bTổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu yêu cầu: xem video -Thử hình dung, nghĩ về người bà của mình và cho biết: Hình ảnh, âm thanh hay hương vị nào hiện lên trong em
Trang 1Ngày soạn: 03/01/2024
Ngày dạy: 09/01/2024
Tiết 79: VĂN BẢN 3 BẾP LỬA
- BẰNG
I Mục tiêu
1 Năng lực
- Hiểu và cảm nhận được bức chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục
2.Phẩm chất
- Trân trọng tình cảm gia đình, sống có trách nhiệm
* Giáo dục học sinh khuyết tật:
- Năng lực:Hiểu và cảm nhận tình bà cháu.
- Phẩm chất:Trân trọng tình cảm gia đình
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 Chuẩn bị của GV
- Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật
2 Chuẩn bị của HS:
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi
III Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu yêu cầu: xem video
-Thử hình dung, nghĩ về người bà của mình
và cho biết: Hình ảnh, âm thanh hay hương
vị nào hiện lên trong em đầu tiên? Hãy chia
sẻ những cảm nhận của em
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài
HS chia sẻ
Dẫn vào bài.Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, tình cảm gia đình luôn thật thiêng liêng và vô cùng cao đẹp Đó chính là cội nguồn hình thành nên nhân cách mỗi người; cũng chính là suối nguồn yêu thương tiếp thêm sức mạnh cho mỗi
người trên mỗi chặng đường đời Bếp lửa là một
bài thơ hay viết về đề tài tình cảm gia đình mà nhà thơ Bằng Việt gửi đến cho người đọc với bao cảm xúc và suy ngẫm.
Trang 2Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc, tìm hiểu chung
a) Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm văn bản
- Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của
em về tác giả Bằng Việt? KT
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chơi trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV mở rộng kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS đọc VB:Giọng nhẹ
nhàng, tình cảm, chậm rãi và lắng đọng Nhịp
thơ 3/4 hoặc 4/4
- GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi một HS
đọc, rồi cho một vài học sinh nhận xét cách
đọc của bạn K-G
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích và
giải thích từ khó: đinh ninh, chiến khu, …
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, đọc văn
bản
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV kết luận và nhấn mạnh HS khi đọc phải
theo dõi các hộp chỉ dẫn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của văn
bản.
- Xác định thể thơ của văn bản
- Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện
I Đọc, tìm hiểu chung.
1 Tác giả:
- Sinh năm 1941, quê ở Hà Nội.
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởn thành trong kháng chiến chống Mỹ
- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, xúc cảm tinh tế, giàu suy tư
- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (1968); Những gương mặt, những khoảng trời (1973); Đất sau mưa (1977);…
2 Văn bản:
a Đọc văn bản.
Đọc diễn cảm phù hợp mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình
b Tìm hiểu chung:
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1963
khi tác giả đang du học ở Liên Xô, in trong tập
“Hương cây- Bếp lửa”(1968).
- Thể thơ: Tự do
Trang 3cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ
điều gì?
- Bố cục của văn bản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, đọc văn
bản
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức
- Nhân vật trữ tình: người cháu.
Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ vể những kỉ niệm tuổi thơ với người bà Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương
- Bố cục: 03 phần
+ Phần 1 (khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn
cảm xúc và hồi ức của người cháu
+ Phần 2 (khổ 2,3,4,5): Hồi tưởng những kỉ niệm
tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
+ Phần 3 (khổ 6): Suy ngẫm vể cuộc đời bà và
hình ảnh bếp lửa
+ Phần 4 (khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành
và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ vể bà
2.2 Khám phá văn bản
a) Mục tiêu:Khám phá được
- Cảm nhận được bức chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu đầy yêu thương, ấm áp
Từ đó thấy được những “bức chân dung cuộc sống”, kết nối VB với chủ đề bài học 6
- Củng cố một số kĩ năng đọc hiểu VB thơ: nhận biểt và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hình ảnh nào đã khơi gợi cảm xúc của nhân vật trữ
tình trong khổ đầu tiên của bài thơ? KT
- Phân tích sự vận động mạch cảm xúc của nhân vật
trữ tình trong bài thơ K-G
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm 1,3 tìm hiểu về hình ảnh người bà
- Nhóm 2, 4 tìm hiểu về tình cảm người cháu dành
II Khám phá văn bản.
1 Mạch cảm xúc của bài thơ
- Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa,
từ đó gợi nhân vật trữ tình nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà
- Từ những kỉ niệm, đứa cháu nay đã tr-ưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của
bà
- Cuối cùng, người cháu đang nơi phương
xa muốn gửi niềm mong nhớ tới bà
=> Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng
về quá khứ rồi quay trở về hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
2 Hình ảnh người bà và tình bà cháu
a Hình ảnh người bà
- “Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”
Trang 4cho bà
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trả lời câu
hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều
lần Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trả lời câu
hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức
- “Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe”
- “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”…
- Tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh
- Yêu thương và hết mực chăm sóc cháu
- Mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu
=> Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh
b Tình cảm người cháu dành cho bà
- “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
- “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
- “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc;
…
=> Tình yêu thương, sự biết ơn, kính yêu, nỗi niềm mong nhớ
3 Hình ảnh “bếp lửa”
- Được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ
- Xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng)
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh
bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu
- Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu
- Hằng ngày, bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ
Trang 5Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Bài thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống”
nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng
sâu sắc nhất với em? Vì sao? K-G
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trả lời câu
hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
- Nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.mở rộng kiến thức
ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau
-> Vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng
=> Với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu,
thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
4 Bức chân dung cuộc sống hiện lên trong bài thơ
- Bức chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương;
- Chân dung người cháu đã trưởng thành,
đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà, yêu thương và biết ơn bà;
- Chân dung về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn;
- Chân dung về tình cảm bà cháu ấm nồng, sâu sắc
III.Tổng kết.
1 Nghệ thuật
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng
- Phối hợp nhiều phương thức biểu đạt
- Thể thơ tự do phù hợp với dòng cảm xúc
2 Nội dung
- Bài thơ “vẽ” ra bức chân dung cuộc sống
về hình ảnh người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương; cùng những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn của nhà thơ – nhân vật trữ tình
- Bài thơ ca ngợi tình cảm bà cháu thắm thiết, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của cháu dành cho bà cũng là đối với gia đình quê hương đất nước
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của quá trình đọc và khám phá văn bản để làm bài tập:
b)Tổ chức thực hiện:
Trang 6Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi DORAEMON CÙNG
CHIẾC BÁNH RÁN
1 Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói
mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới
sự kiện lịch sử nào?
A: Nạn đói năm 1945
B: Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945
C: Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
D: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước
2 Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình,
hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?
A: Người cháu
B: Tiếng chim tu hú
C: Bếp lửa
D: Cuộc chiến tranh
3 Hình ảnh bếp lửa được lặp lại bao nhiêu lần
trong bài thơ?
A: 7 lần
B: 8 lần
C: 9 lần
D: 10 lần
4 Nội dung chính của bài thơ là gì?
A: Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi
buổi sớm mai
B: Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của
người cháu đối với người bà
C: Nói về tình cảm yêu thương của người bà
dành cho con và cháu
D: Nói về tình cảm nhớ thương của người con
dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa
5 Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
A: Người bà
B: Người bố
C: Người mẹ
D: Người cháu
6 Tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện
như thế nào?
A: Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn,
nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà
B: Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh
phúc
C: Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ
dội
D: Cả A, B, C đều đúng
1 A: Nạn đói năm 1945
2 C: Bếp lửa
3 A: 7 lần
4 B: Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà
5 D: Người cháu
6 A: Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà
7 B Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà
Trang 77 Ý nghĩa của ba câu thơ sau
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
A Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà
B Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà
C Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm
của người bà
D Cả A, B, C đều sai
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận theo cặp hoàn thiện gợi ý, cá
nhân viết đoạn văn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức
Hoạt động 4 Vận dụng.
a) Mục tiêu:
- Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn
đề thực tiễn cuộc sống
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trong khổ thơ thứ 4 của bài thơ có hai hình
ảnh ngọn lửa:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”
Và “Rồi sớm lại chiều lại bếp lửa bà nhen/
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn
lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Yêu cầu:Nhận xét sự khác nhau giữa hai hình
ảnh ngọn lửa trongkhổ thơ 4 của bài thơ “Bếp
lửa” (Bằng Việt)
- Vẽ tranh minh họa cho bài thơ “Bếp lửa”
(Bằng Việt)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV yêu cầu về nhà hoàn thành
Gợi ý:
Ngọn lửa trong câu thơ “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” là ngọn lửa hủy diệt, tàn phá
xóm làng của bọn thực dân Pháp
Ngọn lửa của bà nhóm là ngọn lửa của sự sống, niềm yêu thương, niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng
…
IV Hướng dẫn tự học ở nhà
Trang 8- Chuẩn bị tiết:Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện).
+ Đọc kênh chữ sách giáo khoa tìm hiểu
+ Trả lời các câu hỏi và bài tập trong PHT
V Hồ sơ dạy học
1 Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú
- Đánh giá thường xuyên - Quan sát
- Vấn đáp
- Sản phẩm học tập
- Câu hỏi
- Bài tập
- Rubric
2.Phiếu học tập
VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
- Phù hợp với học sinh