Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội ở khu vực thành phố. Các dự án đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư được nhà đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Huế. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư được thực hiện dựa vào quy định của Luật đất đai 2013, các Nghị định của Chính Phủ, các Quyết định của tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và dự án.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.1 Một số khái niệm Đất đai: Là diện tích cụ thể của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trong, bên trên và bên dưới như: khí hậu, đất, điều kiện thủy văn, điều kiện địa chất, những hoạt động của động vật, thực vật và hoạt động của con người trước đây và hiện tại, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng đến vấn đề SDĐ của con người trong tương lai.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền SDĐ của người được Nhà nước trao quyền SDĐ hoặc thu lại đất của người SDĐ vi phạm pháp luật về đất đai.
Bồi thường về đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền SDĐ đối với diện tích đất thu hồi cho người SDĐ.
Giải phóng mặt bằng: “Giải phóng mặt bằng” là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác di dời nhà cửa, vật kiến trúc trên đất, cây cối, tài sản và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được Nhà nước quyết định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới, dự án mới trên đó.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Tái định cư: là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải chuyển đến nơi ở mới.
Giá trị quyền sử dụng đất: Là giá trị bằng tiền của quyền SDĐ đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn SDĐ xác định.
Giá đất: Là giá trị của quyền SDĐ tính trên một đơn vị diện tích đất.
Khung giá đất: Do Chính phủ quy định, xác định mức giá tối đa và tối thiểu của mỗi loại đất với mục đích sử dụng được xác định phụ thuộc vào tiềm năng của đất đai Khung giá là cơ sở để kích thích người SDĐ đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Bảng giá đất: Trên cở sở khung giá đất do Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh hàng năm xác định bảng giá cho các loại đất tại địa phương ứng với các mức độ tiềm năng khác nhau để đảm bảo sự công bằng giữa những người SDĐ có các điều kiện tự nhiên, KT-XH khác nhau Bảng giá đất được xác định phải phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nếu giá quá cao sẽ gây cản trở mục đích SDĐ, nếu giá quá thấp thì tiềm năng của đất đai sẽ không được khai thác hết, do đó việc SDĐ sẽ không đạt hiệu quả.
Giá đất cụ thể: được hiểu đó là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để từ đó tính ra số tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện để được bồi thường đất mà không có đất để bồi thường thì sẽ được quy ra thành tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi được quy định tại Điều
2.1.1.2 Đặc điểm của bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính đa dạng và phức tạp Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội.
Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành Mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó Do đó, GPMB cũng được tiến hành với những đặc biệt riêng biệt.
Tính phức tạp: Do đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này giữ được đất để sản xuất,thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
Tác động tiêu cực của bồi thường, giải phóng mặt bằng đến chính trị, kt- xh: thất nghiệp, khiếu kiện đông người, tệ nạn xã hội nảy sinh, tái định cư chất lượng thấp hoặc không phù hợp với nguyện vọng của người dân, nhập cư lên các thành phố, tham nhũng đất đai [3; 4].
2.1.1.3 Mục đích và vai trò của bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tạo quỹ đất đai cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng các nhu cầu phát triển: GPMB là điều kiện tiên quyết để các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa như xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, giáo dục…
Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án: phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài chính, lao động, công nghệ nhưng nhìn chung nó phụ thuộc nhiều vào thời gian tiến hành GPMB, thực hiện đúng tiến độ sẽ tiết kiệm thời gian và dự án có hiệu quả Ngược lại, GPMB kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chi phí và gây thiệt hại cho đầu tư xây dựng GPMB mang tính quyết định tiến độ dự án,
Tổng quan tình hình BTGPMB trong nước và trên thế giới
2.2.1 Thời kỳ khi ban hành Luật đất đai năm 1993 đến nay tại Việt Nam
Hiến pháp năm 1992, ra đời thay thế Hiến pháp năm 1980 đã quy định:
“Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng hướng XHCN” và điều 18 quy định: “Các tổ chức cá nhân được nhà nước giao đất lâu dài và được chuyển nhượng quyền xuống đất theo quy định của pháp luật”
Hiến pháp năm 1992 kế thừa có chọn lọc Luật đất đai năm 1988, Luật đất đai năm 1993 ra đời Đây là văn kiện chính sách quan trọng đối với việc thu hồi đất và đền bù thiệt hại của Nhà nước, Luật đất đai quy định rõ hơn về quyền của người được giao đất gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp Đồng thời chính phủ quy định khung giá cho từng loại đất, cần dùng và theo thời gian Sau khi luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, Chính phủ ban hành nghị định số 90/CP-NĐ ngày 17/08/1994 để cụ thể hóa chính sách bồi thường Tuy nhiên có thể nó chính sách bồi thường của Nghị định này vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa bù đắp một cách đầy đủ những thiệt hại gây ra từ việc thu hồi đất, chỉ bồi thường thiệt hại về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản, cho nên người bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, không đủ khả năng tái tạo lại cuộc sống so với trước khi thu hồi, quyền và nghĩa vụ của họ chưa được quan tâm một cách đầy đủ Đến năm 1998 chính phủ ban hành nghị định số 22/1998 ngày 24/4/1988 để thay thế Nghị định 90/ CP, Chính sách bồi thường anh đã thay đổi có sự mở rộng phạm vi 10 thường để bù đất một phần nào đó cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn chưa đảm bảo hết thiệt hại Đặc biệt với sự ra đời luật đất đai năm 203 đã khắc phục những thiếu sót trong công tác bồi thường Trong đó có quy định cụ thể về việc tính bồi thường về đất, điều kiện nơi tái định cư đối với các trường hợp áp dụng và chuyển đổi đất đai bắt buộc.
Việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB hiện nay chủ yếu được thực hiện theo một phương thức mang tính bắt buộc; sử dụng một giải pháp chuyển đổi thiệt hại sang tiền, trong khi có nhiều giải pháp khác không phải chi phí nhiều mà người dân vẫn thấy thỏa mãn về lợi ích lại chưa được đề cập trong pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, GPMB ở Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, do còn có những bất cập trong cơ chế tự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với người bị thu hồi đất trong các dự án kinh doanh nên các nhà đầu tư muốn chuyển sang cơ chế Nhà nước thu hồi và bàn giao lại đất đã GPMB cho chủ đầu tư; Bên cạnh đó, các dự án mà Nhà nước thu hồi thì giá bồi thường cũng được tính phù hợp theo giá thị trường, sau mỗi năm các địa y, hầu hết các khu tái định cư xây dựng chưa theo kịp tiến độ thu hồi đất, bồi thường và GPMB và các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ bồi thường, GPMB cũng chưa thực sự quan tâm đến tái định cư cho người dân.
Tình trạng hai giá đất trên thị trường, một bên là mức giá để tính bồi thường cho nông dân rất thấp và bên kia là giá trị đất sau khi chuyển đổi mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp tăng lên rất cao, là một kẽ hở lớn tạo điều kiện cho nạn quan liêu, tham nhũng, đầu cơ và tạo động lực chuyển đổi các khu đất thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác.
Cơ chế mới về GPMB sẽ gây khó khăn cho các bên thực thi, nhất là chủ đầu tư dự án phát triển kinh tế Bởi vì, do giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP tăng lên rất nhiều so với các quy định trước đây và được tính kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực (ngày 01/10/2009), khi đó, những dự án kéo dài nhiều năm, người dân đã bàn giao mặt bằng thì nhận mức giá bồi thường ở thời điểm đó thấp, những hộ chây ỳ, chưa bàn giao mặt bằng, đến thời điểm này được bồi thường cao hơn nhiều lần trước đây sẽ tạo ra trong một dự án có hai cơ chế khác nhau về GPMB.
Mặt khác, đối với các dự án xây dựng - chuyển giao (dự án BT), giá bồi thường tăng lên nhiều lần so với trước đây khiến tổng mức đầu tư dự án tăng lên rất cao Trong khi đó phần để hoàn vốn cho nhà đầu tư thường là các khu đô thị lại phải theo giá thị trường, nhà đầu tư không thể tăng giá bán tùy tiện, sẽ làm các nhà đầu tư suy giảm tiềm lực tài chính và rất khó để duy trì, thực hiện tốt các dự án đang triển khai.
Pháp luật nước ta luôn được thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với từng thời khì phát triền kinh tế xã hội của đất nước Trước những hạn chế, bất cập ở Luật đất đai 2003 thì trên cơ sở đó là nền tảng để Luật đất đai 2013 ra đời.
Luật Đất đai năm 2013, được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, Luật này thay thếLuật Đất đai năm 2003 Để thể chế đầy đủ hơn, hướng dẫn quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai Ngày 15 tháng 5 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Nghị định này thay thế cho chính sách bồi thường quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới cụ thể hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện nay, khắc phục được những bất cập cũng như thiếu sót của Luật Đất đai năm 2003 về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.
Luật Đất đai 2013 đã phân ra 4 trường hợp thu hồi đất rất rõ ràng cụ thể quy định từ Điều 61 đến Điều 65 của Luật này như thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo Pháp luật, tự nguyện trả lại đất , có nguy cơ đe dọa tính mạng con người Qua đó có thể giảm thiểu được số lượng khiếu nại, khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất Bên cạnh đó còn nâng cao quyền lợi của người sử dụng đất mang hướng tích cực về mặt giá đất, bồi thường bằng giá đất cụ thể, các quy định chính sách hỗ trợ được cụ thể hơn nhất là trong chính sách TĐC do đó từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất [2; 3; 8; 9].
2.2.2 Tình hình BTGPMB một số nước trên thế giới
2.2.2.1 Bồi thường giải phóng mặt bằng tại Trung Quốc Ở Trung Quốc, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước,tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi nhà nước thu hồi đất thì người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về TĐC, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất Cách sử dụng tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo tổng giá trị sản lượng của đất đai nững năm trước đây rồi nhân với hệ số Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nghuyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống hoặc cao hơn nơi ở cũ Việc quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mẳt băng, phương thức chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ, giá đất tiêu chuẩn, trợ cấp về giá cả Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở.
2.2.2.2 Bồi thường giải phóng mặt bằng tại nước Úc
Từ khi người Châu Âu đến định cư tại Úc, Nữ hoàng nắm giữ toàn bộ đất đai Quyền sở hữu đất phụ thuộc vào sự ban phát của Nữ hoàng cho người nắm giữ và người sử dụng đất.
Về bồi thường, Luật thu hồi đất đai quy định: Chủ nhân có quyển nhận thanh toán bằng tiền không thấp hơn mức thiệt hại mà ngưởi bị thu hồi đất chịu nhưng cũng không được cao hơn Mục đích của việc bồi thường là trả lại cho chủ sở hữu bị lấy đất khoản hoàn toàn tương đương với những gì mà người bị thu hồi đất lấy đi.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ quỹ đất thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Đào Tấn nối dài và dự án nâng cấp mở rộng đường Hà Nội, thành phố Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nằm trong khu vực thu hồi đất của dự án, kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư và chính sách liên quan công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án.
Phạm vi về không gian: Dự án xây dựng đường Đào Tấn nối dài được thực hiện trên địa bàn phường Trường An và dự án nâng cấp mở rộng đường Hà Nội được thực hiện trên địa bàn phường Phú Nhuận và phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi số liệu: Các số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm các số liệu, tài liệu về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại dự án đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Đào Tấn nối dài và dự án nâng cấp mở rộng đường
Hà Nội trong năm 2019 - 2021 Các số liệu được thu thập trong giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2019 và năm 2020, các số liệu điều tra và phỏng vấn hộ gia đình bị ảnh hưởng của dự án được thực hiện năm 2021.
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện trạng sử dụng đất thành phố Huế. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại dự án đầu tư xây dựng đường Đào Tấn và dự án nâng cấp mở rộng đường Hà Nội, Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tại định cư của dự án.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thu thập các thông tin và tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; Luật đất đai 2013, các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định và báo cáo về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư Bên cạnh đó, số liệu thông kê, kiểm kê đất đai, báo cáo quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp thành phố, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất từ năm 2019 đến 2021, các văn bản, quyết định liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng hỗ trợ tái định cư ở thành phố Huế được thu thập nhằm đánh giá các thông tin liên quan đến thực hiện dự án Các số liệu được thu thập tại các phòng ban như: Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất, Phòng Tài Nguyên & Môi Trường, UBND Phường, Chi nhánh Văn Phòng đăng ký đất đai.
Thu thập tài liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành điều tra theo phiếu khảo sát gồm các nội dung như giá đất, tài sản, chính sách thực hiện và sự hài lòng của người dân về công tác BTGPMB Các thông tin điều tra về yếu tố ảnh hưởng đời sống của người dân trước và sau khi thực hiện dự án Nhu cầu sản xuất, kinh doanh, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án Đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn nông hộ với tổng số phiếu điều tra ngẫu nhiên là 64 phiếu thuộc địa bàn phường Trường An, Phú Nhuận và Vĩnh Ninh thuộc thành phố Huế. Phương pháp này tiến hành lấy mẫu của hộ gia đình cá nhân nằm trong khu vực thu hồi đất của dự án được thực hiện theo công thức Slovin 1984.
Trong đó: n là số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra
N là số lượng tổng thể (tổng số hộ dân bị ảnh hưởng) e là sai số tiêu chuẩn
Nghiên cứu này đã chọn khảo sát toàn bộ các hộ thuộc dự án đường Đào Tấn và dự án đường Hà Nội mở rộng.
3.3.2 Phương pháp so sánh, đánh giá
Phương pháp tiến hành này so sánh các vấn đề về giá đất bồi thường (đất ở, đất nông nghiệp ở các khu vực khác nhau có cùng mục đích sử dụng đất) để đánh giá công tác bồi thường về giá đất có phù hợp không Tiến hành đánh giá thông qua phiếu khảo sát người dân về sự hài lòng trong công tác BTGPMB
3.3.3 Phương pháp tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được phân loại theo từng nhóm đối tượng có mối quan hệ với nhau, sau đó sử dụng phần mềm Excel để phân tích xử lý Sau đó, các số liệu đã thu thập được sắp xếp một cách khoa học nhằm so sánh đối chiếu, phân tích đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu Kết hợp các yếu tố định tính và định lượng để phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá tình hình, hiệu quả sử dụng đất Bên cạnh việc thể hiện bằng bảng biểu, các số liệu được xử lý còn được thể hiện bằng các đồ thị hình cột để biểu thị các chỉ tiêu phân tích Sự kết hợp giữa bảng biểu và biểu đồ nhằm phân tích và đánh giá các vấn đề nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và chính xác của thông tin ngiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thành phố Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1 Điều kiện tự nhiên trên địa bàn Thành phố Huế
Thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế; có toạ độ địa lý từ 16 o 30'45'' đến 16 o 24'00'' vĩ độ Bắc và từ 107 o 31'45'' đến 107 o 38'00'' kinh độ Ðông Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.101,77 ha chiếm 1,41% diện tích toàn tỉnh, được tổ chức thành 27 phường
- Phía Tây Bắc đến Tây Nam giáp thị xã Hương Trà;
- Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang;
- Phía Nam và Đông Nam giáp thị xã Hương Thủy.
Hình 4.1: Vị trí địa lý thành phố Huế (Nguồn: Trang thông tin điện tử UBND thành phố Huế,2020)
Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn tỉnh cũng như ở khu vực miền Trung Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế Trong đó cho phép thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vào năm 2021 và mở rộng địa giới hành chính về hướng thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang
Thành phố Huế nằm trên vùng đồng bằng hẹp và địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông Thành phố được hình thành ở trung tâm dãi đồng bằng hẹp của hạ lưu sông Hương Khu vực Bắc sông Hương có địa hình bằng phẳng Khu vực kinh thành có cao độ nền xây dựng hiện trạng từ +1,8m đến +3,5m Phường Phú Hiệp, Phú Cát có cao độ nền nền xây dựng từ 2,7m đến 3,5m Một số khu vực có cốt nền dưới +2m và thường xuyên bị ngập lũ.
Khu vực Nam sông Hương: cao độ chênh lệch khá lớn từ +2,5m đến +7,5m, cá biệt có một số đồi thoải cao độ +12m đến +18m.
Nằm gần dãy núi Trường Sơn, thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Thành phố Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao Chế độ khí hậu, thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn và mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Đây được xem là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất của Việt Nam Đặc điểm nổi bật của khí hậu thành phố Huế là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn
Nhiệt độ trung bình hàng năm thành phố Huế khoảng 25,2°C Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất(tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C - 41°C Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2.800 mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mưa phân bố không đều giữa các tháng; chủ yếu là tháng 10, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86% Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn, do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Bão xuất hiện hàng năm, trực tiếp đổ bộ gây ảnh hưởng tới thành phố từ tháng 8 đến tháng 9 - 10
Thành phố Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của hệ thống sông Hương Sông Hương có 3 nhánh là: sông Bồ, sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch; bắt nguồn từ các dãy núi Trường Sơn và chảy qua trung tâm thành phố Huế Diện tích lưu vực là 2.830 km2, chiếm 56% diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế Chiều dài sông chính là 104 km, độ cao bình quân lưu vực 330m, độ dốc bình quân lưu vực 2,85% Chiều dài lưu vực 63,5 km, chiều rộng bình quân lưu vực 44,6 km Hệ thống sông Hương chảy qua địa bàn thành phố Huế là lưu vực đồng bằng thấp trũng, về mùa mưa lũ nước sông dâng cao từ 2 - 4m làm ngập tràn các khu dân cư, các vùng sản xuất và gây thiệt hại các hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố, sau đó nước chảy ra biển qua cửa Thuận An.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, thành phố Huế có 2 tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng: tiểu vùng đất đỏ vàng và tiểu vùng đất phù sa
- Đất đỏ vàng (đất Feralit): được hình thành từ sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác nhau Đặc điểm chung của nhóm đất đỏ vàng là chua, khả năng hấp phụ không cao; hàm lượng sắt, nhôm tích luỹ tương đối cao; kim loại kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi mạnh.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá granitiod Đất có thành phần cơ giới thuộc loại thịt nhẹ, cấu trúc viên - hạt, ít hơn có cục tảng Đất tương đối chua(pHKCl = 3,7 - 5), hàm lượng mùn khá (0,5 – 3%).
+ Đất đỏ vàng phát sinh từ phiến đá sét Do loại đất này được đưa vào khai thác, sử dụng lâu đời nên xảy ra hiện tượng xói mòn, tầng đất mỏng Hiện nay nhiều vùng là đồi trọc và bị kết von, đá ong hoá hoặc trơ sỏi đá Đất chua (pHKCl = 4 – 4,5), nghèo mùn (0,7 – 1%).
+ Đất vàng nhạt trên cát kết, cát - bột kết, cuội kết Tầng đất phổ biến là mỏng (30 – 50m), chỉ ở vùng có thảm thực vật dày che phủ tầng dày mới đạt tới
70 – 100 cm Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc vừa, cấu trúc hạt – viên, cục. Đất chua (pHKCl = 4,5 – 5), nghèo mùn (0,8 – 1%).
+ Đất đỏ vàng hình thành trên sa phiến thạch Tầng đất phần lớn rất mỏng (