1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phân tích kinh tế xã hội nước philippines

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Kinh Tế Xã Hội Nước Philippines
Người hướng dẫn PGS.TS Bùi Quang Bình
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 134,42 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng (6)
  • PHẦN II. Môi trường vĩ mô (11)
  • PHẦN III. Thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập trong quá trình tăng trưởng (12)
  • PHẦN IV. Một vài kết luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Philippines (13)
  • PHẦN V. Kiến nghị một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Philippines (14)

Nội dung

Để có thể đưa ra những chính sách phát triển kinh tế một cách đúng đắn, hợp lý và kịp thời như vậy, thì đòi hỏi các nhà hoạch định của Philippines phải nắm được thực trạng, nguyên nhân v

Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Philippines từng được xem là quốc gia thịnh vượng thứ nhì tại Đông Á, chỉ đứng sau Nhật Bản Tuy nhiên, đến thập niên 1960 thì kinh tế Philippines bước vào thời kì suy thoái do quản lý yếu kém và bất ổn chính trị Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế thấp và phải trải qua những đợt suy thoái kinh tế Chỉ đến thập niên

1990 thì mới bắt đầu khôi phục theo một chương trình tự do hóa kinh tế khi gia nhập WTO vào năm 1995 Từ biểu đồ biểu “ Hình 1: Tăng trưởng GDP và GDP/người” ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines không có được tính ổn định cần thiết, để từ đó hướng đến sự tăng trưởng bền vững Mức tăng trưởng cao nhất đạt được là 7% năm 2010 và quy mô GDP lớn nhất đạt xấp xỉ 155 tỷ USD vào năm 2013 Nền kinh tế Philippines giai đoạn 1985-2013 đạt mức tăng trưởng trung bình là 3,82% Chính vì mức tăng trưởng khá thấp này đã kéo theo sự khó khăn trong vấn đề giải quyết tình trạng thất nghiệp, khi mà tỷ lệ thất nghiệp của Philippines luôn ở mức khá cao trung bình khoảng 8%.

Tuy tăng trưởng không ổn định, nhưng cơ cấu kinh tế của Philippines đã có sự chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ Có thể nhận thấy điều đó qua “Bảng 1: Cơ cấu GDP Philippines giai đoạn 1985-2013” Qua “Hình 2:

Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế” có thể thấy tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 24,58% (năm 1985) xuống còn 11,84% (năm 2012) tỷ trọng dịch vụ tăng từ 40,35% (1985) lên 57,07% (2012), tỷ trọng Công nghiệp giảm từ 35,07% (1985) xuống còn 31,09% (2012)

Ngành dịch vụ qua các năm càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, là yếu tố đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của Philippines Chính vì sự gia tăng nhanh chóng của ngành dịch vụ đã giúp Philippin trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh và phục hồi nhanh sau các cơn bão tàn phá tàn khốc.

Có thể thấy rõ được điều đó qua việc phân tích sự đóng góp của các ngành vào tăng trưởng hàng năm qua “Bảng 2: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng” Từ

“ Hình 3: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng” có thể thấy rằng xu hướng biến động của đường dịch vụ và đường công nghiệp rất giống với đường tăng trưởng GDP, nên vậy mà nền kinh tế Philippines phụ thuộc chủ yếu vào dịch vụ và công nghiệp Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy rằng ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế hàng năm và luôn giữ được mức tăng trưởng cao hơn 2 ngành còn lại Với đặc thù điều kiện tự nhiên của Philippines thì cũng có thể lý giải được điều này, khi mà Philippines được bao quanh bởi biển nên có rất nhiều lợi thế để phát triển tốt ngành du lịch dịch vụ Đó là xét trên khía cạnh đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng, còn để đạt được thành quả tăng trưởng như trên thì không thể không nói đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của Philippines, với 4 nguồn lực chính đó là vốn (K), nguồn vốn nước ngoài (bao gồm FDI, ODA, Kiều hối), lao động (L), năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP):

Nguồn lực đầu tiên đó là vốn trong nước (K): Vốn đầu tư luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tăng trưởng của mỗi quốc gia Từ “Bảng 3: Vốn và tỷ lệ tích lũy vốn” ta có được tỷ lệ tích lũy vốn bình quân giai đoạn 1985-2012 của Philippines là 21.11% Đây là tỷ lệ ở mức bình thường chứ không cao, chứ tỏ tăng trưởng kinh tế Philippines không phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư Có thể thấy rõ qua biểu đồ “Hình 4: Vốn và tích lũy vốn”

Có thể là tuy rằng tỷ lệ tích lũy vốn của nền kinh tế Philippines rất biến động, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế vẫn có xu hướng khá ổn định Chứng tỏ ảnh hưởng của vốn đầu tư trong tăng trưởng của Philippines là chưa lớn “Hình 5: Hệ số Icor” Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Philippines nhìn chung không được ổn định nhưng về cơ bản cũng càng ngày càng hiệu quả với việc hệ số Icor càng thấp dần, điều này cũng phù hợp với việc tỷ lệ tích lũy vốn trong nền kinh tế Philippines cũng tương đối thấp với tỷ lệ bình quân là 21.11% và cũng đang có xu hướng giảm dần, thể hiện cụ thể qua “Bảng 4: Hệ số Icor của Philippines 1985-2013”

Nguồn lực thứ hai đó là lực lượng lao động (L): Cơ cấu lao động của Philippines cũng có xu hướng dịch chuyển sang công nghiệp – dịch vụ Tỷ trọng lao động ở khu vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 49,6% năm 1985 giảm xuống còn 32,2% năm

2012, tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ thì ngày càng tăng từ 36,5% năm 1985 tăng lên 52,5% năm 2012, trong khi đó tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp luôn giữ mức ổn định dao động trong khoản 14% - 16,5% “Hình 6: Cơ cấu việc làm” So sánh với tỉ trọng việc làm của từng khu vực ta thấy ở khu vục công nghiệp và dịch vụ dù chiếm tỉ trọng GDP cao nhưng tỉ trọng lao động ở khu vực này lại thấp, ở khu vực nông nghiệp tuy mức đóng góp vào GDP không cao nhưng lại tạo được khá nhiều việc làm cho người dân, thể hiện qua “Hình 7: Năng suất lao động” Năng suất lao động của Philippines có nhiều biến động lớn trong giai đoạn 1990-2012 , một số năm lại có tốc độ tăng năng suất âm Nhưng nhìn một cách tổng quan thì năng suất lao động là có tăng, từ 2595 USD/ người/ năm (năm

1990 ) lên đến 3516,7 USD/ người / năm (năm 2012)

Nguồn lực thứ ba đó là nguồn vốn nước ngoài (bao gồm FDI, ODA, Kiều hối): Sở dĩ chúng tôi nhắc đến Kiều hối đối với nguồn vốn từ nước ngoài của Philippines vì Philippines là một nước dựa nhiều vào lượng kiều hối, nguồn ngoại tệ từ kiều hối thậm chí lớn hơn rất nhiều so với FDI cũng như ODA, điều này được thể hiện rõ nét qua biểu đồ so sánh ở “Hình 8: FDI, ODA, Kiều hối” Nên vậy mà mặc dù luôn thâm hụt thương mại với việc liên tục nhập siêu, nhưng bù lại đã có lượng kiều hối khổng lồ gửi về mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng lên một cách ổn định Đỉnh điểm là năm 2012 khi mà Philippines thu về 24,6 tỷ USD từ kiều hối Kiều hối là dòng tiền có tính ổn định cao hơn hẳn so với FDI và ODA, chính vì vậy nếu được sử dụng đầu tư hiệu quả có thể đạt được tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên việc quá phụ thuộc vào kiều hối cũng có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng trong dài hạn của nền kinh tế Phillipines Khi mà nó sẽ khiến cung lao động không tăng lên trong quá trình tăng trưởng và tự điều chỉnh, không gia tăng thêm sản lượng mà thay vào đó là tăng tiêu dùng trong ngắn hạn từ đó có thể làm tăng cầu về hàng hóa nhập khẩu Làm dẫn đến vòng luẩn quẩn lại tiếp tục nhập siêu của Philippines Để lượng hóa sự tác động của các nguồn vốn nước ngoài nói trên đến tăng trưởng kinh tế của Philippines và dựa vào số liệu về GDP, FDI, ODA, kiều hối của Philippines giai đoạn 1983-2013, ta có kết quả :

Từ kết quả trên thì đúng với kỳ vọng, và đúng với phân tích ở trên, thì kiều hối có tác động mạnh mẽ nhất đến tăng trưởng kinh tế của Philipines, trong khi tác động của FDI là ít nhất Điều này đặt ra cho chính phủ Philippines những thách thức trong việc tăng cường thu hút dòng vốn FDI để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh 3 nguồn lực trên thì không thể không nhắc đến vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế Philippines: Trong bối cảnh tăng trưởng bền vững là xu thế chung của mọi nền kinh tế hiện nay thì việc ứng dụng và phát huy các yếu tố tổng hợp như công nghệ, trình độ…vv là cực kỳ quan trọng Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững, có tính chiến lược dài hạn trong thời đại hiện nay. Để xác định đóng góp của các nhân tố làm gia tăng sản lượng như vốn, lao động, và các yếu tố tổng hợp khác, ta có: Từ đó ta có được “Bảng 6: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố Vốn, Lao động, TFP vào tăng trưởng”

Qua “Hình 9: Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các nhân tố kinh tế” có thể nhận thấy rằng xu hướng biến động của đường tăng trưởng TFP rất giống với đường tăng trưởng GDP, chứng tỏ năng suất các yếu tố tổng hợp có tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế Philippines Ở giai đoạn 1991-1999 thì có thể nhận thấy TFP có tăng trưởng rất thấp và luôn âm nên tăng trưởng kinh tế Philippines thời kỳ này dựa chủ yếu vào vốn và lao động. Đến thời kỳ 2000-2012 với việc đóng góp của TFP đã dần được cải thiện và có chiều hướng tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chứng tỏ nền kinh tế Philippines đang dần chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện và nâng cao, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững dài hạn khi bước sang thế kỷ 21.

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô có ổn định thì mới có thể làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến đó là lạm phát Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng của giá cả hàng hóa trong 1 khoảng thời gian nhất định Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Philippines giai đoạn 1985-2013 nhìn chung đều tăng qua các năm, tuy nhiên lại tăng với nhiều mức độ khác nhau, thể hiện qua “Hình 13: Chỉ số giá tiêu dùng”

Các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và một số yếu tố bên trong như các chính sách vĩ mô, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đã có những tác động tích cực, tiêu cực đến tốc độ tăng giá tiêu dùng hằng năm của Philippines 2 cuộc khủng hoảng năm 1997 và 2008 đã khiến cho lạm phát ở những năm này tăng đột biến dẫn đến tình trạng tăng trưởng âm ở Philippines Những năm tiếp theo CPI đã ổn định hơn chỉ dao động trong khoảng từ 2% đến 8,6% đặc biệt ở những năm 2010 đến 2013 CPI ổn định ở mức xấp xỉ 3%

Thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập trong quá trình tăng trưởng

PHẦN III Thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập trong quá trình tăng trưởng

Kinh tế Philippines tăng trưởng khá qua các năm, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, tuy nhiên cùng với tốc độ tăng trưởng cao là sự gia tăng bất bình đẳng. Điều đó được thể hiện qua “Hình 15: Tỷ lệ nghèo và hệ số GINI” Những năm 2003-2006 tăng trưởng kinh tế nhưng không có sự điều tiết của chính phủ, làm cho tình hình nghèo đói những năm này của Philippines tăng lên mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khá cao trung bình 5,5 %/năm Những năm tiếp theo nhờ có sự đóng góp, hỗ trợ người nghèo từ ngân sách nhà nước và các cá nhân, xí nghiệp … làm cho tỷ lệ người dân nghèo được hỗ trợ vốn để sản xuất, thoát nghèo ngày càng tăng, người nghèo được hỗ trợ, có thể tự lo liệu cho cuộc sống của họ, đời sống được cải thiện, tỷ lệ người nghèo từ đó mà giảm xuống từ 5,8% năm 2006 xuống còn 5,1% tổng dân số năm 2012.

Theo Simon Kuznets thì nếu tiếp tục tăng trưởng thêm nữa thì tình trạng bất bình đẳng phân phối thu nhập sẽ giảm Vậy đối với Philippines thì điều đó có đúng không? Có thể theo dõi mô hình chữ “U ngược” thể hiện mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người Philippines 1985-2012 thể hiện qua “Hình 16: Mô hình chữ U ngược” Có thể nhận thấy giai đoạn 1985-1997 thì cùng với đà tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người thì hệ số Gini cũng tăng theo một cách nhanh chóng, và tăng đến ngưỡng cao nhất 46.16 ở năm 1997 với mức GDP đầu người là 1057,52 Mức GDP đầu người đỉnh điểm này khi mà vượt qua nó thì hệ số Gini tương ứng bắt đầu giảm xuống, được gọi là “điểm ngoặt” của hệ số Gini trên mô hình chữ “U ngược” (1) Để chứng minh cho mô hình Kuznets và hiệu ứng “điểm ngoặt”, và dựa vào số liệu của Philippines về Gini và GDP/người giai đoạn 1985-2012 ta được:

Kết quả này cho thấy:

 Có 50% nguyên nhân sự khác nhau về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Philippines được giải thích bởi mức GDP đầu người.

 β1 = 17.65084 > 0: GDP/người và mức độ bất bình đẳng có quan hệ dương, vì GDP/người tăng thì hệ số Gini sẽ tăng theo (quá trình trước “điểm ngoặt”).

 β2 = -1.24672 < 0: GDP/người càng tăng cao sẽ làm giảm hệ số Gini, mức độ bất bình đẳng giảm (quá trình sau “điểm ngoặt”).

Như đã nói ở trên, việc xác định được “điểm ngoặt” trên mô hình chữ “U ngược” là rất quan trọng Nó giúp cho Chính Phủ Philippines có thể đưa ra các chính sách phát triển phù hợp nhằm đảm bảo vừa có thể tiếp tục tăng trưởng vừa giảm thiểu mức độ bất bình đẳng Đối với trường hợp của Philippines thì đúng là như vậy ! Vào cuối thập kỷ 90, trùng với thời điểm “đỉnh cao” trên mô hình Kuznets của quốc gia này, thì Chính Phủ Philippines đã xây dựng “chiến lược phát triển bền vững cho thế kỷ XXI” nhằm hình thành một quan điểm mới trong quá trình phát triển: Tăng trưởng đi đôi với giảm nghèo và công bằng xã hội dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Một vài kết luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Philippines

Philippines là một nước công nghiệp mới, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang công nghiệp – dịch vụ, với dịch vụ là ngành kinh tế chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế Philippines lại không có được sự ổn định Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Philippines là nguồn lực lao động, bênh cạnh đó có thể kể thêm

1 () Theo nghiên cứu của Randolph và Lott (1993), “điểm ngoặt” là mức GDP đầu người mà sau mức này, tăng trưởng thêm nữa sẽ dẫn đến giảm hệ số Gini nguồn vốn nước ngoài khá lớn mà đặc biệt là lượng kiều hối lớn đổ về hàng năm Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì bất bình đẳng phân phối thu nhập của Philippines cũng gia tăng Tuy nhiên ứng với lý thuyết mô hình chữ “U ngược” thì tình trạng bất bình đẳng đã được giảm dần, bắt đầu từ cột mốc mức thu nhập bình quân là 1057 USD/người năm 1997.

Kiến nghị một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Philippines

Tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu Tăng dự trữ ngoại hối Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Tăng tổng cầu và hỗ trợ phát triển thị trường trong nước Thực hiện đồng bộ các giải pháp và khai thác có hiệu quả các cơ hội, các ưu đãi trong cam kết quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, các quy hoạch và đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm và kịp thời rà soát, bổ sung.

Phát triển văn hóa xã hội và bảo đảm an sinh xã hội Bên cạnh đó tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tiến đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng trưởng GDP và GDP/người

GDP (giá cố định 2005) Tốc độ tăng GDP (%) Tốc độ tăng GDP đầu người (%)

Hình 1: Tăng trưởng GDP và GDP/người

Biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 1985-

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 2: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

10.0 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀO TĂNG TRƯỞNG

Tăng trưởng GDP Đóng góp Nông nghiệp Đóng góp Công Nghiệp Đóng góp Dịch Vụ

Hình 3: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng

GDP Tổng vốn đầu tư Tỷ lệ tích lũy vốn/GDP (%)

Hình 4: Vốn và tích lũy vốn

Hệ số Icor của Philippines 1985-2013

Tỷ trọng việc làm trong các khu vực

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 6: Cơ cấu việc làm

Năng suất lao động Tốc độ tăng năng suất lao động

Hình 7: Năng suất lao động

Hình 8: FDI, ODA, Kiều hối

Alpha*gK Beta*gL gTFP gY

Hình 9: Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các nhân tố kinh tế

Chi NSNN Tốc độ tăng NSNN so với kỳ trước Tốc độ tăng GDP Chỉ số giá tiêu dùng

Cung tiền M2 Tốc độ tăng dự trữ bắt buộc Tốc độ tăng cung tiền

Lạm phát, giá tiêu dùng % tăng hàng năm

Hình 12: Chỉ số giá tiêu dùng

35 Lãi suất Philippines giai đoạn 1985-2012

Lãi suất huy động Lãi suất cho vay Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động Lãi suất thực tế

Tỉ lệ thất nghiệp % tổng lực lượng lao động

Hình 14: Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ tăng GDP đầu người (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) GINI

Hình 15: Tỷ lệ nghèo và hệ số GINI

Hình 16: Mô hình chữ U ngược

BẢNG 1: CƠ CẤU GDP PHILIPPINES GIAI ĐOẠN 1985-2013

Năm Tỉ trọng Nông nghiệp Tỉ trọng Công nghiệp Tỉ trọng Dịch vụ

BẢNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀO TĂNG TRƯỞNG

BẢNG 3: TÍNH TOÁN HỆ SỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

BẢNG 4: VỐN VÀ TÍCH LŨY VỐN

Năm Y I Tỉ lệ tích lũy vốn I/Y (%)

BẢNG 6: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố Vốn, Lao động, TFP vào tăng trưởng

Năm gY gK gL α*gK β*gL gTFP

Bảng 7: Thu chi NSNN Philippines giai đoạn 1990-2012

PHỤ LỤC KẾT QUẢ HỒI QUY

Mô hình 1: Tác động của các nguồn vốn nước ngoài đến tăng trưởng

Std Error of the Estimate

1 979 a 958 951 06087 945 a Predictors: (Constant), lnKieuHoi, lnODA, lnFDI b Dependent Variable: lnY

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 1.669 22 a Dependent Variable: lnY b Predictors: (Constant), lnKieuHoi, lnODA, lnFDI

B Std Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 21.341 1.034 20.637 000 lnFDI 016 022 037 703 049 803 1.246 lnODA 148 040 -.190 -3.727 001 855 1.170 lnKieuHoi 288 019 876 15.517 000 697 1.434 a Dependent Variable: lnY

Mô hình 2: Tác động của các nhân tố kinh tế đến chuyển dịch cơ cấu

= f(FDI, DI, EX, LR, KieuHoi)

 = β 0 + β 1 *FDI + β 2 *DI + β 3 *EX + β 4 *LR + β 5 *KieuHoi

Std Error of the Estimate

1 872 a 760 667 54697 1.905 a Predictors: (Constant), KieuHoi, FDI, DI, LR, EX b Dependent Variable: HeSoChuyenDich

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 16.184 18 a Dependent Variable: HeSoChuyenDich b Predictors: (Constant), KieuHoi, FDI, DI, LR, EX

B Std Error Beta Tolerance VIF

Mô hình 3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng trong mô hình chữ “U ngược” của Kuznets

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 002 9 a Dependent Variable: GINI b Predictors: (Constant), TNBQ, TNBQ2

B Std Error Beta Tolerance VIF

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w