1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA

101 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kỹ thuật - Kỹ thuật TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN CƠ KHÍ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA Ngành : KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành : CƠ KHÍ Ô TÔ Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Thắng Sinh viên thực hiện: Trần Cao Quyền MSSV: 1851080043 Lớp: CO18A TP. Hồ Chí Minh, 2023 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................1 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................1 1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA INNOVA ...........................................3 2.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE TOYOTA INNOVA .................................................3 2.1.1 Động cơ ................................................................................................3 2.1.2 Hệ thống gầm .......................................................................................7 2.1.3 Hệ thống điện .....................................................................................10 2.1.4 Ngoại thất ...........................................................................................10 2.1.5 Nội thất ...............................................................................................11 2.2 SƠ ĐỒ CẤU TẠO ..........................................................................................12 2.2.1 Động cơ xe Innova .............................................................................12 2.2.2 Hệ thống gầm .....................................................................................18 CHƯƠNG 3:QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA .....22 3.1 KHÁI NIỆM CHUNG .....................................................................................22 3.1.1 Khái niệm ...........................................................................................22 3.1.2 Mục đích .............................................................................................22 3.2 CÁC CẤP BẢO DƯỠNG ................................................................................23 3.3 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ............................................................................24 3.4 TIẾN HÀNH QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ..........................................................26 3.4.1 Động cơ ..............................................................................................27 3.4.2 Gầm ô tô .............................................................................................48 3.4.3 Hệ thống điện .....................................................................................83 3.4.4 Nội thất ...............................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang iii DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH ẢNH Danh mục bảng biểu Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật động cơ Innova .........................................................3 Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật hộp số.......................................................................8 Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật hệ thống lái ..............................................................9 Bảng 2.4: Thống số kỹ thuật hệ thống phanh ........................................................9 Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật hệ thống treo ............................................................9 Bảng 2.6: Thống số kỹ thuật La zăng và lốp xe...................................................10 Bảng 2.7: Ngoại thất xe Innova ...........................................................................11 Bảng 2.8: Nội thất xe Innova ...............................................................................12 Danh mục hình ảnh chưa 2 Hình 2.1 Kích thước xe Toyota Innova ...............................................................10 Hình 2.2 Nội thất xe Innova .................................................................................11 Hình 2.3 Động cơ Innova .....................................................................................12 Hình 2.4 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động .........................................................13 Hình 2.5 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa ...........................................................13 Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo piston, thanh truyền ........................................................14 Hình 2.7 Sơ đồ cấu tạo trục khuỷu .......................................................................14 Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo thân máy .........................................................................15 Hình 2.9 Sơ đồ cấu tạo nắp máy ..........................................................................15 Hình 2.10 Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm mát động cơ ............................................15 Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn ..........................................................16 Hình 2.12 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu .......................................................17 Hình 2.13 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phân phối khí .................................................17 Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ............................................................................18 Hình 2.15 Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái ...................................................................18 Hình 2.16 Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo .................................................................19 Hình 2.17 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh .............................................................19 Hình 2.18 Sơ đồ cấu tạo trục các đăng phía sau ..................................................20 Hình 2.19 Sơ đồ cấu tạo cụm vỏ vi sai ................................................................20 Hình 2.20 Sơ đồ cấu tạo hộp số ...........................................................................21 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang iv Hình 2.21 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện chiếu sáng ..............................................21 Danh mục hình ảnh chương 3 Hình 3.1 Bảo dưỡng định kỳ ................................................................................22 Hình 3.2 Phân cấp bảo dưỡng ..............................................................................24 Hình 3.3 Hạng mục bảo dưỡng ............................................................................25 Hình 3.4 Kiểm tra tổng quát.................................................................................26 Hình 3.5 Trang bị trước kiểm tra .........................................................................27 Hình 3.6 Khoang động cơ ....................................................................................27 Hình 3.7 Đồ thị bổ sung dầu động cơ ..................................................................28 Hình 3.8 Xả dầu động cơ .....................................................................................29 Hình 3.9 Lọc dầu động cơ ....................................................................................29 Hình 3.10 Thay thế lọc dầu ..................................................................................30 Hình 3.11 Đổ dầu động cơ ...................................................................................30 Hình 3.12 Kiểm tra thời điểm đánh lửa ...............................................................31 Hình 3.13 Các trạng thái của Bugi khi hoạt động ................................................32 Hình 3.14 Thay Bugi ............................................................................................33 Hình 3.15 Kiểm tra nắp máy ................................................................................33 Hình 3.16 Kiểm tra thân máy ...............................................................................34 Hình 3.17 Kiểm tra độ cong vên bền mặt thân máy ............................................34 Hình 3.18 kiểm tra trục khuỷu .............................................................................35 Hình 3.19 Cấu tạo hệ thống làm mát ...................................................................36 Hình 3.20 Nước làm mát động cơ ........................................................................36 Hình 3.21 Hệ thống làm mát động cơ ..................................................................37 Hình 3.22 Xả nước làm mát .................................................................................37 Hình 3.23 Nước làm mát động cơ ........................................................................38 Hình 3.24 Mức nước làm mát ..............................................................................39 Hình 3.25 Nắp két nước .......................................................................................39 Hình 3.26 Kiểm tra nắp két nước .........................................................................40 Hình 3.27 Đai dẫn động .......................................................................................41 Hình 3.28 Kiểm tra dây đai ..................................................................................41 Hình 3.29 Phần tử lọc khí ....................................................................................42 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang v Hình 3.30 Thay thế phần tử lọc khí......................................................................43 Hình 3.31 Ắc quy .................................................................................................43 Hình 3.32 Kiểm tra dung dịch ắc quy ..................................................................44 Hình 3.33 Kiểm tra bình ắc quy ...........................................................................44 Hình 3.34 Nắp bình nhiên liệu .............................................................................45 Hình 3.35 Van PCV .............................................................................................46 Hình 3.36 Kiểm tra hệ thống van PCV ................................................................46 Hình 3.37 Bộ lọc than hoạt tính ...........................................................................47 Hình 3.38 Kiểm tra dầu trợ lực lái .......................................................................47 Hình 3.39 Cơ cấu trợ lực lái .................................................................................48 Hình 3.40 Cụm nắp bộ ly hợp ..............................................................................49 Hình 3.41 Kiểm tra cụm đĩa ly hợp......................................................................50 Hình 3.42 Hộp số .................................................................................................50 Hình 3.43 Cấu tạo trục các đăng ..........................................................................51 Hình 3.44 Bơm mỡ vào trục chữ thập ..................................................................52 Hình 3.45 Cầu xe..................................................................................................52 Hình 3.46 Kiểm tra dầu vi sai ..............................................................................53 Hình 3.47 Bàn đạp phanh .....................................................................................54 Hình 3.48 Hành trình tự do tiêu chuẩn của bàn đạp phanh ..................................55 Hình 3.49 Khoảng cách bàn đạp phanh ...............................................................55 Hình 3.50 Phay tay ...............................................................................................56 Hình 3.51 Phanh trước .........................................................................................57 Hình 3.52 Kiểm tra độ dày má phanh ..................................................................57 Hình 3.53 Vớt đĩa .................................................................................................58 Hình 3.54 Rò rỉ dầu phanh ...................................................................................59 Hình 3.55 Cấu tạo phanh sau ...............................................................................59 Hình 3.56 Trống phanh ........................................................................................60 Hình 3.57 Phanh tang trống .................................................................................60 Hình 3.58 Độ dày má phanh ................................................................................61 Hình 3.59 Hình vệ sinh trống phanh ....................................................................61 Hình 3.60 Những hư hỏng của phanh ..................................................................62 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang vi Hình 3.61 Dầu phanh ...........................................................................................63 Hình 3.62 Thay dầu phanh ...................................................................................63 Hình 3.63 Kiểm tra dầu phanh .............................................................................64 Hình 3.64 Đường ống phanh ................................................................................65 Hình 3.65 Kiểm tra đường ống phanh .................................................................65 Hình 3.66 Kiểm tra vô lăng ..................................................................................66 Hình 3.67 Kiểm tra thanh dẫn động lái ................................................................67 Hình 3.68 Rôtuyn .................................................................................................67 Hình 3.69 Kiểm tra độ rơ của rôtuyn ...................................................................68 Hình 3.70 Vòng bi bánh xe ..................................................................................69 Hình 3.71 Kiểm tra độ rơ .....................................................................................69 Hình 3.72 Hệ thống treo phía trước .....................................................................72 Hình 3.73 Hệ thống treo phía sau ........................................................................73 Hình 3.74 Bộ giảm chấn phía sau ........................................................................73 Hình 3.75 Kiểm tra hệ thống treo ........................................................................74 Hình 3.76 Hư hỏng giảm chấn .............................................................................74 Hình 3.77 Rò rỉ dầu ..............................................................................................75 Hình 3.78 Đường ống nhiên liệu ..........................................................................75 Hình 3.79 Cấu tạo ống xả.....................................................................................76 Hình 3.80 Ống xả và giá đỡ .................................................................................76 Hình 3.81 Kiểm tra độ rơ của moay ơ..................................................................78 Hình 3.82 Kiểm tra độ lệch moay ơ .....................................................................78 Hình 3.83 Kiểm tra độ rơ trục cầu xe ..................................................................79 Hình 3.84 Dạng mòn của lốp ...............................................................................80 Hình 3.85 Đảo lốp ................................................................................................81 Hình 3.86 Kiểm tra hư hỏng của lốp ....................................................................81 Hình 3.87 Độ sâu của lốp .....................................................................................82 Hình 3.88 Kiểm tra áp suất lốp ............................................................................82 Hình 3.89 Kiểm tra vành xe .................................................................................83 Hình 3.90 Hệ thống đèn chiếu sáng phía trước ....................................................84 Hình 3.91 Hệ thống chiếu sáng quanh xe ............................................................84 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang vii Hình 3.92 Hệ thống đèn trần ................................................................................85 Hình 3.93 Các loại bóng đèn ................................................................................85 Hình 3.94 Đèn cảnh báo .......................................................................................86 Hình 3.95 Cao su gạt mưa ....................................................................................88 Hình 3.96 Hệ thống gạt nước phía trước..............................................................89 Hình 3.97 Hệ thống gạt nước phía sau .................................................................89 Hình 3.98 Phun nước rửa kính .............................................................................90 Hình 3.99 Kiểm tra gạt nước rửa kính .................................................................91 Hình 3.100 Hệ thống còi ......................................................................................91 Hình 3.101 Kiểm tra còi .......................................................................................92 Hình 3.102 Vệ sinh dàn lạnh trước ......................................................................92 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang viii LỜI NÓI ĐẦU Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành có tính chất tổng hợp. Sự phát triển của nó sẽ kéo theo các ngành nghề và dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Ở Việt Nam, công nghiệp ô tô được xem là ngành trọng điểm luôn nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước. Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đi lại của con người, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Trong đó ô tô, xe máy là phương tiện chủ yếu trong giao thông đường bộ. Cùng với các chính sách thuế của nhà nước về mặt hàng nhập khẩu ô tô mới và ô tô qua sử dụng đã kích thích việc mua ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại của cá nhân ngày càng nhiều. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng của loại phương tiện này thì tình trạng tai nạn giao thông do phương tiện này cũng tăng lên. Gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân là sự chủ quan của con người, điều kiện đường sá, thời tiết và các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường. Những lỗi kỹ thuật, hư hỏng này đều có thể kịp thời phát hiện và khăc phục nếu phương tiện được bảo dưỡng theo đúng định kỳ và đúng quy định. Việc bảo dưỡng được thực hiện hầu hết ở các garage và các trạm bảo dưỡng của các hãng. Đảm bảo cho sản phẩm luôn hoạt động với độ tin cậy cao nhất, làm hài lòng các yêu cầu dịch vụ kỹ thuật dịch vụ của chủ phương tiện. Để hiểu rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc bảo dưỡng ô tô theo đúng định kỳ và đúng quy định mà chọn đề tài: “Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe Toyota Innova” Trong qua trình làm luận văn, do kiến thức còn nhiều hạn chế và kinh ngiệm thực tế không nhiều nên không tránh được sai sót. Rất mong sự thông cảm, những lời góp ý và chỉ bảo của thầy cô. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 1 Chương 1: TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật xã hội đã bước lên một tầm cao mới. Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà nước quan tâm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển những ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển thành một nước công nghiệp phát triển. Trải qua nhiều năm phấn đấu, phát triển. Nước ta đã tiếp cận và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để phát triển hơn nữa trong nước. Thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và nhu cầu đi lại của người dân cao, từ đó lượng xe ô tô tăng đáng kể. Điều này kéo theo những ngành dịch vụ, chăm sóc bảo dưỡng xe cũng mở rộng hơn. 1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu Kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống trên xe. Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống trên ô tô. Đối tượng là xe Toyota Innova. Hiểu và phân tích được các hư hỏng, những nguyên nhân tác hại và phương pháp bảo dưỡng các chi tiết. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Là phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để đánh giá và đưa ra những kết luận chính xác. Chủ yếu được sử dụng để đánh giá các mối quan hệ thông qua các số liệu thu được . Từ thực tiễn nghiên cứu và nghiên cứu các tài liệu lý thuyết đưa ra hệ thống bảo dưỡng cho xe Toyota Innova. - Bước 1: Đọc tài liệu tìm hiểu nguyên lí hoạt động từng hệ thống. - Bước 2: Lập phương án quy trình bảo dưỡng cho xe Toyota Innova Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 2 1.4 Ý nghĩa của đề tài Đề tài giúp sinh viên năm cuối có thể cũng cố chặt chẽ kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức ngoài thực tế, xã hội. Đề tài “ Quy trình bảo dưỡng xe Toyota Innova”. Không chỉ giúp cho chúng em tiếp cận được thực tế mà còn nâng kĩ năng tìm và chọn thông tin tốt nhất. Những kết quả thu thập được sau khi hoàn thành đề tài này, đầu tiên là sẽ giúp cho chúng em có thể hiểu sâu hơn về cách bảo dưỡng ô tô. Biết được các hệ thống, một số hư hỏng cũng như một số phương pháp kiểm tra. Đề tài giúp chúng em tiếp cận được quy trình bảo dưỡng của hãng xe Toyota. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 3 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA INNOVA 2.1 Thông số kỹ thuật xe Toyota Innova Toyota Innova là sản phầm của dòng xe đa dụng hiện đại mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, hiện sản phẩm của Innova có nhiệu loại: Innova G, Innova J, Innova V, Innova E, Innova Q sử dụng hộp số tự động hoặc số sàn, động cơ 4 xy lanh thẳng hàng, VVT, phun xăng điện tử. Dòng xe Innova G có 3 màu: trắng, xanh, nhạt, đỏ. Với động cơ thế hệ 2.0 có trang bị hệ thống phân phối khí thông minh nên hoạt động của xe Innova mạnh mẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, thân thiện với môi trường đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2. Về thiết kế và hình dáng, Innova lịch lãm sang trọng cũng tranh bị hiện đại của dòng xe sedan nhưng vẫn giữ phong cách thể thao năng động và tính tiện dụng giúp Innova trở nên cuốn hút hơn. Xe với không gian linh hoạt rộng rãi với 8 chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu về một chiếc xe gia đình nhưng không kém phần sang trọng trong công việc. Dòng xe Innova được trang bị gần như đầy đủ các tính năng an toàn chủ động và an toàn bị động với công nghệ tiên tiến nhằm bảo vệ toàn diện và tính an toàn tối đa cho người sử dụng, an toàn chủ động bao gồm: (hệ thống chống bó cứng phanh ABS, cảm biến lùi, chìa khóa điều khiển từ xa phanh đĩa), an toàn bị động bao gồm: ( hệ thống túi khí, dây đai an toàn,…). 2.1.1 Động cơ Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật động cơ Innova Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Loại động cơ xăng Cấu hình 4 xi lanh I-4 ( 4 xy lanh thẳng hàng) Đường kính x Hành trình piston (mm) 86 x 86 Hệ thống đánh lửa điện tử Dung tích công tác (lít) 2.0 Tỷ số nén 9.8 Công suất cực đại 134 bhp tại 5600 vòng phút Mômen xoắn cực đại 18.6kg.m tại 4000 vòngphút Số van 16 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 4 2.1.1.1 Hệ thống đánh lửa Hệ thống đánh lửa trực tiếp bao gồm các bộ phận sau: − Cảm biến vị trí trục khuỷu: phát hiện góc quay trục khuỷu. − Cảm biến vị trí của trục cam: Nhận biết xy lanh, kỳ và theo dõi định thời của trục cam. − Cảm biến tiếng gõ: Phát hiện tiếng gõ của động cơ. − Cảm biến vị trí bướm ga: Phát hiện góc mở của bướm ga. − Cảm biến lưu lượng khí nạp: Phát hiện lưu lượng khí nạp. − Cảm biến nhiệt độ nước: Phát hiện nhiệt độ sôi của của nước làm mát động cơ. − Cuộn đánh lửa và IC đánh lửa: Đóng và ngắt dòng điện trong cuộn sơ cấp vào thời điểm tối ưu. Gửi tín hiệu IGT đến ECU động cơ. − ECU động cơ: Phát ra các tín hiệu IGT dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, và gửi tín hiệu đến cuộn đánh lửa và IC đánh lửa. − Bugi: Phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu. 2.1.1.2 Hệ thống khởi động Hệ thống khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện ôtô. Hệ thống khởi động sử dụng năng lượng từ bình acquy và chuyển năng lượng này thành cơ năng quay máy khởi động. Máy khởi động truyền cơ năng này cho bánh đà trên trục khuỷu động cơ thông qua việc gài khớp. Chuyển động của bánh đà làm hỗn hợp khí nhiên liệu được hút vào bên trong xylanh, được nén và đốt cháy để quay động cơ. Hầu hết các động cơ đòi hỏi tốc độ quay khoảng 200 rpm. Khi bạn khởi động động cơ nó không thể tự quay với công suất của nó. Trước khi tia lửa điện xuất hiện ta phải dùng lực từ bên ngoài để làm quay động cơ. Máy khởi động thực hiện công việc này. Máy khởi động sẽ ngừng hoạt động khi động cơ đã nổ. 2.1.1.3 Hành trình piston và tranh truyền Piston − Piston là thành phần cuối cùng của buồng đốt, để piston dịch chuyển được, phải có khe hở giữa piston và thành xy lanh. Kết cấu của nó được thiết kế để duy trì khe hở hợp lí khi piston bị giản nở ở nhiệt độ cao trong kì nổ. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 5 − Vì phần vấu (chốt) của pittông dày hơn nên nó dễ bị tác động bởi giãn nở vì nhiệt. Vì thế, píttông được chế tạo có dạng hơi ô-van , với đường kính theo hướng chốt píttông (A) nhỏ hơn đường kính theo hướng vuông góc (B), sao cho khi giãn nở theo hướng (A) thì píttông trở thành tròn. − Đầu pittông chịu nhiệt độ cao trong kỳ nổ và nó không được làm mát trực tiếp bởi nước làm mát và không khí. Vì thế đầu píttông có nhiệt độ cao hơn phần thân pittông. Tính đến giãn nở vì nhiệt, pittông được chế tạo hơi côn về phía đầu. Thanh truyền − Thanh truyền nhận lực piston và truyền cho trục khuỷu. Bởi vì nó thường xuyên bị tác động bởi lực kéo và nén nên nó phải có đủ độ bền và độ cứng chắc. Đầu to của thanh truyền có một lổ phun dầu để bôi trơn và làm mát. Dầu được cung cấp qua đường dầu trong trục khuỷu. Thanh truyền liên kết với nắp bạc, vì vậy cần kiểm tra dấu phía trước để tránh nhầm lẫn khi lắp ráp hai bộ phận này. − Kích thước lổ đầu to của thanh truyền: Lổ đầu to của thanh truyền được gia công cùng nắp bạc. Do độ chính xác không đồng đều nên kích thước lổ có thể khác nhau. Vì thế, có một số cỡ (cấp) tiêu chuẩn cho lổ của đầu to. Mã cỡ được ghi trên nắp bạc thanh truyền. Hoặc bạc lót. 2.1.1.4 Trục khuỷu − Trục khuỷu dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Để tiếp nhận những ứng lực lớn và quay với tốc độ cao, trục khuỷu phải có đủ độ bền, cứng vững, chịu mài mòn, và phải được cân bằng tĩnh và động để quay êm. Đối trọng được gắn vào trục khuỷu để giữ cân bằng khi quay. Cổ biên và cổ trục khuỷu được gia công tăng cứng để làm cho nó cứng chắc và chịu được mài mòn. Lắp đối trọng lên để làm công bằng chuyển động quay của trục khuỷu. − Cổ biên và trục khuỷu có lổ dầu. Dầu từ thân máy chảy vào lổ dầu của cổ trục khuỷu và chạy qua cổ biên. Kích thước cổ trục khuỷu và cổ biên − Chu vi của các cổ trục khuỷu và cổ biên có sự chênh lệch là do độ chính xác trong chế tạo. Vì vậy, có một số cỡ tiêu chuẩn cho cổ trục khuỷu và cổ biên. Mã cỡ được ghi trên trục khuỷu. Cũng có những động cơ chỉ có một cỡ cổ trục, trong trường hợp đó chúng không có mã cỡ này. Cần sử dụng mã này để chọn cổ trục Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 6 nhằm tăng độ chính xác của khe dầu trong cổ trục, chống các hiện tượng gõ, bó và tăng tiết kiệm nhiên liệu. Trong trường hợp mà này không có thì chỉ số cấp giảm cho mỗi cấp là 0.5 mm. 2.1.1.5 Nắp máy Nắp quy lát nằm trên thân máy. Mặt dưới của nắp quy lát lõm vào, cùng với piston tạo thành buồng đốt. Bên trong nắp quy lát có lỗ dầu và áo nước để làm mát các xupáp và bugi. Hầu hết các động cơ xăng đều có nắp quy lát làm bằng hợp kim nhôm. Hợp kim nhôm nhẹ hơn gang và dẫn nhiệt rất tốt. Giữa thân máy và nắp quy lát là tấm gioăng nắp quy lát, nó có tác dụng làm kín mối liên kết giữa hai khối để chống lọt các khí áp suất cao. Chú ý: Khi xiết chặt bulông trong giới hạn đàn hồi, có một số điều kiện cho phép xuất phát từ ren bulông, mặt bích, hoặc vòng đệm, nếu độ căng của bulông được kiểm soát bằng mômen xiết. 2.1.1.6 Thân máy Thân máy bao gồm thân xy lanh làm bằng nhôm và lót xy lanh. Tuy nhiên, cũng có nhưng thân máy không có áo xy lanh. Cũng có những thân máy làm bằng gang. Lót xy lanh có hình trụ. Tuy nhiên, nó trở nên có dạng côn ở phần trên của xy lanh vì có nhiệt độ và áp suất cao hơn, và là phía nén ép của piston nên nó bị mòn. Vì thế, xy lanh có thể trở nên có dạng ô van hoặc côn do bị mài mòn từng phần. 2.1.1.7 Hệ thống làm mát Hệ thống làm mát bao gồm các bộ phận: Nắp két nước, két nước ô tô, van hằng nhiệt, bơm nước và quạt gió. − Két nước: Bộ phận này có chức năng chứa nước làm mát để cung cấp cho động cơ trong quá trình vận hành động cơ nóng lên, đồng thời cũng truyền nhiệt từ két nước ra ngoài không khí để hạ nhiệt độ động cơ. − Nắp két nước: Bộ phận này có tác dụng ngăn cho nước làm mát không bị bốc hơi, bên cạnh đó giảm thiểu sự tăng áp làm tăng nhiệt độ sôi của nước giúp quá trình làm mát đạt hiểu quả hơn. Nắp két nước có hai van: van áp suất và van chân không. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 7 − Bơm nước: Quạt gió có tác dụng tăng tốc độ lưu thông không khí qua két nước để nước làm mát chảy qua két nước có thể làm mát nhanh hơn 2.1.1.8 Hệ thống bôi trơn Hệ thống bôi trơn dùng để đưa dầu bôi trơn tới từng bộ phận của động cơ tạo ra màng dầu để giảm ma sát và mài mòn và làm mát các bề mặt ma sát của chi tiết chuyển động bên trong động cơ, cho phép các bộ phận của động cơ hoạt động trơn tru tính năng tối ưu hơn. Trong động cơ có nhiều bộ phận chuyển động quay và trượt. Khi động cơ chạy với tốc độ cao nếu các bộ phận này không được bôi trơn, thì sẽ xuất hiện ma sát rất lớn, dẫn đến mài mòn và kẹt. Để cho động cơ chạy trơn tru, ma sát trong từng bộ phận phải được giảm đến mức tối thiểu. 2.1.1.9 Hệ thống nhiên liệu Hệ thống nhiên liệu của động cơ ô tô là cung cấp đủ hỗn hợp hòa khí với mọi chế độ vận hành của động cơ. Đảm bảo sự êm dịu cũng như hoạt động ổn định của động cơ. Hệ thống nhiên liệu phải cung cấp nhiên liệu sạch, không chứa cặn bẩn – bọt khí. Tạo và giữ áp suất nhiên liệu ổn định trong hệ thống. Đưa nhiên liệu thừa trở lại động cơ và tránh bay hơi nhiên liệu. 2.1.1.10 Hệ thống phân phối khí Hệ thống VVT sử dụng áp suất thủy lực để xoay trục cam nạp và làm thay đổi thời điểm phối khí. Điều này có thể làm tăng công suất, cải thiện tính kinh tế nhiên liệu và giảm khí xả ô nhiễm ra bên ngoài môi trường. Hệ thống này được thiết kế để điều khiển thời điểm phân phối khí bằng cách xoay trục cam trong phạm vi 40 độ so với góc quay của trục khuỷu để đạt được điểm phối khí tối ưu cho các điều kiện hoạt động của động cơ dựa trên tín hiệu từ các cảm biến. 2.1.2 Hệ thống gầm 2.1.2.1 Hệ thống ly hợp Ly hợp nối trục khuỷu của động cơ (cốt máy) với hệ thống truyền lực nhằm truyền moment một cách êm dịu và cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh, dứt khoát trong những trường hợp cần thiết. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 8 Công dụng của bộ ly hợp là dẫn động hộp số bằng cách đóng và mở tùy theo sự điều khiển của người lái. Từ đó, momen lực sẽ được nối hoặc ngắt, giúp xe có thể chuyển động tiến, lùi hoặc dừng lại. Cụ thể là khi xe đang ở số tiến, ly hợp được mở ra tại số tương ứng, giúp truyền momen lực từ động cơ tới trục dẫn động của hộp số và làm bánh xe chuyển động. Và khi phanh xe hay khi xe về số lùi thì ly hợp đóng lại, động cơ sẽ bị tách ra khỏi hệ thống truyền động. Vào lúc này momen lực sẽ bị ngắt hoặc đổi chiều, giúp xe dừng lại hoặc về số lùi theo điều khiển của người lái. 2.1.2.2 Hệ thống hộp số Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật hộp số Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Tiêu chuẩn khí thải Euro 2 Điều khiển van biến thiên (VVT) Hộp số tay (MT) Cấp số 5 cấp Tỷ số truyền số 1 3.93 Tỷ số truyền số 2 2.14 Tỷ số truyền số 3 1.40 Tỷ số truyền số 4 1.00 Tỷ số truyền số 5 0.85 Số lùi 4.74 Tỷ số truyền cuối 4.30 Hệ dẫn động cầu sau (RWD) Công thức bánh xe 4 x 2 2.1.2.3 Cầu xe Cầu xe là bộ phận nằm giữa trục nối 2 bánh xe sau hoặc 2 bánh xe trước của ô tô. Đúng như tên gọi, bộ phận này có hình cầu và là chi tiết cần phải có trên ô tô để đảm bảo xe có thể vận hành. Cầu xe có chứa hệ thống bánh răng được gọi là bộ vi sai. Theo đó, bộ vi sai nối với động cơ thông qua một chiếc ống hình trụ gọi là láp dọc và nối với 2 bánh xe sau bởi 2 láp ngang. Khi nđộng cơ vận hành, láp dọc sẽ quay và tác động lực đến bộ vi sai để 2 láp ngang chuyển động vòng quay tương ứng, khiến cho bánh xe hoạt động và lăn bánh. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 9 2.1.2.4 Hệ thống lái Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật hệ thống lái Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Loại cơ cấu thanh răng – báng răng Trợ lực thủy lực Bán kính quay vòng tối thiểu (m) 5.4 2.1.2.4 Hệ thống phanh Bảng 2.4: Thống số kỹ thuật hệ thống phanh Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Hệ thống phanh thủy lực Hệ thống phanh thủy lực có kích thước nhỏ và có giá thành thấp hơn so với hệ thống phanh khí nén. Phanh trước dùng đĩa tản nhiệt Nhiệt lượng cao có thể là chai bề mặt má phanh và làm giảm ma sát. Phanh sau loại tang trống Có điểm yếu về tích tụ nhiệt, tuy nhiên bề mặt tiếp xúc bố phanh nhiều hơn nên ma sát tốt hơn so với phanh đĩa cùng kích thước. 2.1.2.5 Hệ thống treo Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật hệ thống treo Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Hệ thống treo trước độc lập, cơ cấu tay đòn đôi và thanh cân bằng Đây là hệ thống treo đọc lập mà sự dao động của các bánh xe theo mặt đường hoàn toàn độc lập với nhau. Hệ thống treo sau phụ thuộc, cơ cấu trục cố định liên kết đa điểm và thanh cân bằng Khả năng hỗ trợ tải nặng trên các loại xe tải và SUV. Giảm chấn trước loại thuỷ lực Giúp giữ bánh xe tiếp xúc với mặt đường để có độ bám tối đa. Lò xo trước loại trụ xoắn Có thể nén lại và bung ra mà không bị biến dạng vĩnh viễn. Giảm chấn sau loại thuỷ lực Giúp giữ bánh xe tiếp xúc với mặt đường để có độ bám tối đa. Lò xo sau loại trụ xoắn Có thể nén lại và bung ra mà không bị biến dạng vĩnh viễn. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 10 2.1.2.6 La zăng và lốp xe Bảng 2.6: Thống số kỹ thuật La zăng và lốp xe Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Kích thước La zăng (inch) 15 Thông số lốp (vỏ) trước 20565R15 Thông số lốp (vỏ) sau 20565R15 Loại La zăng đúc hợp kim Bánh dự phòng nguyên cỡ (full size) 2.1.3 Hệ thống điện − Hệ thống điện cho phép lái xe an toàn hơn và làm cho nội thất bên trong tiện nghi hơn. − Nếu nó bị hỏng, nó có thể gây nên nguy hiểm khi lái xe. Do đó, việc bảo dưỡng là cần thiết. − Hệ thống điện xe cung cấp cho các bộ phận như: đèn pha, cửa sổ điện, điều hòa không khí, hệ thống cảm biến, trang thiết bị giải trí. Hệ thống điện của xe cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Việc phát hiện kịp thời hỏng hóc sẽ giúp xe hoạt động tốt, hạn chế các chi phí tốn kém do sửa chữa khi xe chịu hỏng hóc quá nặng. Quan trọng hơn là đảm bảo sự an toàn cho người lái xe trong quá trình sử dụng. 2.1.4 Ngoại thất Hình 2.1 Kích thước xe Toyota Innova Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 11 Bảng 2.7: Ngoại thất xe Innova Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Kích thước tổng thể (mm) 4580x1770x11745 Chiều dài cơ sở (mm) 2750 Vết bánh xe trướcsau (mm) 15101510 Khoảng sáng gầm tối thiều (mm) 191 Trọng lượng không tải (kg) 1530 - 1550 Trọng lượng toàn tải (kg) 2130 Kết cấu thân trên khung tải (body on frame) Kết cấu thân trên khung tải (body on frame) Bánh xe dự phòng lắp dưới thân xe Bánh xe dự phòng lắp dưới thân xe Bậc bước hông xe Bậc bước hông xe Cản trước và sau cùng màu thân xe Cản trước và sau cùng màu thân xe Đuôi lướt gió sau Đuôi lướt gió sau Chụp ống xả mạ chrome Chụp ống xả mạ chrome Cửa hành lý mở hướng lên Cửa hành lý mở hướng lên Lưới tản nhiệt cùng màu thân xe Lưới tản nhiệt cùng màu thân xe Nẹp chỉ hông xe Nẹp chỉ hông xe Tay nắm cửa ngoài mạ crom Tay nắm cửa ngoài mạ crom Thanh đỡ giá hành lý mui xe Thanh đỡ giá hành lý mui xe Đèn báo rẽ trên kính chiếu hậu ngoài Đèn báo rẽ trên kính chiếu hậu ngoài Bọc kính chiếu hậu mạ crom Bọc kính chiếu hậu mạ crom 2.1.5 Nội thất Hình 2.2 Nội thất xe Innova Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 12 Bảng 2.8: Nội thất xe Innova Thông số kỹ thuật G 2.0 MT Ghế người lái kiểu ghế đơn + chỉnh tay ngả gập tựa lưng + chỉnh tay tiến lùi + chỉnh tay độ cao Ghế hành khách trước kiểu ghế đơn + chỉnh tay ngả gập tựa lưng + chỉnh tay tiến lùi Tựa tay trung tâm cho hàng ghế trước Ghế hành khách phía sau + kiểu ghế băng + phân tách tựa lưng gập 60-40 + chỉnh tay ngả gập tựa lưng + chỉnh tay tiến lùi Tựa tay trung tâm hàng ghế sau Hàng ghế cuối + kiểu ghế băng + chỉnh tay + phân tách, tựa lưng gập 50- 50 Ghế bọc nỉ Trần xe bọc nỉ Sàn phủ bằng thảm 2.2 Sơ đồ cấu tạo 2.2.1 Động cơ xe Innova Hình 2.3 Động cơ Innova Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 13 2.2.1.2 Hệ thống khởi động Hình 2.4 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động 2.2.1.3 Hệ thống đánh lửa Hình 2.5 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 14 2.2.1.4 Piston, thanh truyền Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo piston, thanh truyền 2.2.1.5 Trục khuỷu Hình 2.7 Sơ đồ cấu tạo trục khuỷu Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 15 2.2.1.6 Thân máy Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo thân máy 2.2.1.7 Nắp máy Hình 2.9 Sơ đồ cấu tạo nắp máy 2.2.1.8 Hệ thống làm mát Hình 2.10 Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm mát động cơ Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 16 1. Bánh đà; 2. Đường phân phối nước; 3. Thân máy; 4. Nắp máy; 5. Ống dẫn nước nóng về két; 6. Ống dẫn bọt khí; 7. Ống chuyển; 8. Ống dẫn về két nước; 9. Nắp két nước; 10. Két nước; 11. Quạt gió; 12. Puly quạt; 13. Khớp chất lỏng; 14. Puly trục khuỷu; 15. Ống nhánh từ bộ tản nhiệt; 16. Van hằng nhiệt; 17. Ống nhánh nối với bơm; 18. Bơm nước; 19. Catte 1. Két nước;. 2. Van hằng nhiệt; 3. Đường nước đến cổ họng gió;4. Đường nước về. 2.2.1.9 Hệ thống bôi trơn Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 17 2.2.1.10 Hệ thống nhiên liệu Hình 2.12 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu 2.2.1.11 Hệ thống phân phối khí Hình 2.13 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phân phối khí Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 18 2.2.2 Hệ thống gầm 2.2.2.1 Hệ thống ly hợp Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo ly hợp 1.Bánh đà; 2. Đĩa ma sát; 3. Đĩa ép; 4. Lò xo ép; 5. Vỏ ly hợp; 6. Bạc mở; 7. Bàn đạp; 8. Lò xo hòi vị bàn đạp; 9. Đòn kéo; 10. Càng mở; 11. Bi T; 12. Đòn mở; 13. Lò xo giảm chấn. 2.2.2.2 Hệ thống lái Hình 2.15 Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái 1.Đai ốc hãm; 2. Khớp cầu; 3. Đòn quay đứng; 4. Đai ốc đầu; 5. Đường dầu từ bơm đến; 6. Đường hồi về bình chứa; 7. Hộp lái; 8. Vô lăng; 9. Trục lái; 10. Trục các đăng; 11. Khớp các đăng; 12. Đai ốc định vị trục van điều khiển; 13. Cơ cấu Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 19 lái; 14. Gân tăng cứng; 15. Đường dầu nối giữa khoang phải xy lanh vưới van xoay; 16. Đường dầu nối với khoang trái xy lanh với van xoay; 17. Xy lanh trợ lực; 18. Đai ốc dầu; 19. Thanh kéo ngang; 20. Thanh kéo bên; 21. Đai ốc hãm; 22. Bánh xe dẫn hướng; 23. Puly; 24. Bơm; 25. Bình chứa dầu; 26 đai ốc dầu. 2.2.2.3 Hệ thống treo Hình 2.16 Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo 2.2.2.4 Hệ thống phanh Hình 2.17 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 20 2.2.2.5 Trục các đăng phía sau Hình 2.18 Sơ đồ cấu tạo trục các đăng phía sau 2.2.2.6 Cụm vỏ vi sai Hình 2.19 Sơ đồ cấu tạo cụm vỏ vi sai Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 21 2.2.2.7 Hộp số Hình 2.20 Sơ đồ cấu tạo hộp số 2.2.3 Hệ thống điện Hệ thống chiếu sáng Hình 2.21 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện chiếu sáng Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 22 Chương 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA 3.1 Khái niệm chung 3.1.1 Khái niệm Bảo dưỡng là những hoạt động, biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng. 3.1.2 Mục đích Xe ô tô được cấu tạo bởi lượng lớn các chi tiết, chúng có thể bị mòn, yếu hay ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng. Các chi tiết cấu tạo nên xe, mà có thể dự đoán được rằng tính năng của chúng giảm đi, cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh hay thay thế để duy trình tính năng của chúng. Hình 3.1 Bảo dưỡng định kỳ Vì thế, việc bảo dưỡng xe ô tô toyota định kỳ đem lại cho chiếc xe của bạn nhiều lợi ích như: − Duy trì hiệu suất tối đa cho xe: Để đạt hiệu suất cao nhất, xe của bạn cần phải được thay dầu và bộ lọc định kỳ. Bởi sau một thời gian chạy, lượng dầu trong xe cạn dần hoặc bám bụi, cặn bẩn khiến động cơ hoạt động không trơn tru, êm ái nữa. − Giúp kéo dài tuổi thọ của xe: Bảo dưỡng xe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề, hư hỏng để có biện pháp khắc phục kịp thời và chắc chắn sẽ giúp tuổi thọ của xe tăng lên đáng kể. − Tăng giá trị của xe khi bán: Sau mỗi lần bảo dưỡng, chiếc xe của bạn sẽ được vệ sinh, tân trang và làm mới từ nội thất đến ngoại thất, các bộ phận bên trong xe Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 23 cũng hoạt động ổn định hơn. Vì vậy mà giá trị của chiếc xe cũng được giữ vững, không xuống cấp nhiều lần. − Giúp tiết kiệm cũng như giảm chi phí sửa chữa, thay thế: Bảo dưỡng định kỳ giúp cho việc phát hiện lỗi và hư hỏng sớm hơn, dễ dàng khắc phục và hạn chế tối đa việc lây lan sang các bộ phận khác. − Đảm bảo an toàn khi lái xe: Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và tìm ra những vấn đề hư hỏng đang tiềm ẩn bên trong xe của bạn, từ đó có thể sửa chữa và khắc phục kịp thời, đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn nhất. 3.2 Các cấp bảo dưỡng Bảo dưỡng ô tô là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật của ô tô. Bảo dưỡng chia làm 2 cấp: − Bảo dưỡng hàng ngày. − Bảo dưỡng định kỳ. Bảo dưỡng hàng ngày: Bảo dưỡng hàng ngày do người lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước và sau khi xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian xe vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe. Nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ: Khó khởi động máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực quá ồn hoặc có tiếng va đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống đèn còi hoạt động kém hoặc có trục trặc… Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích lũy được. Yêu cầu thời kiểm tra phải ngắn. Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của ô tô được xác định bằng quảng đường xe chạy hoặc thời gian khái thác. Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên dùng. Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như séc măng, rà lại xupáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, má phanh, má ly hợp….Tuy nhiên, công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng. Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 24 Dựa trên quá trình nghiên cứu các đặc tính và điều kiện sử dụng xe tại Việt Nam. Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã xây dựng nên tiêu chuẩn về bảo dưỡng định kỳ cho mỗi loại xe mà họ đã sản xuất. Theo đó, bảo dưỡng định kỳ cần thực hiện sau mỗi “5.000 Km hoặc 06 tháng, tùy điều kiện nào đến trước”. Hình 3.2 Phân cấp bảo dưỡng 3.3 Quy trình bảo dưỡng Đối với việc bảo dưỡng định kỳ, kỹ thuật viên chủ yếu kiểm tra những chức năng cần thiết nhằm đảm bảo cho xe hoạt động an toàn. Việc kiểm tra được thực hiện như sau: − Kiểm tra hoạt động: Đèn, động cơ, gạt nước, hệ thống lái,… − Kiểm tra bằng quan sát: Lốp, hình dáng bên ngoài,… − Các chi tiết cần thay thế định kỳ: Dầu động cơ, lọc dầu động cơ,… − Kiểm tra xiết chặt: Hệ thống treo, ống xả,… − Kiểm tra mức dầu và dung dịch: Dầu động cơ, dầu trợ lực lái, nước làm mát chống đóng băng, dầu phanh,… Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 25 Các cấp bảo dưỡng và nội dung của từng cấp bảo dưỡng Toyota. Hình 3.3 Hạng mục bảo dưỡng Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 26 Hình 3.4 Kiểm tra tổng quát 3.4 Tiến hành quy trình bảo dưỡng Trước khi kiểm tra, hãy đặt thảm sàn xe, các tấm che,…lên xe của khách hàng để giữ cho nó không bị bẩn hay xước, và chuẩn bị bắt đầu kiểm tra. Ghế lái xe: − Đặt bọc ghế − Đặt thảm trải sàn − Lắp bọc vô lăng − Mở nắp ca pô ( bằng cách kéo cần nhả nắp ca pô) Phía trước xe: − Mở nắp ca pô − Đặt tấm phủ sườn − Đặt tấm phủ đầu xe − Đặt các khối chặn vào bánh xe Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 27 Hình 3.5 Trang bị trước kiểm tra 3.4.1 Động cơ Kiểm tra dầu và dung dịch: Nước làm mát, dầu động cơ, dầu phanh, nước rửa kính, dầu trợ lự lái. Mục đích của việc kiểm tra dầu và dung dịch này là để xác định xe có lượng dầu và dung dịch tối thiểu để khởi động động cơ và vận hành gạt nước trong quá trình kiểm tra hay không. Tháo nắp đổ dầu để xả dầu động cơ. Hình 3.6 Khoang động cơ Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Trang 28 3.4.1.1 Dầu động cơ Dầu động cơ đóng vai trò như: Chức năng bôi trơn, chức năng làm sạch, chức năng làm kín chức năng chống rỉ, chức năng làm mát. Tầm quan trọng của việc thay dầu động cơ: Dầu động cơ bị biến chất khi sử dụng, hay thậm chí khi nó không được sử dụng. Dầu động cơ bị bẩn do nó cuốn chất bẩn và muội bên trong động cơ và bị đen lại. Nếu dầu động cơ không được thay thế động cơ có thể bị hỏng và trở nên khó khởi động, hay liên tục bổ sung dầu động cơ mà không thay nó sẽ làm giảm tính năng của dầu như trong đồ thị. Hình 3.7 Đồ thị bổ sung dầu động cơ Những nguyên nhân làm cho dầu động cơ giảm đi: Dầu động cơ giảm dần từng ít một thậm chí dưới điều kiện bình thường, một lượng nhở...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CƠ KHÍ - - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA Ngành : KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành : CƠ KHÍ Ô TÔ Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Thắng Sinh viên thực hiện: Trần Cao Quyền MSSV: 1851080043 Lớp: CO18A TP Hồ Chí Minh, 2023 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA INNOVA 3 2.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE TOYOTA INNOVA 3 2.1.1 Động cơ 3 2.1.2 Hệ thống gầm .7 2.1.3 Hệ thống điện .10 2.1.4 Ngoại thất 10 2.1.5 Nội thất .11 2.2 SƠ ĐỒ CẤU TẠO 12 2.2.1 Động cơ xe Innova .12 2.2.2 Hệ thống gầm .18 CHƯƠNG 3:QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG XE TOYOTA INNOVA 22 3.1 KHÁI NIỆM CHUNG 22 3.1.1 Khái niệm 22 3.1.2 Mục đích 22 3.2 CÁC CẤP BẢO DƯỠNG 23 3.3 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG 24 3.4 TIẾN HÀNH QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG 26 3.4.1 Động cơ 27 3.4.2 Gầm ô tô .48 3.4.3 Hệ thống điện .83 3.4.4 Nội thất .92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .93 Trang ii Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH ẢNH Danh mục bảng biểu Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật động cơ Innova 3 Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật hộp số .8 Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật hệ thống lái 9 Bảng 2.4: Thống số kỹ thuật hệ thống phanh 9 Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật hệ thống treo 9 Bảng 2.6: Thống số kỹ thuật La zăng và lốp xe 10 Bảng 2.7: Ngoại thất xe Innova 11 Bảng 2.8: Nội thất xe Innova .12 Danh mục hình ảnh chưa 2 Hình 2.1 Kích thước xe Toyota Innova .10 Hình 2.2 Nội thất xe Innova .11 Hình 2.3 Động cơ Innova 12 Hình 2.4 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động .13 Hình 2.5 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa 13 Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo piston, thanh truyền 14 Hình 2.7 Sơ đồ cấu tạo trục khuỷu .14 Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo thân máy 15 Hình 2.9 Sơ đồ cấu tạo nắp máy 15 Hình 2.10 Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm mát động cơ 15 Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn 16 Hình 2.12 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu .17 Hình 2.13 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phân phối khí 17 Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo ly hợp 18 Hình 2.15 Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái 18 Hình 2.16 Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo .19 Hình 2.17 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh .19 Hình 2.18 Sơ đồ cấu tạo trục các đăng phía sau 20 Hình 2.19 Sơ đồ cấu tạo cụm vỏ vi sai 20 Hình 2.20 Sơ đồ cấu tạo hộp số 21 Trang iii Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Hình 2.21 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện chiếu sáng 21 Danh mục hình ảnh chương 3 Hình 3.1 Bảo dưỡng định kỳ 22 Hình 3.2 Phân cấp bảo dưỡng 24 Hình 3.3 Hạng mục bảo dưỡng 25 Hình 3.4 Kiểm tra tổng quát .26 Hình 3.5 Trang bị trước kiểm tra 27 Hình 3.6 Khoang động cơ 27 Hình 3.7 Đồ thị bổ sung dầu động cơ 28 Hình 3.8 Xả dầu động cơ .29 Hình 3.9 Lọc dầu động cơ 29 Hình 3.10 Thay thế lọc dầu 30 Hình 3.11 Đổ dầu động cơ 30 Hình 3.12 Kiểm tra thời điểm đánh lửa .31 Hình 3.13 Các trạng thái của Bugi khi hoạt động 32 Hình 3.14 Thay Bugi 33 Hình 3.15 Kiểm tra nắp máy 33 Hình 3.16 Kiểm tra thân máy .34 Hình 3.17 Kiểm tra độ cong vên bền mặt thân máy 34 Hình 3.18 kiểm tra trục khuỷu .35 Hình 3.19 Cấu tạo hệ thống làm mát 36 Hình 3.20 Nước làm mát động cơ 36 Hình 3.21 Hệ thống làm mát động cơ 37 Hình 3.22 Xả nước làm mát 37 Hình 3.23 Nước làm mát động cơ 38 Hình 3.24 Mức nước làm mát 39 Hình 3.25 Nắp két nước .39 Hình 3.26 Kiểm tra nắp két nước .40 Hình 3.27 Đai dẫn động .41 Hình 3.28 Kiểm tra dây đai 41 Hình 3.29 Phần tử lọc khí 42 Trang iv Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Hình 3.30 Thay thế phần tử lọc khí 43 Hình 3.31 Ắc quy 43 Hình 3.32 Kiểm tra dung dịch ắc quy 44 Hình 3.33 Kiểm tra bình ắc quy 44 Hình 3.34 Nắp bình nhiên liệu .45 Hình 3.35 Van PCV .46 Hình 3.36 Kiểm tra hệ thống van PCV 46 Hình 3.37 Bộ lọc than hoạt tính 47 Hình 3.38 Kiểm tra dầu trợ lực lái .47 Hình 3.39 Cơ cấu trợ lực lái .48 Hình 3.40 Cụm nắp bộ ly hợp 49 Hình 3.41 Kiểm tra cụm đĩa ly hợp 50 Hình 3.42 Hộp số 50 Hình 3.43 Cấu tạo trục các đăng 51 Hình 3.44 Bơm mỡ vào trục chữ thập 52 Hình 3.45 Cầu xe 52 Hình 3.46 Kiểm tra dầu vi sai 53 Hình 3.47 Bàn đạp phanh 54 Hình 3.48 Hành trình tự do tiêu chuẩn của bàn đạp phanh 55 Hình 3.49 Khoảng cách bàn đạp phanh .55 Hình 3.50 Phay tay .56 Hình 3.51 Phanh trước 57 Hình 3.52 Kiểm tra độ dày má phanh 57 Hình 3.53 Vớt đĩa .58 Hình 3.54 Rò rỉ dầu phanh 59 Hình 3.55 Cấu tạo phanh sau .59 Hình 3.56 Trống phanh 60 Hình 3.57 Phanh tang trống 60 Hình 3.58 Độ dày má phanh 61 Hình 3.59 Hình vệ sinh trống phanh 61 Hình 3.60 Những hư hỏng của phanh 62 Trang v Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Hình 3.61 Dầu phanh 63 Hình 3.62 Thay dầu phanh 63 Hình 3.63 Kiểm tra dầu phanh .64 Hình 3.64 Đường ống phanh 65 Hình 3.65 Kiểm tra đường ống phanh 65 Hình 3.66 Kiểm tra vô lăng 66 Hình 3.67 Kiểm tra thanh dẫn động lái 67 Hình 3.68 Rôtuyn 67 Hình 3.69 Kiểm tra độ rơ của rôtuyn 68 Hình 3.70 Vòng bi bánh xe 69 Hình 3.71 Kiểm tra độ rơ .69 Hình 3.72 Hệ thống treo phía trước .72 Hình 3.73 Hệ thống treo phía sau 73 Hình 3.74 Bộ giảm chấn phía sau 73 Hình 3.75 Kiểm tra hệ thống treo 74 Hình 3.76 Hư hỏng giảm chấn .74 Hình 3.77 Rò rỉ dầu 75 Hình 3.78 Đường ống nhiên liệu 75 Hình 3.79 Cấu tạo ống xả 76 Hình 3.80 Ống xả và giá đỡ 76 Hình 3.81 Kiểm tra độ rơ của moay ơ 78 Hình 3.82 Kiểm tra độ lệch moay ơ .78 Hình 3.83 Kiểm tra độ rơ trục cầu xe 79 Hình 3.84 Dạng mòn của lốp .80 Hình 3.85 Đảo lốp 81 Hình 3.86 Kiểm tra hư hỏng của lốp 81 Hình 3.87 Độ sâu của lốp 82 Hình 3.88 Kiểm tra áp suất lốp 82 Hình 3.89 Kiểm tra vành xe 83 Hình 3.90 Hệ thống đèn chiếu sáng phía trước 84 Hình 3.91 Hệ thống chiếu sáng quanh xe 84 Trang vi Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Hình 3.92 Hệ thống đèn trần 85 Hình 3.93 Các loại bóng đèn 85 Hình 3.94 Đèn cảnh báo .86 Hình 3.95 Cao su gạt mưa 88 Hình 3.96 Hệ thống gạt nước phía trước 89 Hình 3.97 Hệ thống gạt nước phía sau .89 Hình 3.98 Phun nước rửa kính .90 Hình 3.99 Kiểm tra gạt nước rửa kính 91 Hình 3.100 Hệ thống còi 91 Hình 3.101 Kiểm tra còi .92 Hình 3.102 Vệ sinh dàn lạnh trước 92 Trang vii Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền LỜI NÓI ĐẦU Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành có tính chất tổng hợp Sự phát triển của nó sẽ kéo theo các ngành nghề và dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững Ở Việt Nam, công nghiệp ô tô được xem là ngành trọng điểm luôn nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đi lại của con người, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng Trong đó ô tô, xe máy là phương tiện chủ yếu trong giao thông đường bộ Cùng với các chính sách thuế của nhà nước về mặt hàng nhập khẩu ô tô mới và ô tô qua sử dụng đã kích thích việc mua ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại của cá nhân ngày càng nhiều Cùng với sự tăng trưởng về số lượng của loại phương tiện này thì tình trạng tai nạn giao thông do phương tiện này cũng tăng lên Gây nhiều thiệt hại về người và tài sản Nguyên nhân là sự chủ quan của con người, điều kiện đường sá, thời tiết và các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường Những lỗi kỹ thuật, hư hỏng này đều có thể kịp thời phát hiện và khăc phục nếu phương tiện được bảo dưỡng theo đúng định kỳ và đúng quy định Việc bảo dưỡng được thực hiện hầu hết ở các garage và các trạm bảo dưỡng của các hãng Đảm bảo cho sản phẩm luôn hoạt động với độ tin cậy cao nhất, làm hài lòng các yêu cầu dịch vụ kỹ thuật dịch vụ của chủ phương tiện Để hiểu rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc bảo dưỡng ô tô theo đúng định kỳ và đúng quy định mà chọn đề tài: “Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe Toyota Innova” Trong qua trình làm luận văn, do kiến thức còn nhiều hạn chế và kinh ngiệm thực tế không nhiều nên không tránh được sai sót Rất mong sự thông cảm, những lời góp ý và chỉ bảo của thầy cô Trang viii Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền Chương 1: TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật xã hội đã bước lên một tầm cao mới Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà nước quan tâm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển những ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển thành một nước công nghiệp phát triển Trải qua nhiều năm phấn đấu, phát triển Nước ta đã tiếp cận và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để phát triển hơn nữa trong nước Thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và nhu cầu đi lại của người dân cao, từ đó lượng xe ô tô tăng đáng kể Điều này kéo theo những ngành dịch vụ, chăm sóc bảo dưỡng xe cũng mở rộng hơn 1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu Kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống trên xe Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống trên ô tô Đối tượng là xe Toyota Innova Hiểu và phân tích được các hư hỏng, những nguyên nhân tác hại và phương pháp bảo dưỡng các chi tiết 1.3 Phương pháp nghiên cứu Là phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để đánh giá và đưa ra những kết luận chính xác Chủ yếu được sử dụng để đánh giá các mối quan hệ thông qua các số liệu thu được Từ thực tiễn nghiên cứu và nghiên cứu các tài liệu lý thuyết đưa ra hệ thống bảo dưỡng cho xe Toyota Innova - Bước 1: Đọc tài liệu tìm hiểu nguyên lí hoạt động từng hệ thống - Bước 2: Lập phương án quy trình bảo dưỡng cho xe Toyota Innova Trang 1 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Cao Quyền 1.4 Ý nghĩa của đề tài Đề tài giúp sinh viên năm cuối có thể cũng cố chặt chẽ kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức ngoài thực tế, xã hội Đề tài “ Quy trình bảo dưỡng xe Toyota Innova” Không chỉ giúp cho chúng em tiếp cận được thực tế mà còn nâng kĩ năng tìm và chọn thông tin tốt nhất Những kết quả thu thập được sau khi hoàn thành đề tài này, đầu tiên là sẽ giúp cho chúng em có thể hiểu sâu hơn về cách bảo dưỡng ô tô Biết được các hệ thống, một số hư hỏng cũng như một số phương pháp kiểm tra Đề tài giúp chúng em tiếp cận được quy trình bảo dưỡng của hãng xe Toyota Trang 2

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN