Theo nhiều sử gia, đây là lý do thúc đẩy một số tín hữu từ bỏ thành thị rút lên sa mạc, mở màn cho phong trào đan tu trong Hội thánh vào thế kỷ IV.Dù sao, một điều không thể chối cãi là
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN TÔN GIÁO HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Các trào lưu thần học Ki-tô
Qua phần trình bày đạo công giáo thế giới nói chung, học viên hãy cho biết nhận thức mới của anh (chị) về một tôn giáo thế giới có vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống
chính trị, xã hội và văn hóa
Lớp: Cao học ngành Tôn giáo học, định hướng nghiên cứu, QH-2021-X.
Giảng viên giảng dạy: GS.TS Đỗ Quang Hưng
HÀ NỘI – 2023
Trang 2Sinh viên không viết vào ô này
Số phách:
Họ tên và chữ ký của cán bộ dọc phách:
Học viên điền đầy đủ thông tin dưới đây
1 Họ và tên học viên: Nguyễn Giang Hà Phương
2 Ngày sinh: 19/06/1999 (Nữ) Dân tộc: Kinh
3 Nơi sinh: Kiên Giang Đối tượng:
5 Mã số:
6 Ngành học: Tôn giáo học
Trang 3
Sinh viên không viết trang này
Số phách:
CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ CHẤM THI SAU KHI CHẤM
- Cán bộ chấm thi thứ nhất (ký và ghi rõ họ và tên):
- Cán bộ chấm thi thứ hai (ký và ghi rõ họ và tên):
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI THI
Ghi bằng số và ghi bằng chữ
ĐIỂM TỪNG CÂU, ĐIỂM THƯỞNG (Nếu có)
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Trang 4
I MỞ ĐẦU
Kitô giáo không phải là một hệ thống triết học nhưng là một sứ điệp cứu độ
Vì thế, không thể mong đợi nơi các giáo phụ thuộc giai đoạn nó ra đời những khảo luận tư tưởng cao siêu Mặt khác, khi loan báo Tin mừng, Giáo hội gặp phải một khung cảnh thù nghịch, từ phía các tôn giáo cổ truyền cũng như từ phía chính quyền Rôma Không lạ gì mà các nhà lãnh đạo Giáo hội thường giữ một thái độ tự vệ, với kết quả là nhiều tác phẩm hộ giáo đã ra đời.
Đế quốc Rôma bách hại các tín hữu Kitô giáo vì nhiều lý do khác nhau Họ bị
tố cáo nhiều tội, trong đó có tội “vô thần”, bởi vì họ không tham gia các buổi
tế tự công cộng suy tôn Hoàng đế.
Về phương diện tư tưởng, các văn gia Kitô giáo phải đối chiếu niềm tin của mình với các tôn giáo trong Đế quốc, như chúng ta có thể đọc thấy ngay trong hành trình truyền giáo của thánh Phaolô được thuật lại trong sách Tông đồ công vụ Các nhà truyền giáo có cái nhìn tiêu cực đối với các tôn giáo vì nhận thấy tục thờ các ngẫu tượng cũng như các thứ mê tín dị đoan nơi đó Vì thế khó mà nói đến “mầm mống chân lý” nơi các tôn giáo; thậm chí thánh Phaolô còn vạch ra những khuyết điểm ngay cả nơi đạo Do thái, được thành hình do một giao ước mà Thiên Chúa thiết lập Thật ra, khi tố cáo tục thờ tà thần ngẫu tượng, thánh Phaolô cũng các giáo phụ nhắm kêu gọi các tôn giáo khác hãy tìm về đạo chân thực do đức Kitô mặc khải, chứ không ngụ ý đả kích tất
cả các tôn giáo Nên biết là trong số các giáo phụ hộ giáo, ông Tertullianô đã nhìn nhận rằng khi con người biết phản tỉnh quay về với chính mình, thì nó sẽ gặp thấy Thiên Chúa duy nhất ngự trong linh hồn Nói khác đi, cho dù giá trị của các tôn giáo thế nào đi nữa, nhưng mỗi người vẫn mang trong thâm tâm một mầm mống dẫn về đạo thật.
1 Sự thành hình văn hóa Kitô giáo
Kể từ hoàng đế Constantinô, Kitô giáo đã được tự do hành đạo và sau đó trở thành quốc giáo trong Đế quốc Rôma Phần đông các sử gia chỉ dừng lại ở chỗ nghiên cứu sự liên kết giữa chính quyền với Giáo hội, chứ ít người đi sâu hơn
để tìm hiểu ảnh hưởng của Kitô giáo đối với sự thay đổi xã hội đương thời Thực ra, không biết đã có vị giáo phụ đã hoạch định một kế hoạch quy mô phải đưa Tin mừng thấm nhập các môi trường xã hội hay không, nhưng chắc chắn là đã có hơn một vị đã ý thức được rằng việc rao giảng Tin mừng không
Trang 5thể nào chỉ giới hạn vào việc hoán cải cá nhân mà còn cần bao gồm sự thay đổi cả não trạng và lối sống của một cộng đồng xã hội nữa.
Công cuộc đối thoại giữa Tin mừng với văn hóa đương thời không phải là một chuyện đơn giản Trước đây, ông Tertullianô đã không muốn cho Kinh thánh đội trời chung với triết học Hylạp Giờ đây, những tín hữu đã từng bị Đế quốc Rôma bách hại cũng không chịu chấp nhận bắt tay với kẻ thù Đối với họ, đời sống đạo sẽ sa sút trầm trọng khi được hưởng những ưu đãi của chính quyền Theo nhiều sử gia, đây là lý do thúc đẩy một số tín hữu từ bỏ thành thị rút lên
sa mạc, mở màn cho phong trào đan tu trong Hội thánh vào thế kỷ IV.
Dù sao, một điều không thể chối cãi là nhờ những hoàn cảnh thuận tiện của bối cảnh chính trị mới, một nền văn hóa Kitô đã thành hình, bắt nguồn từ việc các tín hữu hấp thụ triết học, văn chương, nghệ thuật cổ điển, và rồi họ sử dụng kiến thức ấy để diễn tả chân lý mặc khải Điều này đã được khởi sự từ Alexandria với các ông Clêmentê, Origène, và bành trướng mạnh mẽ hơn kể
từ khi môi trường xã hội và chính trị không còn thù nghịch với Kitô giáo nữa Các bậc phụ huynh đã có thể gửi con em mình đến các trung tâm văn hóa thời danh Từ miền Cappađôxia, Basiliô và Grêgôriô Nazianzênô đã đi du học bên Athènes để nghiên cứu triết học Các nhà hùng biện, ngữ học tại Rôma (tuy không phải là Kitô hữu) đã lôi cuốn Augustinô từ Bắc Phi, Giêrônimô từ Đalmaxia Đó là chưa nói đến các thẩm phán, các chính trị gia đã có kinh nghiệm trị nước trước khi trở thành giám mục hoặc giáo hoàng như trường hợp của Ambrôsiô, Grêgôriô I.
Sự thành hình của một nền văn hóa Kitô giáo được hiểu như là việc diễn tả đức tin Kitô qua các biểu tượng của văn hóa đương thời: từ nghệ thuật kiến trúc cho đến văn chương thi ca, từ các tư tưởng triết học cho đến các luật lệ luân lý chi phối cuộc sống xã hội.
2 Việc áp dụng triết học vào việc giải thích đức tin
Một đặc tính của văn hóa Kitô giáo vào thời hoàng kim của các giáo phụ là sự xuất hiện của các trường phái Lúc đầu, các trường phái được hiểu theo nghĩa chặt như là hai trường học Kinh thánh tại Alexandria và Antiôkia: mỗi
trường phái áp dụng một phương pháp khác nhau trong việc giải thích Kinh thánh Trường Alexandria chú trọng đến nghĩa ám dụ (sensus allegoricus); trường Antiôkia nhấn mạnh đến nghĩa văn (sensus litteralis) Kèm theo chủ trương về phương pháp chú giải Kinh thánh, mỗi trường cũng thiên về một
Trang 6triết thuyết khác nhau: Alexandria nghiêng về thuyết Platon, Antiôkia ngả theo thuyết Aristote.
Sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu sớm muộn gì cũng đưa tới những đường hướng khác nhau về kết luận thần học, đặc biệt khi bàn về mầu nhiệm Đức Kitô Trường Alexandria nặng về chiều hướng huyền bí, đề cao thiên tính của ngài; trường Antiôkia chú trọng trên thực tại lịch sử và chú trọng đến nhân tính của ngài Nói cho cùng, nguồn gốc của các “lạc giáo” là sự khó khăn dung hòa giữa tư tưởng triết học với mặc khải đức tin Điều này thúc đầy các giáo phụ “chính thống” phải tìm những ngôn ngữ để diễn tả chính xác chân lý mặc khải
- Triết học Hy-lạp đặt Thiên Chúa trong tương quan với vũ trụ (như là nguyên nhân tác thành và cứu cánh) Kitô giáo đặt Thiên Chúa trong tương quan với Lịch sử.
- Theo Triết học Hy-lạp, Thiên Chúa là Đấng Hoàn thiện, bất biến, ở bên trên những biến thiên lịch sử Kitô giáo trình bày Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử, cách riêng bằng việc Con Thiên Chúa làm người.
- Triết học Hy-lạp nhấn mạnh đến giới hạn cho tri thức của con người Kitô giáo đề cao chân lý được Thiên Chúa mặc khải, vượt trên các học thuyết.
- Triết học luân lý Hy-lạp mang tính trí thức: tội là dốt nát Luân lý Kitô giáo cho rằng tội lỗi là do ý chí con người ngả theo sự dữ; tuy nhiên con người có thể phạm tội và cũng có cơ hội thống hối.
- Triết học Hy lạp quan niệm sự diễn tiến của vũ trụ theo vòng chu kỳ sinh tử Kitô giáo quan niệm lịch sử theo đường thẳng: lịch sử sẽ kết thúc với sự phục sinh thân xác.
Như vậy các giáo phụ không chỉ du nhập tư tưởng triết học Hy-lạp nhưng còn thanh tấy và nâng cao nó nhờ mặc khải nhận được từ Đức Kitô Đây là bài học cho hết mọi thế hệ trong tiến trình “hội nhập văn hóa”: đưa Tin mừng vào các nền văn hóa, và đón nhận các tinh hoa của văn hóa vào Tin mừng.
Trang 7II NHẬN THỨC MỚI CỦA VỀ TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA.
1 Những biến đổi của đạo Tin lành ở Việt Nam
(LLCT) - Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam khoảng thập niên đầu thế
kỷ XX Do nhiều nguyên nhân về tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị, nên
Trang 8trước năm 1975, mặc dù các nhà truyền giáo rất nỗ lực, nhưng đạo Tin lành phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam với số lượng tín đồ hạn chế Từ giữa những năm 1980 đến nay, đạo Tin lành ở Việt Nam phát triển rộng khắp, nhất
là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về nhận thức và chính sách.
1.1 Sự biến đổi về số lượng tín đồ, phạm vi hoạt động và tổ chức của đạo
Tin lành ở Việt Nam hiện nay
Sau năm 1975, các tổ chức Tin lành không được Nhà nước Việt Nam công nhận, vì vậy sinh hoạt tôn giáo của tín đồ cũng như hoạt động của chức sắc đạo Tin lành cầm chừng, dè dặt Trong bối cảnh đó, đạo Tin lành không
những không thu hẹp và tan rã như nhiều người quan niệm, mà tôn giáo này vẫn trụ lại, thậm chí phát triển rất nhanh Số tín đồ đạo Tin lành (đã chịu Lễ Báp tem) năm 1975: 180 nghìn người; năm 1990: 320 nghìn người, năm 1995:
368 nghìn người; năm 2000: 504 nghìn người, năm 2005: 950 nghìn người; năm 2010: 1,05 triệu người, năm 2017: 1,35 triệu người(1) (trong gần 1,5 triệu người theo đạo Tin lành theo khai trình của các tổ chức Tin lành)(2) Như vậy, đến nay, số lượng tín đồ đạo Tin lành (đã chịu Lễ Báp tem) tăng gấp 6 lần, số người theo đạo Tin lành nói chung tăng gấp hơn 8 lần so với năm 1975.
Cùng với sự tăng trưởng tín đồ là sự mở rộng phạm vi hoạt động của đạo Tin lành Nếu như trước năm 1975, đạo Tin lành chủ yếu hoạt động ở khu vực phía Nam, ở miền Bắc khi ấy chỉ có 10 tỉnh thành có người theo đạo, thì đến nay, tôn giáo này đã mở rộng ra cả nước(3).
Tương ứng với sự tăng trưởng tín đồ và sự mở rộng địa bàn hoạt động là sự gia tăng các chi hội Tin lành (đơn vị cơ sở, còn gọi là Hội thánh cơ sở) và điểm nhóm (địa điểm nhóm lễ) Nếu như trước năm 1975, đạo Tin lành có khoảng
550 chi hội và hội nhánh (trong đó Hội thánh Tin lành Việt Nam - miền Nam
có 530 chi hội và hội nhánh), thì đến nay, cả nước có 606 chi hội và 4.757 điểm nhóm theo cộng đồng dân cư.
Đề cập đến sự tăng trưởng tín đồ đạo Tin lành ở nước ta không thể không nói đến sự truyền nhập tôn giáo này vào đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
và Tây Bắc (tên gọi chung khu vực miền núi phía Bắc) Đạo Tin lành truyền lên Tây Nguyên năm 1930 Từ năm 1930 đến năm 1975 có khoảng 55 - 60 nghìn tín đồ đạo Tin lành là đồng bào dân tộc thiểu số(4) Sau năm 1975, trong hoàn cảnh ngừng hoạt động vì có quan hệ với tổ chức phản động
FULRO, nhưng do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành vẫn tồn tại và phát triển, thậm chí phát triển rất nhanh vào thập niên 90 thế kỷ XX - điều mà trước
Trang 9năm 1975 có sự hỗ trợ trực tiếp về mọi mặt của Hội Truyền giáo CMA vẫn không thể thực hiện được.
Đến năm 2017, ở Tây Nguyên có 615.111 người theo đạo Tin lành (trong đó khoảng 550 nghìn tín đồ là người dân tộc thiểu số) gấp 10 lần so với trước năm 1975, ở 1.863 điểm nhóm của hơn 20 tổ chức và hệ phái Tin lành Cụ thể, Đắc Lắc: 188.169 người, Gia Lai: 138.033 người, Lâm Đồng: 92.815 người, Bình Phước: 60.458 người, Đắc Nông: 63.830 người, Kon Tum: 16.806
người(5).
Ở Tây Bắc, từ năm 1985, một số đồng bào Mông ở Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, sau khi nghe Đài Nguồn sống (The Far East
Broadcasting Company- FEBC) phát từ Manila (Philíppin) bằng tiếng Mông
đã theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ Cuối những năm 1980, một số người chuyển sang theo Công giáo, nhưng đến đầu những năm 1990 được Đài FEBC và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hiệu chỉnh chuyển sang theo đạo Tin lành Cùng thời gian này, các tổ chức Tin lành đã thu nạp tín đồ người Mông và xây dựng tổ chức Nếu năm 1996 cả nước có gần 60 nghìn người Mông theo đạo Tin lành, thì đến năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg, số người Mông theo Tin lành đã tăng lên 110 nghìn người (chiếm 13% tổng số người Mông toàn quốc) Đến năm 2017, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên 215 nghìn người (không kể khoảng 34 nghìn người Mông theo đạo Tin lành di cư vào Tây Nguyên) Ngoài người Mông, ở khu vực Tây Bắc giai đoạn này còn có khoảng gần 20 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số khác như Dao, Sán Chỉ, Thái, theo đạo Tin lành
Số liệu ở từng tỉnh như sau: Điện Biên: 58.041 người, Lai Châu: 42.778 người, Lào Cai: 28.345 người, Cao Bằng: 16.792 người, Hà Giang: 19.730 người, Bắc Cạn: 13.818 người, Sơn La: 12.976 người, Tuyên Quang: 8.317 người, Thái Nguyên: 5.566 người, Thanh Hóa: 5 nghìn người, Lạng Sơn: 2.264 người, Yên Bái: 1.373 người
Như vậy, nếu năm 1975 cả nước có khoảng 55 nghìn tín đồ đạo Tin lành
là đồng bào dân tộc thiểu số thì đến năm 2017 tăng lên đến 775 nghìn tín đồ, gấp hơn 14 lần
Sự hình thành nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành là một trong những đặc trưng của biến đổi đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay Bên cạnh 10 tổ chức, hệ phái Tin lành được công nhận, thì ở Việt Nam hiện có 78 tổ chức, nhóm phái Tin lành chưa được công nhận, đang hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước Đa
số tổ chức Tin lành chưa được công nhận là những tổ chức, nhóm phái mới phục hồi hoặc mới hình thành, tên gọi và số liệu chưa ổn định, thậm chí một
Trang 10số trường hợp tên gọi trùng nhau và người theo đạo có khi cùng ghi danh ở các tổ chức khác nhau Có thể thấy, nếu năm 1975 có khoảng 20 tổ chức, hệ phái Tin lành thì năm 2017 có đến 88 tổ chức, nhóm phái Tin lành đang hoạt động ở Việt Nam.
2 Một số lý giải về sự biến đổi đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay
Để lý giải về sự biến đổi của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay không thể đơn giản cho rằng những nguyên nhân đồng bào theo đạo chỉ là do vật chất hoặc
do bị dụ dỗ; cũng không nên theo lôgíc hình thức nói rằng việc theo đạo là do truyền đạo, trong khi đồng bào không có nhu cầu; càng không thể phiến diện cho rằng việc theo đạo Tin lành chỉ là một phần trong chiến lược “diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch Tóm lại, vấn đề đạo Tin lành phát triển nhanh và mạnh ở nước ta thời gian gần đây cần phải được tìm hiểu cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, cả nguyên nhân kinh tế lẫn nguyên nhân xã hội và cần phải lý giải từ chính những đặc điểm của đạo Tin lành.
Chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhất là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước có tác động đến sự biến đổi của Tin lành ở Việt Nam.
Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển của đạo Tin lành - một tôn giáo cải cách thích hợp với tầng lớp thị dân của xã hội công nghiệp Cùng với quá trình đổi mới, Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có những nước có đông người theo đạo Tin lành Hiện nay, đạo Tin lành có 820 triệu tín
đồ, là tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới (chỉ đứng sau Islam giáo với 1,45 tỷ tín
đồ, Công giáo với trên 1,25 tỷ tín đồ, Ấn Độ giáo với 1,1 tỷ tín đồ) Trong đó, hai quốc gia có đông người theo Tin lành là Mỹ và Hàn Quốc Mỹ được coi là trung tâm đạo Tin lành thế giới với khoảng 180 triệu tín đồ (chiếm gần 60% tổng dân số) thuộc hàng trăm hệ phái và hàng nghìn tổ chức đạo Tin lành Trong lịch sử và hiện tại, đạo Tin lành Mỹ là nguồn truyền giáo và hỗ trợ đạo Tin lành ở Việt Nam Hàn Quốc hiện được coi là một quốc gia Tin lành ở châu
Á Hơn 30 năm trở lại đây, số người theo đạo Tin lành ở Hàn Quốc tăng rất nhanh với khoảng 22 triệu tín đồ, chiếm gần 50% tổng dân số, trở thành đầu mối truyền đạo Tin lành ở khu vực, trong đó có Việt Nam Khi quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Mỹ ngày càng phát triển thì tác động của đạo