1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo skkn hường 2022 (1)

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phạm vi áp dụng sáng kiến:Sáng kiến có thể áp dụng vào các tiết Tập làm văn kiểu bài miêu tả trong trườngPTDTBT Tiểu học Khao Mang và một số trường trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.Đối tư

1 BIỆN PHÁP “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Trường PTDTBT TH Khao Mang” I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 Tên sáng kiến: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang” 2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 3 Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng vào các tiết Tập làm văn kiểu bài miêu tả trong trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang và một số trường trên địa bàn huyện Mù Cang Chải Đối tượng áp dụng là học sinh khối 4 trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang 4 Thời gian áp dụng sáng kiến: Thời gian bắt đầu nghiên cứu và xây dựng sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2020 - 2021 Khi xây dựng xong tôi bắt đầu áp dụng và thực nghiệm từ đầu năm học 2020 - 2021 và tiếp tục áp dụng trong năm học 2021 - 2022 5 Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Hường Năm sinh: 16/05/1989 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang Địa chỉ liên hệ: Trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái Điện thoại: 0989450659 II MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN: 1 Tình trạng giải pháp đã biết Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy lớp 4A1, 36 học sinh Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh của lớp mình gặp những khó khăn nhất định khi học tập môn tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn Chính vì vậy, tôi xác định cải tiến chất lượng ở môn tiếng Việt, trong đó tập trung vào biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng làm văn miêu tả Trong chương trình tiếng Việt Tiểu học, Tập đọc được học và chiếm khá nhiều thời lượng trong trong chương trình Ở lớp 4, Tập đọc chiếm 70 tiết 2 Tập đọc là một trong những phân môn khó, mang tính tổng hợp và sáng tạo cao Trong đó, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả Từ đó các em có cơ sở tái hiện lại bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh vào bài văn miêu tả Một bài văn miêu tả hay là ở cách trình bày mạch lạc, thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động về đối tượng miêu tả, thể hiện được trí tưởng tượng, tình cảm của người tả đối với đối tượng được miêu tả Để giúp học sinh học tốt văn miêu tả, tôi đã sử dụng một số biện pháp: Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả; Hướng dẫn học sinh lập dàn ý; Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn của bài văn miêu tả; Hướng dẫn học sinh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật; Thực hiện nhận xét sau bài viết của học sinh; Mở rộng vốn từ thông qua các bài văn mẫu Tuy nhiên, kỹ năng viết văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế Thực hiện khảo sát để xây dựng sáng kiến, hướng tới nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung Đầu năm học tôi đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng viết văn miêu tả của 3 lớp 4 * Kết quả khảo sát lớp 4A1, 4A2, 4A3 năm học 2020 - 2021 với tổng số học sinh 108/108 như sau: Trước khi áp dụng sáng kiến Kĩ năng viết văn của học sinh Số lượng Tỷ lệ (%) HS Viết văn đủ 3 phần, câu từ dễ hiểu, đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật 10/108 9,3 Viết văn đủ 3 phần, bước đầu biết sử dụng biện pháp nghệ thuật 11/108 10,2 Viết văn đủ 3 phần nhưng câu từ diễn đạt lủng củng 21/108 19,4 Viết văn chưa đủ 3 phần câu từ lủng củng không rõ ý 25/108 23,1 Không viết được 10/108 25,9 Qua khảo sát để xây dựng sáng kiến, đánh giá kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh, cho thấy hầu hết trong bài văn của các em đều chưa biết cách diễn đạt, liên kết câu văn thành một đoạn văn, liên kết đoạn văn thành một bài văn Chưa biết cách quan sát, lựa chọn các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của đồ vật, cây cối, con vật để tả Chưa có trí tưởng tượng và chưa biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào bài văn miêu tả hoặc có sử dụng nhưng không đúng với đối tượng miêu tả Đa số các bài văn miêu tả được viết dưới dạng kể truyện, từ ngữ mang tính chất liệt kê, 3 khô khan, chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc Các em rất lúng túng khi viết bài văn miêu tả và không có hứng thú học phân môn này Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do: - Đối tượng học sinh của lớp 84% là người dân tộc thiểu số vốn từ Tiếng Việt của các em còn rất hạn chế nên các em còn lúng túng trong việc dùng từ, đặt câu và diễn đạt dẫn đến câu văn, đoạn văn của các em còn lủng củng, rất sơ sài hoặc chỉ mang tính chất liệt kê - Về phía giáo viên, việc áp dụng từng biện pháp chưa triệt để; phương pháp quan sát, nhận xét chưa gợi mở hướng cho các em tự phát hiện điều mới mẻ, các đặc điểm nổi bật của sự vật, chưa hình thành thói quen quan sát cho học sinh; Hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn miêu tả chưa trọng tâm; Việc mở rộng vốn từ cho các em mới chỉ dừng lại là cung cấp cho các em tham khảo các bài văn mẫu để hoàn chỉnh bài văn của mình Hơn nữa chưa quan tâm hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị trước khi học bài văn miêu tả Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn trăn trở, nghiên cứu cải tiến các biện pháp giảng dạy để giúp các em học sinh học tốt phân môn học này, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của khối lớp 4 nói chung Tôi đã chọn xây dựng biện pháp “Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Trường PTDTBTTH Khao Mang” 2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2.1 Mục đích của giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm này tôi xây dựng nhằm rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng giao tiếp, tăng cường tính chủ động, tích cực của học sinh; mở rộng vốn từ nhằm giúp học sinh viết được bài văn miêu tả theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, câu văn bước đầu có cảm xúc, có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa Ngoài ra còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em 2.2 Nội dung giải pháp: Cùng với việc áp dụng linh hoạt các giải pháp đã biết, tôi tập trung cải tiến hai giải pháp sau đây: 2.2.1 Giải pháp thứ nhất: Tăng cường rèn kĩ năng quan sát thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế * Giải pháp đã biết: Trong mỗi tiết học luyện tập quan sát miêu tả đồ vật, cây cối, con vật giáo viên chỉ sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật, cây cối, con vật thông qua trảnh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa và rất ít vật thật Do đó không tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng của học sinh * Xin đề xuất giải pháp mang tính mới: Tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh luyện tập quan sát miêu tả thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, lập dàn ý, xây dựng đoạn văn, bài văn * Cách thực hiện: Ngoài giờ học, trước sau điểm dạy tiết luyện tập quan sát miêu tả, tôi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động với thời lượng 60 phút (kể cả thời gian chuẩn 4 bị, di chuyển và dành cho hoạt động 40 phút): đối với kiểu bài miêu tả đồ vật tổ chức dưới hình thức “Triển lãm đồ vật”; kiểu bài miêu tả cây cối tổ chức cho các em được tham quan đường làng, trường học trên địa bàn, quan sát cây cối trên sân trường; kiểu bài miêu tả con vật, tổ chức thăm trang trại vật nuôi, triển lãm tranh ảnh, video Từ các hoạt động này đã kích thích sự hứng thú tham gia học tập môn học của học sinh Và trong mỗi hoạt động các em có cơ hội để khám phá thế giới xung quanh lựa chọn cho mình đồ vật, con vật, cây cối mà mình yêu thích để quan sát, nhận xét và phát hiện ra điều mới mẻ, thú vị, những chi tiết, hình ảnh theo cảm nhận riêng của mỗi cá nhân ấn tượng về đối tượng sẽ miêu tả Hình 1: Chúng em tham gia hoạt Hình 2: Chúng em tham gia hoạt động động “Triển làm đồ vật vật” trải nghiệm “Quan sát cây ở trường Mầm non Hoa Ban ” Hình 3: Chúng em tham gia hoạt Hình 4: Chúng em thăm trang trại gà động “Triển làm tranh con vật” tại địa phương Để việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả, phục vụ chính cho việc luyện tập quan sát miêu tả, tuyệt đối không để cho hoạt động trải nghiệm trở thành buổi vui chơi không có chủ đích Ứng với mỗi kiểu bài miêu tả, giáo viên đã chuẩn sẵn các điều kiện, nội dung chương trình hoạt động cho phù hợp, cụ thể: Xác định rõ địa điểm, thời điểm tổ chức hoạt động, phối hợp với phụ huynh học sinh (nếu có); chuẩn bị đầy đủ đối tượng quan sát, hệ thống câu hỏi, phiếu giao nhiệm vụ (tài liệu kèm theo), cách thực hiện (các bước quan sát), thời gian hoàn thành Và có tăng dần mức độ phức tạp của việc tổ chức (quan sát, phân tích, 5 so sánh tìm những đặc điểm nổi bật, riêng biệt, tác dụng, lợi ích của đồ vật, con vật, sự vật) góp phần vận dụng sáng tạo khi viết văn Giáo viên cần có bước tập huấn cho các nhóm trưởng là những học sinh tiêu biểu để thực hiện điều hành nhóm làm việc thông qua phiếu giao nhiệm vụ, tuân thủ sự phân công của nhóm trưởng, tập hợp các ý kiến của các thành viên Mỗi học sinh phải biết ghi chép lại nội dung quan sát, nhận xét được vào sổ tay văn học Giáo viên có hệ thống câu hỏi gợi mở hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn Giáo viên áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong hoạt động làm việc nhóm khi thực hành quan sát, nhận xét nhằm phát huy tính tích cực, tư duy, cảm xúc, trí tưởng tượng của từng học sinh Kết quả thu được sau hoạt động trải nghiệm là giúp các em cơ bản hoàn thành được bố cục của dàn ý bài văn miêu tả, phục vụ cho tiết học tiếp theo xây dựng đoạn, bài văn 2.2.2 Giải pháp thứ nhất: Tăng cường mở rộng vốn từ thông qua phong trào đọc sách trong học sinh * Giải pháp đã biết: Ngoài việc mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn của môn tiếng Việt và các môn học khác, giáo viên đã áp dụng biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua bài văn mẫu.Tuy nhiên, giáo viên chưa hình thành cho học sinh thói quen tích lũy vốn từ, công việc này đòi hỏi nỗ lực, sự kiên trì và lòng tận tâm của giáo viên Về phía học sinh, khả năng dùng từ ngữ viết văn còn hạn chế, sử dụng từ ngữ miêu tả chưa đúng đối tượng * Xin đề xuất giải pháp mang tính mới: “Tăng cường mở rộng vốn từ thông qua phong trào đọc sách trong học sinh” * Cách thực hiện: - Bố trí góc thư viện tại lớp, cung cấp sách truyện, chuẩn bị cho các em những quyển sách mà các em yêu thích phù hợp lứa tuổi và mang tính giáo dục, trong đó có các cuốn sách như: Giúp em học tốt môn tiếng Việt tiểu học, Tuyển tập Bài văn hay, từ điển tiếng Việt,… Góc thư viện luôn được bổ sung các sách truyện luân phiên theo tuần để giúp các em được tiếp cận, đọc nhiều câu truyện, tham khảo các tài liệu phục vụ cho học tập - Quy định mỗi học sinh có một cuốn sổ tay văn học và được sử dụng để ghi chép các từ ngữ có hình ảnh gợi tả, gợi cảm, câu văn hay, phục vụ cho viết văn của học sinh Ghi lại cảm nhận của em về nội dung câu chuyện (gợi mở bằng những câu hỏi ngắn gọn như: “Câu chuyện có mấy nhân vật? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? ”) - Sắp xếp thời gian để định hướng cho học sinh thói quen đọc sách, mượn sách đọc ngoài giờ học Tận dụng 30 phút cuối buổi tự học vào ngày thứ Ba, thứ Năm hàng tuần để cho học sinh có cơ hội đọc sách - Phát động phong trào thi đua “Tích hoa, đổi lấy quà” bằng cách tiết sinh hoạt cuối tuần, tổ chức chia sẻ nội dung những câu chuyện, bài thơ hay, mà em đã đọc trong sách để hình thành cho các em thói quen đọc sách và tiếp thu cái hay cái đẹp mà sách mang lại 6 Đồng thời tổ chức cho các em tổng kết thi đua vào cuối tuần, cuối tháng để học sinh có cơ hội “Tích hoa, đổi lấy quà” Điều này khiến các em luôn cố gắng phấn đấu chăm ngoan, tích cực hơn mỗi ngày để được nhận hoa và quà Qua hoạt động này giúp các em phát triển ngôn ngữ giao tiếp, tự tin chia sẻ trước lớp, học tốt môn học khác Đặc biệt giúp các em mở rộng vốn từ phục vụ cho học phân môn Tập làm văn Hình 7: Em chia sẻ nội dung những Hình 8: Em được nhận hoa câu chuyện, bài thơ hay 3 Khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp của sáng kiến trên tôi đã đề xuất áp dụng thử nghiệm hiệu quả từ năm học 2020 – 2021 và tiếp tục áp dụng trong năm học 2021 - 2022 cho 3 lớp học sinh của khối 4 Trường PTDTTBTH Khao Mang và có khả năng áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 4 tại các trường khác trong huyện tương đồng về chất lượng là rất có khả thi 4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng tại lớp với những biện pháp trên, tôi thấy chất lượng học sinh của lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt Kết quả này được thể hiện rõ qua các đợt khảo sát tại 03 lớp 4A1, 4A2, 4A3 áp dụng sáng kiến năm học 2020 - 2021 với tổng số học sinh 108/108 như sau: Trước khi áp dụng Học kì I, năm học sáng kiến 2020 - 2021 Kĩ năng viết văn của học sinh Số Tỷ lệ (%) Số lượng HS Tỷ lệ (%) lượng HS Viết văn đủ 3 phần, câu từ dễ hiểu, đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật 10/108 9,3 30/108 27,8 Viết văn đủ 3 phần, bước đầu biết sử dụng biện pháp nghệ thuật 11/108 10,2 34/108 31,5 Viết văn đủ 3 phần nhưng câu từ diễn đạt lủng củng 21/108 19,4 35/108 32,4 7 Viết văn chưa đủ 3 phần câu từ lủng củng không rõ ý 25/108 23,1 9/108 8,3 Không viết được 28 25,9 0 0 * Kết quả học kỳ I năm học 2021 – 2022 sau thời gian tiếp tục đề xuất áp dụng sáng kiến vào 3 lớp 4A3, 4A4, 4A5 với tổng số 109/109 học sinh đạt như sau: Kĩ năng viết văn Trước khi áp dụng Học kì I, năm học của học sinh Sáng kiến 2021 - 2022 Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng (%) (HS) (%) (HS) Viết văn đủ 3 phần, câu từ dễ hiểu, đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật 10/109 9,2 31/109 28,4 Viết văn đủ 3 phần, bước đầu biết sử dụng biện pháp nghệ thuật 12/109 11,0 35/109 32,1 Viết văn đủ 3 phần nhưng câu từ diễn đạt lủng củng 21/109 19,3 34/109 31,3 Viết văn chưa đủ 3 phần câu từ lủng củng không rõ ý 25/109 22,9 9/109 8,2 Không viết được 28 25,6 0 Với kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp cho thấy các em học sinh đã dần nâng cao được kĩ năng viết văn của mình, các em đã biết cách quan sát tìm ý, lập dàn ý từ đó giúp các em chủ động, tích cực hơn trong giờ Tập làm văn Tỉ lệ học sinh viết văn đủ 3 phần, câu từ dễ hiểu, đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng lên 19,2%; tỉ lệ học sinh viết văn đủ 3 phần, bước đầu biết sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng lên 21,1%; tỉ lệ học sinh viết văn đủ 3 phần nhưng câu từ diễn đạt lủng củng tăng lên 12% ;tỉ lệ học sinh viết văn chưa đủ 3 phần, câu từ lủng củng không rõ ý giảm 14,7% Không có học sinh không viết được Kết quả đạt được không chỉ dừng lại ở việc chất lượng học sinh các lớp được nâng lên rõ rệt mà còn giúp các em trau dồi vốn từ, mở rộng hiểu biết thông qua phong trào đọc sách và đã đạt được thành tích khá cao trong năm học như sau:Tham gia học sinh thi Ngày hội “ Trạng Nguyên nhỏ tuổi và Viết chữ đẹp” tất cả có 5 em tham gia Trạng Nguyên nhỏ tuồi, trong đó có 1 em đạt giải Trạng Nguyên, 1 em đạt giải Bảng Nhãn, 2 em đạt giải Hoàng Giáp, 1 em đạt giải Thám Hoa; Tham gia học sinh thi Giao lưu Tiếng Việt cấp trường 10 em trong đó có 4 em đạt giải nhất, 5 em đạt giải ba, 1 em đạt giải khuyến khích; Tham gia học sinh thi Trạng Nguyên Tiếng Việt trên Internet cấp trường 4 em trong đó có 3 em đạt giải nhất, 1 em đạt giải nhì; Tham gia học sinh thi Trạng Nguyên Tiếng Việt trên Internet cấp huyện 3 em trong đó có 1 em đạt giải nhất, 1 em đạt giải nhì; 1 em đạt 8 Từ những kết quả trên tôi tin tưởng rằng các giải pháp mà tôi áp dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trong dạy văn miêu tả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh khối 4 trong năm học và có thể tiếp tục áp dụng đối với khối 4 các năm học tiếp theo 5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình năm sinh (hoặc nơi danh độ Nội dung công thường trú) chuyên việc hỗ trợ môn Trường Áp dụng các 1 Phạm Thị Hà 17/06/1972 PTDTBT TH Giáo viên Đại học giải pháp của sáng kiến vào Khao Mang giảng dạy Hoàng Văn Trường Giáo Áp dụng các giải pháp của 2 Anh 15/01 /1992 PTDTBT TH viên Đại học sáng kiến vào Khao Mang giảng dạy Nguyễn Văn Trường Giáo Áp dụng các giải pháp của 3 Sơn 15/02/1990 PTDTBT TH viên Đại học sáng kiến vào Khao Mang giảng dạy 6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến a Đối với nhà trường Nhà trường trang bị nhiều sách tham khảo về phân môn Tập làm văn để giáo viên và học sinh tham khảo Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy môn Tập làm văn lớp 4 để giáo viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi những kinh nghiêm quý báu của đồng nghiệp giúp cho việc dạy môn Tập làm văn được tốt hơn b Đối với giáo viên Giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng về mặt kiến thức cũng như chuyên môn, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học; rèn luyện kĩ năng vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy Tập làm văn miêu tả 7 Tài liệu kèm: tư liệu gồm hệ thống câu hỏi, phiếu giao nhiệm vụ III Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Khao Mang, ngày 06 tháng 3 năm 2022 Người viết báo cáo 9 Hoàng Thị Hường XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ …………………………………………………………………………………… ….……………………………………………… ……………………………………….…………………………………… ………………………………………………… XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GDĐT …………………………………………………………………………………… … …………………………………………………………………………………… … …………………………………………………………………………………… … 10 11

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w