Pháp luật giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Xét trên bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; đồng thời là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đảng, Nhà nước ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống người dân. Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào thì tuân thủ, thi hành pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật hay áp dụng pháp luật, trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không phát huy được hiệu quả thực thi pháp luật. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành ý thức tôn trọng tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nâng cao vai trò và hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước.
Lý do lựa chọn đề tài
Pháp luật giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay Xét trên bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; đồng thời là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đảng, Nhà nước ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống người dân Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào thì tuân thủ, thi hành pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật hay áp dụng pháp luật, trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không phát huy được hiệu quả thực thi pháp luật Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành ý thức tôn trọng tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nâng cao vai trò và hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước.
Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò lớn trong hệ thống Ngân hàng nói chung Bởi, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của quốc gia có phạm vi rộng và phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành và kiểm soát như hoạch định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá Thảy quá trình tổ chức và quản lý đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của quốc gia nhằm tạo ra một cơ chế đồng bộ, xúc tiến quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực.
Vì vậy pháp luật có thể đến được với đại bộ phận nhân dân việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau là việc làm cần thiết của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích vật chất, tinh thần của Nhà nước, của xã hội và của cá nhân.
Trong thời gian qua, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương có những ưu điểm: Trật tự, pháp luật được duy trì, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật được triển khai phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân, ý thức pháp chế trong nhân được nâng cao, góp phần làm cho địa phương phát triển toàn diện và bền vững Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa được thực hiện một cách đồng bộ, đều khắp trong toàn thể nhân dân, một bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Từ những vấn đề cấp thiết trên, do đó tôi chọn đề tài để nghiên cứu “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật cho Đoàn viên Công đoàn trong hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” , xem đây là công tác quan trọng để xây dựng các Công đoàn cơ sở hệ thống ngân hàng khu vực Đắk Lắk tốt hơn trong thời gian tới Đảm bảo quyền và lợi ích thiết thực của ĐVCĐ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống Ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bản thân nghiên cứu theo các mục đích sau:
- Về lý luận: Bản thân khái quát những vấn đề đã học làm cơ sở nền tảng để thuyết minh cho đề tài.
- Về thực trạng: Qua phân tích điều tra vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Công đoàn cơ sở của các Ngân hàng để thuyết minh so sánh với lý luận, nhằm đánh giá ưu điểm, khuyết điểm rút ra bài học kinh nghiệm.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng về vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Công đoàn cơ sở của các Ngân hàng, bản thân đề ra phương hướng, giải pháp và những đề xuất mang tính thực tế, khả thi nhằm tham mưu giúp cho Lãnh đạo tại Chi nhánh Ngân hàng xem xét vận dụng để vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Công đoàn cơ sở của các Ngân hàng trong thời gian tới có chất lượng hiệu quả hơn.
3.Thời gian thu thập, khảo sát thông tin
Trong phạm vi đề tài này bản thân nghiên cứu về Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐVCĐ trong hệ thống Ngân hàng tại khu vực TP Buôn
Ma Thuột, Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 2020.
Phương pháp thu thập thông tin
Bằng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, phương pháp thống kê xã hội học trên phạm vi Công đoàn cơ sở của các Ngân hàng trên địa bàn TP Buôn MaThuột, tỉnh Đắk Lắk.
Cơ cấu của đề tài
Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, lời cảm ơn, danh mục chữ cái viết tắt, mục lục, lời mở đầu Đề tài còn được kết cấu theo ba chương nội dung:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại công đoàn cơ sở của các Ngân hàng trên địa bàn TP BMT trong thời gian qua.
- Chương 3: Những giải pháp cơ bản để nâng cao hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực tỉnh Đắk Lắk.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Các khái niệm cơ bản
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại Muốn thành công phải biết cách tuyên truyền” Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh được trích trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” đăng trên Báo Sự thật, số 79, từ ngày 26/6 đến 9/7/1947 Đây chính là phương hướng phấn đấu của mỗi cán bộ làm chuyên trách tuyên truyền nói đi đôi với làm, nói thì phải đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được. Chớ nên dùng những danh từ lạ, ít người hiểu, nói ra ngoài đề và lặp đi lặp lại sẽ khiến người nghe trở nên nhàm chán, không thích nghe nữa.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là cụm từ ghép hai từ phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật, thực hiện theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của ban Bí thư Trung ương Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật trong cộng đồng nhân dân.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể khái quát về khái niệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật như sau:
Tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi về nội dung liên quan đến pháp luật để mọi người cùng hiểu, cùng biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp luật
Phổ biến pháp luật có 2 nghĩa:
Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó.
Nghĩa rộng: Là truyền đạt pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước. Tuy nhiên, theo các từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, năm 1997) hoặc Từ và ngữ Hán Việt (Nxb Từ điển Bách khoa -2002) thì “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”.
Giống như tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng có đối tượng tác động rộng rãi. Tính rộng rãi về đối tượng tác động của tuyên truyền và phổ biến pháp luật có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ để nhà nước dùng để trị dân mà thôi
Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng là một trong những phương thức tân tiến nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung bao quát và rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn và mục đích lớn hơn Xét dưới góc độ nhất định thì tuyên truyền, phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì không qua định cụ thể về khái niệm của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là gì, mà chỉ nêu “các hành vi bị cấm” như: tuyên truyền sai lệch, lợi dụng sự phổ biến và tuyên truyền nhằm chia rẽ, cản trở việc tuyên truyền… đều bị xử lý nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Nhưng theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cũng bao quát tổng thể hết các nội quy của phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật sao cho dễ hiểu và gần với thực tiễn nhất.
Tóm lại, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa rộng, đó là công tác, lĩnh vực, bao gồm tất cả các công đoạn như: định hướng công tác phổ biến, giáo dục, lập chương trình, kế hoạch … Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là việc truyền bá pháp luật cho nhiều đối tượng cụ thể nhằm nâng cao vị trí, tình cảm, niềm tin cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Các quy định của pháp luật hiện hành về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là một bộ phận quan trọng, kim chỉ nan của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Nhiều văn bản của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác này từ Trung ương đến địa phương, đó là các văn bản sau:
Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Chỉ thị đã nêu rõ việc công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/3/2003 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.
Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm
Quyết định 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2008-2012.
Quyết định số 486/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cạn pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2014.
Quyết định 120/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014.
Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, gíao dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Căn cứ thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của Bộ Tư pháp và nội vụ hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân (UBND) quản lý nhà nước về công tác Tư pháp ở địa phương Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công chức Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn trình UBND cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch khi được phê duyệt
Các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật Đặc biệt các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trong việc tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thể hiện thông qua việc lập ra tổ chức, thông qua kế hoạch kịp thời chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi bộ, ngành, địa phương Trong các cơ quan này, một chủ thể tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được đặc biệt nhấn mạnh là Bộ tư pháp Đây là cơ quan có chức năng giúp chính phủ quản lý Nhà nước thống nhất về công tác phổ biến, có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng như hướng dẫn chính quyền địa phương đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp.
Các hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật
Trong cả nước hiện nay, hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật có nhiều hình thức được vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả, trong đó nổi lên một số hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật chủ yếu sau:
- Phổ biến pháp luật thông qua tuyên truyền miệng (phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp) Đây là hình thức truyền thống và sử dụng lâu đời nhất, hình thức này mang lại giá trị cao, dễ nhất và có khả năng tiếp cận cao nhất
- Phổ biến pháp luật thông qua biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật, tờ rơi, tờ gấp; Pa nô, áp phích Đây là hình thức được sử dụng phổ biến trong thời đại 4.0 hiện nay, nhưng hình thức này tốn kém nhiều kinh phí.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trong đơn vị;
- Phổ biến pháp luật thông qua tổ chức sinh hoạt các hoạt động đoàn than niên, công đoàn;
- Phổ biến pháp luật thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ (đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống) và hình thức sân khấu;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các trung tâm học tập cộng đồng;
- Phổ biến pháp luật thông qua tổ chức sinh hoạt ‘Ngày pháp luật’…
Tất cả những hình thức trên mang lại nhiều kiến thức chuyên sâu, nhưng lượng người phân bổ dưới các hình thức này thì ít hiệu quả, chỉ bao hàm những đối tượng đi thi, còn đối với những đối tượng vùng sâu vùng xa không thể nắm bắt được hết tất cả kiến thức tuyên truyền này.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật phải được tổ chức thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, sát với chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, đối tượng quản lý và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; Tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật những vấn đề mang tính cấp bách thời sự, theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng trên địa bàn, đảm bảo có tính khả thi, có hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến,giáo dục phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đối tựng tiếp cận, từng vùng miền, từng giai đoạn lịch sử.
Mục đích, ý nghĩa của PBGDPL trong đời sống xã hội
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận không thể thiếu của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đưa người dân lại gần với Nhà nước, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.
Trước hết các đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật đều phải có kiến thức hiểu biết pháp luật Nếu không nhận thức đầy đủ thì không thực hiện tốt công tác PBGDPL, dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật.
Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Tuy rằng bản chất pháp luật của Nhà nước ta là tốt đẹp nhưng không được Nhân dân biết đến thì vẫn không đi vào cuộc sống.
PBGDPL chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian để tự tìm hiểu, tự học tập Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.
Thứ hai là phải hình thành lòng tin vào pháp luật Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng vào pháp luật Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhân dân, đảm bảo lợi ích cộng đồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội Khi nào người dân nhận thức đầy đủ được như vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào mà mọi người vẫn tự giác thực hiện Tạo lập niềm tin pháp luật cho mỗi con người Việt Nam để mọi người hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật thì không phải là điều đơn giản Chính vì thế, sự cần thiết của công tác PBGDPL để mọi người hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ pháp luật là điều tất yếu xảy ra Có như vậy mới hình thành lòng tin vào pháp luật của đông đảo nhân dân trong xã hội.
Thứ ba là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân, được hình thành từ hai yếu tố đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật.
Tri thức pháp luật là sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể có được qua việc học tập, tìm hiểu pháp luật, qua quá trình tích luỹ kiến thức của hoạt động thực tiễn và công tác Tình cảm pháp luật chính là trạng thái tâm lý của các chủ thể khi thực hiện và áp dụng pháp luật, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vi thực hiện đúng pháp luật, lên án các hành vi vi phạm pháp luật. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác PBGDPL được tiến hành thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời và có tính thuyết phục PBGDPL không đơn thuần là phổ biến các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên án các hành vi trái pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành nên dư luận và tâm lý đồng tình ủng hộ với hành vi hợp pháp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư là PBGDPL góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội Đây là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi người.
PBGDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý Nâng cao ý thức và hiểu biết của người dân, học sinh, sinh viên về pháp luật.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP BUÔN MA THUỘT TRONG THỜI GIAN QUA
Điều kiện tự nhiên - kinh tế và xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1 Về vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, cũng là thủ phủ vùng Tây Nguyên, thành phố có tổng diện tích tự nhiên 37.718 ha Địa giới hành chính của Thành phố Buôn Ma Thuột được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Cư Mgar.
+ Phía Nam giáp huyện Krông Ana.
+ Phía Đông giáp huyện Krông Pắc.
+ Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
Thành phố Buôn Ma Thuột được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh bởi hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch…đây là một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh và quốc phòng không những đối với vùng Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với cả nước.
Vị trí của Buôn Ma Thuột có lợi thế rất lớn là nối liền với các thành phố lớn trong vùng lân cận như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như: Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai và nước láng giềng Campuchia thông qua hệ thống Quốc lộ 14, 26, 27 cùng các tuyến đường liên tỉnh và sân bay Buôn Ma Thuột, đã tạo ra cho Thành phố một vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, đây là đầu mối giao lưu rất quan trọng, đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của Buôn Ma Thuột cũng như của vùng Tây Nguyên phát triển
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên trung phần, thời tiết khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng.
Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và Tây Nguyên nói chung, vị trí địa lý và độ cao địa hình có vai trò quan trọng nhất tác động qua lại với điều kiện bức xạ và hoàn lưu khí quyển, tạo thành một kiểu khí hậu có thể coi là khí hậu đặc sắc của khí
Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng an ninh của thành phố Buôn
Nằm trong “kiểu vùng khí hậu Tây Nguyên” nên khí hậu Buôn Ma Thuột là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa phía Nam Việt Nam với tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp
Hướng dốc chủ yếu của địa hình từ Đông Bắc sang Tây Nam, độ dốc từ 0,5 – 10%, cá biệt có nhiều đồi núi độ dốc hơn 30%.
Nhìn chung địa hình đặc trưng bởi 3 dạng sau đây:
- Địa hình đồi núi độ dốc lớn: độ dốc đặc trưng là cấp III và IV.
- Địa hình chân đồi và ven suối: độ dốc đặc trưng là cấp II.
- Địa hình tương đối bằng phẳng: độ dốc đặc trưng là cấp I.
2.2 Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng an ninh của thành phố Buôn Ma Thuột
2.2.1 Về phát triển kinh tế
Thành phố Buôn Ma Thuột từ lâu đã được xem là trung tâm kinh tế chính trị xã hội, quốc phòng an ninh của khu vực Tây Nguyên Những năm 2000 đến nay, Buôn
Ma Thuột luôn tạo ra được những cú đột phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ tăng trưởng này càng mạnh mẽ về sau Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,38%; đến giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vọt lên 17,5%
- Về dân tộc: Song song với chủ trương phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được quan tâm Từ những giá trị văn hóa này đã tạo điều kiện cho đông bào phát triển kinh tế như làm du lịch, sản xuất các loại đặc sản truyền thống phục vụ du khách và nhu cầu thường nhật của nhân dân… Hiện tại, đời sống đồng bào của 33 buôn dân tộc thiểu số trên địa bàn đã được nâng cao, ổn định; từ chỗ gần 100% số hộ đói nghèo sau giải phóng thì đến nay chỉ còn 8% Với các chính sách linh hoạt để tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế, thoát nghèo một cách bền vững nên mặc dù khá khó khăn về quỹ đất nhưng đến nay Thành phố Buôn Ma Thuột đã hoàn thành chương trình giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 100% hộ được sử dụng điện lưới, phủ sóng truyền hình… Toàn bộ 33 buôn dân tộc thiểu số được đầu tư xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng khang trang; hàng trăm lễ hội, nghề truyền thộng của đồng bào Ê Đê tại chỗ được bảo tồn, khôi phục gằn liền với đời sống kinh tế - văn hóa tinh thần của người dân; hàng năm mở các lớp dạy diễn tấu cồng chiêng cho thanh thiếu niên
- Về dân cư: Đến cuối năm 2006, dân số trung bình Đắk Lắk 1.737.000 người, trong đó dân số đô thị chiếm 22,13%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,87% Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
- Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 131 người/km 2 , nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột (840,5 người/km 2 ), thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như huyện Krông Búk, huyện Krông Pắk, huyện Ea Kar, huyện Krông Ana (khoảng 250 - 350 người/km 2 ) Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện M’Drắk, huyện Ea H’leo v.v (dưới 100 người/km 2 ) Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội Thành phố Buôn Ma Thuột
+ Vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột có lợi thế rất lớn là nối liền với các thành phố lớn trong vùng lân cận như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như: Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai và nước láng giềng Campuchia thông qua hệ thống Quốc lộ 14, 26, 27 cùng các tuyến đường liên tỉnh và sân bay Buôn Ma Thuột, đã tạo ra cho Thành phố một vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, đây là đầu mối giao lưu rất quan trọng, đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của Buôn Ma Thuột cũng như của vùng Tây Nguyên phát triển.
+ Thành phố Buôn Ma Thuột có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh và quốc phòng không những đối với vùng Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với cả nước
+ Nền đất chịu tải tốt, thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng Đất đai rộng lớn, địa hình và khí hậu đa dạng đã tạo ra những vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng Đặc biệt có quỹ đất đỏ Bazan lớn, độ phì cao, tầng đất dày thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu…
+ Tài nguyên nhân văn phong phú với cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất này đã hình thành nên nhiều phong tục tập quán độc đáo, nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị Cùng với cảnh quan có nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng, thành phố Buôn Ma Thuột thật sự là thành phố có tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế trong tương lai.
2.3.2 Những khó khăn, hạn chế
+ Hệ thống giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách trên địa bàn thành phố hiện nay hiện nay chủ yếu là đường bộ và hàng không, chưa có tuyến đường sắt và đường thuỷ nên việc lựa chọn phương tiện vận chuyển hàng hoá đi và đến thành phố còn gặp khó khăn.
+ Địa hình đa dạng, có nơi độ dốc lớn dễ xói mòn, rửa trôi nên cần chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho đất đồi, cũng như việc chú trọng khoanh nuôi,bảo vệ trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Mùa mưa đến sớm và thường mưa nhiều hơn vào thời gian thu hoạch nên ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, chi phí sơ chế bảo quản sau khi thu hoạch cao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.4.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk
- Là đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động
- Là đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Là tổ chức có trách nhiệm giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
- Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nghị quyết đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của CNVCLĐ trên địa bàn Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của CNVCLĐ trên địa bàn.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
- Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn các Khu Công nghiệp, Công đoàn Tổng Công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và cấp tương đương thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25, 26, 27 và 28 Điều lệ này.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của Công đoàn Tổng Công ty thuộc trung ương và các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố những nội dung sau đây: Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương kiểm tra, thanh tra lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan Nhà nước và trong quá trình tham gia tố tụng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp cho CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, quản lý nhà văn hóa công nhân, Công đoàn; tổ chức các Trung tâm Giới thiệu việc làm, cơ sở tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.4.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk
Hiện nay, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk có: 78.350 ĐVCĐ sinh hoạt tại 21 công đoàn cấp trên cơ sở Theo đó, cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk có 04 ban, 02 văn phòng, 01 nhà văn hoá lao động tỉnh và 01 trung tâm tư vấn pháp luật.
Ban Tổ chức: Là ban nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phát triển đoàn viên, xây dựng hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ Công đoàn; hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ công đoàn.
Văn phòng: Là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; Tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo hoạt động công đoàn các cấp và cơ quan, tham mưu tình hình CNVCLĐ và công tác Công đoàn
Văn phòng Uỷ ban kiểm tra: Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ
Công đoàn Việt Nam và quy chế hoạt của Uỷ ban kiểm tra do Ban Chấp hành thông qua Chủ trì phối hợp với các ban và cùng với các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu tố của CNVCLĐ
Nhà văn hoá Lao động tỉnh: Là nơi để các CNVCLĐ được tham gia các hoạt động thể thao, giải trí.
Trung tâm tư vấn pháp luật: Trợ giúp cho các CNVCLĐ giải quyết vấn đề pháp lý về chế độ, chính sách, lương, chế độ thai sản,… bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho CNVCLĐ.
Ban Chính sách - Pháp luật: Nghiên cứu và tham mưu giúp Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ tham gia, đề xuất với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước những nội dung có liên quan thực thi pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn Hướng dẫn các hoạt động trợ giúp pháp lý, dạy nghề, giới thiệu việc làm, các hoạt động xã hội của Công đoàn.
Ban Tuyên giáo và Nữ công: Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban chấp hành, Ban
Thường vụ trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ; tham mưu, hướng dẫn triển khai công tác tuyên giáo công đoàn Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về côngt ác vận động nữ CNVCLĐ; chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ CNVCLĐ; những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn.
Ban Tài chính: Là ban hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý ngân sách
2.4.3 Đoàn viên Công đoàn trong hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Công đoàn cơ sở của các Ngân hàng
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngân hàng nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nâng cao ý thức chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong ngành.
Kế hoạch yêu cầu: Bám sát các nội dung, yêu cầu về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Phổ biến kịp thời, thường xuyên các chính sách, văn bản pháp luật đến mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức, ĐVCĐ trong ngành Ngân hàng được trang bị đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; Phổ biến, giáo dục pháp luật gắn liền với công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch bao gồm những nhiệm vụ trọng tâm sau:
(i) Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX); Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX);
(ii) Tăng cường cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Kịp thời phân công cán bộ, báo cáo viên pháp luật tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; Phát huy vai trò đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong các đơn vị báo chí, giảng viên trong các cơ sở đào tạo của ngành Ngân hàng, cán bộ phụ trách công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;
Có các hình thức thi đua, khen thưởng xứng đáng nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng Đối với tổ chức Công đoàn, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần được thực hiện thường xuyên như một giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ĐVCĐ Hàng năm CĐCS cần xây dựng kế hoạch cụ thể để phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân, tập trung cao điểm vào “Tháng công nhân” và “Ngày Pháp luật” 9/11.Quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm Nghị quyết số 4b/NQ của Ban chấp hành TổngLĐLĐ Việt Nam (khoá XI) về "Nâng cao công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CNVCLĐ trong tình hình mới" vào quá trình tổ chức các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở Nội dung tuyền tập trung vào Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, các chính sách về Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, LuậtBình đẳng giới, Luật Phòng, chống ma túy Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền cho phù hợp điều kiện đặc thù với từng loại hình cơ sở như: tuyên truyền miệng, qua hệ thống thông tin đại chúng, qua tư vấn, hòa giải, qua tủ sách pháp luật, tờ gấp, tài liệu bỏ túi, băng đĩa, qua hệ thống loa truyền thanh ở doanh nghiệp, qua các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở CĐCS cần chủ động thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động đưa nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐVCĐ vào nội dung thỏa ước lao động tập thể; bố trí thời gian, đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐVCĐ; xây dựng “Tủ sách pháp luật”, “Giỏ sách pháp luật” để công nhân lao động tự đọc và tìm hiểu Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Qua kiểm tra phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn Các cấp công đoàn cần quan tâm xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vững vàng về chính trị - tư tưởng, am hiểu về pháp luật, có kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ tuyên truyền tốt Tăng cường hoạt động của các tổ tư vấn pháp luật, nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng thoả ước lao động tập thể Cán bộ tư vấn pháp luật cần vận động chủ sử dụng lao động cho tiếp xúc với ĐVCĐ ngay tại nơi làm việc, tiếp thu và xem xét những vướng mắc của công nhân về chế độ chính sách, sau đó lựa chọn thời gian phù hợp, tập hợp công nhân để giải đáp Qua đó nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, có biện pháp giải quyết ngay tại cơ sở
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ĐVCĐ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn Tuy nhiên để công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực thì trước hết cần có sự chủ động hơn nữa từ phía các doanh nghiệp, sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước có liên quan và sự năng động sáng tạo của mỗi CĐCS Khi hiểu biết về pháp luật của ĐVCĐ được nâng lên, họ sẽ luôn có ý thức trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật, biết cách tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động Đó là một trong nhiều biện pháp hiệu quả góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp
CĐCS của các Ngân hàng triển khai phổ biến các văn bản sau:
- Các văn bản Luật, Pháp lệnh
Các văn bản Luật, Pháp lệnh được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua như: Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật Kiểm toán
Nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng
Các văn bản Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì soạn thảo và các Thông tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng Phổ biến sâu rộng tinh thần, nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Các văn bản pháp luật khác
Các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực dân sự, đất đai, đầu tư công, xây dựng, thuế, Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công nhân lao động trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, để công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực thì trước hết cần có sự chủ động hơn nữa từ phía các doanh nghiệp, sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước có liên quan và sự năng động sáng tạo của mỗi CĐCS Khi hiểu biết về pháp luật của ĐVCĐ được nâng lên, họ sẽ luôn có ý thức trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật, biết cách tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động Đó là một trong nhiều biện pháp hiệu quả góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp
Từ năm 2018 đến năm 2020, Nhà nước ta đang đứng trước tình hình dịch bệnhCovid-19 phát tán từ cuối năm 2019 và tiếp diễn cho đến nay, nhưng Công đoàn Chi nhánh Ngân hàng đã tổ chức 03 hội nghị tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền cho trên 50 cán bộ CĐCS và 03 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho gần 120 lượt CNVCLĐ;phát hành 205 tài liệu các loại; xây dựng 01 tủ sách pháp luật với trên 50 cuốn; phối hợp đăng tải 25 chuyên mục, tin, bài, ảnh phản ánh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp công đoàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong 02 năm qua, các cán bộ công đoàn đã tuyên truyền tư vấn pháp luật cho cho ĐVCĐ về chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Thông qua hoạt động truyên truyền của các cấp công đoàn, nhiều chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước đã được truyền tải đến ĐVCĐ
Hàng năm, 100% ĐVCĐ tại CĐCS của các Ngân hàng được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng dưới các hình thức; Năm 2018-
2019 đã đạt 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Ngân hàng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, đạo đức liêm chính; Năm 2019-2020 đã đạt 80% chương trình bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các CNVCLĐ trong diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19.
Tại Chi nhánh Ngân hàng văn hóa minh bạch, giải trình ĐVCĐ trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh ĐVCĐ với người dân, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của ĐVCĐ và người dân.
Công đoàn Chi nhánh tham mưu cho Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng tuyên truyền cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐVCĐ Thông qua Công đoàn từng ĐVCĐ nắm rõ quy định của pháp luật, Ban nữ công thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục kế hoạch hóa gia đình, 100% không sinh con thức 3, 100% thực hiện tốt đạt danh hiệu gia đình văn hóa cấp phường, xã.
2.5.2 Ý thức pháp luật của ĐVCĐ trong Chi nhánh Ngân hàng khu vực tỉnh Đắk Lắk
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG KHU VỰC TỈNH ĐẮK LẮK
Phương hướng
Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác PBGDPL đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt Sau khi ban hành Chỉ thị số 02/1998 về tăng cường PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, công tác này đã đạt được những kết quả quan trọng Tiếp nối Chương trình này, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2003- 2007. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác PBGDPL, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và gia cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công; phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã Nam Triều lần thứ XXV nhiệm kỳ 2010-
2015, phần công tác xây dựng chính quyền, quản lý nhà nước đã xác định rõ: “Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan; xây dựng đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ công chức có phẩm chất chính trị tốt, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá cán bộ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được vụ giao Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra phòng ngừa tiêu cực, lãng phí, làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại với dân, thụ lý và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật; đồng thời thường xuyên triển khai phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là những Pháp lệnh và Luật mới ban hành và những luật thường gắn liền với đời sống nhân dân”.
Các giải pháp cụ thể
3.2.1 Về phía Đoàn viên Công đoàn
- Mọi ĐVCĐ phải phát huy quyền làm chủ của mình, không ngừng nghiên cứu, học tập các quy định của pháp luật để đưa pháp luật vào cuộc sống
- Mỗi ĐVCĐ cần phải tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do địa phương tổ chức.
- Mọi ĐVCĐ đều phải sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
- Ý thức trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của người dân Trước hết các hoạt động này tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật Từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, ĐVCĐ được phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, đồng thời sự hiểu biết về pháp luật cũng ngày càng được nâng cao Pháp luật chính là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và cũng là phương tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho nhân dân nhận thức được những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phương tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống Một vai trò hết sức quan trọng của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là tạo được niềm tin vào pháp luật Khi đã có niềm tin, người dân sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quy định của pháp luật Không những thế, họ còn có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm, đi ngược lại với quy định của pháp luật.
3.2.2 Về phía Cơ quan Nhà nước
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Đây là một vấn đề có tính nguyên tắc cần thiết được thực hiện nghiêm túc, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng,chính quyền trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,thực hiện tốt khẩu hiệu sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân trong tình hình mới.
Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời gian qua trên địa bàn Xã đã từng bước phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật Trong thời gian đến tiếp tục tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng thông qua Nghị quyết, chỉ thị, sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, kiểm tra, giám sát các ngành trong việc tuân thủ, chấp hành và thực hiện pháp luật Tiếp tục thực hiện quan điểm của Đảng đúng theo tinh thần Nghị quyết 08/ BCT của Bộ Chính trị: Cải cách công tác tư pháp, kiên quyết xử lý triệt để, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, tránh oan sai, đúng quy định của pháp luật.
Hằng năm BCH Đảng bộ xã phải ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trên địa bàn Xã Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng, mang tính thường xuyên Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết để có sự đánh gía cụ thể tính hiệu quả của Nghị quyết
3.2.3 Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường trên cơ sở của một hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện, kịp thời thể chế hoá các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, phản ánh đúng những đặc điểm của kinh tế xã hội trong một giai đoạn cụ thể. Để có được một hệ thống pháp luật như vậy, trong thời gian đến địa phương cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: Thường xuyên tiến hành hệ thống hoá những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để qua đó phát hiện, loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành không còn phù hợp, đồng thời đề xuất loại bỏ những quy định pháp luật của cấp trên có nội dung trùng lặp, mâu thuẩn, lạc hậu và bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật để nhằm kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành luật Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đúng thẩm quyền, đúng thể thức, đảm bảo kỹ thuật xây dựng, làm cho văn bản quy phạm pháp luật mang tính khoa học và đạt trình độ cao Đồng thời khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần phải chú trọng văn bản quy phạm pháp luật đó phải phản ánh đúng quy luật khách quan và nhu cầu của đời sống xã hội, phản ánh đúng và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và có thể thực hiện được trong thực tế cuộc sống xã hội.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân là người chủ đất nước, chính vì vậy, khi xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước thì cần phải tạo mọi điều kiện để quần chúng nhân dân tham gia đóng góp xây dựng pháp luật; thông qua việc đóng góp xây dựng đó mà thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng thời quần chúng có điều kiện nắm bắt, hiểu được tính chất, nội dung của văn bản pháp luật sắp ban hành phù hợp với ý chí, nguyện vọng của người dân để từ đó họ tôn trọng triệt để và chấp hành nghiêm pháp luật.
3.2.4 Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật
Tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến mọi chủ thể pháp luật, là khâu trung tâm, quan trọng nhất của công tác tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì pháp chế xã hội chủ nghĩa chỉ hình thành khi mọi người hiểu, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Biện pháp này bao gồm nhiều mặt hoạt động của Nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm cho các quy định của pháp luật phát huy hiệu lực trong thực tiễn của đời sống xã hội, cụ thể là:
- Tăng cường công tác giải thích pháp luật dưới mọi hình thức, qua đó làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa tích cực của các quy phạm pháp luật để mọi người dân hiểu rõ và tự nguyện làm theo pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục dưới nhiều hình thức, nhằm làm cho ĐVCĐ hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật Đưa việc dạy pháp luật; cần sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền và nhiều biện pháp, kết hợp với tư vấn pháp luật để giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho ĐVCĐ.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn tuyên truyền viên pháp luật của Chi nhánh Ngân hàng có đủ trình độ, phẩm chất chính trị và khả năng công tác.
- Chú trọng công tác tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết bảo đảm đạt hiệu quả cao.
- Thường xuyên có sự đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời, để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, qua đó đề ra những phương hướng và biện pháp tăng cường hiệu lực của công tác.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
3.2.5 Nâng cao hiểu biết pháp luật cho người ĐVCĐ tại Chi nhánh Ngân hàng
Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm minh Tuy rằng bản chất pháp luật của Nhà nước ta là rất tốt đẹp, nó phản ánh ý chí, nguyện vọng mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội Những quy định tốt đẹp đó dù tốt đẹp bao nhiêu chăng nữa mà không được nhân dân biết đến thì vẫn là những trang giấy
“Ngũ yên không làm rung động không khí” Pháp luật của Nhà nước có thể được một số người tìm hiểu, quan tâm và nắm bắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ, những người này luôn theo sát những quy định pháp luật mới được ban hành để phục vụ trực tiếp cho công việc của mình, nhưng số lượng đối tượng này không phải là nhiều trong điều kiện trình độ dân trí còn chưa cao, đời sống kinh tế của đa số nhân dân còn gặp nhiều khó khăn cho nên các đối tượng nằm trong sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, những nội dung và các quy định của pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho ĐVCĐ tham gia làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng.