Chức năng của UBND quận Tây HồUBND quận Tây Hồ là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, quản lýphạm vi lãnh thổ của Quận theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết củaHĐND quận và c
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
~~~~~~*~~~~~~
BÁO CÁO THỰC TẾ
Học phần : Kỹ thuật điều hành công sở Thành viên nhóm:
1 Nguyễn Thị Vân Anh - 2005QTVA008
2 Phí Thị Lan - 2005QTVA044
3 Lê Thị Nga - 2005QTVA 056
4 Dương Thu Phương – 2005QTVA067
5 Đặng Thị Ánh Sáng - 2005QTVA072
HÀ NỘI – 2022
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ GIỚI THIỆU VỀ UBND QUẬN TÂY HỒ 2
I Một số khái niệm cơ bản 2
1.1 Khái niệm văn hóa 2
1.2 Khái niệm công sở 2
1.3 Khái niệm văn hóa công sở 3
II Tổng quan về UBND quận Tây Hồ 3
2.1 Vài nét về UBND quận Tây Hồ 3
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Tây Hồ 4
2.3 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ 6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 7
I Nội dung cơ sở vật chất 7
II Nội dung xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Tây Hồ 8
2.1 Giá trị hữu hình 8
2.2 Giá trị vô hình: 9
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC 10
I Những kết quả đạt được 10
II Những hạn chế còn tồn đọng 11
III Nguyên nhân của những tồn đọng 11
IV Giải pháp 12
TỔNG KẾT 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Chuyến đi thực tế đến các cơ quan, doanh nghiệp luôn là hoạt động vô c甃
ý nghĩa, không ch椃ऀ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời mà còn gi甃Āp các sinh viên
có cái nhìn sâu hơn và chân thực hơn về cơ quan, doanh nghiệp thông qua những chia s攃ऀ chân thực Nhận thấy được những lợi ích đó, nhóm ch甃Āng em đã chọn UBND quận Tây Hồ là địa điểm, là nơi để tìm hiểu và khảo sát về văn hóa, cơ sở vật chất tại công sở Tại đây, nhóm ch甃Āng em đã có cơ hội được tham quan trực tiếp các phòng ban, quá trình làm việc, văn hóa, môi trường làm việc … và nhóm
đã nhìn nhận được một số điều như sau:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ GIỚI THIỆU VỀ UBND
QUẬN TÂY HỒ
I Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm văn hóa
Theo UNESCO: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
1.2 Khái niệm công sở
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước
Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân
Trang 4Là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức quản lý, môi trường - cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức nhằm xây dựng 1 công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đ甃Āng pháp luật và hiệu quả
Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản
lý nhà nước
1.3 Khái niệm văn hóa công sở
Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn, duy trì và phát huy từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người trải qua các nền văn minh khác nhau, với các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau, thể hiện bản chất của nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định
II Tổng quan về UBND quận Tây Hồ
2.1 Vài nét về UBND quận Tây Hồ
UBND QUẬN TÂY HỒ
Địa chỉ: 657 Lạc Long Quân - Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 04 756 33 96
Website: https://tayho.hanoi.gov.vn
Trang 5Quận Tây Hồ là một đơn vị Hành chính được thành lập theo Nghị định số 69/CP của Chính Phủ ban hành ngày 28/10/1995 và được UBND thành phố Hà Nội giao cho nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn bắt đầu từ ngày 01/01/1996
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý: - Phía Đông giáp với quận Long Biên
- Phía Nam giáp với quận Ba Đình
- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm
- Phía Tây giáp với Từ Liêm và quận Cầu Giấy
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Tây Hồ
2.2.1 Chức năng của UBND quận Tây Hồ
UBND quận Tây Hồ là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, quản lý phạm vi lãnh thổ của Quận theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND quận và cơ quan cấp trên trong các lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An ninh –
xã hội, Quốc phòng, … cụ thể là:
- Về phát triển kinh tế, công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, dịch vụ y tế, công nghiệp môi trường…
Trang 6- Về thu chi ngân sách của địa phương trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan đảm bảo việc thu đ甃Āng, thu đủ và thu kịp thời các loại thuế cũng như các loại thu khác
- Về tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, c甃
- Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội: thực hiện các nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
UBND quận Tây Hồ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự ch椃ऀ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương
2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Tây Hồ
UBND quận Tây Hồ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Có nhiệm vụ ch椃ऀ đạo điều hành thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra trong hoạt động quản lý nhà nước, vụ thể là:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ANQP, QP dài hạn và hằng năm của quận
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của quận trình HĐND c甃 thực hiện kế hoạch
- Xây dựng chương trình, công tác hằng năm của UBND quận, các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND quận về kinh tế- xã hội, ANQP
- Xây dựng quy chế làm việc của UBND quận, công tác tổ chức bộ máy và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước
Trang 7- Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt do UBND quản lý hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của Luật Khiếu Nại tố cáo
- Kiểm điểm, đánh giá công tác ch椃ऀ đạo, điều hành của tập thể và mỗi các nhân thành viên của UBND quận hằng năm
- Giải quyết những vấn đề khác mà pháp luật quy định thẩm quyền của UBND quận
2.3 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ
Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ gồm có: 01 Chủ tịch, 03 Phó chủ tịch, 12 phòng và 6 ban chuyên môn
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền UBND quận Tây Hồ:
Trang 8CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
I Nội dung cơ sở vật chất
Khi đến trụ trở UBND quận Tây Hồ tại Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ,
Hà Nội, trụ sở làm việc được xây dựng đảm bảo thẩm mỹ, kết cấu nhưng vẫn toát lên được sự lịch sự, oai nghiêm vốn có ph甃 nhiệm vụ của mình UBND có màu vàng trắng kết hợp hài hòa, mái màu xanh tham
Khuôn viên phía được trồng cây xanh, cây cảnh, hoa, … tạo môi trường xanh mát, thoáng đãng Khuôn trang công sở sạch sẽ khang trang, Phía bên trong sảnh hành lang các tầng của trụ sở làm việc cũng được đặt một số chậu cây xanh
Mỗi phòng làm việc tại UBND đều được sắp xếp, bố trí ph甃 nghi cơ bản tại phòng làm việc như: bàn làm việc, các thiết bị làm việc như máy tính, máy in, điện thoại để bàn, điều hòa, quạt máy, bòng đèn, … ngoài ra còn có các thiết bị khác ph甃
Hiện nay, trụ sở cơ quan UBND quận và các phòng, ban chuyên môn đang
sử dụng hệ thống mạng cáp quang tốc độ cao, kết nối với máy chủ của Thành phố
Có 100% máy tính được kết nối Internet Tiếp tục duy trì hệ thống họp trực tuyến tại quận và 8 phường, đảm bảo kết nối 24/7
Việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động điều hành nội bộ: Duy trì, nâng cấp kết nối liên thông quản lý văn bản và điều hành với trục liên thông văn bản Quốc gia; thống nhất liên thông 3 cấp của Thành phố và tích hợp chữ ký số chuyên d甃 của Chính phủ
Việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: Tiếp tục duy trì
và triển khai có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Trang 9Duy trì vận hành các màn hình cảm ứng, trang thiết bị CNTT phục vụ công tác tuyên truyền và hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại các tổ dân phố theo hình thức xã hội hóa Duy trì các kênh tiếp nhận ý kiến góp ý, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quận và các phường
Hiện tại thì trụ sở làm việc của UBND quân vẫn đang trong quá trình được cải tạo, ch椃ऀnh trang lại nội thất các phòng làm việc, thay mới toàn bộ hệ thống cửa
đi, cửa sổ, vách kính, cải tạo toàn bộ sảnh, hành lang các tầng; lắp đặt và thay mới
hệ thống điều hòa; Xây dựng mới 2 nhà để xe, cải tạo tổng thể sân vườn, tường rào, cổng Điều này tạo sự bền vững, góp phần cải tạo cơ sở vật chất cho trụ sở quận khang trang hơn, đồng thời thực hiện sắp xếp, phân chia diện tích làm việc cho cán bộ ph甃
II Nội dung xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Tây Hồ
2.1 Giá trị hữu hình
Về văn hóa giao tiếp ứng xử: CB, CC có thái độ lịch sự, tôn trọng Ngôn ngữ
giao tiếp rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt Giao tiếp và ứng xử với nhân dân, CB, CC rất nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn
rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc CB, CC không
có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, CB, CC có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác
Về trang phục: Tại cơ quan hoặc khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức
ăn mặc gọn gàng, lịch sự Về lễ phục của cán bộ, công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong buổi lễ, cuộc họp trọng thể các cuộc tiếp khách nước ngoài Lễ phục của Nam: Bộ comple, áo sơ mi, cravat Lễ phục của nữ: áo dài truyền thống, bộ comple nữ
Bài trí công sở: Việc thực hiện treo Quốc huy, Quốc kỳ theo đ甃Āng quy định.
Cơ quan có biển tên, các phòng làm việc có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên,
Trang 10chức danh cán bộ, công chức Sắp xếp, bài trí phòng làm việc vô c甃 ngăn nắp, khoa học, hợp lý…
Mọi hoạt động công vụ đều có nề nếp, kỷ cương; văn minh, lịch sự, ứng xử
có văn hóa mỗi người cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại UBND quận đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao
Các phòng, ban, đơn vị trong UBND quận đều thực hiện những quy chế, quy định chung của cơ quan một cách nghiêm t甃Āc và xây dựng lề lối làm việc khoa học,
nề nếp, tạo dựng môi trường làm việc văn minh, duy trì các mối quan hệ, ứng xử tốt đẹp với đồng nghiệp
Việc giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, nơi công cộng trong cơ quan được chấp hành nghiêm ch椃ऀnh Mỗi cá nhân tự sắp xếp đồ đạc, ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ
Có ý thức giữ gìn tài sản, trang thiết bị của cơ quan và bảo vệ cây xanh…thực hiện tốt nội quy kỷ luật của cơ quan Thực hành tiết kiệm tiết kiện điện, nước, sử dụng ô
tô, văn phòng phẩm…, h甃Āt thuốc đ甃Āng nơi quy định
Lãnh đạo luôn quan tâm đến văn hóa công sở, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, mỗi cá nhân đều được thể hiện, và có cơ hội phát huy hết khả năng của mình Giữa lãnh đạo và nhân viên luôn được tôn trọng lẫn nhau, tổ chức nề nếp có trên có dưới
2.2 Giá trị vô hình:
Giá trị vô hình trong văn hóa công sở tại UBND quận Tây Hồ là sự cộng hưởng giữa văn hóa chung của tổ chức và văn hóa của các cá nhân trong tổ chức
đó, đó là nề nếp, tác phong làm việc khoa học, hợp lý, hợp pháp
Văn hóa công sở ở đây là sự cạnh tranh lành mạnh, phối hợp và trân trọng kết quả làm việc của các cộng sự; là sự tự hào của cá nhân về tổ chức và sự gắn bó
tự thân, tích cực của các thành viên làm việc trong công sở
Trang 11Một yếu tốt quan trọng nhất ở UBND quận Tây Hồ đó là khát vọng cống hiến, được cống hiến và sự hài lòng của các thành viên
Niềm tin và truyền thống là yếu tố bắt nguồn từ hoạt động công sở và được môi trường nuôi dưỡng Sự ảnh hưởng của người lãnh đạo, quản lý và uy tín của
họ đối với nhân dân được phản ánh ra bên ngoài
Các cán bộ, công chức, viên chức xây dựng các chuẩn mực đạo đức công vụ
ở nội quy; vận dụng thực hiện tốt các nội quy đó và quan tâm đến việc đấu tranh trước những hành vi vi phạm
Sự gắn bó của các cán bộ, công chức, viên chức trong UBND quận được thể hiện khi các họ tin yêu nhau, phấn đấu vì mục tiêu chung, tương trợ gi甃Āp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA
CÔNG CHỨC
I Những kết quả đạt được
Thứ nhất, đã đáp ứng cơ bản các nguyên tắc, yêu cầu trong văn hóa ứng xử.
Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết công chức đều nắm được và có khả năng vận dụng tốt các nguyên tắc trong văn hóa ứng xử
Thứ hai, đảm bảo thực hiện đ甃Āng các quy định của pháp luật về văn hóa ứng
xử, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị liên quan đến văn hoá ứng xử
Thứ ba, đại đa số công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ có
văn hóa ứng xử cao, vận dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ ứng xử trong giao tiếp hiện có Một số công chức đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao cũng như có thái độ chân thành, cởi mở thân thiện, linh hoạt trong khi ứng xử và giải quyết công việc cho công dân, tổ chức; tạo không khí giao tiếp cởi mở, người dân
Trang 12tin cậy, hài lòng khi giao tiếp với công chức; đồng thời, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý trước các cuộc giao tiếp với công dân
II Những hạn chế còn tồn đọng
Thứ nhất, một số công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ chưa
quán triệt tốt, chưa nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong văn hóa ứng xử nên dẫn đến trạng ứng xử chưa đ甃Āng chuẩn mực, chưa đạt hiệu quả như mong muốn Đồng thời, còn có những công chức mới ch椃ऀ nắm được một số nguyên tắc, chưa hiểu và vận dụng một cách thống nhất hệ thống các nguyên tắc thực hiện văn hóa ứng xử trong công sở nói chung, tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng
Thứ hai, trong quá trình áp dụng, vận dụng văn hóa ứng xử đối với công
dân, tổ chức vẫn còn những hạn chế nhất định như thái độ chưa đảm bảo tính lịch
sự, trang trọng trong công sở mà còn mang tính xuề xòa, đại để; việc giải thích, hướng dẫn các quy trình, thủ tục cho công dân, tổ chức có l甃Āc còn mang tính chất chiếu lệ, chưa hết trách nhiệm, chưa nhiệt tình
Thứ ba, việc vận dụng văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức tại bộ phận
một cửa UBND quận Tây Hồ chưa phát huy hết công năng cần thiết nhằm góp phần vào xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đồng thời, chưa đáp ứng được các yêu cầu cải cách hành chính, hướng đến xây dựng nền hành chính nhà nước văn minh, hiện đại trên địa bàn Thủ đô nói riêng, nền hành chính quốc gia nói chung
III Nguyên nhân của những tồn đọng
Thứ nhất, đội ngũ công chức chưa quán triệt sâu sắc về văn hóa ứng xử, quy
tắc ứng xử, những tiêu chuẩn chung đối với công chức và quy tắc ứng xử của công chức khi giao tiếp, ứng xử với công dân, tổ chức trong môi trường làm việc của nền hành chính hiện đại
Thứ hai, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử, thực hiện văn
hóa ứng xử còn chưa thực sự được quan tâm đ甃Āng mức Chưa có những lớp học
Trang 13bồi dưỡng chuyên sâu về giao tiếp - ứng xử trong hoạt động hành chính cho đội ngũ công chức
Thứ ba, do số lượng công việc cần giải quyết là tương đối lớn, tính chất
công việc phức tạp, áp lực trong công việc lớn nên hầu như đội ngũ công chức tại
bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ chủ yếu tập trung thời gian, tâm huyết cho công việc chuyên môn, kỹ thuật, ít quan tâm đến việc rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, ứng dụng, vận dụng văn hóa ứng xử; trong quá trình thực hiện giao tiếp công vụ lại tranh thủ giải quyết công việc khác nên thiếu
sự tập trung khi giao tiếp; các áp lực tâm lý tạo nên tinh thần, thái độ tiêu cực khi thực hiện văn hóa ứng xử với công dân, tổ chức và kể cả đồng nghiệp
Thứ tư, cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với thực hiện văn
hóa ứng xử của công chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ chưa cụ thể, chặt chẽ
Thứ năm, hạn chế trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa
UBND quận Tây Hồ còn do những nguyên nhân từ phía công dân như: có những công dân có tâm lý đòi hỏi quyền lợi mà không gắn với việc thực hiện các nghĩa vụ tương đương, ứng xử với công chức thiếu lịch sự, ngôn từ không có tính chuẩn mực, thái độ nóng nảy, quát tháo, thậm chí chửi bới
IV Giải pháp
1 Nâng cao nhận thức của công chức về văn hóa ứng xử: Trong đào tạo, bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho đội ngũ công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng nếu xem vấn đề trung tâm của giáo dục như một quá trình văn hóa thì để phát huy được nguồn lực con người, cần xác định được nhu cầu đào tạo của mỗi cơ quan, tô chức Từ đó đưa ra những chương trình, nội dung, phương pháp ph甃
2 Xây dựng, ban hành bộ quy tắc ứng xử: Bộ quy tắc ứng xử cho công chức
là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua, điều