cứng đã chuẩn bị sẵn

c Sản phẩm

Trang 23

- HS đọc to rõ ràng Thảo luận tích cực

+ Nêu được ý nghĩa của tỉ lệ BĐ

+ Sự khác nhau của TL số và tỉ lệ thước:

TL số: Là một phân số, tử số luôn là 1

TL thước: Là một thước đo đã tính sẵn độ dài trên thực tế.

- HS lấy được ví dụ về TLS và vẽ được TL thước vào miếng bìa cứng đã chuẩn bị.d.Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc mục 1 SGK trang 106 Thảo luận nhóm 4-6 bạn

- Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?

- GV hướng dẫn mỗi HS tự lấy ví dụ về TL số, vẽ được tỉ lệ thước vào miếng bìa

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, TLN, nêu ý nghĩa tỉ lệ BĐ, sự khác nhau của TL số và tL thước

- HS trình kiểm tra chéo nhau trong nhóm về ví dụ và sản phẩm vẽ thước tỉ lệ

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- GV so sánh rõ hơn về BĐ TL số: BĐ TL nhỏ và BĐ TL lớn (phụ thuộc mẫu số)

+ BĐ có tỉ lệ nhỏ: Mẫu số lớn (thể hiện được nhiều đối tượng lí hơn nhưng mức

độ khái quát hơn): 1: 1000 000

- Tỉ lệ thước: Là thước đo có tính sẵn độ dài trên thực tế

Nhiệm vụ 2: Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

a Mục tiêu: HS tính được khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

b Nội dung:

- HS đo khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước

- HS đo khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số

c Sản phẩm

- HS biết cách dùng thước đo tính sẵn, đo được khoảng cách trên thực tế

+ Thực hành với bản đồ “VN trong ĐNA” đo được k/c từ HN đến Viêng Chăn khoảng 480 km (đường chim bay)

- HS biết cách tính toán quy đổi từ khoảng cách trên BĐ ra K/c trên thực tế

Trang 24

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS áp thước đo đã vẽ ở miếng bìa vào bản đồ VN trong ĐNA để tính khoảng cách từ HN đến Viêng Chăn

- GV giải thích rõ hơn về đặc điểm của TL số (tử số là k/c trên BĐ, mẫu số là k/c tương ứng ngoài thực địa tính bằng cm), hướng dẫn HS làm BT mục ? trang 107: Tính toán K/c từ HP và TP Vinh đến thủ đô HN

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân: đo khoảng cách bằng TL thước

- HS thảo luận nhóm đôi: Tính K/c bằng tỉ lệ số

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm

- Kết luận:

2 Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ BĐ

- Muốn tính K/c thực tế dựa vào tỉ lệ số trên BĐ:

+ Biết được khoảng cách giữa hai địa điểm trên BĐ

+ Nhân khoảng cách đó với mẫu số (cm)

+ Đổi đơn vị theo yêu cầu của bài toán

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS ôn mục 1 “Tỉ lệ BĐ” và làm bài tập 2 mục “Luyện tập, vận dụng” trang 107

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập ra giấy nháp

* Báo cáo thảo luận

Trang 25

- GV yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả.

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc yêu cầu BT 1 mục “Luyện tập, vận dụng”

- GV hướng dẫn HS đo k/c trên BĐ: đo vào điểm chính giữa của kí hiệu, đo đoạn đường Lê Thánh Tôn: đường gấp khúc phải đo thành các đoạn nhỏ và cộng lại

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành BT ở nhà

* Báo cáo thảo luận

- HS báo cáo kết quả vào giờ học sau

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét và chữa bài tập cho HS vào giờ học sau

4 Củng cố:

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.

? Với những đoạn đường ngoằn nghèo có cách nào để đo khoảng cách?

- HS đọc mục “Em có biết” trả lời CH

5 Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà:

- HS học bài, làm bài tập vận dụng, làm BT ở SBT (yêu cầu 1,2,3 Khuyến khích 4,5,6) Chuẩn bị bài 4: Một số bản đồ sử dụng kí hiệu khác nhau (Át lát địa lí TG, Át lát địa lí Việt Nam)

Trang 26

- Nhận biết được các loại kí hiệu và các dạng kí hiệu bản đồ.

- Đọc được một số bản đồ thông dụng, tìm đường đi trên bản đồ. 

2 Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao

nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Đọc được các kí hiệu và chú giải trên các bản đồ Biết đọc

bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đổ.Biết tìm đường đi trên bản đồ

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiệntượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3 Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học

mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đềliên quan đến nội dung bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới, bản đồ hành chính Việt Nam At lát địa

lí TG và Việt Nam, giấy A3, bút dạ, nam châm

2 Học sinh: SGK Vở ghi, xem trước bài, xem về một số loại kí hiệu bản đồ, Át lát

địa lí TG và Việt Nam

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ

- Lấy 2 ví dụ về TL bản đồ (TL số) So sánh hai tỉ lệ BĐ đâu là TL lớn, nhỏ BĐ nàothể hiện chi tiết các nội dung hơn, BĐ nào thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn?

- Bài tập về nhà của HS

3 Các hoạt động dạy học

3.1 Mở đầu

Trang 27

a Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để giải quyết Gv giới thiệu nội dung bài học.

b Nội dung

- GV đưa ra tình huống: Đi dã ngoại, ba HS tách khỏi đoàn, bị lạc đường.Một bạn Nam mang theo điện thoại Bạn nữ có mang theo bản đồ Có những cách nào để tìm đường đi và liên lạc với nhóm lớp?

- HS thảo luận theo nhóm tìm giải pháp

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra tình huống 3 HS bị lạc đường trong chuyến dã ngoại: có điện thoại, có bản đồ

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm để tìm giải pháp

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày giải pháp

- Các nhóm HS khác đưa ra nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- Gv nhận xét câu trả lời của HS

- Dẫn dắt vào nội dung bài học

3.2 Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a Mục tiêu: HS đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình

b Nội dung

- Hs đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát H1, SGK trang 108 nêu các loại kí hiệu bản đồ và đọc các kí hiệu bản đồ

- GV giới thiệu về các kí hiệu bản đồ thường gặp

- HS đọc mục “ Em có biết - 1” trang 108 biết thêm về nội dung biểu hiện của các kí hiệu trên bản đồ

- HS quan sát các bản đồ Át lát địa lí TG và VN kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, diện tích, đường

- HS đọc mục “Em có biết- 2” Biết cách sắp xếp của các kí hiệu trong bảng chú giải

- Hiểu và đọc được nội dung của bảng chú giải ở H2

c Sản phẩm

- HS kể và đọc đúng được các loại kí hiệu bản đồ trong H1 (108)

Trang 28

- HS nêu được các nội dung khác mà kí hiệu bản đồ biểu hiện ở mục “Em có biết-1”

- HS kể thêm được ít nhất một đối tượng địa lí được thể hiện bằng 1 trong ba loại kí hiệu, ngoài các đối tượng đã cho ở bảng 1 Ví dụ:

+ Kí hiệu điểm: điểm dân cư, mỏ khoảng sản, trung tâm CN…

+ Kí hiệu đường: dòng sông, đường đẳng nhiệt, bãi cá, bãi tôm…

+ Kí hiệu diện tích: Vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi, vùng thềm lục địa…

- HS hiểu được cách sắp xếp các kí hiệu trong bảng chú giải

- Biết và đọc được chú giải của bản đồ địa hình và bản đồ hành chính ở H2

- HS đọc mục “Em có biết-2”: nêu cách sắp các kí hiệu trong bảng chú giải

- HS quan sát H2: thảo luận nhóm: trả lời CH mục ? phần b trang 109

+ Cho biết bảng chú giải nào của BĐ hành chính, bảng chú giải nào của BĐ TN?+ Kể ít nhất 03 đối tượng địa lí được thể hiện trên BĐ HC và ba đối tượng địa lí đượcthể hiện trên BĐ TN?

* Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời

- Đại diện nhóm HS trình bày

Trang 29

Nội dung và lãnh thổ được thể hiện

trên BĐ?

BĐ TN TG bán cầu Đông và BC Tây

Các kí hiệu trong bảng chú giải thể

hiện các đối tượng địa lí nào?

Đầm lầy; hoang mạc, sa mạc; băng hà lục địa; thềm băng; sông, hồ, thác; núi lửa; san hô; độ cao đỉnh núi; độ sâu đại dương; phân tầng địa hình; tên viết tắt của các dạng địa hình

+ BĐ HC Việt Nam trang 110: Phiếu học tập 2:

Nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên

BĐ?

BĐ HC Việt Nam

Các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện

các đối tượng địa lí nào?

Thủ đô, TP trực thuộc Trung ương, têntỉnh, ranh giới tỉnh, biên giới quốc gia, tên tác tỉnh được đánh số, các chữ cái viết tắt trên BĐ

Đọc và xác định

trên BĐ Tên, vị trí của thủ đô Hà NộiCác TP trực thuộc

Trung ương

Hải phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Tỉnh, TP nơi em sinh sống

Phú Thọ

Trang 30

b Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục 2.a trang 109 Nêu cách đọc BĐ?

- Chia nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập

* Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm trưng bày sản phẩm nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

+ Phiếu tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm:

Tiêu chí Nội dung Hình thức Thuyết trình

Đủ 4 nội dung theo yêu cầu

Trình bày chữ đẹp, sạch sẽ khoa học

Tự tin, giọng đọc truyền cảm, nói to

rõ ràng, lưu loát

Chỉ chính xác

vị trí các đối tượng địa lí trên BĐĐiểm tối

đa

Điểm trừ Thiếu 1 nội

dung trừ 1 điểm Trong từng nội dung thiếu ý trừ điểm (tối thiểu 0,25 điểm)

Trình bày chữ không đẹp, không sạch sẽ khoa học trừ điểm (tối thiểu 0,25 điểm)

Thuyết trình câu trả lời thiếu tự tin,giọng đọc không

rõ ràng, lưu loát trừ điểm (tối thiểu0,25 điểm)

Chỉ thiếu chínhxác vị trí các đối tượng trừ điểm (tối thiểu 0,25 điểm)

dụ ở nội dung 4

Trình bày có sự sáng tạo

Thuyết trình biểu cảm, trả lời lưu loát trước các chất vấn thắc mắccủa GV và nhóm

HS khác

Tổng

điểm

Trang 31

- Đọc tên BĐ: Biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện

- Biết TL BĐ: đo tính khoảng cách giữa các đối tượng

- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải: Nhận biết các đối tượng trên BĐ

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm

- Trình bày mqh giữa các đối tượng địa lí

b) Đọc BĐ TN và BĐ HC

* Đọc BĐ TN

* Đọc BĐ HC

Nhiệm vụ 3: Tìm đường đi trên BĐ

a Mục tiêu: HS biết cách tìm đường đi trên BĐ

b Nội dung

- Đọc thông tin và quan sát H3 SGK trang 111

- Nêu các bước tìm đường đi trên BĐ

- Vận dụng trả lời CH mục ? trang 111

c Sản phẩm

- HS nêu được 3 bước tìm đường đi trên BĐ

- Xác định đúng trên BĐ H3 vị trí các địa điểm: Trường CĐ SP Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng

- Mô tả đúng, rõ ràng dễ hiểu, đường đi từ trường CĐ SP Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ

+ Từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ Ga Đà Lạt đi theo hướng Tây Nam vào đường Nguyễn Trãi Đi qua 2 ngã ba giao nhau với các cung đường bên phải không

rẽ, đi tiếp đến ngã tư giao nhau thì rẽ trái vào đường Phạm Hồng Thái Đi khoảng 700mét gặp ngã ba không rẽ, đi tiếp đến ngã tư giao nhau Đại lộ Trần Hưng Đạo và Hùng Vương thì đi thẳng, qua ngã tư khoảng 100 mét đến Bảo tàng Lâm Đồng

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc thông tin SGK mục 3 trang 111:

? Nêu các bước tìm đường đi trên BĐ

Trang 32

- Quan sát H3 trang 111: Thảo luận nhóm đôi

+ Xác định trên BĐ vị trí của trường CĐ SP Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.+ Mô tả đường đi từ trường CĐ SP Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàngLâm Đồng? (Gợi ý HS dùng dây chỉ đo độ dài đường đi và quy đổi theo tỉ lệ BĐ ra khoảng cách thực tế Những chỗ rẽ lưu ý nêu rõ rẽ phải hay trái hay đi thẳng vào đường nào, giao nhau ở ngã ba hay ngã tư với đường nào)

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, hoạt động cá nhân trả lời CH

- HS quan sát H3, thảo luận nhóm trả lời CH

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS và nhóm HS trình bày

- Các HS và nhóm HS khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

- GV nhận xét hoạt động học của HS và nhóm HS

- Kết luận:

3 Tìm đường đi trên BĐ

- Bước 1: Xác định nơi đi, nơi đến, hướng đi

- Bước 2: Tìm cung đường có thể đi, chọn cung đường thích hợp nhất (đảm bảo quy định về ATGT)

- Bước 3: Xác định k/c thực tế phải đi

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoáng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy điện trên BĐ, người ta thường dùng loại kí hiệu nào?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, xem lại nội dung mục 1 hoàn thành câu trả lời

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trình bày

- Các HS khác nhận xét bổ sung

* Kết luận nhận định

Trang 33

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết luận

3.4.Vận dụng

a Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực công nghệ, tìm đường đi giữa hai địa điểm ngoài thực tế thông qua bản đồ hoặc qua ứng dụng BĐ trên điện thoại thông minh

b Nội dung: HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ 2/3 ở mục “Luyện tập, vận dụng”

c Sản phẩm

- HS viết được nội dung mô tả cụ thể rõ ràng dễ hiểu

- HS biết sử dụng thành thạo ứng dụng tìm đường đi trên điện thoại thông minh

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS sưu tầm bản đồ du lịch TP Hà Nội tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia đến Nhà hát lớn Hà Nội

- Tìm hiểu về một ứng dụng BĐ trên thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, máy tính…) tìm đường đi từ chù Thiên Mụ đến Lăng Khải Định (Thừa Thiên Huế) trên ứng dụng đó

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

* Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo GV bộ môn trong giờ học sau

- HS học bài, hoàn thành BT vận dụng, làm các BT ở SBT trang 12,13, 14 (Yêu cầu

BT 1, 2 Khuyến khích 3,4,5,6 Chuẩn bị bài 5: Mô tả đường đi từ nhà em đến trường

đi qua những địa điểm nào, mô tả khuôn viên trong trường em, qua đoạn văn từ 5 đến

10 câu Một nhóm HS 4 em chuẩn bị hoạt cảnh hỏi thăm đường đi và chỉ đường tới đền Mẫu Âu cơ

Trang 34

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao

nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đềliên quan đến nội dung bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: bản đồ SGK, bản đồ khu vực giờ, quả Địa cầu, đèn pin

- Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2 Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Khởi động:

a Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để

hình thành kiến thức vào bài học mới

b Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu

Trang 35

GV: Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường từ nhũng khách du lịch hoặc người từ nơi khác đến Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi họ muốn tới mà không phải trục tiếp dẫn đi?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Khái niệm lược đồ trí nhớ

a Mục đích: HS Trình bày Khái niệm lược đồ trí nhớ.

b Nội dung: Tìm hiểu về Khái niệm lược đồ trí nhớ

c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

1/ Thế nào là lược đồ trí nhớ ?

2/ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì trong cuộc sống?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

1 Khái niệm lược đồ trí nhớ:

- Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óccon người Lược đồ trí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điềm mà mộtngười từng gặp, từng đến,

- Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Vẽ lược đồ trí nhớ

a Mục đích: HS biết Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực

Trang 36

b Nội dung: Tìm hiểu Vẽ lược đồ trí nhớ

c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2 Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các điểm cần xác định để vẽ được biểu đồ trí nhớ: điểm đầu, điểm kết thúc, hướng

đi, các điểm mốc Gồm: lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực

Hoạt động 3: Luyện tập.

a Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

Hoạt động 4 Vận dụng

Trang 37

a Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học

hôm nay

b Nội dung: Vận dụng kiến thức

c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Vẽ sơ đồ trường em đang học

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ; HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả; GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

Ngày soạn: 01/10/2022

CHƯƠNG II: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

TIẾT 15- BÀI 6: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

- NL chung: NL giao tiếp và hợp tác, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề

- NL đặc thù: NL khoa học, năng lực công nghệ

- NL chuyên biệt: NL định hướng không gian, NL sử dụng mô hình, nhận xét tranh ảnh, vẽ sơ đồ địa lí

3 Về phẩm chất

- Chăm chỉ học tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên: SGK, tranh ảnh, thông tin tư liệu về các hành tinh trong hệ MT

2 HS: SGK, tìm hiểu về các hành tinh trong Thái Dương hệ.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài.

3 Các hoạt động dạy học

3.1 Mở đầu

Trang 38

a Mục tiêu: Huy động kiến thức, kích thích tư duy của HS, GV giới thiệu nội dung bài học.

b Nội dung

- HS xem video giới thiệu về Thái Dương hệ

- HS trả lời CH: Kể tên các hành tinh trong hệ MT? Vì sao Hệ này có rất nhiều hành tinh nhưng lại được gọi tên là hệ MT (Thái Dương hệ)? Theo các nghiên cứu KH thì hành tinh nào trong hệ MT có sự sống? Vì sao?

c Sản phẩm

- HS xem video

- Trả lời được CH: Do MT là trung tâm của hệ Các hành tinh khác chịu tác động lực hút từ MT và chuyển động quanh MT theo các quỹ đạo riêng

- Theo các nghiên cứu KH đã chứng minh: Hiện nay TĐ là hành tinh duy nhất trong

hệ có sự sống Nguyên nhân do đặc điểm về vị trí, hình dạng kích thước của TĐ

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Xem video về Thái Dương hệ

- Trả lời CH:

+ Kể tên các hành tinh trong hệ MT Vì sao gọi tên là Hệ MT?

+ Trong hệ MT có hành tinh nào có sự sống? Vì sao?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân Xem video, suy nghĩ trả lời CH

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện HS trả lời

HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên

? TĐ nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ MT (theo thứ tự xa dần MT)

? Ý nghĩa của khoảng cách từ TĐ đến MT?

? Đọc mục “Em có biết” trang 116, em biết thêm điều gì thú vị về MT và các hành tinh trong hệ?

Nhiệm vụ : Mô tả hình dạng kích thước của TĐ

a Mục tiêu: HS mô tả được hình dạng, kích thước của Trái đất

b Nội dung:

- HS đọc thông tin SGK mục 2 trang 117, quan sát quả địa cầu

+ Cho biết TĐ có dạng hình gì? Nhận xét kích thước của TĐ? Cho VD?

+ Có bạn cho rằng TĐ là một mặt phẳng Bằng hiểu biết và các thông tin hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ thuyết phục bạn đó rằng TĐ có dạng khối cầu?

Trang 39

c Sản phẩm

- HS nêu được TĐ có dạng hình cầu, nhận xét được kích thước của TĐ rất lớn, chứngminh được bằng số liệu về kích thước của TĐ

- HS dùng mô hình quả ĐC, ảnh chụp vệ tinh và sự kiện địa lí… để chứng minh được

TĐ hình cầu: Mô hình quả ĐC là mô hình trong không gian, ảnh chụp vệ tinh, câu chuyện về Ma-gien lăng đi vòng quanh TĐ, những phát kiến địa lí quan sát TĐ của người Hy lạp cổ: Nhìn thấy hình ảnh con thuyền trên biển luôn nhìn thấy cánh buồm trước… chứng tỏ bề mặt TĐ dạng cong, không phẳng…

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Đọc thông tin mục 2 SGK trang 117, quan sát quả địa cầu

? Cho biết TĐ có dạng hình gì?

? Nhận xét về kích thước của TĐ? Ví dụ chứng minh?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát quả ĐC, chuẩn bị câu trả lời

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện HS trình bày

b Nội dung: BT 1 mục “Luyện tập, vận dụng” trang 117

c Sản phẩm

- HS nêu được đúng tên và vị trí của các hành tinh trong hệ MT (theo đúng thứ tự xa dần MT): Thủy tinh, Kim tinh, TĐ, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

d Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ

- HS quan sát H1, kể tên các hành tinh trong Thái dương hệ theo thứ tự xa dần MT?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát H1, làm việc cá nhân, ghi nhớ trả lời CH

Trang 40

* Báo cáo thảo luận

- Đại diện HS trình bày trước lớp

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giả sử có người đang sinh sống ở hành tinh khác em hãy viết 1 lá thư khoảng 10 dòng, giới thiệu về TĐ của chúng ta với họ

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành bài tập ở nhà

* Báo cáo thảo luận

- HS trình bày bài tập trước lớp trong giờ học sau

TIẾT 18 + 21 - BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w