1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận khủng hoảng truyền thông chính sách

41 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khủng Hoảng Truyền Thông Chính Sách “Ngân Hàng Thương Mại Có Trách Nhiệm Cung Cấp Các Thông Tin Về Tài Khoản Thanh Toán Của Người Nộp Thuế Mở Tại Ngân Hàng Cho Cơ Quan Quản Lý Thuế” Ở Việt Nam
Chuyên ngành Quản Trị Khủng Hoảng Truyền Thông Chính Sách
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 67,41 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Truyền thông chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước và là một bước không thể thiếu trong tổ chức thực hiện chính sách. Vậy nên trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam vô cùng quan tâm đến công tác truyền thông chính sách, luôn yêu cầu hoạt động truyền thông chính sách phải công khai, minh bạch, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong quá trình truyền thông, xảy ra khủng hoảng là điều không thể tránh. Khủng hoảng truyền thông hiện không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay nữa. Khủng hoảng truyền thông không chỉ tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội, gây hoang mang, bức xúc cho người dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Vậy nên việc nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông chính sách là vô cùng cần thiết. Tôi quyết định chọn phân tích “Khủng hoảng truyền thông chính sách “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” ở Việt Nam” để có thể giúp mọi người hiểu cụ thể hơn về thực trạng và giải pháp xử lý khủng hoảng của truyền thông chính sách tại Việt Nam hiện nay.

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH

KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH “NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ MỞ TẠI NGÂN

HÀNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ” Ở VIỆT NAM

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3 Kết cấu tiểu luận

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông chính sách

3 Tác động của khủng hoảng trong truyền thông chính sách

1.1 Bối cảnh ra đời của chính sách

1.2 Nội dung chính sách

1.3 Đối tượng của chính sách

2 Các quan điểm ủng hộ chính sách trên mạng xã hội

4 Các quan điểm phản đối chính sách trên mạng xã hội

5 Các quan điểm của báo chí về chính sách

6 Các quan điểm của chính quyền về chính sách

Trang 3

7 Quan điểm của người dân/ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách

7.1 Quan điểm của người dân bị ảnh hưởng bởi chính sách

7.2 Quan điểm của ngân hàng về chính sách

8 Quan điểm của tôi về chính sách

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH

1 Xây dựng thông điệp để tuyên truyền, giải thích rõ hơn về chính sách

2 So sánh, chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa chính sách mới và nhữngchính sách đã có, hoặc với pháp luật

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Truyền thông chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thôngcủa các cơ quan quản lý nhà nước và là một bước không thể thiếu trong tổ chứcthực hiện chính sách Vậy nên trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam vô cùngquan tâm đến công tác truyền thông chính sách, luôn yêu cầu hoạt động truyềnthông chính sách phải công khai, minh bạch, công bố rộng rãi trên phương tiệnthông tin đại chúng, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp

Trong quá trình truyền thông, xảy ra khủng hoảng là điều không thể tránh.Khủng hoảng truyền thông hiện không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại bùng nổthông tin hiện nay nữa Khủng hoảng truyền thông không chỉ tạo ra dư luận tiêucực trong xã hội, gây hoang mang, bức xúc cho người dân mà còn ảnh hưởng đến

Trang 5

− Trên cơ sở làm rõ khủng hoảng truyền thông chính sách“Ngân hàngthương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán củangười nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” tiểu luận đưa ra cácgiải pháp xử lý khủng hoảng.

Nhiệm vụ:

− Hệ thống hóa các lý thuyết về khủng hoảng truyền thông chính sách

− Phân tích thực trạng khủng hoảng truyền thông chính sách tại ViệtNam bằng một chính sách cụ thể

− Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chínhsách và xử lý khủng hoảng chính sách một cách tốt nhất

3 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm có 3 phần:

− Mở đầu

− Nội dung

− Kết luận

Phần nội dung gồm 3 chương:

− Chương 1: Những vấn đề lý luận về khủng hoảng truyền thông chínhsách tại Việt Nam

− Chương 2: Thực trạng khủng hoảng truyền thông chính sách tại ViệtNam

− Chương 3: Giải pháp phù hợp để xử lý khủng hoảng truyền thôngchính sách

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1 Khủng hoảng

Khủng hoảng là trạng thái mất cân bằng về hoạt động cảm xúc và lý trí khimột người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, thường là những sự kiện cónguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển

có độ thách thức cao

1.2 Khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông đó là thông điệp từ các sản phẩm do chủ thểtruyền thông (cá nhân, tổ chức) tạo ra gây xung đột, mâu thuẫn về lợi ích sự dẫn tớiphản kháng của các cá nhân, tổ chức

1.3 Truyền thông chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình tiến hành các hoạt động trao đổi, chia

sẻ thông tin giữa các chủ thể chính trị với người dân trong chu trình chính sáchcông nhằm đảm bảo tính đúng đắn của chính sách và sự đồng thuận giữa chínhquyền và nhân dân, qua đó nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy sự pháttriển bền vững của đất nước

1.4 Khủng hoảng truyền thông chính sách

Khủng hoảng truyền thông chính sách là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốnnào xuất hiện bởi hoạt động truyền thông có thể đe dọa đến từng giai đoạn của chu

Trang 7

trình chính sách công, làm phương hại đến uy tín, lợi ích của các cơ quan côngquyền và người dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách.

2 Các nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông chính sách

Nguyên nhân do tổ chức: Chủ quan, không minh bạch thông tin, chính sáchkhông hợp lòng dân…

Nguyên nhân do con người: Do lỗi vô tình hoặc cố ý đưa những thông điệpkhông chính xác…

Nguyên nhân do kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật trong quá trình truyền thông

3 Tác động của khủng hoảng trong truyền thông chính sách

Trang 8

Giảm sút niềm tin của nhân dân vào chế độ.Đánh mất uy tín của tổ chức và cá nhân.

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH

TẠI VIỆT NAM

1 Khủng hoảng truyền thông chính sách “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế”

1.1 Bối cảnh ra đời của chính sách

Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanhchóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụinternet Với nền tảng là công nghệ thông tin, hoạt động trên không gian mạng, cácgiao dịch diễn ra không phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách địa lý, hoạt động kinhdoanh thương mại điện tử đang có sự phát triển rất nhanh và mạnh, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc kiếm tiền qua internet ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là kiếmtiền qua Youtube, Google và Facebook

Trong đại dịch Covid-19 như này nay đã hình thành thói quen mua bán hàngqua lĩnh vực mạng, trong đó, hoạt động chủ yếu mua bán qua các sàn thương mạiđiện tử Và các hoạt động thương mại điện tử thường là các giao dịch điện tử nên

cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu Do đó để tránh trường hợptrốn thuế của các cá nhân có doanh thu qua internet, năm 2020 đã có nhiều chínhsách về thuế được ra đời Cụ thể là Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn LuậtQuản lý thuế có hiệu lực vào ngày 05/12/2020, trong đó có quy định khiến dư luậnđặc biệt quan tâm liên quan đến thông tin tài khoản của khách hàng sẽ được cungcấp cho cơ quan thuế

1.2 Nội dung chính sách

Trang 11

Theo nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế, trong đó cóquy định khiến dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến thông tin tài khoản củakhách hàng sẽ được cung cấp cho cơ quan thuế:

“Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:

a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày

mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.

c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

d) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.”

Nội dung, thông tin ngân hàng có nghĩa vụ công khai cho cơ quan thuế bao gồm:

Trang 12

Ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin sau liên quan đến tài khoản cánhân của khách hàng bao gồm:

Hình thức công khai thông tin:

− Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trangthông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp

− Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

− Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

− Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt độngcủa người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật

− Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan

1.3 Đối tượng của chính sách

Quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế thựcchất là nhắm đến những người có thu nhập trên môi trường mạng, đặc biệt là môitrường mạng xuyên quốc gia như Facebook, Youtube, Google, Tiktok, Instagram…

Những người có thu nhập từ bán hàng online, các Youtuber, các Vlogger…

sẽ là đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của quy định mới này

Thực tế những năm qua cho thấy, đây chính là những người có thu nhập lớntrên các nền tảng mạng xã hội, nhưng thường né được việc đóng thuế, vì thu nhập

Trang 13

được chuyển từ nước ngoài về và họ cho rằng cơ quan thuế không nắm được thôngtin về thu nhập của họ.

Từ ngày 05/12/2020, khi ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin tài khoảncủa khách hàng cho cơ quan thuế thì cơ quan thuế gần như ở trong vai trò “nắmđằng chuôi”, kiểm soát được nghĩa vụ nộp thuế của những người này

Ngành thuế không nắm thông tin của tất cả chủ tài khoản ngân hàng mà chủyếu hướng tới người kiếm tiền online thu nhập lớn nhưng chưa đóng thuế

2 Các quan điểm ủng hộ chính sách trên mạng xã hội

Comment ủng hộ dưới bài viết trên facebook VTC Now: Ngân hàng phải

cung cấp dữ liệu giao dịch cá nhân từ đầu tháng 12

(https://www.facebook.com/vtcnow/photos/

a.1790840881133830/2754364904781418/)

Nguyễn Vinh: Cái này là đương nhiên thôi nhé, một vài người lo ngại đó là

quyền của họ, làm như vậy mới biết được ông nào nộp thuế, ông nào trốn thuế,người ngay thì không vấn đề gì hết, cũng như công an cũng vậy, họ có quyền truycập giao dịch, kiểm tra các cuộc gọi điện thoại của mọi người

Hoàng Anh: Cũng hợp lý Nhưng như vậy mua hàng online giá cao hơn

bình thường

Hoàng Hiệp: Ủng hộ chính sách này Nhưng thắc mắc nếu chuyển tiền vào

ví điện tử xong chia ra nhiều tài khoản có lách luật đc không nhỉ?

Quốc Phát: Haha vậy là mấy bà bán hàng online xong đời rồi.

Phát Sanh: Làm vậy đi cho bớt mấy cái live stream bán hàng.

Trang 14

Tuấn Hiệp: Phải làm như vậy mới công bằng, người làm bên ngoài đã đóng

thì người làm online cũng đóng thôi

Nguyễn Hoàng Việt: Nghĩ rộng ra tí đê mọi người, truy thu thuế tất cả mọi

người không trừ ai cả, cứ phản đối đi rồi tới lúc bị truy thu có mà khóc nhé

Anh Giáp: Đúng rồi Phải làm căng hơn nữa tăng cường truy thu thuế.

 Các quan điểm ủng hộ cho rằng sự ra đời của chính sách là hợp lý vìviệc nộp thuế là đương nhiên, vì những lỗ hổng trong truy thu thuế với các đốitượng kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử mà nhiều cá nhân đã trốn đượcnghĩa vụ nộp thuế bao lâu này Chính sách này ra đời có thể đảm bảo sự bình đẳngcho những người bán hàng online và offline, không ai có thể trốn thuế được nênnhận được rất nhiều sự ủng hộ của người dân

3 Các quan điểm phản đối chính sách trên mạng xã hội

Comment phản đối dưới bài viết trên facebook VTC Now: Ngân hàng

phải cung cấp dữ liệu giao dịch cá nhân từ đầu tháng 12

(https://www.facebook.com/vtcnow/photos/

a.1790840881133830/2754364904781418/)

Quang Khải: Bọn thuế lại định làm cái trò gì không biết nữa, tài khoản ngân

hàng thuộc dạng bí mật cá nhân không ai có quyền cung cấp thông tin tài khoảnkhách hàng cho cơ quan thuế trừ cơ quan ( Điều tra, toà án , Viện kiểm sát) các ôngThuế đừng có mà lộng quyền nghe chưa

Phúc Nguyễn: Nếu mà có chuyện này xảy ra, thì không bao giờ tôi gửi tiền

ngân hàng nữa nhé!

Phan Bá Nam: Nếu làm thế ngân hàng không còn ai dùng nữa mà sẽ xách

vali tiền mặt chạy ngoài đường như Mafia ngày xưa vậy Nó giống như kiểu bạn

Trang 15

không phạm tội nhưng có một ông công an chặn đường và bảo bạn vạch ví cho raxem có bao nhiêu tiền.

Nguyễn Quốc Tú: Tụi nó cho rằng ai có thu nhập từ youtube, bán hàng bằng

facebook hay các trang thương mại điện tử đều nhiều tiền hay sao ấy Để an toàntuyệt đối tội sẽ rút hết tiền về xài tiền mặt cho khỏe kaka

Emmanuel Khánh: Ngày áp dụng luật cũng là ngày các ngân hàng sập vì

người dân rút hết tiền và đóng tài khoản

Huấn Nguyễn: Liệu có vi phạm pháp luật không khí xâm phạm thông tin

của khách hàng?

Hằng Tuấn: Lại một luật ngu Làm thế này thì dân sẻ sử dụng tiền mặt

nhiều Củng đồng nghĩa với việc đồng tiền sẻ mất giá

Lâm Văn Hoa: Mua két sắt thôi không gửi ngân hàng nữa.

Phương An: Dân đen nên mua vàng cất vào đáy quần là xong.

Phan Châu Trí: Đã có quy định ngân hàng phải có trách nhiệm bảo mật tất

cả mọi thông tin của khách hàng Vậy mà bây giờ chính phủ lại ra Nghị định 126yêu cầu ngân hàng phải cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng cho ngànhThuế Thật là ngang ngược và trái luật

Nguyễn Anh Tuấn: Tôi không đồng tình với luật này.

Phong Thanh Nguyễn: Vậy rút hết mua vàng cất.

Xuân Trường: Ngành thuế vượt qua mọi bộ luật để đánh mất quyền tự do

của người dân

Nhân Trần: Nếu bị lộ thông tin khách hàng thì bên ngân hàng và thuế ai

chịu trách nhiệm và sao biết bên nào để bị lộ thông tin khách hàng?!!

Trang 16

Đức Minh: Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu thông tin khách hàng bị mất bị lọt ra

ngoài?

Hiếu Sumo: Với cái cách bảo mật hiện tại của ngành Thuế nói riêng và cả

các hệ thống khác nói chung thì chẳng khác nào giao trứng cho ác

Hưng Trần Quang: Rồi lại suốt ngày nghe điện thoại mời chào đủ thể loại

vì bị lộ thông tin!

Nguyễn Mai: Chúng tôi không yên tâm khi thông tin cá nhân của chúng tôi

bị tiết lộ Nếu cung cấp thông tin khách hàng, lộ thông tin tài khoản, mất mát hoặc

bị kẻ xấu lợi dụng bán thông tin khách hàng làm chuyện xấu thì ai chịu tráchnhiệm? Thế này, tiền mặt lại lên ngôi!

 Người phản đối chính sách được chia làm 2 nhóm:

− Những người bán hàng online, người có thu nhập từ internet như cácYoutuber, các Vlogger, (nhóm đối tượng chủ yếu mà chính sách hướng tới): phảnđối chính sách vì không muốn nộp thuế, sợ lộ các khoản giao dịch không chínhđáng

− Những người không có thu nhập từ internet nhưng vẫn phản đối chínhsách: vì không hiểu rõ chính sách, cho rằng tất cả mọi người đều phải cung cấpthông tin tài khoản, sợ lộ thông tin cá nhân

4 Các quan điểm của báo chí về chính sách

4.1 VTV24: Nghị định 126, người kinh doanh online đã sẵn sàng nộp thuế? (https://www.youtube.com/watch?v=vsIN2TocWIY)

Lời bình của VTV24: “Người bán hàng online thường là những mô hình tự

phát nhỏ lẻ, nên ít người bán hàng online để ý đến việc mình đã phải thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế từ nguồn doanh thu này hay chưa chưa Cho nên Nghị định 126

ra đời để nhắc cho những cá nhân kinh doanh online nhận thức được nghĩa vụ đóngthuế của mình

Trang 17

Mạng xã hội hiện nay đang là nguồn thu kinh doanh bạc tỉ của nhiều cá nhântuy nhiên với nhiều người bán hàng khác đây vẫn là một kênh sinh kế nhiều khókhăn, cạnh tranh gắt gao để kiếm thêm thu nhập Thu thuế với những người kinhdoanh online để họ thấy công bằng, minh bạch Tình trạng thu thuế với các cá nhânkinh doanh online vẫn còn nhiều khó khăn, cho nên việc phối hợp với các ngânhàng sẽ giúp cho cơ quan thuế có thể dễ dàng hơn theo dõi các giao dịch, quản lýthuế hiệu quả, chống thất thu thuế

Kinh doanh online là dựa trên nền tảng công nghệ, do đó cơ quan thuế muốnkiểm soát được giao dịch của người kinh doanh online thì cũng phải dùng côngnghệ dò tìm tự động các giao dịch bán hàng online Và trên cơ sở đó xác định đượctrường hợp nào vi phạm về thuế để yêu cầu người nộp thuế kê khai, nếu người nộpthuế không kê khai thì cơ quan thuế lúc đó mới có thể yêu cầu các cơ quan điều travào cuộc, và yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về giao dịch, do đókhông phải toàn bộ thông tin tài khoản đều bị tra soát

Nghị định đã giải quyết được khâu khó khăn nhất hiện nay đó là thực hiệnkhấu trừ nộp thuế đối với những giao dịch đến từ môi trường mạng, đây sẽ là bướctiến lớn để mảng thương mại điện tử bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế mà lâunay vẫn né được thuế do chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng Và đây được xem

là sự thay đổi quan trọng mang dấu ấn của ngành thuế kể từ năm nay trong thời đại

phát triển công nghệ số.”

 VTV24 cho rằng sự ra đời của chính sách là bước tiến lớn để có thểloại bỏ được tình trạng trốn thuế hiện nay Trong thời đại số như hiện nay, muốnkiểm soát được giao dịch của người kinh doanh online thì việc kết hợp với ngânhàng để cung cấp thông tin tài khoản là cần thiết Như vậy cũng đảm bảo được môitrường kinh doanh cạnh tranh công bằng và minh bạch

VTV24 phỏng vấn những người có hiểu biết về chính sách:

Trang 18

PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương (Giảng viên trường đại học Kinh tế

quốc dân): “Tôi nghĩ là việc nhà nước chú trọng đến khai thác nguồn thu thuế từ

kinh doanh online là hoàn toàn hợp lý Kinh doanh online thì có hai mảng đối tượng mà chúng ta đã để thất thu thuế trong thời gian qua khá nhiều đó là các cá nhân tham gia kinh doanh online và các tổ chức nước ngoài đang kinh doanh online tại Việt Nam nhưng không có sự hiện diện về Việt Nam.”

 Bà Nguyễn Thị Thùy Dương hoàn toàn đồng ý với Nghị định 126 vàcho rằng Nghị định cần phải ra đời sớm hơn

PGS.TS Lê Xuân Trường (Trưởng khoa Thuế và hải quan, học viện Tài

chính): “Nếu mà chúng ta không quản lý tốt kinh doanh online thì người kinh

doanh online sẽ có lợi thế, họ đã không phải thuê mặt bằng, không phải trả chi phí

về mặt bằng vân vân, mà họ lại không phải nộp thuế thì người kinh doanh truyền thông bất lợi Nó tạo ra cuộc cạnh tranh không bình đẳng quản lý thuế tốt sẽ tạo

ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn.”

 Ông Lê Xuân Trường cho rằng Nghị định 126 ra đời hoàn toàn hợp lí,

nó sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn

 VTV24 đã lựa chọn phỏng vấn những người có kiến thức chuyên môn,kinh nghiệm về vấn đề của chính sách để một lần nữa khẳng định sự ra đời củachính sách này là đúng đắn Chính sách không chỉ tạo ra môi trường kinh doanhbình đẳng mà còn giải quyết được tình trạng thất thu thuế lâu nay

4.2 Báo Lao động: Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản: Bán hàng online hết cửa trốn thuế

hang-online-het-cua-tron-thue-856787.ldo)

(https://laodong.vn/kinh-te/ngan-hang-cung-cap-thong-tin-tai-khoan-ban-“Thất thu lớn vì trốn, né thuế:

Trang 19

Đại dịch COVID-19 trở thành cơ hội vàng cho các sàn giao dịch thương mạiđiện tử, mạng xã hội Facebook, YouTube, Google

Tuy nhiên lâu nay, việc truy thu thuế đối với các đối tượng này là khá thấp Việcquản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số hiệnnay của Việt Nam nhìn chung còn rất nhiều hạn chế và bất cập

Thị trường nóng - thu thuế… nguội:

Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư Hà Nội): Việc quản lý thất thu thuế

đối với hoạt động kinh doanh qua mạng thì thế giới cũng gặp khó, không riêng gìViệt Nam Chính vì vậy, Việt Nam cần hoàn chỉnh, bổ sung các khái niệm, các quyđịnh đối tượng thu thuế từ kinh doanh, đầu tư trên nền tảng công nghệ, nhất là kháiniệm về “thường trú” theo khái niệm “không gian” mạng

PGS - TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính):

Việc thu thuế kinh doanh trên mạng tương đối khó, rất cần sự phối hợp chặt chẽ,bài bản giữa cơ quan thuế và sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại với chế tài

xử phạt nghiêm nhằm xử lý triệt để tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinhdoanh qua mạng

Ông Nguyễn Đức Huy (Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế): Thời

gian qua, ngành Thuế đã phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát luồng tiền từnước ngoài chuyển về cho các tổ chức, cá nhân Đồng thời, qua thanh kiểm tranhằm chống thất thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mạiđiện tử, Tổng cục Thuế đã thu được số thuế rất lớn Nhưng với một môi trườngkinh doanh qua mạng sôi động như hiện nay thì việc “chỉ thu” được có 14 tỉ đồng(tại Hà Nội) rõ ràng là chưa tương xứng và tỉ lệ thất thoát quá nhiều

Sẽ hết cửa trốn thuế

Sự kết hợp của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại là một yếu tốquan trọng trong việc hỗ trợ thu thuế thương mại điện tử vì sự phát triển của côngnghệ thông tin dẫn đến nền kinh tế số hóa, thì mọi giao dịch của nền kinh tế đượcthực hiện qua giao dịch ngân hàng.”

Trang 20

 "Bán hàng online hết cửa trốn thuế" - hàng title trên trang nhất tờ LaoĐộng đã cho thấy quan điểm ủng hộ chính sách của người viết Bài viết đã đưa racác con số rất ấn tượng có hơn 18.300 tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngânhàng với tổng số thu nhập từ Google, Facebook, YouTube khoảng 1.462 tỉ đồng.Nhưng đến nay cơ quan thuế mới chỉ thu được 14 tỉ đồng tiền thuế, rõ ràng là mộtcon số quá ít Tờ Lao động cho rằng Nghị định đã giải quyết được khâu khó nhấthiện nay là thực hiện khấu trừ nộp thuế đối với những giao dịch mà nhà cung cấpkhông có trụ sở ở Việt Nam Đây sẽ là bước tiến lớn để mảng thương mại điện tửbắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế mà lâu nay vẫn né được thuế do quy địnhchưa cụ thể, rõ ràng.

4.3 Báo Thanh niên

4.3.1 Bài viết: Nhà thuế 'đòi' ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản

lý thuế là cần thiết, nhưng cần có hệ thống kết nối dữ liệu để không tạo thêm chiphí cho phía ngân hàng Hơn nữa, dự thảo cần nêu rõ ai được phép truy cập dữ liệunày, nếu không tình trạng bán thông tin khách hàng sẽ xảy ra

Hiện nay, cơ quan công an điều tra khi cần nắm thông tin tài khoản của cánhân nào tại ngân hàng sẽ chuyển công văn đề nghị kèm theo lý do Còn trongtrường hợp này, ngân hàng thương mại phải cung cấp luôn cả nội dung giao dịchcủa tài khoản cho cơ quan thuế là điều cần xem xét lại Bởi tài khoản giao dịch củakhách hàng là bí mật nên nếu cần thì quy định chỉ nên cung cấp số dư tài khoản

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w