1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xu hướng tự học của sinh viên tại các quán cà phê sách trên địa bàn tp hcm

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 320,45 KB

Nội dung

có thể đã có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện nay khi xu hướng tự họccủa sinh viên ở cà phê sách gia tăng sẽ tác động đến sự thay đổi của mô hình kinhdoanh này để đáp ứng nhu cầu của

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG -   - TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đề tài: NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC QUÁN CÀ PHÊ SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS Bùi Loan Thùy Lớp: Báo chí CLC – K21B Nhóm 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 1.1 Văn hóa kinh doanh cà phê sách tại TP.HCM Lưu Hương Giang (2017) Văn hóa kinh doanh loại hình cà phê sách tại thành phố Hồ Chí Minh Tạp Chí Khoa học Đại học Văn Hiến 4(4), 97-105 Truy xuất từ: https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/153 Nội dung bài báo cáo trình bày và phân tích kết quả khảo sát 280 khách hàng và 90 quản lý, nhân viên ở các quán cà phê sách tại TP.HCM năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc, đặc điểm riêng của văn hóa cà phê độc đáo và văn hóa kinh doanh cà phê sách, các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tác giả rút ra kết luận về mục đích và thói quen của các nhóm đối tượng khách hàng thường lui đến cà phê sách cũng như mức độ hài lòng của họ đối với văn hóa kinh doanh tại các cửa hàng cà phê sách Tác giả đã thành công khi chỉ ra các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao và chỉ ra các yếu tố tác động lên mô hình kinh doanh cà phê sách, thói quen khách hàng vào thời điểm thực hiện nghiên cứu Vì vậy một số vấn đề về mức độ hài lòng với không gian, thói quen sử dụng cà phê sách, có thể đã có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện nay khi xu hướng tự học của sinh viên ở cà phê sách gia tăng sẽ tác động đến sự thay đổi của mô hình kinh doanh này để đáp ứng nhu cầu của sinh viên Kế thừa: Tài liệu đã phân tích và rút ra được kết luận về đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là các yếu tố tác động đến sự ra đời của mô hình cà phê sách (Trần Bình Minh (2009), đã nghiên cứu bất kỳ xã hội nào, dù cổ xưa hay hiện đại, giao lưu trực tiếp giữa con người với con người là một nhu cầu bức thiết trong xã hội Với những ưu thế như: vừa thỏa mãn nhu cầu giải khát, vừa tạo ra hưng phấn cho hệ thần kinh con người, cà phê có sức quyến rũ, thu hút kì lại ở mọi tầng lớp trong xã hội dù địa vị hay tôn giáo nào Sức hấp dẫn, khả năng thu hút của cà phê đẫ khiến nó trở thành một phương tiện giao tiếp hữu ích của xã hội hiện đại) Mặt khác, đặc điểm của cà phê sách cũng được định nghĩa rõ ràng từ việc đúc kết kết quả phỏng vấn, khảo sát và thu thập thông tin từ các tài liệu sẵn có (Một là, về Không gian: cà phê sách phải là nơi có không gian yên tĩnh, thoải mái, có ánh sáng và âm nhạc phù hợp với việc đọc sách Hai là về các thể loại sách và số lượng sách: cà phê sách là một loại hình dịch vụ nằm giữa ranh giới của một cà phê bình thường và một thư viện Do đó, số lượng, chất lượng các thể loại sách cũng như cách bài trí ở đây cần phải đáp ứng được nhu cầu của đa số độc giả đến với cà phê sách Ba là về các quản lý và dịch vụ phải có phong cách chuyên nghiệp, có am hiểu về các loại sách, có nhiều dịch vụ kèm theo như đồ ăn, nhưng phải phù hợp với không gian đọc sách) Tài liệu cũng đưa ra những kết luận khảo sát hay về khách hàng Cụ thể, khách hàng đến Cà phê sách có trình độ học vấn bậc Đại học có tỷ lệ cao nhất (Khảo sát cho thấy khách hàng có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,3%; Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 tiếp theo là cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đều chiếm tỷ lệ 20,3%; các trình độ học vấn còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp (trên đại học: 2,4%, khác: 6,7%) Qua đó đánh giá được hầu hết khách hàng vào cà phê sách đều là người có trình độ cao trong xã hội) Tài liệu cũng nêu ra một mâu thuẫn trong quá trình nghiên cứu là dù phần lớn khách hàng đồng ý trong khảo sát họ đến Cà phê sách với Mục đích là đọc sách, nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ khách đến vào ngày có sách mới rất thấp Phần lớn thời gian của khách hàng ở cà phê sách được sử dụng cho việc Học bài Từ đây, nhóm có thêm thông tin cho giả thuyết sinh viên đến cà phê sách với mục đích chính là tìm không gian lý tưởng để học bài Như vậy, có căn cứ để đi kiểm chứng bằng cách đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Có phải sinh viên đến quán cà phê sách để đọc sách hay không? (Điều đáng lưu ý là trong mục đích khác, tuyệt đại đa số khách hàng cho biết học đến cà phê sách để học bài Khảo sát dịp quán đông khách cũng cho thấy, tỷ lệ khách đến vào ngày cuối tuần là 55% so với ngày có sách mới là 28%) 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đển quyết định lựa chọn chuỗi của hàng cà phê của người tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu khu vực TP.HCM Hà Minh Hiếu (2019) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuỗi cửa hàng cà phê của người tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu khu vực TPHCM Tạp chí khoa học Thương mại, (122), 77-89 Truy xuất: https://tckhtm.tmu.edu.vn/upload/tmu_old/tckhtm/news/2019_12/b5.pdf Nội dung bài báo trình bày và phân tích kết quả khảo sát 280 khách hàng và 90 quản lý, nhân viên ở các quán cà phê sách tại TP.HCM năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc, đặc điểm riêng của văn hóa cà phê độc đáo và văn hóa kinh doanh cà phê sách, các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tác giả rút ra kết luận về mục đích và thói quen của các nhóm đối tượng khách hàng thường lui đến cà phê sách cũng như mức độ hài lòng của họ đối với văn hóa kinh doanh tại các cửa hàng cà phê sách Tác giả đã thành công khi chỉ ra các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao và chỉ ra các yếu tố tác động lên mô hình kinh doanh cà phê sách, thói quen khách hàng vào thời điểm thực hiện nghiên cứu Vì vậy một số vấn đề về mức độ hài lòng với không gian, thói quen sử dụng cà phê sách, có thể đã có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện nay khi xu hướng tự học của sinh viên ở cà phê sách gia tăng sẽ tác động đến sự thay đổi của mô hình kinh doanh này để đáp ứng nhu cầu của sinh viên Kế thừa: Tài liệu chỉ ra 6 yếu tố tác động lên quyết định lựa chọn chuỗi cà phê của khách hàng có mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) mạnh lần lượt là: giá cả hợp lý, vị trí, dịch vụ khách hàng, thương hiệu, không gian, sản phẩm thông qua chứng minh các giả thuyết đặt ra bằng bảng khảo sát ý kiến khách hàng Đặc biệt là các yếu tố vị trí (mạng lưới cửa hàng rộng khắp, gần trung tâm thành phố, dễ tìm Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 thấy, tiện lợi cho người tiêu dùng), không gian (Không gian thể hiện ở các yếu tố: không gian thông thoáng, âm thanh dễ chịu; không gian có ánh sáng đầy đủ; không gian sạch sẽ; không gian ấn tượng; không gian được trang trí đẹp; không gian rộng rãi theo Pugazhenthi (2010) Không gian rất quan trọng bởi chúng được vận hành như là tín hiệu của môi trường mà khách hàng sử dụng để phán xét chất lượng của các chuỗi cửa hàng (Smith và Burns, 1996) Hơn nữa, không gian được mô tả là để kích thích tăng sự thích thú của khách hàng (Wakefield và Baker, 1998)), dịch vụ (những lợi ích và hoạt động cung cấp thêm cho khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu dịch vụ gắn liền với nhu cầu mua hàng của khách hàng là yếu tố có ảnh hưởng tới sự lựa chọn và lòng trung thành của khách hàng trong việc lựa chọn cửa hàng cà phê), giá cả (Người tiêu dùng thường so sánh giá trị cảm nhận về chất lượng với giá trị cảm nhận về giá của sản phẩm Nghĩa là sự thành công của cà phê chuỗi nằm ở chỗ có sự kết hợp giữa sản phẩm và giá cả đem lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng) là các phần có thể phục vụ rất nhiều cho đề tài của nhóm trong việc đưa kết luận đâu là yếu tố khiến sinh viên muốn tự học ở quán cà phê so với thư viện Mặt khác, bài báo cũng đề ra giải pháp để cải tạo các yếu tố này giúp các quán cà phê có thể tăng mức độ trung thành của khách hàng (Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: cần bố trí nhân viên phục vụ, xây dựng quy trình sao cho nâng cao tốc độ phục vụ nhanh chóng và kịp thời, Cải tiến chất lượng không gian chuỗi cửa hàng cà phê: tạo bầu không khí, thiết kế không gian trong các cửa hàng cà phê sao cho người tiêu dùng cảm thấy ấm cúng khi lựa chọn chuỗi cửa hàng cà phê, cần xây dựng và thiết kế không gian các quán cà phê có tính tương đồng về màu sắc, trang trí hài hòa để khách hàng cảm thấy quen thuộc khi chọn các chuỗi cửa hàng cà phê, yếu tố không gian có thể kích thích các giác quan của con người như thị giác (vẻ đẹp), khứu giác (hương thơm), thính giác (âm nhạc) và hơn thế nữa làm cho khách hàng cảm thấy hưng phấn cũng như có cơ hội thể hiện đẳng cấp của mình, âm thanh trong quán phải dễ chịu, nhẹ nhàng để khách hàng có nhu cầu bàn công việc, học hành hay thư giãn cũng không bị âm thanh làm cho khó chịu, không gian thiết kế phải đủ rộng, không chật hẹp quá, đặc biệt là giữa các lối đi hay giữa các bàn ghế để khách hàng có khoảng không gian thoải mái, riêng tư hơn khi ngồi trò chuyện, ăn uống hay thư giãn…) Bên cạnh đó, đối tượng khảo sát của bài báo cáo cũng rất gần với đối tượng nghiên cứu của nhóm là sinh viên (Xét về trình độ học vấn: trình độ THPT chiếm 23,2%, trình độ cao đẳng đại học chiếm đa số với 47,2%, sau đại học chiếm 22,8%, còn 6,8% là trình độ khác.) nên rất dễ để sử dụng làm dữ liệu thứ cấp 1.3 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Nguyễn Thành Hải (2010) Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH (CEE), Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TP HCM Truy xuất: https://ketoankiemtoan.tmu.edu.vn/upload/news/original/Phuong-phap-hoc-tap-bac- DH.-POST.pdf Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Nội dung bài báo cáo phân tích và nêu ra những kết luận liên quan đến phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên Nội dung bài báo cáo trình bày các vấn đề liên quan đến việc tự học ở đại học, bao gồm việc nêu lên đặc điểm, tính chất của việc tự học ở Đại học, các kỹ năng tự học và các yếu tố có thể tác động đến kỹ năng tự học, cũng như đề xuất các phương pháp tự học hiệu quả Tác giả đã chỉ ra được các vấn đề cơ bản nhất của việc tự học và đặc trưng riêng của việc tự học ở bậc Đại học sẽ có nhiều thách thức hơn Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của giáo dục cũng như công nghệ, sự thay đổi trong chương trình giảng dạy và cập nhật kiến thức, ngày nay bản chất việc tự học ít nhiều có những thay đổi mới khác hơn Kế thừa: Tài liệu chỉ ra những định nghĩa, khái niệm của phương pháp tự học (Việc học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở ĐH luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất) Trong đó, có hai điểm đáng chú ý là việc tập trung và việc làm việc nhóm, đây là 2 vấn đề có tính quyết định lớn trong xu hướng tự học của sinh viên, mang đến những thay đổi trong nhu cầu về không gian học Bài báo có nêu ra được mối liên hệ giữa sự tập trung và sự hứng thú (Sự hứng thú và sự tập trung luôn đi cùng với nhau Rõ ràng, hứng thú đã giúp bạn dễ dàng tập trung thì đồng thời, sự tập trung tốt cũng sẽ giúp bạn có thêm hứng thú, nó sẽ nâng cao năng suất học tập và làm việc cho bạn Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp) Bên cạnh đó còn có kỹ năng giải tỏa stress sau thời gian tự học (Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình) Và cuối cùng là tầm quan trọng của việc học nhóm (Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa số sinh viên chúng ta hiện nay) Các nghiên cứu và kết luận này có thể giúp nhóm trong việc hình thành cơ sở lý luận Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 của việc tự học, cũng như tìm hiểu được bản chất của việc tự học để nghiên cứu và đưa ra các đề xuất thích hợp với việc tự học 1.4 Vai trò và lợi ích của không gian phi chính thức lên trường học Đặng Hoàng Vũ (2018) Vai trò và lợi ích của không gian phi chính thức lên trường học Tạp chí Kiến trúc Truy xuất từ: https://www.tapchikientruc.com.vn/dao-tao/vai-tro-va-loi-ich-cua-khong-gian-hoc- tap-phi-chinh-thuc-trong-thiet-ke-truong-hoc.html? fbclid=IwAR0cp5K99nMWVlUiyzBz7TLZzPHlIc1xjDoO724Q- rzOTBTyxAoTuriG4v4 Nội dung bài báo phân tích không gian học tập lý tưởng trong trường học, các yếu tố tạo nên không gian học tập có lợi cho nhu cầu học tập của người học ở thế kỉ 21 dựa trên việc xây dựng các không gian học tập phi chính thức ở nhiều quốc gia, các tiêu chuẩn về không gian học tập lý tưởng và các vấn đề trong tư duy thiết kế không gian học tập ở Việt Nam Bài viết vận dụng các nghiên cứu, kết luận về việc không gian học tập có những yếu tố nhất định đảm bảo cho việc học tập trong trường học, mục tiêu hướng đến của việc xây dựng không gian học tập là giáo dục ở mọi nơi chứ không giới hạn trong lớp học, phòng học Tài liệu có những cách tiếp cận rất mới, sát với thực tế nền giáo dục Việt Nam khi nhiều trường học, đại học công lập chưa có cái nhìn đúng về lợi ích của không gian học tập phi chính thức Bên cạnh đó, tài liệu có những điều chỉnh các kết quả nghiên cứu để phù hợp với thực trạng về không gian học tập trong trường học ở Việt Nam nên không có mâu thuẫn nhiều với tình hình trong nước Kế thừa: Tài liệu chỉ ra thực trạng bất cập trong việc chú trọng đầu tư cho không gian học tập ở Việt Nam (Hoạt động giáo dục bắt buộc và xuyên suốt các cấp học là trải nghiệm sáng tạo, học sinh dành thời gian ở trường nhiều hơn và các hoạt động của học sinh diễn ra tại các không gian đa dạng, không chỉ trong lớp học Chính vì thế, việc thiết kế trường học cần sự thay đổi, cần cái nhìn đồng bộ, có cách tiếp cận mới, chứ không chỉ đơn thuần là xem xét, thay đổi những tiêu chuẩn đã lỗi thời Đây thực sự là một bước đi quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo) Thứ hai, tài liệu chỉ ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trong không gian học tập (thiết kế không gian học (learning space design) có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục, vì những lý do sau: Lớp học được thiết kế như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh; Những yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất như: Thiếu sáng, tiếng ồn, chất lượng; không khí kém, thiếu hệ thống điều hòa không khí – có thể làm giảm kết quả học tập; Những biểu tượng trong lớp học như: Các vật dụng, các trang trí cũng ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh; Đã có nhiều nghiên cứu và bằng chứng chứng minh thiết kế lớp học có thể tối đa hóa thành quả giáo dục học sinh) Thứ ba, tài liệu nêu ra mục đích xây dựng không gian học tập (Không gian học tập Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 phải có khả năng thúc đẩy và tạo động lực học người học, tạo các không gian để học sinh có các hoạt động khác nhau nhằm thúc đẩy việc học qua các hoạt động, có không gian để học sinh hợp tác và có thể tiến hành các hoạt động chính thức, tạo một môi trường cá nhân hóa (học sinh có không gian riêng) và một môi trường học tập không phân biệt Và cuối cùng là không gian học tập cần thiết kế linh hoạt để sau này có thể thay đổi khi nhu cầu thay đổi) 1.5 Cà phê sách – Mô hình tôn vinh văn hóa trong xã hội hiện đại Lê Thị Hiền (2010), Cà phê sách - mô hình tôn vinh văn hóa trong xã hội hiện đại Thư viện số Trường đại học Văn hóa Hà Nội Truy xuất từ: http://dlib.huc.edu.vn/handle/123456789/145 Nội dung của tài liệu này đề cập đến sự xuất hiện phổ biến của mô hình cà phê sách ở nhiều nơi trên thế giới và các đô thị lớn ở Việt Nam Mô hình cà phê sách đã trở thành một xu hướng mới, là nơi hội tụ của những người yêu sách Mỗi quán cà phê sách như một thư viện nhỏ và người đọc đến để hưởng thụ đam mê sách của họ Nghiên cứu còn chỉ ra tầm quan trọng và lợi ích của mô hình cà phê sách đã góp phần tôn vinh văn hoá đọc trước sự xâm lấn của văn hoá nghe nhìn Nhiều quán cà phê sách đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hướng cà phê sách gần gũi với cộng đồng hơn và rất nên nhân rộng mô hình này Kế thừa: Tài liệu chỉ ra được lợi ích của mô hình cà phê sách đối với văn hóa đọc trước sự xâm lấn của văn hoá nghe nhìn trong xã hội hiện nay, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh Các nghiên cứu và kết luận của tài liệu này có thể giúp nhóm có cái nhìn mới hơn về mô hình cà phê sách, bên cạnh mối lo ngại khi mô hình cà phê sách được nhân rộng sẽ ảnh hưởng đến thư viện học thuật, từ đó thấy được lợi ích mà quán cà phê sách mang lại đối với xã hội hiện nay 1.6 Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên ngày nay Lê Chi Lan (2020), Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên đại học hiện nay, Trường Đại học Sài Gòn Truy xuất từ: http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/bai2_so35t11_0.pdf Nội dung của tài liệu này là tìm hiểu những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên như: Yếu tố nhà trường, yếu tố xã hội, yếu tố gia đình và yếu tố viễn cảnh nghề nghiệp Với những yếu tố khách quan này thì những yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý thức tự học Từ đó, có thể giúp nhà trường có những hướng tiếp cận mới trong đào tạo để phát huy ý thức tự học cho sinh viên Tự học có vai trò đặc biệt quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 tuệ con người Nếu thiếu sự nỗ lực tự học thì kết quả học tập của người học không thể cao, cho dù điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy như có thầy giỏi, tài liệu hay, môi trường học tập tốt Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của mỗi người, trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay và tự học cũng là truyền thống quý báu của người Việt Nam Tài liệu còn chỉ ra được sự khác nhau giữa phương pháp học tập ở đại học và phổ thông, từ đó cho ta thấy được bản chất việc tự học của sinh viên chủ yếu là việc tự học ngoài lớp học Bên cạnh đó, trong bài viết này, tác giả trình bày “Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên đại học hiện nay” Kế thừa: Tài liệu này đã nêu lên được khái niệm về tự học và ý thức tự học, sử dụng phương pháp nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên: nghiên cứu ý kiến của chuyên gia; Khung lí thuyết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên; Nghiên cứu kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trên cơ sở thăm dò ý kiến từ phía chuyên gia, cán bộ quản lí và giáo viên, nghiên cứu tiến hành xây dựng phiếu khảo sát ý kiến có liên quan đến ý thức tự học của sinh viên (với tất cả 526 sinh viên của 5 ngành: Ngành Công nghệ Thông tin, ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Địa lí, Sư phạm Lịch sử, ngành GD Chính trị và ngành Sư phạm Tiếng Anh, ngành Ngôn ngữ Anh); Đánh giá những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên (phiếu đánh giá gồm 60 câu hỏi chỉ số đo ở 5 khía cạnh có độ tin cậy 0,87 khá cao Độ tin cậy của thang đo của các mục có độ tin cậy khoảng 0,7 đến cận 0,85), bao gồm: yếu tố nhà trường, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội và yếu tố viễn cảnh nghề nghiệp 1.7 Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập Dương Thị Kim Oanh (2013), Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM Truy xuất từ: http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576382fc7f8b9a384b8b45d2.pdf Nội dung của tài liệu đề cập đến việc tìm hiểu các hướng tiếp cận trong nghiên cứu vấn đề động cơ học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định rõ bản chất, phân loại, biểu hiện và các nhân tố tác động đến động cơ hoạt động học tập của người học Bài viết đề cập một số hướng tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu động cơ học tập như phân tâm học, hành vi, nhân văn, nhận thức, học tập xã hội và văn hóa - xã hội “Động cơ là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó” Có thể thấy, nguồn gốc thực sự của động cơ học tập không phải ở bên trong, mà ở bên ngoài người học Động cơ học tập được chia thành các tiêu chí: Động cơ học tập khái quát rộng lớn (như học tập để có học vấn cao, học tập để chuẩn bị cho các hoạt động trong tương lai ); Động cơ học tập riêng lẻ, hẹp (như học tập để được khích lệ, học tập để tránh bị trách Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 phạt ); Động cơ nhận thức (là động cơ nảy sinh trong quá trình học tập, động cơ nhận thức sẽ được phát triển ở mức độ cao (cả về số lượng và chất lượng) khi hoạt động học tập được tổ chức một cách hợp lí về nội dung và phương pháp theo nguyên tắc khái quát lí luận); Động cơ xã hội (Là loại động cơ thể hiện nhu cầu, hứng thú, ước muốn… của người học, nảy sinh trong quá trình người học thực hiện các mối quan hệ với môi trường xung quanh); Động cơ bên trong (Là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự ham hiểu biết, niềm tin hay sự quan tâm của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập (kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo); Động cơ bên ngoài (Là động cơ chỉ những tác động từ bên ngoài lên hoạt động học tập của người học) Tóm lại, động cơ học tập được chia làm 2 nhóm cơ bản: (1) Nhóm động cơ xuất phát từ bản thân hoạt động học tập: Học tập để chiếm lĩnh đối tượng đích thực của hoạt động học (động cơ khái quát rộng lớn, động cơ nhận thức, động cơ bên trong); (2) Nhóm động cơ xuất phát từ mối quan hệ của người học với môi trường xung quanh (cha mẹ, giáo viên, bạn học và những người khác): Với loại động cơ này, hoạt động học tập trở thành phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác ngoài nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học của người học (động cơ riêng lẻ, động cơ bên ngoài, động cơ xã hội) Kế thừa: Tài liệu này phân tích hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập từ một số thuyết tâm lý học như: Hướng tiếp cận phân tâm học, Hướng tiếp cận của tâm lý học hành vi, Hướng tiếp cận của tâm lý học nhân văn, Hướng tiếp cận nhận thức , Hướng tiếp cận học tập xã hội, Hướng tiếp cận văn hóa - xã hội Trên cơ sở nội dung cơ bản của các hướng tiếp cận đã được đề cập ở trên, tài liệu này đã vận dụng các hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) và Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHBK TPHCM) (sinh viên các ngành khoa học kĩ thuật) Từ đó, tài liệu đưa ra một số kết luận để đạt kết quả học tập tốt khi học tập theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sinh viên cần phải làm gì, (Tạm dịch: Để đạt kết quả học tập tốt khi học tập theo phương thức đào tạo này, sinh viên cần tích cực, chủ động và tự giác trong học tập Tuy nhiên, nếu nhìn nhận động cơ hoạt động của con người như những bản năng theo học thuyết Phân tâm học thì sẽ phủ nhận hoặc đánh giá không đúng mức các phẩm chất đặc trưng của sinh viên trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ Do đó, chúng tôi không sử dụng hướng tiếp cận này trong nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên các ngành khoa học kĩ thuật); hay để xây dựng cơ sở lý luận vững chắc để làm công cụ nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên (Tạm dịch: Để xây dựng cơ sở lý luận (khái niệm, phân loại và biểu hiện động cơ học tập của sinh viên) làm công cụ nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên các ngành khoa học kĩ thuật, chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận văn hóa - xã hội Hướng tiếp cận học tập xã hội được dùng để thiết kế công cụ đo lường độ mạnh trong động cơ học tập của sinh viên Các hướng tiếp cận học tập xã hội, tâm lý học hành vi, tâm lý học nhân văn, tâm lí học nhận thức để nghiên cứu các nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động tới động cơ học tập của sinh viên các ngành khoa học kĩ thuật Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Trong nghiên cứu này, các nhân tố chủ quan gồm niềm tin vào bản thân, hứng thú với ngành học, tinh thần trách nhiệm, kiểm soát bản thân, định hướng giá trị; các nhân tố khách quan gồm gia đình, bạn bè, môi trường xã hội vĩ mô, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá, điều kiện học tập và nhân cách giảng viên.) Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động cũng cho thấy, các nhân tố chủ quan và khách quan đều tác động tới động cơ học tập của sinh viên ở các mức độ khác nhau, trong đó hứng thú với ngành học, tinh thần trách nhiệm, môi trường học tập và môi trường xã hội vĩ mô là những nhân tố có tác động mạnh tới động cơ học tập của sinh viên các ngành khoa học kĩ thuật Qua tài liệu này, nhóm có thể thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu các hướng tiếp cận trong nghiên cứu vấn đề động cơ học tập (thông qua phân tâm học, tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức…) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định rõ bản chất, phân loại, biểu hiện và các nhân tố tác động đến động cơ hoạt động học tập của người học, từ đó có cơ sở lý luận vững chắc để lượng hóa được các khía cạnh nội dung (cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt tới) và khía cạnh lực (phản ánh độ mạnh của động cơ) trong động cơ học tập của người học 1.8 Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Phan Thị Tố Oanh (2016) Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Giáo dục Truy xuất từ https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-dac-biet-thang-11-283/38-dong- co-hoc-tap-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh- 4609.html Nội dung bài báo trình bày và phân tích kết quả khảo sát 465 sinh viên năm nhất và năm hai Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc các khoa: Thương mại - Du lịch, Cơ khí, Động lực, Quản lí môi trường và Điện tử vào tháng 3/2016 Tác giả đã đưa ra 12 tiêu chí để khảo sát thực tiễn về động cơ học tập của sinh viên dựa trên nhiều học thuyết khác nhau Đồng thời, tác giả cũng thực hiện khảo sát với 12 yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau sẽ có những động cơ học tập tương đối khác nhau và động cơ học tập của sinh viên chịu sự tác động rất lớn từ yếu tố bên ngoài xã hội lẫn yếu tố từ bên trong mỗi sinh viên Tuy nhiên, dữ liệu của bài báo này được tổng hợp từ năm 2016, vì vậy, những yếu tố, số liệu được đề ra trong bài có thể đã có sự thay đổi so với sinh viên của thời điểm hiện nay Ngoài ra, bài báo chưa nêu được mối liên hệ giữa động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập ở sinh viên Kế thừa: Tài liệu đã chỉ ra được các động cơ học tập của sinh viên dựa trên mục đích học tập (chủ yếu chia thành 5 loại: Động cơ xã hội, Động cơ nhận thức khoa học, Động cơ nghề nghiệp, Động cơ khẳng định và Động cơ vụ lợi Ngoài ra Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Kế thừa: Tài liệu đã chỉ ra được cơ sở lý luận để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ thư viện (Qua phân tích hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ thư viện Kết quả cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên cao nhất về phục vụ và phương tiện hữu hình Qua đó, đề xuất quản lý thư viện cần phải hoàn thiện phong cách phục vụ, cải thiện trang thiết bị ở thư viện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, trang 283) Bên cạnh đó, tài liệu còn đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thư viện trường Đại học Công nghệ Hà Nội nói riêng và thư viện trên toàn quốc nói chung (Tăng cường năng lực phục vụ của nhân viên thư viện Nhà trường, để tăng mức độ hài lòng, nhà trường cần tích cực chỉnh đốn thái độ phục vụ cũng như làm việc của đội ngũ nhân viên thư viện, đưa ra các hình phạt cảnh cáo đối với những nhân viên có thái độ không phù hợp, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của người dùng dịch vụ Bên cạnh sự thân thiện, lịch sự, chu đáo, nhiệt tình hỗ trợ sinh viên, cán bộ thư viện cần có khả năng giao tiếp tốt, am hiểu các nhu cầu, tâm lý của bạn đọc Ngoài ra, cán bộ thư viện cũng cần có những kiến thức chuyên môn sâu, phải am hiểu nhiều lĩnh vực và có kỹ năng thông tin để giải đáp thấu đáo những thắc mắc của sinh viên cũng như hướng dẫn cho sinh viên tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông tin Do đó nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng tham vấn, đào tạo cán bộ thư viện trong thời đại mới, đặc biệt chú trọng đào tạo các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, kiến thức marketing, trình độ ngoại ngữ, trang 285) Như vậy, tài liệu cho nhóm biết sinh viên có yêu cầu thế nào đối với chất lượng dịch vụ của thư viện, những giải pháp chung, từ đó, nhóm căn chỉnh, đối chiếu và tiến hành đề xuất các giải pháp phù hợp với các thư viện trên địa bàn TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt mục tiêu và chiến lược đã đề ra 1.12 Các yếu tô ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thị Khánh Linh (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh, Economy and Forecast Review, 15/8/2021, 82-86 Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yêu tô ảnh hưởng cùng chiều đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh, đó là: Chuẩn chủ quan; Không gian quán; Sự đồng điệu về lối sống; Nhận thức về môi trường Trong đó, yếu tố có tác động lớn nhất là Chuẩn chủ quan, còn yếu tố có tác động thấp nhất là Nhận thức về môi trường Tài liệu sử dụng nhiều lý thuyết đã hình thành và được kiểm nghiệm nhằm nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, như: thuyết Hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975), thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991), mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) của Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) Các lý thuyết này đã được công nhận là các Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ, dự đoán quyết định, hay lựa chọn mặt hàng của người tiêu dùng Bên cạnh đó, tài liệu còn kế thừa những nghiên cứu khoa học như nghiên cứu đánh giá các yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với quán cà phê ở Kuala Lumpur của Suad Sheikh Mohamud và cộng sự (2017); mô hình nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Bích Duyên (2016) gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê của khách hàng TP Hồ Chí Minh Từ đó, tài liệu đã đưa ra được số liệu và kết luận có tính khách quan cao cùng với các kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cửa hàng cà phê Kế thừa: Kết luận của tài liệu này đã giúp chúng em có thêm căn cứ cơ sở hơn trong việc xác định việc tự học của sinh viên TP.HCM đã trở thành xu hướng Cụ thể, bài nghiên cứu này đã cho ra kết quả rằng các tác nhân khiến giới trẻ lựa chọn quán cà phê ở TP.HCM là không gian, sự đồng điệu về lối sống, nhận thức về môi trường Từ đó, chúng em có thể mở rộng phạm vi hơn, không chỉ là cà phê mang thương hiệu Việt Nam mà còn là các quán cà phê mang thương hiệu khác ở TP.HCM bằng cách dựa trên những phương pháp cũng như cơ sở lý luận của bài nghiên cứu này 1.13 Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay, Học viện Báo chí & Tuyên truyền Hoàng Quỳnh Lê, Luận văn thạc sỹ: Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay, Học viện Báo chí & Tuyên truyền Nghiên cứu này là nghiên cứu về thói quen đọc và thực trạng sử dụng thư viện của 300 sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền năm thứ 2 đến năm thứ 4 Thứ 2, nghiên cứu đã tìm hiểu nhu cầu cảu sinh viên đối với thư viện trường Theo đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra những kết luạn chính về nhu cầu của sinh viên đối với nhà trường cũng như nhu càu của sinh viên dối với một số không gian đọc công cọng diển hình hiện nay và nhận thấy một số xu hướng trong sở thích và nhu cầu của sinh viên đối với không gian đọc Tài liệu đã sử dụng những phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu rõ ràng Tại liệu tiến hành nghiên cứu khách quan và đưa ra các số liệu cụ thể qua việc thống kê bằng bảng hỏi và biểu đạt bằng biểu đồ để làm sáng tỏ nhu cầu đọc của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay Nghiên cứu đã đưua ra những khuyến khích đối với sinh viên, nhà trường, thư viện để từ đó nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất của thư viện nhiều hơn Kế thừa: Tài liệu đã góp phần cho nhóm chúng em nhìn thấy rõ hơn về xu hướng đọc, học tập và làm việc của các bạn sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay Thông qua các bảng biểu, khảo sát và kết quả mà tài liệu đưa ra, chúng em có thể bổ sung thêm vào phần của mình những phương pháp nghiên cứu phù hợp, từ đó đưa ra được kết luận về xu hướng của sinh viên cũng như giải pháp về vấn đề học tập ở thư viện hiện nay Theo đó, chúng em sẽ nắm bắt được những mong muốn của sinh viên đối với thư viện trường và từ đó sẽ góp phần cải thiện Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 không gian thư viện để sinh viên luôn cảm thấy thoải mái và muốn vào thư viện để học 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước 2.1 Co-Working Space ‘Library Cafe’: Konsep Pengembangan Layanan Perpustakaan Untuk Generasi C Nashihuddin, W (2019) Co-working space "library cafe": Konsep pengembangan layanan perpustakaan untuk generasi C Jurnal Pustaka Budaya, 3(2), 45-54 Truy xuất từ: https://www.researchgate.net/profile/Wahid-Nashihuddin-2/publication/ 337323411_CO- WORKING_SPACE_'LIBRARY_CAFE'_KONSEP_PENGEMBANGAN_LAYAN AN_PERPUSTAKAAN_UNTUK_GENERASI_C/links/ 5dd22a624585156b351bc7d6/CO-WORKING-SPACE-LIBRARY-CAFE- KONSEP-PENGEMBANGAN-LAYANAN-PERPUSTAKAAN-UNTUK- GENERASI-C.pdf Nội dung bài báo cáo thảo luận về khái niệm phát triển không gian làm việc chung, hay còn gọi là Co-working space - Library Cafe trong khuôn viên thư viện dành cho thế hệ Gen-C (thế hệ tiếp xúc và sử dụng thành thạo công nghệ, không giới hạn trong độ tuổi) Bài viết cung cấp các khái niệm về không gian làm việc chung trong mô hình thư viện cũng như khái niệm, thói quen, hành vi của thế hệ bị chi phối bởi việc sử dụng công nghệ Bài báo cáo đã thành công khi chỉ ra sự cần thiết và đề xuất được các hướng xây dựng mô hình không gian làm việc tối ưu và phù hợp với xu hướng kết hợp giữa thư viện và cà phê Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời nêu lên những mặt tối ưu và tác động tích cực của mô hình Co-working space - Library Cafe đối với người sử dụng Qua đó nêu lên một số dự đoán về cách xây dựng một hệ thống thư viện tiên tiến kết hợp các yếu tố công nghệ, cà phê và dữ liệu từ sách Tuy nhiên, do diện nghiên cứu rộng (tức là khảo sát trên nhu cầu không gian làm việc của thư viện và cà phê dành cho tất cả những người sử dụng dịch vụ chứ không riêng việc tự học của sinh viên) nên sự khác biệt về văn hóa, thói quen, hiệu quả sử dụng, … của sinh viên Indonesia chưa thể hiện được trong nghiên cứu này Kế thừa: Tài liệu chỉ ra khái niệm của mô hình không gian làm việc chung, hay còn gọi là Coworking space - Library Cafe (Tạm dịch: Co-working space là một địa điểm hoặc không gian làm việc chung được sử dụng cho việc cung cấp một địa điểm học tập, làm việc, tụ tập, thảo luận và giao tiếp nhiều người bằng các hình thức nhóm thảo luận dành cho mọi đối tượng như doanh nhân, sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và cộng đồng), Mục đích tổ chức của mô hình Coworking space - Library Cafe (Tạm dịch: giảm cảm giác 'chán' của khách khi đến thư viện ( khách ở đây là những người sử dụng công nghệ), và để cải thiện chất lượng của loại thư viện hình ảnh Thư viện hoặc các tổ chức cần quan tâm đến các khía cạnh Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 hợp tác, cộng đồng và kết nối trong xây dựng và phát triển các dịch vụ co-working space để các địa điểm làm việc và học tập được tối ưu), đưa ra các mô tả về dịch vụ của hệ thống Coworking space - Library Cafe (Tạm dịch: CWS-LC là một khái niệm thư viện được thiết kế đảm bảo tính thoải mái và tinh tế, bằng cách ưu tiên các nguyên tắc về khả năng tiếp cận và kết nối để xây dựng môi trường hợp tác và cộng tác CWS-LC có thể được sử dụng như một chiến lược và đồng thời là một thương hiệu dịch vụ thư viện nhằm thu hút nhiều hơn những người dùng nhóm hoặc một cộng đồng và CWS-LC cũng được coi như một không gian cộng đồng (tăng tính tương tác xã hội), đặc biệt là với những người dùng Gen-C Ngoài việc tự do truy cập thông tin số của thư viện người dùng hoàn toàn có thể thưởng thức đồ ăn và thức uống tại CWS-LC Ở mô hình này thì chức năng thư viện đóng vai trò hỗ trợ cho việc kinh doanh quán cà phê) và những lý giải về hành vi của Gen-C (Tạm dịch: Gen-C được gọi là thành viên của thế hệ luôn “online” và kết nối với Internet, chẳng hạn như điện thoại thông minh, thế hệ tích cực xây dựng nội dung trang web, và thế hệ khái niệm hóa trang web 2.0 để cộng tác và chia sẻ thông tin Gen-C sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tương tác với nhau, thay đổi, xây dựng các kết nối/mạng lưới và sống theo nhóm/cộng đồng Gen-C (1) thích sản xuất nội dung và sự sáng tạo với các tiện ích công nghệ mới nhất, (2) tích cực tương tác trong các cộng đồng trực tuyến, tích cực giao tiếp qua phương tiện truyền thông trực tuyến, (3) tham gia các hoạt động xã hội như thảo luận, tương tác để chia sẻ và trao đổi kiến thức) 2.2 Effects on Customers’ Emotion via Changes of Ambient Light and Music in Coffee Shop from Service Design View Hsih, M H., Hsieh, C C., Yang, J X., & Cheng, Y M Effects on Customers’ Emotion via Changes of Ambient Light and Music in Coffee Shop from Service Design View Nội dung của bài báo phản ánh vấn đề cốt lõi: Ánh sáng, màu sắc, âm nhạc và các sự kiện có thể được sử dụng để tạo ra bầu không khí và ảnh hưởng đến cảm xúc của đối tượng Trong đó, âm nhạc có thể thay đổi tâm trạng và cảm xúc của mọi người; còn ánh sáng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần và cảm giác bằng cách thay đổi màu sắc và các đặc điểm khác Ví dụ: những dải màu như trắng, xanh da trời, màu hồng và một chút âm nhạc bossa nove - thể loại âm nhạc của Brazil với một chút giai điệu samba mềm mại, uyển chuyển - có thể lấn át cảm xúc phẫn nộ, giận dữ của con người Loại âm nhạc này đem cho con người cảm giác thư giãn, bình yên, xoa dịu trái tim Kết quả bài nghiên cứu cũng đã trình bày rõ ràng cấu trúc và cơ chế phản ứng của cơ thể con người đối với các yếu tố môi trường; những hệ thống giúp chúng ta đo lường mức độ cảm xúc của con người; mô tả chi tiết về Sơ đồ chuyển trạng thái cảm xúc (ESTD) để ta nhận biết ảnh hưởng của ánh sáng và âm nhạc lên cơ chế thần kinh của con người ra sao Dựa vào những đặc điểm này, nhóm có thể xác định được các quán cà phê đã sử dụng những thể loại âm nhạc và Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 ánh sáng nào, để giúp đối tượng khách hàng của mình, đặc biệt là những người thường xuyên căng thẳng, trở nên dễ chịu, thoải mái, từ đó, giúp họ loại bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực và dần tập trung hơn vào phần việc của mình Kế thừa: Tài liệu đã chỉ ra được những yếu tố có thể tác động lên cảm xúc của con người (tạm dịch: Cấu trúc và cơ chế phản ứng của cơ thể con người rất phức tạp và tâm trạng của khách hàng sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những rung cảm xung quanh chúng ta, chẳng hạn như ánh sáng, âm nhạc, nhiệt độ, khí hậu, v.v., trang 490) và những phần mềm có thể giám sát được sự thay đổi cảm xúc đó (tạm dịch: Gần đây, ngày càng có nhiều sản phẩm trực quan xuất hiện như phần mềm giám sát phát hiện khuôn mặt người và xác định họ là ai và do đó thay thế hệ thống đục lỗ đồng hồ truyền thống, trang 490; chúng tôi triển khai các chức năng như phát hiện khuôn mặt và trích xuất điểm ASM Mô hình khuôn mặt ASM bao gồm 75 điểm đặc điểm khuôn mặt được sử dụng để tính toán số lượng chuyển động biểu cảm khuôn mặt, trang 491) Ngoài ra, tài liệu còn chỉ ra chúng ta có thể sử dụng các đặc điểm về màu sắc ánh sáng và giai điêu của âm nhạc để điều khiển tâm trạng, cảm xúc của một người (tạm dịch: Các biến thể trong sắc thái màu sắc có thể làm hài lòng người tiêu dùng trong bối cảnh giải trí hiện tại của họ, để ánh sáng có thể tương tác với cảm xúc của con người với một định nghĩa mới Điều tra các kỹ thuật và kỹ năng chiếu sáng được sử dụng cho không gian thương mại của các cửa hàng cà phê chuỗi Cụ thể là, ánh sáng chiếu phía trước tạo ra cảm giác yên bình ở các đối tượng; ánh sáng chiếu ngược không tạo ra phản ứng cảm xúc đáng kể ở các đối tượng; và ánh sáng chiếu xuống gợi lên mức độ khoái cảm và yên bình tối đa cho đối tượng, trang 487) Như vậy, qua tài liệu này, nhóm đã có thêm cơ sở để chứng minh sức hút của các quán cà phê đối với tinh thần, tâm trạng, cảm xúc của sinh viên và cũng phần nào lý giải được lý do vì sao các thư viện, dù có cơ sở vật chất hiện đại, hàng ngàn đầu sách chất lượng, nhưng lại không đủ sức hút đối với các bạn Nắm được những nguyên nhân cốt lõi đó, nhóm sẽ tiến hành đề xuất các phương án thay đổi môi trường tự học làm sao để sinh viên vừa có đủ sự tập trung, vừa giải tỏa được những áp lực bên ngoài 2.3 Usage and usability assessment: Library practices and concerns Covey, D T (2002) Usage and usability assessment: Library practices and concerns Digital Library Federation Nội dung bài nghiên cứu phản ánh hai vấn đề cốt lõi: (1) các dịch vụ trực tuyến đang được triển khai tại các thư viện kỹ thuật số hàng đầu Hoa Kỳ, bao gồm: bộ sưu tập trực tuyến, công cụ tìm kiếm trực tuyến… Từ đó, cho thấy các thư viện gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số dù rất xuất sắc trong việc đánh giá khả năng sử dụng và phát triển các bộ sưu tập và dịch vụ truyền thống (2) Các phương pháp khảo sát nhằm đánh giá cơ hội và khả năng sử dụng các bộ sưu tập và dịch vụ trực tuyến của thư viện Báo cáo mô tả từng ứng dụng, điểm mạnh và điểm yếu của Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 các kỹ thuật đánh giá, bao gồm: khảo sát, nhóm tập trung, giao thức người dùng và phân tích nhật ký giao dịch Tác giả của nghiên cứu - thành viên Liên đoàn Thư viện Kỹ thuật số (DLF) - Denise Troll Covey đã tập trung vào 24 thư viện thành viên của DLF để thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia thư viện nhằm tìm ra những đánh giá khách quan nhất về tình hình áp dụng kỹ thuật số thời điểm năm 2002 Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động của thư viện số còn nhiều lỗ hổng Các thư viện DLF báo cáo đã tiến hành các nghiên cứu chất lượng dịch vụ về tài liệu tham khảo, cho mượn liên thư viện, dự trữ khóa học và dịch vụ phân phối tài liệu để đánh giá nhận thức của người dùng về tốc độ, độ chính xác, tính hữu ích, độ tin cậy và phép lịch sự của họ Kết quả được sử dụng để lập kế hoạch cải thiện dịch vụ dựa trên các lỗ hổng đã xác định, đồng thời, để thông báo các quyết định về phát triển bộ sưu tập trực tuyến Tuy nhiên, vì xuất bản từ năm 2002 nên những thông tin trong tài liệu cho thấy những bước chuyển mình đầu tiên của thư viện kỹ thuật số, chứ không thể hiện cả quá trình biến đổi số của các thư viện Kế thừa: Tài liệu tập trung giải thích vì sao cần phải tiến hành hoạt động chuyển đổi số cho các thư viện (tạm dịch: Trong bối cảnh đó, Liên đoàn Thư viện Kỹ thuật số (DLF) đã cam kết thúc đẩy một quá trình nghiên cứu cung cấp thông tin mà các thư viện cần để thông báo cho sự phát triển của họ trong kỷ nguyên mạng Mục tiêu của quá trình này là: để phát triển sự hiểu biết tốt hơn về việc sử dụng các tài nguyên thông tin học thuật trực tuyến và các dịch vụ thông tin; và để tạo ra sự hiểu biết cơ bản về nhu cầu của người dùng để hỗ trợ lập kế hoạch chiến lược trong một môi trường ngày càng cạnh tranh cho các thư viện học thuật và các tổ chức mẹ của họ, trang 2) Bên cạnh đó, tài liệu còn hướng dẫn những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá khả năng sử dụng của bộ sưu tập trực tuyến cùng các dịch vụ đa nền tảng (tạm dịch: kết quả nghiên cứu người dùng là thước đo "kết quả" bởi vì, mặc dù chúng không đo lường tác động của việc sử dụng thư viện đối với việc học tập của sinh viên hoặc nghiên cứu của giảng viên, nhưng chúng chỉ ra tác động của các dịch vụ thư viện, bộ sưu tập, cơ sở vật chất và nhân viên đối với trải nghiệm và nhận thức của người dùng, trang 6) Ngoài ra, tài liệu còn hướng dẫn cách đặt câu hỏi khi thực hiện những cuộc khảo sát, nghiên cứu tương tự (tạm dịch: 1 Bạn thu thập dữ liệu nào để đánh giá nhu cầu của người dùng và việc sử dụng và khả năng sử dụng thư viện của bạn? 2 Làm thế nào để bạn thu thập dữ liệu? 3 Làm thế nào để bạn phân tích dữ liệu? 4 Tại sao bạn thu thập và phân tích dữ liệu? 5 Bạn sử dụng kết quả phân tích dữ liệu như thế nào? 6 Quá trình này dường như hoạt động như thế nào? Điều gì hoạt động tốt? Cái gì không hoạt động tốt như vậy? 7 Bạn sẽ thay đổi quy trình như thế nào?, trang 76) Như vậy, qua tài liệu này, nhóm có thể nắm bắt được quá trình bắt đầu công cuộc chuyển đổi số của các thư viện, những điểm mạnh và yếu của dịch vụ truyền thống, cũng như những hướng đi chưa thật sự hiệu quả, để từ đó, nhóm tìm ra được nước ta đã và đang tồn tại những lỗ hổng nào trong quá trình chuyển đổi thư viện kỹ thuật số Bên cạnh đó, thông qua tài liệu, Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nhóm cũng học tập thêm các phương pháp thực hiện khảo sát hiệu quả nhằm củng cố cho công tác thu thập dữ liệu cứng và mềm trong quá trình nghiên cứu đề tài 2.4 What can you do with a bottle and a hanger? Student with high cognitive flexibility give more idea in the presence of ambient noise Precious Mones & Jessica Massonnié (2022) What can you do with a bottle and a hanger? Students with high cognitive flexibility give more ideas in the presence of ambient noise Thinking Skills and Creativity, vol.46 doi:10.1016/j.tsc.2022.101116 Nghiên cứu này đã điều tra mối liên hệ giữa môi trường vật chất và tư duy khác biệt Cụ thể là tác động của tiếng ồn xung quanh đối với hiệu suất sáng tạo ở sinh viên đại học trong đại dịch COVID-19, khi không gian học tập chung bị hạn chế và mọi người được hướng dẫn làm việc tại nhà Đồng thời, tài liệu cũng nghiên cứu cách linh hoạt nhận thức tương tác với tác động của tiếng ồn Kết quả thử nghiệm với 42 người chỉ ra rằng, những người tham gia đưa ra nhiều ý tưởng hơn khi có tiếng ồn xung quanh hơn là khi im lặng và độ độc đáo giữa ý tưởng ở hai điều kiện khác nhau không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, do cuộc thực nghiệm, khảo sát được thực hiện theo hình thức trực tuyến nên nhóm nghiên cứu không thể kiểm soát được các yếu tố thử nghiệm như tai nghe người tham gia sử dụng trong lúc thực hiện thực nghiệm, không gian lúc thực hiện thực nghiệm không được đảm bảo có cùng mức độ ồn hay im lặng nên các số liệu có thể có sự sai số nhất định Kế thừa: Tài liệu cho biết một số tiếng ồn ở mức độ vừa phải như những tiếng ồn thường nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày như: sự pha trộn giữa tiếng ồn của quán cà phê, nhà hàng và giao thông bên đường có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của sinh viên bằng thử nghiệm của Mehta và Cộng sự (2012) (tạm dịch: Họ nhận thấy rằng tiếng ồn xung quanh vừa phải đã tăng cường tính độc đáo qua năm tác vụ khác nhau đo tư duy độ hội tụ (trí nhớ) và tư duy phân kỳ (suy nghĩ, sáng tạo) Những người tham gia được giao cho điều kiện tiếng ồn vừa phải (70 dB) đã đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo hơn, so với những người được chỉ định cho điều kiện tiếng ồn cao (85 dB) và thấp (50 dB), bất kể họ có sáng tạo cao hay không) Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra được xu hướng tuyệt đối (tạm dịch: Trong nghiên cứu hiện tại, có lẽ chỉ những người thể hiện tính linh hoạt nhận thức tốt hơn mới được hưởng lợi từ sự phân tâm do tiếng ồn vừa phải gây ra vì nó giúp họ phân tán sự chú ý và do đó nghĩ ra các giải pháp khác nhau) Nghiên cứu này cung cấp ý nghĩa cho việc thiết lập hệ thống tiếng ồn vừa phải ở môi trường nơi diễn ra sự sáng tạo, chẳng hạn như trường học, trường đại học, quán cà phê, thư viện và môi trường cộng đồng Nhìn chung, tiếng ồn không phải lúc nào cũng xấu và tùy thuộc vào từng cá nhân, mức độ tiếng ồn phù hợp có thể giúp họ tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w