Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓMMôn: Triết học Mác - Lênin---*---ĐỀ BÀI: Trang 2 Nhóm: Lớp: Tổng số sinh viên của nhóm: + Có mặt: + Vắng mặt: Nội dung: Xác định
lOMoARcPSD|11424851 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM Môn: Triết học Mác - Lênin * ĐỀ BÀI: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn LỚP : 4714 NHÓM : 01 Hà Nội, 2022 BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Nhóm: Lớp: Tổng số sinh viên của nhóm: + Có mặt: + Vắng mặt: Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Đề tài: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số … Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá SV ký Đánh giá của GV của SV tên Điểm Điểm GV ký ABC (số) (chữ) tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm + Giáo viên chấm thứ nhất: Trưởng nhóm + Giáo viên chấm thứ hai: - Kết quả điếm thuyết trình - Giáo viên cho thuyết trình: - Điểm kết luận cuối cùng: - Giáo viên đánh giá cuối cùng: Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1 NỘI DUNG I Cặp phạm trù “cái riêng - cái chung” ……………………………………… 1 1 Khái niệm……………………………………………………………………… 1 2 Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất………… 2 3 Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………………… 3 II Vận dụng cặp phạm trù “cái riêng - cái chung” để nhìn nhận quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh…………………………….4 1 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành là đầy đúng đắn và là cái riêng đặc sắc………………… 4 2 Cái chung được vận dụng trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh………………………………………………………… 6 3 Những giá trị đặc sắc, cái đơn nhất trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh……………………………………………… 7 4 Bài học……………………………………………………………………… 10 III Liên hệ……………………………………………………………………….12 KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 13 DANH MỤC THAM KHẢO……………………………………………………14 CHÚ THÍCH…………………………………………………………………… 14 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 LỜI MỞ ĐẦU Triết học – một khái niệm hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống, tưởng như là vô cùng quen thuộc với chúng ta nhưng cũng không kém phần mơ hồ, trừu tượng Lật ngược lại những trang sử của nhân loại, có thể thấy, khi mới ra đời, triết học được coi là đỉnh cao của trí tuệ, được biết đến là hệ thống tri thức lý luận chung xuất hiện sớm nhất trong các loại hình lý luận của con người Nó vẽ ra một bức tranh tổng quát và toàn diện nhất về thế giới khách quan, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học Mác - Lênin là sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người Cho đến nay, chỉ có Triết học Mác – Lênin là mang tính ưu việt hơn cả Theo đó, phép biện chứng duy vật, cùng với hệ thống những nguyên lý, quy luật và phạm trù của nó đã phản ánh sự vật, hiện tượng một cách chính xác Nhờ các phạm trù, triết học nghiên cứu và xác lập các tính chất chung, các mối liên hệ và tương quan giữa các sự vật, các quy luật phát triển tác động trong tự nhiên, trong xã hội, lẫn trong tư duy con người Cái đặc biệt năng động chính là nội dung của phạm trù, bởi nó là kết quả của nhận thức và thực tiễn tất cả lịch sử đã đi qua của loài người Từ đây, chúng em đã lựa chọn đi sâu và nghiên cứu cặp phạm trù thứ nhất, với chủ đề là: “Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, vận dụng để nhìn nhận quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Hi vọng rằng bài nghiên cứu của nhóm 1 chúng em sẽ không chỉ cung cấp cho mọi người một cái nhìn sâu sắc hơn về cặp phạm trù “cái riêng – cái chung” mà còn giúp mọi người biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế để giải quyết các vấn đề trong đời sống hàng ngày NỘI DUNG I Cặp phạm trù “cái riêng - cái chung” 1 Khái niệm: 1.1 Cái riêng: “Cái riêng” là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định tồn tại một cách tương đối độc lập so với sự vật, hiện tượng, quá trình khác 1.2 Cái đơn nhất: Nằm trong phạm trù cái riêng, ta có khái niệm của “cái đơn nhất” là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc tính, tính chất chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở một sự vật, hiện tượng nào khác Khái quát lại, “cái đơn nhất” được dùng để chỉ những đặc tính, đặc điểm chỉ có ở một cái riêng nhất định 1.3 Cái chung: Ngoài hai phạm trù “cái riêng” và “cái đơn nhất”, ta có phạm trù cơ bản thứ ba thuộc về phép biện chứng duy vật Đó chính là “cái chung” “Cái chung” là 1 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 phạm trù triết học được dùng để chỉ những đặc điểm, tính chất, những mặt không chỉ có riêng ở một sự vật, hiện tượng hay quá trình nào mà còn lặp đi lặp lại ở nhiều hiện tượng, sự vật hay quá trình khác Nói ngắn gọn, cái chung có thể hiểu là được dùng để chỉ những thuộc tính lặp lại ở nhiều cái riêng 2 Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất Trong lịch sử triết học có hai xu hướng là duy thực và duy danh đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung Các nhà duy thực cho rằng, cái chung mới là cái có thực vì nó tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng Cái chung mang tính tư tưởng, tinh thần, tồn tại dưới dạng khái niệm chung (theo luận giải thứ nhất) Theo cách lý giải thứ hai thì cái chung mang tính vật chất, tồn tại dưới dạng một khối không đổi, bao trùm tất cả, tự trung với mình hoặc dưới dạng các nhóm đối tượng… Còn cái riêng, có hai xu hướng: hoàn toàn không có (xuất phát từ Plato vốn coi các sự vật cảm tính là không thực, chỉ là cái bóng của những ý niệm) hoặc tồn tại phụ thuộc vào cái chung; là cái thứ yếu, tạm thời, do cái chung sinh ra Còn theo phái duy danh , cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan, chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư duy con người, chỉ là tên gọi của các đối tượng đơn lẻ Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy danh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó (Occam cho rằng cái riêng tồn tại như đối tượng vật chất cảm tính, số khác như Berkeley lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…) Nếu xuất phát từ quan điểm của phái duy thực và duy danh về mối quan hệ giữa cái riêng (sự vật cảm tính) và cái chung (khái niệm, phạm trù) thì chúng ta không thể nào tìm ra được những phương pháp khoa học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn Vì theo quan điểm của phái duy thực thì cái khái niệm, phạm trù (tức là cái chung) tồn tại trước và độc lập với các sự vật, hiện tượng mà chúng phản ánh (cái riêng) Ngược lại, phái duy danh lại coi các khái niệm, phạm trù như là những hình thức tư duy trống rỗng không hàm chứa bất cứ một nội hàm nào Cả hai cách tiếp cận kể trên về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung đều tỏ ra sai lầm xét cả về phương diện bản thể luận lẫn nhận thức luận Xuất phát từ phương pháp luận duy vật – khoa học, triết học Mác –Lênin đã giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và xem xét mối quan hệ đó với quá trình nhận thức của con người Trong “Bút ký triết học”, Lênin cũng đã đề cập đến vấn đề quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung Theo Lênin, dù người ta bắt đầu bằng bất cứ mệnh đề nào, chẳng hạn bắt đầu bằng mệnh đề đơn giản nhất, quen thuộc nhất như “Ivan là một người”, “Giutsơka là con chó”,v.v, thì ngay ở đó người ta đã thấy có phép biện chứng rồi, phép biện chứng đó thể hiện ở chỗ “cái riêng là cái chung” và “bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá mà liên hệ với những cái riêng khác, thuộc loại khác” Qua đó, ta có thể lý giải mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác-Lênin như sau Thứ nhất, cái chung tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình; nó không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng ( tức là cái chung không tách rời mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ) Ví dụ, thuộc tính chung là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả một quốc gia, dân tộc, của thủ đô chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể như Hà Nội, Mátxcơva, 2 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Viêng Chăn, Phnôm Pênh…Thứ hai, cái riêng “chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung”; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung Giữa cái riêng ấy bao giờ cũng có những cái chung giống nhau Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến Ví dụ, trong một lớp học có 30 sinh viên, mỗi sinh viên coi như “một cái riêng”; 30 sinh viên này (30 cái riêng) liên hệ với nhau và sẽ đưa đến những điểm chung: đồng hương (cùng quê), đồng niên (cùng năm sinh), đồng môn (cùng học một thầy/cô), đều là con người, đều là sinh viên, v.v Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng so với cái chung là bộ phận, bản chất và sâu sắc so với cái riêng Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất, nhưng cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại Do vậy, cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng Ví dụ, cái chung của thủ đô là thuộc tính “trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một quốc gia” Nhưng, từng thủ đô cụ thể còn có nhiều nét riêng khác về diện tích, dân số, vị trí địa lý, v.v Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện xác định Cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất khi nó đã là cái cũ, lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp Cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung khi nó đã là cái tiến bộ, cách mạng và ngày càng trở nên phù hợp với quy luật khách quan 3 Ý nghĩa phương pháp luận: Từ việc phát hiện và phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, triết học Mác-Lênin đã rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người như sau Trước hết muốn nhận thức được cái chung, bản chất thì xuất phát từ cái riêng Vì “cái chung” chỉ tồn tại trong và thông qua “cái riêng”, nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về “cái chung” trong “cái riêng” chứ không thể ngoài “cái riêng” Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu “cái chung”, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người Thứ hai, nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra “cái chung” và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo “cái riêng” Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái riêng” mà không gia nhập vào “cái chung”, nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung” Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa Nếu không chú ý đến sự cá biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp thu cái hay từ bên ngoài Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh Thứ ba, không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải 3 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 quyết những vấn đề riêng Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại bên ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa lý luận thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện Nếu bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ không có định hướng mạch lạc Cuối cùng , trong hoạt động thực tiễn ta cần chủ động tác động vào sự chuyển hóa cái mới thành cái chung để phát triển nó và cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó Bởi trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành “cái chung” nếu điều này có lợi Ngược lại, phải tìm cách làm cho “cái chung” tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người II Vận dụng cặp phạm trù “cái riêng - cái chung” để nhìn nhận quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” (17.7.1966) của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là lời hiệu triệu, là khát vọng, và niềm tự hào của các dân tộc Độc lập, tự do, hạnh phúc là những giá trị và là mục tiêu phấn đấu của bất cứ dân tộc nào trong thời đại ngày nay Phấn đấu cho dân tộc độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân là cơ sở cho sự phát triển bền vững Với ý nghĩa đó, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ giá trị của độc lập tự do là chân lý vĩnh hằng của các dân tộc Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn bản, có tầm chiến lược, trong đó, vấn đề hàng đầu là kiên định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới của đất nước và thời đại, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" Đó là, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc” Đây chính là con đường cứu nước đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới Con đường này chính là sự đúc kết của một tiến trình lịch sử, kết quả của những tháng ngày gian lan, vượt qua hoàn cảnh của Người Do vậy, cần nhìn nhận đúng đắn con đường cứu nước vĩ đại của Người 1 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành là đầy đúng đắn và là cái riêng đặc sắc Từ thế kỷ XVIII-XIX, Thế giới đã có những biến chuyển vô cùng sâu sắc, giai cấp tư sản lần lượt nắm chính quyền và thực hiện các biện pháp nhằm phát huy 4 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 tối đa quyền lực nhà nước Do vậy, các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa dần nổ ra Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858 và chính thức đặt ách thống trị lên đất nước ta vào năm 1884 Trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình và phản bội lại quyền lợi của dân tộc rất nhiều phong trào yêu nước chống Pháp theo các khuynh hướng khác nhau đã nổ ra khắp 3 miền đất nước Điển hình là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo [1] Tuy nhiên những phong trào ấy đều không giành được sự thắng lợi Nguyên nhân của những thất bại đó là do thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến Giai cấp phong kiến trở thành giai cấp phản động, bán nước, làm tay sai cho thực dân Pháp Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu không có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập tự do Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng không thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng Tận mắt chứng kiến sự thất bại nặng nề của chính những phong trào này người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm bơi ra biển lớn, tìm ra cho dân tộc một con đường cách mạng đúng đắn Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin Tháng 7/1920 qua báo Nhân đạo của Pháp Người đọc bản sơ khảo lần thứ nhất “Luận cương thứ nhất về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin Bản luận cương của Lênin như luồng ánh sáng chiếu rọi vào tâm hồn và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc, đem đến cho Người một nhãn quan chính trị mới và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam Từ đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định được con đường cứu nước của mình: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội Có thể thấy con đường tìm đường cứu nước của bác là một hành trình riêng lẻ nhất định độc lập và là cái riêng đầy phong phú và đặc sắc Từ một sự lựa chọn đúng và khởi đầu một hướng đi đúng, với ý chí, quyết tâm và sự phấn đấu không mệt mỏi cho con đường mình đã Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi từ bến cảng Sài Gòn năm xưa đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi đến độc lập và thống nhất, tự do và hạnh phúc, ngày một phát triển bền vững Đồng thời, cũng từ một sự khởi đầu đúng đắn đó, kiên định con đường cách mạng do Người và Đảng đã chọn, và cho đến ngày này - một nước Việt Nam độc 5 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 lập , tự do, hạnh phúc ngày càng phát triển vững mạnh và phồn vinh đã khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế 2 Cái chung được vận dụng trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tuy con đường Bác chọn là một con đường độc lập, riêng biệt nhưng cũng tồn tại những mặt được lặp lại tương đồng so với các nhà yêu nước đi trước giả như là của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Ba hành trình là ba cái riêng nhất định nhưng cái chung vẫn tồn tại trong cái riêng và được biểu hiện thông qua cái riêng Bởi như đã nói thì cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, và bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong mối liên hệ với các cái riêng khác Giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có những cái chung giống nhau.Vậy nên giữa những cái riêng là quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh hay là của Phan Bội Châu, và của Phan Châu Trinh thì chắc chắn sẽ có những cái chung Và những cái chung ấy bao gồm: Thứ nhất, các con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh đều xuất phát từ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cùng một tình thương dành cho nhân dân lao động Sinh ra trong gia đình giàu lòng nhân ái, có tinh thần yêu nước sâu đậm, cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều đã nhận được sự giáo dục và nuôi dưỡng lòng yêu nước và truyền thống dân tộc sâu sắc đó là tình thương người, thương dân Chính chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ: dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ, cũng chẳng khác gì dưới chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ và dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ ở Bắc Kỳ Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục Hoặc là trong tác phẩm “Ái Quốc”, Phan Bội Châu cũng tự cảm thán rằng “Nay ta hát một thiên ái quốc/Yêu gì hơn yêu nước nhà ta.” Chính động lực này đã thúc đẩy Bác và hai nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, phải đi tìm một con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giúp nhân dân được sống tại một đất nước độc lập, hạnh phúc và ấm no Thứ hai, quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay là của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để cứu nước Nghĩa là cả ba nhà cách mạng đều hoạt động cả trong lẫn ngoài nước Một lý do nhằm giải thích vấn đề này chính là các nhà cách mạng đã nhận thấy những mặt hạn chế thời đại của phong trào Cần Vương hay cả khởi nghĩa Yên Thế Các phong trào, khởi nghĩa như trên đều mang theo khuynh hướng phong kiến và đều đã thất bại Bởi lẽ, các cuộc khởi nghĩa đấu tranh chỉ giải quyết được một mặt mâu thuẫn cơ bản, quan trọng hơn là giai cấp phong kiến, địa chủ đã không còn khả năng dẫn dắt dân tộc thực hiện giải phóng đi đến thắng lợi được Do đó chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu hay là Phan Châu Trinh đều đã ra nước ngoài để học tập, tuy nhiên không phải cái nào cũng học tập bên nước khác mà vẫn phải phù hợp với dân tộc, đất nước Tuy nhiên, nếu xét dựa trên hai cái riêng là quá trình tìm ra con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh thì dễ thấy, ngoài những cái chung nêu trên, còn có những cái chung khác ở hai cái riêng này là đều đi theo con đường dân chủ tư sản, đều sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay đế quốc 6 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Pháp, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến chuyển và phân hóa cùng với đó là sự du nhập của trào lưu cách mạng thời kì cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “Dân nước và nước dân”: Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là “cứu dân để cứu nước” còn con đường cứu nước của Phan Bội Châu lại là “cứu nước để cứu dân” Không chỉ thế cả 2 phong trào đều thúc giục lòng yêu nước của nhân dân đương thời, tạo nên trong lòng xã hội những mầm mống, tư tưởng thúc đẩy sự phát triển của những con đường cứu nước theo những khuynh hướng khác, sử dụng được sức mạnh của nhân dân làm gốc Như vậy trong quá trình tìm ra con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuất hiện những cái chung Quả đúng vậy, cái chung chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua cái riêng, tồn tại trong cái riêng không có cái chung nào tồn tại hay biểu hiện ngoài cái riêng Do vậy những cái chung nêu trên đều tồn tại thông qua cái riêng là quá trình tìm ra con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai cái riêng khác nữa là quá trình tìm ra con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh 3 Những giá trị đặc sắc, cái đơn nhất trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Trong quá trình đi tìm con đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài những cái chung thì còn xuất hiện những cái đơn nhất, cái đặc thù Đó là những giá trị đặc sắc mà con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem tới.Phải khẳng định rằng, trước Nguyễn Tất Thành đã có những người Việt Nam xuất dương cứu nước Chỗ khác nhau cơ bản ở đây không phải ở hành động xuất dương, mà ở cách đi, hướng đi và mục đích ra đi khi quyết định xuất dương của Bác so với các bậc tiền bối Điểm thứ nhất là, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã tìm hiểu sâu sắc các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới Người đề cao những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhưng Người cũng nhận thức rõ và phê phán bản chất không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Đây là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc khẳng định một cách dứt khoát rằng: Con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng Điểm thứ hai là mục đích sang phương Tây của Hồ Chí Minh cũng khác và thể hiện tầm nhìn vượt trội so với những nhà cách mạng tiền bối Tuy rất khâm phục các sĩ phu dũng cảm tìm đường đấu tranh cứu dân, cứu nước nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng sớm nhận ra những hạn chế trong con đường của các vị ấy Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc 7 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 này “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương” Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến, mà con đường theo lập trường phong kiến thì đã hết thời… Nguyễn Tất Thành xác định mục đích ra đi tìm đường cứu nước hoàn toàn khác: tìm một con đường cứu nước mới để dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập thật sự trong đó chủ yếu phải là “đem sức ta mà giải phóng cho ta” Rõ ràng, trước lúc ra đi Người đã nhận thức một cách rõ ràng, cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng Điểm thứ ba là cách đi, nếu như các bậc tiền bối đưa người sang phương Đông bằng tiền quyên góp của các hào phú yêu nước, từ sự viện trợ; thì Bác ra đi bằng đôi bàn tay trắng, tự lao động, tự kiếm tiền để sống và để đi, cách đi ấy thể hiện sự tự chủ (trước hết là tự chủ về tài chính) Người trực tiếp hòa nhập vào cuộc sống thực tiễn bằng lao động để mở mang nhận thức, tìm ra chân lí Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà Rồng của Thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp Người làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động (phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh…) Gần mười năm, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Tất Thành đã có nhận thức quan trọng là: Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao động của con người Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến Nhưng cách mạng xong rồi dân chúng vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng Từ đó, Người đi đến kết luận: “chúng ta đổ xương máu để làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này” Nguyễn Tất Thành đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị Điều đó đã giúp Người có một nhận thức quan trọng: Nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị; cùng nhau thực hiện nguyện vọng chung là độc lập, tự do Như vậy, sự sáng tạo của Người còn được biểu hiện ở triết lý hành động, ở kiểm chứng mọi lý thuyết trong thực tiễn và bằng thực tiễn, hiện thân nhân sinh bằng dấn thân Điểm thứ tư là Người hoàn toàn không đứng ngoài để quan sát, tìm tòi và học hỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dấn thân vào trung tâm cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, vào trung tâm cuộc đấu tranh của phong trào công nhân ngay giữa lòng châu Âu tư bản chủ nghĩa Nhờ đó, Bác nhận ra mối quan hệ giữa con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Đặc biệt, nhận ra mối quan hệ giữa đấu tranh giải phóng dân tộc với đấu tranh giải phóng giai cấp Nhận ra các mối quan hệ ấy, Nguyễn Ái Quốc giác ngộ sâu sắc khẩu hiệu của Lênin “Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết lại” Và cũng từ đó, với Người, 8 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 cuộc đấu tranh để giành lại độc lập cho dân tộc không thể “đứng một mình” mà nhất thiết phải là một bộ phận của cuộc đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc Nhất thiết phải đặt công cuộc giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới Điểm thứ năm là hướng đi, Nguyễn Tất Thành không chỉ đi sang Pháp mà còn sang Anh, sang Mỹ và một số nước châu Âu Còn đi đến nhiều nước khác ở châu Phi có cùng thân phận thuộc địa “được” văn minh phương Tây “khai hóa” như nước Việt Nam của mình Các lý do hấp dẫn đưa Người đến nước Pháp là những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của chính quốc mà Người được nghe, biết và sự tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa mà Người đã chứng kiến Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và những tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp và các nước khác Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam Nguyễn Tất Thành đã đi đến nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát, chọn cho riêng mình con đường trải nghiệm thực tế ở các quốc gia trên thế giới, với 30 năm bôn ba ở nước ngoài (1911-1941), bàn chân của Người đã từng in dấu trên 3 đại dương, 4 châu lục (Âu, Á, Phi, Mỹ) và khoảng ba chục quốc gia Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp, Bác đã tiếp xúc nhiều nền văn hóa, chính trị và đã dần hiểu rõ thực chất của nền văn minh tư sản, nền dân chủ tư sản dưới các hình thức khác nhau của nó Ngày 6 - 7 - 1911 (sau một tháng lênh đênh trên biển), tàu cập cảng Macxay lần đầu tiên đặt chân đến nước Pháp, Bác thấy ở nước Pháp cũng có người nghèo khổ, thấy cảnh của nhà thổ và gái làm tiền, Người đặt câu hỏi: “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta”, qua nhiều lần tiếp xúc, Người nhận ra rằng: “Người Pháp ở Pháp tốt và lễ phép hơn người Pháp ở Đông Dương” Đến các thuộc địa của Pháp, Người thấy rằng, những người Pháp thực dân rất hung ác và vô nhân đạo Người thấy nhiều người Pháp hết sức căm phẫn khi biết những tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa Người nhận ra rằng, trong cuộc chiến đấu để giải phóng đồng bào, giành độc lập cho Tổ quốc, chúng ta không cô độc, bên cạnh chúng ta còn có những người bạn Pháp dân chủ, chân chính… Đến Mỹ, quê hương của bản Tuyên ngôn độc lập, tại đây Người vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa nghiên cứu lịch sử hình thành nước Mỹ Nguyễn Tất Thành đã đọc và nghiền ngẫm bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ Có thể coi đó là một sự kiện rất quan trọng, bởi bản tuyên ngôn này đã gây cảm hứng cho Người trên hành trình đi tìm đường cứu nước sau này Trong bản Tuyên ngôn độc lập này, Nguyễn Tất Thành rất thích câu: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” Bác thường đến thăm khu Haclem của người da đen, đây được coi là “cái đáy” của nước Mỹ – nơi bộc lộ rõ nhất bản chất của xã hội tư bản Sự bần cùng ở khu vực người da đen vẫn hiện lên rất rõ như một minh chứng về sự tương phản giàu nghèo mạnh mẽ Bởi vậy, khi tới thăm tượng nữ thần tự do tại Mỹ, Bác đã có trăn trở: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà 9 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 đạp Bao giờ thì người da đen mới hết bị chà đạp? Bao giờ thì người da đen và người phụ nữ mới có bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc?” Như vậy, cho tới lúc này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nắm được bản chất khái quát của thế giới hiện tại, đó là thiểu số người giàu cai trị và áp bức người nghèo Các nước giàu mạnh xâm lược, thống trị và đàn áp các nước nhược tiểu Bạo lực, bất công, bóc lột thay cho “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” và “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” Những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc Người quyết tâm tìm con đường giải phóng mà Người đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, ngày 18/6/1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam ở Pháp, Người đã gửi tới hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam Như vậy với tư cách đại diện cho người dân của một dân tộc thuộc địa, bản yêu sách của nhân dân An Nam của Nguyễn Ái Quốc mang giá trị như một đòn tấn công trực diện đầu tiên vào chủ nghĩa đế quốc đã gây ra một tiếng vang lớn cho nhân loại Như vậy, những trải nghiệm thực tế phong phú trong 10 năm đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp người nhận thức rõ bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột của nền dân chủ tư sản, thấy rõ trên thế giới này ở đâu nhân dân lao động cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, vì vậy trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân chúng ta không đơn độc, bên cạnh chúng ta có những người bạn chính quốc yêu hòa bình, dân chủ và những nước thuộc địa khao khát tự do, từ đó mà hình thành trong Bác tư tưởng đại đoàn kết quốc tế để giành độc lập – một điểm mới trong tư tưởng của một người yêu nước trẻ, khác hẳn với các bậc tiền bối trước đó Bằng hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua tầm nhìn hạn chế, ảo tưởng mong chờ sự giúp đỡ của các chính phủ đế quốc đã từng tồn tại ở một số nhà yêu nước khác cùng thời Nguyễn Ái Quốc nhận rõ, trong thế giới chỉ có “một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” Có thể thấy sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong hành trình tìm đường cứu nước đang song hành với cả dân tộc trong thế kỷ XXI Người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh đã mang lại cho dân tộc ta con đường cứu nước, cứu dân với những đóng góp đầy sáng tạo của Người “Hãy làm đi khi chúng tôi còn trẻ” - câu ngạn ngữ phương Tây rất đúng với thực tiễn cuộc đời Hồ Chí Minh Người đã hiến dâng tuổi trẻ, bằng sự dũng cảm, sáng tạo đã làm nên một Nguyễn Ái Quốc - ngôi sao sáng nhất trên bầu trời cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX Tư tưởng, nhân cách của Hồ Chí Minh trở thành một tài sản tinh thần quý báu của dân tộc ta, trở thành vốn minh triết đối ứng trong quá trình cọ xát, đối diện, bản địa hoá các lý thuyết khác nhau trong thế giới đương đại 4 Bài học Qua những vận dụng cặp phạm trù “cái riêng và cái chung” để nhìn nhận con đường cứu nước của Bác, dễ thấy, quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác không chỉ truyền ý chí, cảm hứng, khát vọng cho thanh niên, mà còn giúp thanh 10 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 niên Việt Nam rút ra nhiều bài học quý báu trong cuộc sống, học tập, công tác, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trước hết là bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc, phát triển đất nước Lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập của Người luôn soi đường cho các thế hệ thanh niên Việt Nam Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, với tình yêu Tổ quốc cao cả, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc, tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng Thứ hai là về nghị lực và rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực, phấn đấu không ngừng và không được tự mãn Cả quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện Thanh niên ngày nay phải luôn có ý thức tự rèn thái độ sống đúng đắn, ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó sáng tạo Bối cảnh hiện nay đòi hỏi mỗi thanh niên phải luôn làm giàu cho bản thân tri thức, sức khỏe, kỹ năng, phải luôn có khát vọng vươn tới những tầm cao, nếu thỏa mãn, thanh niên sẽ sớm bị tụt hậu Tiếp theo là tinh thần tự học, học tập suốt đời Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi đến khắp năm châu Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học, tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng Cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học tập, học tập suốt đời, vừa học tập vừa hoạt động cách mạng Học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân Với thế hệ trẻ ngày nay, nhất là đối với sinh viên chúng ta, phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt và coi tự học là nhu cầu, thói quen, hành vi hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt Ngoài ra, cái riêng trong con đường cứu nước của Bác cũng là một tấm gương sáng để thế hệ thanh niên học tập và noi theo Thứ tư là phải biết kết hợp tiến bộ của nhân loại với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc Bài học của Bác tiếp tục truyền cảm hứng cho thanh niên ngày nay phải luôn nỗ lực học tập, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo những trào lưu, các tiến bộ, cái tinh hoa của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam Bối cảnh hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày nay giúp thanh niên có điều kiện để học những tinh hoa và phù hợp của các trào lưu trên thế giới nhưng không được phụ thuộc, không được dựa dẫm vào người khác, phải tiếp thu có chọn lọc trên nền tảng các giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc, tiếp thu những giá trị mới để làm giàu bản sắc dân tộc, để tạo thành những “ cái đơn nhất “ cho văn hoá Việt Nam Cuối cùng cần phải tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt Với trí tuệ thiên tài của mình, Người đã tiếp nhận những giá trị chung và mới của nhân loại 11 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước nhà và tương thích với sự vận động, xu thế phát triển mới trong quá trình tiến hóa của loài người Ngày nay, học tập tinh thần đó, mỗi thanh niên phải thực sự chủ động và sáng tạo trong các hoạt động của mình để tìm ra được cái độc đáo, cái đơn nhất từ những cái chung và trong cái riêng Mục tiêu tầm nhìn 2030, khát vọng 2045 của dân tộc đòi hỏi mỗi thanh niên hôm nay phải luôn có tinh thần đổi mới sáng tạo, luôn trăn trở tìm hướng đi mới, cách tiếp cận mới đối với mỗi vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, dấn thân vào những nhiệm vụ mới đầy khó khăn hơn Nhớ Bác, học Bác để mỗi bạn trẻ ngày càng nỗ lực hơn trong tự rèn luyện, không ngừng sáng tạo, phấn đấu vì một Việt Nam hùng cường như tâm nguyện và khát vọng cháy bỏng của Người III Liên hệ Nghiên cứu, học tập các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật với những người sinh viên, cụ thể hơn là việc khắc sâu mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, để hiểu đúng, rõ vấn đề là vô cùng quan trọng Bởi lẽ, trong cuộc sống thường nhật sẽ có vô vàn những sự vật, hiện tượng cùng các quá trình khác nhau Khi đó, nếu nắm rõ kiến thức về cặp phạm trù “cái riêng và cái chung” thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận thức, vận dụng và đánh giá đúng, thấy được những điểm chung giữa những cái riêng, thấy được cái đơn nhất, điểm độc đáo khác biệt, từ đây hệ thống hóa được vấn đề rút ra được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng Do vậy, mà sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, đầy đủ nhất Ví dụ như khi học môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, chúng ta có hai khái niệm là “pháp luật” và “đạo đức”, đây là hai cái riêng, những quy tắc xử sự chung mang đặc điểm của quy phạm xã hội là cái chung và trong những cái riêng đó còn có những cái đơn nhất, đó là điểm khác biệt mà chỉ mình pháp luật có hoặc chỉ có ở đạo đức Hơn nữa, nếu đánh giá, nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay quá trình theo hướng của cặp phạm trù ‘cái riêng và cái chung” thì sẽ giúp sinh viên loại bỏ những lối tư duy chủ quan, thiếu tính sáng tạo, lệ thuộc và dễ gây nhầm lẫn Việc nhìn nhận theo hướng cặp phạm trù này, tức đánh giá một cái riêng thông qua cái chung và cái đơn nhất Khi đó sự vật hiện tượng sẽ được đánh giá dựa trên những đặc điểm chung với những sự vật hiện tượng khác và dựa trên những điểm sáng tạo, riêng có Việc nhìn nhận đánh giá vấn đề như vậy sẽ trở nên khách quan; không dập khuôn, máy móc Tuy nhiên đòi hỏi ở sinh viên bên cạnh những kiến thức tiếp thu từ giảng đường thì cần có sự tìm tòi, rèn luyện, trau dồi thêm nhiều kiến thức… để có một cái nhìn khách quan, đa chiều; giúp sinh viên dễ dàng áp dụng với thực tiễn cuộc sống mà không dừng lại là những lý thuyết Tóm lại, trong cuộc sống, nếu nhìn nhận đánh giá đúng cái riêng và cái chung sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, hiệu quả Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung là đặc biệt cần thiết với sinh viên thời đại mới 12 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 KẾT LUẬN Tựu chung, cặp phạm trù “cái riêng và cái chung” đã đem đến cái nhìn bao quát, toàn diện với nhiều khía cạnh khác nhau Cái riêng phong phú, đa dạng; cái chung sâu sắc, cụ thể Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng là chìa khóa giải quyết nhiều mặt của cuộc sống và con người “Cái riêng và cái chung” của phép biện chứng duy vật đã góp phần khẳng định triết học Mác - Lênin có khả năng đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy Lịch sử phát triển của dân tộc, từ cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhìn nhận, đánh giá đúng đắn Con đường cứu nước của Người là một quá trình độc lập, riêng biệt và đầy độc đáo Người đã đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới, hướng tới độc lập, tự do và hạnh phúc Với sinh viên, mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã giúp sinh viên nhìn nhận và đánh giá khách quan về quá trình học tập và làm việc của bản thân, từ đó định hướng kế hoạch học tập và làm việc một cách hiệu quả hơn 13 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 DANH MỤC THAM KHẢO * Giáo trình: 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia Sự thật 2021 2 GS TS Phạm Văn Đức, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Giáo Dục 2019 * Báo: 1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam https://dangcongsan.vn 2 Báo điện tử Báo Quân đội Nhân dân https://www.qdnd.vn * Sách: 1 Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, Tập 1 2 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H.2000, Tập 1 CHÚ THÍCH [1] - Phan Bội Châu: Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại làng Đan Nhiễm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An Ông là một người yêu nước và một nhà cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” Là một người yêu nước và cách mạng, lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật; năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế Ông mất ở đây năm 1940 Con đường cứu nước của Phan Bội Châu theo khung hướng bạo động vũ trang Với nhiệm vụ Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du…) và chủ trương là vận 14 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dù được phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kết quả cuối cùng là đi đến sự thất bại Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ Điểm mạnh ở đây chính là cụ đã biết tiếp thu những kết quả trong công cuộc đổi mới của Nhật Bản nhưng cũng chính vì lẽ này mà cụ đã xác định sai con đường cứu của mình, cụ chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp Nhưng thực tế cho thấy một điều khá rõ ràng rằng, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”, cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc Do vậy, chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” - Phan Châu Trinh: Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày 9- 9-1872 (năm Tự Đức thứ 23 - Nhâm Thân), quê quán làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ, nay là thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Con đường cứu nước mà Phan Châu Trinh đã chọn là “cứu dân để cứu nước” theo khuynh hướng cải cách dân chủ Với nhiệm vụ Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền” và Chủ trương là Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường Phong trào cứu nước của Phan Châu Trinh cũng góp phần cổ vũ tinh thần tự lập, tự cường, tư tưởng giáo dục, tư tưởng chống lạc hậu của nhân dân ta Tuy vậy, không thể không nói đến nguyên nhân chủ yếu làm khuynh hướng này cuối cùng cũng đi vào con đường của sự thất bại như phong trào của cụ Phan Bội Châu chính là sự ảo tưởng trong mục đích muốn ôn hòa và yêu cầu Pháp có thể thay đổi phương thức bóc lột nhân dân ta mà sau này Nguyễn Ái Quốc đã có câu nhận xét như sau: “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” 15 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 16 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)