Anh /chị hãy xác định những hiện tượng dưới đây hiện tượng nào là quá trình tâm lý, thuộc tính tâm lý? Giải thích tại sao?
tượng nào là quá trình tâm lý, thuộc tính tâm lý? Giải thích tại sao? a An suy nghĩ giải bài tập thầy giáo giao về nhà- QUÁ TRÌNH
TÂM LÍ b Mai học giỏi toán, hát rất hay, em mong muốn trở thành cô giáo.-
- Quá trình tâm lí là: các hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc tương đối rõ ràng Bao gồm các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy ), các quá trình cảm xúc biểu hiện sự vui mừng hay tức giận, nhiệt tình hay thờ ơ, dễ chịu hay khó chịu các quá trình hành động ý chí An diễn ra quá trình tư duy của ý thức…
- Thuộc tính tâm lí là: các hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Thông thường nói đến 4 nhóm thuộc tính tâm lý, đó là: Xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất Mai giỏi toán, hát hay là năng lực, mà năng lực thì thuộc vào thuộc tính tâm lí….
Có một thí nghiệm nhỏ như sau: Vẩy một giọt mực vào tờ giấy trắng, rồi gấp đôi tờ giấy lại để có hai hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp Bạn An nhìn và nói rằng chúng giống
giống hai đám mây Cho một số bạn khác xem thì ý kiến của họ không giống nhau
Dựa trên kiến thức TLH, Giải thích tại sao như vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
*Bởi vì tâm lí người mang đậm tính chủ thể Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện ở chỗ:
- Cùng nhận một sự tác động của thế giới nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau
- Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta hình ảnh tâm lý và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy
- Chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và trải nghiệm nó rõ nhất Thông qua các mức độ và sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ hành vi khác nhau đối với hiện thực
* Tâm lý của mỗi người khác nhau thì khác nhau vì: mỗi người khác nhau có đặc điểm riêng về cấu tạo cơ thể, hệ thần kinh và não bộ, có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau, đặc biệt mỗi người thể hiện mức độ hoạt động và giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
Những nghiên cứu ở các trẻ em bị chó sói nuôi từ nhỏ đều kết luận: “Chúng không có tâm lý người, không có bản tính người” Hiện tượng trên thể hiện điều gì của tâm lý người? Anh /chị hãy giải thích hiện tượng đó theo quan điểm duy vật biện chứng
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não nên khi nghiên cứu tâm lý con người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động Hình thành, phát triển tâm lý cho bản thân, cho người khác cần phải xây dựng môi trường sống lành mạnh
- Tâm lý người mang đậm tính chủ thể vì vậy trong ứng xử, trong giáo dục cần phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng người
22 Những nghiên cứu ở các trẻ em bị chó sói nuôi từ nhỏ đều kết luận: “Chúng không có tâm lý người, không có bản tính người” Hiện tượng trên thể hiện điều gì của tâm lý người? Anh /chị hãy giải thích hiện tượng đó theo quan điểm duy vật biện chứng
- Tâm lí mang bản chất xã hội- lịch sử
+ TL người có nguồn gốc xã hội vì: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của mỗi người, hiện thực khách quan bao gồm hiện thực tự nhiên và hiện thực xã hội, trong đó hiện thực xã hội là cái quyết định đến tâm lý người TL người chỉ nảy sinh trong đời sống xã hội, sống ngoài xã hội con người không có tâm lý người (dù có cấu tạo cơ thể là người)
+ Tâm lý người có nội dung xã hội: Tâm lý người phản ánh toàn bộ quan hệ xã hội mà người đó sống như: Quan hệ kinh tế xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người - người từ các quan hệ gia đình, làng xóm, đến các nhóm, cộng đồng… Tất cả các mối quan hệ trên quyết định đến bản chất tâm lý người Nên các mối quan hệ xã hội càng đa dạng càng phong phú, đời sống xã hội, nền văn hóa xã hội càng phát triển …thì tâm lý người càng phong phú, càng phát triển
+ Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội Thông qua hoạt động và giao tiếp với tư cách là chủ thể con người đã biến kinh nghiệm lịch sử- xã hội, nền văn hóa xã hội của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm, tri thức cho riêng mình qua cơ chế lĩnh hội bằng hoạt động của chủ thể
+ Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và lịch sử dân tộc và cộng đồng …
(Dựa vào ví dụ giải thích thêm)
Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ nếu không được giao tiếp xã hội thì sự phát triển tâm lý thường bị trì trệ Từ hiện tượng trên hãy rút ra những ứng dụng sư phạm cần thiết
- Vai trò của giao tiếp :
+ Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện rất sớm ở con người Các mối quan hệ giao lưu quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của cá nhân Mác nói: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quyết định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp”
+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện cho sự phát triển nhân cách mà giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người Bằng giao tiếp, con người gia nhập các quan hệ XH, lĩnh hội nền văn hoá XH, chuẩn mực xã hội để hình thành bản chất con người Đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của XH
+ Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu xã hội Hay nói cách khác: Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
+ Cần tổ chức tốt các hoạt động giao tiếp tập thể, từ đó lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể để phát triển tâm lý, ý thức cho họ
+ Xây dựng được các tập thể vững mạnh, đoàn kết… Qua đó lấy ảnh hưởng tốt của tập thể để tác động đến sự phát triển tâm lý, ý thức của cá nhân.
Dù được đánh giá là đạo đức tốt, kết quả học tập loại giỏi, nhưng An vẫn nhận thấy rằng: Bản thân vẫn còn phải cố gắng rèn luyện và học tập nhiều hơn nữa mới xứng đáng với sự đánh giá của các bạn Hãy xác định bạn An đang diễn ra hiện tượng tâm lý nào? Giải thích tại sao?
đánh giá của các bạn Hãy xác định bạn An đang diễn ra hiện tượng tâm lý nào? Giải thích tại sao?
- Tự ý thức : là mức độ phát triển cao của ý thức Tự ý thức là ý thức về mình, có nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lý giải thì lúc đó con người đang tự ý thức Tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau: Tự nhận thức về bản thân mình (hình dáng bên ngoài, quan hệ xã hội ); Tự nhận xét, tự đánh giá và tỏ thái độ đối với bản thân; Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác; Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình Tự ý thức bắt đầu xuất hiện ở tuổi lên ba Thông thường tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm sau:
- Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá
- Có thái độ rõ ràng đối với bản thân
- Tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác
- Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
Ở xứ lạ đất khách quê người hòa trong cuộc sống với bạn bè năm châu bốn biển nhưng lúc nào An cũng tự hào mình là người Việt Nam, phải luôn cố gắng rèn luyện, học tập để sv VN không
bè năm châu bốn biển nhưng lúc nào An cũng tự hào mình là người Việt Nam, phải luôn cố gắng rèn luyện, học tập để sv
VN không thua kém sv thế giới Theo anh chị ở An đang diễn ra hiện tượng tâm lí nào ? Giải thích ?
- Hiện tượng này là ý thức nhóm, ý thức tập thể
- Ý thức nhóm và ý thức tập thể Đây là mức độ phát triển cao của ý thức- tức là dạng ý thức xã hội mà khi con người hoạt động và giao tiếp không chỉ dựa trên nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thái độ, xu hướng cá nhân mình mà xuất phát từ quyền lợi của nhóm, của tập thể xã hội, giai cấp mà mình là thành viên Hành động với ý thức nhóm và ý thức tập thể, ý thức cộng đồng thì giúp con người có thêm sức mạnh tinh thần mới, dễ dàng hoà nhập với cộng đồng, cùng cộng đồng phát triển Khi con người hoạt động với ý thức tập thể thì con người sẽ có thêm sức mạnh tinh thần mà con người chưa bao giờ có được khi họ hoạt động riêng lẻ trong cuộc sống
Tóm lại, ý thức bao gồm nhiều cấp độ, các cấp độ đó luôn tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và tăng tính đa dạng, sức mạnh của ý thức, sự phát triển của ý thức từ cấp độ thấp đến cấp độ cao là dấu hiệu quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách.
Xác định hiện tượng nào dưới đây là vô thức, hiện tượng nào là ý thức? giải thích vì sao?
a Một học sinh lớp 5 làm tính nhân một cách nhanh chóng và chính xác, không hề được nhẩm các qui tắc của phép nhân – VÔ THỨC b Một bạn học sinh quyết định thi vào khoa Giáo dục Tiểu học của trường Đại học Hồng Đức và giải tích rằng mình rất yêu trẻ và có mơ ước trở thành giáo viên tiểu học – Ý THỨC
- Vô thức là: là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình, vô thức điều khiển những hành vi mang tính bản năng, không chủ định và tính không nhận thức được của con người
- Ý thức là: con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi của mình trở nên có ý thức ý thức thể hiện trong các quá trình ý chí, chú ý ở con người.
Qui luật nào của cảm giác thể hiện trong VD: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm Giải thích
- Quy luật tác động qua lại của cảm giác
Qui luật tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác
+Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác động qua lại lẫn nhau Trong sự tác động này các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo qui luật: Kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia và ngược lại
+Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác
+Có hai loại tương phản: Tương phản đồng thời (thí dụ, một người có làn da “bánh mật” mặc bộ đồ màu tối như mà đen hoặc màu xám thì ta thấy họ càng đen hơn hay tờ giấy trắng trên nền đen sẽ trắng hơn tờ giấy trắng trên nền xám) và tương phản nối tiếp (thí dụ, sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm ta thấy có vẻ nóng hơn hoặc khi ở phòng có điều hoà ra ngoài lúc trời nóng thì ta thấy như nóng hơn nhiều)
+Những cảm giác xuất hiện đồng thời hoặc trước một cảm giác nào đó có thể làm tăng hay giảm tính nhạy cảm của nó Thí dụ thổi nhẹ vào chỗ đau thì ta thấy đỡ đau hơn Trong thực tế ta cũng thấy có hiện tượng một kích thích gây cho ta một cảm giác này cũng gây cho ta một cảm giác khác gọi là hiện tượng loạn cảm giác Thí dụ nghe âm thanh thấy màu sắc hay thấy màu sắc khi nghe âm thanh
28 “Khi lên xe khách một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi xe mất dần đi, còn người mới lên xe lại cảm thấy khó chịu về mùi đó"
Quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong ví dụ trên?
Anh/ chị hãy giải thích vì sao?
- Quy luật thích ứng của cảm giác
- Qui luật thích ứng của cảm giác
+ Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ được hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay dổi của cường độ kích thích: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm
+ Qui luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau Có loại cảm giác thích ứng nhanh như cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, nhưng có loại cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau
+ Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do luyện tập và tính chất nghề nghiệp, tính chất hoạt động.
Ví dụ về các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
- Thay đổi kích thước, độ lớn, số lượng làm tăng hay giảm hình dáng của sự vật so với hiện thực Đó là hình thức thu nhỏ hoặc phóng to kích thước, thêm hoặc bớt số lượng bộ phận của sự vật hiện tượng VD phật trăm tay nghìn mắt, người khổng lồ, tí hon
- Nhấn mạnh các chi tiết: Đó là hình thức nhấn mạnh hoặc cường điệu một tính chất, một đặc điểm nào đó của sự vật Thí dụ như diễu người tham ăn trong tranh biếm hoạ với cái mồm to gần hết cả khuôn mặt
- Chắp ghép là ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới Thí dụ hình ảnh con rồng, người cá, tượng nhân sư, nhân mã
- Liên hợp: Là sự tổng hợp sáng tạo và khi thực hiện cách liên hợp thì các hình ảnh ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tương quan mới Thí dụ thiết kế ra loại xe điện bánh hơi
- Điển hình hoá: Phương pháp tạo ra hình ảnh mới mà trong đó có thuộc tính điển hình, các đặc điểm điển hình như là một đại diện VD nhân vật chị Dậu là điển hình của phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8
- Mô phỏng (loại suy) cách xây dựng hình ảnh mới dựa vào sự tương tự giữa các sự vật hiện tượng VD sản xuất ra cái kìm dựa trên sự tương tự của hai ngón tay, đó là ngón cái và ngón trỏ,
Để phát minh, sáng chế ra máy bay, tàu ngầm và các công cụ
cụ lao động khác, các nhà khoa học đã dùng cách sáng tạo nào trong tưởng tượng?
Nêu nội dung của cách sáng tạo mới đó trong tưởng tượng và ứng dụng của nó trong thực tiễn?
- Nội dung các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng:
+ Thay đổi kích thước, độ lớn, số lượng làm tăng hay giảm hình dáng của sự vật so với hiện thực Đó là hình thức thu nhỏ hoặc phóng to kích thước, thêm hoặc bớt số lượng bộ phận của sự vật hiện tượng VD phật trăm tay nghìn mắt, người khổng lồ, tí hon
+Nhấn mạnh các chi tiết: Đó là hình thức nhấn mạnh hoặc cường điệu một tính chất, một đặc điểm nào đó của sự vật Thí dụ như diễu người tham ăn trong tranh biếm hoạ với cái mồm to gần hết cả khuôn mặt
+ Chắp ghép là ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới Thí dụ hình ảnh con rồng, người cá, tượng nhân sư, nhân mã
+Liên hợp: Là sự tổng hợp sáng tạo và khi thực hiện cách liên hợp thì các hình ảnh ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tương quan mới Thí dụ thiết kế ra loại xe điện bánh hơi
+ Điển hình hoá: Phương pháp tạo ra hình ảnh mới mà trong đó có thuộc tính điển hình, các đặc điểm điển hình như là một đại diện VD nhân vật chị Dậu là điển hình của phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8
+ Mô phỏng (loại suy) cách xây dựng hình ảnh mới dựa vào sự tương tự giữa các sự vật hiện tượng VD sản xuất ra cái kìm dựa trên sự tương tự của hai ngón tay, đó là ngón cái và ngón trỏ,
Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào thuộc về xu hướng, đặc điểm nào thuộc về khí chất, đặc điểm nào thuộc về tính cách và đặc điểm nào thuộc về năng lực?
Thật thà, khiêm tốn, cẩn thận, nhút nhát, ưu tư, có niềm tin, học giỏi, vẽ giỏi, hát hay, dễ thích nghi với môi trường mới, yêu cầu cao, nóng nảy, hứng thú học tập, có lý tưởng cách mạng
- Xu hướng: có niềm tin, hứng thú với học tập, có lí tưởng cách mạng
- Khí chất: nóng nảy, ưu tư, dễ thích nghi với môi trường, nhút nhát
- Tính cách: thật thà, khiêm tốn, cẩn thận, tính yêu cầu cao
- Năng lực: học giỏi, vẽ giỏi, hát hay
32 "Yêu nhau yêu cả đường đi; Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng"
Câu ca dao trên nói lên quy luật nào của tình cảm? Nêu ứng dụng của qui luật đó trong thực tiễn
- Quy luật di chuyển của tình cảm
- Quy luật "di chuyển": Xúc cảm, tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác: VD: giận cá chém thớt
Quy luật này nhắc nhở chúng ta luôn luôn có sự kiểm tra lý trí trong tình cảm, để kiểm soát được thái độ cảm xúc của bản thân, tránh thái độ định kiến "yêu nên tốt, ghét nên xấu", nhất là trong công tác giáo dục và dạy học
33 "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" Câu tục ngữ trên nói lên quy luật nào của tình cảm? Anh/ chị hãy nêu ứng dụng của nó trong thực tiễn
- Quy luật lây lan của tình cảm
- Quy luật lây lan: Tình cảm cảm xúc của con người có thể được truyền, được lây lan từ người này sang người khác và ngược lại Nền tảng của qui luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người.Vì vậy trong công tác dạy học và giáo dục, người giáo viên khi lên lớp cần có thái độ hoà nhã, vui vẻ, tâm trạng tích cực để lây lan học sinh, tạo nên không khí phấn khởi, hồ khởi trong học tập
34 “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn ; Phần nhiều do giáo dục mà nên” Hai câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện vai trò của yếu tố nào đối với sự phát triển nhân cách? Hiểu biết trên có ý nghĩa nghĩa sư phạm gì
- Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
+ Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, thông qua việc vạch ra mục tiêu đào tạo và giáo dục con người, đáp ứng với yêu cầu của cuộc sống XH Vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho XH
+ Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hoá xã hội - lịch sử để tạo nên nhân cách của mình bằng quá trình chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội, bằng hoạt động và thông qua các nội dung giáo dục
+ Giáo dục đưa con người vào "vùng phát triển gần" vươn tới những cái mà thê hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc để hướng về tương lai ttốt đẹp
+ Giáo dục có thể phát huy tối da các mặt mạnh của các yếu tố khác, chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố tư chất bẩm sinh di truyền, yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra (người khuyết tật, người bị bệnh, hoặc có hoàn cảnh không thuận lợi)
+ Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về mặt nào đó so với chuẩn mực xã hội do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội (giáo dục lại)
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng, cần tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức các hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể, giáo dục không tách rời với sự tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.
Những hiện tượng sau thuộc phẩm chất nào của ý chí
a Dù tức giận đến mấy anh ta vẫn tỏ ra bình thường- TÍNH TỰ CHỦ CỦA Ý CHÍ b Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân-
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA Ý CHÍ c Có công mài sắt có ngày nên kim- TÍNH KIÊN TRÌ CỦA Ý CHÍ d Ngay tức khắc anh đã quyết định lấy thân mình chèn bánh pháo-
TÍNH QUYẾT ĐOÁN CỦA Ý CHÍ
- Tính tự chủ là khả năng làm chủ bản thân, duy trì sự kiểm soát những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể, giúp cho cá nhân có thể tránh được những hành động, hành vi thiếu suy nghĩ ( giải thích dựa vào ví dụ)
- Tính độc lập: Là khả năng giúp cho con người quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình Xong tính độc lập không có nghĩa là loại trừ việc tiếp thu ý kiến người khác
-Tính kiên trì, bền bỉ Là khả năng giúp con người theo đuổi đến cùng mục đích đề ra cho dù là đạt được mục đích có khó khăn gian khổ.Tính kiên trì của ý chí nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người kiên trì thực hiện đến cùng mục đích xác định
- Tính quyết đoán: Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc kỹ càng, chắc chắn, không có sự dao động.Người có tính quyết đoán là người có trí tuệ và dũng cảm Con người quyết đoán là con người tin tưởng sâu sắc rằng mình phải làm như thế này không làm khác
36.Hãy xác định loại khí chất của con người theo cách phản ứng của họ trong tình huống:
Trong một công viên, có một người ngồi trên chiếc ghế đá đọc báo và để chiếc mũ bên cạnh Một người khác đến sau cũng ngồi vào chiếc ghế đá đó, do vô ý anh ta đã ngồi lên chiếc mũ của người ngồi trước Người ngồi đọc báo có thể phản ứng như sau:
Cách 1 - Anh ta bực tức túm áo ngực của người ngồi vào mũ của mình định đánh cho một trận.- NÓNG NẢY
Cách 2 - Thấy vậy nhưng anh ta vẫn thản nhiên ngồi đọc báo.-
Cách 3 - Anh ta quay sang bắt tay làm quen với thái độ vui vẻ.-
Cách 4 - Anh ta buồn rầu nghĩ rằng mình thật là đen đủi.- ƯU TƯ
-Loại "Hăng hái" – Xănganh: Dễ dàng nhanh chóng thích nghi với môi trường, dễ dàng thiết lập mối quan hệ với môi trường xung quanh, sống cởi mở, nhanh nhẹn, hoạt bát trong hành vi hoạt động của họ Người có kiểu khí chất này là người nhiệt tình, thích thay đổi thường xuyên các ấn tượng, dễ thích nghi với thay đổi của môi trường, là người làm việc có hiệu quả nếu vui vẻ, hưng phấn
Họ thích giao tiếp và giao tiếp rộng, cởi mở tế nhị với mọi người
Họ thường làm việc tự giác
-Loại "Bình thản" - Flegmatique: Loại khí chất này thuộc những người có kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, nhưng sự chuyển giao giữa hưng phấn và ức chế không linh hoạt Những người này thường bình tĩnh, điềm đạm, sâu sắc, chín chắn, cẩn trọng trong suy nghĩ, kỹ lưỡng trong hành vi Trong công việc thường tỏ ra kiên trì, miệt mài, cần cù, chăm chỉ theo đuổi công việc một cách bền bỉ và chu đáo từ đầu đến cuối, có khả năng kìm hãm xúc động nên có tính tự chủ cao
-Loại "Nóng nảy" - Cholerique: Người có khí chất nóng nảy thường hấp tấp, vội vàng, nóng vội khi đánh giá sự việc, dễ bị kích thích và mỗi khi có kích động thì hay phản ứng mạnh và nhanh Họ rất thẳng thắn, trung thực, dũng cảm, say mê với công việc Họ quả quyết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ với tất cả sức lực của mình Bề ngoài tỏ ra hăng hái sôi nỏi Nhược điểm tính kiềm chế kém, dễ xúc động, tính tình thất thường, dễ "bốc đồng" mà cũng dễ "xẹp" Trong công việc tỏ ra quả quyết, nhưng cũng dễ liều mạng
-Loại ưu tư - Mêlancôlique: Phản ứng chậm chạp, có thái độ e ngại, sợ sệt, trong giao tiếp thì ít cởi mở, ít làm quen với những người xung quanh, sống kiểu "Một mình mình hiểu, một mình mình hay", sống uỷ mị, hay buồn rầu, tâm trạng không ổn định, buồn nhiều, vui ít Ưu điểm là suy nghĩ sâu sắc, luôn nhìn thấy được mọi khó khăn trở ngại, lường trước được những hậu quả xa Thái độ hiền dịu và rất dễ thông cảm với mọi người, luôn có tình cảm rất sâu sắc và bền vững Luôn lo lắng công việc được giao và làm tốt chúng
37 “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” Câu thành ngữ trên nói lên hiện tượng gì của đời sống tâm lí con người? Bằng kiến thức tâm lý học, anh /chị hãy giải thích hiện tượng trên
- Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm
+ Đều phản ánh hiện thực khách quan
+ Đều mang tính chủ thể
+ Đều mang bản chất xã hội- lịch sử
Phản ánh nhận thức Phản ánh cảm xúc
Phản ánh bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan (những thuộc tính, mối quan hệ
Phản ánh mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu động cơ của con người
Rộng hơn, phản ánh với mọi sự vật, hiện tượng tác động vào con người
Phản ánh hẹp hơn, mang tính lựa chọn, chỉ phản ánh những giữa sự vật, hiện tượng có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu và động cơ của con người
Nhận thức phản ánh giữa sự vật, hiện tượng dưới hình thức hình ảnh, biểu tượng, khái niệm
Cảm xúc phản ánh giữa sự vật hiện tượng dưới hình thức rung động, trải nghiệm
Tính chủ thể trong phản ánh nhận thức không đậm nét
Tính chủ thể trong phản ánh cảm xúc đậm nét hơn, sâu sắc hơn
Dễ dàng được thành lập
Quá trình hình thành TC diễn ra lâu dài, phức tạp TC được hình thành từ những cảm xúc đồng loại Do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa các xúc cảm đồng loại Khi TC được hình thành, TC thể hiện qua bên ngoài qua các xúc cảm theo quy luật đặc trưng, chi phối những xúc cảm.
Tục ngữ có câu: “Giang san dễ cải, bản tính khó dời” Câu tục ngữ trên thể hiện đặc điểm nào của nhân cách? Vận dụng kiến thức tâm lý để giải thích câu tục ngữ trên?
-Tính ổn định của nhân cách
- Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý, mà những thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý có tính ổn định tương đối cao Những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội qui định giá trị làm người của mỗi cá nhân, cho nên nó rất khó hình thành và khi đã hình thành thì rất khó mất đi (giang san dễ cải, bản tính khó dời) Trong thực tế ở chừng mực nào đó nét cá tính, phẩn chất có thể thay đổi do sự thay đổi của cuộc sống nhưng nhìn tổng thể thì chúng vẩn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn tương đối ổn định Chẳng hạn một người có lòng vị tha thì ngay đến kẻ thù thì họ cũng tha chết cho chúng.
Câu 1: Câu thành ngữ sau phản ánh quan niệm nào về sự phát triển tâm lý trẻ em? Theo anh /chị quan niệm như vậy có đúng không? Tại sao?
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu”
- Quan niệm thuyết tiền định Quan niệm đó là sai
- Giải thích: Những người theo thuyết này coi sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con người có các tiềm năng đó ngay từ khi con người mới chào đời
Họ cho rằng mọi đặc điểm tâm lý chung có tính chất cá thể đều là tiền định, đều có sẵn trong cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là quá trình trưởng thành, chín mồi của những thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và được quyết định trước bằng con đường di truyền
+ Gần đây do sự phát triển của vi sinh học đã phát hiện ra cơ chế gien của di truyền, thì các nhà khoa học cho rằng: Những thuộc tính của nhân cách, những năng lực cũng được mã hoá, chương trình hoá trong các gen Như vậy sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng chức đựng trong gen di truyền
Câu 2:“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Câu tục ngữ trên của nhân dân ta phản ánh quan niệm nào về sự phát triển tâm lý trẻ em? Theo anh/ chị quan niệm như vậy có đúng không? Tại sao?
- Quan niệm thuyết duy cảm Quan niệm là sai
- Những người theo thuyết này cho rằng trẻ em như tờ giấy trắng sự phát triển tâm lý của trẻ em hoàn toàn phụ thuộc vào tác động bên ngoài, người lớn muốn vẽ gì thì nó lên như thế (Đưa ra ví dụ thực tế phản biện lại thuyết này)
Câu 3: Câu thành ngữ sau của nhân dân ta thể hiện quy luật nào về sự phát triển tâm lý trẻ em? Anh/chị hãy nêu nội dung cơ bản của quy luật đó và rút ra kết luận sư phạm cần thiết
“Uốn cây từ lúc còn non; Dạy con từ lúc con còn bé thơ”
- Quy luật mềm dẻo và khả năng bù trừ
+ Các chức năng tâm lý đều có cơ sở vật chất là não bộ và hệ thần kinh mà hệ thần kinh của trẻ rất mềm dẻo Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý của trẻ
+ Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ: Khi một chức năng tâm lý hoặc sinh lý nào đó bị yếu hoặc bị thiếu thì những chức năng tâm lý, hoặc sinh lý khác được tăng cường phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hoặc bị hỏng đó
VD: Khuyết tật thị giác được bù đắp bởi hoạt động mạnh mẽ của thị giác, Trí nhớ kém có thể được bù đắp bằng tính tổ chức cao, tính chính xác trong hoạt động
-KLSP: + Cần phát hiện những mặt mạnh, những mặt yếu ở trẻ trên cơ sở đó phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt nhược ở trẻ
+ Trong dạy học cần chú ý những học sinh mắt kém, tai kém
Câu 4: Tục ngữ có câu: “Bé không vin, lớn gãy cành” Câu tục ngữ này của nhân dân ta thể hiện quy luật nào về sự phát triển tâm lý trẻ em? Anh/chị hãy nêu nội dung cơ bản của quy luật đó và rút ra kết luận sư phạm cần thiết
- Quy luật mềm dẻo và khả năng bù trừ
+ Các chức năng tâm lý đều có cơ sở vật chất là não bộ và hệ thần kinh mà hệ thần kinh của trẻ rất mềm dẻo Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý của trẻ
+ Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ: Khi một chức năng tâm lý hoặc sinh lý nào đó bị yếu hoặc bị thiếu thì những chức năng tâm lý, hoặc sinh lý khác được tăng cường phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hoặc bị hỏng đó
VD: Khuyết tật thị giác được bù đắp bởi hoạt động mạnh mẽ của thị giác, Trí nhớ kém có thể được bù đắp bằng tính tổ chức cao, tính chính xác trong hoạt động
-KLSP: + Cần phát hiện những mặt mạnh, những mặt yếu ở trẻ trên cơ sở đó phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt nhược ở trẻ
+ Trong dạy học cần chú ý những học sinh mắt kém, tai kém
Câu 5: Hãy lí giải tại sao nói: “Nhà trường tiểu học là nơi lần đầu tiên trong đời trẻ em nhận được sự giáo dục một cách tự giác bằng phương pháp nhà trường”
Hoạt động học tập chính là hoạt động chủ đạo của học sinh tiẻu học Bởi vì:
- Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện trong đời sống của trẻ
Là hoạt động được hình thành nhờ phương pháp nhà trường