GV tổ chức tiết học dưới dạng các hoạt động thực hành và trải nghiệm để HS ôn tập củng cố kiến thức chương, đồng thời thể hiện tinh thần thi đua và đoàn kết giữa các tổ. Trò chơi gồm 4 phần thi: + Phần 1: Khởi động. + Phần 2: Thực hành đo đạc và tính toán. + Phần 3: Làm hộp viết để bàn có dạng hình trụ. + Phần 4: Về đích.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp TT tên tháng (hoặc nơi danh chuyên vào việc tạo ra sáng năm thường trú) môn kiến sinh (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Nguyễn 03/ 06/ THCS& Giáo viên Đại học sư 100% Thị Thu 1991 THPT Nam phạm Toán Hiền yên Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập chương II – Hình học 12 tại trường THCS & THPT Nam Yên năm học 2022- 2023” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán học - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 12/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến 1 Tình trạng giải pháp đã biết Bài toán hình học luôn luôn là bài toán khó đối với đại đa số các em học sinh trường THCS& THPT Nam Yên Trong đó có bài toán về khối nón, khối trụ, khối cầu, chính vì vậy khi tổ chức dạy học ôn tập chương giáo viên thường hay tập trung vào hệ thống lý thuyết, hệ thống các dạng bài tập và phương pháp giải, sau đó chia nhóm để các em vận dụng giải bài tập Nhưng trong thực tế khi quan sát quá trình học tập của học sinh trong tiết ôn tập tôi nhận thấy các em tập trung vào việc giải bài tập để phục vụ cho việc thi cử chứ các em chưa tìm thấy niềm vui trong học tập, chưa thực sự hứng thú với giờ học ôn tập chương các em thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi khi bị kêu lên bảng làm bài tập; các em thường bị quên công thức tính toán và rất lúng túng khi sử dụng những đơn vị kiến thức đã học vào tình huống đơn giản trong thực tế Từ thực trạng đã biết, tôi nghĩ giáo viên cần phải đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học ôn tập chương, trong đó cách tổ chức tiết dạy dưới dạng thực hành và trải nghiệm sẽ giúp xây dựng môi trường học tập nhẹ nhàng, gần gũi, học sinh cảm thấy thỏa mái vui vẻ và từ đó tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập môn Toán Chính vì vậy, tôi viết giải pháp“ Tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập chương II – Hình học 12 tại trường THCS & THPT Nam Yên năm học 2022- 2023 ” 2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2.1 Mục đích của giải pháp Tổ chức tiết học dưới dạng thực hành và trải nghiệm nhằm giúp học sinh thực hành được việc đo đạc và tính toán giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế và cũng để thay đổi không khí học tập Từ đó phát huy tính tích cực, khả năng tự học, tự 2 sáng tạo của học sinh và nâng cao tinh thần đoàn kết, thi đua giữa các tổ, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Toán cho học sinh 2.2 Nội dung giải pháp 2.2.1 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp mới đã tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, thỏai mái không hề nhàm chán, đơn điệu; các em học sinh hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực hơn; nhờ có những hoạt động thực hành trải nghiệm mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui chơi hấp dẫn hơn, tạo cho học sinh cơ hội học tập đa dạng hơn Ngoài ra, thông qua hoạt động trải nghiệm, kiến thức toán mà học sinh tiếp thu không chỉ là công thức, cách giải bài toán đơn giản mà còn là cách tư duy, trải nghiệm để giải quyết vấn đề, vận dụng các kiến thức toán học vào thực tế, từ đó giúp việc học trở nên gắn liền với cuộc sống 2.2.2 Nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới 2.2.2.1 Cách thực hiện giải pháp mới - GV tổ chức tiết học dưới dạng các hoạt động thực hành và trải nghiệm để HS ôn tập củng cố kiến thức chương, đồng thời thể hiện tinh thần thi đua và đoàn kết giữa các tổ - Trò chơi gồm 4 phần thi: + Phần 1: Khởi động + Phần 2: Thực hành đo đạc và tính toán + Phần 3: Làm hộp viết để bàn có dạng hình trụ + Phần 4: Về đích - Để tham gia trò chơi giáo viên chia các thành viên trong lớp thành 4 đội chơi Mỗi đội cử 1 bạn đại diện làm đội trưởng - Tại mỗi phần chơi giáo viên sẽ phổ biến luật chơi và cách chấm điểm cho các đội chơi 2.2.2.2 Các bước thực hiện giải pháp mới A Thiết kế kế hoạch dạy học ÔN TẬP CHƯƠNG II Môn học: Toán – Hình học 12 Thời gian thực hiện: 01 tiết I MỤC TIÊU 1 Kiến thức - Hệ thống các kiến thức cơ bản về mặt và khối nón, trụ, cầu 2 Năng lực - Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của khối nón, khối trụ, công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu - Đo đạc và tính toán được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của một số vật thể có dạng hình nón, hình trụ; đo đạc và tính toán được diện tích bề mặt và thể tích của một số vật thể có dạng hình cầu - Huy động được kiến thức và kĩ năng đã học để thiết kế và hoàn thành vật thể theo yêu cầu 3 - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài toán gắn với thực tế 3 Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực hoạt động nhóm - Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn - Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU * Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính cầm tay, bảng phụ, * Học liệu: Kế hoạch bài dạy; vật thể có dạng hình trụ, hình cầu, hình nón; giấy bìa cứng, kéo, băng keo 2 mặt, thước giây, thước kẻ III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Phần 1: KHỞI ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ MẶT NÓN, MẶT CẦU , MẶT TRỤ a) Mục tiêu: - Trò chơi “ Ong làm tổ” giúp học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản về mặt nón, mặt trụ, mặt cầu b) Nội dung: c) Sản phẩm: Học sinh gắn được tổ ong d) Tổ chức thực hiện: 4 Chuyển giao - Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ được phát 9 mảnh ghép của tổ ong, trên đó có chứa các đơn vị kiến thức khác nhau Thực hiện Báo cáo thảo - Nhiệm vụ mỗi đội là trong vòng 6 phút, các em hãy ghép các luận cạnh của chúng sao cho thông tin kiến thức đúng về các nội dung của mặt nón, mặt trụ, mặt cầu Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - Tổ ong nào xây xong và đúng đầu tiên sẽ đạt tối đa 10 điểm, các đội chậm hơn giảm dần lần lượt mỗi lượt 1 điểm - Mỗi nhóm thảo luận, vận dụng các kiến thức sẵn có để cùng nhau xây tổ ong trong thời gian 6 phút - GV chụp kết quả của từng nhóm và gửi hình ảnh chuyển lên máy chiếu - Các nhóm theo dõi kết quả của các nhóm khác, nêu nhận xét, bổ sung(nếu có) - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả - Kết thúc trò chơi giáo viên tổng hợp kiến thức của chương bằng sơ đồ tư duy - GV công bố điểm của các đội chơi đang có số điểm như sau: Đội 1: … Đội 2:… Đội 3:…… Đội 4: …… - Sau phần thi khởi động đầy tự tin của các đội thì chúng ta sẽ đến với phần thi thứ 2 “Thực hành đo đạc và tính toán.” Phần 2: THỰC HÀNH ĐO ĐẠC VÀ TÍNH TOÁN a) Mục tiêu: - Rèn luyện cho học sinh khả năng đo đạc, xác định các thông số cần thiết để phục vụ cho việc tính toán diện tích và thể tích của các vật thể b) Nội dung: Thực hành đo đạc và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của một số vật thể thực tế có hình dạng hình trụ, hình nón, hình cầu c) Sản phẩm - Học sinh biết đo chiều cao, đường sinh của hình trụ, hình nón; biết xác định được bán kính của đường tròn từ việc đo đường kính của đường tròn hoặc chu vi đường tròn; áp dụng thành thạo các công thức đã học để tính được diện tích và thể tích của vật thể d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - Giáo viên chuẩn bị 1 cây thông noen có hình nón, 1 nón lá, 1 quả bóng, 1 vật thể hình lăng trụ Mỗi nhóm sẽ bốc thăm chọn một vật thể Nhiệm vụ của mỗi nhóm là dùng thước, dây để lấy các thông số cần thiết để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của các vật thể có hình nón, hình trụ và tính diện tích bề mặt, thể tích quả bóng hình cầu - Mỗi đội có 5 phút để thực hiện việc đo đạc và tính toán theo Thực hiện 5 Báo cáo thảo yêu cầu của giáo viên đã đưa ra luận - Đo đạc tính toán kết quả đúng thì đội sẽ được 10 điểm Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - HS thảo luận và cùng nhau đo đạc các thông số cần thiết để tính toán diện tích và thể tích - Mỗi nhóm cử một bạn nên mô phỏng lại cách đo đạc của đội mình và xử lý số liệu để tính toán diện tích và thể tích của vật thể mà nhóm mình chọn được - Nhóm khác nhận xét , bổ sung để hoàn thiện câu trả lời; đưa ra cách đo khác( nếu có) - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án giải quyết vấn đề của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả GV: Hoàn thành phần thi “Thực hành đo đạc và tính toán.”, các đội chơi đang có số điểm như sau: Đội 1: … Đội 2:… Đội 3: …… Đội 4: …… Phần 3: LÀM HỘP VIẾT ĐỂ BÀN CÓ DẠNG HÌNH TRỤ a) Mục tiêu: - Học sinh huy động được kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mà tình huống thực tế đưa ra - Học sinh phát huy được tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình b) Nội dung: Nhân ngày sinh nhật bạn Minh, bạn Mai muốn tặng cho Minh món quà là một chiếc hộp viết để bàn hình trụ có chiều cao 12cm và chu vi đáy bằng 20cm Bạn Mai chưa biết làm, các em hãy giúp bạn Mai làm món quà đó c) Sản phẩm Thiết kế và hoàn thành được hộp viết phải đúng hình dạng và kích thước theo yêu cầu d) Tổ chức thực hiện - Mỗi nhóm nhận được 2 tấm bìa cứng, 1 quận băng keo, 1 bộ chì màu Mỗi đội có 10 phút để làm một hộp viết có dạng hình trụ có chiều cao 12cm và chu vi đáy bằng 20cm Chuyển giao Tiêu chí chấm điểm: + Đúng hình, đúng kích thước: 4 điểm + Đẹp: 2 điểm + Tiết kiệm nguyên liệu: 2 điểm + Thuyết trình sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu: 2 điểm Thực hiện - HS thảo luận nhóm cách làm hình hộp viết hình trụ có kích thước đúng yêu cầu và trang trí sao cho đẹp Báo cáo thảo - Mỗi nhóm cử một bạn lên báo cáo về sản phẩm của nhóm luận mình 6 Đánh giá, nhận - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, xét, tổng hợp ghi nhận và tổng hợp kết quả GV: Hoàn thành phần làm hộp viết để bàn có dạng hình trụ, các đội chơi đang có số điểm như sau: Đội 1: … Đội 2:… Đội 3:…… Đội 4: …… Phần 4: VỀ ĐÍCH a) Mục tiêu: - Học sinh nhận diện và vận dụng được được công thức tính thể tích khối cầu, khối trụ trong các bài toán gắn với thực tiễn b) Nội dung: Câu 1 Một hộp đựng bóng tennis có dạng hình trụ Biết rằng hộp chứa vừa khít ba quả bóng tennis được xếp theo chiều dọc, các quả bóng tennis có kích thước như nhau Thể tích phần không gian còn trống chiếm tỉ lệ a% so với hộp đựng bóng tennis Số a gần đúng với số nào sau đây? A 50 B 66 C 30 D 33 c) Sản phẩm: Chọn D Đặt h, R lần lượt là đường cao và bán kính hình tròn đáy của hộp đựng bóng tennis Dễ thấy mỗi quả bóng tennis có cùng bán kính R với hình tròn đáy của hộp đựng bóng tennis và h 6R Do đó ta có: Tổng thể tích của ba quả bóng là V1 3 43 R3 4 R3 ; Thể tích của hình trụ (hộp đựng bóng) là V0 R2h 6 R3 ; Thể tích phần còn trống của hộp đựng bóng là V2 V0 V1 2 R3 Khi đó tỉ lệ phần không gian còn trống so với hộp đựng bóng là V2 1 0,33 V0 3 7 Suy ra a 33 d)Tổ chức thực hiện Chuyển giao Ở phần thi này các đội chơi sẽ hoàn thành 1 yêu cầu chung, đội nào hoàn thành sớm nhất và đạt yêu cầu sẽ được 30 điểm Thực hiện -HS thảo luận nhóm và ghi đáp án của mình vào bảng nhóm Báo cáo thảo - Mỗi nhóm cử một bạn lên báo cáo kết quả vừa thảo luận luận - Nhóm khác nhận xét , bổ sung để hoàn thiện câu trả lời - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả Đánh giá, nhận GV: Hoàn thành phần thi về đích, các đội chơi đang có số xét, tổng hợp điểm như sau: Đội 1: … Đội 2:… Đội 3:…… Đội 4: …… GV trao phần thưởng cho đội chiến thắng B Kết quả thực nghiệm - Phần 1: Khởi động, việc cho học sinh ôn tập lại kiến thức toàn chương theo trò chơi “ong xây tổ” đã giúp học sinh xây dựng được sơ đồ tư duy cho kiến thức toàn chương II Qua hoạt động này rèn luyện cho học sinh khả năng làm việc nhóm biết hợp tác và chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao - Phần 2 Đo đạc và tính toán học sinh biết cách xác định các thông số như chiều cao, đường sinh, bán kính của các vật thể và tính toán một cách nhanh chóng 8 Hình ảnh học sinh đo độ dài đường sinh Hình ảnh học sinh đo chiều cao của nón lá Học sinh đo đường kính của đường tròn Học sinh đo chu vi đường tròn lớn của quả đáy của nón lá bóng Học sinh đo chu vi đường tròn đáy của Học sinh đo chiều cao của vật thể hình trụ hình trụ - Phần 3 Làm hộp viết để bàn các nhóm vẽ bản thiết kế hình trụ rồi trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu; qua hoạt động này học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo, sự khéo léo để tạo ra hộp đựng viết 9 3 Khả năng áp dụng của giải pháp Giải pháp này đã áp dụng có hiệu quả tại trường THCS & THPT Nam Yên và có thể nhân rộng các trường phổ thông trong tỉnh 4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Thông qua tiết dạy theo giải pháp đã nêu, bản thân nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của học sinh về ý thức học tập phân môn hình học, các em hứng thú học tập hơn được thể hiện qua kết quả khảo sát ở lớp 12A2( chưa áp dụng giải pháp) và lớp 12A3( đã áp dụng giải pháp) trong năm học 2022- 2023 như sau: Tiêu chí Lớp 12A2- 43 học sinh Lớp 12A3- 42 học sinh ( chưa áp dụng giải pháp) ( đã áp dụng giải pháp) Số lượng % Số lượng % 10 Số lượt đặt câu hỏi phản biện, nhận xét góp ý trong 8 18,6 15 35,7 tiết học Số học sinh tập trung tham gia hoàn thành bài tập nhóm 30 69,8 39 92,9 Số học chuẩn bị kiến thức bài cũ, đọc trước bài, làm bài tập về nhà, chuẩn bị đồ dùng 27 62,8 35 83,3 học tập Số học sinh không tập trung, ể oải, mệt mỏi trong tiết học 13 30,2 3 7,1 - Các em đã cảm thấy bớt căng thẳng khi học toán, không những thế mà còn hào hứng chờ đến các tiết học của môn này Bởi vì giờ đây các em đã cảm thấy toán học không còn khô khan mà còn có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống hằng ngày - Khơi dậy lòng ham học, ham hiểu biết trong học sinh, biểu hiện qua sự tích cực trong các hoạt động học tập trên lớp, tạo động lực không nhỏ giúp các em có niềm say mê và yêu thích môn học, áp dụng các kiến thức, kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống - Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình cho các em Rèn luyện khả năng quan sát, thói quen chấp nhận sai lầm, phát huy tính sáng tạo 5 Tài liệu kèm theo gồm: không Thông tin khác - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh đã hoàn thành xong kiến thức các bài trong chương II Khối nón, khối trụ, khối cầu Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Thông tin liện hệ: Nam yên, ngày 09 tháng 01 năm 2023 - SĐT: 0966009658 Tác giả - Email: thuhien3691@gmail.com - Cơ quan: THCS &THPT Nam Yên - Địa chỉ cơ quan: ấp Ba Biển, xã Nam Nguyễn Thị Thu Hiền Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang