1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dic đà nẵng

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc hội nhập mạnh mẽ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ và cần nhận thức và đánh giá tiềm năng của mình để tồn tại và phát triển. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán là bộ phận không thể thiếu, giúp nhà quản trị đưa ra quyết định, kế hoạch kinh doanh chính xác và hiệu quả. Trong các hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ liên quan đến phải thu khách hàng và phải trả người bán xảy ra thường xuyên và đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ. Tình hình thanh toán các khoản phải thu và phải trả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nắm vững các nghiệp vụ này giúp doanh nghiệp tránh hao hụt ngân sách, duy trì tốt mối quan hệ với đối tác, và đáp ứng đúng quy định pháp luật. Do đó, kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán là một phần hành kế toán quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế và với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán gắn liền với một đơn vị kinh doanh cụ thể, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại DIC Đà Nẵng, em đã chọn đề tài “Kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại DIC Đà Nẵng” bao gồm các nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán nợ phải thu và nợ phải trả tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại DIC Đà Nẵng Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại DIC Đà Nẵng Để hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị nhân viên trong Phòng kế toán và lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại DIC Đà Nẵng đã tạo điền kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty trong thời gian qua cũng như em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Khánh Vân đã hướng dẫn tận tình để em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, do hạn chế thời gian và sự hiểu biết, bài viết không tránh khỏi những sai xót nên mong sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KẾ TOÁN  - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DIC ĐÀ NẴNG GVHD : THS NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN SVTH : TRẦN THANH XUÂN LỚP : K25KDN1 MSSV : 25212604403 Đà Nẵng, tháng 3 năm 2023 Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân Từ viết tắt DANH MỤC VIẾT TẮT DN KH Giải nghĩa TSCĐ Doanh nghiệp GTGT Khách hàng SDĐK Tài sản cố định SDCK Giá trị gia tăng TNHH Số dư đầu kỳ TK Số dư cuối kỳ BĐSĐT Trách nhiệm hữu hạn BHXH Tài khoản BHYT Bất động sản đầu tư BHTN Bảo hiểm xã hội BHTNLĐ Bảo hiểm y tế KPCĐ Bảo hiểm thất nghiệm XDCB Bảo hiểm tai nạn lao động TNDN Kinh phí công đoàn BCTC Xây dựng cơ bản KM Thu nhập doanh nghiệp KB Báo cáo tài chính Khách Mua Khách Bán SVTH: Trần Thanh Xuân i Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NỢ VÀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1.1.Khái niệm công nợ 3 1.1.2.Vai trò và vị trí của kế toán công nợ 3 1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán công nợ 3 1.2.KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4 1.2.1 Khái niệm 4 1.2.2.Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 4 1.2.3.Nguyên tắc kế toán 4 1.2.4.Kết cấu và nội dung phản ánh TK 131 6 1.2.5.Phương pháp hạch toán 7 1.3 KẾ TOÁN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN 12 1.3.1 Khái niệm 12 1.3.2.Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 12 1.3.3.Nguyên tắc kế toán 12 1.3.4.Kết cấu và nội dung phản ánh TK 331 13 1.3.5.Phương pháp hạch toán 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU VÀ NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DIC ĐÀ NẴNG 19 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DIC ĐÀ NẴNG 19 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển .19 2.1.2.Ngành nghề kinh doanh 19 2.1.3.Tổ chức của công ty .20 SVTH: Trần Thanh Xuân ii Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân 2.2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DIC ĐÀ NẴNG 27 2.2.1 Đặc điểm về công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán tại công ty 27 2.2.2.Kế toán khoản phải thu khách hàng .29 2.2.3.Kế toán khoản phải trả người bán 34 CHƯƠNG 3MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DIC ĐÀ NẴNG 50 3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 50 3.1.1.Ưu điểm 50 3.1.2.Nhược điểm 51 3.2.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY 51 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SVTH: Trần Thanh Xuân iii Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân Sơ đồ 1.1:Sơ đồ hạch toán TK 131 11 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 331 18 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng 20 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng 22 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung .24 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ của công ty 25 Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ phải thu khách hàng của công ty 30 Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ phải trả người bán của công ty .35 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Giao diện phần mềm kế toán Hữu Nghĩa 26 Hình 2.2: Danh mục khách hàng trên phần mềm kế toán Hữu Nghĩa của công ty 28 Hình 2.3: Danh mục nhà cung cấp trên phần mềm kế toán Hữu Nghĩa 29 SVTH: Trần Thanh Xuân iv Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân LỜI MỞ ĐẦU Việc hội nhập mạnh mẽ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ và cần nhận thức và đánh giá tiềm năng của mình để tồn tại và phát triển Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán là bộ phận không thể thiếu, giúp nhà quản trị đưa ra quyết định, kế hoạch kinh doanh chính xác và hiệu quả Trong các hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ liên quan đến phải thu khách hàng và phải trả người bán xảy ra thường xuyên và đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ Tình hình thanh toán các khoản phải thu và phải trả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nắm vững các nghiệp vụ này giúp doanh nghiệp tránh hao hụt ngân sách, duy trì tốt mối quan hệ với đối tác, và đáp ứng đúng quy định pháp luật Do đó, kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán là một phần hành kế toán quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp Xuất phát từ thực tế và với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán gắn liền với một đơn vị kinh doanh cụ thể, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng, em đã chọn đề tài “Kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng” bao gồm các nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán nợ phải thu và nợ phải trả tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng Để hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị nhân viên trong Phòng kế toán và lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại DIC Đà Nẵng đã tạo điền kiện thuận lợi cho em được thực tập SVTH: Trần Thanh Xuân 1 Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân tại công ty trong thời gian qua cũng như em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Khánh Vân đã hướng dẫn tận tình để em thực hiện đề tài này Tuy nhiên, do hạn chế thời gian và sự hiểu biết, bài viết không tránh khỏi những sai xót nên mong sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Trần Thanh Xuân 2 Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NỢ VÀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm công nợ Công nợ là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Hay nói một cách dễ hiểu, công nợ xuất hiện khi doanh nghiệp phát sinh thanh toán tiền trong kỳ hoặc phát sinh các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… với một cá nhân/ tổ chức hoặc doanh nghiệp khác, số tiền còn lại nợ sang kỳ sau được gọi tắt là công nợ Công nợ bao gồm hai loại chính: Công nợ phải thu và công nợ phải trả 1.1.2 Vai trò và vị trí của kế toán công nợ Kế toán công nợ chính là chính là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các nghiệp vụ kế toán của mỗi doanh nghiệp Là phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà tồn tại các khoản công nợ ở mức độ khác nhau Để đưa ra chính sách quản lý công nợ hợp lý và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn của công ty thì kế toán công nợ phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình Kế toán công nợ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó phân tích và kịp thời đưa ra kế hoạch phát triển đúng đắn, phù hợp Thêm vào đó, tình hình tài chính của một doanh nghiệp có được vững mạnh hay không thì nó phụ thuộc khá nhiều vào khâu tổ chức kế toán công nợ của doanh nghiệp đó 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán công nợ Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá Và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doang nghiệp Đó là:  Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau SVTH: Trần Thanh Xuân 3 Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân  Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán Kế tóan cần tiến hành kiếm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản  Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán… 1.2 KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1.2.1.Khái niệm Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ 1.2.2.Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng Kế toán cần sử dụng những chứng từ như sau:  Hoá đơn bán hàng  Phiếu xuất kho  Phiếu thu  Phiếu chi  Giấy báo Có của ngân hàng  Biên bản xác nhận công nợ  Biên bản nghiệm thu bán hàng  Sổ chi tiết theo dõi khách hàng  Sổ tổng hợp 1.2.3 Nguyên tắc kế toán - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay - Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu SVTH: Trần Thanh Xuân 4 Chuyên đề Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Khánh Vân là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính - Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường - Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: + Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán) Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước; + Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó) Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước; + Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại SVTH: Trần Thanh Xuân 5

Ngày đăng: 16/03/2024, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w