1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ HỆ THỐNG NUÔI CẤY TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH RỄ BẤT ĐỊNH VÀ RỄ THỨ CẤP CÂY SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV )

11 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Hệ Thống Nuôi Cấy Trong Nghiên Cứu Nhân Nhanh Rễ Bất Định Và Rễ Thứ Cấp Cây Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha Et Grushv.)
Tác giả Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Cửu Thành Nhõn, Hoàng Xuõn Chiến, Nguyễn Phỳc Huy, Nguyễn Bỏ Nam, Trần Xuõn Ninh, Phạm Phong Hải, Vũ Quốc Luận, Phan Quốc Tõm, Vũ Thị Hiền, Trịnh Thị Hương, Trần Cụng Luận, Paek Kee Yoeup
Trường học Đại Học Yersin Đà Lạt
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại tạp chí
Năm xuất bản 2012
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 711,95 KB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Y khoa - Dược - Quản trị kinh doanh Tạp chí Công nghệ Sinh học 10 (4A): 887-897, 2012 887 MỘT SỐ HỆ THỐNG NUÔI CẤY TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH RỄ BẤT ĐỊNH VÀ RỄ THỨ CẤP CÂY SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.) Dương Tấn Nhựt 1 , Nguyễn Cửu Thành Nhân1 , Hoàng Xuân Chiến1 , Nguyễn Phúc Huy 1 , Nguyễn Bá Nam1 , Trần Xuân Ninh2 , Phạm Phong Hải2 , Vũ Quốc Luận1 , Phan Quốc Tâm1 , Vũ Thị Hiền1 , Trịnh Thị Hương 1 , Trần Công Luận3 , Paek Kee Yoeup4 1 Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Đại Học Yersin Đà Lạt, Việt Nam 3 Trung tâm Sâm và Dược liệu, Việt Nam 4 Khoa Cây trồng, Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc TÓM TẮT Sinh khối rễ sâm in vitro có chứa các hợp chất saponin đã và đang được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất rộng rãi các sản phẩm về sâm trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục đích sản xuất sinh khối rễ sâm từ nguồn nguyên liệu ban đầu là rễ bất định và rễ thứ cấp. Trong nghiên cứu này, nguồn mẫu thích hợp cho sự hình thành rễ bất định ban đầu là mô sẹo có nguồn gốc trực tiếp từ lá (20,4 rễmẫu). Môi trường thích hợp cho quá trình hình thành rễ bất định là môi trường SH bổ sung 3 mgl NAA và 30 gl sucrose. Rễ bất định và rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh đã được tạo thành và so sánh thông qua nuôi cấy trên các hệ thống nuôi cấy khác nhau bình tam giác (3 lít), bioreactor Hàn Quốc (3 lít) và bioreactor BioPia (2 lít). Hệ thống nuôi cấy bioreactor Hàn Quốc với thể tích môi trường 2 lít và khối lượng mẫu ban đầu 11,01 g cho kết quả sinh khối rễ tăng cao nhất (103,59 g). Sắc ký lớp mỏng cho thấy rễ bất định và rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro có chứa cả 3 loại saponin quan trọng của sâm Ngọc Linh tự nhiên đó là MR2 , G-Rb1 và G-Rg1. Từ khóa: bioreactor Hàn Quốc, bioreactor BioPia, G-Rb1 , G-Rg 1, MR 2 , mô sẹo, Panax vietnamensis, rễ bất định, rễ thứ cấp, saponin. MỞ ĐẦU Sâm Ngọc Linh là loài sâm quý của Việt Nam đã được đồng bào dân tộc ở khu vực núi Ngọc Linh sử dụng làm thuốc từ rất lâu với tên gọi là cây thuốc giấu, loài sâm này đã được nghiên cứu và đánh giá là có giá trị dược liệu tương đồng như các loài sâm quý trên thế giới (Nguyễn Thượng Dong et al ., 2007). Hiện nay nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh còn rất hạn chế do loài sâm này chỉ được trồng tập trung ở vùng núi Ngọc Linh và thời gian từ lúc trồng từ hạt cho đến khi thu được củ lên đến 5 - 6 năm. Do tình trạng khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh hiện đang nằm trong 250 loài quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trong Sách đỏ Việt Nam. Do đó, yêu cầu tìm được những kỹ thuật mới giúp thu được sinh khối sâm mang dược tính nhanh và hiệu quả đang trở nên bức thiết. Nuôi cấy rễ bất định được xem như là phương pháp hiệu quả nhất cho việc sản xuất sinh khối vì chúng sinh trưởng nhanh và sản xuất hợp chất ổn định (Asaka et al ., 1993) . Rễ bất định thu được trong nuôi cấy in vitro đã được thực hiện trên nhiều đối tượng cây dược liệu nhằm hướng tới việc sản xuất nguyên liệu nhân tạo (Carvalho, Curits, 1998; Choi et al ., 2000). Trên đối tượng cây sâm Triều Tiên các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu các hệ thống nuôi cấy bioreactor (10.000 lít) để thu nhận sinh khối rễ thứ cấp và đã ứng dụng hệ thống này trong sản xuất thương mại (Carvalho, Curits, 1998). Trên đối tượng cây sâm Ngọc Linh hiện tại chưa có những thông tin chính thống nào nghiên cứu trên quy mô lớn sản xuất rễ thứ cấp bằng hệ thống bioreactor có thể tích lớn. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thiết lập quy trình nhân nhanh rễ bất định và rễ thứ cấp bằng hệ thống bioreactor để có thể thu nhận sinh khối sâm Ngọc Linh trong một thời gian ngắn với số lượng lớn. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu Nguồn mẫu ban đầu Nguồn mẫu ban đầu là mô sẹo được cảm ứng từ mẫu lá ex vitro của cây sâm Ngọc Linh (mô sẹo cấp 1) được trồng tại Viện Sinh học Tây Nguyên và mô Dương Tấn Nhựt et al. 888 sẹo được cấy chuyền nhiều lần (mô sẹo được cấy chuyền từ 2 lần trở lên với nguồn mô sẹo được cảm ứng từ lá) trên môi trường cảm ứng tạo mô sẹo để tiến hành các thí nghiệm (Dương Tấn Nhựt et al ., 2010). Mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần nhằm loại bỏ các mô sẹo già và tạo nguồn mẫu đồng đều về kích thước và trạng thái. Mô sẹo được chọn để chuyển sang môi trường tạo rễ có màu vàng nhạt và xốp. Mô sẹo phát sinh trực tiếp từ lá có màu xanh lá và cứng. Mô sẹo cấy chuyền trên môi trường tạo rễ có kích thước khoảng 1,0 x 1,0 cm, khối lượng tươi 0,400 ± 0,010 g và khối lượng khô 0,048 ± 0,001 g đối với mô sẹo đã được cấy chuyền nhiều lần; khối lượng tươi 0,320 ± 0,010 g và khối lượng khô 0,030 ± 0,001 g đối với mô sẹo phát sinh trực tiếp từ lá. Môi trường nuôi cấy Môi trường phát sinh rễ: môi trường khoáng SH (Schenk, Hildebrandt, 1972) bổ sung 3,0 mgl NAA, tùy vào nuôi cấy lỏng hay bán rắn mà bổ sung thêm agar (8 gl), đường sucrose được bổ sung theo từng nghiệm thức và pH môi trường được chỉnh ở khoảng 5,7 - 5,8 (Nhut et al ., 2006). Môi trường sau đó được hấp vô trùng ở 121°C, 1 atm trong vòng 30 phút. Điều kiện nuôi cấy Các mẫu cấy phát sinh rễ bất định và hệ thống nuôi cấy bioreactor được đặt trong phòng tối hoàn toàn. Nhiệt độ phòng nuôi cấy là 23 ± 2°C; độ ẩm trung bình 75 - 80. Hệ thống nuôi cấy Bình tam giác 3 lít cho nghiệm thức nuôi cấy môi trường bán rắn và lỏng lắc. Bioreactor BioPia (2 lít) và bioreactor Hàn Quốc (3 lít) cho nghiệm thức nuôi cấy môi trường lỏng sục khí. Phương pháp Khảo sát khả năng hình thành rễ bất định từ mô sẹo hình thành trực tiếp từ lá và mô sẹo được cấy chuyền Nhằm xác định nguồn gốc mẫu mô sẹo phù hợp cho quá trình phát sinh rễ bất định trong cùng điều kiện nuôi cấy. Trong thí nghiệm này nguồn mẫu mô sẹo hình thành trực tiếp từ lá và mô sẹo đã cấy chuyền nhiều lần được cắt nhỏ thành các kích thước đồng đều nhau. Mẫu cấy được cấy vào môi trường tạo rễ bất định. Mỗi bình cấy 3 - 4 mẫu, mỗi thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Các chỉ tiêu như khả năng tạo rễ trên các mẫu cấy, số lượng rễ bất định hình thành trên mỗi mẫu được thu nhận sau 8 tuần. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose lên khả năng phát sinh rễ bất định trên môi trường nuôi cấy bán rắn Mô sẹo được cắt theo kích thước 1,0 x 1,0 cm, nuôi cấy trên môi trường SH có bổ sung 3,0 mgl NAA, 8 gl agar và bổ sung đường sucrose ở các nồng độ từ 0 đến 40 gl. Mỗi bình nuôi cấy được cấy 3 mẫu, mỗi thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Các chỉ tiêu như khả năng hình thành rễ, số lượng rễ trên mỗi mẫu cấy được thu nhận sau 8 tuần. So sánh khả năng tăng sinh của rễ bất định và rễ thứ cấp trong 3 hệ thống nuôi cấy: bình tam giác (3 lít), bioreactor Hàn Quốc (3 lít) và bioreactor BioPia (2 lít) Rễ bất định hình thành trên các mẫu mô sẹo được cấy chuyền vào các hệ thống được trình bày trong bảng 1 với cùng thể tích nuôi cấy và các dạng nuôi cấy khác nhau: bán rắn, lỏng lắc và lỏng có sục khí. Cách cấy mẫu được tiến hành như sau: cụm rễ bất định được cấy vào bình tam giác 250 ml để chuẩn bị và được cấy chuyền vào các hệ thống nuôi cấy. Môi trường trong các hệ thống là môi trường SH có bổ sung 3,0 mgl NAA và 30 gl sucrose. Các chỉ tiêu như khả năng hình thành rễ thứ cấp trên các rễ bất định, số lượng rễ thứ cấp trên mỗi mẫu cấy, tỷ lệ tăng sinh khối trong các hệ thống khác nhau được thu nhận sau thời gian nuôi cấy là 10 tuần. Khảo sát ảnh hưởng của thể tích môi trường lên khả năng tăng sinh rễ bất định và rễ thứ cấp trong bioreactor Hàn Quốc (3 lít) Thể tích môi trường nuôi cấy trong bioreactor Hàn Quốc được thay đổi từ 1 đến 2 lít, khối lượng mẫu cấy ban đầu là 11 ± 0,4 g. Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ tăng sinh khối rễ thứ cấp sau 10 tuần nuôi cấy. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu cấy vào môi trường lên khả năng tăng sinh rễ bất định và rễ thứ cấp trong bioreactor Hàn Quốc (3 lít) Thí nghiệm được tiến hành trong cùng điều kiện về thể tích nhưng khác nhau về khối lượng mẫu đưa vào ban đầu (Bảng 2). Chỉ tiêu theo dõi là khả năng tăng sinh rễ bất định và tạo rễ thứ cấp sau 10 tuần nuôi cấy. Tạp chí Công nghệ Sinh học 10 (4A): 887-897, 2012 889 Bảng 1. Thể tích và môi trường nuôi cấy trong 2 hệ thống khác nhau. STT Hệ thống nuôi cấy Khối lượng mẫu cấy (g) Tỷ lệ mẫu cấymôi trường () Dạng nuôi cấy 1 Bình tam giác (3 lít) 12,03 1,2 Bán rắn 2 Bình tam giác (3 lít) 10,56 1,1 Lỏng lắc 3 Bioreactor BioPia 12,94 1,3 Lỏng, sục khí 4 Bioreactor Hàn Quốc 11,49 1,2 Lỏng, sục khí Bảng 2. Tỷ lệ mẫu cấy khác nhau trong hệ thống nuôi cấy bioreactor Hàn Quốc (3 lít). STT Thể tích môi trường (lít) Khối lượng mẫu ban đầu (g) Tỷ lệ mẫumôi trường () 1 2 5,37 0,27 2 2 11,01 0,55 Định tính saponin trong sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh được nuôi cấy trong các hệ thống bioreactor BioPia (2 lít) và bioreactor Hàn Quốc (3 lít) Chuẩn bị bản mỏng silica gel Cắt tấm silica gel với kích thước phù hợp, cách mép dưới 1 cm kẻ một đường thẳng, phía dưới đường thẳng ghi tên các chất cần sắc ký, ở sát mép trên ghi tên dung môi, bản mỏng Silica gel 60F256 . Hệ dung môi khai triển Sử dụng 2 hệ dung môi khai triển là chloroform : methanol : nước (65 : 35 : 10) và n-butanol : acid acetic : nước (4 : 1 : 5). Thể tích chấm: 10 μl dung dịch chiết của dịch môi trường, 10 μl dung dịch chiết từ mô sẹo sâm và 2 μl dung dịch các chất chuẩn. Phát hiện Phun thuốc thử H2 SO4 10 trong Ethanol 96, sấy ở 105°C đến khi xuất hiện vết và quan sát dưới ánh sáng thường. Tiến hành Dịch chiết của dịch môi trường: dịch môi trường được cô đến cắn. Hòa cắn với 100 ml nước cất, siêu âm hòa tan hết cắn. Dịch nước lắc với ether ethylic, loại dịch ether. Dịch nước lắc tiếp với n-butanol bão hòa nước. Dịch n-butanol bão hòa nước được cô đến cắn. Hòa cắn với 1 ml methanol làm dung dịch thử (Dịch A). Dịch A sau khi chấm sắc kí tập trung cho qua cột daion để loại bỏ đường (Dịch C). Dịch chiết từ sinh khối rễ sâm: rễ sâm được sấy khô trong tủ sấy ở 50°C đến khô. Rễ sâm được nghiền nát và sấy khô trong methanol và lọc. Dịch lọc cô còn 1 ml làm dung dịch thử (Dịch B). Dịch B sau khi chấm sắc kí tập trung cho qua cột daion để loại bỏ đường (Dịch D). Dịch chiết các chuẩn MR2 , G-Rb1 , G-Rg 1 : hòa 2 mg các chuẩn MR2 , G-Rb1 , G- Rg1 trong 10 ml methanol làm dung dịch chuẩn. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phương pháp Duncan’s test (Duncan, 1955) với P = 0,05. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng hình thành rễ bất định từ mô sẹo hình thành trực tiếp từ lá và mô sẹo được cấy chuyền Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy loại mẫu cấy mô sẹo có ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành rễ bất định cũng như số rễ hình thành trên mẫu. Mẫu cấy mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá có khả năng phát sinh rễ bất định cao hơn (100) so với mẫu cấy mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần và số rễ bất định hình thành trên mẫu cấy từ mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá (20,40 rễmẫu) (Hình 3a) nhiều hơn so với số rễ hình thành trên mẫu cấy mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần (5,80 rễmẫu) (Bảng 3). Khả năng phát sinh rễ bất định đồng đều hơn trên mô sẹo có nguồn gốc từ lá. Mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá có màu trắng và xốp hơn so với mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần trên cùng môi trường nuôi cấy. Chính vì vậy, hình thái rễ phát sinh trên 2 loại mẫu mô sẹo cũng có sự khác biệt rõ rệt. Rễ hình thành trên mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá có khả năng duy trì trạng thái cảm ứng và tiếp tục kéo dài, rễ có màu trắng từ khi phát sinh cho đến cuối giai đoạn thu nhận sinh khối. Bên cạnh Dương Tấn Nhựt et al. 890 đó, rễ phát sinh từ mẫu cấy mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần lại có con đường phát triển khác biệt, rễ có dấu hiệu của sự già hóa (chuyển sang màu vàng) và phát sinh thêm rễ thứ cấp. Điều này có thể được giải thích là do mô sẹo khi cấy chuyền nhiều lần, hormone nội sinh suy giảm do quá trình hấp thu hormone ngoại sinh từ môi trường nuôi cấy, từ đó đã làm giảm khả năng biệt hóa và kéo dài rễ bất định khi cảm ứng từ mẫu cấy mô sẹo này. Mặt khác, mẫu cấy mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá ex vitro , hormone nội sinh vẫn còn được duy trì, tế bào mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá vẫn còn khả năng cảm ứng biệt hóa mạnh hơn, vì vậy khả năng phát sinh và kéo dài rễ bất định cũng mạnh hơn. Các mẫu cấy thường phản ứng khác nhau dưới tác động của auxin ngoại sinh, nhưng đa phần đều chịu ảnh hưởng bởi loại mẫu, tuổi của mẫu, dạng auxin sử dụng và thời gian tiếp xúc (Nemeth, 1986). Nguyễn Thị Liễu và đồng tác giả (2011) đã nuôi cấy thành công rễ bất định trên nguồn mẫu là mô sẹo hình thành từ củ ex vitro , tuy nhiên khi so sánh thì số rễ hình thành (16,5 rễmẫu) không cao so với nghiên cứu này (20,40 rễmẫu). Như vậy, nguồn gốc mẫu mô sẹo phù hợp cho khả năng hình thành rễ bất định là mô sẹo hình thành trực tiếp từ lá. Bảng 3. Ảnh hưởng của nguồn gốc mẫu cấy mô sẹo lên khả năng phát sinh rễ bất định của cây sâm Ngọc Linh. Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P = 0,05 bằng phép thử Duncan. Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose lên khả năng phát sinh rễ bất định trên môi trường nuôi cấy bán rắn Đường là cơ chất quan trọng trong các con đường biến dưỡng ở thực vật, tùy vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của thực vật mà nó được sử dụng nhiều hay ít. Rễ là cơ quan đặc biệt ở thực vật hầu như không có diệp lục tố, vì vậy nhu cầu về đường của chúng thường là cao hơn ở các cơ quan khác. Mặt khác, nồng độ đường trong môi trường còn ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu và khả năng hút chất dinh dưỡng và nước ở thực vật (Bùi Trang Việt, 2002). Bảng 4. Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose lên khả năng phát sinh rễ bất định trên môi trường nuôi cấy bán rắn từ mẫu cấy là mô sẹo. Sucrose (gl) Tỷ lệ phát sinh rễ bất định () Số rễmẫu 0 0 0 10 0 0 20 50 2,20b 30 90 6,00a 40 0 0 Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P=0,05 bằng phép thử Duncan. Ở các nghiệm thức khi bổ sung sucrose ở nồng độ 10 gl và đối chứng không đường cho thấy mẫu cấy không có khả năng cảm ứng tạo rễ bất định. Ngoài ra, mẫu cấy có hiện tượng thủy tinh thể, điều này có thể được giải thích là khi mẫu cấy không được cung cấp năng lượng cho các hoạt động trao đổi chất của tế bào, các kênh dẫn truyền và trao đổi các chất không hoặc giảm hoạt động, chúng mất đi khả năng tự cân bằng hàm lượng nước giữa tế bào và môi trường dẫn đến sự trương nước trong tế bào. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng thủy tinh thể ở mẫu cấy. Khi gia tăng nồng độ đường trong môi trường từ 20 - 40 gl đã có sự hình thành rễ bất định, mẫu cấy mô sẹo vẫn duy trì được trạng thái ban đầu (vàng, xốp). Tỷ lệ hình thành rễ bất định (90) và số rễ bất định đạt cao nhất (6 rễmẫu) ở nồng độ 30 gl so với các nghiệm thức bổ sung 20 gl và 40 gl đường sucrose (Bảng 4). Theo Khuri và Moorby (1995), nguồn cacbon tốt nhất và phổ biến nhất trong nuôi cấy in vitro là sucrose ở nồng độ khoảng 2 - 5, chủ yếu tập trung ở rễ và hấp thụ nhanh. Trong khi đó sử dụng glucose và fructose trong môi trường nuôi cấy sẽ làm cho sự hấp thụ hexoses không đầy đủ và sự hấp thụ hexoses không đầy đủ xuất hiện vào giai đoạn đầu tiên của quá trình nuôi cấy sẽ làm gián đoạn sự hình thành rễ và được ghi nhận bởi các nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau: Panax ginseng (Inomata et al., Nguồn gốc mô sẹo Tỷ lệ phát sinh rễ () Số rễmẫu Trực tiếp từ lá 100 20,40a Cấy chuyền nhiều lần 80 5,80b Tạp chí Công nghệ Sinh học 10 (4A): 887-897, 2012 891 1993), Catharanthus roseus (Jung et al., 2005), Datura stramonium (Holmes et al., 1997) và Erythrorhizon (Sim, Chang, 1997). Sự xuất hiện của hexoses trong môi trường thì thường liên quan đến sự gia tăng hoạt động của vách tế bào đã được mô tả trong nuôi cấy nhiều loại mô khác nhau và đặc biệt là nuôi cấy lỏng (Wendler et al ., 1990). Mối liên hệ của việc gia tăng vách tế bào cùng với sự xuất hiện của hexoses đã được chứng minh trong nuôi cấy phát sinh rễ bất định từ callus của Panax ginseng (Odnevall, Bjork, 1989). Thí nghiệm đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của đường đối với sự hình thành và phát triển của rễ. Tuy nhiên khi nồng độ đường quá cao, khả năng phát sinh rễ trên mẫu cấy lại suy giảm, điều này phù hợp với những nghiên cứu của Hahn và đồng tác giả (2003) trên rễ của cây sâm Triều Tiên (Panax ginseng C.A. Meyer). Như vậy, nồng độ đường sucrose tốt nhất cho sự hình thành rễ bất định là 30 gl. So sánh khả năng tăng sinh của rễ bất định trong 3 hệ thống nuôi cấy: bình tam giác (3 lít), bioreactor Hàn Quốc (3 lít) và bioreactor BioPia (2 lít) Sự hình thành rễ bất định là một sự biến đổi sâu sắc về hoạt động mô học, những tế bào cùng chung một tổ chức được tách ra khỏi sự kiểm soát và đi vào một chức năng khác cho phép sự hình thành cấu trúc đỉnh sinh trưởng sơ khởi. Trong đa số trường hợp nó có nguồn gốc nội sinh, tức là nó khởi đầu từ trụ giữa hoặc ở mô dẫn truyền (Võ Thị Bạch Mai, 2004). Nghiên cứu của Teisson và Alvard (1995) cho thấy khi mẫu cấy được nuôi trong điều kiện thoáng khí và được cung cấp dinh dưỡng liên tục thì có khả năng phát triển tốt hơn so với các mẫu cấy trên môi trường bán rắn và lỏng lắc. Mẫu cấy trên môi trường bán rắn cho thấy có khả năng hình thành rễ bất định thấp và không đồng đều, thời gian duy trì mẫu cấy lâu trên môi trường dẫn đến sự già hóa của mẫu cấy, mẫu cấy không sử dụng hết được các chất dinh dưỡng trong cùng thể tích môi trường nuôi cấy như các hệ thống khác, đây là nhược điểm của hệ thống nuôi cấy bán rắn, vì vậy phải cấy chuyền liên tục. Mẫu cấy trong môi trường nuôi cấy lỏng lắc thì lại không có sự phát triển và hình thành rễ trên mẫu cấy do sự ngập chìm hoàn toàn trong môi trường, mẫu có dấu hiệu hóa nâu và chết, các rễ bất định đã hình thành trên mẫu bị đứt ra khỏi mẫu cấy và không có khả năng hình thành rễ thứ cấp. Trong 2 hệ thống bioreactor Hàn Quốc và BioPia, mẫu cấy có khả năng tăng sinh tốt hơn, hình thái rễ bất định và rễ thứ cấp tốt hơn đối với các nghiệm thức môi trường bán rắn và lỏng lắc (Hình 3b, e) (Bảng 5). Mẫu mô sẹo phát sinh rễ bất định tiếp tục phát sinh thêm ...

Trang 1

MỘT SỐ HỆ THỐNG NUÔI CẤY TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH RỄ BẤT ĐỊNH

VÀ RỄ THỨ CẤP CÂY SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.)

Dương Tấn Nhựt1, Nguyễn Cửu Thành Nhân1, Hoàng Xuân Chiến1, Nguyễn Phúc Huy1, Nguyễn Bá Nam1, Trần Xuân Ninh2, Phạm Phong Hải2, Vũ Quốc Luận1, Phan Quốc Tâm1, Vũ Thị Hiền1, Trịnh Thị Hương1, Trần Công Luận3, Paek Kee Yoeup4

1

Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2

Đại Học Yersin Đà Lạt, Việt Nam

3

Trung tâm Sâm và Dược liệu, Việt Nam

4

Khoa Cây trồng, Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc

TÓM TẮT

Sinh khối rễ sâm in vitro có chứa các hợp chất saponin đã và đang được sử dụng làm nguồn nguyên liệu

để sản xuất rộng rãi các sản phẩm về sâm trên thế giới Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục đích sản xuất sinh khối rễ sâm từ nguồn nguyên liệu ban đầu là rễ bất định và rễ thứ cấp Trong nghiên cứu này, nguồn mẫu thích hợp cho sự hình thành rễ bất định ban đầu là mô sẹo có nguồn gốc trực tiếp từ lá (20,4 rễ/mẫu) Môi trường thích hợp cho quá trình hình thành rễ bất định là môi trường SH bổ sung 3 mg/l NAA và 30 g/l sucrose Rễ bất định và rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh đã được tạo thành và so sánh thông qua nuôi cấy trên các hệ thống nuôi cấy khác nhau [bình tam giác (3 lít), bioreactor Hàn Quốc (3 lít) và bioreactor BioPia (2 lít)] Hệ thống nuôi cấy bioreactor Hàn Quốc với thể tích môi trường 2 lít và khối lượng mẫu ban đầu 11,01 g cho kết quả sinh khối rễ tăng cao nhất (103,59 g) Sắc ký lớp mỏng cho thấy rễ bất định và rễ thứ cấp

sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro có chứa cả 3 loại saponin quan trọng của sâm Ngọc Linh tự nhiên đó là MR2 , G-Rb1 và G-Rg1

Từ khóa: bioreactor Hàn Quốc, bioreactor BioPia, G-Rb 1 , G-Rg 1 , MR 2 , mô sẹo, Panax vietnamensis, rễ bất định, rễ thứ cấp, saponin

MỞ ĐẦU

Sâm Ngọc Linh là loài sâm quý của Việt Nam đã

được đồng bào dân tộc ở khu vực núi Ngọc Linh sử

dụng làm thuốc từ rất lâu với tên gọi là cây thuốc giấu,

loài sâm này đã được nghiên cứu và đánh giá là có giá

trị dược liệu tương đồng như các loài sâm quý trên thế

giới (Nguyễn Thượng Dong et al., 2007) Hiện nay

nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh còn rất hạn chế do

loài sâm này chỉ được trồng tập trung ở vùng núi

Ngọc Linh và thời gian từ lúc trồng từ hạt cho đến khi

thu được củ lên đến 5 - 6 năm Do tình trạng khai thác

quá mức, sâm Ngọc Linh hiện đang nằm trong 250

loài quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trong

Sách đỏ Việt Nam Do đó, yêu cầu tìm được những kỹ

thuật mới giúp thu được sinh khối sâm mang dược

tính nhanh và hiệu quả đang trở nên bức thiết

Nuôi cấy rễ bất định được xem như là phương

pháp hiệu quả nhất cho việc sản xuất sinh khối vì

chúng sinh trưởng nhanh và sản xuất hợp chất ổn định

(Asaka et al., 1993) Rễ bất định thu được trong nuôi

cấy in vitro đã được thực hiện trên nhiều đối tượng

cây dược liệu nhằm hướng tới việc sản xuất nguyên

liệu nhân tạo (Carvalho, Curits, 1998; Choi et al.,

2000) Trên đối tượng cây sâm Triều Tiên các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu các hệ thống nuôi cấy bioreactor (10.000 lít) để thu nhận sinh khối rễ thứ cấp và đã ứng dụng hệ thống này trong sản xuất thương mại (Carvalho, Curits, 1998) Trên đối tượng cây sâm Ngọc Linh hiện tại chưa có những thông tin chính thống nào nghiên cứu trên quy mô lớn sản xuất

rễ thứ cấp bằng hệ thống bioreactor có thể tích lớn Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thiết lập quy trình nhân nhanh rễ bất định và rễ thứ cấp bằng hệ thống bioreactor để có thể thu nhận sinh khối sâm Ngọc Linh trong một thời gian ngắn với số lượng lớn VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu

Nguồn mẫu ban đầu

Nguồn mẫu ban đầu là mô sẹo được cảm ứng từ

mẫu lá ex vitro của cây sâm Ngọc Linh (mô sẹo cấp

1) được trồng tại Viện Sinh học Tây Nguyên và mô

Trang 2

sẹo được cấy chuyền nhiều lần (mô sẹo được cấy

chuyền từ 2 lần trở lên với nguồn mô sẹo được cảm

ứng từ lá) trên môi trường cảm ứng tạo mô sẹo để

tiến hành các thí nghiệm (Dương Tấn Nhựt et al.,

2010) Mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần nhằm loại

bỏ các mô sẹo già và tạo nguồn mẫu đồng đều về

kích thước và trạng thái Mô sẹo được chọn để

chuyển sang môi trường tạo rễ có màu vàng nhạt và

xốp Mô sẹo phát sinh trực tiếp từ lá có màu xanh lá

và cứng Mô sẹo cấy chuyền trên môi trường tạo rễ

có kích thước khoảng 1,0 x 1,0 cm, khối lượng tươi

0,400 ± 0,010 g và khối lượng khô 0,048 ± 0,001 g

đối với mô sẹo đã được cấy chuyền nhiều lần; khối

lượng tươi 0,320 ± 0,010 g và khối lượng khô 0,030

± 0,001 g đối với mô sẹo phát sinh trực tiếp từ lá

Môi trường nuôi cấy

Môi trường phát sinh rễ: môi trường khoáng SH

(Schenk, Hildebrandt, 1972) bổ sung 3,0 mg/l NAA,

tùy vào nuôi cấy lỏng hay bán rắn mà bổ sung thêm

agar (8 g/l), đường sucrose được bổ sung theo từng

nghiệm thức và pH môi trường được chỉnh ở khoảng

5,7 - 5,8 (Nhut et al., 2006)

Môi trường sau đó được hấp vô trùng ở 121°C, 1

atm trong vòng 30 phút

Điều kiện nuôi cấy

Các mẫu cấy phát sinh rễ bất định và hệ thống

nuôi cấy bioreactor được đặt trong phòng tối hoàn

toàn Nhiệt độ phòng nuôi cấy là 23 ± 2°C; độ ẩm

trung bình 75 - 80%

Hệ thống nuôi cấy

Bình tam giác 3 lít cho nghiệm thức nuôi cấy

môi trường bán rắn và lỏng lắc Bioreactor BioPia (2

lít) và bioreactor Hàn Quốc (3 lít) cho nghiệm thức

nuôi cấy môi trường lỏng sục khí

Phương pháp

Khảo sát khả năng hình thành rễ bất định từ mô

sẹo hình thành trực tiếp từ lá và mô sẹo được cấy

chuyền

Nhằm xác định nguồn gốc mẫu mô sẹo phù hợp

cho quá trình phát sinh rễ bất định trong cùng điều

kiện nuôi cấy Trong thí nghiệm này nguồn mẫu mô

sẹo hình thành trực tiếp từ lá và mô sẹo đã cấy

chuyền nhiều lần được cắt nhỏ thành các kích thước

đồng đều nhau Mẫu cấy được cấy vào môi trường

tạo rễ bất định Mỗi bình cấy 3 - 4 mẫu, mỗi thí

nghiệm được lặp lại 5 lần Các chỉ tiêu như khả năng tạo rễ trên các mẫu cấy, số lượng rễ bất định hình

thành trên mỗi mẫu được thu nhận sau 8 tuần

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose lên khả năng phát sinh rễ bất định trên môi trường nuôi cấy bán rắn

Mô sẹo được cắt theo kích thước 1,0 x 1,0 cm, nuôi cấy trên môi trường SH có bổ sung 3,0 mg/l NAA, 8 g/l agar và bổ sung đường sucrose ở các nồng độ từ 0 đến 40 g/l Mỗi bình nuôi cấy được cấy

3 mẫu, mỗi thí nghiệm được lặp lại 5 lần Các chỉ tiêu như khả năng hình thành rễ, số lượng rễ trên mỗi mẫu cấy được thu nhận sau 8 tuần

So sánh khả năng tăng sinh của rễ bất định và rễ thứ cấp trong 3 hệ thống nuôi cấy: bình tam giác (3 lít), bioreactor Hàn Quốc (3 lít) và bioreactor BioPia (2 lít)

Rễ bất định hình thành trên các mẫu mô sẹo được cấy chuyền vào các hệ thống được trình bày trong bảng 1 với cùng thể tích nuôi cấy và các dạng nuôi cấy khác nhau: bán rắn, lỏng lắc và lỏng có sục khí Cách cấy mẫu được tiến hành như sau: cụm rễ bất định được cấy vào bình tam giác 250 ml để chuẩn bị và được cấy chuyền vào các hệ thống nuôi cấy Môi trường trong các hệ thống là môi trường

SH có bổ sung 3,0 mg/l NAA và 30 g/l sucrose Các chỉ tiêu như khả năng hình thành rễ thứ cấp trên các rễ bất định, số lượng rễ thứ cấp trên mỗi mẫu cấy, tỷ lệ tăng sinh khối trong các hệ thống khác nhau được thu nhận sau thời gian nuôi cấy là 10 tuần

Khảo sát ảnh hưởng của thể tích môi trường lên khả năng tăng sinh rễ bất định và rễ thứ cấp trong bioreactor Hàn Quốc (3 lít)

Thể tích môi trường nuôi cấy trong bioreactor Hàn Quốc được thay đổi từ 1 đến 2 lít, khối lượng mẫu cấy ban đầu là 11 ± 0,4 g Chỉ tiêu theo dõi là tỷ

lệ tăng sinh khối rễ thứ cấp sau 10 tuần nuôi cấy

Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu cấy vào môi trường lên khả năng tăng sinh rễ bất định và rễ thứ cấp trong bioreactor Hàn Quốc (3 lít)

Thí nghiệm được tiến hành trong cùng điều kiện về thể tích nhưng khác nhau về khối lượng mẫu đưa vào ban đầu (Bảng 2) Chỉ tiêu theo dõi là khả năng tăng sinh rễ bất định và tạo rễ thứ cấp sau 10 tuần nuôi cấy

Trang 3

Bảng 1 Thể tích và môi trường nuôi cấy trong 2 hệ thống khác nhau

STT Hệ thống nuôi cấy Khối lượng mẫu cấy (g) Tỷ lệ mẫu cấy/môi trường (%) Dạng nuôi cấy

Bảng 2 Tỷ lệ mẫu cấy khác nhau trong hệ thống nuôi cấy bioreactor Hàn Quốc (3 lít)

STT Thể tích môi trường (lít) Khối lượng mẫu ban đầu (g) Tỷ lệ mẫu/môi trường (%)

Định tính saponin trong sinh khối rễ cây sâm Ngọc

Linh được nuôi cấy trong các hệ thống bioreactor

BioPia (2 lít) và bioreactor Hàn Quốc (3 lít)

Chuẩn bị bản mỏng silica gel

Cắt tấm silica gel với kích thước phù hợp, cách

mép dưới 1 cm kẻ một đường thẳng, phía dưới

đường thẳng ghi tên các chất cần sắc ký, ở sát mép

trên ghi tên dung môi, bản mỏng Silica gel 60F256

Hệ dung môi khai triển

Sử dụng 2 hệ dung môi khai triển là chloroform :

methanol : nước (65 : 35 : 10) và n-butanol : acid

acetic : nước (4 : 1 : 5) Thể tích chấm: 10 µl dung

dịch chiết của dịch môi trường, 10 µl dung dịch chiết

từ mô sẹo sâm và 2 µl dung dịch các chất chuẩn

Phát hiện

Phun thuốc thử H2SO4 10% trong Ethanol 96%,

sấy ở 105°C đến khi xuất hiện vết và quan sát dưới

ánh sáng thường

Tiến hành

Dịch chiết của dịch môi trường: dịch môi trường

được cô đến cắn Hòa cắn với 100 ml nước cất, siêu

âm hòa tan hết cắn Dịch nước lắc với ether ethylic,

loại dịch ether Dịch nước lắc tiếp với n-butanol bão

hòa nước Dịch n-butanol bão hòa nước được cô đến

cắn Hòa cắn với 1 ml methanol làm dung dịch thử

(Dịch A) Dịch A sau khi chấm sắc kí tập trung cho

qua cột daion để loại bỏ đường (Dịch C)

Dịch chiết từ sinh khối rễ sâm: rễ sâm được sấy

khô trong tủ sấy ở 50°C đến khô Rễ sâm được

nghiền nát và sấy khô trong methanol và lọc Dịch

lọc cô còn 1 ml làm dung dịch thử (Dịch B) Dịch B

sau khi chấm sắc kí tập trung cho qua cột daion để loại bỏ đường (Dịch D) Dịch chiết các chuẩn MR2, G-Rb1, G-Rg1: hòa 2 mg các chuẩn MR2, G-Rb1,

G-Rg1 trong 10 ml methanol làm dung dịch chuẩn

Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phương pháp Duncan’s test (Duncan, 1955) với P = 0,05

Khả năng hình thành rễ bất định từ mô sẹo hình thành trực tiếp từ lá và mô sẹo được cấy chuyền

Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy loại mẫu cấy mô sẹo có ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành rễ bất định cũng như số rễ hình thành trên mẫu Mẫu cấy mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá có khả năng phát sinh rễ bất định cao hơn (100%) so với mẫu cấy mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần và số rễ bất định hình thành trên mẫu cấy từ mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá (20,40 rễ/mẫu) (Hình 3a) nhiều hơn so với số rễ hình thành trên mẫu cấy mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần (5,80 rễ/mẫu) (Bảng 3) Khả năng phát sinh rễ bất định đồng đều hơn trên mô sẹo có nguồn gốc từ lá

Mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá có màu trắng và xốp hơn so với mô sẹo được cấy chuyền nhiều lần trên cùng môi trường nuôi cấy Chính vì vậy, hình thái rễ phát sinh trên 2 loại mẫu mô sẹo cũng có sự khác biệt rõ rệt Rễ hình thành trên mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá có khả năng duy trì trạng thái cảm ứng

và tiếp tục kéo dài, rễ có màu trắng từ khi phát sinh cho đến cuối giai đoạn thu nhận sinh khối Bên cạnh

Trang 4

đó, rễ phát sinh từ mẫu cấy mô sẹo được cấy chuyền

nhiều lần lại có con đường phát triển khác biệt, rễ có

dấu hiệu của sự già hóa (chuyển sang màu vàng) và

phát sinh thêm rễ thứ cấp Điều này có thể được giải

thích là do mô sẹo khi cấy chuyền nhiều lần,

hormone nội sinh suy giảm do quá trình hấp thu

hormone ngoại sinh từ môi trường nuôi cấy, từ đó đã

làm giảm khả năng biệt hóa và kéo dài rễ bất định

khi cảm ứng từ mẫu cấy mô sẹo này Mặt khác, mẫu

cấy mô sẹo cảm ứng trực tiếp từ lá ex vitro, hormone

nội sinh vẫn còn được duy trì, tế bào mô sẹo cảm

ứng trực tiếp từ lá vẫn còn khả năng cảm ứng biệt

hóa mạnh hơn, vì vậy khả năng phát sinh và kéo dài

rễ bất định cũng mạnh hơn Các mẫu cấy thường phản ứng khác nhau dưới tác động của auxin ngoại sinh, nhưng đa phần đều chịu ảnh hưởng bởi loại mẫu, tuổi của mẫu, dạng auxin sử dụng và thời gian tiếp xúc (Nemeth, 1986)

Nguyễn Thị Liễu và đồng tác giả (2011) đã nuôi cấy thành công rễ bất định trên nguồn mẫu là mô sẹo

hình thành từ củ ex vitro, tuy nhiên khi so sánh thì số

rễ hình thành (16,5 rễ/mẫu) không cao so với nghiên cứu này (20,40 rễ/mẫu)

Như vậy, nguồn gốc mẫu mô sẹo phù hợp cho khả năng hình thành rễ bất định là mô sẹo hình thành trực tiếp từ lá

Bảng 3 Ảnh hưởng của nguồn gốc mẫu cấy mô sẹo lên khả năng phát sinh rễ bất định của cây sâm Ngọc Linh

*Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P = 0,05 bằng phép thử Duncan

Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose lên khả

năng phát sinh rễ bất định trên môi trường nuôi

cấy bán rắn

Đường là cơ chất quan trọng trong các con

đường biến dưỡng ở thực vật, tùy vào mỗi giai đoạn

phát triển khác nhau của thực vật mà nó được sử

dụng nhiều hay ít Rễ là cơ quan đặc biệt ở thực vật

hầu như không có diệp lục tố, vì vậy nhu cầu về

đường của chúng thường là cao hơn ở các cơ quan

khác Mặt khác, nồng độ đường trong môi trường

còn ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu và khả năng

hút chất dinh dưỡng và nước ở thực vật (Bùi Trang

Việt, 2002)

Bảng 4 Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose lên khả

năng phát sinh rễ bất định trên môi trường nuôi cấy bán rắn

từ mẫu cấy là mô sẹo

Sucrose (g/l) Tỷ lệ phát sinh rễ

bất định (%)

Số rễ/mẫu

*Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý

nghĩa ở mức P=0,05 bằng phép thử Duncan

Ở các nghiệm thức khi bổ sung sucrose ở nồng

độ 10 g/l và đối chứng không đường cho thấy mẫu cấy không có khả năng cảm ứng tạo rễ bất định Ngoài ra, mẫu cấy có hiện tượng thủy tinh thể, điều này có thể được giải thích là khi mẫu cấy không được cung cấp năng lượng cho các hoạt động trao đổi chất của tế bào, các kênh dẫn truyền và trao đổi các chất không hoặc giảm hoạt động, chúng mất đi khả năng tự cân bằng hàm lượng nước giữa tế bào và môi trường dẫn đến sự trương nước trong tế bào Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng thủy tinh thể

ở mẫu cấy

Khi gia tăng nồng độ đường trong môi trường từ

20 - 40 g/l đã có sự hình thành rễ bất định, mẫu cấy

mô sẹo vẫn duy trì được trạng thái ban đầu (vàng, xốp) Tỷ lệ hình thành rễ bất định (90%) và số rễ bất định đạt cao nhất (6 rễ/mẫu) ở nồng độ 30 g/l so với các nghiệm thức bổ sung 20 g/l và 40 g/l đường sucrose (Bảng 4)

Theo Khuri và Moorby (1995), nguồn cacbon tốt

nhất và phổ biến nhất trong nuôi cấy in vitro là

sucrose ở nồng độ khoảng 2 - 5%, chủ yếu tập trung

ở rễ và hấp thụ nhanh Trong khi đó sử dụng glucose

và fructose trong môi trường nuôi cấy sẽ làm cho sự hấp thụ hexoses không đầy đủ và sự hấp thụ hexoses không đầy đủ xuất hiện vào giai đoạn đầu tiên của quá trình nuôi cấy sẽ làm gián đoạn sự hình thành rễ

và được ghi nhận bởi các nghiên cứu trên các đối

tượng khác nhau: Panax ginseng (Inomata et al.,

Trang 5

1993), Catharanthus roseus (Jung et al., 2005),

Datura stramonium (Holmes et al., 1997) và

Erythrorhizon (Sim, Chang, 1997) Sự xuất hiện của

hexoses trong môi trường thì thường liên quan đến

sự gia tăng hoạt động của vách tế bào đã được mô tả

trong nuôi cấy nhiều loại mô khác nhau và đặc biệt

là nuôi cấy lỏng (Wendler et al., 1990) Mối liên hệ

của việc gia tăng vách tế bào cùng với sự xuất hiện

của hexoses đã được chứng minh trong nuôi cấy phát

sinh rễ bất định từ callus của Panax ginseng

(Odnevall, Bjork, 1989) Thí nghiệm đã cho thấy rõ

vai trò quan trọng của đường đối với sự hình thành

và phát triển của rễ Tuy nhiên khi nồng độ đường

quá cao, khả năng phát sinh rễ trên mẫu cấy lại suy

giảm, điều này phù hợp với những nghiên cứu của

Hahn và đồng tác giả (2003) trên rễ của cây sâm

Triều Tiên (Panax ginseng C.A Meyer)

Như vậy, nồng độ đường sucrose tốt nhất cho sự

hình thành rễ bất định là 30 g/l

So sánh khả năng tăng sinh của rễ bất định trong

3 hệ thống nuôi cấy: bình tam giác (3 lít),

bioreactor Hàn Quốc (3 lít) và bioreactor BioPia

(2 lít)

Sự hình thành rễ bất định là một sự biến đổi sâu

sắc về hoạt động mô học, những tế bào cùng chung

một tổ chức được tách ra khỏi sự kiểm soát và đi vào

một chức năng khác cho phép sự hình thành cấu trúc

đỉnh sinh trưởng sơ khởi Trong đa số trường hợp nó

có nguồn gốc nội sinh, tức là nó khởi đầu từ trụ giữa

hoặc ở mô dẫn truyền (Võ Thị Bạch Mai, 2004)

Nghiên cứu của Teisson và Alvard (1995) cho

thấy khi mẫu cấy được nuôi trong điều kiện thoáng

khí và được cung cấp dinh dưỡng liên tục thì có khả

năng phát triển tốt hơn so với các mẫu cấy trên môi

trường bán rắn và lỏng lắc

Mẫu cấy trên môi trường bán rắn cho thấy có

khả năng hình thành rễ bất định thấp và không đồng

đều, thời gian duy trì mẫu cấy lâu trên môi trường

dẫn đến sự già hóa của mẫu cấy, mẫu cấy không sử

dụng hết được các chất dinh dưỡng trong cùng thể

tích môi trường nuôi cấy như các hệ thống khác, đây

là nhược điểm của hệ thống nuôi cấy bán rắn, vì vậy

phải cấy chuyền liên tục Mẫu cấy trong môi trường

nuôi cấy lỏng lắc thì lại không có sự phát triển và

hình thành rễ trên mẫu cấy do sự ngập chìm hoàn

toàn trong môi trường, mẫu có dấu hiệu hóa nâu và

chết, các rễ bất định đã hình thành trên mẫu bị đứt ra

khỏi mẫu cấy và không có khả năng hình thành rễ

thứ cấp

Trong 2 hệ thống bioreactor Hàn Quốc và BioPia, mẫu cấy có khả năng tăng sinh tốt hơn, hình thái rễ bất định và rễ thứ cấp tốt hơn đối với các nghiệm thức môi trường bán rắn và lỏng lắc (Hình 3b, e) (Bảng 5) Mẫu mô sẹo phát sinh rễ bất định tiếp tục phát sinh thêm các rễ bất định mới trong hệ thống bioreactor, đồng thời các rễ bất định cũ kéo dài và hình thành các rễ thứ cấp trên đó (Hình 3d, e)

So với môi trường nuôi cấy bán rắn, mẫu cấy chỉ hấp thu được các chất dinh dưỡng của môi trường ở vùng gần, thì đối với hệ thống bioreactor mẫu cấy có khả năng tiếp xúc với các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy hầu như toàn phần, đây chính là điều làm tăng hiệu quả trong việc nuôi cấy tăng sinh khối

mô thực vật (Hình 3c) Cùng với điều kiện nuôi cấy lỏng, nhưng mẫu cấy trong hệ thống nuôi cấy lỏng lắc không có khả năng tăng sinh mạnh như hệ thống bioreactor, điều này được giải thích là chế độ sục khí

có một vai trò quan trọng cho sự phát triển của mẫu

ở điều kiện nuôi cấy ngập chìm trong môi trường lỏng Mặc dù mẫu cấy ngập chìm hoàn toàn trong môi trường nhưng nhờ có sục khí mà mẫu cấy vẫn có khả năng trao đổi O2 và CO2 với không khí, đây là các thành phần quan trọng trong quá trình đồng hóa

và dị hóa của mẫu cấy, giúp mẫu cấy không xảy ra các hiện tượng rối loạn chuyển hóa bên trong tế bào Kết quả giải phẫu cho thấy, nguồn gốc của rễ thứ cấp là từ nội sinh, tức là nó được khởi đầu từ trụ giữa hoặc ở mô dẫn truyền của rễ bất định phát sinh từ mô sẹo (Hình 3f) Sự phân chia ngang hình thành một phát thể, ở vùng ngọn và bề mặt, sự tạo vách song song với bề mặt của khối mô phân sinh dẫn đến sự tạo thành vùng vỏ và biểu bì của rễ thứ cấp sau này, chúng sẽ có các chức năng hoàn thiện của một cấu trúc rễ bất định ban đầu

Như vậy, hệ thống bioreactor Hàn Quốc là thích hợp nhất cho sự tăng sinh rễ bất định và rễ thứ cấp cây sâm Ngọc Linh

Ảnh hưởng của thể tích môi trường lên khả năng tăng sinh rễ bất định trong bioreactor Hàn Quốc (3 lít)

Với cùng tỷ lệ tương đương mẫu cấy ban đầu, thể tích môi trường nuôi cấy lại có ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng sinh sinh khối rễ bất định và rễ thứ cấp cây sâm Ngọc Linh, điều này cho thấy ưu điểm của hệ thống nuôi cấy bioreactor là khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng trong môi trường một cách hiệu quả Hình thái của mẫu cấy trong 2 thể tích môi trường khác nhau được thu nhận là hoàn toàn giống

Trang 6

nhau, điều khác biệt ở 2 nghiệm thức là tỷ lệ tăng

sinh khối khác nhau trong 2 nghiệm thức: 428,11%

cho nghiệm thức 1 lít và 940,90% cho nghiệm thức 2

lít Giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ tăng sinh khác

nhau có thể là do lượng chất dinh dưỡng trong 2 thể

tích là khác nhau Thể tích nghiệm thức 2 là 2 lít

(gấp 2 lần so với nghiệm thức 1), chúng ta cũng thu

nhận được kết quả tỷ lệ tăng sinh sinh khối cũng cao

hơn (tương đương 2 lần) (Bảng 6) Kết quả này phù

hợp với lý thuyết về khả năng chuyển hóa và bảo

toàn vật chất

Các cụm rễ phát triển mạnh trong hệ thống

bioreactor cho thấy đây là hệ thống nuôi cấy phù hợp

để tăng sinh khối trong nuôi cấy mô thực vật nói

chung và cây sâm Ngọc Linh nói riêng

Về hình thái của cụm rễ cho thấy mẫu cấy vẫn đang trong quá trình kéo dài và hình thành thêm các cấu trúc rễ thứ cấp cao hơn Trong các thí nghiệm này, có thể thời gian thu nhận sinh khối quá sớm nên chưa thể thấy được các cấu trúc rễ thứ cấp bậc

3 trở lên

Từ mẫu rễ thứ cấp bậc 1, trong quá trình nuôi cấy chúng bị đứt khỏi cụm rễ và vẫn tiếp tục hình thành những cấu trúc rễ thứ cấp khác Kết quả giải phẫu cũng cho thấy các rễ thứ cấp bậc 2 này vẫn có nguồn gốc từ nội sinh, tức là được khởi đầu từ trục giữa của rễ thứ cấp bậc 1 (Hình 3f)

Qua thí nghiệm chúng tôi nhận thấy thể tích môi trường thích hợp cho nuôi cấy rễ sâm trong hệ thống bioreactor Hàn Quốc là 2 lít

Bảng 5 Ảnh hưởng của hệ thống nuôi cấy lên khả năng tăng sinh rễ bất định và rễ thứ cấp cây sâm Ngọc Linh

sinh khối (%)

Tỷ lệ chất khô (%) Khối lượng tươi (g) Khối lượng khô (g)

*Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P = 0,05 bằng phép thử Duncan

Bảng 6 Ảnh hưởng của thể tích môi trường lên khả năng tăng sinh rễ bất định trong bioreactor Hàn Quốc

Thể tích môi

trường (lít)

sinh khối (%)

Tỷ lệ chất khô (%) Khối lượng tươi

(g)

Khối lượng khô (g)

*Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P = 0,05 bằng phép thử Duncan

Ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu cấy vào môi trường lên

khả năng tăng sinh rễ bất định trong bioreactor

Hàn Quốc (3 lít)

Kết quả thu nhận cho thấy, cùng với thể tích môi

trường nuôi cấy, thì tỷ lệ mẫu cấy ban đầu cao hơn

cho tỷ lệ tăng sinh cao hơn (940,90%) so với

(578,03%) (Bảng 7) Điều này có thể được giải thích

là khi tỷ lệ mẫu cấy ban đầu quá nhỏ thì chúng

không có khả năng kết hợp với nhau để có thể nổi

lên trên bề mặt thoáng của môi trường nuôi cấy

Trong nghiệm thức có tỷ lệ mẫu cấy thấp hơn, các

mẫu cấy đều chìm ở dưới đáy của bioreactor, đây là

điểm dòng khí được bơm vào và chưa kịp phân tán đều ra trong môi trường nuôi cấy, vì vậy khả năng sử dụng dòng khí sục vào môi trường hiệu quả không cao, làm giảm hiệu quả tăng sinh của sinh khối Đối với nghiệm thức có tỷ lệ mẫu cấy ban đầu cao hơn, toàn sinh khối liên kết với nhau và nổi lên trên, như

đã giải thích ở trên, vị trí này là nơi không khí được phân tán đều nhất trong môi trường nuôi cấy, khả năng trao đổi khí của toàn sinh khối rễ tốt hơn làm gia tăng hệ số tăng sinh

Hình thái rễ của nghiệm thức có tỷ lệ mẫu cấy thấp hơn có dấu hiệu của sự già hóa, rễ thứ cấp có

Trang 7

hình thành trên rễ bất định nhưng không có khả năng

kéo dài hoặc là bị đứt gãy sau đó Mô sẹo có rễ bất

định ban đầu không có khả năng phát sinh thêm rễ

như nghiệm thức có tỷ lệ mẫu cấy cao hơn

Cụm rễ thứ cấp ở nghiệm thức có tỷ lệ mẫu

cấy cao hơn có khả năng hình thành thêm các rễ

bất định trên mô sẹo và rễ thứ cấp trên các rễ bất

định, các rễ bất định và thứ cấp tiếp tục được kéo

dài Môi trường trong nghiệm thức có tỷ lệ mẫu

cấy thấp hơn không có hiện tượng đục; tuy nhiên,

môi trường trong nghiệm thức có tỷ lệ mẫu cấy

cao hơn lại bị đục, điều này được giải thích là do

trong bình có tỷ lệ mẫu cấy thấp hơn không có sự

tiết saponin từ sinh khối và bình có tỷ lệ mẫu cấy

cao hơn bị đục là do có sự tiết saponin của mẫu

cấy, điều này được chứng minh là nhờ hiện tượng tạo bọt ở mặt thoáng môi trường, đối chiếu lại với nghiệm thức có tỷ lệ mẫu cấy thấp thì không thấy

có hiện tượng này

Kết quả giải phẫu cho thấy, có một số rễ thứ cấp bậc 2 đang được hình thành và có nguồn gốc nội sinh, điểm sơ khởi rễ kéo dài từ trục giữa của rễ thứ cấp bậc 1 Qua ảnh chụp soi nổi và ảnh giải phẫu cho thấy trên cùng một mặt cắt ở rễ thứ cấp bậc 1 có đến

2 điểm sơ khởi rễ cấp 2 Điều này chứng tỏ khả năng hình thành rễ thứ cấp bậc 2 trên các rễ thứ cấp bậc 1

là rất cao Như vậy, trong 2 tỷ lệ mẫu cấy ban đầu (0,27% và 0,55%) thì tỷ lệ mẫu cấy ban đầu lớn (0,55%) cho khả năng tăng sinh tốt hơn

Bảng 7 Ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu cấy lên khả năng tăng sinh sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh

Khối lượng mẫu cấy ban

đầu (g)

Khối lượng tươi (g)

Khối lượng khô (g)

Tỷ lệ tăng sinh khối (%)

Tỷ lệ chất khô (%)

*Những ký tự khác nhau (a, b,…) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P = 0,05 bằng phép thử Duncan

Định tính saponin trong sinh khối rễ cây sâm

Ngọc Linh được nuôi cấy trong các hệ thống

bioreactor BioPia (2 lít) và bioreactor Hàn Quốc

(3 lít)

Dựa vào vị trí và màu sắc các vết trên bản mỏng

thu được chúng tôi xác định Rf của các vết chất Kết

quả cho thấy trong các sinh khối có cả 3 vết màu

hồng tím tương ứng với 3 vết của chất chuẩn MR2,

G-Rb1 và G-Rg1 với giá trị Rf lần lượt là 0,61; 0,59;

0,27 với hệ I (Hình 1a) và 0,75; 0,72; 0,35 với hệ II

(Hình 1b)

Qua hình ảnh sắc kí đồ cho thấy sự hiện diện của

saponin toàn phần của sinh khối rễ sâm Ngọc Linh

được nuôi cấy trong hệ thống bioreactor với các

phương pháp sắc kí khác nhau và các hệ dung môi

khác nhau (Hình 1)

Nhựt và đồng tác giả (2010) đã xác định được

hàm lượng của saponin trong các loại sinh khối callus, chồi và rễ cây sâm Ngọc Linh Trong 3 loại sinh khối thì chồi được xác định là có hàm lượng saponin cao nhất, tiếp đến là sinh khối callus và rễ

So sánh với kết quả sắc kí đồ của Nhựt và đồng tác giả (2010) trên sinh khối rễ sâm Ngọc Linh cho thấy hàm lượng của saponin trong thí nghiệm này thấp hơn Điều này được giải thích là do thời gian nuôi cấy sinh khối rễ của Nhựt và đồng tác giả (2010) dài hơn thời gian nuôi cấy của sinh khối được thí nghiệm Tuy nhiên sinh khối rễ của Nhựt và đồng tác giả (2010) được nuôi cấy trên môi trường bán rắn nên saponin được tổng hợp hoàn toàn được giữ lại bên trong sinh khối, trái lại sinh khối rễ trong thí nghiệm này được nuôi cấy trong điều kiện lỏng và sục khí nên một phần saponin được tổng hợp đã tiết

ra trong dịch nuôi cấy Vì vậy khi tiến hành sắc kí đồ với dịch nuôi cấy, vẫn xác định là có sự hiện diện của saponin (Hình 2)

Trang 8

Hình 2 Sắc kí đồ của dịch nuôi cấy và sinh khối rễ sâm sau khi qua daion khử đường a Hệ dung môi 1: Chloroform : methanol : nước (65 : 35 : 10); b Hệ dung môi 2: n-Butanol : acid acetic : nước (4 : 1 : 5)

Hình 1 Sắc kí đồ của dịch nuôi cấy và sinh khối rễ sâm trước khi qua daion khử đường a Hệ dung môi 1: Chloroform : methanol : nước (65 : 35 : 10); b Hệ dung môi 2: n-Butanol : acid acetic : nước (4 : 1 : 5)

Trang 9

KẾT LUẬN

Nguồn mẫu thích hợp cho hình thành rễ bất

định ban đầu là mô sẹo có nguồn gốc trực tiếp từ lá

(20,40 rễ/mẫu) Môi trường thích hợp cho quá trình

hình thành rễ bất định là môi trường SH bổ sung 3

mg/l NAA và 30 g/l sucrose Hệ thống nuôi cấy

bioreactor Hàn Quốc với thể tích môi trường 2 lít và

khối lượng mẫu ban đầu 11,02 g cho kết quả tạo

thành rễ bất định và rễ thứ cấp tốt nhất Ngoài ra

thông qua sắc ký lớp mỏng chúng tôi cũng đã nhận thấy rễ bất định và rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh nuôi

cấy in vitro có chứa cả 3 loại saponin quan trọng của

sâm Ngọc Linh tự nhiên đó là MR2, G-Rb1, G-Rg1

Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin cảm ơn đề tài cấp

nhà nước:“Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha et Grushv.) làm vật liệu cho nuôi cấy bioreactor” đã hỗ trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này

Hình 3 Rễ bất định và rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro a Rễ bất định hình thành trên mô sẹo có nguồn từ lá; b

Rễ thứ cấp; c Hệ thống bioreactor Hàn Quốc (3 lít); d, e Rễ bất định và rễ thứ cấp hình thành trong hệ thống bioreactor Hàn Quốc; f Rễ thứ cấp hình thành trên rễ bất định

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Asaka I, Li L, Hirotani M, Asada Y, Furuya T (1993)

Production of ginsenoside saponin by culturing ginseng

(Panax ginseng) embryonic tissues in bioreactors

Biotechnol Lett 15: 1259-1264

Bùi Trang Việt (2002) Sinh lý thực vật đại cương - Phần

II: Phát triển Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh:

328-329

Carvalho EB, Curtis WR (1998) Characterization of fluid

flow resistance in root cultures with a convective flow

tubular bioreactor Biotechnol Bioeng 60: 375-384

Choi SM, Son SH, Yun SR, Kwon OW, Seon JH, Paek

KY (2000) Pilot-scale culture of adventitious roots of

ginseng in a bioreactor system Plant Cell Tiss Org 62:

187-193

Duncan DB (1955) Multiple range and multiple F test

Biometrics 11: 1-42

Dương Tấn Nhựt, Hoàng Xuân Chiến, Nguyễn Bá Trực,

Nguyễn Bá Nam, Trần Xuân Tình, Vũ Quốc Luận,

Nguyễn Văn Bình, Vũ Thị Hiền, Trịnh Thị Hương,

Nguyễn Cửu Thành Nhân, Lê Nữ Minh Thùy, Lý Thị Mỹ

Nga, Thái Thương Hiền, Nguyễn Thành Hải (2010) Nhân

giống vô tính cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha

et Grushv.) Tạp chí công nghệ sinh học 8(3B): 1211-1219

Dương Tấn Nhựt, Lâm Thị Mỹ Hằng, Bùi Thế Vinh, Phan

Quốc Tâm, Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Cửu Thành Nhân,

Hoàng Xuân Chiến, Lê Nữ Minh Thùy, Vũ Thị Hiền,

Nguyễn Văn Bình, Vũ Quốc Luận, Trần Công Luận, Đoàn

Trọng Đức (2010) Xác định hàm lượng saponin và dư

lượng một số chất điều hòa sinh trưởng trong callus, chồi

và rễ sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro Tạp chí Công nghệ

Sinh học 8(2): 189-202

Hahn EJ, Kim YS, Yu KW, Joeng CS, Paek KY (2003)

Adventitious root cultures of Panax ginseng C.A Meyer

and ginsenoside production through large scale bioreactor

system J Plant Biotechnol 5(1): 1-6

Holmes P, Li SL, Green KD, Ford-Lloyd BV, Thomas NH

(1997) Drip-tube technology for continuous culture of

hairy-roots with integrated alkaloid extraction, In Doran

PM ed Hairy-roots culture and applications Harwood

Academic Publishers: 201-208

Inomata S, Yokoyama M, Gozu Y, Shimizu T, Yanagi M

(1993) Growth pattern and ginsenoside production of

Agrobacterium-transformed Panax ginseng roots Plant

Cell Rep 12: 681-686

Jung HK, Eun JC, Hoon-Il O (2005) Saponin production in

submerged adventitious root culture of Panax ginseng as affected by culture conditions and elicitors Asia-Pac J Mol Biol 13(2): 87-91

Khuri S, Moorby J (1995) Investigation into the role of

sucrose in potato: Estima microtuber production in vitro Ann Botany 75: 295-303

Nemeth G (1986) Induction of rooting In Bajaj YPS eds Biotechnology in Agriculture and Forestry, Tree I

Springer, Berlin Heidelberg New York Tokyo, 1: 49-64 Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Kết (2011) Nghiên cứu khả năng tạo rễ bất định của sâm Ngọc

Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) trong nuôi cấy in vitro Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27: 30-36

Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007) Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ

Nhân sâm Nxb Khoa học và Kỹ thuật 109-110

Nhut DT, Huy BN, Phong PT, Hai NT, Luan TC (2006) Primary study on multiplication of adventitious roots of

Panax vietnamensis – A valuable material source for saponin isolation Biotechnol Agron Plant Prot 118-121

Odnevall A, Bjork L (1989) Differentiated tissue cultures

of Panax ginseng and their response to various carbon sources Biochem Physiol Pfl 185: 403-413

Schenk RU, Hildebrandt AC (1972) Medium and techniques for induction and growth of monocotyledonous

and dicotyledonous plant cell cultures Can J Bot Rev Can Bot 50: 199-204

Sim SJ, Chang HN (1997) Shikonin production by hairy-roots of Lithospermum erythrorhizon in bioreactors with

in situ separation In Doran PM ed Hairy-roots Culture and Applications Harwood Academic Publishers, Australia: 219-225

Teisson C, Alvard D (1995) A new concept of plant in vitro cultivation liquid medium: temporary immersion In Terzi M et al Eds Current Issues in Plant Molecular and Cellular Biology, Kluwer Academic Publishers, Dordrecht:

105-110

Võ Thị Bạch Mai (2004) Sự phát triển chồi và rễ Nxb

Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh: 28-125

Wendler R, Veith R, Dacer J, Stitt M, Komor E (1990)

Sucrose storage in cell-suspension cultures of Sacharum

sp (sugarcane) is regulated by a cycle of synthesis and

degradation, Planta 183: 31-39

Ngày đăng: 12/03/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w