1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc arv của người bệnh hiv aids tại trung tâm y tế huyện văn chấn, tỉnh yên bái năm 2023

48 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Tuân Thủ Điều Trị Thuốc ARV Của Người Bệnh HIV AIDS Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái Năm 2023
Trường học Trung Tâm Y Tế Huyện Văn Chấn
Chuyên ngành Y Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Yên Bái
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 762,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (7)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (13)
  • Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (20)
    • 2.1. Thông tin chung Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn (20)
    • 2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV tại Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22)
  • Chương 3 BÀN LUẬN (29)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (29)
    • 3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (33)
    • 3.3. Nguyên nhân (34)
    • 3.4. Các giải pháp nâng cao sự tuân thủ điều trị ARV (34)
  • KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Giới thiệu về tuân thủ điều trị ARV

Khái niệm về tuân thủ điều trị:

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2013: Tuân thủ điều trị là mức độ hành vi của người bệnh đối với việc sử dụng thuốc, áp dụng lối sống và chế độ ăn phù hợp với hướng dẫn của NVYT [25].

Khái niệm về tuân thủ điều trị ARV [6]:

Tuân thủ điều trị thuốc ARV là việc người bệnh uống thuốc đúng, đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo quy định của thầy thuốc, đến khám và làm xét nghiệm theo lịch hẹn. Đánh giá sự tuân thủ điều trị uống thuốc ARV: Thực hiện trong tất cả các lần người bệnh đến tái khám dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của người bệnh, sổ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị,…

Theo dõi việc khám, lĩnh thuốc và làm xét nghiệm theo lịch của người bệnh. Liên hệ với người bệnh để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc mạng lưới đồng đẳng viên/ người hỗ trợ điều trị hoặc nhân viên Y tế xã, phường, thôn bản. Đánh giá sự tuân thủ điều trị thông qua việc theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV thường quy: Phản ánh tốt nhất sự tuân thủ điều trị của người bệnh [6].

1.1.2 Mục đích điều trị ARV Điều trị ARV nhằm giảm sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể người bệnh ở mức thấp, giảm sự tấn công của virus vào hệ miễn dịch, ngăn cản sự tiến triển của HIV sang AIDS ở người bệnh, phục hồi lại hệ miễn dịch, dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tăng thời gian sống, giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV.Nguyên tắc điều trị kháng virus ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc, dinh dưỡng và hỗ trợ về Y tế, tâm lý và xã hội cho người có HIV Do đó, ngày càng có nhiều người bệnh HIV/AIDS tìm đến trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS để được tư vấn, điều trị ARV Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng có ít nhất 3 loại thuốc Điều trị ARV là điều trị suốt đời, do đó người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc Người bệnh HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác và được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị bằng ARV dựa vào tình trạng chẩn đoán nhiễm HIV, lứa tuổi, giai đoạn lâm sàng và giai đoạn miễn dịch của người bệnh dựa vào các tiêu chuẩn sau:

Tất cả người bệnh HIV không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4.

Người bệnh có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính hoặc có kháng thể kháng HIV dương tính đồng thời có các biểu hiện như sau: Nấm miệng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng hoặc có bất kì bệnh lý nào của giai đoạn AIDS Ngừng điều trị ARV khi người bệnh được xác định không nhiễm HIV.

1.1.3 Lợi ích của điều trị ARV Điều trị ARV mang lại hiệu quả và lợi ích rất lớn đối với người bệnh HIV. Điều trị ARV giúp người bệnh HIV/AIDS tăng cường được hệ thống miễn dịch, từ đó giảm các bệnh nhiễm trùng cơ hội, hạn chế quá trình tiến triển bệnh, đồng thời giảm sự lây truyền cho người khác [9], [20]. Điều trị ARV giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và sống khỏe mạnh, lâu dài. Người bệnh HIV/AIDS có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, được sinh hoạt, học tập và lao động bình thường Qua đó, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ [9].

1.1.4 Yêu cầu về tuân thủ điều trị ARV

Bảng 1 1 Đánh giá mức độ tuân thủ khi uống thuốc ARV [4]

Số liều thuốc mỗi ngày Mức độ tuân thủ Số liều thuốc quên điều trị trong tháng

Uống 2 liều ARV mỗi ngày Tốt 1-3

Số liều thuốc mỗi ngày trong tháng điều trị

Uống 1 liều ARV mỗi ngày >=2

Không tốt 1.1.5 Những thách thức của việc tuân thủ điều trị ARV

Yêu cầu tuân thủ điều trị ARV: Đảm bảo tuân thủ ít nhất 95% là một thách thức lớn đối với người bệnh HIV/AIDS Những khó khăn, cản trở chung gồm: Các yếu tố xã hội học ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV như: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ văn hóa, thu nhập, nơi ở, điều kiện kinh tế hộ gia đình, những hỗ trợ nhận được từ các tổ chức xã hội, Các rào cản từ phía người bệnh như: Người bệnh có nhận thức không đầy đủ về bệnh HIV/AIDS và phác đồ điều trị, thái độ sợ kì thị, không muốn sử dụng thuốc, người bệnh có thể mất niềm tin về khả năng của bản thân và trạng thái tâm lý lo âu, trầm cảm Phác đồ điều trị: Người bệnh phải uống thuốc suốt đời, uống quá nhiều thuốc trong ngày, các yêu cầu về thời gian uống thuốc chặt chẽ, người bệnh không được quên uống thuốc và tác dụng phụ của thuốc (thời gian đầu và lâu dài) Tình trạng người bệnh: Giai đoạn lâm sàng, thời gian biết mắc bệnh, tình trạng mắc bệnh NTCH, số lượng tế bào CD4, Để đáp ứng tuân thủ điều trị ARV tốt, người bệnh cũng cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, có lối sống tích cực và không sử dụng các chất rượu, bia, thuốc lá và tiêm trích ma túy,….Với người bệnh việc thực hiện tuân thủ điều trị ARV là một khó khăn do nhận thức của người bệnh còn hạn chế.

1.1.6 Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị ARV

- Tuân thủ điều trị ARV là đặc biệt quan trọng là yếu tố sống còn của điều trị ARV Tuân thủ điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sự thất bại hay thành công của điều trị ARV mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng khác nhau như chuyển hóa thuốc, đáp ứng miễn dịch, nhiễm trùng cơ hội và đặc biệt là kháng thuốc, uống đủ số thuốc quy định (>95%) là rất cần thiết để đạt được liều ức chế virus tối đa Nếu tuân thủ kém hơn sẽ có khả năng dẫn đến virus kháng thuốc và làm thất bại điều trị Khi đã kháng với các thuốc thuộc phác đồ điều trị bậc 1 sẽ phải chuyển sang phác đồ bậc

2 Phác đồ điều trị bậc 2 không sẵn có, đắt tiền và có nhiều tác dụng phụ trong khi thuốc phác đồ bậc 1 đáp ứng điều trị tốt hơn với người bệnh Do đó nếu có người bệnh HIV/AIDS không tuân thủ điều trị ARV hoặc tuân thủ điều trị kém sẽ dẫn tới tình trạng HIV kháng thuốc, chuyển đổi phác đồ và thất bại điều trị:

-Với liều thuốc phù hợp các thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV, nhưng nếu không tuân thủ tốt dẫn đến nồng độ các thuốc ở trong máu không đủ để ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể.

-Khi virus tiếp tục nhân lên thì các tế bào CD4 vẫn tiếp tục bị phá hủy tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn tiếp tục bị phá hủy và suy giảm.

-Tình trạng của người bệnh không cải thiện trong khi vẫn phải chịu tác dụng phụ của thuốc.

- Thất bại điều trị xảy ra dẫn đến cơ hội kéo dài cuộc sống của người bệnh bị giảm xuống và người bệnh có thể phải chuyển sang điều trị bằng thuốc phác đồ bậc 2 – là những thuốc khó tiếp cận hơn và giá thành đắt hơn gấp nhiều lần so với thuốc phác đồ bậc 1.

- Tương lai của những người bệnh HIV khác sẽ bị ảnh hưởng; Nguồn lực về tài chính giảm xuống do thuốc phác đồ bậc 2 rất đắt; Và người bệnh HIV có khả năng lây nhiễm những chủng virus HIV đã kháng thuốc sang người khác [6]. 1.1.7 Tái khám đúng hẹn

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới năm 2008 tái khám đúng hẹn trong điều trị HIV/AIDS được xác định là người bệnh HIV/AIDS đến tái khám đúng hẹn trước

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Dịch tễ học HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng lớn trên thế giới kể từ lần đầu tiên được phát hiện tại Hoa Kỳ (Mỹ) vào năm 1981và sau đó nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, trở thành một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người Theo chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về AIDS (United NationsProgram on HIV/AIDS: UNAIDS), dịch HIV/AIDS đã tàn phá và ảnh hưởng không chỉ sức khỏe mà còn các khía cạnh xã hội và kinh tế của cuộc sống. Ảnh hưởng sâu sắc của dịch HIV/AIDS đến ngành Y tế bao gồm: giảm tỷ lệ sống ở trẻ, giảm tuổi thọ và tăng bệnh tật dẫn đến sự suy giảm của hệ thống Y tế khi đương đầu với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV Tác động lớn của dịch HIV/AIDS trong các lĩnh vực xã hội và kinh tế bao gồm: số lượng trẻ mồ côi ngày càng tăng, sự suy giảm trong phát triển kinh tế và sự gia tăng các hộ nghèo do giảm lực lượng lao động do bệnh nặng và tử vong

1.2.2 Dịch tễ học HIV/AIDS trên thế giới

Theo thống kê của UNAIDS, kể từ thời điểm bùng phát đại dịch HIV/AIDS, trên thế giới đã có 80 triệu người đã bị nhiễm virus HIV và khoảng 40 triệu người đã chết bởi căn bệnh này Có 38,4 triệu người sống chung với HIV vào năm 2022, tăng so với 33,3 triệu trong năm 2010 [24] Tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn cầu ở những người độ tuổi 15 - 49 bị nhiễm đã được cân bằng từ năm 2001 và là 0,8% trong năm 2015 630.000 người chết vì AIDS trong năm 2022, giảm 45% kể từ năm 2005 Tử vong đã giảm một phần do điều trị ARV mở rộng HIV là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới [23].Nhiễm HIV mới trên toàn cầu đã giảm 35% kể từ năm 2000 Trong 61 quốc gia, nhiễmHIV mới đã giảm hơn 20% Tuy nhiên, trong năm 2022 đã có khoảng 1,3 triệu ca nhiễmHIV mới tức là có khoảng 3.100 ca nhiễm mới mỗi ngày Hầu hết các ca nhiễm HIV mới được truyền qua đường tình dục khác giới, mặc dù các yếu tố nguy cơ khác nhau [22].Mặc dù khả năng xét nghiệm HIV đã tăng lên theo thời gian, cho phép nhiều người hiểu về tình trạng HIV của họ, gần một nửa trong số tất cả những người có HIV vẫn không biết họ bị nhiễm [21] HIV đã dẫn đến sự gia tăng của bệnh lao (TB) và bệnh lao là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người có HIV trên thế giới.

Mỹ Latinh và Caribean có khoảng 2,2 triệu người được ước tính đang sống với HIV, trong đó có 110.000 người nhiễm mới trong năm 2022 Caribean với tỷ lệ người lớn nhiễm HIV là 2%, là khu vực ảnh hưởng nặng thứ hai trên thế giới sau Cận Sahara Trong số các nước có số liệu, Bahamas có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong khu vực (3,2%), và Brazil có số lượng người sống chung với căn bệnh HIV/AIDS lớn nhất 830.000 [22], [25]. Đông Âu và Trung Á uớc tính có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với HIV tại khu vực này, trong đó có 180.000 người nhiễm mới trong năm 2022. Liên bang Nga và Ukraine chiếm 85% số người sống với HIV trong vùng [21]. Châu Á và Thái Bình Dương ước tính có khoảng 5,1 triệu người đang sống với HIV Số ca nhiễm HIV mới hàng năm giảm 3% so với 2010 Khu vực này cũng là nơi có hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ - và dù tỷ lệ nhiễm HIV tương đối thấp cũng chuyển thành số lượng người nhiễm HIV lớn [22], [23]. Đông Nam Á là khu vực đứng thứ hai, chỉ sau khu vực châu Phi về số người sống chung với HIV và số người chết do AIDS [24] Ngoại trừ Thái Lan, các nước trong khu vực đã đạt khoảng 78% số người được tiếp cận điều trị HIV bằng thuốc kháng virus (ARV) Tỷ lệ bao phủ của điều trị ARV trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn thấp so với mục tiêu là 80% [25].

1.2.3 Dịch tễ học HIV/AIDS ở Việt Nam

Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt nam vào cuối tháng 12/1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 6/2023 số người bệnh HIV phát hiện mới là9,025, số người bệnh HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 4.362, số người bệnh HIV đã tử vong là 1.378 Lũy tích đến tháng 6/2023, số người bệnh HIV hiện đang còn sống là242.000 người, số người bệnh AIDS là 95.753 và đã có 112.368 trường hợp tử vong doAIDS [3] Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là tỉnh Thái Nguyên (652 người) [3], [4].

1.2.4 Dịch tễ học HIV/AIDS ở Yên Bái

Năm 1997, tỉnh Yên Bái phát hiện người bệnh HIV/AIDS đầu tiên Đến cuối tháng 6/2023, lũy tích số người bệnh HIV có địa chỉ trên địa bàn Yên Bái là 4.558 người, chiếm 0.24% dân số Con đường lây truyền HIV trong số người bệnh HIV chủ yếu là đường máu 40,7%; lây qua đường tình dục 15,6 %; lây từ mẹ sang con 0,75%; lây qua đường khác 42,95%.

1.2.5 Dịch tễ học HIV/AIDS ở huyện Văn Chấn

Tại huyện Văn Chấn, dịch HIV/AIDS được phát hiện từ tháng 9 năm 1999, phát triển nhanh từ năm 2002 và tính đến tháng 6/2023, số người bệnh HIV lũy tích trên toàn huyện là 1.414 người, số người bệnh AIDS là 1.350 người, số người tử vong do AIDS là

1159 người, dịch HIV xuất hiện tại 100% xã, thị trấn; 95,4% thôn bản [5] Huyện những năm gần đây hình thái lây nhiễm HIV cũng theo xu hướng chung của cả nước, tỷ lệ nhiễm HIV mới và tỷ lệ tử vong theo chiểu hướng giảm, tỷ lệ người bệnh HIV còn sống gia tăng [5] Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS huyện Văn Chấn, Thị Trấn Sơn Thịnh là nơi có số người bệnh HIV cao nhất (48 người), thứ 2 là xã Cát Thịnh (35 người), tiếp đến là xã Tân Tịnh (14 người), xã Đại Lịch (12 người).

1.2.6 Khái quát điều trị AIDS bằng thuốc ARV

Giới thiệu về thuốc kháng retrovirus (Anti-retroviral: ARV)

Trước những năm 1990, điều trị cho người bệnh HIV chỉ tập trung vào quản lý, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội Sự ra đời của liệu pháp kháng retrovirus phối hợp (combination antiretroviral therapy) đã mở ra một hướng mới để điều trị căn bệnh này Liệu pháp này phối hợp các thuốc kháng retrovirus (ARV) có cơ chế tác dụng khác nhau, nhằm duy trì tác dụng ức chế sự sao chép của virus HIV, làm chậm quá trình tiến triển tới giai đoạn AIDS, khôi phục chức năng miễn dịch, giảm lây truyền virus HIV và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Hiện nay, có 4 nhóm thuốc kháng retrovirus.

* Các thuốc ức chế sao chép ngược:

- Các thuốc ức chế sao chép ngược nucleosid (NRTI – Nucleoside reservetrans criptase inhibitor)

- Các thuốc ức chế enzym sao chép ngược không nucleosid (NNRTI –

* Thuốc ức chế protease (PI – Protease inhibitor)

* Ức chế integrase (II – Integrase inhibitor)

* Ức chế quá trình xâm nhập (Entry inhibitor)

Mỗi nhóm thuốc tác dụng tới một bước khác nhau trong chu trình sống của virus Tuy nhiên, không nên sử dụng đơn độc các thuốc ARV vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện sự kháng thuốc.

Phác đồ điều trị chuẩn hiện nay gồm ít nhất 3 thuốc ARV, thường được gọi là liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (Highly active antiretroviral therapy - HAART), có hiệu quả trong việc giảm tải lượng virus và cải thiện tình trạng lâm sàng Phác đồ này thường phối hợp giữa 2 thuốc nhóm NRTI với 1 thuốc nhóm NNRTI hoặc nhóm PI Tuy nhiên, người bệnh sử dụng phác đồ này thường có nguy cơ cao gặp các TDKMM Các đặc điểm này có thể gây trở ngại cho việc tuân thủ của người bệnh đối với điều trị ARV.

1.2.7 Các phác đồ điều trị ARV cho người lớn Các phác đồ điều trị ARV bậc 1

Theo khuyến cáo của WHO năm 2013, đối với phác đồ bậc 1, các viên phối hợp cố định liều chứa 2 thuốc nhóm NRTI (TDF + FTC hoặc TDF + 3TC) và 1 thuốc nhóm NNRTI (EFV) [23].

Hướng dẫn điều trị hiện hành của Bộ Y tế cũng khuyến cáo

[1]: Phác đồ TDF + 3TC + EFV:

Sử dụng phác đồ này cho người bệnh bắt đầu điều trị

ARV Ưu tiên dùng viên phối hợp liều cố định. Đối với những người bệnh đồng nhiễm HBV và HCV hoặc có biểu hiện lâm sàng viêm gan hoặc men gan tăng, phác đồ chứa EFV được ưu tiên sử dụng.

Các thuốc thay thế khi có chống chỉ định với phác đồ trên:

-Sử dụng AZT nếu có chống chỉ định với TDF.

- Sử dụng NVP nếu có chống chỉ định với EFV (do độc tính với thần kinh trung ương) Cũng do nguy cơ gây độc tính trên gan, NVP không được ưu tiên sử dụng trên người bệnh đang điều trị lao với phác đồ chứa rifampicin.

-Có thể sử dụng Emtricitabine (FTC) thay thế cho 3TC.

Lưu ý: - Nếu dị ứng với EFV không nên thay bằng NVP.

Các phác đồ điều trị ARV bậc 2

Khi thất bại điều trị với phác đồ bậc 1, người bệnh sẽ được chuyển sang phác đồ bậc 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc của Bộ Y tế năm 2015 và WHO năm

2013 đều thống nhất lựa chọn phác đồ bậc 2 dựa theo nguyên tắc: nếu thất bại với phác đồ phối hợp TDF + 3TC (hoặc FTC) thì chuyển sang phác đồ bậc 2 chứa AZT + 3TC; ngược lại nếu thất bại với phác đồ chứa AZT/d4T + 3TC thì chuyển sang phác đồ bậc 2 chứa TDF + 3TC [1].

Phác đồ điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Thông tin chung Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn

- Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn được thành lập theo Quyết định số 813/QĐ- UBND ngày 30/5/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sát nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố Là TTYT đa chức năng Khám chữa bệnh; Y tế dự phòng và công tác Dân số.

- Là cơ sở khám chữa bệnh hạng III theo phân hạng của Bộ Y tế, giường bệnh theo kế hoạch là 220 và thực kê 250 giường Bên cạnh đó còn có 120 giường lưu tại TYT xã, thị trấn.

- Toàn TTYT có 05 phòng chức năng; 12 khoa chuyên môn; 03 phòng khám ĐKKV và 21 Trạm Y tế xã/thị trấn.

Hình 2 1 Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn

- Khoa Truyền nhiễm là một khoa lâm sàng thuộc Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn với chỉ tiêu giường bệnh được giao là 15 giường, số giường thực kê là 18 giường.

- Về nhân lực tổng số cán bộ: 06 (BSCK1: 01; Bác sỹ: 01; Điều dưỡng đại học: 02; Điều dưỡng cao đẳng: 02)

-Phòng khám OPC trực thuộc khoa Truyền nhiễm tổng số nhân lực: 05 (BSCK1: 01; Điều dưỡng đại học: 01; Điều dưỡng cao đẳng: 01, Cử nhân Xét nghiệm: 01, Dược sỹ cao đẳng: 01)

-Chức năng của phòng khám OPC khám và điều trị ngoại trú người bệnh HIV tại huyện Văn Chân.

Hình 2 2 Tập thể khoa Truyền Nhiễm

Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV tại Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

2.2.1 Đối tượng và phương pháp thu thập số liệu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là người bệnh HIV/AIDS đang được quản lý và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2023 đến tháng

6/2023 Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn Tiêu chí lựa chọn:

Người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ARV với thời gian từ 6 tháng trở lên. Người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ARV đến khám theo hẹn của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn trong thời gian từ ngày 1/1/2023 đến ngày 30/6/2023.

Người bệnh HIV/AIDS không đồng ý tham gia phỏng vấn

Người bệnh HIV/AIDS không có khả năng giao tiếp

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ

Chọn những người bệnh HIV/AIDS được quản lý và điều trị tại Trung tâm

Y tế huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023 Thực tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập được 200 người bệnh HIV/AIDS theo tiêu chuẩn lựa chọn.

Thu thập số liệu: Thu thập thông tin định lượng bằng sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp người bệnh HIV/AIDS và tham khảo hồ sơ bệnh án người bệnh điều trị ngoại trú bằng sử dụng phiếu thu thập thông tin thứ cấp theo mẫu (Phiếu thu thập thông tin thứ cấp lấy từ quy trình của Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn) 2.2.2 Kết quả khảo sát:

Trong thời gian 6 tháng từ 01/01/2023 đến 30/06/2023 khảo sát đã thu thập được

200 người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV tại Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, Yên Bái.

2.2.2.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2 1 Phân bố tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu (n = 200)

Nhóm tuổi Người bệnh nam Người bệnh nữ n % n %

Phần lớn người bệnh bệnh HIV tham gia khảo sát thuộc nhóm tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi, với tỷ lệ người bệnh nam và người bệnh nữ lần lượt là 53,8% và 35,8% Tiếp theo đến nhóm tuổi từ 40 đến 50 tuổi và thấp nhất là từ 50 tuổi trở lên Người bệnh nam chiếm tỷ lệ 65% cao hơn so với người bệnh nữ là 35%.

Bảng 2 2 Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 200) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %

Chưa lập gia đình 45 22,5 Đang sống cùng vợ/chồng 78 39

Trình độ học vấn của người bệnh phần lớn là từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ là 47,5% Người bệnh chủ yếu làm nghề nông và công nhân còn lại là lao động tự do, buôn bán Có 39 % người bệnh đang sống cùng vợ/chồng.

Bảng 2 3 Đặc điểm lâm sàng người bệnh HIV/AIDS (n 0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %

Giai đoạn lâm sàng Giai đoạn 2 50 25

Phác đồ điều trị Bậc 1 160 80

Thời gian điều trị Từ 6 - 12 tháng 30 15

Người bệnh ở giai đoạn lâm sàng 1 chiếm tỷ lệ 75%, giai đoạn 2 chiến 25%, Hầu hết người bệnh điều trị ngoại trú Vì vậy phác đồ điều trị cũng đa số là bậc 1 Thời gian điều trị: Phần lớn bệnh có thời gian điều trị từ 12 - 24 tháng trở lên chiếm tỷ lệ là 60%.

Hình 2 3 Phân bố đường lây HIV của ĐTNC theo giới (n 0)

Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nam giới qua tiêm chích ma túy là 32,4%, qua quan hệ tình dục không an toàn là 53,8%, 13,8% không rõ lây qua đường nào Còn ở nữ giới, hầu hết là lây qua quan hệ tình dục (91,4%), còn lại 1,4% lây qua tiêm chích ma túy,

7,2% không rõ lây qua đường nào.

2.2.2.2 Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.4 Số lần quên thuốc trong 1 tháng qua (n 0)

Số lần quên thuốc trong 1 tháng qua Số lượng Tỷ lệ %

Có 70% người bệnh được khảo sát không quên thuốc lần nào trong 1 tháng qua 15% quên 1 lần và số còn lại là quên từ 2 lần trở lên Lý do quên thuốc chủ yếu là do bận nhiều việc (khảo sát qua câu hỏi mở).

Không sai lần nào Một lần Hai lần Ba lần

Hình 2 4 Số lần uống thuốc sai giờ trong 1 tháng qua (n = 200)

Phần lớn người bệnh được uống thuốc đúng giờ chiếm tỷ lệ là 80%, chỉ có 3% người bệnh uống thuốc sai giờ 3 lần. Ốm Cảm thấy buồn ngủ

Muốn tránh tác dụng phụ

Hết thuốc Ở xa nhà Quên Bận việc

Hình 2 5 Lý do bỏ lỡ uống thuốc ARV của ĐTNC (n 0)

Lý do mà ĐTNC đưa ra cho việc bỏ lỡ uống thuốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất là do bận việc (37,5%), kế đến là do quên (34%), ở xa nhà và không mang theo thuốc (11,5%), hết thuốc (6%), người bệnh cảm thấy chán (5%), muốn tránh tác dụng phụ của thuốc (3,5%), cảm thấy buồn ngủ (2%) và còn lại là do ốm (0,5%)

Bảng 2 5 Số lần tái khám không đúng hẹn (n 0)

Số lần Số lượng Tỷ lệ

Số lần tái khám không đúng hẹn chiếm tỷ lệ rất thấp với tỷ lệ là 6% Có 70% người bệnh tái khám đúng hẹn.

Bận việc Quên Xa nhà Chán/buồn Tổng

Hình 2 6 Lý do không đi tái khám của ĐTNC (n`) Trong tổng số 200 ĐTNC có 60 người bệnh không đi tái khám thì có 33 người bệnh (55%) bận việc, 15 người bệnh (25%) quên, 3 người bệnh (5%) ngại đi do nhà xa và 9 người bệnh (15%) cảm thấy buồn/chán nên không muốn đi.

Bảng 2 6 Số lần xét nghiệm không đúng hẹn (n 0)

Số lần xét nghiệm không đúng hẹn Số lượng Tỷ lệ

Phần lớn người bệnh xét nghiệm theo đúng hẹn Có 6 trường hợp có 1 lần xét nghiện không đúng hẹn (3%) và có 4 trường hợp có 2 lần xét nghiệm không đúng hẹn (2%).

AntiHCV(+) HBsAg(+)&AntiHCV(+) HBsAg(+) AFB(+).

Hình 2 7 Các xét nghiệm bất thường của ĐTNC (n) Hình 2.7 Trong 80 ĐTNC làm xét nghiệm có bất thường, 69 người (86%) có AntiHCV (+), tiếp đến là 6 người (7%) có cả HBsAg (+) & AntiHCV (+), 3 người (4%) có HBsAg (+) và 2 người (3%) có AFB (+).

Tuân thủ điều trị Không tuân thủ điều trị

Hình 2 8 Sự tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu (n 0)

Tỷ lệ tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu là 82% Còn 18% người bệnh HIV không tuân thủ điều trị ARV.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Qua khảo sát 200 người bệnh HIV/AIDS tại Trung Tâm Y tế huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho thấy phần lớn người bệnh là nam giới (65%) và có độ tuổi từ 30 - 40 tuổi (47,5%) Tỷ lệ này thấp hơn với kết quả nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Đường Công Lự năm 2011 (56,7%) [15] Tỷ lệ này phù hợp với xu hướng nhiễm HIV theo tuổi vì tuổi 30 - 40 là độ tuổi có tỷ lệ nhiễm HIV ngày càng tăng qua các năm [3]. Trình độ học vấn của người bệnh phần lớn là từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ là 47,5%. Người bệnh chủ yếu là nông dân (34%) và công nhân (27,5%) còn lại là lao động tự do, buôn bán (26%) với thu nhập và công việc không ổn định Kết quả này tương đương với nghiên cứu tại phòng khám ngoại trú tại huyện Trạm Tấu (Nông dân 34,5%; Công nhân (27%) Nhưng ngược lại với nghiên cứu tại phòng khám ngoại trú Thị xã Nghĩa Lộ (Nông dân 23,5%; Công nhân: 35.6%) Điều này cũng được giải thích là do công việc với thời gian làm không ổn định cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, kết hợp với tình trạng đô thị hóa tăng nhanh nên các tệ nạn gia tăng kéo theo tình trạng lây nhiễm HIV cũng tăng theo và những nông dân phần lớn bị lây nhiễm trong thời gian đi làm ăn xa nhà và những người phụ nữ làm nông thường bị lây nhiễm từ người chồng.

Có 39% người bệnh đang sống cùng vợ/chồng Điều này cho thấy hầu hết những người bệnh sau khi bị phát hiện lây nhiễm đều không muốn ai khác biết, một phần có những vợ chồng vì để chăm sóc con cái nên vẫn sống cùng và giúp đỡ lẫn nhau Đây là yếu tố thuận lợi để người bệnh được động viên, chia sẻ tinh thần, được giúp đỡ trong chăm sóc và điều trị ARV đưa tỷ lệ tuân thủ tối ưu ngày càng gia tăng Tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Võ Thị Năm (51%) Tỷ lệ độc thân của nghiên cứu này là(57%) cao hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Năm 20%, sự khác biệt này có thể là do khác nhau về tình trạng hôn nhân, giới, thường là nam giới sống độc thân và có tiêm chích ma túy nên cán bộ Y tế cần tư vấn và giới thiệu đến trung tâm cai nghiện ma túy, tham gia câu lạc bộ hay nhóm giáo dục đồng đẳng để tìm sự chia sẻ, giúp đỡ tinh thần góp phần nâng cao mức độ tuân thủ cũng như hiệu quả của điều trị ARV Về đường lây nhiễm HIV: Nam giới lây chủ yếu qua 2 con đường là tiêm chích ma túy 28,3% và quan hệ tình dục 38,1%, có tới 33,6% không rõ lây qua đường nào do đối tượng nghiên cứu vừa có hành vi tiêm chích ma túy vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn Trong khi đó nữ giới lây chính là qua quan hệ tình dục (chiếm 91%) mà hầu hết là lây nhiễm từ chồng.

Sử dụng rượu, bia, ma túy: Rượu bia, ma túy được biết đến là những tác nhân gây bất lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người bệnh HIV/AIDS cần phải hạn chế tối đa các chất kích thích, từ bỏ hành vi nguy cơ mới có thể nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và gia tăng hiệu quả của điều trị ARV trong việc hạn chế sự tiến triển của tình trạng bệnh, kìm hãm sự gia tăng tải lượng virus gây suy giảm miễn dịch, củng cố lại lượng tế bào CD4 trong cơ thể giúp tăng cường sự miễn dịch Nghiên cứu cho thấy tình trạng sử dụng rượu bia khá phổ biến ở nam giới, 69,2% có uống rượu bia, 18,6% sử dụng nhiều rượu bia Tỷ lệ uống rượu bia ở nữ thấp hơn nam, 7,2% nữ giới có uống rượu bia Tỷ lệ nam giới, nữ giới uống rượu bia trong nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa cao hơn (74,1% và 9,6%) [13] nhưng tỷ lệ nam giới uống rượu bia trong nghiên cứu của Hoàng Huy Phương thấp hơn (56,4%) và nữ giới cao hơn 15,1% [16].

Có thể nam, nữ giới tại phòng khám OPC Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn thường xuyên được tư vấn, động viên hạn chế rượu bia trong quá trình điều trị ARV để đạt được hiệu quả tối ưu Hoặc cũng một phần lý do mong giữ sức khỏe để lo lắng cho con cái Sự khác biệt trên cũng có thể là do sự khác nhau về nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt và lối sống, địa điểm, đối tượng nghiên cứu.

Sử dụng ma túy: 33% nam và 7,2% nữ đã từng sử dụng ma túy và phần lớn trong số đó cho biết họ đang cai nghiện ma túy bằng Methadone khi điều trị ARV, tuy nhiên vẫn còn 28,5% nam và 4,2% nữ vẫn còn sử dụng ma túy Tỷ lệ còn sử dụng ma túy ở nam cao hơn với nghiên cứu tại huyện Trạm Tấu và Thị xã Nghĩa Lộ (32,3% và 30,5% nam, 4,5% và 3,2% nữ từng sử dụng ma túy, 25,5% và 24,6% nam, 2,5% và 1,4% nữ vẫn còn đang sử dụng ma túy) Mặc dù tỷ lệ đã từng sử dụng ma túy ở nam tại huyện

Văn Chấn thấp hơn nhưng hiện tại tỷ lệ nam còn sử dụng ma túy lại cao hơn so với 2 nơi trên có thể là do công việc không ổn định, lúc nhàn rỗi người bệnh lại bị lôi kéo trong việc tái sử dụng ma túy hoặc do địa điểm, hoàn cảnh sống khác nhau Cũng có thể là do tỷ lệ độc thân cao không có ai lo lắng, khuyên bảo, quan tâm trong vấn đề cai nghiện Do vậy cán bộ Y tế cần chú ý hơn trong những trường hợp này để động viên tâm lý, tư vấn, quan tâm hơn để người bệnh tham gia chương trình cai nghiện bằng Methadone nhằm giúp tuân thủ điều trị và duy trì hiệu quả điều trị ARV.

Có 30% ĐTNC đã từng bỏ lỡ ít nhất một liều thuốc ARV, có 24,5% gặp bất thường, 30% đã từng bỏ lỡ tái khám trong quá trình điều trị Trong những lý do bỏ lỡ uống thuốc thì quên và bận việc chiếm tỷ lệ nhiều nhất (34% và 37,5%) Trong những lý do không đi tái khám thì bận việc chiếm cao nhất 55%, kế đến là quên 25% và thấp nhất là nhà xa 5% Tỷ lệ này khác so với nghiên cứu tại Thị xã Nghĩa Lộ (tỷ lệ bỏ lỡ liều là 34,5%, lý do bận việc là 42,4%, nhà xa 30,5%) Sự khác biệt này có thể là do đối tượng, địa điểm cũng như cách sử dụng phương pháp, đo lường đánh giá trong những nghiên cứu là khác nhau Cán bộ Y tế phòng khám đặc biệt là người điều dưỡng cần quan tâm, gọi điện nhắc nhở thường xuyên, liên tục cho những đối tượng trên nhất là người bỏ lỡ liều uống thuốc, bỏ lỡ tái khám gần đây nhất Chú ý tìm hiểu kỹ hơn về tâm lý, hoàn cảnh cũng như lý do bỏ lỡ liều, bỏ lỡ tái khám của từng người bệnh trong quá trình điều trị Từ đó giúp người bệnh có kế hoạch khắc phục tình trạng trên, tự xây dựng kế hoạch uống thuốc phù hợp với bản thân, với giờ giấc sinh hoạt để hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Tỷ lệ hiểu biết về tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC khá cao: 98% biết điều trị ARV là suốt đời và thuốc ARV không chữa khỏi bệnh 84% xử lý đúng khi quên thuốc là phải uống bù ngay và tính thời gian uống liều kế tiếp, 86% xử lý đúng những bất thường là phải báo ngay với nhân viên Y tế phòng khám Các tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Tạ Thị Lan Hương tại Ninh Bình (89,9% biết điều trị ARV là suốt đời, 81,8% biết cách xử lý khi quên thuốc), của Nguyễn Thị Minh Trang tại Hà Nội (suốt đời 69%), Võ Thị Năm tại Cần Thơ (thuốc ARV không chữa khỏi 93%, xử lý đúng tác dụng phụ 69%, xử lý đúng khi quên 55%) [9], [11], [12] Có tỷ lệ cao hơn như vậy có thể là do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, địa điểm, niềm tin vào nhân viên Y tế, nguồn cập nhật thông tin hay thông tin được tư vấn Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt về các vấn đề liên quan đến điều trị ARV là 85% Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (66,2%) [17], nghiên cứu của Tạ Thị Lan Hương 70,9% [11] Điều này cho thấy người bệnh tại phòng khám OPC huyện Văn Chấn được tư vấn, tiếp cận, hỗ trợ nhiều hơn và dễ dàng hơn trong các lần tái khám nên có kiến thức tốt hơn Sự khác biệt này có thể là do điều trị khác tuyến bệnh viện, sự hỗ trợ và niềm tin khác nhau.

Người hỗ trợ: 37,5% người bệnh có người hỗ trợ giúp uống thuốc đúng giờ trong đó chủ yếu là vợ, chồng hoặc bố mẹ, anh chị của người bệnh, 80% người bệnh hài lòng với sự hỗ trợ đó và chỉ có 23% nhận được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình, còn lại là 77% có nhận được sự hỗ trợ Tỷ lê này thấp hơn nhiều so nghiên cứu được thực hiện tại Thanh Hóa (100% có người hỗ trợ, 80% được hỗ trợ tích cực) [23], tại Cần Thơ (97% có người hỗ trợ, 82% được hỗ trợ tích cực) [12] Điều này có thể lý giải như sau, mặc dù khi làm thủ tục xét duyệt người bệnh vào điều trị ARV, bắt buộc người bệnh phải có người hỗ trợ điều trị tại nhà và phải viết giấy cam kết hỗ trợ Tuy nhiên trên thực tế có thể một số người hỗ trợ chỉ đứng tên để làm đủ thủ tục giấy tờ nhưng không sống chung nhà với người bệnh đặc biệt là những người độc thân hoặc sau khi làm thủ tục giấy tờ xong, một số cặp vợ chồng sống ly thân hoặc vợ/chồng chết do bệnh AIDS hoặc người hỗ trợ đã qua đời vì một lý do nào đó nên hiện tại người bệnh không có người hỗ trợ Những đối tượng này cần được cán bộ Y tế tại phòng khám lưu ý để có thể hỗ trợ, tư vấn giúp tuân thủ trong quá trình điều trị HIV Sự không tương đồng trên là do tình trạng hôn nhân, người sống cùng trong mỗi nghiên cứu khác nhau.

Về các biện pháp nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, có 69% đã sử dụng các biện pháp nhắc nhở, như vậy đa số người bệnh đã tự ý thức được việc tuân thủ giờ uống thuốc Tuy nhiên vẫn còn 31% người bệnh không sử dụng biện pháp nhắc nhở nào giúp uống thuốc hàng ngày Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu ở huyện Trạm Tấu (12,5%), ở Thị xã Nghĩa lộ 18,5% Có lẽ do sự chủ quan của một số người hoặc tâm lý muốn giấu bệnh,hoặc sợ mọi người phát hiện tình trạng bệnh rồi xa lánh, kỳ thị Cán bộ Y tế cần quan tâm, xem xét, tư vấn và động viên đối tượng này, giúp người bệnh cảm thấy tin tưởng, yên tâm hơn trong qua trình điều trị ARV.

Mức độ tin tưởng nhân viên Y tế: Trong nghiên cứu này có 52,5% người bệnh rất tin tưởng vào nhân viên Y tế, còn 47,5% lại chỉ tin tưởng Tương đồng với một số kết quả nghiên cứu của Badahdah, Dima, Nozaki [26] Điều này có thể do số lượng người bệnh đến tập trung khám và lĩnh thuốc đông trong khi chỉ có 1 bác sỹ khám, 1 cán bộ tư vấn và 1 cấp thuốc tại phòng khám nên người bệnh phải mất nhiều thời gian chờ đợi khiến tâm lý người bệnh thường nôn nóng do đó cũng làm giảm bớt độ tin tưởng với nhân viên Y tế đồng thời thời gian để tư vấn cũng không có nhiều nên có những vấn đề người bệnh tự tìm cách giải quyết mà không tìm sự tư vấn của nhân viên Y tế phòng khám Điều này cũng cần được các cơ sở lưu ý hơn để bố trí nhân lực cũng như quan tâm, để ý tới tâm tư, tình cảm của người bệnh để việc tuân thủ được tốt hơn.

Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Hiện nay, việc tiếp cận điều trị ARV cho người bệnh HIV bằng thuốc kháng virus hiệu quả cao đang ngày càng được mở rộng, chìa khóa của thành công điều trị ARV là tuân thủ Đạt được sự tuân thủ điều trị ARV là một yếu tố quan trọng quyết định kết quả lâu dài của người bệnh HIV Khi người bệnh HIV tuân thủ điều trị ARV tốt không chỉ cải thiện chất lượng sống của bản thân họ mà còn giảm lây truyền HIV sang người khác Để tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc ARV nhiều quốc gia đã triển khai mô hình tư vấn xét nghiệm và điều trị ARV sớm Ở Việt Nam đang triển khai có hiệu quả với một số người bệnh HIV được điều trị bằng ARV liên tục tăng và tỉ lệ điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế đạt trên 90%. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của điều trị ARV, thông qua khảo sát 200 người bệnh nhằm tìm hiểu thêm về tình trạng tuân thủ điều trị Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị ARV cho người bệnh Kết quả khảo sát cho thấy: Có 70% người bệnh không quên thuốc lần nào trong 1 tháng qua, 15% người bệnh quên thuốc 1 lần và số còn lại là quên từ 2 lần trở lên Phần lớn người bệnh uống thuốc đúng giờ chiếm tỷ lệ 80%, có 10% người bệnh uống thuốc sai giờ 1 lần, còn lại là uống thuốc sai từ 2 lần trở lên Lý do người bệnh uống thuốc sai giờ chủ yếu là do bận việc Tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh trong khảo sát được ghi nhận là82%, phù hợp với những nghiên cứu tại Thị xã Nghĩa Lộ năm 2022 (82,5%), tại huyện Trạm Tấu năm 2022 (82,2%).

Nguyên nhân

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà và các cộng sự (2016) [14] cho rằng thời gian chờ đợi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tuân thủ thuốc của người bệnh thấp Người bệnh có một số ý kiến cho rằng chỉ khám buổi chiều là hơi bất tiện cho việc đi lại và công việc của họ.

Theo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc và cộng sự (2014) [10] cho thấy người bệnh đã kết hôn và sống cùng gia đình có tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV cao hơn,người bệnh không có người hỗ trợ thì nguy cơ không tuân thủ điều trị gấp 2,35 lần so với người bệnh có người hỗ trợ (p=0,018).

Các giải pháp nâng cao sự tuân thủ điều trị ARV

Kết quả khảo sát đã nêu được mối tương quan thuận giữa kiến thức và mức độ tuân thủ điều trị, nhóm có kiến thức đạt tuân thủ tốt hơn gấp 3,04 lần so với nhóm kiến thức không đạt (p=0,002) Vì vậy cần thường xuyên củng cố và nâng cao kiến thức cho người bệnh Cần tư vấn, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện nhiều hơn để người bệnh tham gia vào nhóm đồng đẳng, vào các buổi tập huấn về điều trị cho người bệnh với nội dung và hình thức dễ nhớ, dễ hiểu giúp người bệnh có kiến thức tốt hơn Kiến thức giúp người bệnh hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng, lợi ích của việc tuân thủ tốt và hậu quả xảy ra khi không tuân thủ điều trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc Vì vậy, cần tăng cường giáo dục kiến thức liên quan đến tuân thủ người bệnh có thể tiếp cận thông tin và có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn trong tuân thủ điều trị ARV. Nghiên cứu của Beer, L., & Skarbinski, J (2014), đã đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp điều dưỡng tác động tích cực cải thiện sự tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh với p=0,002 [19] Điều này cho thấy thực tế cần mở các lớp học về kĩ năng sống thường xuyên để cho người bệnh có cơ hội gặp nhau và trao đổi với nhau về cuộc sống, quá trình điều trị, tuân thủ uống thuốc của người bệnh Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ và khuyến khích xây dựng biện pháp hỗ trợ nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, sự quan tâm hơn nữa của gia đình, xã hội đối với người bệnh trong suốt quá trình điều trị Nhân viên Y tế cần tư vấn, tập huấn và hỗ trợ cho người bệnh hiểu được rõ hơn về tác dụng của tuân thủ điều trị và tác hại lớn lao của việc không tuân thủ điều trị Những ảnh hưởng lớn đến với người bệnh khi tuân thủ điều trị không tốt Cần có sự phối hợp giữa nhân viên Y tế với nhóm đồng đẳng viên và người bệnh để đạt được tuân thủ điều trị cao nhất Bên cạnh đó, cần phải có sự kiểm tra chéo giữa nhân viên Y tế và người bệnh, giữa đồng đẳng viên và người bệnh để đảm bảo tuân thủ điều trị được khách quan.

Theo kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị ARV của người bệnh cho thấy, thời gian chờ lấy thuốc quá dài có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn (7,5%) Vì vậy, cần tạo điều kiện tối đa cho người bệnh đi khám lại và lấy thuốc cùng ngày, làm xét nghiện cùng ngày Rút ngắn thời gian chờ đợi khám và cấp phát thuốc cho người bệnh bằng cách tăng thêm phòng khám, nhân viên Y tế để phục vụ người bệnh tốt hơn, nhanh hơn Phối hợp các nhóm đồng đẳng viên để hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị được tốt hơn Nhân viên Y tế cần chuyên nghiệp hơn, cần cố định được bác sĩ khám cho người bệnh, từ đó giúp cho người bệnh có sự thoải mái và sự tin tưởng, luôn lắng nghe tâm sự và chia sẻ của người bệnh về lý do không tuân thủ điều trị.

Phân tích kết quả cho thấy tình trạng hôn nhân của người bệnh cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị ARV Vì vậy, cần tổ chức các buổi tư vấn riêng và chung cho người bệnh để giúp họ có thể hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau và chia sẻ tình cảm, động viên và theo dõi sự tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm người bệnh có thời gian điều trị trên 1 năm có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn nhóm người bệnh có thời gian điều trị dưới 1 năm Người bệnh có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn (35%) so với tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh có độ tuổi thấp hơn Vì vậy, các mô hình can thiệp tư vấn nên được tập trung vào nhóm người bệnh mới mắc, có thời gian điều trị dưới 1 năm và người bệnh từ 30 - 40 tuổi để nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc Giải pháp này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc và cộng sự (2014) [10].

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w