1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự Lãnh Đạo Của Đảng Bộ Huyện Lý Sơn Với Công Tác Xâydựng Đảng Ở Địa Phương.pdf

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Lãnh Đạo Của Đảng Bộ Huyện Lý Sơn Với Công Tác Xây Dựng Đảng Ở Địa Phương
Trường học Trường Chính Trị Tỉnh Quảng Ngãi
Chuyên ngành Trung Cấp Lý Luận Chính Trị
Thể loại báo cáo tổng kết nghiên cứu thực tế
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Quảng Ngãi
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 371,09 KB

Nội dung

Mục đích của Chương trình nghiên cứu thực tế nhằm giúp học viên có cơhội tìm hiểu một cách sâu sắc về thực tế các mô hình, điển hình xây dựngphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an

Trang 1

TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

*

BÁO CÁO TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

Đề tài: Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lý Sơn với công tác xây

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Mục đích, quá trình nghiên cứu thực tế

Thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn và căn cứ Công văn số1122-CV/TCT ngày 23/8/2023 của Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi vềviệc nghiên cứu thực tế, từ ngày 25/8/2023 đến ngày 26/8/2023, học viênlớp Trung cấp lý luận chính trị K22C01 năm học 2022-2023 thực hiệnchương trình nghiên cứu thực tế tại huyện đảo Lý Sơn

Mục đích của Chương trình nghiên cứu thực tế nhằm giúp học viên có cơhội tìm hiểu một cách sâu sắc về thực tế các mô hình, điển hình xây dựngphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh tại huyện đảo Lý Sơn, mộtđịa phương có đặc thù về truyền thống biển đảo, nơi còn in dấu sâu đậmnhững dấu tích lịch sử của quá trình bao thế hệ gìn giữ chủ quyền và khaithác biển đảo Hoàng Sa, là một trong 12 huyện/thành phố đảo của Tổ quốc,huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, huyện không có đơn vị hànhchính cấp xã duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nơi đang được định hướng pháttriển trở thành thành phố biển đảo theo Quyết định số 168/QĐ-TTg phê

duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký

ngày 28/02/2023 Đồng thời, đoàn nghiên cứu cũng tìm hiểu về sự lãnh đạocủa Đảng bộ huyện Lý Sơn với công tác xây dựng Đảng ở địa phương đặttrong bối cảnh đặc thù của huyện để thấy được những thuận lợi và khó khăncủa huyện Lý Sơn từ đó làm rõ những luận điểm về đường lối của Đảng tađối với công tác xây dựng Đảng tại địa phương gắn với đường lối lãnh đạophát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và việc sắp xếp, tổ chức cơ quan hànhchính nhà nước tại địa phương

2 Lý do chọn đề tài

Đây là một đề tài đặc biệt và có ý nghĩa vì huyện đảo Lý Sơn là mộthuyện có nhiều đặc thù như đã nêu trên Nghiên cứu công tác xây dựngĐảng tại huyện đảo Lý Sơn để làm rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế tại một địa bàn có nhiều đặctrưng riêng như Lý Sơn Do đó, đề tài này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trongviệc tổng kết thực tiễn, chứng minh và phát triển lý luận của Đảng trongquá trình xây dựng và phát triển tại tỉnh Quảng Ngãi

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Khái quát tình hình, đặc điểm địa phương khảo sát

Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam Trước đây,

Lý Sơn được gọi là Cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là “cù lao cónhiều cây Ré” Hòn đảo là vết tích còn lại của núi lửa với 5 miệng, đượchình thành cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm 5 ngọn núi là nguồn giữ cácmạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trênđảo

Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnhQuảng Ngãi theo Quyết định số 337/1993/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) vào ngày 01/01/1993 và trở thành huyện đảo tiềntiêu từ đó đến nay

a Địa lý

Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liềnkhoảng 15 hải lý (khoảng 26,7 km) tính từ cảng Sa Kỳ Đảo là điểm mốctrên đường cơ sở để xác định lãnh hải Việt Nam

Lý Sơn có diện tích 10,39 km², dân số năm 2019 là 22.174 người (theokết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 vào thời điểm 0 giờ ngày01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướngChính phủ), mật độ dân số đạt 2.134 người/km² Huyện gồm 2 đảo là đảoLớn (Lý Sơn, hoặc gọi là Cù lao Ré), đảo Bé (Cù lao Bờ Bãi, rộng khoảng0,69 km2) về phía tây bắc đảo Lớn chừng 3 hải lý (hơn 5km) và hòn Mù Cu

ở phía đông của đảo Lớn

Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõcủa Khu kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểmmiền Trung Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hànhchính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc giatrên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh

tế - xã hội trong những năm tới

b Địa chất

Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu kỷ Đệ Tứ,cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sựkiến tạo địa chất với sự phun trào nham thạch của núi lửa Hiện nay, trênđảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào Sự phun trào

và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trênđảo Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡthích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạn đángầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống

Trang 4

c Địa hình

Địa hình của Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, không có sôngngòi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độcao trung bình từ 20-30m so với mực nước biển

Trên địa bàn huyện có 5 hòn núi dạng bát úp được hình thành do hoạtđộng của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m) Xung quanh cácchân núi, địa hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 8° đến 15° Dạng địa hìnhnguồn gốc núi lửa chiếm tới 70% diện tích đảo Theo địa hình thái nguồngốc được chia thành: sườn vòm núi lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núilửa và bề mặt lớp phủ bazan Đây là những đối tượng quan trọng để bố trícác công trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rấtngoạn mục của các tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn

Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vòm – bócmòn, vách mái mòn, bãi biển mài mòn, bãi biển mài mòn - tích tụ Bãi biểnmài mòn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng,nghiêng thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8°, thích hợp cho sản xuất nôngnghiệp và bố trí dân cư Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địabàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện

Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạonên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang…) Chính những địa hìnhvách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ có giá trị về tham quan, dulịch Huyện đảo Lý Sơn nằm trên thềm lục địa có độ sâu trung bình daođộng 50-60m

Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ - mài mòn nghiêng thoải bị chia cắtbởi các máng trũng với độ sâu khác nhau Điểm sâu nhất trong lãnh thổhuyện là 120 m, ở phía Đông Địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy

có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểmtrên biển

d Khí hậu

Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùngbiển nhiệt đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng 9 đến tháng 2năm sau) Gió mùa Tây Nam hoạt động từ khoảng tháng 4 đến tháng 9 vàgió mùa Đông Bắc hoạt động từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 năm sau LýSơn thường phải hứng chịu những cơn bão nhiệt đới trong khoảng thời giantháng từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, gây thiệt hại cho địa phương

Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đông, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắngthuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng sốgiờ nắng trung bình năm khoảng 2430,3 giờ/năm Nguồn nhiệt cao và độ

Trang 5

nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai tác cho cáchoạt động du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời có thể sử dụng nguồn quang năngnày để bố trí các trạm điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của cư dântrên đảo.

Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau,lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71% Tổng lượng mưa khá lớnvào khoảng 2.260 mm/năm Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thờitiết khô và nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Độ ẩm khôngkhí trung bình trên khu vực huyện đảo khoảng 85%

Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hảiđảo khác, trung bình khoảng 1,5 m/s, cao nhất là thời kỳ gió mùa Đông Bắc(tháng 10 - 4) khoảng 5 – 10 m/s, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 30 – 40m/s, chủ yếu trong tháng 10 Do vậy việc sử dụng năng lượng gió so với cáchuyện đảo khác cần được nghiên cứu kỹ để góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng tài nguyên khí hậu cho phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện khí hậu ở Lý Sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như hành,tỏi, cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưahấu,… và một số loại rau quả xanh Ngoài ra, khí hậu nơi đây cũng thuậnlợi cho sức khỏe con nguời nhất là cho các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng,tắm biển…

e Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy huyện đảo Lý Sơn có cácloại đất sau:

- Đất cát bằng ven biển (Cb): có diện tích 42,0 ha, chiếm 2,1% diện tích

tự nhiên, phân bố viền quanh đảo tiếp giáp với mép ven biển Loại đấtnày chủ yếu thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp (trồng rừngphòng hộ)

- Đất cát biển (C): có diện tích 110,0 ha, chiếm 11,03% diện tích tựnhiên, phần lớn tập trung ở An Vĩnh Diện tích đất này đã được sửdụng chủ yếu làm khu dân cư và cải tạo để sản xuất nông nghiệp

- Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): có diện tích 845,0 ha, chiếm 84,76%diện tích tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo.Trong diện tích này có 558,0 ha (chiếm 64,51%), có tầng dày trên 100

cm, độ dốc dưới 8º, độ màu mỡ khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ-

Trang 6

trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển nhiều cây trồng khác nhau.

f Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 997 ha Trong đó đất sửdụng được cho nông nghiệp là 579,6 ha, chiếm 54%, bình quân đất nôngnghiệp là 490 m2/nguời (thấp nhất trong toàn tỉnh) Đất nông nghiệp LýSơn thích hợp cho việc trồng hành, tỏi (có khả năng cho phát triển hành tỏihàng hóa đặc sản thuộc mô hình sản xuất hiện đại), ngoài ra có thể trồngngô (đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi trên đảo), đậu xanh, mè, dưa hấu vàmột số cây ăn quả khác như đu đủ, na, chuối… nhưng với quy mô nhỏ chỉphục vụ cho nhu cầu nhân dân trên đảo, khó có khả năng phát triển thànhnông sản hàng hóa Đặc biệt, đất nông nghiệp của Lý Sơn không thể trồnglúa (Lý Sơn là huyện duy nhất của cả tỉnh không trồng lúa)

Đối với đất lâm nghiệp, hiện có khoảng 150 ha dùng cho việc phát triểnlâm nghiệp, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có

180 ha đất đồi núi và 75 ha đất núi đá không có rừng cây có thể phục vụviệc trồng cây gây rừng Trong những năm qua huyện đã tích cực chỉ đạocông tác trồng rừng tuy nhiên đến nay mới chỉ phủ xanh dưới 10 ha

Theo các tài liệu nghiên cứu, cách đây khoảng trên dưới 100 năm, diệntích rừng trên huyện đảo khá lớn, chiếm trên 70% diện tích huyện đảo với

hệ thực vật khá phong phú, đa dạng, song do quá trình khai thác của connguời đến nay diện tích rừng của huyện không còn, tuy nhiên nếu có quyhoạch cụ thể, có đầu tư và có các biện pháp thích hợp, hoàn toàn có thểphục hồi diện tích rừng và có thể đưa vào phục vụ phát triển du lịch sinhthái trên đảo trong những năm tới

Nhóm đất chưa sử dụng còn khoảng 239 ha, chiếm 24% tổng diện tíchđất tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng pháttriển rừng, xây dựng một số công trình thủy lợi và mở rộng các công trìnhcông cộng, phúc lợi…

g Tài nguyên nước

Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng với việcdiện tích đảo nhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số consuối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rấtthấp Trên đảo có một hồ chứa nước ngọt nhân tạo trên đỉnh núi Thới Lới để

dự trữ nước mưa, phục vụ nước cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất

Trang 7

không có nguồn nước ngọt và không có hồ/bể dự trữ nước ngọt nên phảivận chuyển nước ngọt từ đảo Lớn sang với giá cao, gây khó khăn cho hoạtđộng của người dân và du lịch.

h Tài nguyên biển và khả năng nuôi trồng thủy sản

Do được bao bọc xung quanh là biển nên Lý Sơn là huyện có điều kiệnthuận lợi hơn rất nhiều so với các huyện khác của tỉnh trong lĩnh vực khaithác sử dụng nguồn tài nguyên biển Đây là lĩnh vực có thế mạnh nhất củahuyện Theo tài liệu của Viện nghiên cứu biển và Trường Đại học Thủy sảnNha Trang, khả năng khai thác hải sản của huyện hàng năm có thể đạtkhoảng 28.000 tấn, chiếm gần 30% khả năng khai thác thủy sản của toàntỉnh Khả năng nuôi trồng thủy sản tại vùng biển Lý Sơn khá lớn với tổngdiện tích có thể phát triển lên tới 250 ha

Các điều kiện thủy lý, thủy hóa lý tưởng cho nuôi trồng các loại đặc sảnnhư cá mú, tôm hùm, cua biển… bằng lồng Vùng triều An Hải giáp hòn

Mù Cu diện tích khoảng 50 ha, kín gió, nồng độ muối >30 ‰, nhiệt độnước từ 26-30 ºC, mức triều cao nhất 2,5 m, thấp nhất 1,2 m, nền đáy là cátlẫn sỏi đá, san hô,… có khả năng cải tạo thành hồ nuôi trồng thủy sản thuậnlợi Ngoài ra, đặc điểm sinh thái, khí hậu, nguồn nước ở Lý Sơn còn phùhợp cho việc phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản trên cát với diện tíchkhoảng 20 ha ở Hang Câu, vùng Đồng Hộ

Kỳ, huyện Tịnh Sơn ra khai phá vùng đất phía Tây của đảo Làng An Hải cótám vị tiền hiền, gồm các dòng họ: Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ,Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê từ làng An Hải thuộc xã Bình Châu ra khaiphá vùng đất phía Đông và phía Nam đảo

Xét về nguồn gốc xa hơn thì người Việt ra định cư ở Lý Sơn là những cưdân Việt từ vùng Thanh – Nghệ di cư vào Quảng Ngãi theo các luồng di cưtrong lịch sử, sau đó mới tiến ra đảo Lý Sơn Vì vậy, ý thức về cội nguồn,

Trang 8

về quê hương bản quán rất sâu đậm trong tâm thức của những lưu dân, tâmthức ấy được định hình và biểu hiện qua hình thức sinh hoạt thờ cúng tổtiên, đó là tín ngưỡng “cúng việc lề” hay “khao lề” Sau đó, triều đình thànhlập ra đội Hoàng Sa (sau này thêm đội Bắc Hải) nhằm xác lập và thực thichủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông thì đãxuất hiện tín ngưỡng Lễ khao lề thế lính/tế lính Hoàng Sa vô cùng đặc sắccủa cư dân trên đảo Lý Sơn.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 vào thời điểm 0giờ ngày 01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 củaThủ tướng Chính phủ thì dân số huyện Lý Sơn là 22.174 người Dân cư chủyếu tập trung ở đảo Lớn Đảo Bé hiện nay chỉ có khoảng 400 người

k Lịch sử - hành chính

Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 200 nămtrước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo Từ năm 192, Lý Sơn thuộcvùng đất do Lâm Ấp, Hoàn Vương rồi đến Chăm Pa cai quản Năm

1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi chinh phạt Chăm Pa Vua Chăm Pa

là Ba Đích (Jaya Indravarman VII) yếu thế đành phải đem dâng đất ChiêmĐộng, Cổ Lũy để cầu hòa Cổ Lũy là phần đất thuộc các huyện Bình Sơn,Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi thuộctỉnh Quảng Ngãi ngày nay Như vậy, Lý Sơn đã thuộc địa phận đất Việt từnăm 1402 Tuy nhiên, đến năm 1407, do Nhà Minh xâm lược Đại Việt,Chăm Pa nhân đó đem quân chiếm lại những vùng đất đã dâng cho ĐạiViệt

Đến tháng 6/1471, vua Lê Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt đưaquân đánh Chăm Pa, vua Trà Toàn (Maha Sajan) bị bắt và chết trên đường

về Thăng Long Lê Thánh Tông đã sáp nhập miền bắc Chăm Pa, từ đèo HảiVân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyênQuảng Nam (Bao gồm các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định ngày nay) Từ đó, vùng này chính thức trở thành đất đai do ĐạiViệt cai quản Vùng đất Quảng Ngãi ngày nay là phủ Tư Nghĩa của xứQuảng Nam và gồm có 3 huyện là Bình Sơn, Mộ Hoa và Nghĩa Giang

(Phan Khoang, Lịch sử Xứ Đàng Trong, NXB Khai Trí, 1967, trang 112, 113) Lý Sơn thuộc về huyện Bình Sơn khi đó Qua các đời, đạo thừa tuyên

Quảng Nam (1471) được đổi tên nhiều lần thành xứ Quảng Nam (1490),

Trang 9

Nam (1520), dinh Quảng Nam (1602) nhưng địa bàn không thay đổi Năm

1602, phủ Tư Nghĩa đổi tên thành phủ Quảng Nghĩa, năm 1771 đổi Quảng

Nghĩa thành Hòa Nghĩa, năm 1803 đổi lại thành Quảng Nghĩa, trong thời

gian này Lý Sơn vẫn thuộc địa bàn phủ này Năm 1832, tỉnh Quảng Ngãiđược thành lập

Năm 1945 đổi tên tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh Lê Trung Đình, năm 1952

Pháp sáp nhập đảo Lý Sơn vào thị xã Đà Nẵng Dưới chế độ Việt Nam

Cộng hòa (1954 – 1975), Lý Sơn thuộc quận Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.Ngày 31 tháng 3 năm 1975, đảo Lý Sơn nay là huyện Lý Sơn được giảiphóng

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của BanChấp hành Trung ương Đảng về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, haitỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình Tháng 12năm 1975, Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợpnhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình Lúc này, Lý Sơn thuộc về huyện BìnhSơn, tỉnh Nghĩa Bình

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bìnhthành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập, LýSơn thuộc huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 01 tháng 01 năm 1993, thành lập huyện đảo Lý Sơn theo Quyếtđịnh số 337/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách 2 xã Lý Hải

và Lý Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn

Nghị định số 145/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2003 chia xã LýVĩnh thành 2 xã An Bình và An Vĩnh; đổi tên xã Lý Hải thành xã An Hải.Cuối năm 2019, huyện Lý Sơn có 3 đơn vị hành chính trực thuộc, gồmcác xã: An Bình, An Vĩnh và An Hải

Ngày 10 tháng 01 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhNghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chínhcấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi (Nghị quyết có hiệu lực từngày 01 tháng 02 năm 2020) Theo đó, giải thể toàn bộ 3 xã An Bình, AnVĩnh và An Hải để thực hiện chính quyền một cấp trên địa bàn huyện LýSơn Cấu trúc tổ chức này cho đến nay vẫn đang được duy trì

l Hải đội Hoàng Sa

Căn cứ vào các tài liệu chính sử còn ghi lại, đội Hoàng Sa ra đời vào thời

Trang 10

kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 - 1635), hay nói một cách khác, chúaNguyễn Phúc Nguyên chính là người đã lập ra đội Hoàng Sa - một hìnhthức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền hết sức độc đáo trên cácvùng quần đảo giữa biển Đông Cuốn sách cổ ghi chép tương đối đầy đủ và

cụ thể về đội Hoàng Sa là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn được viết vàonăm 1776, có ghi rằng: “Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển xã An Vĩnhhuyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước cóphường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữalại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật củatàu, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứBắc Hải” Và, “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã

An Vĩnh sung vào cắt phiên, mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, manglương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiến thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêmthì đến đảo ấy”

Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn và tất cả các nguồn sử liệuchính thức đã xác thực là được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh

xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi An Vĩnh là một xã ở cửabiển Sa Kỳ (về phía Nam), nay là địa bàn thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyệnTịnh Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Xã An Vĩnh vào thời điểm chúa Nguyễn tuyểnchọn dân đinh tổ chức ra đội Hoàng Sa bao gồm hai khu vực cách xa nhau

là làng (thôn) An Vĩnh ở cửa biển Sa Kỳ trong đất liền và xóm (phường) AnVĩnh ở ngoài cù lao Ré (nay là xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh QuảngNgãi) Vào trước thời điểm phường An Vĩnh được tách ra khỏi xã An Vĩnh,những dân đinh xã An Vĩnh được tuyển vào đội Hoàng Sa mặc nhiên phảibao gồm cả dân đinh làng An Vĩnh trong đất liền và phường An Vĩnh ngoài

cù lao Ré Công việc tổ chức nhân lực, chuẩn bị hậu cần và mọi mặt chocác chuyến đi ra Hoàng Sa và Trường Sa đều do xã trưởng và bộ máy chứcdịch trong đất liền và phường An Vĩnh ở cù lao Ré cùng thực hiện Địađiểm xuất phát cho đội Hoàng Sa tiến ra biển khơi có thể ở cả cù lao Ré vàcửa biển Sa Kỳ, nhưng cửa biển Sa Kỳ là bến chính thức theo quy định củachính quyền trung ương Như vậy, có thể nói rằng, đội Hoàng Sa mỗi năm

có 70 suất, vốn chủ yếu là người An Vĩnh trong đất liền và đến đầu thế kỷXIX trở về sau là người An Vĩnh ngoài hải đảo

Theo sách Phủ Biên tạp lục (Quyển II), Lê Quý Đôn đã khảo tả khá cụ

Trang 11

thể về hoạt động chính của đội Hoàng Sa: “cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ,

ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn.Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc,

đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng

là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều Đến kỳtháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạngxong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằngtrở về” Bên cạnh đó, tờ đơn xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa của phường

An Vĩnh cù lao Ré đề ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775)

đã nói rất rõ: “Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như

cũ gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượtthuyền ra các cù lao ngoài biển tìm nhặt các hạng đồng, thiếc, hải ba, đồimồi được bao nhiêu dâng nạp Nếu như có truyền báo xẩy chinh chiến,chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm, xong việc rồi chúngtôi lại xin tờ sai ra tìm nhặt bảo vật cùng thuế quan đem phụng nạp, xin dốclòng làm theo sở nguyện chẳng dám kêu ca…”

Đội Hoàng Sa được tổ chức như thế không thể nói là không mang tínhchất của một đơn vị quân đội có kỷ luật chặt chẽ Phạm vi hoạt động củađội Hoàng Sa lúc đầu theo nguyên tắc là vùng hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì ngay sau khi thànhlập Vương triều Nguyễn được vài tháng, vào năm 1803, vua Gia Long “lấyCai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lậpđội Hoàng Sa” Đến đây, đội Hoàng Sa đã thực sự trở thành một đơn vịquân đội của nhà Nguyễn dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Phú Nhuận hầu

Võ Văn Phú là người xã An Vĩnh

Liên tục trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa “rađảo Hoàng Sa thăm dò đường biển” Như thế, ta biết rõ hơn một chức năngnữa của đội Hoàng Sa (hay một nhiệm vụ chính của đội Hoàng Sa) trongnhững năm 1815 - 1816 là khảo sát, đo đạc, xác định hải trình ở khu vựcgiữa Biển Đông Việc vua Gia Long quan tâm sâu sắc đến vị trí và hải trìnhquần đảo Hoàng Sa trong những năm có tính chất bản lề này càng thể hiện

rõ quyết tâm kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ trọn vẹn vùng biển đảo củavương triều

Trang 12

Như vậy, nhiệm vụ của đội Hoàng Sa rất nặng nề, không thuần túy vềkinh tế, khai thác tài nguyên mà còn làm công tác xem xét, đo đạc thủytrình, do thám trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nhất làtrong thời kỳ các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu nhà Nguyễn Sự tồn tại củađội Hoàng Sa đến năm 1876 thì bị bãi bỏ vì Việt Nam bị thực dân Pháp xâmlược, hải quân Pháp uy hiếp mặt biển của Việt Nam khiến cho các hoạtđộng của hải quân Việt Nam bị đình trệ.

Từ khoảng năm 1614 đến năm 1876, Hải đội Hoàng sa được duy trì vàhoạt động liên tục qua các thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn(1786-1802) và nhà Nguyễn Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng PhạmQuang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm HữuNhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo,khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia

Danh sách một số cai đội, suất đội thủy quân nhà Nguyễn được cử đithực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa:

- Phạm Quang Ảnh , được cử đi đo vẽ thủy trình Hoàng Sa vào tháng

01 năm Gia Long 14, Ất Hợi (1815), tên được lấy đặt tên cho đảoQuang Ảnh thuộc quần đảo Hoàng Sa

- Phạm Văn Sinh, được cử đi đo vẽ bản đồ Hoàng Sa

- Phạm Văn Nguyên, năm Minh Mạng 16 (1835) được cử đi xâydựng Hoàng Sa Tự tại đảo, nay thuộc đảo Phú Lâm, quần đảo HoàngSa

- Phạm Hữu Nhật , tức Phạm Văn Triều (1804-1854), được cử đi đo đạcHoàng Sa năm 1837, tên được lấy đặt tên cho đảo Hữu Nhật thuộcquần đảo Hoàng Sa

Trang 13

tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa, ghi dấu chủ quyền lịch sử của ViệtNam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

n Kinh tế - xã hội

- Trồng trọt: Sản phẩm chủ yếu là cây hành, tỏi và ngô Đây là 03 câytrồng chủ lực của huyện nhưng cung cấp ra thị trưởng dưới dạng hàngthô chưa qua sơ chế Ngoài ra, còn trồng một số loại rau củ quả đậukhác Huyện đang phát triển một số sản phẩm từ tỏi như tỏi đen, tỏiđen mật ong, tỏi cô đơn… để gia tăng giá trị cho mặt hàng này Chủtrương của huyện là không nâng cao sản lượng nông nghiệp mà tậptrung vào nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phục vụ

du lịch Hiện nay huyện có 320 ha trồng tỏi, khi trở thành đô thị biểnđảo dự kiến giữ lại 60 – 70 ha trồng tỏi để phục vụ du lịch

- Chăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, lợn, gà, vịt nhưng chưa hình thànhtrang trại chăn nuôi tập trung quy mô như các huyện khác mà chủ yếu

là chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình Số lượng gia súc, gia cầmhiện nay của huyện lên đến 6.000 con

- Thủy sản: Là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, quyết định thu nhậpcủa hơn 50% cư dân của huyện, sản lượng khai thác chiếm gần 1/3tổng sản lượng khai thác của toàn tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung vàolĩnh vực khai thác thủy sản nước mặn với các hình thức như: lặn, câu,lưới cước, lưới trủ, lưới ru, vây ngày, vây đêm, rút chì, chong đèn…mang lại hiệu quả kinh tế cao Sản lượng đánh bắt hải sản năm đạttrên 24 nghìn tấn Hiện nay, toàn huyện có 500 chiếc tàu thuyền, tổngcông suất trên 30 nghìn CV, trong đó có 139 tàu thuyền đi đánh bắt ởHoàng Sa, Trường Sa có gắn định vị hành trình Nuôi trồng còn hạnchế, có 54 bè (12 ha), sản lượng đạt 380 tấn/năm: cá bớp, cá chim,tôm hùm… Huyện đã quy hoạch 7 điểm nuôi trồng với diện tích 50

ha, tuy nhiên, do còn thiếu nơi neo trú lồng bè trong mùa mưa bãonên người dân chưa đầu tư nuôi trồng Huyện có kế hoạch xây dựngcác điểm neo trú với kinh phí khoảng 250 tỷ đồng để hỗ trợ người dânnuôi trồng thủy sản

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Hiện nay, toàn huyện có trên 200

cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chú trọng cácngành nghề huyện có thế mạnh như: sản xuất đá lạnh, sơ chế hải sản,khai

Trang 14

thác đá xây dựng, may mặc, mộc dân dụng, chế biến nước mắm… nhưngvẫn còn manh mún, nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình chủ yếu chưa có

cơ sở sản xuất nào có quy mô do thiếu nguồn điện, thiếu cơ sở hạ tầng đểphát huy thế mạnh của ngành

- Thương mại dịch vụ: Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có

những bước phát triển đáng kể, các hoạt động thương mại dịch vụphát triển tương đối nhộn nhịp Toàn huyện có 625 cơ sở sản xuấtkinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân cùng hợp tác xã đang hoạtđộng có hiệu quả, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển KT-XHcủa huyện đảo Tuy vậy, do đặc thù của huyện đảo cách xa đất liền,hoạt động thương mại chủ yếu lưu thông bằng đường thủy, nhưng vàomùa biển động đảo bị chia cắt thì việc cung ứng hàng hóa từ đất liền

ra đảo và ngược lại hết sức khó khăn Hơn nữa, hệ thống thương mại,dịch vụ của huyện hầu như chưa phát triển, chủ yếu là các chợ nhỏ vàcác điểm buôn bán nhỏ lẻ Hiện nay, toàn huyện chỉ có 01 chợ huyện

và 02 chợ xã chưa có Trung tâm thương mại, siêu thị nên việc traođổi, mua bán hàng hóa của người dân còn gặp nhiều khó khăn

o Du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "Biển đảo Lý Sơn" vàongày 28/4/2007 Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B vềcảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe ô tô, xe điện, xe máy

để đến các điểm tham quan trên đảo Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ đượcthưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm, rong biểntrộn (rau cum cúm), cháo nhum (cầu gai) Từ đảo Lớn, khách du lịch đicano sang đảo bé để tắm và bơi tại Bãi Dừa Nước biển tại đây trong vàsóng lặng

Ngày 13 tháng 7 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã raquyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịchtại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục,Miệng núi lửa Thới Lới, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, ÂmLinh Tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn

Xác định kinh tế du lịch là mũi nhọn, năm 2023, huyện đã đăng cai tổchức Giải chạy Maraton Tiền Phong, Giải dù lượn, Giải bóng chuyền bãi

Trang 15

biển, Giải bơi vượt biển…để kích cầu du lịch trong 2 tháng.Trên đảo cóbốn di tích quốc gia: Đình An Vĩnh (di tích liên quan đến Hải đội HoàngSa), đình làng An Hải, Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phốithờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang Các di chỉ văn hóa SaHuỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt

là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa Ngoài ra, trên đảo còn có các điểmtham qua nổi tiếng như Cổng Tò Vò, núi Thới Lới, cột cờ trên núi Thới Lới,lặn biển ngắm san hô…

Huyện có 150 cơ sở lưu trú với khoảng 3000 phòng, mỗi năm đónkhoảng 100.000 khách

Huyện đảo được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì sản phẩm tỏi cóhương vị đặc biệt khác với tỏi do các nơi khác trồng, đặc biệt tỏi cô đơn làsản phẩm có giá trị thương phẩm cao Các hàm lượng chất có trong tỏi luôncao hơn tỏi được trồng ở những nơi khác

Định hướng du lịch của huyện là phát triển du lịch xanh, bền vững,không phát triển công nghiệp

p Văn hóa – xã hội

Lý Sơn nằm trong dòng chảy chung của nền văn hóa miền Trung ViệtNam Hòn đảo này có vị trí quan trọng trên tuyến đường hàng hải quốc tế

và có sự giao lưu rộng mở trong khu vực Từ thời Nguyễn cho đến nay, LýSơn được coi là đảo tiền tiêu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của ViệtNam và chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Disản văn hóa trên đảo Lý Sơn phong phú và đa dạng Trong chiều dài lịch sửkhai phá và xây dựng hòn đảo có ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Champa – Việt

kế tục nối tiếp nhau theo trình tự thời gian trong khoảng từ thế kỷ IX, Xtrước Công nguyên đến nay Dòng chảy văn hóa liên tục này đã đem lại hệquả tất yếu về sự kế thừa, phát triển với nội lực dồi dào và mang tính đadạng trên cơ sở của sự tiếp thu hội nhập, dung hòa của nền văn hóa sau vớinền văn hóa trước đó, đồng thời có sự giao lưu với những nền văn hóa đồngđại từ bên ngoài Ba lớp văn hóa của cư dân Sa Huỳnh – Champa – Việt đãgắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn

Lớp văn hóa Việt hiện nay ở đảo Lý Sơn là sự tổng hòa các yếu tố vănhóa khác nhau được hình thành, chuyển hóa và phát triển Các kết quảnghiên cứu cho thấy, lớp cư dân đầu tiên đã tạo dựng nên Văn hóa SaHuỳnh mang

Trang 16

tính chất biển – hải đảo rất đặc trưng Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn

có nguồn gốc hình thành từ giai đoạn tiền Sa Huỳnh, kế tiếp sau văn hóa SaHuỳnh về mặt thời gian, là lớp cư dân văn hóa Chăm, họ đã tạo dựng nêndạng văn hóa nông – chài kết hợp Trên một số phương diện, văn hóa Chămhầu như đã hòa nhập vào văn hóa Việt mà ngày nay, những mảnh vỡ ấy cònthấy ẩn hiện đâu đó trong di sản văn hóa Việt trên đảo Cuối thế kỷ XVI,đầu thế kỷ XVII, ở Lý Sơn, lớp văn hóa Việt hình thành trên cơ sở dunghợp với văn hóa Chăm bản địa, đồng thời bảo tồn, phát triển các yếu tố cơbản của văn hóa Việt vùng châu thổ Bắc Bộ để tạo nên văn hóa Việt vùnghải đảo, đa dạng, phong phú với các thiết chế cộng đồng làng xã Sự quần

cư của các dòng họ, các sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính chất nông –chài Tất cả đều được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay như

Lễ khao lề thế/tế lính, Lễ hội đua thuyền…

Đội Hoàng Sa đã không còn hoạt động từ lâu nhưng việc tổ chức lễ khao

lề thế lính Hoàng Sa tại các nhà thờ tộc họ và đình làng An Vĩnh vẫn đượcduy trì thường niên để tưởng nhớ công đức của các thế hệ cha ông nhằmgóp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng trên hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa Đồng thời, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống

có từ lâu đời trên đảo Lý Sơn mang tính đặc trưng tiêu biểu Tiếp nối truyềnthống của ông cha ta ngày xưa, hiện nay hai xã An Vĩnh và An Hải đều tổchức thành lập nghiệp đoàn nghề cá, khuyến khích ngư dân tiếp tục vươnkhơi, bám biển, gìn giữ ngư trường truyền thống và khẳng định chủ quyềnthiêng liêng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Ngày nay, trên đảo có tới gần 100 di tích và phần lớn đều gắn liền vớiHải đội Hoàng Sa như: Âm Linh Tự, Khu mộ gió lính Hoàng Sa, Đình làng

An Vĩnh, Đình làng An Hải, Nhà thờ Chánh đội trưởng thủy quân suất độicủa Hải đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh, Nhà thờ Chánh đội trưởng thủyquân suất đội của Hải đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết…

Lý Sơn hiện có 24 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; trong đó có 17 di tích lịch

sử cấp tỉnh và 6 di tích lịch sử cấp quốc gia (đình An Vĩnh, đình An Hải, Lễhội đua thuyền, Lễ hội khao lề thế/tế lính) Tết ở Lý Sơn kéo dài đến mùng

8 do hàng năm đều có tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống

Giáo dục: Lý Sơn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù

chữ và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Hiện nay, toàn huyện có 01

Trang 17

mầm non Tổng số học sinh các cấp trên 5.000 em, bình quân cứ 03 ngườidân có 01 người đi học, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp hằng năm đạt từ 90 - 100%,

tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp bình quân hằng năm đạt từ 30%

Y tế: Toàn huyện có 01 Trung tâm Y tế và 01 Trạm Y tế xã Tổng số

giường bệnh là 50 giường, tổng số y bác sĩ là 09 người, công suất sử dụnggiường bệnh đạt từ 40 – 50% Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bịchuyên môn từ tuyến huyện đến tuyến xã hiện nay còn thiếu thốn, lạc hậunên chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân

Thông tin liên lạc: Trên đảo đã phủ sóng điện thoại: Vinaphone,

Mobiphone, Viettel và có mạng internet để đảm bảo thông tin nhanh, kịpthời

Cấp điện: Từ tháng 9/2014, Lý Sơn đã được kéo cáp ngầm vượt biển

cung cấp điện lưới quốc gia cho đảo Lớn, góp phần nâng cao đời sống của

bà con trên đảo, kèm theo các dịch vụ nhà hàng khách sạn, ăn uống pháttriển theo, huyện đảo đang hướng tới là một đảo du lịch trong tương lai.Ngày 22/01/2016, Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã chính thức cấp điện cho

116 hộ dân trên đảo đảo Bé

q Định hướng, quy hoạch

Ngày 28/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số

168/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất đến năm 2045 Trong đó, định hướng xây dựng sân

bay Lý Sơn khoảng 153 ha, công suất 1,3 triệu hành khách/năm; trung tâmdịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155 ha; lấn biển hai đầuđông tây của đảo Lớn với diện tích khoảng 450 ha Về định hướng pháttriển đô thị, phấn đấu đến năm 2025, huyện Lý Sơn đạt một số tiêu chí cơbản của đô thị loại IV Giai đoạn 2026 - 2035, huyện Lý Sơn phấn đấu đạttiêu chí đô thị loại IV Bước sang giai đoạn 2036 - 2045, tỉnh Quảng Ngãi sẽtập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị,hướng tới thành lập thành phố Lý Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi; từngbước hình thành vùng đô thị động lực phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi vàVùng kinh tế trọng điểm miền Trung Nghị quyết số 30/BCT/2022 địnhhướng phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo quốc gia Huyệnđang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cáp treo từ đảo Lớn quađảo Bé, đầu tư sân golf…

Trang 18

2 Thực trạng chất lượng vấn đề khảo sát: thành tựu đạt được; tồn tại hạn chế, nguyên nhân

Căn cứ theo kết quả khảo sát thực tế và các báo cáo của Huyện ủy Lý Sơnsau đây:

- Báo cáo số 304-BC/HU ngày 15/12/2022 của Huyện ủy Lý Sơn vềTình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp chủ yếu năm 2023;

- Báo cáo số 370-BC/HU ngày 20/7/2023 của Huyện ủy Lý Sơn vềTình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu 6tháng cuối năm 2023;

- Báo cáo số 371-BC/HU ngày 20/7/2023 của Huyện ủy Lý Sơn vềviệc Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểuĐảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025

a Thành tựu đạt được

Do không có cấp xã nên Lý Sơn không có Đảng bộ cấp xã Hiện nay,Huyện ủy đang quản lý gần 900 đảng viên, sinh hoạt tại 24 chi đảng bộ,trong đó có 4 đảng bộ quân sự, công an, y tế, giáo dục; 20 chi bộ tại các địabản dân cư Đặc thù riêng Lý Sơn có đảng bộ giáo dục, quản lý xuyên suốttheo ngành dọc, do đó thuận tiện và hiệu quả hơn quản lý theo chiều ngangnhư ở các huyện khác có chính quyền cấp xã Việc quản lý trực tiếp từ cấphuyện về đến chi bộ thôn tạo điều kiện cho thông tin thông suốt và nhanhhơn Chi bộ thôn trở thành chi bộ ở cơ sở, do đó Bí thư, Phó Bí thư chi bộđược yêu cầu phải tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị (yêu cầu cao hơn

so với Bí thư, Phó Bí thư các thôn ở địa bàn có cấp xã) Huyện ủy đãthường xuyên quán triệt tư tưởng chính trị, đường lối của Đảng xuống cácchi bộ Trong thời gian qua, trên 95% đảng viên được đánh giá hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ, có vài đồng chí bị kỷ luật do sinh con thứ ba (dưới 5%không hoàn thành), không có đồng chí nào bị kỷ luật do suy thoái tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật Công tác kiểm tra, giámsát được thực hiện hàng năm theo chương trình Huyện ủy yêu cầu các chiđảng bộ cũng phải có chương trình kiểm tra, giám sát; nội dung này cũng làmột tiêu chí dùng để đánh giá, xếp loại các chi đảng bộ hàng năm Việc họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiệnđầy đủ, thường xuyên

Trang 19

Mô hình tiết kiệm, chia sẻ yêu thương được 100% các chi bộ thực hiệnnhằm tặng quà cho người già, người neo đơn, trẻ em, người có hoàn cảnhkhó khăn Các đảng viên thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm vớinhân dân, tự giác làm sạch môi trường, trồng hoa, cây cảnh làm đẹp cảnhquan Đặc thù của Lý Sơn là các tàu đánh bắt hải sản xa bờ thường phải đi15-30 ngày mỗi chuyến Tuy nhiên, khi chẳng may có tàu hoặc người gặpnạn trên biển thì các tàu khác đều giúp đỡ, hỗ trợ cứu hộ cứu nạn, lai dắt tàugặp nạn vào bờ Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái,

dù cho phải chịu thiệt hại về kinh tế và dù huyện không có chính sách hỗtrợ Tính cộng đồng của người dân Lý Sơn rất cao Người dân Lý Sơnkhông bỏ biển dù cho gặp thiên tai, địch họa trong quá trình đi đánh bắt hảisản, họ là những cột mốc sống về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Lãnh đạo tỉnh, trong thời gianqua, Lý Sơn đã sáp nhập các cơ quan lại với nhau nhằm tinh gọn bộ máy:

- Phòng Thanh tra, Phòng Kiểm tra, Ban tổ chức và Phòng Lao động –Thương binh – Xã hội;

- Văn phòng, Trung tâm bồi dưỡng chính trị và Ban Tuyên giáo;

- Trạm khuyến nông và Trạm thú y;

- Ban quản lý dự án và Trung tâm quỹ đất;

b Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Công tác lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy Đảng

Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025:

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các kế hoạch và tổ chức 03 Hộinghị để học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lầnthứ VII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Chỉ đạo Ban Tuyêngiáo Huyện ủy, Liên đoàn lao động huyện và các chi, đảng bộ trực thuộcHuyện ủy tổ chức các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết cho đảng viên, cán

bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị, phòng, ban trên địa bànhuyện

Huyện ủy đã ban hành 03 Chương trình hành động về thực hiện Nghịquyết Đại hội VII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX vàNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Đối với 02nhiệm vụ trọng tâm và 03 nhiệm vụ đột phá đã được Đại hội đại biểu Đảng

Trang 20

Ban hành Chương trình công tác toàn khóa và Chương trình kiểm tra,giám sát toàn khóa; Quy chế làm việc của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện

ủy, Thường trực Huyện ủy khóa VII; hàng năm, ban hành chương trìnhcông tác năm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; định kỳ kiểm điểm và tổng kếtcông tác năm để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra Chỉ đạohoàn thành báo cáo và tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉthị của Trung ương, Tỉnh ủy và Huyện ủy theo kế hoạch

Trong 6 tháng đầu năm 2023:

Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, các kết luận, nghị quyết chuyên

đề của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XX, Kết luận công tác năm

2022 của Huyện uỷ và tình hình thực tế để ban hành Chương trình công tácnăm, quý, tháng, lịch công tác tuần để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diệntrên các lĩnh vực và nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, toàn diệntrên các lĩnh vực

Đã tổ chức 01 Hội nghị Huyện uỷ, 12 hội nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ

và 17 cuộc họp Thường trực Huyện uỷ để cho ý kiến, quyết định các vấn đề

về công tác cán bộ, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và

hệ thống chính trị theo thẩm quyền Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo,những vấn đề phức tạp, phát sinh đều coi trọng từ khâu nghiên cứu, tranhthủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, trưng cầu ý kiến của các đơn vị, lắng nghe ýkiến của các cơ quan tham mưu, thảo luận để đi đến thống nhất và quyếttâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy trực thuộc chútrọng phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉđạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị, cơ sở

Công tác chính trị, tư tưởng

Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền các nghị quyết,chỉ thị, kết luận khóa XIII của Đảng Ban hành văn bản chỉ đạo triển khaithực hiện nhiệm vụ trọng tâm về chính trị, tư tưởng năm 2023; kịp thời địnhhướng thông tin, tuyên truyền bảo đảm phản ánh đầy đủ, toàn diện sự lãnhđạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền trongthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường xuyên chỉđạo đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn,đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hoá” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w