1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội Dung Thảo Luận Chương 2 Doanh Nghiêp Tư Nhân Và Hô Kinh Doanh.pdf

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 2. Doanh Nghiệp Tư Nhân Và Hộ Kinh Doanh
Tác giả Ayua Mun Choon, Sơn Thị Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Hoàng, Kim Thị Sa Quyên, Dương Thị Thu Thảo, Đỗ Thị Thu Thảo (QTL_42)
Người hướng dẫn Giảng Viên: Lê Nhật Bảo
Trường học Trường Đại Học Luật Tp.Hcm
Thể loại Nội Dung Thảo Luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 173,26 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38590726 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 2 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH GIẢNG VIÊN: LÊ NHẬT BẢO LỚP: HS43B2 STT HỌ TÊN MSSV 1853801013240 1 AYUA MUN CHOON 1853801013241 1853801013242 2 SƠN THỊ HẰNG 1853801013246 1853801013248 3 NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀNG 1751101030138 4 KIM THỊ SA QUYÊN 5 DƯƠNG THỊ THU THẢO 6 ĐỖ THỊ THU THẢO (QTL_42) - Email: lenhatbao@gmail.com Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 - Sốố điện thoại: 0938 171 008 CHƯƠNG 2 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH I CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH VÌ SAO? 1 HKD không được sử dụng quá 10 lao động NHẬN ĐỊNH ĐÚNG Vì theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định Điều này có nghĩa, pháp luật chỉ chấp nhận hộ kinh doanh có từ 9 lao động trở xuống Do đó, nếu muốn thuê nhiều lao động từ 10 người trở lên để mở rộng kinh doanh thì hộ kinh doanh sẽ được coi là phạm luật 2 Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD NHẬN ĐỊNH SAI Vì cá nhân đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự theo Khoản 1 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định như sau: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.” 3 DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần NHẬN ĐỊNH SAI Vì theo khoản 4 điều 183 LDN 2014 doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập vào công ty khác, cụ thể là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, do đó đây là đơn vị không có tư cách pháp nhân riêng biệt để tham gia vào các tổ chức có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh 4 Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu khác Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG Vì theo Khoản 3 Điều 183 LDN 2014 thì mỗi cá nhân đồng thời là chủ doanh nghiệp chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Cho nên chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình kinh doanh một chủ sở hữu khác 5 Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - CSPL: Khoản 3, Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 - Theo quy định của LDN, chủ DNTN ( là cá nhân được thành lập một DNTN, không được đồng thời là chủ HKD hay thành viên CTHD Luật không có quy định khác Nên chủ DNTN( Cá nhân) có quyền góp vốn sáng lập CTCP 6 Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân NHẬN ĐỊNH SAI - CSPL:Theo khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2016/NĐ-CP - Như vậy, theo quy định chủ sở hữu của HKD có thể là một nhóm người đáp ứng đủ điều kiện quy định trong điều luật trên 7 Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp NHẬN ĐỊNH SAI - CSPL: khoản 5, Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 - Theo luật DN chủ sở hữu DN là đại diện theo pháp luật của DN Tuy nhiên theo quy định của BLDS 2015 Chủ thể DN có thể ủy quyền cho một cá nhân khác theo quy định 8 Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - CSPL: Điều 186 Luật Doanh Nghiệp 2014 - Theo quy định thì chpur DNTN vẫn là người địa diện pháp luật của DN theo tư cách chủ sở hữu DN Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 9 Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó NHẬN ĐỊNH SAI - CSPL: Điều 187 LDN 2014 - Việc bán DN không làm mất đi sự tồn tại của DN đó Thay vào đó việc bán DN là chuyển từ chủ sở hữu DN cũ sang chủ sở hữu DN mới( là người mua DN) Và người chủ sở hữu DNTN mới có nghĩa vụ thực hiện các nội dung quy định theo pháp luật Vì vậy, DNTN vẫn tồn tại 10 Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp NHẬN ĐỊNH ĐÚNG Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác III LÝ THUYẾT 1 Phân tích các đặc điểm cơ bản của DNTN Giải thích vì sao Luật doanh nghiệp 2014 chỉ cho phép một cá nhân chỉ được làm chủ một DNTN 1 Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất 2 Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp Điều đó có nghĩa không có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó 3 Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân 4 Về phân phối lợi nhuận Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ Doanh nghiệp Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi do trong quá trình kinh doanh 5 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân 6 Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân Do không có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ *Giải thích *Theo điều 183 Luật doanh nghiệp 2014: – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp – DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào – Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh – DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần 2 Phân tích hệ quả pháp lý trong các trường hợp bán, cho thuê DNTN Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 *Quy định pháp luật về cho thuê doanh nghiệp tư nhân Theo Điều 186 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về cho thuê doanh nghiệp tư nhân như sau: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê *Quy định pháp luật về bán doanh nghiệp tư nhân Theo Điều 187 luật doanh nghiệp 2014 quy định về bán doanh nghiệp tư nhân như sau: 1 Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác 2 Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác 3 Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động 4 Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này 3 So sánh mô hình DNTN với HKD 1 Những điểm tương đồng giữa mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là những mô hình được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp năm 2014 và Hướng dẫn tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, theo đó, hai hình thức này có những đặc điểm giống nhau như sau: Thứ nhất, cả hai hình thức này đều là do cá nhân làm chủ, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều là những hình thức mà theo đó tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình bằng toàn bộ tài sản của mình Chủ thể thành lập phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Thứ hai, đối với doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, pháp luật quy định không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào 2 Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân Thứ nhất, về chủ thể thành lập của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Thứ hai, về quy mô của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Thứ ba, về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh 4 Tại sao chủ DNTN được quyền bán, cho thuê DNTN, còn chủ sở hữu các DN khác không có quyền bán, cho thuê DN của mình Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê, bán doanh nghiệp của mình cho người khác theo đúng trình tự, thủ tục cho thuê, bán doanh nghiệp tư nhân Thứ nhất, quyền cho thuê doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân khi cho thuê doanh nghiệp của mình phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuê trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người cho thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê Doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình Thứ hai, quyền bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác Sau khi bán doanh nghiệp,chuyển giao doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp nữa Nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân này vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ doanh nghiệp có thỏa thuận khác Khi mua doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 Như vậy, bạn có quyền cho thuê, bán doanh nghiệp tư nhân của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 III TÌNH HUỐNG Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 1 TÌNH HUỐNG 1 Đầu năm 2015, bà Phương Minh có hộ khẩu thường trú tại TP Hồ Chí Minh (bà Minh không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự định đầu tư cùng một lúc dưới các hình thức sau để kinh doanh: Anh (chị) hãy cho biết dự định của bà Phương Minh có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không? Vì sao? (i) Mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD - Trả lời: Dự định của bà Phương Minh về mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD là hợp pháp Vì theo Khoản 1 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành bà Minh có đủ điều kiện, đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm nên Bà Minh được quyền mở của hàng bán tạp hóa tại nhà (ii) Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở hữu, - Trả lời: Dự định của bà Minh là được Vì theo Khoản 1 Điều 66 NĐ 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp thì bà Minh đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp nhưng bà phải chuyển từ Hộ kinh doanh sang hình thức doanh nghiệp và phải chấm dứt loại hình hộ kinh doanh trên và phải đăng kí thành lập doanh nghiệp mới dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương (iii) Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu, cũng dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương - Trả lời: Dự định của bà Minh là không được Vì theo Điều 183 LDN 2014 thì Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài sản của mình về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó và không được phép thực hiện những hành vi sau đây: + Không được đồng thời là thành viên công ty hợp danh hoặc chủ hộ kinh doanh + Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn cho doanh nghiệp tư nhân của mình + Không được quyền góp vốn thành lập hay mua phần vốn góp, mua cổ phần trong công ty hợp danh, công ty cổ phần hay công ty TNHH dưới danh nghĩa là doanh nghiệp tư nhân hay cá nhân >>> Do đó, đối với câu hỏi chủ DNTN có được thành lập công ty TNHH không thì câu trả lời là không thể Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 (iv) Làm thành viên của công ty hợp danh (CTHD) X có trụ sở tại tỉnh Bình Dương - Trả lời: Dự định của bà Minh là không được Vì theo Khoản 1 Điều 175 LDN 2014 thì thành viên của công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hoặc thành viên hợp danh của công ty khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại 2 TÌNH HUỐNG 2 Hộ gia đình ông M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch Canada) và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập) Hỏi: (i) Hộ gia đình ông M có được đăng ký thành lập một HKD do hộ gia đình làm chủ được không? Không được Vì: - Theo quy định tại Khoản 01 Điều 66 NĐ 78/2015 hộ kinh doanh do nhóm người làm chủ phải gồm các cá nhân là công dân Việt Nam - Trong gia đình ông M có vợ ông M không phải công dân Việt Nam (quốc tịch Canada) (ii) Giả sử, hộ gia đình ông M đã thành lập một HKD Con của ông M thành lập thành lập thêm một DNTN (hoặc 1 HKD) do mình làm chủ Hành vi con của ông M có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? Không phù hợp với quy định của pháp luật Vì: - Theo K2 Đ67 NĐ78, mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 hộ KD trên toàn quốc, - Theo K3 Đ67 NĐ78 thì cá nhân là thành viên của hộ KD thì không được đồng thời là chủ DNTN (iii) Ông M muốn mở rộng quy mô kinh doanh của HKD bằng cách mở thêm chi nhánh tại tỉnh P và thuê thêm lao động Những kế hoạch mà ông M đưa ra có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? Không phù hợp với quy định của pháp luật Vì: - Theo K2 Đ66 NĐ78 thì mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được được đăng ký một địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh 3 TÌNH HUỐNG 3 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Ngày 10/6/2010, Ông An là chủ DNTN Bình An chết nhưng không để lại di chúc Ông An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi Hai tuần sau, đại diện của công ty TNHH Thiên Phúc đến yêu cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký trước đây Đại diện công ty Thiên Phúc yêu cầu rằng nếu không thưc hiện hợp đồng thì bà Mai phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3% /1 tháng cho công ty X, bà Mai không đồng ý Bằng những quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy cho biết: a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà hay không? Vì sao? Không Tại vì: Theo khoản 4 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Theo đó, khi chủ doanh nghiệp chết, tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân sẽ chấm dứt Trong trường hợp này, không được thừa kế doanh nghiệp tư nhân mà chỉ được thừa kế tài sản của doanh nghiệp tư nhân Trường hợp người thừa kế muốn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó thì phải tiến hành đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định để thành lập một doanh nghiệp tư nhân với chủ doanh nghiệp mới b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu cho công ty TNHH Thiên Phúc để khấu trừ nợ Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này hay không? Nếu được thì bà Mai và công ty Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì? Giải thích tại sao? - Được trong trường hợp bà Mai đăng ký thay đổi chủ DNTN mới - Thủ tục cần thực hiện là: Thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân Điều 47 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo thủ tục sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân gồm: - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người được thừa kế Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 - Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người thừa kế gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài - Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế Bước 2: Nộp hồ sơ Người có yêu cầu thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết Khi nhận hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w