Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Khái quát quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Ngày 5/6/1911,Nguyễn Ái Quốc rời Tổ Quốc đi tìm đường cứu nước Năm 1917, thắng lợi của CM
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP NHÓM
Môn học: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT DẪN TỚI THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 2/1930 VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM
1930 ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
GV hướng dẫn: Trần Quốc Hưng
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và Tên Mã số sinh viên
6 Nguyễn Tuyết Nhi 030137210367
7 Nguyễn Ngọc Hoài Thương 030137210529
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CHIA VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
STT Họ và Tên Nội dung công việc Mức độ
hoàn thành
1 Võ Thị Hồng Ánh Nội dung Vai trò lãnh đạo của
Đảng trong giai đoạn 1930-1939 100%
2 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Nội dung Vai trò lãnh đạo của
Đảng trong giai đoạn 1939-1945 100%
3 Đoàn Thị Mi
Nội dung Khái quát quát trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam + Những yêu cầu đối với
sự lãnh đạo của Đảng trong việc giữ vững nền độc lập dân tộc ở giai đoạn đổi mới
100%
6 Nguyễn Tuyết Nhi
(Nhóm trưởng)
Tổng hợp Word, thiết kế PowerPoint, Nội dung Những yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng trong việc giữ vững nền độc lập dân tộc ở giai đoạn đổi mới
100%
7 Nguyễn Ngọc Hoài
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ gần một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và hàng nghìn năm của chế độ quân chủ; giành quyền làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mới Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH
Nhưng kẻ thù của cách mạng tìm cách xuyên tạc những thành quả, những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Tám Sự xuyên tạc của chúng làm cho một số người không hiểu, hoặc không muốn hiểu sự thật của cách mạng Một số luận điểm cho rằng vào tháng 8-1945, thời cơ xuất hiện khi quân Nhật bại trận phải đầu hàng, lực lượng các nước Đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng chưa vào Đông Dương kịp, do đó xuất hiện
"một khoảng trống quyền lực" nhờ đó mà dân tộc Việt Nam giành được độc lập một cách quá dễ dàng, không phải đổ máu, chẳng qua là do "vận may" Thậm chí họ còn cho rằng Cách mạng Tháng Tám chẳng qua "may mắn" mà vớ được chính quyền Những người này coi thường hoặc phủ nhận hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng đón bắt thời cơ - nhân tố chủ quan quyết định thắng lợi Cách
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1
1.1 Hoàn cảnh lịch sử 1
1.2 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 1
1.3 Ý nghĩa lịch sử của Đảng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc 4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT DẪN TỚI THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 2/1930 5
2.1 Điều kiện khách quan 5
2.2 Điều kiện chủ quan 5
PHẦN 3: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 7
3.1 Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1935 7
3.1.1 Đẩy mạnh Cách mạng lên cao trào (1930 – 1931) 7
3.1.2 Tạo ra phong trào quấn chúng 7
3.2 Phong trào dân chủ, dân sinh 1936 – 1939 8
3.3 Phong trào dân tộc từ năm 1939 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 10
3.3.1 Đảng chỉ đạo chuyển hướng 10
3.3.2 Chuẩn bị trên mọi mặt trận 10
3.3.3 Phát động cuộc tổng khởi nghĩa 11
PHẦN 4: NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIỮ VỮNG NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở GIAI ĐOẠN MỚI 13
4.1 Những yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng trong việc giữ vững nền độc lập dân tộc ở giai đoạn đổi mới 13
Trang 5PHẦN 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Các nhân tố ảnh hưởng đến Cách mạng Việt Nam:
Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản: từ sau thế kỷ XIX,chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi
Tháng 3/1919,Quốc tế Cộng sản được thành lập
Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng:
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và từ đó từng bước thôn tính Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới; mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến phản động trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất
Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra liên tục, rộng khắp nhưng hầu hết đều thất bại Tiêu biểu như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, Đông Du, Duy Tân,
1.2 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Khái quát quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Ngày 5/6/1911,Nguyễn Ái Quốc rời Tổ Quốc đi tìm đường cứu nước
Năm 1917, thắng lợi của CM Tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của Nguyễn Tất Thành
Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam
Tháng 7-1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin
Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành Quốc tế III
Ngày 30-6-1923, Nguyễn Ái Quốc tới Liên Xô và làm việc tại Quốc tế Cộng sản
ở Mátxcơva
Trang 6Sau khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã có sự lựa chọn dứt khoát con đường cứu nước, GPDT Người chỉ rõ: “Muốn cứu nước và GPDT không có con đường nào khác con đường CMVS”
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
Chuẩn bị về tư tưởng:
Năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,
Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương, Người tiến hành tuyên truyền tư tưởng về con đường cách mạng vô sản
Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy” Do đó phải truyền
bá tư tưởng vô sản, lý luận Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
Đối với các dân tộc thuộc địa, xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cách mạng
Về vai trò của Đảng Cộng sản: Đảng đóng vai trò quyết định hàng đầu thành công của CM
Chuẩn bị về tổ chức:
Trang 8Tháng 11-1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) xúc tiến các công việc tổ chức thành lập đảng cộng sản
Tháng 2-1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn
Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Hội là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh dân tộc
và giai cấp theo khuynh hướng vô sản.Tuy nhiên,không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1 đến 7/2/1930,thành phần tham dự gồm 2 đạo biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng,dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc
Nội dung,chương trình hội nghị:
Hội nghị thảo luận ý kiến của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất thành một tổ chức chung : Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị thảo luận thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt,Sách lược vắn tắt,Chương trình tóm tắt,Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bai kiem tra 3 - kiểm tra
lý thuyết tài chính 100% (2)
9
Trang 91.3 Ý nghĩa lịch sử của Đảng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
Đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước
Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới
Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam,đáp ứng những nhu cầu
cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam
Như vậy,sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên
đã khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản Đảng Cộng sản trở thành nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Trang 10PHẦN 2: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT DẪN TỚI THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 2/1930
2.1 Điều kiện khách quan
Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản: Chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) tiến hành chiến tranh, đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh Mâu thuẫn các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, do đó vấn đề chống độc quyền và giải phóng dân tộc là vấn đề cấp thiết và chỉ có Đảng của giai cấp vô sản mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử này
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi: Năm 1917, cách mạng Nga giành thắng lợi
đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới Thắng lợi này đã khẳng định vai trò của Đảng vô sản đối với phong trào giải phóng dân tộc, biến học thuyết Mác trở thành hiện thực Chính vì những nguyên nhân này đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có Đảng Cộng sản để lãnh đạo
Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập: Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản thành lập đã tạo tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới Vạch ra cương lĩnh chính trị, phương hướng đấu tranh, tạo tiền đề cho việc thành lập Đảng cách mạng của Việt Nam
2.2 Điều kiện chủ quan
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp nước ta trong thời đại mới
Trước sự đàn áp bóc lột hết sức dã man và tàn bạo của thực dân Pháp ở Việt Nam Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng Độc lập dân tộc và tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, là nhu cầu bức thiết của dân tộc Trong thời kỳ trước đã có một số đảng đứng lên lãnh đạo quần chúng nổi dậy nhưng chỉ mang tính chất tự phát Đặc biệt các Đảng này tuy cùng có một chí hướng là đem lại lợi ích cho người dân nhưng lại đi theo những con đường khác nhau dẫn đến bị các nước xâm lược lợi dụng, chia rẽ, dễ triệt phá Trước tình hình đó, việc thống nhất các Đảng thành một chính Đảng duy nhất là một yêu cầu cấp bách
Trang 11Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - LêNin với phong trào yêu nước và phong trào Công nhân Việt Nam những năm 20 của thế kỷ này ngày càng phát triển
Phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam Phong trào yêu nước của tri thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự ra đời ngày càng lớn mạnh của giai cấp công nhân Phong trào công nhân ra đời
và phát triển mạnh mẽ Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng thì cần phải có Đảng Cộng sản
Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn) là một xu thế dẫn đến các cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản Tuy nhiên, ba
tổ chức này hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nhu cầu chia rẽ lớn Trước tình hình đó, ngày 03/02/1930 Nguyễn Ái Quốc đã quốc định hợp nhất các Đảng thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 12PHẦN 3: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
3.1 Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1935
3.1.1 Đẩy mạnh Cách mạng lên cao trào (1930 – 1931)
Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng càng làm cho dân thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống Trong bối cảnh đó, Đảng vừa ra đời đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng lớn mạnh mà xưa nay chưa từng có ở nước ta – phong trào cách mạng 1930 – 1931 Đây là phong trào đấu tranh nhân dân chống thực dân Pháp và tay sai Riêng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã phát triển thành một cuộc biểu tình có vũ trang đánh đỗ chính quyền địch ở nhiều địa phương, thành lập chính quyền cách mạng kiểu Xô Viết, tiến hành chia ruộng cho nông dân cày, bài trừ mê tín
dị đoan, trấn áp phản cách mạng, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, bởi nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì bản thân những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được
Cao trào cách mạng 1930 – 1931, đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nông hội, nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước Nó chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân Việt Nam mà trước hết là khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đẩy Cách mạng lên cao trào Tuy nhiên Đảng xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, Đảng ta chưa nhận thức đầy đủ vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân xâm lược và tay sai Lúc bấy giờ, Đảng có chủ trương lập Hội phản đế đồng minh, nhưng việc giáo dục cho đảng viên và tổ chức thực hiện chủ trương ấy thì chưa có kết quả
3.1.2 Tạo ra phong trào quần chúng
Do bị tổn thất nặng nề, Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn đấu tranh cực
kỳ gian khổ nhưng điều quan trọng Đảng vẫn tồn tại và giữ được liên hệ với quần chúng Các đội ngũ đảng viên dù trong tù hay hoạt động ngoài vẫn giữ được phẩm chất cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng Nhiều chi bộ nhà tù tổ chức huấn
Trang 13luyện, bồi dưỡng cho Đảng viên về Lý luận Mác – Leenin, đường lối chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động cách mạng, tổ chức học văn hóa, ngoại ngữ … Với ý chí kiên cường của Đảng cùng với sự giúp sức to lớn của Quốc tế Cộng sản
đã tăng cường thêm sức mạnh để Đảng ta dần dần khôi phục tổ chức Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6/1932) vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, đặc biệt cần phải “gầy dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp chiến đấu” Bản chương trình hành động có giá trị như một cương lĩnh, soi sáng các vấn đề chiến lược, sách lược của Cách mạng Việt Nam trong thời điểm trước mắt là và lâu dài
Các tổ chức cơ sở của Đảng còn lợi dụng những hình thức tổ chức hợp pháp như các hội cày, cấy, gặt hái, đá bóng, đọc sách báo… để tập hợp quần chúng, làm cho phong trào đấu tranh được nhen nhóm lại Một số đảng viên cộng sản còn tranh thủ khả năng hoạt động hợp pháp để tham gia cuộc tranh cử vào hội đồng Thành phố Sài Gòn những năm 1933-1935, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền cổ động quần chúng
Đến đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng được phục hồi Đó là cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ nhất của Đảng – đánh dấu sự hồi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện để bước vào một cao trào cách mạng mới
3.2 Phong trào dân chủ, dân sinh 1936 – 1939
Xây dựng chủ trương của Đảng
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc) vào ngày 26-7-1936 xác định nhiệm vụ trước mắt là tạm gác nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến để tập trung đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình; “lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ” Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp với bí mật, bất hợp pháp