1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển lực lượngsản xuất và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ởviệt nam hiện nay

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản xuất và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở việt nam hiện nay
Tác giả Lê Võ Bảo Hân, Võ Ngọc Bảo Thy, Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Hoàng Vũ Huy
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Hằng
Trường học Học viện hàng không việt nam
Chuyên ngành Triết học mác lê nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 321,12 KB

Nội dung

Từ những kiến thức đó,nhóm sẽ đi sâu vào việc bàn luận, phân tích và đưa ra những nhận xét về vai trò củanhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản xuất và đào tạo nguồn nhân lự

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

- -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

Đề tài: “Vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển lực lượng

sản xuất và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Việt Nam hiện nay”

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Lý luận về con người và vai trò của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất 2

1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất 2

1.1.1 Định nghĩa và tính chất lực lượng sản xuất 2

1.1.2 Cấu trúc lực lượng sản xuất 4

1.1.3 Tính chất đặc biệt của lực lượng sản xuất hiện đại 5

1.2 Vai trò của con người trong lực lượng sản xuất 6

1.2.1 Lý luận về con người 6

1.2.2 Con người là nhân tố trung tâm có tính quyết định lực lượng sản xuất 8

Chương 2: Vận dụng vấn đề này trong việc phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kì quá độ 10

2.1 Tính tất yếu khách quan và nội dung Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Việt Nam trong thời kì quá độ 10

2.1.1 Tính tất yếu khách quan nước ta phải Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 10

2.1.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta 11

2.2 Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực 11

2.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 11

2.2.2 Vai trò và thực trạng nguồn nhân lực nước ta 11

2.3 Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực 13

Trang 3

2.4 Mục tiêu và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực nước ta .172.4.1 Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta 172.4.2.Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta 18

PHẦN KẾT LUẬN

1 Kết luận 19

2 Phụ lục 20

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi người trong chúng ta đều đang sống trong thời đại kinh tế tri thức, đòi hỏimọi người phải được giáo dục, rèn luyện năng lực, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ýthức lao động tốt hơn để thích ứng với yêu cầu luôn đổi mới của khoa học và côngnghệ

Ngày nay, nhân tài và nhân lực được coi là một trong những yếu tố quan trọngnhất của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm thựchiện nhiệm vụ làm dân giàu, nước mạnh, công bằng xã hội, nhân chủ và văn minh

Nó là nhân tố quan trọng để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tếnước ta Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu về con người, nguồn nhân tài và nguồnnhân lực của nước ta, đặc biệt là trên thế giới là yếu tố hết sức cấp bách và nóngbỏng Điều chúng ta có thể chắc chắn rằng: con người là mục tiêu, là động lực của

sự phát triển kinh tế, xã hội và họ phải là những người có tri thức và đạo đức Từ

đó, mỗi cá nhân, mỗi con người dần đi về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra cácgiá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho chính bản thân và cho

xã hội Vì vậy, vấn đề cốt lõi ở đây là ta phải thực hiện chiến lược giáo dục đào tạonguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.Mục đích của giáo dục đào tạo trước hết là phải đưa con người đạt đến những giátrị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu, mục tiêu mới đặt ra đối vớicon người Việt Nam để thực hiện tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong thời kỳ quá độ của nước ta nói riêng và xu hướng phát triển kinh tế trên thếgiới nói chung Vì lý do đó mà nhóm chúng em đã thống nhất quyết định chọn đềtài: “ Vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản xuất và chiếnlược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” cho bài báo cáotiểu luận môn học của mình

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Ở đề tài này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản vềlực lượng sản xuất, chiến lược đào tạo ra nguồn nhân lực Từ những kiến thức đó,nhóm sẽ đi sâu vào việc bàn luận, phân tích và đưa ra những nhận xét về vai trò củanhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực

có chất lượng cao ở Việt Nam, nhằm mục đích là giúp cho mọi người hiểu đượctầm quan trọng của con người trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đạihóa đất nước ngày nay Sau đó, nhóm sẽ tổng kết lại và đưa ra nhận định, bài học

về vấn đề của đề tài trên

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu, tham khảo và đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài, tổng hợp,nghiên cứu và phân tích thông tin Cuối cùng, đưa ra những nhận xét, đánh giá có ýnghĩa nhất

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Lý luận về con người và vai trò của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất.

1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất

1.1.1 Định nghĩa và tính chất lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố về vật chất và tinh thần được dùngtrong các quá trình sản xuất của xã hội tạo thành sức mạnh cải biến giới tự nhiênsao cho phù hợp theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người

Vậy qua khái niệm về lực lượng sản xuất trên, nếu xét theo mặt tính chất thì

nó phản ánh một số tính chất cơ bản sau

Đầu tiên, nó phản chiếu mối quan hệ gần gũi giữa con người và tự nhiên trongquá trình sản xuất Con người là động vật cấp cao nhất, con người cũng là tinh hoacủa muôn loài và là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong tự nhiên Loài

Trang 6

người phải tự tìm tòi tất cả các điều kiện cần thiết và cấp thiết để có thể tồn tạitrong cuộc sống tự nhiên, chẳng hạn như thức ăn, đồ uống và nơi ở Một số nhànhân chủng học cho rằng sự xuất hiện của loài người bắt đầu hình thành rõ ràngcách đây khoảng 10 triệu năm, bắt đầu từ "loài vượn" Vào thời điểm đó, loài vượn

đã biết cách sử dụng gậy, đá và xương động vật làm công cụ, và bắt đầu biết cáchchế tạo các công cụ đơn giản và sử dụng lửa để phục vu cho nhu cầu của mình.Nhưng loài vượn vẫn hoạt động sinh sống theo quy luật của sinh vật: họ sống hòahợp với thiên nhiên, sống hoàn toàn dựa theo bản năng vốn có của cơ thể, những gì

có sẵn trong tự nhiên, những gì thiên nhiên ban tặng và có thể nói là hầu hết phụthuộc, dựa dẫm vào tự nhiên Thời gian dần trôi đi cũng là lúc mà loài vượn pháttriển thành người khéo, họ đứng ngay; thẳng lưng, rồi trở thành người khôn, thôngminh và sau đó là người hiện đại ngày nay Tuy nhiên, sự tiến hóa này không làmthay đổi mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên Ngày nay, con ngườivẫn còn đang cố gắng đấu tranh chinh phục thiên nhiên bằng nhiều hình thức vàphương pháp khác nhau Vậy, ngay từ thuở sơ khai, con người đã biết nương tựavào những gì vốn có trong tự nhiên để cải biến theo nhu cầu sinh tồn, đáp ứng nhucầu cuộc sống Do vậy, chúng ta mới thấy rõ một thực tế khách quan là con ngườikhông thể tách rời với tự nhiên hay nói cách khác giữa con người và tự nhiên luôn

có mối liên kết vô cùng mật thiết với nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển

Đồng thời, nó còn thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, cụ thểhơn là trình độ và khả năng chinh phục tự nhiên của con người

Ở thời nguyên thủy, con người chỉ sử dụng những công cụ vô cùng thô sơtrong quá trình sản xuất, phần lớn là công cụ cầm tay (công cụ thô sơ) Vì vậy,năngsuất và hiệu quả lao động thấp, con người không tạo ra được nhiều của cải thặng dư

mà chỉ có thể đủ để đáp ứng được những nhu cầu đời sống sinh động và phong phúcủa mình thông qua việc trao đổi lẫn nhau Điều này đã nói lên trình độ

Trang 7

chinh phục tự nhiên còn rất thấp Mãi cho đến khi chuyển sang chế độ chiếm hữu

nô lệ và chế độ phong kiến, con người mới từng bước tạo ra những công cụ laođộng tiên tiến hơn nhưng bản chất vẫn là thủ công thơ sơ Vì vậy, cho dù sản phẩmlao động sản xuất ra ngày càng phong phú nhưng trong quá trình lao động sản xuấtchúng ta vẫn dựa vào sức người – dùng sức lực là chính, đòi hỏi nhiều thời gian vàđặc biệt quan trọng hơn là vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hay nhu cầu cho đờisống của con người

Bước qua chế độ tư bản chủ nghĩa, con người đã chế tạo ra hàng loạt máymóc rất hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất, phát triển và khai thác tàinguyên, biến chúng thành những vật, sản phẩm có giá trị cao, chất lượng cao, hìnhthức phong phú, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã Đặc biệt là cuộc cáchmạng công nghiệp từ thế kỷ XVII đến nay đã làm thay đổi nhanh chóng triển vọngkinh tế xã hội của thế giới Theo đánh giá, nhận định của Mác và Ph.Ăngghen:

“Chỉ sau hơn hai thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra của cải vật chất nhiềuhơn tất cả các thời đại trước cộng lại” Đến đây, trình độ chinh phục tự nhiên củacon người đã lên một mốc mới, đánh dấu một trình độ tiến bộ cao của con người

Và cũng chính trong thời kỳ này, nhân loại đã dần chủ động trong quá trình sảnxuất

Ở phương diện khác, lực lượng sản xuất còn tồn tại một cách khách quantrong quá trình sản xuất Trên thực tế, không có quy trình sản xuất nào mà khôngcần đến các yếu tố có sẵn trong tự nhiên Hay nói cách khác, trong quá trình sảnxuất vật chất, không thể không cần đến lực lượng sản xuất

1.1.2 Cấu trúc lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động

Hoạt động lao động, sản xuất không chỉ là điều kiện tồn tại của con người mà còn là con đường làm thay đổi diện mạo đời sống, xã hội

Trang 8

Người lao động là cơ quan chủ yếu của quá trình sản xuất và lao động, với sứclực và kỹ năng lao động của mình, việc sử dụng tư liệu lao động, trước tiên là công

cụ lao động, tác động đến đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm và của cảivật chất Trong các bước phát triển của nền kinh tế tri thức, sự phát triển của lựclượng sản xuất thể hiện trên hai phương diện:

+ Trí tuệ đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là trong lực lượng lao động sẽ xuất hiệnmột số lượng lớn lao động trí óc tạo thành một khối thống nhất

+ Các nhân tố mới thúc đẩy lực lượng sản xuất sẽ được phát triển sâu rộng

Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động Nếu không

sử dụng các yếu tố có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, khoáng chất, không khí…thì con người không thể sản xuất ra vật chất Đó thực chất chính là những đối tượnglao động Đặc điểm nổi bật của đối tượng lao động và công cụ sản xuất chủ yếuđược thể hiện ở sự gia tăng hàm lượng công nghệ, khoa học và cuối cùng hàmlượng tri thức được kết tinh ngày càng nhiều trong sản phẩm

Tư liệu lao động là những phương tiện, công cụ lao động mà con người sửdụng để tác động vào đối tượng lao động và sản xuất ra của cải vật chất Nhờ vàocông cụ của họ đã khẳng định rằng họ có hoạt động lao động, đó cũng là ranh giớiphân chia con người với thế giới sinh vật và đặc biệt là giới động vật

1.1.3 Tính chất đặc biệt của lực lượng sản xuất hiện đại

Trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học ngày càng có vaitrò quan trọng Sự phát triển của khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất là độnglực mạnh mẽ là bước đệm thúc đẩy sản xuất phát triển Hiện nay, khoa học đã pháttriển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi, những chuyển biến to lớntrong sản xuất, đời sống và dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Các phát minh khoa học đã trở thành cội nguồn cho sự ra đời một ngành sảnxuất mới, máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng mới Sản

Trang 9

xuất ngày càng được sự phát triển của khoa học thâm nhập vào sâu bên trong, nhất

là đối tượng lao động và tư liệu sản xuất đã trở thành yếu tố không thể thiếu trongsản xuất, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt, tạo ra cuộc cáchmạng công nghệ hiện đại

Yếu tố trí tuệ trong sức lao động đặc trưng cho người lao động hiện đại khôngcòn là kinh nghiệm và thói quen của họ, mà là kiến thức khoa học Do đó, có thểcho rằng khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiệnđại ngày nay

1.2 Vai trò của con người trong lực lượng sản xuất

1.2.1 Lý luận về con người

Từ xưa đến nay, vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triếthọc Trong đó, quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và bản chất conngười xuất phát từ quan điểm chung nhất, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duyvật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận để giải quyết vấn đề Đến hiện tại thì

có thể nói là đúng đắn nhất và phù hợp nhất

Trước hết, con người là một thực thể thống nhất của sinh vật và xã hội

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của tựnhiên Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người không thể tồn tại cũngnhư không thể thoát khỏi quá trình sinh ra, phát triển và chết đi, bới đó là quá trìnhtất yếu mà con người phải trải qua Trong hàng chục nghìn năm, con người đã thayđổi từ vượn rồi thành con người, điều này được chứng minh trong công trìnhnghiên cứu của Darwin Các thuộc tính, các quá trình tâm sinh lý, đặc điểm sinhhọc, các giai đoạn phát triển khác nhau đều minh họa cho bản chất sinh học của cánhân con người

Mặc dù, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quyết định bản chất con

người Nhưng đặc điểm phân biệt con người với giới động vật chính là mặt xã hội

Trang 10

Qua các hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất,phục vụ cho đời sống tinh thần, cuộc sống mà họ dựng nên, phát triển ngôn ngữ, tưduy, thiết lập các mối quan hệ mới trong xã hội Vì vậy, lao động cũng là nhân tốquyết định hình thành bản chất xã hội loài người

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, sự hình thành và phát triển của con ngườiluôn được quyết định bởi những hệ thống quy luật, kỉ luật khác nhau nhưng hoàntoàn thống nhất với nhau Chúng kết hợp với nhau tạo nên một thể thống nhất hoànchỉnh trong đời sống con người, bao gồm cả khía cạnh sinh học và xã hội Mốiquan hệ giữa sinh học và xã hội là cơ sở hình thành nhu cầu sinh học và nhu cầu xãhội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, tái sản xuất xã hội, tìnhyêu và tình cảm, nhu cầu tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ, tận hưởng các giá trị tinhthần

Từ đó chúng ta có thể nhìn thấy rõ, khía cạnh sinh học là cơ sở tự nhiên cho

sự tồn tại của con người, còn khía cạnh xã hội là đặc điểm bản chất nhất để phânbiệt con người với động vật Hai khía cạnh trên kết hợp với nhau tạo nên một conngười tự nhiên - xã hội hay một thực thể cùng tồn tại

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Mác đã chỉ ra trong một Luậncương về Feuerbach vô cùng nổi tiếng: "Bản chất con người không phải là cái trừutượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Thực chất, bản chất con người là tổng hòa cácquan hệ xã hội"

Trong cuộc sống của con người, xét từ ba khía cạnh khác nhau: mối quan hệgiữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân, suy cho cùng thì cũng chính là xãhội Nhưng có thể nói mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ bản chấtnhất bao trùm lên các mối quan hệ khác Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằngkhông một cá nhân nào có khả năng tự mình thoả mãn, đáp ứng được nhu cầu củamình, cũng không thể lao động độc lập tuyệt đối vì mục đích sản xuất vật chất mà

Trang 11

phải đoàn kết, phối hợp với nhau, phân công lao động, trao đổi sản phẩm với nhau.

Vì vậy, hình thành các quan hệ xã hội, điều chỉnh, chi phối các hoạt động và hành

vi của con người Chỉ trong tất cả các mối quan hệ này, người ta mới có thể bộc lộ,thể hiện bản chất hoàn chỉnh của mình Trong những điều kiện lịch sử nhất định,con người có thể tự cải thiện, hoàn thiện bản thân mình đồng thời lao động để tạo

ra của cải vật chất qua các hoạt động thực tiễn

Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Nếu không có sự xuất hiệncủa tự nhiên, không có sự tồn tại của lịch sử xã hội, thì ắt sẽ không có con người

Do vậy, con người chính là sản phẩm của lịch sử Thế nhưng, điều quan trọng làcon người luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội

Con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng họ không bao giờ có thể tạo ra lịch sửtrong những môi trường và điều kiện đã được lựa chọn sẵn, mà họ chỉ tạo ra lịch sửtrong những môi trường và điều kiện đã có từ trước để lại từ quá khứ Vì vậy,chúng ta phải luôn quan tâm đến mối quan hệ hai chiều giữa hiện tại và quá khứ,đặc biệt là môi trường sống của con người Con người tác động lẫn nhau thông quamôi trường sống để thực hiện mối quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người, làmcho con người và động vật có điểm khác nhau

1.2.2 Con người là nhân tố trung tâm có tính quyết định lực lượng sản xuất

Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì “lực lượng sản xuất hàng đầu của

cả nhân loại là công nhân là người lao động” Con người là nhân vật chính của lịch

sử, là đọng lực, là mục tiêu của sự phát triển xã hội, là nhân tố, phương tiện của conngười để tạo ra mọi giá trị của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo và đổi mới, hoànthiện bản thân cùng lúc đó vừa là chủ nhân sở hữu sử dụng một cách hiệu quả củatất cả các tài sản có giá trị này Về phương diện này, vai trò của yếu tố con ngườitrong lực lượng sản xuất là yếu tố năng động, sáng tạo nhất trong quá trình sảnxuất Yếu tố trung tâm của con người là sức lao động, bao gồm cả thể lực và trí lực

Trang 12

Trong quá trình sản xuất vật chất, không có người lao động nào mà không cần laođộng chân tay, không đến cần thể lực hay lao động cơ bắp Chính người lao động là

cơ quan chủ yếu của quá trình sản xuất và lao động, bằng sức lực và kỹ năng laođộng của mình, việc sử dụng tư liệu lao động, trước tiên là công cụ lao động, tácđộng vào đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm và của cải vật chất Với sựtiến bộ của quá trình sản xuất và lao động, sức mạnh của con người và kỹ năng laođộng ngày càng tiếp tục được nâng cao, đặc biệt là sự phát triển của trí tuệ conngười Trong quá trình này, con người không chỉ sử dụng trí tuệ bên trong mình màcòn kế thừa và phát huy kinh nghiệm thông qua sự học hỏi lẫn nhau giữa nhữngngười lao động, vì vậy có thể nói kinh nghiệm cũng là một loại lực lượng sản xuất.Kinh nghiệm tích lũy dần dần trở thành kỹ năng, và những thứ cao hơn có thể trởthành kiến thức khoa học, công nghệ và kỹ thuật

Nhiệm vụ của con người trong thời đại mới là phải nhận thức sâu sắc giá trị tolớn và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, bộ phận chủ yếu của mọi sự sángtạo, cội nguồn của mọi của cải vật chất, văn hóa và của mọi nền văn minh trên thếgiới Con người có trí tuệ phát triển cao, thể chất khỏe mạnh, bền bỉ, tinh thầnphong phú, hăng hái, đạo đức trong sáng là động lực xây dựng sự nghiệp xã hộimới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Ngoài ra, các yếu tố, nhân tố khác đều là kết quả, sản phẩm của người laođộng Việc làm thay đổi được những công cụ sản xuất giúp cho sản xuất ngày càngphát triển không ngừng với năng suất và chất lượng cao làm thay đổi quan hệ sảnxuất và các quan hệ xã hội khác chỉ có duy nhất nhân tố con người mới có thể làmđược vậy Công cụ lao động xấu hay tốt, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại, thông minhđều phụ thuộc trực tiếp vào nhân tố con người Trong giới tự nhiên nói chung vàđối tượng lao động nói riêng, thực chất chỉ là những vật vô tri vô giác mà thôi Khitrở thành sản phẩm phục vụ, đáp ứng cho nhu cầu của con người thì nó mới thật sự

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w