1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các rủi ro tại ngân hàng tmcp sài gòn scb

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

- Tài khoản doanh nghi p ệ – tiền g i thanh toán ửChương 2: Phân tích các rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB 2.1.. Các tỷ l an toàn thanh kho n, an toàn v n ệ ả ốđều duy

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - SCB Môn học: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lớp: D07 Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Hải Nam Nhóm thực hiện: Nhóm 14 TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC Họ và tên Công việc Đánh giá 100% Phạm Thị Hạnh Duyên Nội dung chương 3 100% 100% Trần Thị Như Trúc Nội dung chương 1 100% Đinh Thị Hằng Nội dung phần 2.1 100% Ngô Thị Hồng Hạnh Nội dung phần 2.2 Võ Thị Hồng Hạnh Nội dung phần 2.2 2 MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB 4 1.1 Thông tin chung 4 1.2 Lịch sử hình thành 4 1.3 Sơ đồ tổ chức 5 1.4 Các sản phẩm dịch vụ 6 Chương 2: Phân tích các rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB 6 2.1 Tình hình hoạt động của ngân hàng SCB 6 2.1.1 Quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ .6 2.1.2 Khả năng an toàn vốn 7 2.1.3 Chất lượng tài sản 8 2.1.4 Năng lực quản lý hoạt động tín dụng 8 2.1.5 Khả năng tài chính của ngân hàng .9 2.2 Phân tích sự cố xảy ra đối với ngân hàng SCB .10 2.2.1 Sự cố Vạn Thịnh Phát 10 2.2.2 Sự cố người dân rút 10 2.3 Các rủi ro khi các sự cố xảy ra với ngân hàng SCB .11 2.3.1 Rủi ro thanh khoản 11 2.3.2 Rủi ro tín dụng 12 2.3.3 Rủi ro lãi suất 12 Chương 3: Kết quả của các sự cố đối với ngân hàng SCB và nhận xét 13 3.1 Nhận xét về các ảnh hưởng của sự cố tại ngân hàng SCB đến kinh tế - xã hội 13 3.2 Biện pháp của ngân hàng SCB và ngân hàng nhà nước 14 3.3 Bài học kinh nghiệm 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 3 Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB 1.1 Thông tin chung Tên tổ chức phát hành : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) Tên giao dịch đối ngoại : Saigon Commercial Bank Địa chỉ trụ sở chính : 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp HCM Điện thoại : (848) 920 6501 Giấy CN ĐKKD :Số 4103001562 Vốn điều lệ: 20.020 tỷ đồng (tính đến ngày 30/06/2021) Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài Cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ mọi đối tượng khách hàng ü Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, dịch vụ thẻ Đầu tư vào trái phiếu chính phủ; góp vốn liên doanh, mua cổ phần trên thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá Hệ thống mạng lưới của SCB: Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 7.000 người 1.2 Lịch sử hình thành Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 Tầm nhìn: Tạo ra các giá trị bền vững cho Khách hàng và tổ chức, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển xã hội 4 Sứ mệnh: Trở thành đối tác đáng tin cậy thông qua việc luôn cung cấp giải pháp tài chính và chất lượng dịch vụ tối ưu cho Khách hàng Tạo dựng môi trường làm việc năng động, tận tâm và chú trọng phát triển nguồn nhân lực Mang lại lợi ích và giá trị bền vững cho cổ đông Giá trị cốt lõi • Khách hàng là trọng tâm: SCB luôn lấy lợi ích và sự hài lòng của Khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động • Đổi mới và Sáng tạo: SCB liên tục cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mang lại giải pháp tối ưu cho Khách hàng • Phát triển nguồn nhân lực: SCB lấy việc phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức • Cam kết lợi ích: SCB luôn hành động và cam kết mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho Khách hàng, Cổ đông, Cán bộ nhân viên và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng • Hợp tác cùng phát triển: SCB hành động trên tinh thần hợp tác để cùng nhau phát triển 1.3 Sơ đồ tổ chức 5 1.4 Các sản phẩm dịch vụ - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng + Tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn: Cho vay đầu tư dự án, cho vay xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị máy móc, + Tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn: Tín dụng hạn mức luân chuyển phục vụ cho nhu cầu thiết hụt thường xuyên và Tín dụng tài trợ thiếu hụt vốn tạm thời + Tài trợ xuất nhập khẩu: Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất và nghiệp vụ Bao thanh toán trong và ngoài nước + Tín dụng tiêu dùng: Cho vay du học, Cho vay mua ô tô, mua nhà, xây dựng – sửa chữa nhà ở,… - Mua bán cổ phiếu có kỳ hạn của doanh nghiệp (Repo) - Thanh toán quốc tế, ngân hàng đại lý: chuyển tiền (TTR), nhờ thu (D/A, D/P), tín dụng chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, với chi phí hợp lý và cạnh tranh - Kinh doanh ngoại tệ, vàng, dịch vụ kiều hối - Dịch vụ thẻ, dịch vụ chi hộ lương, dịch vụ SMS banking - Tài khoản doanh nghiệp – tiền gửi thanh toán Chương 2: Phân tích các rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB 2.1 Tình hình hoạt động của ngân hàng SCB 2.1.1 Quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ Theo báo cáo tài chính tự lập quý II/2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), 6 tháng đầu năm 2022, SCB ghi nhận tổng tài sản tăng 8% so với đầu năm, đạt 761.178 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 384.274 tỷ đồng – tăng gần 9% Tài sản có khác là 228 tỷ đồng – chiếm tới 30% tổng tài sản của ngân hàng Khoản này bao gồm 81 tỷ phải thu, 115 tỷ lãi và phí phải thu – thậm chí còn tăng mạnh so với báo cáo 2021 Cho vay khách hàng tại SCB đạt 384.274 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý II trong đó đã bao gồm dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 5.517 tỷ đồng Trong khi lượng tiền gửi SCB huy động từ khách hàng là 594.630 tỷ đồng SCB là nhà băng có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân sau khi được 6 Document continues below Discover more fQroumản: trị rủi ro tài hcinsh FRMd02 Trường Đại học… 146 documents Go to course ÔN TẬP TRÁC NGHIỆM LÝ LUẬN… 77 88% (8) VỤ BÊ BỐI VÀ GIAN LẬN CỦA Enron 12 100% (1) Ch16 Monetary system - good place 46 Quản trị 100% (1) dự án Ch11 Measuring the cost of living 29 Quản trị 100% (1) dự án Chapter 3 Financial documents 40 Quản trị rủi 100% (1) ro tài… hợp nhất vào năm 2011 từ 3 ngân hàng Đệ Nhất (FicombankQ), tVhiệ-t NcahmươTínngN1ghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TPHCM Quản trị 100% (3) 35 học Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa chào bán thành công 478,8 triệu cổ phiếu ra công chúng, thu hút thêm 4.788 tỷ đồng nguồn vốn mới, nâng mức vốn điều lệ của Ngân hàng lên 20.020 tỷ đồng Số vốn điều lệ hơn 20.000 tỷ đồng giúp SCB đa dạng hóa cổ đông, củng cố năng lực tài chính, bổ sung vốn kinh doanh và cải thiện hiệu quả an toàn hoạt động Đây là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công phát hành mới cổ phần ra công chúng theo các quy định của Luật Chứng khoán mới (2019) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 2.1.2 Khả năng an toàn vốn Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động kinh doanh của SCB đạt kết quả khá khả quan Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 456 tỷ đồng, thu ngoài lãi hơn 3.000 tỷ đồng Tổng tài sản tiếp tục tăng trưởng 6% so với đầu năm, đạt 670.749 tỷ đồng Trong các mảng kinh doanh, bảo hiểm là mảng có kết quả ấn tượng Cụ thể, thu nhập từ dịch vụ đạt 1.310 tỷ đồng, tương đương 78% tổng thu nhập dịch vụ năm 2020, thì doanh số bảo hiểm đạt gần 1.000 tỷ đồng, đưa SCB trở thành ngân hàng đứng đầu thị trường, dẫn đầu tốc độ phát triển kinh doanh mảng Bancassurance Song song đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán cũng ghi nhận tăng trưởng, đạt hơn 1.600 tỷ đồng Hoạt động huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tiếp tục tăng trưởng mạnh với tỷ lệ 5,8% so với cuối năm 2020, đạt 612.375 tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm 93,6% SCB cũng kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, 7 tập trung hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt, tỷ lệ lần lượt là 1,19% và 0,89% Các tỷ lệ an toàn thanh khoản, an toàn vốn đều duy trì ở mức cao so với quy định của Ngân hàng Nhà nước, giúp SCB có mức đệm vốn an toàn cho hoạt động kinh doanh SCB là một trong những tổ chức tín dụng có quy mô lớn trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam, SCB luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN để triển khai các hoạt động phù hợp, vừa thực hiện tốt vai trò với nền kinh tế, đồng thời vẫn bảo đảm được hiệu quả kinh doanh ổn định bền vững 2.1.3 Chất lượng tài sản Trong 6 tháng đầu năm 2022, SCB tiếp tục chiến lược xây dựng hệ sinh thái sản phẩm toàn diện, phù hợp với từng phân khúc Khách hàng, SCB đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance, Thẻ thanh toán quốc tế và các gói dịch vụ liên kết đầu tư trong quý đầu năm Thẻ SCB BeYOU Cung Hoàng Đạo được SCB mới triển khai dành cho đối tượng Khách hàng trẻ tuổi thể hiện cá tính cùng với dòng Thẻ S-Digital chuyên biệt dành cho các khách hàng kinh doanh online và marketing online đang là những sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay Hai sản phẩm thẻ này chiếm đến 42% tổng số lượng thẻ phát hành trong Quý I/2022 Đối với sản phẩm Bancassurance, Ngân hàng vừa cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới “Kiến tạo thịnh vượng” hợp tác cùng Manulife được xây dựng với giá trị “hai trong một”: vừa là giải pháp bảo hiểm nhân thọ, vừa cung cấp cơ hội gia tăng giá trị tích lũy thông qua quyền lợi đầu tư Đặc biệt, trong tháng 3/2022, SCB đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Tân Việt (TVFM) với mục tiêu cung cấp những gói sản phẩm ưu việt cho Nhà đầu tư với lãi suất cao và hiệu quả vượt trội, hứa hẹn mang đến cho Khách hàng những khác biệt ấn tượng trong sản phẩm và dịch vụ với mức sinh lời ổn định 2.1.4 Năng lực quản lý hoạt động tín dụng Các biện pháp tăng cường chất lượng tài sản và phát triển kinh doanh theo hướng an toàn và bền vững được SCB thực thi hiệu quả Chất lượng nợ tại SCB cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng SCB tại thời điểm 31/12/2021 được kiểm soát ở mức 1,11% Tín dụng tăng trưởng 8% sau 6 tháng đầu năm trong khi huy động tiền gửi tăng đến 16% trong bối cảnh ngân hàng này luôn là một trong những cái tên đưa ra mức lãi suất gửi tiền cao nhất trên thị trường 8 Cho vay khách hàng của SCB tăng 7,6 % so với sáu tháng trước lên mức 389.792 tỷ đồng Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của SCB tính đến 30/6/2022 còn gần 1%, giảm nhẹ sau 6 tháng Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng dù giảm sau khi hoàn nhập dự phòng trong quý 2/2022 nhưng vẫn ở mức cao, đạt 145% Trong thực tế, vài năm trở lại đây, bên cạnh việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, ngân hàng SCB đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Đồng thời luôn ưu tiên trích lập dự phòng trong giai đoạn tái cơ cấu 2.1.5 Khả năng tài chính của ngân hàng Ngoài tổng tài sản khủng, lợi nhuận tại SCB cũng có sự tăng trưởng khá ấn tượng Do đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022, SCB ghi nhận 1.434 tỷ đồng lãi trước thuế, cao gấp 15,7 lần so với năm 2020 và lãi sau thuế gần 1140 tỷ đồng, cao gấp 16 lần năm trước Lợi nhuận sau 6 tháng đầu năm 2022 của SCB vẫn tăng trưởng tới 47% so với cùng kỳ 2021, đạt 717 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt đạt gần 600 tỷ đồng, tăng mạnh 44% so với cùng kỳ Trong vòng 6 tháng, thu nhập lãi thuần trong kỳ tăng trưởng tốt, đạt 2.435 tỷ đồng Các mảng hoạt động khác như dịch vụ, ngoại hối, cũng đóng góp tích cực vào cơ cấu tổng thu nhập của SCB với tỷ lệ hơn 38%, tiếp tục bám sát theo định hướng đa dạng hóa nguồn thu của Ngân hàng Nhờ đó, tổng lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng của SCB tăng trưởng ổn định, đạt mức 717 tỷ đồng 9 2.2 Phân tích sự cố xảy ra đối với ngân hàng SCB 2.2.1 Sự cố Vạn Thịnh Phát Ngày 07/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan Đồng thời, công an ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bốn bị can về tội danh nêu trên Nhóm này gồm: Trương Mỹ Lan (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Trương Huệ Vân (tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor), Nguyễn Phương Hồng (trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Hồ Bửu Phương (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) Bốn bị can nêu trên có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân trong các năm 2018-2019 2.2.2 Sự cố người dân rút Ngay sau khi thông tin về vụ việc Công ty An Đông mua bán trái phiếu trái quy định chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân và Bà Trương Mỹ Lan bị bắt được công bố đã tạo ra làn sóng bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến việc hàng nghìn người dân ồ ạt rút tiền tại ngân hàng SCB để vào làm thủ tục rút tiền trước hạn gây ra tình trạng tê liệt cục bộ và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người dân cả nước Nguyên nhân là do Ngân hàng SCB được cho là có mối liên quan mật thiết với tập đoàn Vạn Thịnh Phát của vợ chồng nữ đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan 10 Hình 1: Người dân náo loạn, kéo nhau đi rút tiền trước hạn tại Ngân hàng SCB Liên quan đến vụ việc này, có hàng trăm tin, bài viết, video đăng tải nội dung xuyên tạc, kêu gọi, kích động người dân tranh thủ, nhanh chóng đi rút tiền gửi tại Ngân hàng SCB, tập trung đi rút tiền trước hạn tại các cây ATM của Ngân hàng SCB Thậm chí còn đưa ra những bức tranh “tăm tối”, tiêu cực về các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, nền kinh tế Việt Nam một cách xuyên tạc,… Ngân hàng SCB là ngân hàng thương mại lớn thứ năm cả nước về tiền gửi và tài sản tại Việt Nam Các thông tin tiêu cực liên quan đến ngân hàng SCB làm ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người gửi tiền và các nhà đầu tư đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam Do đó, Các ngân hàng của Việt Nam cũng đã tăng lãi suất cho người gửi tiền sau những diễn biến trên 2.3 Các rủi ro khi các sự cố xảy ra với ngân hàng SCB 2.3.1 Rủi ro thanh khoản Khi sự cố của Vạn Thịnh Phát xảy ra, khiến tâm lý và lòng tin của người dân hoang mang và bị dao động, lo ngại các khoản tiền gửi mất an toàn Lượng khách hàng đến các điểm giao dịch của ngân hàng SCB rất đông, có nhiều khách hàng rút số tiền lớn trước hạn không báo trước Với một lượng tiền gửi được yêu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc Ngân hàng phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ và huy động vốn đột xuất với chi phí vượt trội, hoặc bán bớt tài sản với giá thấp hơn thị trường để chuyển hóa thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chi trả Điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối giữa tài sản nợ (Tài sản nợ của ngân hàng gồm: 11 nguồn vốn huy động được, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác) và tài sản có (Tài sản có của ngân hàng gồm: tiền mặt, nguồn tín dụng, tiền gửi ở các ngân hàng khác, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác) Sự cố này có thể khiến ngân hàng SCB phải đối mặt với rủi ro thanh khoản Bởi rủi ro thanh khoản xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng các yêu cầu của các hợp đồng thanh toán Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt 2.3.2 Rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng Khi có sự cố tác động đến một ngân hàng xảy ra, làm lòng tin của khách hàng bị lung lay, Khả năng khách hàng gửi tiền và hạn chế đi vay tại SCB sẽ giảm đi ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, dẫn đến rủi ro tín dụng có thể xảy ra Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định về điều chỉnh mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 37% hiện tại xuống 34% vào đầu tháng 10 cũng có thể khiến chi phí vốn các ngân hàng gia tăng do phải tăng huy động dài hạn khiến chi phí vốn cao hơn 2.3.3 Rủi ro lãi suất Việc thu hút khách hàng gửi tiền bằng lãi suất, không chỉ gây mất ổn định, tác động tiêu cực đối với chính tổ chức tín dụng (TCTD) do chi phí cao và rủi ro thị trường mà còn gây ảnh hưởng chung đến thị trường tiền tệ, do hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo sự xáo trộn không cần thiết và tâm lý không tốt trên thị trường Ngân hàng SCB là một trong những ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất trên thị trường ở nhiều kỳ hạn Đặc biệt, ngày trong ngày 8/10 vừa qua, SCB đã điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động tại hầu hết kỳ hạn đối với nhiều sản phẩm 12 Cụ thể, với gửi tiết kiệm online, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,95 điểm % từ 6,85%/năm lên 7,8%/năm Tại kỳ hạn 9 tháng, lãi suất tăng thêm 1 điểm % từ 7%/năm lên 8%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng thêm 0,9 điểm % lên 8,2%/năm Mức lãi suất tiết kiệm online cao nhất hiện đang áp dụng tại ngân hàng là 8,9%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng, tăng 1,35 điểm % so với con số trước đó là 7,55%/năm Các sản phẩm các như chứng chỉ tiền gửi và hình thức gửi tiết kiệm tại quầy cũng được SCB điều chỉnh tăng lên khoảng 1 điểm % Trước đó, vào đầu tháng 10, SCB đã điều chỉnh tăng từ 0,9-1 điểm % lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường và lãi suất tiền gửi online tại một số kỳ hạn nhất định Ta thấy được, Ngân hàng SCB huy động tiền gửi với lãi suất biến đổi và cho vay với lãi suất cố định Khi lãi suất huy động tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm Lúc này rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện Bên cạnh đó, sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ Người dân ồ ạt rút tiền trước kỳ hạn khiến chi phí chi trả cho người gửi tiền tăng lên, mà thu nhập từ số tiền cho vay lại thấp hơn Điều này dẫn đến rủi ro lãi suất có thể xảy ra nếu ngân hàng o có những biến pháp kịp thời Chương 3: Kết quả của các sự cố đối với ngân hàng SCB và nhận xét 3.1 Nhận xét về các ảnh hưởng của sự cố tại ngân hàng SCB đến kinh tế - xã hội Những sự cố xảy ra tại ngân hàng SCB đã tác động đến hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng SCB nói riêng Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân gửi tiền tại hệ thống ngân hàng Vì hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, khi sự cố xảy ra theo tâm lý đám đông sẽ dẫn đến hiện tượng như tại SCB là rút tiền ồ ạt Ngoài ra còn gây tâm lý hoang mang cho người dân, dẫn đến việc mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng Tiếp theo là ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, khi một ngân hàng trong hệ thống gặp phải sự cố hay rủi ro thì các ngân hàng còn lại phải giúp đỡ hỗ trợ Trong trường hợp của SCB đã ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và điển hình là ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) khi bị nhầm lẫn dẫn đến ngân hàng SACOMBANK cũng bị rủi ro thanh khoản 13 Cuối cùng là sự cố còn làm cho bộ mặt của ngân hàng xấu đi khi mà đã có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng Khi đã có những ngân hàng lôi kéo khách hàng của SCB sang gửi tiền ở ngân hàng khác 3.2 Biện pháp của ngân hàng SCB và ngân hàng nhà nước ❖ Ngân hàng nhà nước Sáng sớm ngày 8/10, trang web của Ngân hàng Nhà nước đăng tải khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước hạn, khẳng định theo dõi sát tình hình Liên quan đến hiện tượng nhân viên ngân hàng khác chào mời các khách hàng rút tiền tại SCB để gửi vào ngân hàng mình, Phó thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có Công điện yêu cầu tất cả Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý các trường hợp vi phạm Việc cán bộ ngân hàng thương mại vận động, lôi kéo khách hàng của SCB rút tiền gửi để gửi sang ngân hàng mình là cạnh tranh không lành mạnh, có thể tạo ra sự bất ổn cho SCB lúc này và mất an toàn chung cho hệ thống ngân hàng thương mại Về việc đảm bảo an toàn hệ thống, Phó thống đốc khẳng định, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB Trong mọi tình huống sẽ tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, liên tục cho SCB và sẽ có những biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng Đến ngày 10/10, Thống đống NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN đã áp dụng các biện pháp cần thiết để Ngân hàng SCB hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng thanh khoản Cuối ngày 15/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để ổn định hoạt động của ngân hàng này Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng 14 Theo đó, hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh  Ngân hàng SCB Phía SCB cũng thông tin, ngày 8/10/2022, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công An có thông tin quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông Về vụ việc này, SCB đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật Trả lời báo chí chiều ngày 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành SCB khẳng định, SCB tăng cường lượng tồn quỹ, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền SCB cũng đã tăng cường lượng tồn quỹ tại tất cả điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, cũng như tăng cường tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, do khách hàng đến đông, nhiều khách hàng rút tiền lớn không báo trước, do đó, SCB phải tăng cường nhân sự sắp xếp cho khách hàng Đồng thời, SCB đã có đề nghị theo hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước nhờ chính quyền địa phương, hỗ trợ an ninh trật tự trên địa bàn Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ rất sát sao với SCB, mọi diễn biến liên quan hoạt động SCB đã báo cáo thường xuyên liên tục cho Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo an toàn hoạt động của SCB Ngân hàng SCB khẳng định đã kiểm soát tình hình và thanh khoản của ngân hàng đang giữ ổn định, đảm bảo lợi ích người gửi tiền theo quy định pháp luật 15 Theo ông Hoàn, tính đến 30/09/2022, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó có 7 cổ đông nước ngoài sở hữu 27,91% vốn Cổ đông trong nước là 4.125 cổ đông, trong đó 11 cổ đông tổ chức sở hữu 15,7% vốn, 4.114 cổ đông cá nhân sở hữu 56,.11% vốn Ông Hoàn cho biết, ngân hàng đã tăng cường lượng tồn quỹ tại tất cả điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, cũng như tăng cường tiền gửi tại nước ngoài 3.3 Bài học kinh nghiệm Các NHTM Việt Nam cần tuân thủ đúng và đầy đủ các bước trong quy trình cho vay, không ngừng đào tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực cũng như khả năng thẩm định, đánh giá của các nhân viên tín dụng Bảo đảm sự chặt chẽ và chính xác ngay từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay và suốt quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng là phương pháp phòng chống rủi ro hiệu quả nhất Theo đó, các NHTM Việt Nam phải quan tâm đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ưu tiên phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp của khách hàng vay; NHTM phải có chương trình, nghiệp vụ giám sát khách hàng suốt giai đoạn sau giải ngân Có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, định kỳ đánh giá lại khách hàng cũng như tài sản đảm bảo để hạn chế tối đa rủi ro do năng lực trả nợ của khách hàng có thể xảy ra cho Ngân hàng Việc yêu cầu một lượng vốn tối thiểu đối với các NHTM là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của các ngân hàng, bởi ngay đến cả những NHTM có quy mô vốn rất lớn vẫn có thể rơi vào nguy cơ phá sản vì vốn tự có của mọi NHTM luôn luôn nhỏ hơn nhiều lần so với tài sản có có tiềm ẩn rủi ro của NHTM Khi các loại hình hoạt động kinh doanh khác phát triển như việc mua bán công ty, mua bán nợ, sự phát triển của các sản phẩm phái sinh, sẽ làm cho nghiệp vụ quản trị rủi ro ngày một phức tạp và khó khăn hơn Chính vì vậy, các NHTM cần phải nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị, dự báo và phòng ngừa rủi ro như quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản…để tạo sự ổn định và phát triển an toàn cho hoạt động ngân hàng Các NHTM cần sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình hướng tới lượng hóa rủi ro tín dụng, nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng, tập trung xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai Việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cổng TTĐT Chính phủ (2022), “Ngừng xuyên tạc, kích động người dân rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng SCB”, truy cập tại https://vietnamfinance.vn/ngung-xuyen-tac-kich-dong-nguoi- dan-rut-tien-o-at-tai-ngan-hang-scb-20180504224278342.htm 2 Hoàng Anh (2022), ““Con nợ” lớn nhất của SCB vẫn là ẩn số”, truy cập tại https://nguoiquansat.vn/con-no-lon-nhat-cua-scb-van-la-an-so-67082.html 3 Hà Phương (2022), “Ngân hàng SCB hoạt động ra sao trước khi người dân ồ ạt rút tiền trước hạn?”, truy cập tại https://vnfinance.vn/ngan-hang-scb-hoat-dong-ra-sao-truoc-khi- nguoi-dan-o-at-rut-tien-truoc-han-47376.html 4 Minh Tú (2022), “SCB tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng”, https://vneconomy.vn/scb-tang- von-len-hon-20-000-ty-dong.htm 5 Trang web ngân hàng SCB (2022), “Giới thiệu”, truy cập tại https://www.scb.com.vn/vie/gioi-thieu 6 Spunilk (2020), “Về quan hệ SCB - Vạn Thịnh Phát, vụ bắt bà Trương Mỹ Lan và tín nhiệm của Việt Nam”, truy cập tại https://sputniknews.vn/20221014/ve-quan-he-scb -van-thinh- phat-vu-bat-ba-truong-my-lan-va-tin-nhiem-cua-viet-nam-18582373.html 7 TS Nguyễn Đại Lai (2021), “Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm an ninh an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam rút ra từ những bài học quản lý rủi ro của hệ thống NHTM Mỹ”, truy cập tại https://phaply.net.vn/tu-nhung-bai-hoc-quan-ly-rui-ro-cua-he-thong-nhtm-my-den- bai-hoc-cho-he-thong-ngan-hang-viet-nam-a244150.html 8 Trang web ngân hàng SCB (2022), “SCB giữ vững đà tăng trưởng, hoạt động hiệu quả trong Quý I/2022”, truy cập tại https://www.scb.com.vn/vie/tin-tuc/scb-giu-vung-da-tang- truong-hoat-dong-hieu-qua-trong-quy-i-2022 17 More from: Quản trị rủi ro tài hcinsh FRMd02 Trường Đại học… 146 documents Go to course ÔN TẬP TRÁC NGHIỆM LÝ LUẬN… 77 Quản trị 88% (8) rủi ro tài… VỤ BÊ BỐI VÀ GIAN LẬN CỦA Enron 12 Quản trị 100% (1) rủi ro tài… QTRRTC QTRRTC QTRRTC 100% (1) 8 Quản trị rủi ro tài… 1.1 Case Barings Bank (IN) 100% (1) 4 Quản trị rủi ro tài… More from: Phạm Thị Hạnh… 999+ Trường Đại học… Discover more TRĂC NGHIỆM TT HCM 1 - tư tưởng… 65 Tư tưởng 92% (13) Hồ Chí… Tieu luan kinh te chinh tri mac lenin… 31 Lịch Sử 100% (5) Đảng ĐẠI ÁN THAM NHŨNG TẠI NGÂN… 4 Giới thiệu 100% (1) ngành… Pham Thi Hanh Duyen 030136200… 20 Kinh Tế Học None Phát Triển Recommended for you Ch16 Monetary system - good… 46

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w