Với ánh mắt sáng rõ, vẻ mặt tự tin và tâm hồn tràn đầy ý chí quyết tâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết, quyết tâm và lòng yêu nước.Từ nông dân đến cô
Trang 1Đề bài : NHẬN THỨC CỦA ANH CHỊ VỀ LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC
KHÁNG CHIẾN – HCM
Trang 2Phần I : MỞ ĐẦU
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam đồng thời cũng là một sự kiện có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và nhận thức về tình yêu quê hương và những giá trị cốt lõi của dân tộc
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Đó là một cột mốc sáng chói trong lịch sử dân tộc Việt Nam.Bản Tuyên ngôn
ấy đã thể hiện sâu sắc ý chí, nỗi niềm khát vọng của nhân dân ta về độc lập tự do Đảng ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, giữ nước của cả dân tộc với tinh thần “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh”, sẵn sàng “hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” Những Điều đó dần khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân giành thắng lợi
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tạo được sự đồng lòng và nhận thức mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân Với thông điệp vững chắc này, đồng bào Việt Nam đã tụ họp, đoàn kết và cùng nhau xây dựng một phong trào to lớn, hoà giải những biến cố của lịch sử và đưa quyền lợi dân tộc lên hàng đầu, cùng với nhận thức sâu sắc hơn về anh chị về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh Với ánh mắt sáng rõ, vẻ mặt tự tin và tâm hồn tràn đầy ý chí quyết tâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết, quyết tâm và lòng yêu nước.Từ nông dân đến công nhân, từ sinh viên đến cán bộ đảng viên, ảnh chị về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã gắn kết và tạo ra một sức mạnh vô cùng khó có thể định lượng Đó là sự thức tỉnh, khích lệ và tạo động lực mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đế quốc Pháp
và sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trang 3Phần II: NHẬN THỨC VỀ LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Lời kêu gọi viết: “Hỡi đồng bào toàn quốc!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
để cứu Tổ Quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp Cứu nước… Giờ Cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! ”
2.1 “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ”như một lời hịch cứu nước
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã gợi lên trong lòng mọi người niềm tự hào về Tổ quốc và sự hội tụ dưới tên gọi "người Việt Nam".
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam đã gợi lên nhiều cảm xúc
và lý luận quan trọng về danh dự và tự hào dân tộc là một phần quan trọng trong việc thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của người Việt Nam
Kháng chiến toàn dân là cuộc kháng chiến phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân cùng đứng lên kháng chiến, đánh giặc theo khẩu hiệu: mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài Trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I Lê-nin, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, với tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của quần chúng, tiến hành thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế đang chống phá các nước xã hội
Trang 4chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ trên thế giới hết sức quyết liệt với những thủ đoạn mới rất tinh vi, thâm độc, trong đó, Việt Nam là một trọng điểm
Cuộc kháng chiến toàn dân bùng nổ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã tác động, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa; làm cho các thế lực đế quốc
và bọn phản động quốc tế hết sức lo sợ, chúng tìm mọi cách chống phá phòng thủ tiêu Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến kêu gọi mọi người Việt Nam từ mọi tầng lớp xã hội, vượt qua mọi định kiến và chính kiến cá nhân, để tụ họp lại dưới cái tên chung
"người Việt Nam" là một hành động tuyệt vời để phát hiện và chứng tỏ một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ và lòng tự hào về quê hương, kích thích niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh tổ quốc đang chịu sự xâm lược hoặc đối mặt với những vấn đề liên quan đến chủ quyền và tự do
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến như một lời hịch cứu nước, như tiếng gọi của non sông
Lời kêu gọi ấy đã thôi thúc cả nước sục sôi đứng lên chiến đấu, vì độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ Quốc.Đáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân cả nước ta với ý chí“quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh” đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu là chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất
Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, có phát huy sức mạnh toàn dân thì chúng ta mới có thể đánh địch toàn diện và lâu dài Hơn nữa, lực lượng giữa ta và thực dân Pháp lúc này quá chênh lệch Nhân dân ta vừa giành được độc lập từ ta kẻ thù, đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, trong đó có ba thứ giặc phải đối phó: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Còn quân thù thì không ngừng tăng cường lực lượng
Trang 5bao vây nhằm chống phá cách mạng Vì vậy, muốn giành thắng lợi chúng ta nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân thì mới có khả năng đánh tan thực dân Pháp xâm lược Xuất phát từ lợi ích của mối người dân, vai trò bổn phận của một người dân đối với đất nước, cho nên mọi người dân phải đứng lên chống pháp, chỉ có hợp sức lại đánh tan quân thù thì tất cả sẽ được độc lập và tự do.Ta chủ trương kháng chiến toàn diện, lâu dài, nên phải kháng chiến toàn dân để mọi người dân đều được đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp chung của cả nước
2.2 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do
của dân tộc Việt Nam
Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi giải pháp thương lượng cho hòa bình của Việt Nam đều không thực hiện được Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần nữa, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác, buộc phải cầm súng đứng lên bảo vệ đất nước Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”
Đáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả dân tộc Việt Nam đồng sức, đồng lòng vùng dậy đấu tranh bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, cuộc chiến đấu giữa vòng vây, nhưng vẫn giữ vững niềm tin chính nghĩa chiến thắng
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong bối cảnh Trung ương Đảng và Chính phủ cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực thi các chủ trương, biện pháp để tránh chiến tranh, đặc biệt là nhân nhượng những lợi ích của Pháp ở Việt Nam Nhưng trước những hành động gây hấn ngày càng trắng trợn, “ngày càng lấn tới”, vì “quyết tâm cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp, đêm 19-12-1946,
Trang 6cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên toàn quốc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chứa đựng những giá trị hết sức to lớn, thể hiện những tư tưởng lớn của dân tộc và thời đại, là sự kết tinh, tiếp nối mạch nguồn tư tưởng hết sức quý giá
và đầy tính nhân văn của dân tộc; là tiếng gọi của “hồn thiêng sông núi”, lời hịch cứu nước hào hùng vang vọng, thúc giục muôn triệu người dân yêu nước Việt Nam đứng lên quyết kháng chiến chống quân xâm lược, để bảo vệ hòa bình, độc lập, thống nhất của đất nước và tự do, ấm no, hạnh phúc của mọi nhà Đó là tiếng nói của ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng “hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” ; của quyết tâm cao độ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của nhân dân ta Đồng thời, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” còn khẳng định niềm tin tất thắng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại kẻ địch hung bạo, dù phải trải qua nhiều gian lao, vất vả, khó khăn
Phát huy ý chí, sức mạnh của toàn dân để thực hiện kháng chiến kiến quốc thắng lợi,
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” nêu rõ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến là sự kế thừa, tiếp nối chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý chí bất khuất trước các thế lực ngoại xâm dù chúng đông đảo, hùng mạnh như thế nào và tư tưởng “cả nước đánh giặc”, “trăm họ là binh” trong truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Đây là một trong những truyền thống quý báu hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, góp phần lý giải vì sao trong điều kiện thường xuyên phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt và các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và phát triển Ý chí của toàn dân tộc sẽ phát huy đầy đủ giá trị khi được lan tỏa, nhân rộng, trở thành ý chí, sức mạnh của toàn dân với tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tìm ra điểm tương đồng, mẫu số chung để gắn kết muôn triệu người con yêu nước Việt Nam ở các thành phần, giai cấp, tầng lớp khác nhau trong
Trang 7xã hội Đó là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân; là nguyện vọng, giá trị chung của toàn dân tộc; là điều hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đã thực sự khai đường, mở lối cho việc tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước Với Hồ Chí Minh, phát huy ý chí, sức mạnh của toàn dân để kháng chiến là một trong những biện pháp chủ yếu để quân dân ta có thể đương đầu và đánh bại những đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp Người chỉ ra rằng thực hiện được kháng chiến toàn dân, quy tụ và phát huy ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thì nhất định sẽ đưa đến kết quả: “kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công” ; “thắng lợi nhất định về dân tộc ta”
75 năm đã qua, nhưng tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị Là một văn kiện lịch sử hết sức quý giá, kết tinh những giá trị của dân tộc và thời đại, góp phần dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược của Người trong việc đoàn kết, tập hợp và phát huy ý chí, sức mạnh của cả dân tộc để đánh bại kẻ địch có sức mạnh gấp nhiều lần
2.3Thể hiện tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến không chỉ là một lời kêu gọi mang tính chất tham gia chiến đấu vũ trang, mà còn là một tư duy đổi mới và sáng tạo
Lời kêu gọi đã khuyến khích sự tự tin của người dân, khẳng định quyền tự do, công bằng và chính nghĩa
Thứ nhất, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” kết tinh thiện chí, khao khát hòa bình của một dân tộc có truyền thống quật cường, bất khuất
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, khát vọng và mong ước hòa bình
để xây dựng đất nước luôn là khát khao cháy bỏng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” cũng bắt đầu bằng niềm mong ước ấy: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta
Trang 8phải nhân nhượng” Chúng ta đã kiên trì, không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để thương lượng, đàm phán, kể cả việc cố gắng nhân nhượng đến mức có thể, nhằm tránh khỏi một cuộc chiến tranh Hòa bình, hòa hiếu, hòa hợp, hòa đồng là những tố chất văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh trân trọng, nâng niu Khi buộc phải kêu gọi đồng bào toàn quốc cầm súng đứng dậy bảo
vệ nền độc lập dân tộc, Người vẫn khởi xướng đối thoại thay cho đối đầu, vẫn nuôi dưỡng một nền hòa bình bền vững Nhưng, muốn có hòa bình thì cả dân tộc phải bước vào một cuộc kháng chiến chính nghĩa ba ngàn ngày không nghỉ - nghịch lý nhưng hợp lý, bởi vì “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Đó là một sự thật - một nền hòa bình đã được toàn dân ta cố công tìm kiếm, gìn giữ ngay từ những ngày đầu giành, giữ chính quyền, cho đến khi buộc phải bước vào một cuộc chiến tranh không mong muốn -chiến tranh để hòa bình
Thứ hai, thể hiện ý chí và quyết tâm sắt đá giành và giữ hòa bình, bảo vệ nền độc lập,
tự do của dân tộc “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”.
Để có hòa bình, nhân dân Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là đứng lên kháng chiến Khát vọng giành độc lập dân tộc, hòa bình đất nước là cái đích đến của các cuộc đấu tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã khái quát đầy đủ, sinh động đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp - toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đối với lực lượng vũ trang thể hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “Hỡi anh
em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” Đây chính là Lời hịch cứu nước, tiếng gọi thiêng liêng
Trang 9của non sông, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu để giành độc lập, gìn giữ, bảo vệ hòa bình
Thứ ba, khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc, hướng tới một nền hòa bình bền vững và phồn vinh, hạnh phúc
“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cuộc chiến sẽ rất gian lao, lâu dài, phải trải qua gian khổ, hy sinh, nhưng khẳng định thắng lợi cuối cùng chắc chắn thuộc về dân tộc Việt Nam - đó là một tất yếu của lịch sử Niềm tin của Người dựa vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân; quy luật vận động, phát triển biện chứng của chiến tranh cách mạng theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; kinh nghiệm, truyền thống đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử Đây cũng chính là niềm tin vào lẽ phải, chính nghĩa, hướng tiến lên của lịch sử nhân loại tiến bộ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đã kết thúc bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc chính quyền Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, để rồi sau đó là đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975, non sông thu về một mối - Việt Nam độc lập, thống nhất Đó là thắng lợi của sức mạnh, niềm tin vào lẽ phải, chính nghĩa, của khát vọng hòa bình, hòa hiếu, hòa hợp, hòa đồng
Có thể khẳng định rằng: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” không chỉ là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, bất khuất và lòng quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc
ta Đây còn là Cương lĩnh về khát vọng hòa bình, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 102.4Nhận thức về ý nghĩa của sự đoàn kết
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã tạo ra sự đoàn kết và hiểu biết giữa các tầng lớp của xã hội Việt Nam
Thứ nhất, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khát vọng hòa bình và mong muốn hòa bình để xây dựng đất nước là khát vọng cháy bỏng của dân tộc ta Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”
Khát vọng hòa bình của nhân dân ta sẽ không bao giờ có được khi kẻ thù có dã tâm xâm lược nước ta Nên Người xác định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, trong khi, thành quả Cách mạng Tháng Tám vừa mới giành được Người khẳng định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
Lời khẳng định đó là sự kết tinh của truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là sự tiếp nối ý chí và quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập” đã được Người khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập
Thứ hai, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, là lời hịch cứu nước, có tác dụng cổ vũ, thôi thúc và động viên toàn dân nhất tề đứng lên đánh giặc
Để huy động sức mạnh, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Lời hiệu triệu của Người là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, đất nước, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới để giành độc lập dân tộc