Bác là người thứ 21 được vinh danh trên toàn cầu từ trước đến năm 1987.HCM có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con
Trang 1H C VI N NGÂN HÀNG Ọ Ệ KHOA LÝ LU N CHÍNH TR Ậ Ị
BÀI T P L N Ậ Ớ
H c phầần: Tu t ọ ưở ng Hồầ Chí Minh
CH ĐỀỀ 8 Ủ : Phát huy vai trò c a sinh viên trong xây d ng nêền ủ ự
văn hóa Vi t Nam hi n nay ở ệ ệ
Giảng viên: Nguyễn Hải Yến Nhóm sinh viên: nhóm 7 Nhóm lớp: PLT06A
Trang 2Hà Nội – 2022
Danh sách thành viên
Trang 3I Quan đi m c a Hồồ Chí Minh vềồ văn hóa ể ủ
a, Quan niệm HCM về văn hóa
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Tư tưởng của Người về văn hoa, đạo đức và nhân văn cùng với tấm gương đạo đức mẫu mực của Người, Người xứng đáng được tổ chức UNESCO vinh danh “ Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” Bác là người thứ 21 được vinh danh trên toàn cầu từ trước đến năm 1987
HCM có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người + Văn hóa có nội hàm rất rộng: văn hóa không chỉ bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất mà mà còn bao gồm cả những giá trị tinh thần.
+ Văn hóa chính là sản phẩm của con người.
+ Văn hóa giúp con người tồn tại và phát triển.
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến thức thượng tầng của xã hội Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có
bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn: văn hóa đơn giả là trình độ học vấn của con người.
- Tiếp cận theo “ phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
b, Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
- Trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
+ HCM đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:
1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong
xã hội.
Trang 44- Xây dựng chính trị: dân quyền.
5- Xây dựng kinh tế.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: HCM khẳng định nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng Trong Đề cương văn hoá Việt Nam của
Đảng năm 1943, Đảng ta và CT HCM Đã khẳng định: “Để tiến tới một nền văn hoá
xã hội chủ nghĩa, cuộc giải phóng dân tộc sẽ cơ cấu lại nền văn hoá truyền thống theo ba nguyên tắc lớn "dân tộc hoá, đại chúng hoá, khoa học hoá"
- Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa khoa học xã hội: HCM chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Quan điểm HCM về xây dựng nền văn hóa mới: một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn
II Quan điểm HCM về các vấn đề chung của văn hóa
a, Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
Văn hoá được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú
ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá
- Văn hóa trong quan hệ với chính trị.
+ Chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển Người chỉ ra rằng, "Xưa kia
chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không thể nảy sinh được","dân tộc bị nô
lệ thì văn nghệ cũng mất tự do" Khi đất nước còn bị nô lệ thì văn hoá cũng chung số phận nô lệ, tuyệt đại bộ phận nhân dân bị đoạ đầy trong cảnh tối tăm, dốt nát Vì vậy chính chị có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng
+ Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, văn hóa phải phục
vụ nhiệm vụ chính trị.
- Văn hóa trong quan hệ với kinh tế.
+ Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ
sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy.Kinh tế
là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, xây dựng kiến trúc
Trang 5thượng tầng
+ Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy cho kinh tế phát triển.
- Văn hóa trong quan hệ với xã hội.
+ giải phóng cách mạng, giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng xã hội, đưa Đảng cộng sản VN lên cầm quyền thì mới giải phóng được văn hóa.
Sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển, ngược lại mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa
b, Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa
Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng.
- Văn hóa là mục tiêu
+ Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.
+ Văn hóa là mục tiêu, là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ.
- Văn hóa là động lực
Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi Văn hóa là động lực có thể nhận thức ở các phương diện sau:
+ Văn hóa chính trị : có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để
thực hiện độc lập, tự chủ, tự cường
+ Văn hóa văn nghệ: nâng cao lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và niềm tin vào
thắng lợi cuối cùng của cách mạng
+ Văn hóa giáo dục: diệt giặc dốt, xóa mù chữ, nâng cao trình dộ dân trí, mang trên
mình sứ mệnh “trồng người”
+ Văn hóa đạo đức, lối sống: đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nâng cao
phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới cac giá trị chân, thiện, mỹ động lực lớn thúc đẩy phát triển cách mạng
+ Văn hóa hướng con người từ cái hiện có vươn tới cái lý tưởng, từ cái chưa hoàn thiện vươn tới cái hoàn thiện luôn luôn ở phía trước.
Văn hóa là một mặt trận
Trang 6- Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng.
- Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy Chân lý này cũng đã được chứng minh trong suốt chiều dài hàng ngàn năm của
lịch sử đất nước Văn hóa còn thì dân tộc còn Những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật phải là những chiến sĩ vững vàng, điều này vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay
-Văn hoá có tác dụng sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội
cũ xây xã hội mới Văn hoá tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng ngoại xâm theo
tinh thần "Văn minh thắng tàn bạo"
- Chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang.
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
- Tư tưởng HCM phản ánh khát vọng của nhân dân Mọi hoạt động văn hóa phải
trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật Văn
hóa vừa phản ánh thực tiễn đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của nhân dân, vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của cái đẹp
- Người chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng.
- Nhân dân phải là người hưởng thụ các giá trị văn hóa Nghệ sĩ phải liên hệ và
đi sâu vào đời sống của nhân dân để thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhân dân, cuộc đời số phận biết bao con người
1 Sinh viên là chủ thể sáng tạo mọi giá trị văn hóa
- Sinh viên đã chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại
- Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ
Trang 7- Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào
hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương
- Hội Sinh viên Việt Nam đã đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt
Đa phần sinh viên là những người có giáo dục, năng lực và tư duy cao, và có đạo đức tốt vì vậy nói sinh viên là lực lượng trưởng thành,
có bản lĩnh , có tinh thần xây dựng tổ quốc về mọi mặt đặc biệt là văn hóa
2 Sinh viền h ưở ng th các giá tr văn hóa ụ ị
Hưởng thụ đời sống vật chất và văn hóa tinh thần là một nhu cầu chính đáng, quyền cơ bản của con người Được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa chính là một trong những yếu tố cơ bản để góp phần không ngừng xây dựng, bồi đắp, hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cao đẹp cho con người, làm cho con người ngày càng nhân văn hơn, tiến bộ hơn
Các giá trị văn hóa mà con người được hưởng thụ là tất cả những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã được kết tinh, trao truyền từ đời này sang đời khác; là những tác phẩm thuộc các loại hình văn học, nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh,
ca múa nhạc, điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh, ); là những mỹ tục, nghi lễ, tín ngưỡng tốt đẹp, của cộng đồng, của đất nước
Văn hóa là những giá trị tốt đẹp đã được hình thành, kết tinh, hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, là thành quả lao động sáng tạo của thế hệ này tiếp thế hệ khác Vì vậy, mỗi công dân không chỉ có quyền nghiên cứu, tiếp cận các giá trị văn hóa của dân tộc mình, mà còn được tiếp cận, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới
Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc quy định quyền tiếp cận các giá trị văn hóa là mở “cánh cửa tâm hồn”, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội được mở rộng giao lưu, học hỏi, tiếp thu những giá trị nhân văn cao cả đã được
Trang 8nhân loại tiến bộ thừa nhận, qua đó không ngừng làm giàu giá trị văn hóa cho mỗi cá nhân và cộng đồng, dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Đó là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để các thế hệ người Việt Nam sáng tạo những giá trị mới cho đất nước và giao lưu văn hóa với quốc tế, tỏa sáng cùng chân dung vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc”,
“Danh nhân văn hóa ” thế giới Sinh viên có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa
Sinh viên có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam:
thuật, di sản văn hóa
Trong pháp luật Việt Nam, quyền thưởng thức các giá trị văn hóa trong văn học, nghệ thuật, di sản văn hóa được quy định trong các văn bản pháp luật với các hình thức khác nhau như tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa Luật Di sản văn hóa quy định tổ chức, cá nhân có quyền tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa; tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa Thông qua tham quan, nghiên cứu, giá trị và ý nghĩa của di sản văn hóa mới được lan tỏa Bên cạnh đó, sinh viên còn được nghe, đọc, xem các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các lễ hội truyền thống
Để các hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là các hoạt động nghệ thuật có chất lượng cao đi vào cuộc sống, Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu theo quy định của pháp luật; đầu tư cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống,
Trang 9tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nghệ thuật thế giới; tài trợ biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng và biểu diễn tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao, tác phẩm nghệ thuật phục vụ thiếu niên, nhi đồng; đào tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật trẻ
2 Sinh viên có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 18 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền quy định: “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng”
Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân; Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ
sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo Đây là những
sự đảm bảo rất quan trọng để người dân có thể thực hiện được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa có trong tôn giáo, tín ngưỡng
3 Sinh viên có quyền sử dụng ngôn ngữ
Sinh viên có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc thể hiện và lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc Bên cạnh đó, nhu cầu hội nhập cũng yêu cầu mỗi người phải sử dụng nhiều ngôn ngữ để mở rộng giao lưu, hợp tác Vì vậy, việc khẳng định quyền sử dụng ngôn ngữ bao gồm quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp có ý nghĩa rất lớn Ngôn ngữ chính là một giá trị văn hóa được kết tinh trong giao tiếp từ ngàn đời của các dân tộc và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa khác
4 Sinh viên có quyền thực hành lối sống văn hóa
Lối sống là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người Xây dựng đời sống văn hóa
Trang 10nói chung, lối sống văn hóa nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi phải có quyết tâm cao của toàn xã hội và của từng cá nhân Đời sống văn hóa là môi trường thuận lợi để mọi người thực hành lối sống văn hóa Thực hành lối sống văn hóa ở đây được hiểu ở cả nghĩa thực hiện những thói quen hành xử đẹp vốn có và tiếp cận những lối sống đẹp, tích cực từ người khác, nơi khác
5 Sinh viên có quyền áp dụng phong tục tập quán
Phong tục tập quán là những cách thức ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình Nó được đúc rút và hình thành trong tiến trình lịch sử, được cộng đồng thừa nhận, tuân thủ và truyền trao cho các thế hệ kế tiếp Cách ứng xử này chính là những hoạt động sống đã trở thành thói quen của con người, được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Cùng với sự phát triển của xã hội và sự chọn lọc của thời gian, hiện nay, xã hội vẫn còn tồn tại nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, là công cụ quan trọng để điều chỉnh những mối quan hệ cụ thể xảy ra trong cộng đồng
6 Sinh viên có quyền tiếp cận và hưởng thụ các tri thức dân gian
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức
về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác
Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống; đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức; có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của pháp luật về thuế
3 Thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên hiện nay ( ưu điểm)