Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là các dịch vụ được cung cấp bởi các chuyên gia y tế các nhà cung cấp hoặc học viên trong các ngành nghề liên minh sức khỏe, chỉnh hình, bác sĩ, bác sĩ công, nh
Trang 1Đề tài: Hỗ trợ kết nối dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo vùng sâu vùng xa tại xã Vạn Xuân, huyện Thường, Xuân tỉnh Thanh Hóa
1 Khái niệm về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người nghèo, vùng sâu vùng xa
Sức khỏe: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không
có bệnh hay thương tật Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào
Chăm sóc sức khỏe là việc duy trì hoặc cải thiện sức khỏe qua việc chẩn đoán, điều trị
và phòng ngừa bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần trong con người
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là các dịch vụ được cung cấp bởi các chuyên gia y tế (các
nhà cung cấp hoặc học viên) trong các ngành nghề liên minh sức khỏe, chỉnh hình, bác sĩ, bác sĩ công, nha khoa, hộ sinh, điều dưỡng, y học, đo thị lực, dược, tâm lý học, và ngành nghề y tế khá
Người nghèo là một bộ phận dân cư trong tình trạng không có hoặc thiếu hụt những điều
kiện cơ bản về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng và có mức thu nhập thấp hơn mức bình quân chung của cộng đồng đó
Vùng sâu vùng xa theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 2007 ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn,
là nơi cách xa hệ thống giao thông quốc gia, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển, đất nông nghiệp thiếu, dân cư thưa thớt, điều kiện sống và trình độ dân trí của người dân trong khu vực còn thấp
2 Giới thiệu về hoàn cảnh sống của người nghèo vùng sâu vùng xa tại xã Vạn Xuân, huyện Thường, Xuân tỉnh Thanh Hóa
Trang 2Vạn Xuân là xã phía Tây Nam của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá Xã Vạn Xuân
là một trong những địa phương đi đầu về truyền thống hiếu học của huyện và là quê hương của nhiều danh nhân trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc Tên gọi xã Vạn Xuân được chính thức sử dụng từ sau năm 1975.Trước đây xã Vạn Xuân có nhiều tên gọi khác nhau Thời nhà Nguyễn gọi là Trịnh Vạn (tiếng Thái là Mường Chiềng Ván) - là nơi có loại quế Ngọc nổi tiếng đã dâng lên vua Minh Mạng Thời kì thuộc Pháp người Pháp sáp nhập tất cả các đơn vị hành chính phía Tây Nam Thường Xuân thành xã Thanh Cao dưới
sự cai quản của quan Tri Châu Cầm Bá Bảo Thời kì chống Mĩ, xã Vạn Xuân có lúc được gọi là Thanh Cao, sau đó lại gọi là Trịnh Vạn rồi Vạn Xuân cho đến nay Diện tích tự nhiên của xã Vạn Xuân khoảng 90 Km2 Đất rừng chiếm hơn 2/3 diện tích,chủ yếu là rừng sản xuất có giá trị kinh tế thấp Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa với khoảng 5000 ha Do điều kiện để phát triển kinh tế kém, thu nhập trung bình của người dân ở đây cũng không được tốt, kéo theo sự phát triển về đời sống xã hội và các loại hình dịch vụ cung cấp cho đời sống hằng ngày cũng lạc hậu và trì trệ Đặc biệt là đối với các dịch vụ về y tế và chăm sóc sức khỏe tại Vạn Xuân – Thường Xuân – Thanh Hóa còn rất lạc hậu và chậm phát triển Tại đây hầu hết điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật về
y tế còn rất thiếu thốn Cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này còn yếu kém về chuyên môn, lại không được đào tạo bài bản dẫn đến trình độ không đủ để xử lý khi có yêu cầu về y tế
và chăm sóc sức khỏe Đặc biệt tại đây do thiếu các thông tin về chính sách bảo hiểm y tế cho người dân nghèo vùng sâu vùng xa theo quy định của chính phủ nên họ không được hưởng những quyền lợi chính đáng của họ
3 Các mối quan hệ của người nghèo vùng sâu vùng xa với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại xã Vạn Xuân, huyện Thường, Xuân tỉnh Thanh Hóa
(xem ảnh chụp )
4 Khó khăn về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo vùng sâu vùng xa tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 3- Khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế [Việt Phương,2015]
+ Nguồn kinh phí cho các dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ở địa phương không đủ Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương vùng sâu vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn theo quyết định của nhà nước Điều này cho thấy rằng đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn Chính vì vậy mà các nguồn kinh phí, nguồn thuế thu được từ nhân dân để phục vụ cho các hoạt động của xã hội hay các dịch vụ thiết yếu hầu như rất ít Thậm chí có các hộ gia đình còn không đóng góp được đầy đủ các nguồn quỹ chung này Vì vậy, nguồn quỹ chung này thường được tận dụng và đảm bảo duy trì chứ chưa được dùng nhiều cho việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho trung tâm y tế ở địa phương và trang bị các thiết
bị thiết yếu cho chăm sóc sức khỏe
+ Mức sống và thu nhập của người dân thấp nên không chú trọng đến vấn đề xây dựng và
tu sửa trung tâm y tế Do đặc thù điều kiện về kinh tế thấp kém, có nhiều hạn chế dẫn đến nhiều hạn chế về các vấn đề khác Người dân và đặc biệt là người nghèo tại đây hầu như chỉ quan tâm chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế thoát nghèo mà chưa có sự quan tâm đến các khía cạnh khác của đời sống, trong đó có y tế và chăm sóc sức khỏe Vì không qua tâm nhiều tới sức khỏe của mình nên họ cũng không có nhiều sự quan tâm hay chú trọng đến việc tu sửa hay xây dựng các trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe ở địa phương + Không có chương trình hỗ trợ xây dựng trung tâm y tế và cung cấp trang thiết bị y tế miễn phí từ nhà nước Bởi lẽ sức mạnh và nguồn lực nội lực của cộng đồng ở đây còn yếu, người nghèo cũng không tự ý thức được về việc phát triển chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên cần sự hỗ trợ từ bên ngoài Cụ thể là các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan Tuy nhiên các chương trình về hỗ trợ vốn, hỗ trợ nhân lực, cơ sở vật chất để người dân có thể xây dựng trung tâm y tế, hình thành dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, cung cấp các trang thiết bị y tế cho trung tâm chưa có Chính vì vậy mà đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến khó
Trang 4khăn về việc xây dựng cơ sở y tế, trang bị các thiết bị thiết yếu cho người nghèo tại địa phương này
- Khó khăn trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế [Nguyễn Hằng, 2015] + Cán bộ y tế năng lực kém: Hiện tại ở địa bàn xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa có cán bộ làm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên trình độ trong y tế nói chung và trong chăm sóc sức khỏe cho con người nói riêng còn rất nhiều hạn chế Từ trước đến nay những người đóng vai trò làm việc trong vị trí này là những người có kinh nghiệm chữa bệnh theo truyền thống, dân gian được nhân dân tin tưởng và tín nhiệm Hoặc họ là người trẻ có trình độ tốt nghiệp hết cấp III được cử đi học những khóa đài tạo ngắn, cơ bản về y tế và chăm sóc sức khỏe rồi trở về địa phương đảm nhiệm vai trò trong phòng y tế, chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng Chính vì vậy mà trình độ năng lực của họ còn kém và rất hạn chế Điều này làm giảm chất lượng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân trong cộng đồng Đồng thời cũng là khó khăn trong việc đào tạo vì trình độ nhận thức của họ còn nhiều hạn chế
+ Địa hình vùng sâu vùng xa hiểm trở, giao thông không thuận lợi dẫn đến khó khăn trong di chuyển để đi học nâng cao trình độ Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một trong những xã vùng sâu vùng xa của Việt Nam, diện tích 100% là diện tích đồi núi Vì vậy giao thông ở đây khá khó khăn, gây trở ngại lớ cho việc di chuyển Các cán bộ làm việc trog lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở đây hầu hết chỉ đi học một đến hai lần vì giao thông hiểm trở, khó khăn Hơn nữa vì giao thông khó khăn mà cán bộ có tay nghề cao trong chăm sóc sức khỏe cũng gặp khó khăn trong việc đến địa phương để đào tạo hay nâng cao chuyên môn cho cán bộ ở đây
+ Chưa có sự điều động cán bộ y tế từ cấp trên về làm việc tại địa phương Với khó khăn
về nguồn nhân lực hạn chế trong trình độ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, y tế cộng với khó khăn trong điều kiện tự nhiên, địa hình không thuận lợi gây trở ngại lớn, vấn đề chăm sóc sức khỏe ở xã Vạn Xuân huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa rất cần đến sự
hỗ trợ từ các trung tâm cung cấp dịch vụ y tế chuyê nghiệp ở cấp cao hơn về hỗ trợ Tuy
Trang 5nhiên người nghèo tại đây chưa được nhận sự hỗ trợ nào từ cấp trên Cũng chưa có cán
bộ y tế chuyên nghiệp, chuyên môn cao nào được điều động về địa phương này để hỗ trợ cho việc phát triển nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Khó khăn về tiếp cận thông tin bảo hiểm y tế [Hoàng Cường,2016]
+ Trình độ nhận thức kém Vì là đồng bào dân tộc thiểu số lại ở vùng sâu vùng xa nên trình độ văn hóa ở đây còn thấp Họ không có nhiều hiểu biết về các thông tin của xã hội, CHính vì vậy mà các thông tin về bảo hiểm y tế, các hình thức bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm được cấp phát miễn phí…hầu như họ không được biết đến Điều này đã cản trở trực tiếp đến việc tiếp cận với những quyền lợi mà đáng lẽ họ được hưởng Thông tin về bảo hiểm y tế sẽ có ích hơn và có ý nghĩa hơn nếu như trình độ nhận thức, văn hóa của người dân ở đây cao
+ Không có nhiều phương tiện truyền thông để người nghèo theo dõi và cập nhật thông tin về bảo hiểm xã hội hay các chương trình phúc lợi xã hội khác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Do đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và đời sống của người nghèo tại đây, các nhu cầu thiết yếu khác như ăn, mặc, ở đôi khi còn không được đảm bảo thì rất khó để có thể phát triển hay mở rộng được các mô hình về truyền thông cho người nghèo
ở đây có thể biết đến và cập nhật thường xuyên các thông tin về bảo hiểm xã hội với chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân được Đây cũng là một trong những khó khăn lớn về vấn đề dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa
+ Không có cán bộ chuyên trách về bảo hiểm tại địa phương CŨng bởi những hạn chế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, các hoạt động về bảo hiểm xã hội tại Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa cũng có nhiều hạn chế Tại đây không có cán bộ chuyên trách về bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người dân tại đây Đây cũng là một trong những thách thức đối với việc phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người
5 Nhu cầu về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 6Nhu cầu thứ nhất là nhu cầu được Nhà nước, các ban ngành có liên quan hỗ trợ đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nguyên nhân này xuất phát từ khó khăn về nguồn thu nhập thấp từ người dân Ngoài ra các nguồn quỹ, kinh phí cho việc phát triển các loại hình dịch vụ còn hạn hẹp.Sự tự lực từ người dân và chính quyền tại địa phương là không thể để có thể tạo điều kiện cho người nghèo tại đây
có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nếu như không có sự hỗ trợ về kinh phí và vật chất từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước hay các
cơ quan tổ chức liên quan, các đơn vị tổ chức từ thiện thì rất khó để biến các mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe này có thể đi vào thực tế, đến sát với người dân được Chính
vì vậy đây là một trong những nhu cầu thiết yếu và quan trọng đối với việc được tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe Không có cơ sở hạ tầng, không
có trung tâm y tế thì các loại hình chăm sóc sức khỏe mãi chỉ là các dịch vụ manh mún, nhỏ lẻ và không đem lại được hiệu quả cao, càng không đáp ứng đủ được với đời sống của người nghèo tại đây Việc xây dựng được cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sẽ giúp cho các dịch vụ này tập trung và chuyên nghiệp hơn Bên cạnh đó nếu ngoài việc xây dựng trung tâm y tế cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các trang thiết bị cần thiết và phục vụ được cho nhu cầu của người nghèo tại đây cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu đi kèm trong cơ sở vậy chất Sẽ không thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nếu như trung tâm cung cấp dịch vụ không có
đủ các trang thiết bị để cán bộ phục vụ có thể cung cấp các dịch vụ đáp ứng được với yêu cầu cũng như nhu cầu từ người dân
Nhu cầu thứ hai là nhu cầu được nâng cao kiến thức về các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe Việc xây dựng trung tâm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cung cấp đầy
đủ các trang thiết bị cho trung tâm cũng sẽ chỉ là hình thức và trên lý thuyết nếu như không có sự quan tâm và hiểu biết đúng mức của người nghèo tại đây về y tế, chăm sóc sức khỏe Khi hiểu được tầm quan trọng về sức khỏe, ý nghĩa của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lợi ích mà chúng đem lại cho đời sống của mình như thế nào người nghèo mới chủ động tìm đến các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe này thay vì tự
Trang 7chăm sóc theo các mẹo truyền thống hay vận dụng các phương pháp chữa bệnh lạc hậu như tìm thầy mo, cúng ma… Một vài cá nhân trong số những người nghèo sống tại xã Vạn Xuân, Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã có hiểu biết về những dịch vụ chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên chỉ một vài cá nhân này hiểu biết thì không thể giúp cho cả cộng đồng người nghèo ở đây nâng cao nhận thức được Chính vì vậy mà hầu hết người nghèo
ở đây đều có nhu cầu được nâng cao hiểu biết, nhận thức về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Khi hiểu được họ sẽ tự tìm đến và sử dụng các dịch vụ Nếu không nâng cao kiến thức và hiểu biết cho họ, những dịch vụ chăm sóc này sẽ mãi chỉ là trên giấy tờ và mô hình chứ không hề mang lại lợi ích thực tế được
Nhu cầu thứ ba là nhu cầu được cơ sở y tế, trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở cấp trên điều động cán bộ có chuyên môn tốt về phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người nghèo tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Có tầm quan trọng ngang với việc xây dựng trung tâm, cung cấp trang thiết bị, người nghèo tại đây cũng có nhu cầu được sử dụng cac dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ những cán bộ chăm sóc sức khỏe có tay nghề cao, chuyên môn tốt Khi đã nhận thức được về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, bản thân địa phương cũng đã xây dựng được trung tâm cung cấp dịch vụ, có những trang thiết bị được cung cấp đầy đủ thì đương nhiên họ sẽ có nhu cầu về đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Xuất phát từ thực trạng các cán bộ y tế tại Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa còn nhiều hạn chế trong tay nghề, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu thậm chí là không đảm bảo, đây là nhu cầu thiết yếu và thực sự cần thiết Nếu như không có cán bộ chuyên môn, tay nghề tốt thì rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục phải sử dụng các loại hình khám chữa bệnh truyền thống và không đảm bảo như trước Hơn nữa, việc điều động các cán
bộ lành nghề về công tác tại đây còn có ý nghĩa đối với việc đào tạo, nâng cao tay nghề
và chuyên môn cho những cán bộ hiện đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại địa phương Thay vì chỉ đi học một vài khóa ngắn hạn và có nhiều khó khăn hạn chế
do địa hình gây ra thì qua quá trình làm việc của các cán bộ tay nghề tốt được điều động
về, các cán bộ đang làm việc tại địa phương hay thậm chí là cả người dân có thể kết hợp
Trang 8giữa việc sử dụng các dịch vụ này với việc học hỏi, tiếp thu các kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao được nhận thức cho chính cộng đồng mình
Nhu cầu thứ tư là nhu cầu được tìm hiểu và được sử dụng bảo hiểm y tế cho người nghèo Hiện nay trên cả nước đã có nhiều chương trình và chính sách về bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo và người nghèo nhằm đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với các đối tượng không có nhiều khả năng và điều kiện được tiếp cận với các dịch vụ này Tuy nhiên tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chưa có sự triển khai về các chính sách hay chương trình này Như đã biết, bảo hiểm y tế đem lại nhiều ý nghĩa cho đời sống sức khỏe cho con người Đây không chỉ là một trong những yếu tố đảm bảo
an toàn, hỗ trợ một phần cho việc ứng phó cho con người khi có những rủi ro về mặt sức khỏe, thể chất con người Bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng là người nghèo còn mang ý nghĩa đảm bảo và tạo điều kiện cho người nghèo – những người không được tiếp cận nhiều và không đủ tiềm lực để sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Xã Vạn Xuân, huyện Thường XUân, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương nghèo, ở vùng sâu vùng xa được nhà nước thừa nhận Việc đưa bảo hiểm xã hội về với những người dân nghèo tại đây là điều tất yếu để đảm bảo sự hỗ trợ và ý nghĩa của các hoạt động trợ giúp Đồng thời cũng đáp ứng được đúng theo nhu cầu và mong muốn của người dân Nếu như trước đây họ không có nhiều điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ y
tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do kinh tế thấp kém, thu nhập không đảm bảo cho đời sống
để có thể sử dụng các dịch vụ khác thì có bảo hiểm y tế họ sẽ không còn phải lo lắng về khoản kinh phí phải chi cho việc sử dụng các dịch vụ này Đặc biệt đối với bảo hiểm y tế được cấp phát miễn phí, điều này càng có sự hỗ trợ lớn hơn cho người nghèo Tuy nhiên nếu chỉ cấp phát bảo hiểm y tế cho họ mà họ không hiểu về lợi ích, nghĩa vụ, quyền lợi khi có bảo hiểm y tế thì cũng không thực sự hiệu quả Điều cần thiết là phải giới thiệu và nâng cao hiểu biết về bảo hiểm y tế cho người nghèo Từ đó kết nối để đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với người nghèo qua bảo hiểm y tế Chính vì vậy mà đây cũng là một trong những nhu cầu mà cộng đồng người nghèo tại Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa mong muốn có được
Trang 96 Nhu cầu ưu tiên về vấn đề sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Với thực trạng về tình hình địa phương, những khó khăn và điều kiện thực tế Nhu cầu của người nghèo với vấn đề sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa được sắp xếp theo thứ tự sau:
(1) Nhu cầu được Nhà nước, các ban ngành có liên quan hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
(2) Nhu cầu được nâng cao kiến thức về các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
(3) Nhu cầu được cơ sở y tế, trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở cấp trên điều động cán bộ có chuyên môn tốt về phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người nghèo tại địa phương
(4) Nhu cầu được tìm hiểu và được sử dụng bảo hiểm y tế cho người nghèo
7 Nguồn lực có sẵn cho việc người nghèo được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại xã Vạn XUân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ngoài các khó khăn gây cản trở trong quá trình tiếp cận và được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tại đây cũng có một số nguồn lực để có thể giải quyết khó khăn, đáp ứng các nhu cầu cho người nghèo Cụ thể:
Nhu cầu thứ nhất có một vài nguồn lực có thể tận dụng và thực hiện như:
+ Nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ kinh phí cho xây dự trạm y tế theo quy định của Nhà nước Đây có thể xem là nguồn lực khá vững chắc, tuy nhiên tại địa phương này, cán
bộ và người nghèo chưa tìm đến và khai thác nó [Nguyệt Chi, 2015]
+ Nguồn lực từ sự huy động và hỗ trợ của chính cán bộ địa phương như: chủ tịch xã, chủ tịch hội chữ thập đỏ,… Những nguồn lực này được xem như nguồn lực nội tại của chính
Trang 10những cá nhân trong cộng đồng để giải quyết vấn đề cũng như nhu cầu của chính mình [sơ đồ 1, mục 3]
Nhu cầu thứ hai và thứ ba có một số nguồn lực có thể vận động như:
+ Các chương trình quốc gia trong nâng cao nhận thức về sức khỏe và bảo hiểm y tế cho người nghèo [Trọng Tuệ,2015]
+ Dự án “bảo hiểm y tế cho người nghèo - giảm nghèo bền vững” của chính phủ và bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ Triển khai dựa trên luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm với người nghèo
Nhu cầu thứ tư có một số nguồn lực có thể vận động như:
+ Sự kết nối và điều động của trung tâm y tế cáp huyện và cấp tỉnh [sơ đồ 2, mục 3]
8.Giải pháp và kỹ năng CTXH cho việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp 1: Kết nối với Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh để được hỗ
trợ đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cung cấp trang thiết bị cần thiết tại đây
Bước 1: Gặp gỡ cán bộ của xã Vạn Xuân để giới thiệu nguồn lực từ ủy ban nhân dân huyện Thường XUân và ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; hỗ trợ họ hoàn thành các giấy
tờ để có thể trình lên cấp trên
Bước 2: Hỗ trợ gửi giấy tờ về việc xin hỗ trợ của xã tới các cơ quan cấp trên
Bước 3: Biện hộ cho người nghèo tại xã Vạn Xuân với cán bộ huyện và tỉnh để nhận được sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất
Các kỹ năng CTXH được vận dụng: