1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xu hướng tự học của sinh viên tại các quán cafe sách trên địa bàn tphcm

26 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Xu Hướng Tự Học Của Sinh Viên Tại Các Quán Cafe Sách Trên Địa Bàn TPHCM
Tác giả Hồ Nhi Quỳnh, Nguyễn Quỳnh Bảo Hân, Nhung Tuệ Nghi, Trần Hoàng Phương Uyên, Bùi Gia Yên
Người hướng dẫn PGS.TS Bùi Loan Thùy
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 363,59 KB

Nội dung

TP.HCM là khu vực có lượng sinh viên đông và đứng đầu cả nước nên Sở GD&ĐT TP.HCM và các trường đại học đặc biệt chú trọng trong việc tạo điều kiện, xây dựng nhiều không gian tự học cùng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu xu hướng tự học của sinh viên tại

các quán cafe sách trên địa bàn TPHCM”

Lớp: K21 B BC CLC Nhóm 6 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Loan Thùy

Sinh viên thực hiện: H ồ Nhi Quỳnh 2156031109

Nguyễn Quỳnh Bảo Hân 2156031092 Nhung Tuệ Nghi 2156031100 Trần Hoàng Phương Uyên 2156031119 Bùi Gia Yên 2156031123

TP Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2023

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc học, hy vọng dân ta không ngừng học tập, phải luôn học, học nữa, học mãi và Người cho rằng: trong muôn vàn cách học, phải lấy tự học làm cốt Thật vậy, tự học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của mỗi cá nhân Ở bất kỳ bậc học hay cấp học nào, hoạt động tự học luôn có vai trò nhất định đối với kết quả học tập và đối với sinh viên, tự học lại càng thiết thực hơn bao giờ hết Phần vì phương pháp học tập ở đại học, về cơ bản, rất khác so với phương pháp học ở bậc phổ thông, cơ sở Mặt khác, những năm gần đây, chương trình đào tạo bậc đại học được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn Thời gian học tập tại lớp đã giảm còn hai phần ba so với trước đây nhưng yêu cầu đối với sinh viên lại ngày càng cao Tất cả những thực tiễn này đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện năng lực tự học cho bản thân để phù hợp với yêu cầu tất yếu của xã hội

Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia tăng như hiện nay, thì lượng thông tin tăng gấp đôi cứ sau khoảng 5-6 năm Điều này càng thể hiện rõ tính cấp thiết và vai trò của tự học đối với sinh viên Ngoài ra, tự học có thể còn hơn cả một kỹ năng đơn thuần của sinh viên khi nó chính là nhân tố nội lực quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, của một quốc gia Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã từng phát biểu “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của mỗi người, trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và cả mai sau đó cũng là truyền thống quý báu của ngườii Việt Nam và dân tộc Việt Nam Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình

tự giáo dục Quy mô của giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học”

Để đạt được hiệu quả như vậy, đòi hỏi tính kiên trì ở sinh viên và một không gian học tập chất lượng TP.HCM là khu vực có lượng sinh viên đông và đứng đầu cả nước nên Sở GD&ĐT TP.HCM và các trường đại học đặc biệt chú trọng trong việc tạo điều kiện, xây dựng nhiều không gian tự học cùng nhiều thư viện hiện đại trong khuôn viên đại học, trong phạm vi thành phố nhằm phục vụ cho việc tự học của sinh viên Thế nhưng, trong khoảng 5 năm gần đây, thư viện lại không phải là tụ điểm tự học hàng đầu của sinh viên, thậm chí, số lượng sinh viên đến thư viện cũng giảm đi đáng kể Bởi lẽ, với

sự phát triển của công nghệ, sinh viên có thể truy cập, tìm kiếm tài liệu học tập ở bất cứ nơi đâu, khi nào Không còn sự hạn chế, bó buộc về không gian lẫn thời gian học tập, giờ đây, ngoài thư viện - lựa chọn truyền thống, sinh viên còn có thể tự học tại nhà, công viên, nhà sách, quán cà phê hay thậm chí là trong quán net Trong đó, quán cà phê sách là

tụ điểm tự học hàng đầu của sinh viên, gợi ra một xu hướng tự học mới trong cộng đồng sinh viên

Xu hướng này đã kéo theo sự tăng trưởng về số lượng quán cà phê sách trên địa bàn TP.HCM Mười năm trở lại đây, số lượng các quán cà phê sách tăng nhanh Trên địa bàn TP.HCM, các quán này trở thành tụ điểm học tập hàng đầu của sinh viên Chất lượng

cơ sở vật chất ở các quán cà phê sách cũng ngày càng được nâng cao, dịch vụ được phát

Trang 3

triển với nhiều hình thức mới rất đa dạng Mô hình cà phê này mọc lên như nấm sau mưa Chính vì vậy, ở mọi tầm giá, sinh viên đều có thể tìm ra cho mình góc học tập lý tưởng tại một quán cà phê sách trên địa bàn thành phố Mức giá cho một ly nước ở những quán trên thường từ 25 đến 50 nghìn đồng Nếu một tuần chỉ tự học tối thiểu một lần, thì trong một năm, chi phí cũng từ 1,3 triệu tới 2,6 triệu, với mức sống bình quân hiện nay, con số tối thiểu này đã không nhỏ, nếu mỗi tuần tự học, làm việc ba lần thì mức chi phí sẽ từ 3,9 triệu đến 7,8 triệu đồng Có những sinh viên dù gặp khó khăn về tài chính, không có thu nhập vẫn đến cà phê sách để làm bài

Cũng để phục vụ việc tự học của sinh viên, các cơ quan chức năng và nhà trường cũng đã mở cửa nhiều thư viện Mặc dù các thư viện ngày nay ít nhiều đã được đầu tư, nâng cấp về chất lượng sách lẫn cơ sở vật chất nhưng địa điểm này không còn là tụ điểm

tự học hàng đầu của sinh viên Quan sát thực tế cho thấy, ngay cả các thư viện công cộng lớn, hiện đại nhất tại TP.HCM như Thư viện Khoa học Tổng hợp, Thư viện IDECAF của Viện Trao đổi văn hoá với Pháp hay Thư viện của American Center cũng chưa thu hút được nhiều người Ngoài ra, 22 thư viện cấp quận, huyện, là những thư viện khá lớn, khá hiện đại, nhưng mức độ tiếp cận cũng chưa nhiều Theo thống kê, trong năm 2020, thư viện thành phố đã cấp 39.214 thẻ bạn đọc, phục vụ hơn một triệu người với hơn 3,5 triệu lượt tài liệu luân chuyển, là một trong những địa phương có chỉ số về hiệu quả hoạt động thư viện cao Tuy nhiên, con số trên là chưa nhiều đối với một thành phố hơn 10 triệu dân Các thư viện này miễn phí hoặc có thu phí, với nhiều ưu đãi giảm giá cho học sinh, sinh viên, thấp hơn nhiều lần so với chi phí học tập tại cà phê sách Thế nhưng, sinh viên vẫn ưa chuộng không gian cà phê hơn rất nhiều Trung bình mỗi năm, sinh viên sẵn sàng

bỏ ra hàng triệu đồng học bài ở quán cà phê thay vì đi học ở thư viện dù không mất phí

Xu hướng này gợi ra những suy nghĩ về việc cần có những giải pháp, phương án để cải tạo, xây dựng khu vực học tập công cộng, hiện đại, tiện ích phù hợp với nhu cầu học tập lâu dài của các thế hệ sinh viên

Bạn Võ Thị Thanh Huyền (sinh viên trường ĐHKHXH&NV) cho biết: “Nếu mỗi ngày vào quán và đọc được nhiều sách hay, hoặc giải quyết được nhiều công việc, thì tôi cho rằng chi một khoản tiền nhỏ cũng xứng đáng” Tuy những con số mỗi người chi ra cho việc đến quán cà phê học bài không hề rẻ, nhưng với sinh viên, việc này là hoàn toàn xứng đáng cho một không gian họ có thể thoải mái làm việc Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, bạn Trương Quốc Phong (sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện Ảnh) nói: “Tôi nghĩ vào quán cà phê mua một chỗ ngồi để học tập hay làm việc là rất thỏa đáng Quan trọng

là mỗi người tự cân đối chi phí, sử dụng thời gian sao cho hiệu quả, phát huy được các giá trị mình tìm kiếm Vào một không gian thoáng mát, giàu cảm xúc để làm việc và học tập chẳng có gì đáng nói, còn đến chỉ để tụ tập rồi "tám" giết thời giờ thì miễn bàn” Bên cạnh đó, ThS Tiêu Minh Sơn, giảng viên Trường Đại học Văn Lang TP.HCM, đã nhận định rằng xu hướng thích ra quán cà phê để học tập, làm việc của sinh viên ngày càng rõ Thế hệ sinh viên ngày nay ra đời và lớn lên ở một thời đại rất khác - công nghệ bùng nổ, điện thoại thông minh phổ biến, sử dụng các mối quan hệ mở nhiều chứ không giống như thế hệ trước là thiên về học tập, nghiên cứu trong môi trường "tĩnh" để tập trung tối đa Chúng ta thường nghĩ tiếng ồn sẽ có thể khiến đầu óc bị xao nhãng, mất tập trung và

Trang 4

mang lại hiệu quả kém trong công việc, nhưng thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng Các nhà khoa học tại đại học Portsmouth và College London (Anh) đã nghiên cứu

về sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến khả năng sáng tạo của các bạn sinh viên ra sao Kết quả chỉ ra rằng những sinh viên có tính linh hoạt cao trong nhận thức ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh, thậm chí họ còn suy nghĩ ra được thêm nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo Tham khảo thêm từ nhà nghiên cứu kiêm tiến sĩ, giảng viên của khoa Tâm lý học của Đại học Portsmouth, Jessica Massonnie đã đưa ra kết quả trong quá trình nghiên cứu rằng tần suất của tiếng ồn có thể khiến trí não của con người có khả năng đa nhiệm hơn,

từ đó có thể giải quyết, và xử lý tình huống một cách thông minh và đạt hiệu quả tốt nhất Tuy nhiên, khi học tập, làm việc ở quán cà phê, sinh viên có thể cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc ở thư viện nhưng đổi lại, với những ai không kiểm soát được bản thân thì rất

dễ trôi việc Theo TS Nguyễn Vinh Quang, mỗi người nên tự nhận định mỗi môi trường học tập, làm việc sẽ tạo ra lợi thế gì và lấy đi những gì để từ đó xác định môi trường học tập, làm việc phù hợp nhất

Điều này đặt ra câu hỏi lớn trong việc áp dụng mô hình cà phê vào trong khu vực thư viện thuộc khuôn viên trường - điều mà các hệ thống thư viện trên thế giới đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi Hiện nay, có rất nhiều quán cà phê sách mở cửa 24/7 ở gần khu vực các trường Đại học được đông đảo sinh viên đến sử dụng vì sự tiện nghi và không giới hạn về thời gian Ở các quốc gia trên thế giới, thư viện cũng đã đưa vào hoạt động 24 giờ Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có những thư viện như vậy để tạo điều kiện cho sinh viên được học tập liên tục Như vậy, cần thiết có một hệ thống thư viện có đầy

đủ dịch vụ và cung cấp nhu cầu phục vụ 24/24 tương tự thư viện ở nhiều nước cho sinh viên được thoải mái học tập và đảm bảo về sức khỏe Bởi, các quán cà phê thường rất đông, và không có cá nhân nào có trách nhiệm đứng ra để quản lý tình trạng của sinh viên trong lúc tham gia tự học Từ đó, việc kiểm soát hoạt động của sinh viên sẽ gặp khó khăn khi sử dụng các quán cà phê Liệu các cơ quan quản lý của khu vực, địa phương có thể hỗ trợ được cho tất các mô hình 24/24 không?

Rõ ràng, sức hút của cà phê sách với sinh viên trên địa bàn TPHCM là rất lớn Do

đó, nhóm thực hiện nghiên cứu nhằm nhận định, đánh giá xu hướng và đề xuất nhà trường, các cơ quan chức năng và các bên liên quan hướng đến xây dựng kết hợp với quán cà phê tại thư viện trường để vừa có thể tạo ra không gian học tập tốt cho sinh viên, vừa có thể tổ chức giám sát, hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn trong môi trường học tập Cho tới nay chưa có tình trạng sinh viên ngất xỉu khi học tại thư viện quá nhiều, nhưng cũng phải đánh giá rủi ro cho tình huống này trong tương lai

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

2.1.1 Văn hóa kinh doanh cà phê sách tại TP.HCM

Lưu Hương Giang (2017) Văn hóa kinh doanh loại hình cà phê sách tại thành phố Hồ Chí Minh Tạp Chí Khoa học Đại học Văn Hiến 4(4), 97-105 Truy xuất từ:

https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/153

Trang 5

Nội dung bài báo cáo trình bày và phân tích kết quả khảo sát 280 khách hàng và

90 quản lý, nhân viên ở các quán cà phê sách tại TP.HCM năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc, đặc điểm riêng của văn hóa cà phê độc đáo và văn hóa kinh doanh cà phê sách, các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tác giả rút ra kết luận về mục đích và thói quen của các nhóm đối tượng khách hàng thường lui đến cà phê sách cũng như mức độ hài lòng của họ đối với văn hóa kinh doanh tại các cửa hàng cà phê sách Tác giả đã thành công khi chỉ

ra các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao và chỉ ra các yếu tố tác động lên mô hình kinh doanh cà phê sách, thói quen khách hàng vào thời điểm

thực hiện nghiên cứu Vì vậy một số vấn đề về mức độ hài lòng với không gian, thói quen

sử dụng cà phê sách, có thể đã có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện nay khi xu hướng tự học của sinh viên ở cà phê sách gia tăng sẽ tác động đến sự thay đổi của mô hình kinh doanh này để đáp ứng nhu cầu của sinh viên

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đển quyết định lựa chọn chuỗi của hàng cà phê

c ủa người tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu khu vực TP.HCM

Hà Minh Hiếu (2019) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuỗi cửa hàng cà phê của người tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu khu vực TPHCM Tạp chí khoa học

https://tckhtm.tmu.edu.vn/upload/tmu_old/tckhtm/news/2019_12/b5.pdf

Nội dung bài báo trình bày và phân tích kết quả khảo sát 280 khách hàng và 90 quản lý, nhân viên ở các quán cà phê sách tại TP.HCM năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc, đặc điểm riêng của văn hóa cà phê độc đáo và văn hóa kinh doanh cà phê sách, các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tác giả rút ra kết luận về mục đích và thói quen của các nhóm đối tượng khách hàng thường lui đến cà phê sách cũng như mức độ hài lòng của họ đối với văn hóa kinh doanh tại các cửa hàng cà phê sách Tác giả đã thành công khi chỉ

ra các đặc điểm của các cà phê sách lý tưởng được khách hàng đánh giá cao và chỉ ra các yếu tố tác động lên mô hình kinh doanh cà phê sách, thói quen khách hàng vào thời điểm thực hiện nghiên cứu Vì vậy một số vấn đề về mức độ hài lòng với không gian, thói quen

sử dụng cà phê sách, có thể đã có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện nay khi xu hướng tự học của sinh viên ở cà phê sách gia tăng sẽ tác động đến sự thay đổi của mô hình kinh doanh này để đáp ứng nhu cầu của sinh viên

https://ketoankiemtoan.tmu.edu.vn/upload/news/original/Phuong-phap-hoc-tap-bac-DH.-Nội dung bài báo cáo phân tích và nêu ra những kết luận liên quan đến phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên Nội dung bài báo cáo trình bày các vấn đề liên quan đến việc tự học ở đại học, bao gồm việc nêu lên đặc điểm, tính chất của việc tự học ở Đại

Trang 6

học, các kỹ năng tự học và các yếu tố có thể tác động đến kỹ năng tự học, cũng như đề xuất các phương pháp tự học hiệu quả Tác giả đã chỉ ra được các vấn đề cơ bản nhất của việc tự học và đặc trưng riêng của việc tự học ở bậc Đại học sẽ có nhiều thách thức hơn Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của giáo dục cũng như công nghệ, sự thay đổi trong chương trình giảng dạy và cập nhật kiến thức, ngày nay bản chất việc tự học ít nhiều có những thay đổi mới khác hơn

2.1.4 Vai trò và lợi ích của không gian phi chính thức lên trường học

Đặng Hoàng Vũ (2018) Vai trò và lợi ích của không gian phi chính thức lên trường học

T ạ p c h í K i ế n t r ú c T r u y x u ấ t t ừ :

phi-chinh-thuc-trong-thiet-ke-truong-

https://www.tapchikientruc.com.vn/dao-tao/vai-tro-va-loi-ich-cua-khong-gian-hoc-tap-

hoc.html?fbclid=IwAR0cp5K99nMWVlUiyzBz7TLZzPHlIc1xjDoO724Q-rzOTBTyxAoTuriG4v4

Nội dung bài báo phân tích không gian học tập lý tưởng trong trường học, các yếu

tố tạo nên không gian học tập có lợi cho nhu cầu học tập của người học ở thế kỉ 21 dựa trên việc xây dựng các không gian học tập phi chính thức ở nhiều quốc gia, các tiêu chuẩn về không gian học tập lý tưởng và các vấn đề trong tư duy thiết kế không gian học

tập ở Việt Nam Bài viết vận dụng các nghiên cứu, kết luận về việc không gian học tập có những yếu tố nhất định đảm bảo cho việc học tập trong trường học, mục tiêu hướng đến của việc xây dựng không gian học tập là giáo dục ở mọi nơi chứ không giới hạn trong lớp học, phòng học Tài liệu có những cách tiếp cận rất mới, sát với thực tế nền giáo dục Việt Nam khi nhiều trường học, đại học công lập chưa có cái nhìn đúng về lợi ích của không gian học tập phi chính thức Bên cạnh đó, tài liệu có những điều chỉnh các kết quả nghiên cứu để phù hợp với thực trạng về không gian học tập trong trường học ở Việt Nam nên không có mâu thuẫn nhiều với tình hình trong nước

2.1.5 Cà phê sách – Mô hình tôn vinh văn hóa trong xã hội hiện đại

Lê Thị Hiền (2010) Cà phê sách - mô hình tôn vinh văn hóa trong xã hội hiện đại Thư viện số Trường đại học Văn hóa Hà Nội Truy xuất từ:

http://dlib.huc.edu.vn/handle/123456789/145

Nội dung của tài liệu này đề cập đến sự xuất hiện phổ biến của mô hình cà phê sách ở nhiều nơi trên thế giới và các đô thị lớn ở Việt Nam Mô hình cà phê sách đã trở thành một xu hướng mới, là nơi hội tụ của những người yêu sách Mỗi quán cà phê sách như một thư viện nhỏ và người đọc đến để hưởng thụ đam mê sách của họ Nghiên cứu còn chỉ ra tầm quan trọng và lợi ích của mô hình cà phê sách đã góp phần tôn vinh văn hoá đọc trước sự xâm lấn của văn hoá nghe nhìn Nhiều quán cà phê sách đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh Bên cạnh

đó, chúng ta cũng cần hướng cà phê sách gần gũi với cộng đồng hơn và rất nên nhân rộng

mô hình này

Trang 7

2.1.6 Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên

2.1.7 Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập

Dương Thị Kim Oanh (2013) Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM Truy xuất từ:

http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576382fc7f8b9a384b8b45d2.pdf

Nội dung của tài liệu đề cập đến việc tìm hiểu các hướng tiếp cận trong nghiên cứu vấn đề động cơ học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định rõ bản chất, phân loại, biểu hiện và các nhân tố tác động đến động cơ hoạt động học tập của người học Bài viết đề cập một số hướng tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu động cơ học tập như phân tâm học, hành vi, nhân văn, nhận thức, học tập xã hội và văn hóa - xã hội

“Động cơ là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể,

nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó”

Có thể thấy, nguồn gốc thực sự của động cơ học tập không phải ở bên trong, mà ở bên ngoài người học Động cơ học tập được chia thành các tiêu chí: Động cơ học tập khái quát rộng lớn (như học tập để có học vấn cao, học tập để chuẩn bị cho các hoạt động trong tương lai ); Động cơ học tập riêng lẻ, hẹp (như học tập để được khích lệ, học tập

để tránh bị trách phạt ); Động cơ nhận thức (là động cơ nảy sinh trong quá trình học tập, động cơ nhận thức sẽ được phát triển ở mức độ cao (cả về số lượng và chất lượng) khi hoạt động học tập được tổ chức một cách hợp lí về nội dung và phương pháp theo nguyên tắc khái quát lí luận); Động cơ xã hội (Là loại động cơ thể hiện nhu cầu, hứng thú, ước muốn… của người học, nảy sinh trong quá trình người học thực hiện các mối quan hệ với môi trường xung quanh); Động cơ bên trong (Là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự ham hiểu biết, niềm tin hay sự quan tâm của người học đến đối tượng đích thực của hoạt

Trang 8

động học tập (kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo)); Động cơ bên ngoài (Là động cơ chỉ những tác động từ bên ngoài lên hoạt động học tập của người học) Tóm lại, động cơ học tập được chia làm 2 nhóm cơ bản: (1) Nhóm động cơ xuất phát từ bản thân hoạt động học tập: Học tập để chiếm lĩnh đối tượng đích thực của hoạt động học (động cơ khái quát rộng lớn, động cơ nhận thức, động cơ bên trong); (2) Nhóm động cơ xuất phát từ mối quan hệ của người học với môi trường xung quanh (cha mẹ, giáo viên, bạn học và những người khác): Với loại động cơ này, hoạt động học tập trở thành phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác ngoài nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học của người học (động cơ riêng lẻ, động

cơ bên ngoài, động cơ xã hội)

2.1.8 Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Phan Thị Tố Oanh (2016) Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Giáo dục Truy xuất:

hoc-tap-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh-4609.html

https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-dac-biet-thang-11-283/38-dong-co-Nội dung bài báo trình bày và phân tích kết quả khảo sát 465 sinh viên năm nhất

và năm hai Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc các khoa: Thương mại - Du lịch, Cơ khí, Động lực, Quản lí môi trường và Điện tử vào tháng 3/2016 Tác giả đã đưa ra 12 tiêu chí để khảo sát thực tiễn về động cơ học tập của sinh viên dựa trên nhiều học thuyết khác nhau Đồng thời, tác giả cũng thực hiện khảo sát với

12 yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau

sẽ có những động cơ học tập tương đối khác nhau và động cơ học tập của sinh viên chịu

sự tác động rất lớn từ yếu tố bên ngoài xã hội lẫn yếu tố từ bên trong mỗi sinh viên Tuy nhiên, dữ liệu của bài báo này được tổng hợp từ năm 2016, vì vậy, những yếu tố, số liệu được đề ra trong bài có thể đã có sự thay đổi so với sinh viên của thời điểm hiện nay Ngoài ra, bài báo chưa nêu được mối liên hệ giữa động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập ở sinh viên

2.1.9 Không gian công cộng trong trường đại học: Thực trạng, chất lượng, và

hi ệu quả sử dụng qua khảo sát sinh viên học viện phụ nữ Việt Nam

Phuong, B., Vy, T., Thanh Thao, N., Ngoc, D., & Le, L (2020) Không gian công cộng trong trường đại học: Thực trạng, chất lượng và hiệu quả sử dụng qua khảo sát sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam VNU Journal Of Science: Education Research, Vol 36, No 3 (2020), 10-26 doi:10.25073/2588-1159/vnuer.4451

Tài liệu trình bày và phân tích kết quả khảo sát với 200 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đối với các khoa: Khoa Công tác Xã hội, Khoa Luật, Khoa Giới và Phát triển, Khoa Truyền thông đa phương tiện, Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Quản trị

Du lịch và Lữ hành về cách thức sử dụng; thời lượng sử dụng; tần suất sử dụng, mục đích

sử dụng và mức độ hài lòng của sinh viên đối với không gian công cộng trong nhà trường Tác giả đã cung cấp các khái niệm cơ bản liên quan, đánh giá thực trạng, chỉ ra hiệu quả của không gian công cộng đối với hoạt động học tập; vui chơi giải trí; hoạt động

Trang 9

xã hội và các hoạt động khác của sinh viên Tuy nhiên, cấu trúc và chất lượng không gian công cộng của Học viện Phụ nữ Việt Nam có sự khác biệt lớn với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nên kết quả khảo sát có thể chênh lệch và khác với thời điểm hiện tại

2.1.10 Tổ chức không gian trong thư viện đại học

Khánh, N (2018) Tổ chức không gian trong thư viện đại học Thư viện tài liệu số, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Truy xuất từ:

https://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/to-chuc-khong-gian-trong-thu-vien-dai-hoc-56568/

Nội dung bài báo tập trung thể hiện hai vấn đề cụ thể: (1) Đề xuất kết hợp công nghệ thông tin và tri thức truyền thống Làm sao để đảm bảo không gian trong thư viện vừa mang tính hiện đại, vừa tôn trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống (2) Cách thức tổ chức không gian thư viện - nơi tập trung đầy đủ các yếu tố về năng lực thông tin, phương tiện hiện đại và tập hợp dịch vụ linh hoạt có hướng dẫn Tài liệu cũng nhấn mạnh vào việc bố trí không gian chỗ ngồi cho người sử dụng Bài báo đã đưa ra kết luận một thư viện đạt tiêu chuẩn cần phải có những tiêu chí về sự tiện dụng, thoải mái của người dùng, yêu cầu về ánh sáng, các biển chỉ dẫn phải đầy đủ, giảm thiểu sự xuất hiện của các cột và tường vì chúng ngăn chặn sự mở rộng dễ dàng không gian trong tương lai Ngoài

ra, thư viện hiện đại cũng cần đảm bảo sự phát triển của công nghệ để đáp ứng thông tin liên lạc và phương tiện truyền thông kỹ thuật số Tài liệu đề cập khá nhiều đến sự phát triển của công nghệ thông tin trong thư viện hiện đại, và đây là những ưu điểm khiến thư viện nổi bậc hơn so với các quán cà phê sách Tuy nhiên, tài liệu lại không cho thấy các

số liệu cụ thể khi đo lường hiệu quả của những đề xuất trên

2.1.11 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên với

ch ất lượng dịch vụ thư viện của trường Đại học Công nghệ Hà Nội

Hội, X (2019) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ thư viện của trường Đại học Công nghệ Hà Nội Tập san SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC số 9.2019

Nội dung của bài báo phản ánh: mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ thư viện, qua đó, cho thấy chỉ số hài lòng của sinh viên đạt mức cao nhất về phương diện phục vụ và phương tiện hữu hình Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra mức

độ hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Hà Nội đối với chất lượng dịch vụ thư viện thông qua 4 yếu tố: Sự đồng cảm và chính xác, Năng lực phục vụ, Sự đáp ứng, Mượn trả tài liệu Trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ hài lòng là Năng lực phục

vụ, sau đó là Mượn trả tài liệu Tuy nhiên, do diện nghiên cứu khá hẹp (đối tượng mục tiêu của tài liệu này chỉ xoay quanh sinh viên trường Đại học Công nghệ Hà Nội) nên có những khác biệt về vùng miền, văn hóa, sinh hoạt, sở thích… chưa thể hiện được trong nghiên cứu của nhóm

2.1.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang

thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh

Trang 10

Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thị Khánh Linh (2021) Các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh, Economy and Forecast Review, 15/8/2021, 82-86

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yêu tô ảnh hưởng cùng chiều đến Quyết định lựa chọn quán cà phê mang thương hiệu của Việt Nam của giới trẻ ở TP Hồ Chí Minh, đó là: Chuẩn chủ quan; Không gian quán; Sự đồng điệu về lối sống; Nhận thức về môi trường Trong đó, yếu tố có tác động lớn nhất là Chuẩn chủ quan, còn yếu tố có tác động thấp nhất là Nhận thức về môi trường Tài liệu sử dụng nhiều lý thuyết đã hình thành và được kiểm nghiệm nhằm nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, như: thuyết Hành động hợp lý (TRA) của Fishbein

và Ajzen (1975), thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991), mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) của Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) Các lý thuyết này đã được công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ, dự đoán quyết định, hay lựa chọn mặt hàng của người tiêu dùng Bên cạnh đó, tài liệu còn kế thừa những nghiên cứu khoa học như nghiên cứu đánh giá các yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với quán cà phê ở Kuala Lumpur của Suad Sheikh Mohamud và cộng

sự (2017); mô hình nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Bích Duyên (2016) gồm 7

yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn quán cà phê của khách hàng TP Hồ Chí Minh

Từ đó, tài liệu đã đưa ra được số liệu và kết luận có tính khách quan cao cùng với các kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cửa hàng cà phê

2.1.13 Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên

truy ền hiện nay, Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Hoàng Quỳnh Lê Luận văn thạc sỹ: Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay, Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Nghiên cứu này là nghiên cứu về thói quen đọc và thực trạng sử dụng thư viện của

300 sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền năm thứ 2 đến năm thứ 4 Thứ 2, nghiên cứu đã tìm hiểu nhu cầu cảu sinh viên đối với thư viện trường Theo đó, nghiên cứu cũng

đã đưa ra những kết luạn chính về nhu cầu của sinh viên đối với nhà trường cũng như nhu càu của sinh viên dối với một số không gian đọc công cọng diển hình hiện nay và nhận thấy một số xu hướng trong sở thích và nhu cầu của sinh viên đối với không gian đọc Tài

liệu đã sử dụng những phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu rõ ràng Tại liệu tiến hành nghiên cứu khách quan và đưa ra các số liệu cụ thể qua việc thống kê bằng bảng hỏi

và biểu đạt bằng biểu đồ để làm sáng tỏ nhu cầu đọc của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay Nghiên cứu đã đưua ra những khuyến khích đối với sinh viên, nhà trường, thư viện để từ đó nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất của thư viện nhiều hơn

2.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

2.2.1 Co-Working Space ‘Library Cafe’: Konsep Pengembangan Layanan

Perpustakaan Untuk Generasi C

Trang 11

Nashihuddin, W (2019) Co-working space "library cafe": Konsep pengembangan layanan perpustakaan untuk generasi C Jurnal Pustaka Budaya, 3(2), 45-54 Truy xuất từ:

WORKING_SPACE_'LIBRARY_CAFE'_KONSEP_PENGEMBANGAN_LAYANAN_PERPUSTAKAAN_UNTUK_GENERASI_C/links/5dd22a624585156b351bc7d6/CO-WORKING-SPACE-LIBRARY-CAFE-KONSEP-PENGEMBANGAN-LAYANAN-

Nội dung bài báo cáo thảo luận về khái niệm phát triển không gian làm việc chung, hay còn gọi là Co-working space - Library Cafe trong khuôn viên thư viện dành cho thế hệ Gen-C (thế hệ tiếp xúc và sử dụng thành thạo công nghệ, không giới hạn trong

độ tuổi) Bài viết cung cấp các khái niệm về không gian làm việc chung trong mô hình thư viện cũng như khái niệm, thói quen, hành vi của thế hệ bị chi phối bởi việc sử dụng công nghệ Bài báo cáo đã thành công khi chỉ ra sự cần thiết và đề xuất được các hướng xây dựng mô hình không gian làm việc tối ưu và phù hợp với xu hướng kết hợp giữa thư viện và cà phê Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời nêu lên những mặt tối ưu và tác động tích cực của mô hình Co-working space - Library Cafe đối với người sử dụng Qua đó nêu lên một số dự đoán về cách xây dựng một hệ thống thư viện tiên tiến kết hợp các yếu

tố công nghệ, cà phê và dữ liệu từ sách Tuy nhiên, do diện nghiên cứu rộng (tức là khảo sát trên nhu cầu không gian làm việc của thư viện và cà phê dành cho tất cả những người

sử dụng dịch vụ chứ không riêng việc tự học của sinh viên) nên sự khác biệt về văn hóa, thói quen, hiệu quả sử dụng, … của sinh viên Indonesia chưa thể hiện được trong nghiên cứu này

2.2.2 Effects on Customers’ Emotion via Changes of Ambient Light and Music

in Coffee Shop from Service Design View

Hsih, M H., Hsieh, C C., Yang, J X., & Cheng, Y M Effects on Customers’ Emotion via Changes of Ambient Light and Music in Coffee Shop from Service Design View

Nội dung của bài báo phản ánh vấn đề cốt lõi: Ánh sáng, màu sắc, âm nhạc và các

sự kiện có thể được sử dụng để tạo ra bầu không khí và ảnh hưởng đến cảm xúc của đối tượng Trong đó, âm nhạc có thể thay đổi tâm trạng và cảm xúc của mọi người; còn ánh sáng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần và cảm giác bằng cách thay đổi màu sắc

và các đặc điểm khác Ví dụ: những dải màu như trắng, xanh da trời, màu hồng và một chút âm nhạc bossa nove - thể loại âm nhạc của Brazil với một chút giai điệu samba mềm mại, uyển chuyển - có thể lấn át cảm xúc phẫn nộ, giận dữ của con người Loại âm nhạc này đem cho con người cảm giác thư giãn, bình yên, xoa dịu trái tim Kết quả bài nghiên cứu cũng đã trình bày rõ ràng cấu trúc và cơ chế phản ứng của cơ thể con người đối với các yếu tố môi trường; những hệ thống giúp chúng ta đo lường mức độ cảm xúc của con người; mô tả chi tiết về Sơ đồ chuyển trạng thái cảm xúc (ESTD) để ta nhận biết ảnh hưởng của ánh sáng và âm nhạc lên cơ chế thần kinh của con người ra sao Dựa vào những đặc điểm này, nhóm có thể xác định được các quán cà phê đã sử dụng những thể loại âm nhạc và ánh sáng nào, để giúp đối tượng khách hàng của mình, đặc biệt là những

Trang 12

người thường xuyên căng thẳng, trở nên dễ chịu, thoải mái, từ đó, giúp họ loại bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực và dần tập trung hơn vào phần việc của mình

2.2.3 Usage and usability assessment: Library practices and concerns

Covey, D T (2002) Usage and usability assessment: Library practices and concerns Digital Library Federation

Nội dung bài nghiên cứu phản ánh hai vấn đề cốt lõi: (1) các dịch vụ trực tuyến đang được triển khai tại các thư viện kỹ thuật số hàng đầu Hoa Kỳ, bao gồm: bộ sưu tập trực tuyến, công cụ tìm kiếm trực tuyến… Từ đó, cho thấy các thư viện gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số dù rất xuất sắc trong việc đánh giá khả năng sử dụng và phát triển các bộ sưu tập và dịch vụ truyền thống (2) Các phương pháp khảo sát nhằm đánh giá cơ hội và khả năng sử dụng các bộ sưu tập và dịch vụ trực tuyến của thư viện Báo cáo mô tả từng ứng dụng, điểm mạnh và điểm yếu của các kỹ thuật đánh giá, bao gồm: khảo sát, nhóm tập trung, giao thức người dùng và phân tích nhật ký giao dịch Tác giả của nghiên cứu - thành viên Liên đoàn Thư viện Kỹ thuật số (DLF) - Denise Troll Covey đã tập trung vào 24 thư viện thành viên của DLF để thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia thư viện nhằm tìm ra những đánh giá khách quan nhất

về tình hình áp dụng kỹ thuật số thời điểm năm 2002 Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra

rằng các hoạt động của thư viện số còn nhiều lỗ hỏng Các thư viện DLF báo cáo đã tiến hành các nghiên cứu chất lượng dịch vụ về tài liệu tham khảo, cho mượn liên thư viện, dự trữ khóa học và dịch vụ phân phối tài liệu để đánh giá nhận thức của người dùng về tốc

độ, độ chính xác, tính hữu ích, độ tin cậy và phép lịch sự của họ Kết quả được sử dụng

để lập kế hoạch cải thiện dịch vụ dựa trên các lỗ hổng đã xác định, đồng thời, để thông báo các quyết định về phát triển bộ sưu tập trực tuyến Tuy nhiên, vì xuất bản từ năm

2002 nên những thông tin trong tài liệu cho thấy những bước chuyển mình đầu tiên của thư viện kỹ thuật số, chứ không thể hiện cả quá trình biến đổi số của các thư viện

2.2.4 What can you do with a bottle and a hanger? Student with high

cognitive flexibility give more idea in the presence of ambient noise

Precious Mones & Jessica Massonnié (2022) What can you do with a bottle and a hanger? Students with high cognitive flexibility give more ideas in the presence of ambient noise Thinking Skills and Creativity, vol.46 doi:10.1016/j.tsc.2022.101116

Nghiên cứu này đã điều tra mối liên hệ giữa môi trường vật chất và tư duy khác biệt Cụ thể là tác động của tiếng ồn xung quanh đối với hiệu suất sáng tạo ở sinh viên đại học trong đại dịch COVID-19, khi không gian học tập chung bị hạn chế và mọi người được hướng dẫn làm việc tại nhà Đồng thời, tài liệu cũng nghiên cứu cách linh hoạt nhận thức tương tác với tác động của tiếng ồn Kết quả thử nghiệm với 42 người chỉ ra rằng, những người tham gia đưa ra nhiều ý tưởng hơn khi có tiếng ồn xung quanh hơn là khi im lặng và độ độc đáo giữa ý tưởng ở hai điều kiện khác nhau không có sự chênh lệch đáng

kể Tuy nhiên, do cuộc thực nghiệm, khảo sát được thực hiện theo hình thức trực tuyến nên nhóm nghiên cứu không thể kiểm soát được các yếu tố thử nghiệm như tai nghe người tham gia sử dụng trong lúc thực hiện thực nghiệm, không gian lúc thực hiện thực

Trang 13

nghiệm không được đảm bảo có cùng mức độ ồn hay im lặng nên các số liệu có thể có sự sai số nhất định

2.2.5 Community: The hidden context for learning

Bickford, Deborah J dan Wright, David J (2006) Community: The Hidden Context for Learning Learning Spaces The College at Brockport: State University of New York Bookshelf

Chương sách này xem xét các xu hướng quan trọng trong thiết kế không gian học tập, cả trong xây dựng mới và cải tạo, đồng thời liên hệ chúng với lý thuyết học tập và

tiến bộ công nghệ 3 xu hướng thiết kế không gian học tập hiện nay được đề xuất: thiết kế dựa trên các nguyên tắc học tập, dẫn đến sự hỗ trợ có chủ đích cho các chiến lược học tập tích cực và xã hội; nhấn mạnh vào thiết kế lấy con người làm trung tâm; tăng quyền sở hữu các thiết bị đa dạng làm phong phú thêm việc học

2.2.6 Developing a bookstore coffe

Long Truong (2022) Developing a bookstore coffee Thesis Centria University ò Applied Sciences Bachelor of Business Administration, Business Management Truy xuất từ:

https://www.theseus.fi/bitstream/handle/10024/755502/Long_Truong.pdf?sequence=2&isAllowed=y

Nội dung của tài liệu này đề cập đến sự phát triển của dịch vụ cà phê sách trong những năm gần đây đã đáp ứng một không gian lý tưởng cho những người yêu sách, đồng thời mở ra một xu hướng mới, độc đáo, góp phần xây dựng văn hóa đọc mới của giới trẻ, giúp họ hiểu biết hơn về vẻ đẹp của việc đọc Mô hình cà phê sách sẽ được xây

dựng tại Việt Nam trên ý tưởng một thư viện nhỏ với không gian yên tĩnh, thoáng mát, rộng mở, với mục đích để khách hàng khi đến đây có thể thưởng thức những hương vị cà phê thơm ngon, độc đáo và có không gian học tập, nghiên cứu, làm việc, thư giãn Không những thế, tài liệu này còn chỉ ra những yêu cầu để khởi nghiệp và lên kế hoạch kinh doanh mô hình cà phê sách tại Việt Nam

2.2.7 Academic libraries: “Social” or “Communual” The nature and future

academic libraries

Jeffrey T Gayton (2008) Academic Libraries: "Social" or "Communal?" The Nature and Future of Academic Libraries Journal of Academic Librarianship 34(1), pp 60-66 Truy xuất từ: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0099133307002170

Nội dung của tài liệu này đề cập đến việc so sánh các mô hình học tập xã hội (lắp đặt quán cà phê vào thư viện, mở rộng không gian học nhóm và phát triển mô hình

“information commons” - được định nghĩa như một không gian giáo dục, tương tự như thư viện và lớp học trong đó có các không gian và hạ tầng thiết bị phục vụ việc đọc, nghiên cứu, tự học, làm việc nhóm, sáng tạo, gặp gỡ, hay đơn thuần chỉ là thư giãn… Learning Commons là sự kết hợp giữa thư viện với công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ học tập nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đáp ứng được tối đa các nhu cầu của người dùng Đây là một không gian học tập năng động với kiến trúc, nội thất, trang thiết

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w