Những nguyên tắc ấy sẽ giúp công sở không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các công sở;tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình điều hành; nâng cao được trình độ cán bộ t
lOMoARcPSD|38594337 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÊN ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ TÌM HIỂU THỰC TIỄN CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI BỘ Y TẾ BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Kỹ thuật điều hành công sở Mã phách: Hà Nội – 2021 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 LỜI CAM ĐOAN Tôi thực hiện đề tài “Trình bày các nguyên tắc điều hành công sở Tìm hiểu các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin tự chịu trách nhiệm về thông tin tôi sử dụng trong bài của mình Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2021 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến Giảng viên môn Kỹ thuật điều hành công sở đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian qua, đó sẽ là nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá Trong quá trình làm đề tài, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2021 2 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN 2 PHẦN MỞ ĐẦU .4 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ 6 1 Một số khái niệm liên quan: .6 2 Nội dung của tổ chức điều hành hoạt động công sở: .6 3 Mục đích của điều hành công sở: .6 4 Các nguyên tắc điều hành công sở 7 - Tuân thủ pháp luật hiện hành: 7 Chương 2: NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI BỘ Y TẾ 12 1 Khái quát chung về Bộ Y tế: 12 2 Các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế: 12 2.1 Tuân thủ pháp luật hiện hành: 12 2.2 Nguyên tắc công khai: 14 2.3 Nguyên tắc liên tục: 15 2.4 Nguyên tắc phân công rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ phận: 16 2.5 Nguyên tắc đảm bảo sự dân chủ trong quá trình điều hành: 19 2.6 Nguyên tắc mệnh lệnh điều hành có tính nhất quán: 20 PHÂN KẾT LUẬN .21 DANH MỤC THAM KHẢO .22 PHỤ LỤC 23 3 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 PHẦN MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài: Để cho một con thuyền có thể đi được, đến được đích thì cần có một người thủy thủy giỏi, có thể điều hành được con tàu Và đối với một công sở cũng vậy, muốn công sở đó hoạt động được, đạt được hiệu quả trong công việc thì cần phải có những nguyên tắc để có thể điều hành được công sở đó Những nguyên tắc ấy sẽ giúp công sở không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các công sở;tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình điều hành; nâng cao được trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công sở nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các công sở Tuy nhiên, nếu những nguyên tắc đó không đúng với mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ và của công sở thì công sở không thể hoạt động được, và cũng không thể đem lại những hiệu quả trong công việc Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguyên tắc điều hành công sở, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ “Trình bày các nguyên tắc điều hành công sở Tìm hiểu các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế” Qua đó, tìm phân tích các nguyên tắc điều hành công sở tại Bộ Y tế để hiểu rõ hơn những nội dung cơ sở mà học phần Kỹ thuật điều hành công sở mang lại cho bản thân, nhằm áp dụng được vào những thực tiễn cần thiết cho sau này - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về thời gian: Từ khi Bộ Y tế được thành lập tại cho tới nay Phạm vi về không gian: Bộ Y tế Nội dung nghiên cứu: Các nguyên tắc điều hành công sở Tìm hiểu các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Mục đích: làm rõ nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất là khái quát về nguyên tắc điều hành công sở Thứ hai là tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế Thứ ba là đánh giá các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát, phương pháp khảo sát, điều tra, - Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Đối với Bộ Y tế: Góp phần tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế Từ đó, đánh giá các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế Đối với bản thân: Ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào nghiên cứu một cơ quan, tổ chức cụ thể, từ đó tích luỹ cho bản thân những kinh nghiệm để phát triển bản thân trong môi trường làm việc tương lai 5 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ 1 Một số khái niệm liên quan: 1.1 Công sở: - Theo ThS Nguyễn Thị Thu Hà: Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp Nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của Nhà nước - Xét ở góc độ phục vụ Nhà nước: Công sở là các là tổ chức giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định - Xét về hình thức tổ chức: Công sở là một cơ cấu bao gồm các phương tiện vật chất và con người để thực hiện công vụ Nhà nước, là trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan Nhà nước, do Nhà nước lập ra - Xét trên phương diện pháp lý: Công sở là một pháp nhân, được sử dụng quyền lực công để giải quyết công việc theo luật định 1.2 Nguyên tắc điều hành công sở: Điều hành công sở là những hoạt động điều hòa phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong một công sở để hướng đến thực hiện nhiệm vụ chung của công sở hoặc giải quyết một hoạt động cụ thể 2 Nội dung của tổ chức điều hành hoạt động công sở: - Xác định các công việc cụ thể theo mục tiêu hoạt động của công sở - Xác định quy trình thực hiện các công việc nhất định - Xác định trách nhiệm thực hiện công việc - Xác định những điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện công việc - Triển khai công việc trong thực tế và đánh giá kết quả đạt được 3 Mục đích của điều hành công sở: - Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các công sở 6 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình điều hành - Đảm bảo sự phát triển bền vững của các công sở - Nâng cao được trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công sở - Xây dựng được nề nếp làm việc khoa học 4 Các nguyên tắc điều hành công sở - Tuân thủ pháp luật hiện hành: Điều hành công sở phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế hay tuân theo quy định của pháp luật Đây là nguyên tắc xuyên suốt cơ bản trong hoạt động quản lý công sở Điều này có nghĩa là: - Mọi quyết định điều hành phải đúng thẩm quyền pháp luật quy định và chịu trách nhiệm trước phấp luật về quyết định của mình - Các hoạt động điều hành (quản lý, sử dụng nhân sự; quản lý, sử dụng nguồn lực vật chất; xây dựng bộ máy tổ chức…) phải theo đúng qui định của pháp luật Nguyên tắc tuân thủ pháp luật hiện hành đảm bảo cho hoạt động điều hành trong công sở diễn ra một cách hợp pháp, tránh lạm quyền, đảm bảo tính công bằng, lợi ích hợp pháp, đồng thời tạo ý thức tự giác cho các thành viên trong công sở - Nguyên tắc công khai: - Nguyên tắc này được thể hiện ở việc công khai trong nội bộ công sở và công khai trước đối tượng phục vụ của công sở Nghĩa là mọi thành viên trong công sở phải được biết những công việc trong hoạt động điều hành công sở Việc công khai hóa các công việc có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, thông 7 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 qua chương trình, kế hoạch; thông qua việc kiểm tra đánh giá công việc, bao gồm các vấn đề: - Công khai nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế, nghĩa vụ, quyền lợi của các cá nhân, bộ phận trong công sở - Công khai trong việc chi tiêu tài chính, sử dụng quỹ phúc lợi và việc phân phối các lợi ích vật chất cho cán bộ, công chức - Công khai khen thưởng, kỉ luật, thi tuyển lao động Việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động điều hành công sở tạo sự hiểu biết và hợp tác trong công việc, giúp công việc trở nên linh hoạt, đạt được những hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho hoạt động kiểm tra giám sát, tránh tình trạng cục bộ quan liêu, lạm quyền, tham nhũng - Nguyên tắc liên tục: Nguyên tắc liên tục có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hành công sở Với nguyên tắc này chúng ta có thể hiểu đó là việc đảm bảo cho mọi hoạt động, công việc luôn được diễn ra thường xuyên, đều đặn, không bị trì trệ Nguyên tắc liên tục này được xây dựng và ban bố dựa trên các quan niệm của nhà quản trị, “Quản lý điều hành chính là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục và thông suốt qua việc phối hợp chặt chẽ mọi chức năng theo quy chế được đề ra tại nơi công sở.” Tính liên tục thể hiện trước hết trong quan hệ điều hành (thông tin quản lý được truyền đạt kịp thời, nhanh chóng, không bị gián đoạn) Ngoài ra đó còn là sự phát triển liên tục của công việc, mọi việc thực hiện tốt, không bị bỏ dở; thường xuyên trong kiểm tra, đánh giá 8 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Việc thực hiện nguyên tắc liên tục trong hoạt động điều hành công sở giúp đảm bảo các hoạt động chấp hành, điều hành được tiến hành liên tục, tránh ách tắc, ngưng trệ; đảm bảo tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; cung cấp được nhiều dịch vụ công theo nhu cầu của công dân - Nguyên tắc phân công rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ phận: Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Trách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả” Quyền hạn là Quyền của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật Nguyên tắc phân công rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận là nguyên tắc quan trọng và cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động điều hành công sở Việc phân định rõ ràng, khoa học giúp cho nhà quản lý không bị chồng chéo, không bị bỏ quên các công việc trong quá trình điều hành công sở Nó cũng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong công sở khi thực hiện công việc được giao, thúc đẩy mọi người làm việc có hiệu quả phục vụ mục tiêu chung của cơ quan Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công việc và đặc biệt góp phần khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh của người quản lý Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân còn là cơ sở để kiểm tra, đánh giá cá nhân và tổ chức Tùy theo đặc thù của mỗi công sở, vị trí công tác, trình độ chuyên môn, địa vị pháp lý, thẩm quyền của đơn vị, khối lượng và tính chất công việc, cơ cấu của đơn 9 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 vị mà có sự phân công khác nhau song đều phải đảm bảo sự rõ ràng, có thể xác định trách nhiệm về công việc Nguyên tắc này cho phép các nhóm và các cá nhân hoạt động, phát huy được năng lực chủ động sáng tạo của mình trên cơ sở tìm ra những biện pháp thích hợp và phối hợp tốt công việc của các cá nhân và bộ phận với nhau Nguyên tắc này bao gồm: - Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi vị trí công việc - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị trong tổ chức - Nguyên tắc đảm bảo sự dân chủ trong quá trình điều hành: Nguyên tắc dân chủ được hiểu là quyền tham gia bàn bạc vào công việc chung, tôn trọng quyền lợi của các thành viên trong công sở Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ chủ thể hiện được bản chất của nhà nước ta trong thực hiện công vụ; tăng cường sự hỗ trợ và cam kết thực hiện và quan trọng hơn càng có nhiều người tham gia xây dựng chính sách thì chính sách càng dễ phản ánh những khát vọng và bận tâm của người dân Đồng thời nguyên tắc này giúp thu hút được sự sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, tránh sự lạm quyền Nguyên tắc dân chủ được biểu hiện bởi việc cán bộ, công chức có thể đóng góp ý kiến qua hội nghị cán bộ, công chức cơ quan; góp ý trực tiếp với lãnh đạo hay phiếu hỏi trong quá trình nghiện cứu, dự thảo quyết định điều hành công sở Tuy nhiên, nguyên tắc dân chủ cần phải được thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Dân chủ phải gắn liền với công khai, công khai phục vụ cho dân chủ và dân chủ được thể hiện qua công khai - Nguyên tắc mệnh lệnh điều hành có tính nhất quán: 10 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Nhất quán là trong mọi quyết định và chủ trương cũng như trong xây dựng các kế hoạch, hệ thống điều hành… luôn có tính thống nhất từ trước tới sau, mệnh lệnh của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với mệnh lệnh của cơ quan cấp trên và không có sự mâu thuẫn trái ngược nhau Trong trường hợp có thay đổi mệnh lệnh, phải có sự giải thích rõ ràng, hủy bỏ mệnh lệnh cũ Nguyên tắc mệnh lệnh điều hành có tính nhất quán là một nguyên tắc quan trọng Nó giúp cho hoạt động điều hành công sở tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn về quy trình, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm,… Đối với người thi hành, mệnh lệnh nhất quán góp phần giúp họ có thái độ tích cực với công việc, bởi họ không phải lo lắng về việc phải đáp ứng yêu cầu của nhiều người cùng một lúc Tử đó các mối quan hệ và bầu không khí trong công sở cũng phần nào được cải thiện TIỂU KẾT Qua chương 1, tác giả đã khái quát về các nguyên tắc điều hành công sở Từ đó, làm cơ sở đến chương 2 tìm hiểu về các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế 11 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Chương 2: NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI BỘ Y TẾ 1 Khái quát chung về Bộ Y tế: Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lí Nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lí của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Bộ quản lí theo quy định của pháp luật Bộ Y tế là một trong mười ba Bộ đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, ra mắt nhân dân lần đầu vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 Bộ trưởng đầu tiên là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch Ngày 2/3/1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến cho hợp nhất Bộ Y tế, Bộ Lao động và Bộ Cứu tế Xã hội thành Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động, Bộ trưởng là Trương Đình Tri Nhưng đến ngày 3/11/1946 thì tách ra thành Bộ Y tế như cũ trong Chính phủ Liên hiệp Quốc dân, Bộ trưởng là Hoàng Tích Trý Bộ Y tế giữ nguyên từ đó đến hiện nay Hình ảnh Ban lãnh đạo đương nhiệm của Bộ Y tế được thể hiện tại phụ lục 1 2 Các nguyên tắc điều hành công sở được áp dụng tại Bộ Y tế: 2.1 Tuân thủ pháp luật hiện hành: Trong hoạt động điều hành công sở tại Bộ Y tế, nguyên tắc Tuân thủ pháp luật hiện hành được thể hiện qua nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau Tiêu biểu nguyên tắc ấy được thực hiện Văn hóa công sở được quy định tại: 12 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế Thông tư này được ban hành dựa trên: 1 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; 2 Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; 3 Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 09 tháng 12 năm 2005; 4 Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009; Cụ thể một số điều tại Thông tư trên: “Điều 3 Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao 1 Những việc phải làm: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; 13 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có) 2 Những việc không được làm: a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi; c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.” Đó chính là biểu hiện của nguyên tắc tuân thủ pháp luật hiện hành trong hoạt động điều hành công sở tại Bộ Y tế 2.2 Nguyên tắc công khai: Ngày 03/04/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1796/QĐ-BYT về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ Trong đó, Bộ Y tế thực hiện việc công khai dự toán và quyết toán về tài chính và xây dựng cơ bản, các dự án hỗ trợ, viện trợ, mua sắm, sử dụng trang thiết làm việc, phương tiện đi lại, công khai quản lý sử dụng trụ sở làm việc và các tài 14 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 sản khác trong cơ quan đến toàn thể cán bộ, công chức đơn vị mình; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ công chức về ý thức phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí Ngoài ra, Bộ Y tế triển khai hệ thống quản lý đường dây nóng ngành Y tế, những phản ánh đúng của người dân về những tiêu cực đối với nhân viên ngành y tế đã được công khai xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, cụ thể từ năm 2017 đến giữa năm 2020 đã có 5.247 cán bộ y tế bị nhắc nhở Cho nghỉ việc: 22 đối tượng, điều chuyển sang bộ phận khác: 86 đối tượng, khiển trách: 350 đối tượng, cắt thi đua: 456 đối tượng, cách chức: 13 đối tượng Hình ảnh bị can Nguyễn Quốc Anh (ngoài cùng bên trái), nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai và các đồng phạm trong vụ án nâng khống thiết bị y tế tại Bệnh viên Tim Hà Nội ở phụ lục 2 2.3 Nguyên tắc liên tục: Nguyên tắc liên tục trong hoạt động điều hành của Bộ Y tế được biểu hiện bởi sự liên tục hướng dẫn đào tạo trong ngành y tế : Theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế: “Đào tạo liên tục các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.” (Theo Điều 3) “Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm […] Việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là một trong những tiêu chí để thủ 15 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế […] Người đứng đầu cơ sở y tế có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ y tế được tham gia các khóa đào tạo liên tục.” (Theo Điều 4) “Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.” (Theo Điều 6) 2.4 Nguyên tắc phân công rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ phận: Hiện nay, ban lãnh đạo đương nhiệm của Bộ Y tế bao gồm: 1 Bộ trưởng: GS.TS Nguyễn Thanh Long 2 Thứ trưởng: TS Trương Quốc Cường PGS.TS Nguyễn Trường Sơn Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên GS.TS Trần Văn Thuấn Chức năng nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế là người đứng đầu Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Y tế và trực tiếp giải quyết các công việc bao gồm: - Chỉ đạo, điều hành Bộ Y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật - Phân công công việc cho các Thứ trưởng - Phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết một số công việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ - Ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; 16 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Y tế hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công - Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, ngành Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Y tế: - Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao - Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ - Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công - Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật - Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc - Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền - Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật 17 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc - Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận thuộc Bộ Y tế Tại Điều 3, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ đã quy định về Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế bao gồm 23 bộ phận, trong đó: Khối các đơn vị tham mưu: 1 Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng 2 Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em 3 Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế 4 Vụ Bảo hiểm y tế 5 Vụ Kế hoạch - Tài chính 6 Vụ Tổ chức cán bộ 7 Vụ Hợp tác quốc tế 8 Vụ Pháp chế 9 Văn phòng Bộ 10 Thanh tra Bộ Khối các đơn vị chức năng: 1 Cục Y tế dự phòng 2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS 3 Cục An toàn thực phẩm 4 Cục Quản lý Môi trường y tế 5 Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo 18 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 6 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh 7 Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền 8 Cục Quản lý Dược 9 Cục Công nghệ thông tin 10 Tổng cục Dân số Khối các đơn vị sự nghiệp 1 Viện Chiến lược và Chính sách y tế 2 Báo Sức khỏe và Đời sống 3 Tạp chí Y Dược học 2.5 Nguyên tắc đảm bảo sự dân chủ trong quá trình điều hành: Ngày 21/11/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp Nhóm đối tác y tế với chủ đề Tham vấn Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) Với mục tiêu thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 20 về công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới Thành phần tham dự buổi họp bao gồm có đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế; các ngân hàng phát triển, các tổ chức phi Chính phủ; đại biểu đến từ các Ủy ban của Quốc Hội, Văn phòng Chính phủ, các Ban Đảng, các Bộ, Ban ngành, Sở Y tế các Tỉnh/Thành phố và các đơn vị liên quan Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, cùng với sự phối hợp của các Bộ, Ngành, các Cơ quan có liên quan, đến nay, Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã hoàn thành, trong đó tập trung vào một số nội dung thay đổi mang tính căn bản, có tác động lớn đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Ngành Y tế Đây là cuộc họp giúp cho Bộ Y tế có thể ghi nhận được ý kiến đóng góp cho việc chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Luật Qua cuộc họp nêu trên ta có thể thấy tính 19 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 dân chủ được thể hiện qua việc Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các đại biểu sau khi nghe trình bày về Dự thảo Luật và các chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế, sẽ có những ý kiến đóng góp, trao đổi một cách tích cực để Dự thảo Luật được đầy đủ, toàn diện và bảo đảm tính khả thi sau khi được ban hành Hình ảnh các đại biểu chụp ảnh tại buổi họp Nhóm đối tác Y tế được thể hiện tại phụ lục 3 2.6 Nguyên tắc mệnh lệnh điều hành có tính nhất quán: Nguyên tắc mệnh lệnh điều hành có tính nhất quán trong Bộ Y tế được biểu hiện thông qua các văn bản Quyết định được ban hành trong quá trình điều hành công sở, cụ thể như sau: Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS (hiện đã được thay thế bởi Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019) Dựa trên văn bản trên của Bộ Y tế, ngày 13/08/2019, Cục phòng chống HIV/AIDS đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-AIDS về việc "Can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm MSM" Quyết định này đã cụ thể hóa hướng dẫn của Bộ Y tế trong vấn đề can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm MSM (nam quan hệ tình dục với nam) Văn bản Quyết định của Cục phòng chống HIV/AIDS đã thể hiện sự nhất quán trong mệnh lệnh điều hành của Bộ Y tế, giúp cho các bộ phận chuyên môn có thể thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS được hiệu quả nhất TIỂU KẾT Qua chương 2, tác giả đã sử dụng cơ sở lý luận từ chương 1 Làm cơ sở để nghiên cứu đến chương 2 để phân tích và làm rõ các nguyên tắc điều hành công sở tại Bộ y tế 20 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com)