QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND, THƯỜNG TRỰC HĐND VÀ CÁC BAN CỦA HĐND

12 0 0
QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND, THƯỜNG TRỰC HĐND VÀ CÁC BAN CỦA HĐND

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Quản trị kinh doanh 35 KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND VÀ CÁC BAN CỦA HĐND ------------------------ I. Hoạt động giám sát 1. Khái niệm giám sát - Giám sát là việc HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. - Giám sát chuyên đề: + Chuyên đề: Theo Từ điển Tiếng Việt, “chuyên đề” có nghĩa là “ vấn đề chuyên môn có giới hạn được nghiên cứu riêng”. + Giám sát chuyên đề: Được hiểu là giám sát về một vấn đề, chuyên sâu một chuyên môn nào đó. + Theo Điều 57 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, giám sát chuyên đề là một trong 5 hoạt động giám sát của HĐND. 2. Nguyên tắc giám sát - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. - Đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả. - Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. 3. Mục đích giám sát 36 - Đánh giá việc thi hành Hiến pháp, pháp luật nhà nước, nghị quyết của HĐND ở đơn vị chịu sự giám sát. - Làm cơ sở để thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết, tham mưu ban hành những quyết sách khả thi, giải quyết bức xúc trong nhân dân, thể hiện trách nhiệm của người đại biểu dân cử. - Góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của đơn vị chịu sự giám sát. 4. Giám sát chuyên đề của HĐND Điều 62 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 qui định việc HĐND thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề 4.1. Về căn cứ Căn cứ vào chương trình giám sát, HĐND ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND. Nghị quyết phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. 4.2. Về thành phần Đoàn giám sát Đoàn giám sát do Chủ tịch HĐND hoặc Phó Chủ tịch HĐND là Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm thành viên của Thường trực HĐND, đại diện Ban của HĐND, một số đại biểu HĐND, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát. 4.3. Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát - Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo. - Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày HĐND ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất 37 là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. - Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tại liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm. - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàm giám sát xét thấy cần thiết. - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật. - Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để HĐND xem xét tại kỳ họp gần nhất. Trước khi báo cáo HĐND, Đoàn giám sát báo cáo Thường trực HĐND về kết quả giám sát. 5. Giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND Điều 70 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND qui định về giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND. 6.1 Về căn cứ Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề. Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. 6.2 Về thành phần Đoàn giám sát 38 Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch HĐND hoặc Uỷ viên của Thường trực HĐND làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện của Ban HĐND, một số đại biểu HĐND, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát. 6.3 Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát - Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo. - Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. - Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tại liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm. - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàm giám sát xét thấy cần thiết. - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật. - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Thường trực HĐND xem xét, quyết định. 39 - Thường trực HĐND có trách nhiệm báo cáo HĐND về hoạt động giám sát của mình giữa hai kỳ họp. Trong thời hạn 7 ngày, Thường trực HĐND xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát. Kết luận của Thường trực HĐND được gửi đến đơn vị chịu sự giám sát và cơ quan liên quan. Thường trực HĐND theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của đơn vị chịu sự giám sát. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND đề nghị xem xét báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp HĐND gần nhất. 6. Giám sát chuyên đề của Ban của HĐND Điều 80 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND qui định về giám sát chuyên đề của Ban của HĐND. 6.1 Về căn cứ Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến, kiến nghị của cử tri phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được HĐND, Thường trực HĐND giao thì Ban của HĐND tổ chức Đoàn giám sát để thực hiện giám sát chuyên đề. Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. 6.2 Về thành phần Đoàn giám sát Đoàn giám sát do Trưởng Ban hoặc hoặc Phó Trưởng Ban của HĐND làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Ban HĐND và một số đại biểu HĐND, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát. 6.3 Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát - Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo. 40 - Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. - Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tại liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm. - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàm giám sát xét thấy cần thiết. - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật. - Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát với Ban của HĐND. Ban tổ chức họp để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát, báo cáo kết quả giám sát của Ban phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết; báo cáo được gửi đến Thường trực HĐND, HĐND và cơ quan chịu sự giám sát. ...

KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND VÀ CÁC BAN CỦA HĐND I Hoạt động giám sát 1 Khái niệm giám sát - Giám sát là việc HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý - Giám sát chuyên đề: + Chuyên đề: Theo Từ điển Tiếng Việt, “chuyên đề” có nghĩa là “ vấn đề chuyên môn có giới hạn được nghiên cứu riêng” + Giám sát chuyên đề: Được hiểu là giám sát về một vấn đề, chuyên sâu một chuyên môn nào đó + Theo Điều 57 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, giám sát chuyên đề là một trong 5 hoạt động giám sát của HĐND 2 Nguyên tắc giám sát - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật - Đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả - Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát 3 Mục đích giám sát 35 - Đánh giá việc thi hành Hiến pháp, pháp luật nhà nước, nghị quyết của HĐND ở đơn vị chịu sự giám sát - Làm cơ sở để thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết, tham mưu ban hành những quyết sách khả thi, giải quyết bức xúc trong nhân dân, thể hiện trách nhiệm của người đại biểu dân cử - Góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của đơn vị chịu sự giám sát 4 Giám sát chuyên đề của HĐND Điều 62 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 qui định việc HĐND thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề 4.1 Về căn cứ Căn cứ vào chương trình giám sát, HĐND ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND Nghị quyết phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát 4.2 Về thành phần Đoàn giám sát Đoàn giám sát do Chủ tịch HĐND hoặc Phó Chủ tịch HĐND là Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm thành viên của Thường trực HĐND, đại diện Ban của HĐND, một số đại biểu HĐND, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát 4.3 Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát - Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo - Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày HĐND ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất 36 là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát - Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tại liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàm giám sát xét thấy cần thiết - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật - Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để HĐND xem xét tại kỳ họp gần nhất Trước khi báo cáo HĐND, Đoàn giám sát báo cáo Thường trực HĐND về kết quả giám sát 5 Giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND Điều 70 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND qui định về giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND 6.1 Về căn cứ Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát 6.2 Về thành phần Đoàn giám sát 37 Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch HĐND hoặc Uỷ viên của Thường trực HĐND làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện của Ban HĐND, một số đại biểu HĐND, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát 6.3 Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát - Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo - Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát - Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tại liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàm giám sát xét thấy cần thiết - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Thường trực HĐND xem xét, quyết định 38 - Thường trực HĐND có trách nhiệm báo cáo HĐND về hoạt động giám sát của mình giữa hai kỳ họp Trong thời hạn 7 ngày, Thường trực HĐND xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Kết luận của Thường trực HĐND được gửi đến đơn vị chịu sự giám sát và cơ quan liên quan Thường trực HĐND theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của đơn vị chịu sự giám sát Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND đề nghị xem xét báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp HĐND gần nhất 6 Giám sát chuyên đề của Ban của HĐND Điều 80 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND qui định về giám sát chuyên đề của Ban của HĐND 6.1 Về căn cứ Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến, kiến nghị của cử tri phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được HĐND, Thường trực HĐND giao thì Ban của HĐND tổ chức Đoàn giám sát để thực hiện giám sát chuyên đề Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát 6.2 Về thành phần Đoàn giám sát Đoàn giám sát do Trưởng Ban hoặc hoặc Phó Trưởng Ban của HĐND làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Ban HĐND và một số đại biểu HĐND, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát 6.3 Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát - Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo 39 - Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát - Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tại liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàm giám sát xét thấy cần thiết - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật - Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát với Ban của HĐND Ban tổ chức họp để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát, báo cáo kết quả giám sát của Ban phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết; báo cáo được gửi đến Thường trực HĐND, HĐND và cơ quan chịu sự giám sát Ban của HĐND có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết ý kiến kiến nghị của đơn vị chịu sự giám sát II Qui trình tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề 1 Đối với giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND 40 - Bước 1: Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và theo đề nghị của các Ban HĐND, Thường trực HĐND quyết định chủ trương, kế hoạch và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND - Bước 2: Đoàn giám sát chuyên đề xây dựng đề cương báo cáo và thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thành lập Đoàn giám sát - Bước 3: Đoàn giám sát tập hợp, tổng hợp thông tin liên quan đến nội dung giám sát; nghiên cứu các báo cáo của các cơ quan, đơn vị; có thể họp Đoàn để trao đổi, thống nhất quan điểm, phân công công việc, chia sẻ thông tin,… - Bước 4: Đoàn giám sát tiến hành các cuộc làm việc tại các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát; nghiên cứu các báo cáo giám sát qua văn bản; Đoàn có thể tổ chức các hoạt động khảo sát để có thêm thông tin - Bước 5: Đoàn giám sát hoàn thành báo cáo kết quả giám sát và báo cáo Thường trực HĐND chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát Thường trực HĐND xem xét, quyết định kết quả giám sát chuyên đề trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giám sát - Bước 6: Thường trực HĐND gửi kết luận giám sát đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức có liên quan; theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát - Bước 7: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND có thể đề nghị HĐND xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát tại kỳ họp gần nhất 2 Đối với giám sát chuyên đề của Ban của HĐND Các bước thực hiện giám sát chuyên đề của Ban của HĐND cũng tương tự như của Thường trực HĐND: - Bước 1: Căn cứ vào chương trình giám sát của Ban, những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình giám sát hoặc được HĐND, Thường 41 trực HĐND giao, Ban của HĐND quyết định chủ trương, kế hoạch và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Ban của HĐND - Bước 2: Đoàn giám sát chuyên đề xây dựng đề cương báo cáo và thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thành lập Đoàn giám sát - Bước 3: Đoàn giám sát tập hợp, tổng hợp thông tin liên quan đến nội dung giám sát; nghiên cứu các báo cáo của các cơ quan, đơn vị; có thể họp Đoàn để trao đổi, thống nhất quan điểm, phân công công việc, chia sẻ thông tin, - Bước 4: Đoàn giám sát tiến hành các cuộc làm việc tại các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát; nghiên cứu các báo cáo giám sát qua văn bản; Đoàn có thể tổ chức các hoạt động khảo sát để có thêm thông tin - Bước 5: Đoàn giám sát của Ban hoàn thành báo cáo kết quả giám sát và báo cáo kết quả giám sát với Ban chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát - Bước 6: Ban của HĐND gửi báo cáo kết quả giám sát đến Thường trực HĐND và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát Đồng thời có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị mà Ban đã nêu của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát III Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, cần tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau: - Đại biểu HĐND cần không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Thường xuyên quan tâm và giành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của HĐND Tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐND theo qui định của pháp luật cũng như sự phân công của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND 42 - Tăng cường thu thập thông tin, xây dựng chương trình và lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề sao cho phù hợp Cần chọn “đúng” và “trúng” vấn đề cần giám sát, đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, tránh sự trùng lặp với các hoạt động tương tự của các cơ quan khác trên địa bàn (như của QH, UBTVQH, các cấp ủy, Đoàn ĐBQH, MTTQ, ) - Xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết, đề cương và chương trình giám sát cụ thể: + Xác định mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, địa điểm, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của cuộc giám sát + Thành lập Đoàn giám sát: Tùy theo tính chất cuộc giám sát do ai là chủ thể (HĐND, Thường trực HĐND hay Ban của HĐND) để ra quyết định Cần lựa chọn những người có năng lực, có kinh nghiệm tham gia Đoàn Đoàn giám sát thường có: Đại diện Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Đoàn ĐBQH, Ủy ban MTTQ, lãnh đạo Văn phòng phục vụ HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu trên địa bàn giám sát, đại diện Thường trực HĐND, Ban của HĐND nơi giám sát, mời chuyên gia (nếu cần), phóng viên báo chí + Xây dựng đề cương báo cáo: Căn cứ vào nội dung giám sát và đơn vị chịu sự giám sát để xây dựng đề cương báo cáo cùng với các biểu mẫu kèm theo cho phù hợp, đảm bảo khoa học, phản ánh được hết các nội dung mà Đoàn giám sát cần nắm bắt + Lịch trình giám sát (bao gồm cả khảo sát): Được xây dựng xuyên suốt, ghi rõ ngày, giờ, nội dung công việc, đại biểu tham dự, để các thành viên trong đoàn nắm được và chủ động tham gia - Tài liệu phục vụ giám sát: Phải được chuẩn bị sớm, đầy đủ và có tính hệ thống tất cả các tài liệu liên quan đến nội dung giám sát Một số tài liệu có thể hướng dẫn đại biểu khai thác trên mạng Internet để giảm tải khối lượng 43 - Tổ chức giám sát: Trước khi đi giám sát, có thể tổ chức họp Đoàn giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên nghiên cứu chuyên sâu một số nội dung trong báo cáo cần trao đổi để mọi người chủ động, sao cho thành viên nào cũng được phát biểu và các ý kiến không trùng lặp nhau Nếu có nhiều nội dung cần khảo sát, có thể chia đoàn thành các nhóm nhỏ để nắm bắt được nhiều thông tin Trong quá trình khảo sát, giám sát cần coi trọng minh họa bằng hình ảnh (ảnh, video), máy ghi âm, vật chứng, nhằm nâng cao tính thuyết phục trong hoạt động giám sát của HĐND - Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát: Dự thảo báo cáo kết quả giám sát là sản phẩm cuối cùng của Đoàn giám sát, do đó phải được viết đầy đủ, bố cục rõ ràng Báo cáo khách quan, đánh giá đúng việc, đúng người Nêu được những ưu điểm, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế tồn tại và nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục Đặc biệt, qua giám sát Đoàn giám sát phát hiện ra những bất cập, vướng mắc do từ cơ chế, chính sách và đưa ra được những kiến nghị bổ sung, sửa đổi thì lại càng làm tăng giá trị của bản báo cáo, góp phần khảng định vị thế của HĐND trong hoạt động giám sát - Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các ý kiến kiến nghị sau giám sát chuyên đề của HĐND Nếu không thực hiện hoặc chuyển biến chậm, có thể “tái giám sát” về những vấn đề này thông qua các hoạt động của HĐND, như nêu vấn đề thảo luận tại kỳ họp HĐND, chất vấn, giải trình giữa hai kỳ họp HĐND,… - Tăng số lượng thành viên các Ban của HĐND sao cho tổng số thành viên tham gia trong các Ban của HĐND chiếm tỷ lệ 70 – 80 % trong tổng số đại biểu HĐND ở địa phương, tạo điều kiện cho đại biểu có nhiều cơ hội hơn để tham gia các hoạt động của HĐND 44 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động của HĐND; ban hành nghị quyết chuyên đề về sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động của HĐND IV Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề - Công tác tham mưu, đề xuất của Văn phòng phục vụ HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng Vì vậy, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND cần giao nhiệm vụ sớm cho Văn phòng và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện Mỗi năm, giao Văn phòng tham mưu, đề xuất với HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND tổ chức từ 2 đến 3 cuộc giám sát chuyên đề - Trong việc thành lập Đoàn giám sát, cần lựa chọn những người có năng lực, am hiểu và có kinh nghiệm, có thể mời các Ban cùng tham gia phối hợp Chuyên viên và phóng viên theo Đoàn nên vừa phải, không nên quá đông - Thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Đoàn giám sát và giao cho một lãnh đạo Văn phòng trực tiếp phụ trách, có thể mời thêm cán bộ chuyên viên của các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ chuyên viên có trách nhiệm giúp việc cho Đoàn giám sát về công tác chuyên môn, đồng thời đảm bảo các điều kiện phục vụ Đoàn giám sát từ khi ban hành quyết định đến khi hoàn thiện kết quả giám sát và theo dõi thực hiện kiến nghị sau giám sát - Cần có sự phối hợp tốt với một số cơ quan chức năng (MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội, Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp dưới, ) khi tổ chức giám sát tại địa phương - Tranh thủ ý kiến tư vấn, cung cấp thông tin của chuyên gia, của người quen công tác trong lĩnh vực chuyên môn mà Đoàn giám sát quan tâm; sự hỗ trợ của phương tiện, máy móc, để làm bằng chứng và tăng thêm tính thuyết phục khi thuyết trình 45 - Khi xây dựng báo cáo kết quả giám sát, cần xin ý kiến Trưởng Đoàn về bố cục chi tiết của báo cáo Sau khi viết xong, gửi xin ý kiến góp ý của từng thành viên trong Đoàn và cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát trước khi ban hành./ 46

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan