MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghệ hóa 4.0 hiện nay, thế giới có thể nói đã và đang bước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn với những công cuộc chạy đua cách mạng số hóa phát triển từng ngày. Mỗi một quốc gia dân tộc đều có cho mình những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, xã hội,…Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng đó, các quốc gia đều đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề tiêu cực đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay. Nào là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo nghiêm trọng, sự bất ổn của kinh tế trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của bệnh tật và đặc biệt là khủng hoảng từ chính sách khi đưa ra gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ, khi hiện nay bên cạnh những chính sách tích cực góp phần xây dựng ổn định đời sống nhân dân thì vẫn còn tồn tại một số chính sách xuất hiện những mặt hạn chế gây nên nhiều luồng ý kiến dư luận khác nhau và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong quá trình ban hành. Một trong số những chính sách còn gây nhiều tranh cãi tạo đặc biệt là trong quá trình truyền thông chính sách mà chúng ta cần phải nói tới đó chính là Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 1592020 ban hành về điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thay thế cho Thông tư 122011, trong đó tại điểm 4, Điều 37 quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Và có thể hiểu một cách đơn giản thì theo thông tư này, học sinh có thể được sử dụng điện thoại di động ở trên lớp khi được giáo viên cho phép. Ngay sau khi ban hành, quyết định trên đã gây ra nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều về vấn đề này, đặc biệt là những luồng ý kiến quan điểm trái ngược nhau giữa các em học sinh, phụ huynh và các bậc giáo viên các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng nhất định của chính sách quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép” mà tôi quyết định sử dụng vấn đề xuất hiện trong chính sách này làm đề tài tiểu luận của mình. Hy vọng qua phần trình bày của mình, tôi có thể khắc họa nên một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ sự việc này. Đưa ra được các đánh giá cảm nhận khác nhau dưới những góc nhìn trực quan trên mạng xã hội, báo chí, quan điểm của chính quyền hay đặc biệt chính là những phản ánh chân thực tới từ người dân, những người chịu ảnh hưởng bởi chính sách này. Thông qua những góc nhìn đa dạng đó, tôi có thể đưa ra được những đánh giá nhận định khách quan về sự việc và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết khủng hoảng truyền thông chính sách, thúc đẩy chính sách ngày một hoàn thiện và phát huy được mục đích của nó.
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH
KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ QUY ĐỊNH CÁC HÀNH VI HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC LÀM: “SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
DI ĐỘNG, CÁC THIẾT BỊ KHÁC KHI ĐANG HỌC TẬP TRÊN LỚP KHÔNG PHỤC VỤ CHO VIỆC HỌC TẬP VÀ KHÔNG ĐƯỢC GIÁO VIÊN CHO PHÉP” TRONG THÔNG TƯ 32/2020 CỦA BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH 4
1.1 Khái quát chung về Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo 4
1.2 Hồ sơ sự việc về chính sách khủng hoảng 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC Ý KIẾN QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA DƯ LUẬN 7
2.1 Phân tích các quan điểm, ý kiến ủng hộ của dư luận trên nền tảng mạng xã hội 7
2.2 Phân tích các quan điểm ý, kiến phản đối của dư luận trên nền tảng mạng xã hội 10
2.3 Các ý kiến, quan điểm của báo chí về chính sách 13
2.4 Các ý kiến, quan điểm của chính quyền về chính sách này 18
2.5 Các ý kiến của người dân, những người chịu ảnh hưởng bởi chính sách 23
CHƯƠNG 332: ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH 32
3.1 Quan điểm cá nhân về chính sách 32
3.2 Giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông chính sách 36
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghệ hóa 4.0 hiện nay, thế giới có thể nói đã và đangbước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn với những công cuộc chạy đua cáchmạng số hóa phát triển từng ngày Mỗi một quốc gia dân tộc đều có cho mìnhnhững bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa,
xã hội,…Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng đó, các quốc gia đều đang phải đốimặt với rất nhiều các vấn đề tiêu cực đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triểnhiện nay
Nào là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo nghiêm trọng, sự bất ổn của kinh
tế trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của bệnh tật và đặc biệt là khủng hoảng từchính sách khi đưa ra gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân Việt Nam chúng tacũng không phải là ngoại lệ, khi hiện nay bên cạnh những chính sách tích cực gópphần xây dựng ổn định đời sống nhân dân thì vẫn còn tồn tại một số chính sáchxuất hiện những mặt hạn chế gây nên nhiều luồng ý kiến dư luận khác nhau và trởthành chủ đề gây tranh cãi trong quá trình ban hành
Một trong số những chính sách còn gây nhiều tranh cãi tạo đặc biệt là trongquá trình truyền thông chính sách mà chúng ta cần phải nói tới đó chính là Thông
tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/9/2020ban hành về điều lệ trường trunghọc cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thaythế cho Thông tư 12/2011, trong đó tại điểm 4, Điều 37 quy định các hành vi họcsinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang họctập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”
Và có thể hiểu một cách đơn giản thì theo thông tư này, học sinh có thể được sửdụng điện thoại di động ở trên lớp khi được giáo viên cho phép Ngay sau khi banhành, quyết định trên đã gây ra nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều về vấn đề này,
Trang 5đặc biệt là những luồng ý kiến quan điểm trái ngược nhau giữa các em học sinh,phụ huynh và các bậc giáo viên các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng nhất định của chínhsách quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động,các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập vàkhông được giáo viên cho phép” mà tôi quyết định sử dụng vấn đề xuất hiện trongchính sách này làm đề tài tiểu luận của mình
Hy vọng qua phần trình bày của mình, tôi có thể khắc họa nên một cái nhìntoàn cảnh về toàn bộ sự việc này Đưa ra được các đánh giá cảm nhận khác nhaudưới những góc nhìn trực quan trên mạng xã hội, báo chí, quan điểm của chínhquyền hay đặc biệt chính là những phản ánh chân thực tới từ người dân, nhữngngười chịu ảnh hưởng bởi chính sách này Thông qua những góc nhìn đa dạng đó,tôi có thể đưa ra được những đánh giá nhận định khách quan về sự việc và đưa rađược các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết khủng hoảng truyền thông chính sách,thúc đẩy chính sách ngày một hoàn thiện và phát huy được mục đích của nó
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Đánh giá và có được một cái nhìn toàn cảnh đa chiều về chính sách được đưa
ra Có cho mình những góc nhìn khách quan về các ý kiến được đưa ra của cácnhóm dư luận trong xã hội Từ đó, phân tích một cách cụ thể hơn những mặt đúngsai, lợi hại của chính sách để đưa ra các giải pháp giải quyết phù hợp nhằm hoànthiện chính sách, điều hướng dư luận đến những mặt tích cực Góp phần phát triểnlĩnh vực giáo dục nói riêng và phát triển toàn xã hội, nâng cao niềm tin sự tínnhiệm của nhân dân với nhà nước nói chung
2.2 Nhiệm vụ
Để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, cần phải:
+ Nêu lên cái nhìn toàn cảnh, lập hồ sơ sự việc về cuộc khủng hoảng truyềnthông chính sách trên
Trang 6+ Tìm kiếm và hệ thống hóa, tiến hành tìm hiểu phân tích tất cả các đánh giá,
ý kiến quan điểm của các nhóm dư luận khác nhau trên mạng xã hội, báo chí, chínhquyền các cấp, người dân/tổ chức chịu ảnh hưởng từ chính sách này
+ Đưa ra được các đánh giá, nhận định của mình về sự việc này Đồng thờiđưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm xử lý khủng hoảng truyền thông chínhsách, hoàn thiện chính sách nhằm đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình thựchiện
3 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có 3 chương, 9tiết
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH
1.1 Khái quát chung về Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục
và đào tạo
Ngày 15/9/2020, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học Thông tư này được ban hành trong bối cảnhngành giáo dục đang hướng đến sự thay đổi phát triển và ngày càng hoàn thiện nềngiáo dục nước nhà, nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kì phát triển hiện nayđặc biệt là ở các khối cấp quan trọng như cấp trung học cơ sở và trung học phổthông Thông tư được ban hành nhằm thay thế cho thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT đã ban hành trước kia Thông tư 32 bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2020 và cómột số chính sách mới đáng lưu ý như:
- Thứ nhất là giảm hồ sơ, sổ sách đối với các giáo viên
So với hệ thống hồ sơ, sổ sách đồ sộ trước kia thì tại khoản 3 điều 21 đã quyđịnh giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách là : kế hoạch giáo dục của giáo viên(theo năm học), giáo án, sổ theo dõi và đánh giá học sinh Giáo viên chủ nhiệm còn
có thêm sổ chủ nhiệm Bên cạnh đó, bắt đầu đưa vào sử dụng các hồ sơ điện tử thaythế cho các loại hồ sơ giấy theo quy định tại khoản 4, điều 21 của Thông tư
- Thứ hai là tăng số lần lưu ban của học sinh trong quá trình học:
Theo khoản 3 điều 33, học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong 1 cấphọc thay vì 2 lần như trước
- Thứ ba, bỏ cảnh cáo ghi học bạ đối với học sinh:
Theo điều 38, hình thức xử lý đối với học sinh vi phạm khuyết điểm trongquá trình học tập sẽ không bị cảnh cáo ghi học bạ như trước đây Bên cạnh đó, học
Trang 8sinh cũng sẽ không bị buộc thôi học có thời hạn mà thay vào đó chỉ tạm dừng học ởtrường và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định.
- Thứ tư, giáo viên cũng cần phải chú ý hành động của mình không được xúcphạm danh dự, nhân phẩm của học sinh, gian lận trong kiểm tra, thi tuyển sinh, bỏgiờ,…
1.2 Hồ sơ sự việc về chính sách khủng hoảng
Bên cạnh những chính sách mới nổi bật được nêu ở trên, ở thông tư 32 cũngđưa ra một chính sách quy định mới về học sinh gây nên nhiều phản ứng trái chiềutrong dư luận Cụ thể tại khoản 4, điều 37 về các hành vi học sinh không được làm
đã quy định học sinh không “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đanghọc tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên chophép” Điều này được cho là một trong những thay đổi lớn so với các quy định cũ ởThông tư 12/2011 Ở Thông tư cũ này học sinh không được sử dụng điện thoại diđộng hoặc máy nghe nhạc trong giờ học.Còn theo quy định mới nhất này, chúng ta
có thể hiểu được rằng học sinh sẽ được phép sử dụng điện thoại di động nếu như nóphục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép
Sau khi chính sách mới này được ban hành đã đem lại những luồng ý kiến dưluận trái chiều vô cùng phức tạp về quy định mới này Nhiều ý kiến cho rằng việccho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho mục đích họctập là vô cùng hợp lý bởi khi học tập các em rất cần các thiết bị thông minh nhưđiện thoại để tra cứu thông tin hay tìm những tài liệu quan trọng phục vụ cho côngtác học tập của mình Nhiều bậc phụ huynh cũng cho rằng việc học tập trong môitrường công nghệ phát triển 4.0 hiện nay thì việc sử dụng điện thoại là vô cùng cầnthiết để các em có thể phát triển và tiếp thu các tri thức tiến bộ của loài người mộtcách kịp thời Tuy nhiên nhiều giáo viên hay phụ huynh lại có ý kiến quan điểmhoàn toàn trái ngược về vấn đề này Một số thầy cô cho rằng việc để các em sửdụng điện thoại một cách ồ ạt là một việc vô cùng khó quản lý và rất có thể gây sao
Trang 9nhãng khiến các em mất tập trung vào bài học,….Có thể nói hai luồng ý kiến tráichiều này đã khiến cho chính sách này trở thành một vấn đề gây bàn tán tranh cãi
và tạo nên một cuộc khủng hoảng truyền thông chính sách khó giải quyết
Để hướng dẫn các trường và giáo viên quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạyhọc, trong đó có điện thoại di động một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện tổ chứcdạy học và kinh tế - xã hội ở địa phương, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Công văn
số 5512 ngày 18/12/2020 hướng dẫn “không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại
để phục vụ học tập Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học để hỗ trợhoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định Giáo viên thiết kế
kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng vàbảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu họcsinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điềuhọc sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học”
Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIV tại phiên họp Ủy ban Thường vụQuốc hội chiều 15/3/2021, theo báo cáo kết quả giám sát giải quyết, trả lời kiếnnghị của cử tri gửi đến, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết nhiều
ý kiến cử tri phản ánh về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học
Ngay sau khi Thông tư số 32 được ban hành, cử tri 8 địa phương (QuảngBình, Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM, Đà Nẵng, Bạc Liêu, An Giang, Long An) đãkiến nghị cần xem xét, sửa đổi lại quy định vì không phù hợp với thực tiễn BanDân nguyện kiến nghị Bộ GD-ĐT cần làm rõ việc cho học sinh sử dụng điện thoạitrong lớp học như là thiết bị hỗ trợ hoạt động học có được coi là chính sách chungkhông? Nếu là chính sách chung thì phải áp dụng thống nhất trong cả nước, khôngthể chỉ giao trách nhiệm quyết định cho giáo viên
Đồng thời, đề nghị cần phải đánh giá một cách khách quan và toàn diện sựtác động của việc thực hiện quy định này trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước hiện nay cũng như khả năng quản lý của nhà trường và giáo viên đốivới việc sử dụng điện thoại của học sinh để ban hành quy định phù hợp
Trang 10CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC Ý KIẾN QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA DƯ LUẬN
2.1 Phân tích các quan điểm, ý kiến ủng hộ của dư luận trên nền tảng mạng xã hội
Trước sự điều chỉnh mới trong chính sách tại điều 37 trong Thông tư 32 mà
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra về việc sử dụng điện thoại của học sinh trong lớp
đã dẫn đến sự xuất của rất nhiều luồng ý kiến dư luận với các góc nhìn khác nhau
về chính sách này Một vấn đề xảy ra bao giờ cũng tồn tại hai mặt tích cực, tiêu cựccũng như một cuộc khủng hoảng nổ ra bao giờ cũng luôn luôn tồn tại hai luồng ýkiến trái ngược nhau đó là ủng hộ và phản đối Vậy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu
ý kiến của dư luận xã hội ủng hộ đối với chính sách này trên nền tảng mạng xã hội– nơi mà họ có thể thỏa sức bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do bình đẳng
Sau khi Thông tư này được ban hành và cụ thể là chính sách về việc sử dụngđiện thoại của học sinh được đưa ra thông qua các phương tiện truyền thông khácnhau thì trên nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều những quan điểm bày tỏ
sự đồng tình đối với chính sách đổi mới này
Dưới bài đăng về thông tin của Thông tư 32/2020 TT- BGDĐT bao gồmchính sách gây tranh cãi tại điều 37 ở trên nền tảng mạng xã hội Facebook, fanpage
“An Nhơn Hôm Nay” đã thu hút rất nhiều ý kiến đánh giá với hơn 645 lượt bìnhluận về bài viết này Và trong đó có rất nhiều các ý kiến bình luận ủng hộ chínhsách này đáng chú ý như:
- Tài khoản Huỳnh Minh vũ cho biết “Quy định luôn là chỉ sử dụng vào mụcđích phục vụ học tập chứ không được phép sử dụng vào các mục đích khác nhưlướt Facebook, Zalo, Tik Tok và cấm tuyệt đối dùng điện thoại khi vào thi cử trừtrường hợp dịch corona (thi online),…nên mình thấy đây là một chính sách phùhợp
Trang 11- Tài khoản Ng Kim Thoa cho hay “mình mong chính sách sẽ nhanh chóngđược thực thi bởi đây là một chính sách phù hợp với bối cảnh hiện nay”.
- Tài khoản Đặng Ngọc Tình thì đưa ra lý lẽ đanh thép hơn, cô cho hay “Điệnthoại dùng ra sao là trách nhiệm của bản thân chứ Nhà trường quy định sử dụngkhi dùng học tập và khi được sự cho phép của giáo viên cơ mà Thế cấm thì các em
có lén dùng hay vẫn dùng vậy thôi” Dưới phần trả lời tài khoản Minh Trực cũngcho hay “Cứ cầm điện thoại là hư là suy nghĩ không hiện đại một chút nào”
- Tài khoản Grievous Nguyễn thì bày tỏ “Mình thấy nhiều bạn suy nghĩ cóhơi một chiều ví dụ người mà đã hư sẵn thì ko điện thoại thì cũng tìm cái khác đểchơi thôi Ngược lại, người đã chăm và tự chủ được bản thân thì dù có dàn PC +điện thoại các thứ thì có những thứ đó cũng không thể gây xao nhãng nổi (dướiquan điểm là 1 học sinh đã tiếp xúc qua nhiều kiểu học sinh khác nhau) Hayfacebook Kiều Diễm thì cho rằng cô nghĩ việc dùng điện thoại là phụ thuộc vào ýthức của mỗi người chứ không phải ai hay học sinh nào cũng dùng để chơi bờikhông lo học tập
Dưới bài đăng của các fanpage như Đài Phát Thanh – Truyền Hình BìnhThuận, VTC14 – Thời tiết – Môi trường và Đời sống, TNTV – Đài Phát Thanh &Truyền Hình Thái Nguyên, cũng xuất hiện rất nhiều quan điểm ủng hộ về chínhsách này
- Tài khoản Thuong Vo Van cho hay “Cái gì mới ban đầu cũng khó, cứ
từ từ theo kịp thời đại là ok”
- Tài khoản Hk Trần thì bình luận đánh giá “Ít nhất vẫn nới lỏng hơnchút, thời đại công nghệ thông tin có nhiều chỗ cần dùng điện thoại lắm, vả lạitrong giờ học thì được dùng hay không thì còn phải phụ thuộc vào giáo viên và nhàtrường nữa chứ đâu phải là được dùng thoải mái đâu.”
- Tài khoản Phạm Hân bày tỏ “Dùng điện thoại là tốt mà Nói chung tùyvào ý thức học sinh thôi”
Trang 12- Tài khoản Nguyễn Thị Hiền thì có cái nhìn đa chiều hơn khi chị bày tỏquan điểm “Để việc sử dụng điện thoại trong giờ học thực sự có hiệu quả thì các cơquan chức năng về giáo dục và các nhà trường phải tăng cường công tác chỉ đạogiáo viên sát sao và nghiêm khắc đối với học sinh nếu không sẽ hại nhiều hơn lợi.”
- Bên cạnh đó cũng có những ý kiến ủng hộ chính sách này nhưng nên
để cho học sinh cấp Trung học phổ thông sử dụng thì hơn Tài khoản Nam Giangđưa ra ý kiến “Tôi nghĩ rằng chỉ nên cho phép học sinh cấp ba dùng điện thoại vìkiến thức nhiều nên cần tra cứu mạng và học sinh cấp ba cũng đã có nhận thức nênthầy cô dễ quản lý, còn học sinh cấp hai thì đang tuổi mải chơi và tò mò, nếu cóđiện thoại thì các em sẽ dùng vào việc chơi điện tử nhiều hơn là việc học.”,…
Qua những quan điểm đồng tình đến từ các ý kiến, luồng dư luận trên các nềntảng mạng xã hội mà chúng ta có thể khái quát được rằng đa phần những ý kiếnđồng ý về chính sách này đều đưa ra các lý do cụ thể như sau
+ Một số ý kiến cho rằng trong học tập đặc biệt là ở cấp Trung học cơ sở hayTrung học phổ thông, thì điện thoại sẽ là một trong những thiết bị trợ giúp hữu íchgiúp các em có thể tiếp thu tri thức một cách dễ dàng hơn
+ Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại trong lớp có phục vụ cho mục đíchhọc tập, có khiến các em nỗ lực học hành tiếp thu kiến thức hay không thì chủ yếu
là đến từ ý thức của mỗi học sinh Không phải học sinh nào cũng chỉ dùng điệnthoại cho mục đích chơi bời bởi có những em luôn chăm chỉ tìm hiểu bài, học bàihay tiếp thu các kiến thức mới từ bài học cho nên chiếc điện thoại sẽ là người bạnhữu hiệu cho các em trong giờ học của mình Ngược lại có những bạn đang cònmất tập trung trong giờ học thì cho dù có điện thoại hay không có thì các em cũng
sẽ dễ bị phân tán sự chú ý trong giờ
+ Việc sử dụng điện thoại trong lớp cũng phụ thuộc vào sự quản lý của thầy
cô giáo cho nên không phải các em được dùng nó tùy ý cho các vấn đề khác đặcbiệt là trong quá trình học tập trên lớp
Trang 13+ Ngoài ra sự phát triển của xã hội ngày nay, cái thời kì mà nền công nghiệphóa – hiện đại hóa đang dần có những bước tiến vượt bậc, nơi mà ngành giáo dục ởcác quốc gia khác đang ngày một phát triển theo chiều hướng hiện đại thì việc đưavào sử dụng điện thoại phục vụ cho học tập cũng là một trong những bước tiến mớiphù hợp.
2.2 Phân tích các quan điểm ý, kiến phản đối của dư luận trên nền tảng mạng xã hội
Bên trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua về những luồng ý kiến ủng hộtrên mạng xã hội thì bây giờ chúng ta hãy cùng xem mặt còn lại của vấn đề, nhữngluồng ý kiến phản đối và lí lẽ mà quần chúng hay chúng ta còn gọi là cư dân mạngđưa ra về chính sách này trên nền tảng mạng xã hội
Đối với mạng xã hội facebook, sau khi thông tư này được thông qua và đượcđăng tải trên rất nhiều các fanpage chính thống thì chính sách mới trên đã thu hútrất nhiều các ý kiến, bình luận trái chiều, phản đối từ dư luận
Dưới bài đăng của fanpage Truyền hình Quảng Ngãi, rất nhiều bình luậnphản đối xuất hiện ở mục bình luận của bài viết
- Tài khoản Võ Phương Thảo viết “Ở nhà 1 đứa cầm điện thoại cha mẹnói ko đc rồi, đến lớp 40 đứa cầm điện thoại rồi sao quản, nên là nên cái gì, thật kohiểu nổi.”
- Tài khoản Lê Nguyên Hồng cũng đồng tình và đăt ra câu hỏi “Liệugiáo viên có quản lý nổi học sinh!” Tài khoản Phụng Huỳnh thì bày tỏ sự lo lắngcho hay “Đi học thì phải tư duy, giờ học tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài Cầm điện thoại trong giờ học thì học được sao ?
- Là một phụ huynh đang có con học tại trường Trung học cơ sở côNguyễn Minh Nguyệt bình luận “Cô giảng khan cổ ,mà trò còn không nghe Nếu
mà cho sử dụng điện thoại nữa thì chắc là không còn chút kiến thức nào lưu lạitrong đầu học sinh Rất mong quý cấp xem xét lại bộ luật này.”
Trang 14- Tài khoản Nguyễn Phương thì đưa ra lý do “Trong lớp học cho dùngđiện thoại là không nên, vì liệu thầy cô quản lí được hoc sinh không trong khi các
em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở cái điện thoại này”
Dưới bài đăng của các fanpage khác như VTC14 – Thời tiết – Môi trường &Đời sống, Trung tâm tin tức VTV24, cũng đã thu hút rất nhiều lượt tương tác, bìnhluận phản đối của cư dân mạng về vấn đề này với rất nhiều lý do hay ý kiến đượcđưa ra
- Tài khoản Trung Kiên bày tỏ góp ý với chính sách “Nếu đưa máy tínhvào cho học sinh sử dụng thì có thể quản lý học sinh dễ hơn là dùng điện thoại còndùng điện thoại không được hiệu quả và không thể kiểm soát được dẫn đến nhiềuhậu quả khôn lường ( điểm mất nhiều hơn điểm được ) mong Bộ Giáo Dục cần xemxét lại để đưa ra quyết định đúng nhất
- Chị có nick name là Hoang Mai Vuong cho hay “Không hợp lí tí nào.Bao nhiêu học sinh dành điện thoại để học Chúng làm việc riêng trong giờ họcngay cả giáo viên cũng không thể kiểm soát được Truyền đạt kiến thức là giáo viênphải tìm tòi phương pháp kiến thức để truyền đạt cho học sinh chứ ko phải dùngđiện thoại mới học truyền đạt được Sẽ rất nhiều tác hại khi chúng mang điện thoạiđến trường” Đồng tình với ý kiến trên, Tài khoản Hà Candy cũng cho rằng “Tớitrường là để tiếp nhận những cái mới mẻ trong bài giảng của thầy cô Còn muốntìm thông tin thêm thì học sinh về nhà tự tìm hiểu thêm Nghiêm cấm sử dụng điệnthoại trong giở học là chuẩn nhất Công nghệ hoá đúng lúc đúng chỗ Chứ chỗ nàocũng công nghệ thì không nên”
- Tài khoản Ngô Thúy Mây thì phản ánh về thực trạng học môn vănnếu như được cầm điện thoại của các em, chị viết rằng kiến thức đề truyền đạt tớicác con là phải từ giáo viên , giáo viên phải lao động Môn văn mà mở điện thoại ratìm lời hay í đẹp thì giáo viên văn sẽ dạy môn gì?
- Tài khoản Ngọc Thắng thì thẳng thắn bình luận “ Bộ giáo dục chodùng điện thoại trong lớp vì phục vụ học tập - hay tập cho học sinh nói dối, từ khi
Trang 15người dùng điện thoại nhiều lớp trẻ nói tục nói bậy chửi nhau khoe khoang bóc mẽtạo văn hóa thô tục chưa từng có từ xưa đến nay Bộ Giáo Dục lại tiếp tục cấm giáoviên không được phép phê bình học sinh, nhà trường cấm phê bình cũng xem nhưcấm xã hội cấm cả gia đình khác nào cấm cha mẹ không được dạy con - Nhân Dânquá bức xúc lắm ngành giáo dục ơi !”
- Tài khoản Nhu Hoa thì bình luận dưới góc độ kinh tế rằng nhà nghèothì lấy đâu điện thoại cho con Tài khoản Hang Vu cũng bày tỏ quan điểm e ngạikhi chị đặt ra câu hỏi “Cho mình hỏi Bộ, những nhà nghèo làm thêu, ở nhà trọ thìsao ạ, Bộ có hỗ trợ tiền mua điện thoại để đem đến lớp không?”
Qua những ý kiến quan điểm không đồng tình đến từ dư luận ở trên khônggian mạng xã hội, chúng ta có thể thấy được rằng hầu hết họ không đồng ý vớiquan điểm hay chính sách đưa ra bởi những nguyên do sau
+ Thứ nhất, đa phần các vị phụ huynh có con em đang ở tuổi ăn tuổi học đềucho rằng ở nhà việc các em sử dụng điện thoại, sử dụng vì mục đích gì, đều lànhững vấn đề mà bố mẹ đã khó có thể quản lý thì thử hỏi ở trên lớp chỉ có mộtthầy, một cô cùng với mấy chục em học sinh ở dưới thì khi cho phép các em dùngđiện thoại, liệu thầy cô có thể quản lý hết được không?
+ Thứ hai, nhiều bậc phụ huynh cũng cho rằng từ xưa đến nay, việc dạy họctiếp thu kiến thức từ thầy cô là truyền thống bao đời của các thế hệ học trò, giờ đây
áp dụng công nghệ tiên tiến vào ngành giáo dục, vào việc học tập vậy thì vai tròcủa thầy cô bây giờ có còn quan trọng nữa không khi chỉ với một chiếc điện thoạithông minh, tất cả các thông tin đã nằm gọn trong lòng bàn tay?
+ Điểm thứ ba mà đa phần dư luận đều cho rằng chính sách này là lợi bất cậphại khi cho rằng việc các em được sử dụng điện thoại trên lớp sẽ khiến các em mấttập trung, sa đà vào các trò chơi giải trí mà quên đi việc học tập của mình Về phầngiáo viên, việc cho các em đem vào các thiết bị di động trong học tập hay giờ giảngdạy cũng sẽ gây mất trật tự lớp học bởi các âm thanh từ thông báo, tiếng chuôngđiện thoại,…
Trang 16+ Điểm thứ tư cũng được nhiều phụ huynh đồng tình hiện nay chính là thay
vì đưa ra các chính sách không khả thi như vậy thì tại sao Bộ giáo dục không thửcải tiến chính sách bằng cách chỉ cho phép các em dùng máy tính được nhà trườngcấp, và hỗ trợ các trang thiết bị ấy cho các đơn vị đang còn gặp khó khăn trongcông tác giảng dạy như ở miền núi, vùng cao vùng xa
+ Cuối cùng, cũng không ít những ý kiến bày tỏ rằng việc cho phép các emdùng điện thoại trong học tập sẽ gây nên sự bất ổn đối với học sinh đặc biệt lànhững em có hoàn cảnh khó khăn Khi giờ đây muốn cho con cái được học tậpbằng bạn bằng bè mà gia đình sẽ phải chạy vạy khắp nơi, tìm cách cho con có đượcchiếc điện thoại để phục vụ cho việc học
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng, chính sách được đưa ra
ở điều 27 trong Thông tư 32/2020 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã tạo nên phảnứng dư luận với những quan điểm, ý kiến trái chiều vô cùng gay gắt Bên cạnhnhững quan điểm đồng tình vì sự cải tiến tiện lợi, hiện đại theo kịp thời đại này thìrất nhiều giáo viên, bậc phụ huynh có con em ở các cấp học trung học cơ sở haytrung học phổ thông đều tỏ ra lo ngại về tính “lợi bất cập hại” cùng muôn vànnhững lý do, câu hỏi về tính khả thi được đặt ra cho chính sách này
2.3 Các ý kiến, quan điểm của báo chí về chính sách
Khi một cuộc khủng hoảng truyền thông chính sách nổ ra, trên khía cạnhtruyền thông có thể thấy báo chí được xem là nơi tổng hợp đưa ra cho các bạn mộtcái nhìn hoàn chỉnh và toàn vẹn nhất về sự việc Đồng thời đây cũng là nơi đưa racác quan điểm ý kiến nhìn nhận về chính sách, giúp người dân có thể hiểu và nắm
rõ được những điểm có lợi hay bất cập của nó
Sau khi chính sách tại điều 37 trong Thông tư 32 của Bộ Giáo Dục và Đàotạo ngày 15/9/2020 được đưa ra, các kênh báo chí chính thống đã nhanh chóng cậpnhập thông tư cũng như đưa ra những quan điểm của mình về những bất cập trongchính sách tại điều 37 này
Trang 17Website của báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam có bài viết về chính sách
ở điều 37 trong Thông tư 32 này với tiêu đề “Học sinh có nên dùng điện thoại tronglớp học ?” đã nêu lên những quan điểm, cách nhìn nhận đối của người viết đối vớivấn đề này mà đa phần có lẽ đó là những hạn chế hay những điểm có bất cập chưađược tỏ lường của chính sách
Theo trang báo, có lẽ đối với học sinh đây sẽ là thông tin rất vui khi các em
có thể không bị giới hạn về việc sử dụng điện thoại Trang báo cũng đưa ra một sốđiểm lợi của chính sách này như “Nhiều ý kiến đồng tình vì cho rằng, trong lớp cáccháu rất cần điên thoại thông minh để tra cứu thông tin, tài liêu phục vụ ngay choviêc học tâp Măt khác, khi có viêc khẩn cấp cần liên hê với gia đình, không thểthiếu điên thoại,…”
Tuy nhiên, trang báo lại nhấn mạnh hơn về những điểm hạn chế đang còn tồntại ở trong chính sách này Một số ý kiến nổi bật của phụ huynh – những người cócon đang trong độ tuổi đến trường đối với chính sách này được trang báo tổng hợpnhư trong một lớp học đông học sinh, có khi lên đến 50 em thì việc một giáo viênquản lý các em xem thông tin gì trong điện thoại thông minh với một tiết học 45phút hầu như là bất khả kháng Bởi vì, chỉ cần một cái gạt ngón tay, màn hình đãchuyển ngay sang nội dung khác.” Hay như là “Nhiều phụ huynh thẳng thắn bày tỏquan điểm, không đồng ý cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học Nếu chỉ vì
để tra cứu kiến thức, nhà trường có thể sử dụng máy chiếu, máy vi tính trong cácphòng chuyên dụng Hoặc có thể tra cứu khi kết thúc giờ lên lớp Nếu chỉ vì để liênlạc với phụ huynh thì có thể sử dụng điện thoại của nhà trường hoặc ngoài giờ lênlớp Các trường hợp đặc biệt cũng có nhưng ít xảy ra”
Cuối cùng trang báo đúc kết lại rằng, không ai có thể phủ nhận những tiệních khôn lường của chiếc điện thoại thông minh Tuy nhiên, bên cạnh những tiệních đó, nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ để lại những hệ lụy khônlường Bên cạnh đó chúng ta đâu ai có thể đảm bảo rằng, các em chỉ tìm kiếmnhững thông tin liên quan đến bài học mà không tranh thủ dùng điện thoại để vui
Trang 18chơi hay tham gia ti tỉ các trò giải trí khác Sự việc trên cũng có thể gây nên sự bấtbình đẳng giữa các học sinh khi đây rất có thể sẽ là hiện tượng khiến các em đuađòi sử dụng các dòng máy có tính năng ưu việt Nhưng còn các em học sinh ở tronghoàn cảnh khó khăn thì sao? Tất cả sẽ đều là giấc mơ xa vời khi với các em cơm ăn
áo mặc còn chưa đủ thì một chiếc điện thoại thông minh để học tập không bao giờ
là một điều dễ dàng Trang báo cũng bày tỏ quan điểm mong Bộ Giáo dục và Đàotạo cũng như các trường học, giáo viên, phụ huynh cân nhắc thật kỹ lợi, hại khi chohọc sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học
Trang tuổi trẻ online cũng có bài viết về chủ đề này với tiêu đề “Cho học sinh
sử dụng điện thoại trong lớp: Cần có hướng dẫn cụ thể”
Bài viết thừa nhận những lợi ích của việc sử dụng thiết bị điện tử nói chung
và điện thoại nói riêng phục vụ cho họp tập, tuy nhiên trang cũng bày tỏ quan điểm
lo ngại khi tìm hiểu và được biết nhiều nhà trường hay thầy cô cũng còn nhiều lolắng trong quá trình thực thi khi chưa có hướng dẫn quy định chặt chẽ về chínhsách
Theo bài báo, cô Nguyễn Thị Nhiếp – hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa(Hà Nội) cho biết “việc học sinh sử dụng các thiết bị điện tử trong lớp học là thực
tế đã diễn ra trong các nhà trường Vì thế, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa vào quyđịnh chặt chẽ về vấn đề này là điều cần thiết Khi các trường chủ động kế hoạchgiáo dục, nhà trường cũng khuyến khích các tổ chuyên môn, giáo viên chủ động ápdụng các hình thức dạy học khác nhau Trong đó có thể cho học sinh sử dụng thiết
bị điện tử kết nối mạng để truy cập nguồn học liệu, các phần mềm ôn tập, dạy học
để nhận nhiệm vụ học tập Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó nên mỗi nhàtrường, mỗi giáo viên cần có các quy định chặt chẽ, cụ thể để tránh tình trạng họcsinh lạm dùng điện thoại chơi game hoặc các mục đích ngoài học tập”
Thầy Trần Văn Minh – Phó hiệu trưởng trường THCS – THPT Đào DuyAnh, quận 6 TP.HCM bày tỏ quan điểm : quy định cho học sinh sử dụng điện thoại
Trang 19trong nhà trường cần nêu rõ những việc các em được làm, những việc không đượclàm nếu vi phạm sẽ bị các chế tài với các mức độ cụ thể ra sao,…
Thầy Lâm Vũ Công Chính – giáo viên Trường THPT Nguyễn Du quận 10,TP.HCM cũng cho rằng để học sinh sử dụng điện thoại hiệu quả vào việc học,trước hết Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo cần có quy định nhằm hướng dẫn, hỗ trợ giáoviên cũng như tạo ra nền tảng công nghệ để giáo viên dạy học hiệu quả trong thờiđại 4.0 Cụ thể, cần có phần mềm thống nhất, website chuyên môn,…để giáo viênđăng nhập với tư cách người dạy, học sinh đăng nhập với tư cách người học Lúc
ấy, giáo viên sẽ tự tin hơn khi cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, chứnhư hiện nay chỉ những giáo viên rành về công nghệ mới cho học sinh sử dụng điệnthoại
Qua cuộc phỏng vấn trao đổi ngắn giữa báo Tuổi trẻ với ông Nguyễn XuânThành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo), ông cũng chobiết tới đây Bộ sẽ ban hành hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dụcnhà trường theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có nộidung hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp ở các tiết học domình phụ trách, các giáo viên tùy theo nội dung bài học, cách thức tổ chức dạy học
mà quyết định sử dụng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, học sinh đểtriển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương phápdạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá
Như vậy có thể thấy rằng, theo báo Tuổi trẻ online, chính sách ở điều 27trong Thông tư 32 mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra, mặc dù vẫn đang còn tồntại nhiều mối lo lắng về cách áp dụng cũng như chưa có những quy định chặt chẽ
về việc cho các em sử dụng điện thoại trong lớp nhằm phục vụ mục đích học tập.Tuy nhiên chúng ta cũng không thể nào phủ nhận những lợi ích thiết thực mà chiếcđiện thoại thông minh sẽ phụ giúp các em trong quá trình học hành đặc biệt là trongthời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay Việc cấp thiết nhất bây giờ chính
Trang 20là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần nhanh chóng đưa ra các quy định cụ thể và chặtchẽ hơn về chính sách này, nhằm giúp cho các thầy cô cũng như các em học sinhtrong lớp học có thể áp dụng hình thức sử dụng điện thoại phục vụ học tập mộtcách hiệu quả.
Cũng viết về chính sách mới này của Bộ giáo dục, trang báo điện tử VTVNews đã có bài viết với tiêu đề “Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp – Thầy
cô, phụ huynh nghĩ gì?” thu hút đông đảo người đọc quan tâm
Đánh giá về chính sách này, trang báo cho rằng quy định mới dù nhận đượcnhiều ý kiến tán thành nhưng bên cạnh đó nó cũng đặt ra rất nhiều thách thức haymối lo ngại vì ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh Thêm vào đó chính sáchcũng đặt thêm trách nhiệm quản lý lên vai các giáo viên
Bài báo có đưa ra các dẫn chứng minh họa cụ thể về những quan điểm, đánhgiá của các bậc phụ huynh hay giáo viên tồn tại xung quanh chính sách mới này.Trích dẫn phần trả lời phỏng vấn về vấn đề này của VTV với chị Ngô Thị ThanhTrang (quận Tân Bình, TP HCM), chị Trang cho biết “Trường cấp ba của con trailớn cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động những trường cấp hai củacon trai út lại tuyệt đối không Điều này từng gây không ít phiền phức cho gia đìnhchị khi con cần được hỗ trợ Trước quy định mới cho phép học sinh sử dụng điệnthoại trong lớp với sự cho phép của giáo viên, chị cũng bắt đầu trao đổi với con vềnhững lưu ý khi đem điện thoại đến trường”
Hay với quy định mới này, trường THCS Lê Văn Tám vẫn tiếp tục duy trì môhình chuẩn bị sẵn những chiếc điện thoại bàn để học sinh sử dụng trong việc liênlạc với gia đình Bởi không phải học sinh nào cũng có điện thoại di động và việchọc sinh có được sử dụng điện thoại trong lớp hay không là do giáo viên đứng lớpquyết định
Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng bày tỏ lo ngại nếu quản lý không tốt sẽphát sinh những hệ lụy khác như học sinh sử dụng điện thoại cho việc khác màkhông tập trung cho việc học
Trang 21Theo bài viết mà VTV News đưa ra, chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiềunhững luồng ý kiến quan điểm trái chiều xuất hiện quanh chính sách này Trangbáo cũng đưa ra những ý kiến tổng kết lại rằng mặc dù quy định về việc cho họcsinh sử dụng điện thoại trên lớp theo sự chỉ dẫn của giáo viên là một hướng đi cầnthiết và hữu hiệu trong thời kì hiện đại ngày nay Tuy nhiên Bộ giáo dục cũng cầnphải có những văn bản rõ ràng về cách áp dụng hình thức này nhằm giải quyết cácvấn đề đang tồn tại xung quanh chính sách như sự tập trung của học sinh khi dùngđiện thoại trong giờ cũng như gánh nặng về trách nhiệm quản lý đang đặt trên đôivai của giáo viên khi quản lý các em sử dụng chúng.
Chúng ta có thể thấy rằng, theo đánh giá từ phía báo chí, các trang báo đềuđang đặt ra rất nhiều những câu hỏi, thách thức đối với việc áp dụng chính sách ởđiều 37 trong Thông tư 32 này của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việc áp dụng haythực hiện chính sách này không phải là một việc dễ dàng khi mà chúng ta vẫn còntồn tại rất nhiều những thách thức lớn trong vấn đề quản lý các em học sinh khi các
em sử dụng chúng trong giờ học Không ai phủ nhận tính hữu ích của việc áp dụngthiết bị này trong học tập, nhưng sử dụng như thế nào cho hợp lý, sử dụng như thếnào để đạt được hiệu quả cao lại là những vấn đề gây nên làn sóng tranh cãi trong
dư luận đặc biệt là những gánh nặng về công tác quản lý lại đang dồn nén hết lêngiáo viên, đòi hỏi Bộ Giáo Dục cần có những nhìn nhận, đánh giá bổ sung lại chínhsách sao cho hợp lý và chặt chẽ
2.4 Các ý kiến, quan điểm của chính quyền về chính sách này
Chính quyền các cấp và ban ngành cũng đang có những đánh giá, quan điểmnhìn nhận dưới nhiều những chiều hướng, khía cạnh khác nhau đối với chính sáchnày
- Theo ông Dương Hồng Tân - Phó Giám đốc Sở Giáo Dục Khoa Học
Và Công Nghệ Bạc Liêu, cho biết, theo khoản 4 Điều 37 Điều lệ trường THCS,THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32 có
Trang 22quy định hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết
bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không đượcgiáo viên cho phép”
Như vậy, việc cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp học có điều kiện
đi kèm (học sinh chỉ được sử dụng điện thoại để phục vụ cho việc học tập và phảiđược sự cho phép của giáo viên) chứ không phải tùy tiện có thể dùng điện thoạithoải mái để giao tiếp, giải trí
- Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Thắng Lợi - Phó giám đốc Trungtâm Phát triển Giáo Dục Và Đào Tạo phía Nam (Bộ giáo dục & đào tạo) nói rằngThông tư 32 của Bộ đặc biệt là điều 27 có quy định về việc cho học sinh sử dụngđiện thoại trong giờ học của học sinh) tạo cơ sở pháp lý giúp nhà trường, giáo viên
sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin phục vụ việc giảng dạy Còn việc sử dụngnhư thế nào là tùy vào các trường
- Trong khi đó, ông Trịnh Duy Trọng - Trưởng phòng Chính trị tưtưởng, Sở Giáo Dục Và Đào Tạo TP.HCM, nói: "Thông tư 32 là một hướng mở vàtheo kịp xu hướng hiện nay Chúng ta cần phân biệt rõ: học sinh được sử dụng điệnthoại trong giờ học khác với việc học sinh được sử dụng điện thoại trong trường
Nó cũng khác với việc học sinh được sử dụng điện thoại ở bất cứ nơi đâu"
Ông Trọng cũng cho biết thêm học sinh cần lưu ý Thông tư 32 của Bộ GiáoDục Và Đào Tạo cho phép học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưngphải được được sự cho phép của giáo viên bộ môn, việc sử dụng ấy phải phục vụtrực tiếp cho tiết học đang diễn ra chứ không phải học sinh được sử dụng một cáchtùy tiện
- Giáo sư Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng:
“Việc cấm điện thoại trong trường học tồn tại hai cái khó Thứ nhất là xuất phát từnhu cầu sử dụng điện thoại của học sinh, đặc biệt là đối với các em học sinh cấp 2trở lên Các em có thể dùng điện thoại để liên hệ với gia đình khi có việc cần hoặc