1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

giáo án tin học 6 phoøng giaùo duïc vaø ñaøo taïo an nhôn tröôøng trung hoïc cô sôû nhôn haäu giaùo aùn giaùo vieân nguyeãn taán long ngày soạn 11012009 ngày dạy 12012009 tiết dạy 37 bài dạy c

113 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học: thao tác soạn thảo, định dạng, trình bày và biên tập một văn bản có hình ảnh minh họa.. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong kiểm[r]

(1)

PHÒNG GIÁO DỤC VAØ ĐAØO TẠO AN NHƠN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHƠN HẬU



(2)(3)

Ngày soạn: 11/01/2009 Ngày dạy: 12/01/2009

Tiết dạy: 37

Bài dạy:

Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN

Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Giới thiệu về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, giúp học sinh nắm được các thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word

2 Kỹ năng: So sánh được lợi ích của việc sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản so với cách soạn thảo văn bản truyền thống Nắm được các kỹ năng cơ bản khi sử dụng một phần mềm soạn thảo

3 Thái độ: Giáo dục học sinh về bản quyền Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi, các văn bản soạn thảo truyền thống và đánh máy, … làm ví dụ

2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài mới ở nhà

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp, điểm danh (1’)

2 Kiểm tra bài cũ.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài (2’): Hàng ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc và tạo ra

các loại văn bản khác nhau Các văn bản được soạn thảo theo phương pháp truyền thống (dùng giấy và bút hay đánh máy) còn nhiều điểm hạn chế như khi soạn thảo sai không thể sửa đổi trực tiếp, một lần không thể soạn thành nhiều bản khác nhau, …Với sự ra đời của máy tính việc soạn thảo văn bản trở nên dễ dàng và nhiều tiện lợi Vậy việc soạn thảo văn bản trên máy tính có gì khác so với việc soạn thảo truyền thống, hôm nay chúng ta cùng làm quen với soạn thảo văn bản trên máy tính

Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

10’ Hoạt động 1:

GV hướng HS tiếp cận với phần mềm soạn thảo:

- Hằng ngày các em được tiếp xúc với các loại văn bản nào?

- Cách tạo ra các loại văn bản truyền thống ?

- Vậy khi sử dụng phương pháp truyền thống để soạn thảo có những điểm nào còn hạn chế?

Khi chúng ta soạn thảo văn bản trên máy tính sẽ khắc phục được các nhược điểm đó

Theo các em để soạn thảo văn bản được trên máy tính thì chúng ta có thể sử dụng

- Trang sách, bài báo, nội dung bài học trong vở,

Các loại văn bản.

- Sử dụng bút và giấy để tạo ra các loại văn bản truyền thống - Không thể sửa đổi lại kiểu chữ khi đã viết, khi nội dung văn bản mắc lỗi không thể chỉnh sửa ngay, …

- Không, vì đó là một phần mềm dùng để luyện tập gõ mười ngón

1 Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản?

(4)

phần mềm Mario được không?

Để tập gõ mười ngón chúng ta sử dụng phần mềm Mario, để luyện tập chuột chúng ta sử dụng phần mềm Mouse Skills

Như vậy để soạn thảo được trên máy tính chúng ta cũng cần phải có một phần mềm tương ứng?

Để làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, chúng ta cùng sang phần 2

- Chúng ta sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản

- HS theo dõi SGK và cho biết để soạn thảo văn bản trên máy tính người ta thường sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word

- Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng nhất hiện nay

- Micrrosoft Word có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng những tính năng cơ bản của chúng là như nhau

10’ Hoạt động 2:

- Để khởi động một phần mềm chúng ta làm như thế nào?

- Phần mềm soạn thảo văn bản có biểu tượng là gì?

- Theo các em, các biểu tượng của các chương trình khác nhau có giống nhau không? Vì sao?

- GV giới thiệu thêm với HS về chứng nhận bản quyền của một sản phẩm

- Tùy theo phiên bản của Word được cài đặt trên máy tính của phòng máy thực hành, GV hướng dẫn cách khởi động tương ứng

- Sau khi khởi động, màn hình làm việc của Word bao gồm các thành phần gì, chúng ta cùng nhau làm quen ở phần tiếp theo, mời các em sang phần 3

C1: Nháy đúp chuột vào biểu

tượng của phần mềm đó trên màn hình nền

- Có biểu tượng là kí tự W - Không giống nhau - Để tránh sự nhầm lẫn

C2: Nháy chuột vào nút Start

trỏ chuột vào All Programs và chọn Microsoft Word

2 Khởi động Word:

- Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Word (kí tự W) trên màn hình nền

- Cách 2: Nháy chuột vào nút Start, trỏ chuột vào All Programs, trỏ chuột vào nhóm Microsoft Office và chọn Microsoft Office Word 2003

(5)

18’ Hoạt động 3: 3 Có gì trên cửa sổ của Word?

1 Thanh tiêu đề

2 Bảng chọn (File  Help) 3 Thanh công cụ (Chứa nút lệnh)

4 Thanh định dạng 5 Thước định vị 6 Vùng soạn thảo

7 Thanh cuốn dọc và ngang 8 Chế độ hiển thị văn bản 9 Thanh công cụ vẽ 10 Thanh trạng thái

- GV giúp HS định vị các thanh công việc trên màn hình Đặt biệt về bảng chọn và các nút lệnh - GV giúp HS biết đọc đúng các lệnh trên bảng chọn

HS nắm rõ và phân biệt được các thanh công việc trên cửa sổ của Word

- Một số em HS đọc rõ tên của các bảng chọn (File  Help)

- Bảng chọn gồm các lệnh được đặt trên thanh bảng chọn Mỗi một lệnh có thể chứa nhiều lệnh khác nhau - Nút lệnh là các biểu tượng của các lệnh hay dùng nhất được sắp xếp trên thanh công cụ chuẩn

(New): Mở mới một tài liệu

(Open): Mở một tài liệu đã lưu trên máy tính

(Save): Lưu một văn bản lên đĩa từ

4’ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức:

- Hãy nêu một số ưu điểm khi dùng phần mềm soạn thảo bằng máy tính

- Cách khởi động phần mềm soạn thảo Word nhanh nhất?

- Hãy kể tên các bảng chọn (lệnh) trên thanh bảng chọn?

- Vì sao cần có các nút lệnh?

Hướng dẫn học bài và làm bài tập học ở nhà:

- Học bài cũ, xem phần 4,5,6

- HS có thể thảo luận nhóm và đưa ra đáp án bổ sung lẫn nhau giữa các nhóm

(6)

- Làm bài tập 1-5 SGK/Tr67-68

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(7)

Ngày soạn: 11/01/2009 Ngày dạy: 114/01/2009

Tiết dạy: 38

Bài dạy:

Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Giúp HS nắm được một số thao tác cơ bản với tệp văn bản

2 Kỹ năng: Sử dụng các lệnh, nút lệnh, phím tắt tương ứng để thao tác trên tệp văn bản

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới ở nhà

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp, điểm danh (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (5’)

Dự kiến câu hỏi kiểm tra miệng:

 Có mấy cách cơ bản để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word? Hãy nêu cách khởi động nhanh nhất phần mềm soạn thảo văn bản Word?

 Hãy trình bày (vẽ, đọc tên và giải thích) 03 nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 - Có 2 cách cơ bản để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word (4 điểm) - Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Word (W) trên màn hình nền (6 điểm)

 - Vẽ được 03 nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ (3 điểm) - Đọc được tên của 03 nút lệnh cơ bản (2 điểm) - Chú thích được chức năng của 03 nút lệnh (5 điểm)

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài (1’): Ở bài tiết trước chúng ta đã làm quen với phần mềm

soạn thảo văn bản Word Hôm nay chúng ta cùng nhau đi sâu hơn để tìm hiểu về cách tạo mới, mở và lưu một văn bản trên máy tính như thế nào Mời các em cùng đi tiếp phần tiếp theo của bài 14

Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

15’ Hoạt động 1:

- GV giới thiệu lại chức năng của 03 nút lệnh New, Open và Save và giải bài tập 5/Tr68-SGK

- GV giúp HS phân biệt rõ 02 chức năng: Mở mới một văn bản và mở văn bản

- Khi mở mới một văn bản sẽ có tên mặc định lần lượt là: Document 1, document2, … - GV hướng dẫn và bổ sung phím tắt cho HS (các

- HS giải bài tập 5/Tr68-SGK a Nút lệnh Open ( )

b Nút lệnh Save ( ) c Nút lệnh New ( )

- HS nêu rõ hai chức năng mở mới và mở một văn bản đã lưu trên đĩa từ

- Ctrl + N: Mở mới tài liệu

4 Mở văn bản:

- Nháy chuột vào nút Open trên thanh công cụ

- Chọn tệp văn bản cần mở (có phần mở rộng là: doc) rồi nháy nút Open

(8)

phím tắt được hổ trợ khi chọn lệnh từ thanh bảng chọn)

- Ctrl + O: Mở một tài liệu lưu - Ctrl + S: Lưu, đặt tên cho tài liệu

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

4 Mở văn bản:

Các bước để mở một tệp văn bản trên đĩa từ:

B1: Nháy chuột vào biểu

tượng Open

B2: Trong hộp thoại Open,

nháy chuột vào tệp văn bản cần mở (Lưu ý: Tệp văn bản có phần mở rộng là doc)

B3: Nháy chuột vào nút

lệnh Open

15’ Hoạt động 2:

GV nhắc lại kiến thức cũ:

- Trong khi đang làm việc với máy tính thông tin được lưu trữ ở đâu?

- Để lưu trữ lâu dài các thông tin chúng ta cần lưu trữ ở đâu? - Như vậy sau khi soạn thảo văn bản xong chúng ta cần lưu trữ chúng lên các thiết bị nhớ ngoài

- Trong bộ nhớ RAM, khi tắt máy hoặc cúp điện, thông tin sẽ bị mất đi

- Lưu trữ trên bộ nhớ ngoài: Đĩa cứng, đĩa từ, …

5 Lưu văn bản:

Các bước để lưu một tệp văn bản lên đĩa từ:

B1: Nháy chuột vào nút

lệnh trên thanh công

cụ

B2: Đặt tên cho tệp văn bản

vào mục File name

B3: Nháy chuột vào nút

lệnh Save 

Lưu ý:

(9)

trong Windows không được đặt quá 255 kí tự

- Tên tệp văn bản nên được đặt không bỏ dấu Tiếng Việt và gần như thể hiện được nội dung văn bản chứa trong nó.

4’ Hoạt động 3:

GV nhắc lại kiến thức cũ:

- Để đóng cửa sổ một chương trình ứng dụng (phần mềm ứng dụng) ta thực hiện như thế nào?

- GV hướng dẫn các thao tác phím tắt, tổ hợp phím tắt cho HS

- Nháy chuột vào nút (Close) trên thanh tiêu đề

6 Kết thúc:

- Nháy chuột vào nút Close trên thanh bảng chọn để đóng cửa sổ tài liệu soạn thảo hiện hành

- Nháy chuột vào nút Close trên thanh tiêu đề để đóng cửa sổ chương trình Word

4’ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức:

- Hãy nêu các bước để mở một tài liệu trên máy tính?

- Hãy nêu các bước để lưu một tài liệu trên máy tính?

- Hãy trình bày các cách khác nhau để thoát khỏi Word?

Hướng dẫn học bài và làm bài tập học ở nhà:

- Học bài cũ, xem bài TH 5 - Làm bài tập 6 SGK/Tr-68

(10)

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(11)

Ngày soạn: 18/01/2009 Ngày dạy: 19/01/2009

Tiết dạy: 39

Bài dạy:

Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Giới thiệu một số kiến thức cơ bản khi soạn thảo văn bản bằng máy tính: Các thành phần của văn bản và con trỏ soạn thảo văn bản

2 Kỹ năng: Nắm được các thành phần cơ bản của một văn bản trong Word, phân biệt được con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột, vận dụng được các kiến thức đã học

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi Các mẫu tài liệu về văn bản

2 Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ, làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới ở nhà

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến câu hỏi kiểm tra miệng:

 Em hãy trình bày các bước để mở một văn bản đã lưu trên đĩa từ?

 Em hãy nêu các bước để lưu trữ một tệp văn bản lên đĩa từ?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 HS có thể trình bày một trong các cách để mở một văn bản đã lưu (10 đ): - Nháy chuột vào nút lệnh Open trên thanh công cụ (3 đ)

- Chọn tệp văn bản cần mở (có phần mở rộng là doc) (4 đ) - Nháy chuột vào nút lệnh Open (3 đ)

 HS có thể trình bày một trong các cách để lưu một văn bản (10 đ) - Nháy chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ (3 đ)

- Trong hộp thoại Save hiện ra, đặt tên cho tệp văn bản (4 đ) - Nháy chuột vào nút lệnh Save (3 đ)

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:

Giới thiệu bài mới (1’): Chúng ta đã biết các thành phần cơ bản của tiếng Việt bao gồm: Các từ liên kết với nhau tạo nên một câu, các câu có ngữ nghĩa liên kết tạo thành một đoạn văn Vậy khi soạn thảo một văn bản trên máy tính, chúng ta cần các thành phần nào để hình thành một tệp văn bản Chúng ta cùng nhau sang bài mới để biết được điều đó

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

20’ Hoạt động 1:

- Trong tiếng Việt chúng ta thành phần cơ bản nhất của văn bản đó là từ Như vậy từ được tạo bởi đơn vị cơ bản nào?

- Cho ví dụ về một đoạn

- Các chữ cái

(12)

văn bản: “Von Neumann - cha đẻ của kiến trúc máy tính điện tử” sinh năm 1903 ở Budapest – Hungary

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

- Trong đoạn văn bản trên ngoài các chữ cái còn chứa các thành phần nào?

- Vậy tập hợp các chữ cái, chữ số, các kí hiệu, … được gọi chung là kí tự

GV gợi ý:

Vậy có đơn vị nào nhỏ hơn tạo thàn kí tự không?

GV gợi mở:

- Phần nội dung khi chúng ta viết bắt đầu từ vị trí của gạch lề đỏ đến biên phải của tập thì được gọi là gì?

- Tương tự như vậy khi chúng ta trình bày trên phần mềm soạn thảo hay in ra giấy thì được gọi là một dòng

- Từ là tập hợp của nhiều kí tự , câu là tập hợp của nhiều từ, vậy đoạn được tập hợp bởi đơn vị cơ bản nào?

- Nhiều đoạn văn bản tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, văn bản đó được trình bày trên một trang in thì được gọi là gì?

- Cho ví dụ tương tự trang in?

- Chữ số, kí hiệu

- Kí tự là đơn vị cơ bản nhất của văn bản

- Một hàng

- Đoạn văn bản

- Trang văn bản

- Một trang vở, trang sách, v.v…

1 Các thành phần của văn bản:

a Kí tự : Là con chữ, số, kí hiệu, … là thành phần cơ bản nhất của văn bản

b Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải

c Đoạn:

- Tập hợp nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó được gọi là đoạn văn bản - Nhấn Enter để kết thúc một đoạn và đưa con trỏ soạn thảo xuống hàng

(13)

Các thành phần cơ bản của văn bản 15’ Hoạt động 2:

- Trên màn hình nền con trỏ chuột có hình dạng gì?

- Trong phần mềm “Feeding Frenzy – Cá lớn, cá bé”, con trỏ chuột có hình gì?

- Như vậy ở mỗi ngữ cảnh khác nhau con trỏ chuột có giống nhau không?

- Vậy ở phần soạn thảo văn bản theo các em sẽ có hình dạng gì?

- Con trỏ soạn thảo văn bản sẽ di chuyển như thế nào trong quá trình soạn thảo?

- Hình mũi tên

- Con trỏ chuột có hình con cá

- Khác nhau

- Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, cho chúng ta biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào

- Con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng nếu nó đến vị trị cuối dòng

2 Con trỏ soạn thảo văn bản: Một số hình ảnh con trỏ văn bản ở

các ngữ cảnh khác nhau

- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào - Con trỏ soạn thảo di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng nếu chạm lề phải

- Có thể sử dụng các phím trên bàn phím để di chuyển con trỏ đến vị trí cần chèn nội dung

4’ Hoạt động 3: Củng cố kiến thức:

- Hãy kể tên các thành phần cơ bản của văn bản?

- Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về

- Gồm: Kí tự , từ, câu, đoạn văn bản và trang văn bản

(14)

kí tự ?

- Con trỏ văn bản là gì?

- Con trỏ di chuyển như thế nào?

- Ngoài con trỏ chuột ra, có thể dùng bàn phím để di chuyển con trỏ văn bản có được không? Dùng các phím nào?

Hướng dẫn học bài và làm bài tập học ở nhà:

- Học bài cũ, xem trước phần 3,4 - Làm các bài tập 1, 2, 5 SGK Trang: 74-75

chấm câu, ngắt câu, các kí hiệu, - Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào

- Con trỏ soạn thảo di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng nếu chạm lề phải

- Được: Dùng các phím mũi tên và các phím Home, End để di chuyển con trỏ về đầu hay cuối dòng văn bản,

IV RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 18/01/2009 Ngày dạy: 21/01/2009

Tiết dạy: 40

Bài dạy:

Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (tt)

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Giới thiệu một số quy tắc cơ bản khi soạn thảo văn bản trên máy tính và cách gõ tiếng Việt trên phần mềm Microsoft Word

2 Kỹ năng: Biết cách kết hợp phông chữ cùng bảng mã và kiểu gõ để hiển thị được tiếng Việt Nắm vững một trong hai kiểu gõ tiếng Việt

3 Thái độ: Ý thức được việc ứng dụng máy tính phục vụ vào công việc văn phòng Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Các ví dụ về các mẫu văn bản Hệ thống câu hỏi Tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ, làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới ở nhà

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’): Dự kiến câu hỏi kiểm tra miệng:

 Hãy nêu các thành phần cơ bản của văn bản?

 Con trỏ soạn thảo văn bản là gì? Hãy nêu chức năng của con trỏ soạn thảo văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Các thành phần cơ bản của văn bản là:

(15)

- Kí tự : Là con chữ, số, kí hiệu, … là thành phần cơ bản nhất của văn bản - Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải

- Đoạn: Tập hợp nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó được gọi là đoạn văn bản Nhấn Enter để kết thúc một đoạn và đưa con trỏ soạn thảo xuống hàng

- Trang văn bản: Là phần văn bản được trình bày trên một trang in Mỗi phần đúng đạt 2,5 điểm

 - Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào - Con trỏ soạn thảo di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng nếu chạm lề phải Mỗi phần đúng đạt 5 điểm

Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 3 Giảng bài mới:

Giới thiệu bài mới (1’): Như các em đã biết ngày nay hầu như máy tính được ứng dụng vào trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống, khả năng hổ trợ to lớn của máy tính đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội Vậy máy tính có những khả năng to lớn nào, chúng ta cùng khám phá bài học hôm nay để biết được điều ấy

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

15’ Hoạt động 1:

- Quy tắc soạn một văn bản tiếng Việt?

- Các quy tắc về gõ văn bản như thế nào trong Word?

- Gõ đúng chính tả, đúng cú pháp của câu, đoạn văn bản - Xem SGK và trả lời

3 Quy tắc gõ văn bản trong Word:

- Trước các dấu ngắt câu: dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) không được có dấu cách

- Hãy chỉ ra các lỗi sai trong đoạn thơ sau:

Phần văn bản gõ đúng:

- Một số HS chỉ ra các lỗi sai khác nhau, sau đó một HS nhận xét và bổ sung các lỗi sai đó

 Có quá nhiều khoảng trắng giữa 2 từ

 Có một khoảng trắng trước dấu câu (dấu phẩy)

 Giữa hai từ không có khoảng trắng

 Sau dấu câu (dấu phẩy) không có khoảng trắng

 Sau dấu mở ngoặc, có một khoảng trắng

 Không viết hoa các danh từ riêng và đâu câu

- Sau các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy, gồm các dấu (, [, {, ‘ và “, không được có dấu cách Trước các dấu đóng ngoặc và các dấu đóng nháy tương ứng, gồm các dấu

), ], }, >, ’ và ” không được có dấu cách

- Các từ phân cách nhau bởi một kí tự trống (dấu cách) được tạo bằng cách nhấn phím

Spacebar Word sẽ “coi” một dãy các kí tự nằm giữa hai dấu cách là 1 từ

- Nhấn phím Enter một lần duy nhất để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn tiếp theo

(16)

- Trong văn bản tiếng Việt ngoài các chữ cái Latinh ra chúng ta còn có các chữ cái nào?

- Thế trên bàn phím máy tính có các kí tự này không?

- Như vậy yêu cầu đòi hỏi sự ra đời của các phần hổ trợ gõ tiếng Việt trên văn bản Để gõ được các kí tự có dấu này từ các phím có sẵn trên bàn phím, chúng ta cần có sự hỗ trợ của một phần mềm chuyên dụng, được gọi là chương trình hỗ trợ gõ Hiện nay, ở nước ta có rất nhều chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt, phổ biến là VietKey, Unikey, ABC

- Các chữ cái có dấu: Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư

- Khi gõ văn bản trên máy tính chúng ta sử dụng bàn phím để nhập nội dung, các phím trên bàn phím không có các kí tự tiếng Việt  Không gõ được văn bản chữ Việt

Hai kiểu gõ tiếng Việt SGK-Tr 73

Chương trình gõ UniKey

Chương trình gõ Vietkey

- Để gõ được văn bản tiếng Việt trên máy tính cần có: bộ phông chữ Việt và bộ gõ hổ trợ gõ chữ Việt

- Có hai kiểu gõ tiếng Việt thông dụng là:

+ Kiểu gõ TELEX + Kiểu gõ VNI (Xem các kiểu gõ trên SGK

Trang 73)

Lưu ý: Để hiển thị và in chữ tiếng Việt trên máy tính cần phải kết hợp đúng giữa các phông chữ, bảng mã và kiểu gõ.

4’ Hoạt động 3: Củng cố kiến thức:

- Các quy tác gõ văn bản trong Word ?

- Sử dụng hai kiểu gõ TELEX và VNI để trình bày hai câu thơ sau?

Hướng dẫn học bài và làm bài tập học ở nhà:

- Học bài cũ, xem trước bài thực hành 5: Văn bản đầu tiên của em

Làm các bài tập 3, 4, 6 SGK -Tr 74-75

- HS nhắc lại các quy tắc gõ văn bản trong Word

- Gõ theo kiểu TELEX:

(17)

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(18)

Ngày soạn: 01/02/2009 Ngày dạy: 02/02/2009

Tiết dạy: 41

Bài dạy: Bài Thực Hành 5

VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn và một số nút lệnh

- Yêu cầu: Bước đầu tạo và lưu một văn bản đơn giản

2 Kỹ năng:

- Biết sử dụng một trong hai kiểu gõ để tạo được một văn bản chữ Việt - Biết cách kết hợp phông chữ, bảng mã và kiểu gõ để hiển thị được chữ Việt - Kỹ năng sử dụng mười ngón

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng làm việc chuẩn mực, khoa học

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu (SGK)

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’): Dự kiến câu hỏi kiểm tra miệng:

 Hãy nêu một trong hai cách khởi động phần mềm soạn thảo Word phiên bản 2003?

 Hãy nêu nêu một trong hai kiểu gõ TELEX hoặc VNI để có tiếng Việt?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 - C1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng W của Word trên màn hình nền

- C2: Nháy nút Start, trỏ chuột vào All Programs, trỏ chuột vào Microsoft Office và chọn

Microsoft Office 2003

 - 02 HS lên bảng ghi lại 02 kiểu gõ TELEX và VNI

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài mới (1’): Qua bài 14, chúng ta đã học cách để soạn thảo một văn

bản đơn giản Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện soạn thảo một văn bản tiếng Việt trên máy tính

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

1’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Khởi động một chương trình từ màn hình nền

- Kỹ năng đã thực hành với con trỏ chuột

- Gõ bàn phím bằng mười

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Khởi động Word

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực hành bài tập

1 Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình Word:

(19)

ngón

- Sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

thực hành tốt hơn

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 5 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

1’ Hoạt động 1:

- Cách khởi động Word?

- Thực hiện 1 trong hai cách để khởi động Word

a Khởi dộng Word:

- Nháy đúp chuột vào biểu tượng W của Word trên màn hình nền

2’ Hoạt động 2:

- Nhận biết các thành phần trên

thanh bảng chọn? - Các bảng chọn từ File đếnHelp

b Nhận biết các bảng chọn: - Thanh bảng chọn bao gồm các lệnh từ File đến Help 3’ Hoạt động 3:

- Nhận biết một số thanh công cụ của Word?

- Nhớ lại, nhận biết và quan sát các thanh công cụ đã giới thiệu trong mục 3 bài 13

- Chỉ ra và đọc được tên của các thanh công cụ

c Phân biệt các thanh công cụ của Word:

Các thanh công cụ trên màn hình soạn thảo của Word

Một số nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn

1 Thanh tiêu đề

2 Bảng chọn (File  Help) 3 Thanh công cụ (Chứa nút lệnh)

4 Thanh định dạng 5 Thước định vị 6 Vùng soạn thảo

7 Thanh cuốn dọc và ngang 8 Chế độ hiển thị văn bản 9 Thanh công cụ vẽ 10 Thanh trạng thái

(20)

3’ Hoạt động 4:

- Thực hành tìm hiểu các chức năng lệnh theo yêu cầu trên bảng chọn File? So sánh các thao tác khi chọn lệnh qua bảng chọn File và thông qua nút lệnh trên thanh công cụ

- Thực hành, quan sát, nhận xét và đưa ra kết luận, so sánh với thao tác chọn lệnh từ nút lệnh

d Tìm hiểu một số chức năng trong bảng chọn File:

- Tìm hiểu các nút lệnh trong bảng chọn File: (Mở mới tệp văn bản),

(Mở tệp văn bản đã lưu), (Lưu tệp văn bản lên đĩa

từ), (Đóng tệp văn bản)

25’ Hoạt động 5:

Hướng dẫn ban đầu:

Một số lưu ý trong quá trình nhập văn bản:

Thực hiện theo sự chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên Hổ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hành

2 Soạn thảo một văn bản đơn giản:

a Soạn thảo văn bản:

- Xác định vị trí con trỏ văn bản

- Sử dụng con trỏ chuột và các phím mũi tên, Home, End, để di chuyển con trỏ soạn thảo Nhắc lại chức năng các phím trên bàn phím: CapsLock, Tab, Shift, Space, Backspace, Enter,…

- Con trỏ văn bản sẽ tự động xuống dòng khi chạm biên phải

- Gõ theo các quy tắc gõ văn bản trong Word

- Các HS khá giỏi sau khi thực hành xong nội dung trong SGK, có thể tự thực hành soạn thảo các mẫu khác dưới sự hướng dẫn của GV

Lưu ý: Trong quá trình nhập

văn bản cần lưu ý hai chế độ Insert và chế độ Overtype

Soạn thảo văn bản: “Biển đẹp” theo SGK-Trang 77

- GV hướng dẫn HS lưu văn

bản với tên đề nghị trong SGK - Thực hành, quan sát, nhận xétvà đưa ra kết luận, so sánh với thao tác chọn lệnh từ nút lệnh

b Lưu văn bản:

- Nháy chuột vào biểu

tượng , đặt tên cho tệp

văn bản là Bien dep 4’ Hoạt động 4:

 Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

(21)

 Củng cố kiến thức:

- Nhớ lại các thanh công cụ - Nhớ lại các nút lệnh

- Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị trước tiết thực hành tiếp theo

HS ghi nhớ

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(22)

Ngày soạn: 01/02/2009 Ngày dạy: 04/02/2009

Tiết dạy: 42

Bài dạy: Bài Thực Hành 5

VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Thực hiện các thao tác với con trỏ soạn thảo, làm quen với một số nút lệnh và cách điều chỉnh chế độ hiển thị trang màn hình văn bản

- Yêu cầu: Thực hiện được các thao tác với con trỏ soạn thảo, thay đổi được chế độ hiển thị trang văn bản và màn hình Word

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới tốt hơn - Thực hiện tốt các thảo tác trên màn hình soạn thảo

- Kỹ năng sử dụng mười ngón

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng làm việc chuẩn mực, khoa học

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu (SGK)

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’): Dự kiến câu hỏi kiểm tra miệng:

 Phân biệt con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 - Con trỏ chuột có hình mũi tên, có thể dùng con trỏ chuột để di chuyển con trỏ soạn thảo - Con trỏ soạn thảo có hình dạng một vạch đứng nhấp nháy, cho biết vị trí văn bản gõ vào - Khi di chuyển con trỏ chuột vào vùng soạn thảo nó có hình dạng chữ I

- Con trỏ chuột có thể nháy hoặc trỏ vào các bảng chọn hoặc các nút lệnh

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài mới (1’): Ở tiết trước chúng ta đã tạo được một văn bản đơn giản, hôm

nay chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thiện thao tác di chuyển con trỏ chuột và một số chức năng khác

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

10’ Hoạt động 1:

Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón

- Muốn di chuyển con

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Khởi động Word

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực hành tốt hơn

- Nháy chuột vào vị trí cần đặt

1 Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản:

a Di chuyển con trỏ: - Sử dụng con trỏ chuột để di chuyển con trỏ soạn thảo, bằng cách nháy chuột vào vị trí cần di chuyển đến

(23)

trỏ soạn thảo bằng con trỏ chuột?

- Có thể dùng các phím nào trên bàn phím để di chuyển con trỏ chuột

con trỏ văn bản

- Các phím mũi tên, các phím Home và End, …

- Sử dụng các phím mũi tên, Home, End, … để di chuyển con trỏ soạn thảo trong khu vực có chứa văn bản

5’ Hoạt động 2:

- Hãy chí ra 02 thanh cuốn trên màn hình soạn thảo?

-Chỉ ra được thanh cuốn dọc và thanh cuốn ngang trên màn hình

b Sử dụng thanh cuốn để xem các phần khác nhau của văn bản:

- Sử dụng con trỏ chuột để di chuyển con trượt trên thanh cuốn dọc và ngang để quan sát màn hình văn bản

5’ Hoạt động 3:

GV hướng dẫn HS thực hành theo SGK

- Theo các em trong ba cách trên cách nào thể hiện giống với phần trình bày

- Giới thiệu chức năng: WYSIWYG

- Thực hành theo SGK với sự trợ giúp của GV

- Chức năng: Print Layout

- What You See Is What You Get

c Cách thể hiện chế độ hiển thị văn bản: 02 cách: - Chọn các lệnh để thay đổi chế độ hiển thị văn bản: View  Normal, View  Outline, View  PrintLayout

- Chọn các nút lệnh tương ứng:

Normal View, Outline

View, Print Layout View

(Chế độ hiển thị giống trang in) 5’ Hoạt động 4:

- Trong soạn thảo văn bản bằng máy tính, Word cho phép phóng to, thu nhỏ màn hình soạn thảo

- HS thực hành, quan sát, nhận xét

d Thu nhỏ, phóng to kích thước của màn hình soạn thảo:

C1: Nháy chuột vào View chọn

Zoom và quy định lại chế độ hiển thị

C2: Nhập lại chỉ số cần thể hiện

trong biểu tượng Zoom trên

thanh công cụ ( )

5’ Hoạt động 5:

- Vận dụng kiến thức cũ (Cửa sổ làm việc – SGK-Tr50-51) để thực hiện việc thay đổi kích thước của cửa sổ soạn thảo

- HS thực hành, quan sát, nhận xét

e Thu nhỏ, phóng to kích thước của cửa sổ soạn thảo:

- Nháy chuột vào các nút

Minimize ( thu nhỏ tối đa

cửa số), nút Maximize ( phóng to tối đa cửa sổ), nút

Restore ( phục hồi lại kích

thức ban đầu của cửa số trước khi phóng to tối đa)

4’ Hoạt động 6:

- Vận dụng kiến thức cũ (Cửa sổ làm việc – SGK-Tr50-51) để thực hiện việc đóng một cửa sổ

- HS thực hành, quan sát, nhận xét

2 Kết thúc:

(24)

chương trình trong Windows khỏi Word hoặc vào bảng chọn File nháy Exit

Lưu ý: Cần phải lưu văn bản lần cuối trước khi thoát khỏi Word bằng cách nháy

chuột vào nút trên thanh

công cụ, để tránh trường hợp mất văn bản và phát sinh các tệp tạm

5’ Hoạt động 7:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

 Củng cố kiến thức:

- Nhớ lại các thao tác đã thực hiện

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị trước tiết kiểm tra 1 tiết thực hành

HS ghi nhớ

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(25)

Ngày soạn: 08/02/2009 Ngày dạy: 09/02/2009

Tiết dạy: 43

Bài dạy: Kiểm Tra 1 Tiết

KIỂM TRA THỰC HÀNH I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo một văn bản tiếng Việt đơn giản trên máy tính

- Kiểm tra, đánh giá mức độ học tập của từng học sinh để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng

2 Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về văn bản đã học, thao tác soạn thảo một văn bản tiếng Việt

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong kiểm tra

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm, phòng máy

2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị, ôn tập kiến thức cũ

III ĐỀ BÀI:

Hãy dùng phần mềm soạn thảo văn bản Word để gõ nội dung văn bản sau:

(26)

IV ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:

- Nhập được văn bản bằng tiếng Việt đúng và đầy đủ (4 đ) - Gõ mười ngón (2 đ)

- Nhập văn bản đúng theo quy tắc soạn thảo (2 đ)

- Lưu được tệp văn bản theo mẫu: Tên HS_Lớp Ví dụ: ThaoLy_6A1 (2 đ)

- GV có thể theo dõi tùy theo từng thao tác của các em trong quá trình kiểm tra để ghi điểm (không nhất thiết khi nhập xong văn bản mới thực hiện thao tác lưu)

V RÚT KINH NGHIỆM:

1 Những sai sót chủ yếu của HS:

2 Nguyên nhân:

3 Nhận xét, đánh giá mức độ đề ra:

(27)

4 Phân loại, tổng kết điểm:

LỚP Từ 0  <3.5(Kém) Từ 3.5  <5.0

(Yếu)

Từ 5.0  <6.5 (Trung bình)

Từ 6.5  <8.0 (Khá)

Từ 8.0  10 (Giỏi)

6A1 SL % SL % SL % SL % SL %

6A2 SL % SL % SL % SL % SL %

6A3 SL % SL % SL % SL % SL %

6A4 SL % SL % SL % SL % SL %

6A5 SL % SL % SL % SL % SL %

6A6 SL % SL % SL % SL % SL %

Ngày soạn: 09/02/2009 Ngày dạy: 11/02/2009

Tiết dạy: 44

Bài dạy:

Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu một số thủ thuật cần thiết trong chức năng chính sửa văn bản

- Yêu cầu: Thực hiện được các thao tác xóa và chèn văn bản, đánh dấu chọn văn bản bằng chuột và bàn phím

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới tốt hơn

- Sử dụng kết hợp giữa các phím INSERT (Gõ chèn/đè), BACKSPACE (Xóa lùi), DELETE (Xóa tại vị trí con trỏ soạn thảo) với thao tác con trỏ chuột trong việc chỉnh sửa văn bản

- Kỹ năng sử dụng mười ngón

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ khi trình bày một tệp văn bản

(28)

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’): Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng: DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Soạn thảo văn bản theo cách truyền thống khác nhau như thế nào so với việc soạn thảo trên máy tính?

 Các công việc chính cần thực hiện để soạn thảo văn bản là: a Lưu văn bản, gõ văn bản, chỉnh sửa

b Gõ văn bản, chỉnh sửa, lưu văn bản c Gõ văn bản, lưu văn bản, chỉnh sửa Hãy chọn đáp án ghép đúng? Giải thích?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều ưu điểm hơn so với soạn thảo theo phương pháp truyền thống:

Nhanh và đẹp hơn Có thể in thành nhiều bản Có thể trình bày các đối tượng khác ngoài văn bản như: Hình ảnh, các kí tự đặc biệt, các công thức, …

 Đáp án a, b và c Vì khi lưu văn bản rồi, chúng ta có thể mở lại để chỉnh sửa

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài mới (1’): Trong quá trình soạn thảo văn bản, chúng ta thường gặp

những sai sót như lỗi chính tả, thiếu hay thừa nội dung… Nếu như ở cách soạn thảo truyền thống, chúng ta sẽ phải xóa đi những lỗi sai đó và viết lại Vậy thì cách soạn thảo văn bản bằng máy tính sẽ giải quyết trường hợp đó như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua bài 15 Mời các em, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thao tác chỉnh sửa văn bản trên phần mềm soạn thảo

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

15’ Hoạt động 1:

- Giáo viên đưa ra ví dụ:

- Qua ví dụ và quan sát ví dụ SGK, hãy cho biết chức năng của hai phím?

Lưu ý:

- Để xóa vùng văn bản

- Backspace: Xóa 1 kí tự bên trái - Delete: Xóa 1 kí tự bên phải

1 Xóa và chèn thêm văn bản:

a Xóa văn bản: - Để xóa một vài kí tự nên dùng các phím Backspace () và Delete (Del)

(29)

lớn, ta chọn vùng văn bản cần xóa rồi nhấn một trong hai phím trên

- Nếu xóa nhầm có thể quay trở lại bằng cách nhấn vào nút (Undo) trên thanh công cụ

- Hãy cẩn thận trước khi xóa một phần hoặc toàn bộ văn bản

trái con trỏ soạn thảo, phím Delete dùng để xóa một kí tự bên phải con trỏ soạn thảo

b Chèn thêm văn bản: - Di chuyển con trỏ soạn thảo văn bản đến vị trí cần chèn, sau đó nhập vào văn bản

Vị trí hai phím Backspace (bksp) và phím Delete (del) trên bàn phím. 20’ Hoạt động 2:

- GV gọi 1 HS đọc nguyên tắc theo SGK-Tr78?

- GV giới thiệu nguyên tắc Select And Action

- Thao tác kéo thả chuột?

- GV đưa ra ví dụ về chức năng Undo và Redo

- Đọc phần nguyên tắc SGK

- Lựa chọn phần đối tượng cần tác động trước khi tác động lên đối tượng

- Nhấn giữ nút trái chuột tại vị trí bắt đầu cần đánh dấu chọn, nhấn giữ nguyên nút chuột và di chuyển chuột đến vị trí cuối của phần văn bản cần chọn rồi thả nút chuột

2 Chọn phần văn bản: - Nguyên tắc (SGK-Tr78) - Để chọn phần văn bản em thực hiện:

 Đưa con trỏ chuột đến vị trí

bắt đầu

 Kéo thả chuột đến vị trí cuối

của phần văn bản cần chọn - Để chọn toàn bộ văn bản nhấn tổ hợp phím CRTL + A

(30)

1 Chọn phần văn bản. 2 Xóa (Nhấn phím Delete). 3 Nháy nút (Undo). 4’ Hoạt động 7:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Làm bài tập 1 SGK-Tr 81 - Nêu thao tác chọn một từ, dòng văn bản? Đoạn văn bản?

- Nêu chức năng của lệnh Undo, Redo

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị trước phần 3, 4 bài 15

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai phím lệnh: Backspace và Delete

- Nêu chức năng của nút lệnh Undo, Redo

- Nháy đúp chuột vào một từ để chọn một từ

- Di chuyển con trỏ chuột về đầu dòng , nháy nút chuột để chọn một từ để chọn một dòng - Nháy chuột 3 lần vào vị trí bất kỳ của một đoạn để chọn một đoạn

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(31)

Ngày soạn: 15/02/2009 Ngày dạy: 16/02/2009

Tiết dạy: 45

Bài dạy:

Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt)

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu hai thao tác trong quá trình chỉnh sửa văn bản - Yêu cầu: Nắm được hai thao tác: Sao chép và di chuyển một phần văn bản

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới tốt hơn

- Sử dụng tốt chức chức năng sao chép và di chuyển văn bản để áp dụng lên các đối tượng khác, đồng thời dùng để nhập và chỉnh sửa văn bản một cách nhanh chóng

- Kỹ năng sử dụng mười ngón

- Phân biệt được sự khác biệt giữa chức năng sao chép và di chuyển

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ khi trình bày một tệp văn bản, biết trân trọng và phân bổ một cách hợp lý thời gian trong công việc

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (6’): Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng: DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 So sánh sự giống và khác nhau giữa hai phím lệnh Delete và Backspace?

 Hãy trình bày nguyên tắc khi chỉnh sửa văn bản?

 Hãy trình bày thao tác chọn phần văn bản? Chức năng của nút lệnh Undo?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Sự giống và khác nhau giữa hai phím lệnh Delete và Backspace: - Giống nhau: Cả hai phím lệnh dùng để xóa một vài kí tự

- Khác nhau: Phím Delete xóa một kí tự bên phải con trỏ soạn thảo còn phím Backspace xóa một kí tự bên trái của con trỏ soạn thảo (xóa lùi)

 Nguyên tắc khi chỉnh sửa văn bản: Khi muốn thực hiện thao tác trên phần văn bản (đối tượng), chúng ta phải chọn (bôi đen, đánh dấu) phần văn bản (đối tượng) đó

- Thao tác chọn phần văn bản: Nháy chuột (đưa chuột) vào (đến) vị trí bắt đầu Kéo thả chuột đến vị trí kết thúc

(32)

- Chức năng nút lệnh Undo: Khôi phục lại trạng thái trước khi thực hiện một lệnh (thao tác) khác

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Như chúng ta đã biết để chỉnh sửa phần văn bản bị lỗi, di chuyển con trỏ đến vị

trí cần sửa đổi: xóa hoặc chèn thêm phần văn bản Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hai thao tác mới sẽ giúp cho chúng ta thao tác nhanh hơn trong khi chỉnh sửa văn bản

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

15’ Hoạt động 1:

- Giáo viên đưa ra ví dụ:

- Trong ví dụ trên các em thấy cụm từ nào trong phần văn bản được lặp lại nhiều lần?

- GV gợi mở: Như vậy nếu trong một văn bản có nhiều từ, cụm từ, câu, đoạn văn bản được lặp đi lặp lại nhiều lần thì người dùng phải gõ nhiều lần

- GV hướng dẫn HS thao tác sao chép và việc hổ trợ chức năng sao chép ngoài văn bản

- Windows

- Winword hổ trợ cho người dùng chức năng Copy

- Hiểu được chức năng sao chép trên hệ điều hành Windows

3 Sao chép:

- Để sao chép phần văn bản đã có vào vị trí khác ta thực hiện:

B1: Chọn phần văn bản

muốn sao chép

B2: Nháy chuột vào nút

(Copy)

B3: Đưa con trỏ soạn

thảo đến vị trí cần sao chép

B4: Nháy chuột vào nút

(Paste) 15’ Hoạt động 2:

- GV nêu ví dụ: Trong một văn bản, trật tự các đoạn văn bị thay đổi, có thể thực hiện chức năng nào để thay đổi lại phần văn bản hoàn chỉnh?

- So sánh được hai chức năng sao chuyển và di chuyển? Cho ví dụ cụ thể?

- Đổi chỗ các đoạn văn theo trật tự ban đầu hoặc hợp lý

- Nêu sự giống và khác nhau giữa hai chức năng Cho ví dụ cụ thể

4 Di chuyển:

- Để sao chép phần văn bản đã có vào vị trí khác ta thực hiện:

B1: Chọn phần văn bản

muốn sao chép

B2: Nháy chuột vào nút

(Cut)

B3: Đưa con trỏ soạn

thảo đến vị trí cần di chuyển đến

B4: Nháy chuột vào nút

(Paste) 7’ Hoạt động 7:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Làm bài tập 2, 4 SGK-Tr 81 - Nêu thao tác sao chép, di

(33)

chuyển?

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập trước ở nhà - Chuẩn bị trước bài TH 6

IV RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 15/02/2009 Ngày dạy: 18/02/2009

Tiết dạy: 46

Bài dạy: Bài Thực Hành 6

EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích:

+ Luyện các thao tác mở mới văn bản hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản chữ Việt + Rèn luyện một số thao tác trên tệp văn bản và các kỹ năng trên văn bản

- Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản: + Chỉnh sửa nội dung văn bản

+ Xóa kí tự văn bản và chèn thêm văn bản + Đánh dấu phần văn bản

+ Thay đổi trật tự nội dung văn bản thông qua các thao tác sao chép, di chuyển

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón

- Rèn kỹ năng đánh dấu chọn phần văn bản bằng con trỏ chuột và bàn phím - Kỹ năng thao tác với các nút lệnh và các phím tắt

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng làm việc chuẩn mực, khoa học

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’): Dự kiến và câu hỏi kiểm tra miệng:

 Hãy nêu các bước để sao chép phần văn bản?

 Hãy nêu các bước để di chuyển phần văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Các thao tác để sao chép phần văn bản: - Chọn phần văn bản cần sao chép

- Nháy chuột vào nút lệnh Copy (CTRL + C)

(34)

- Nháy chuột con trỏ soạn thảo tại vị trí cần sao chép đến - Nháy chuột vào nút lệnh Paste (CTRL + V)

 Các thao tác để di chuyển phần văn bản: - Chọn phần văn bản cần di chuyển

- Nháy chuột vào nút lệnh Cut (CTRL + X)

- Nháy chuột con trỏ soạn thảo tại vị trí cần di chuyển đến - Nháy chuột vào nút lệnh Paste

Lưu ý: GV qua kiểm tra kiến thức cũ, giới thiệu thêm cho các em về các phím tắt tương ứng

với các chức năng các em đã học trong văn bản để có điều kiện các em sẽ khám phá và tự thực hành thêm ở nhà

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Qua bài 15, chúng ta đã học các thao tác để chỉnh

sửa một văn bản Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện công việc ấy trên máy tính

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Khởi động Word - Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Khởi động Word

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực hành tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 6 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, đặc biệt cần xử lý văn bản chữ Việt tốt

10’ Hoạt động 1:

- Khởi động Word và tạo mới văn bản?

- Thực hiện 1 trong hai cách để khởi động Word

1 Khởi động Word và tạo mới văn bản:

- Khởi động Word và gõ nội dung theo SGK – Trang 84

Nhập văn bản mới theo yêu cầu (SGK-Trang 84 và sửa các lỗi

(35)

10’ Hoạt động 2:

- Hãy chỉ ra thanh trạng thái của cửa số Word?

- Thanh trạng thái có ý nghĩa như thế nào?

- Chỉ ra chế độ đang gõ là gì?

GV hướng dẫn HS thực hành 02 thao tác gõ đè và gõ chèn trên đoạn văn bản thứ hai theo yêu cầu SGK

- Nhớ lại, nhận biết các thanh công cụ đã giới thiệu bài 13 - Hiển thị trạng thái đang làm việc của Word

- Dựa vào chế độ OVR chế độ gõ đè hay OVR chế độ gõ chèn

2 Phân biệt chế độ gõ chèn hay gõ đè:

Gõ đoạn văn bản theo yêu cầu (SGK-Trang 84) tiếp theo bên dưới phần văn bản đã gõ để

phân biệt 02 chế độ gõ 10’ Hoạt động 3:

- Mở văn bản Biendep.doc đã lưu trong bài thực hành 5?

- Thao tác thay đổi giữa các cửa sổ làm việc trong Windows?

- Chọn toàn bộ văn bản?

- Nháy chuột vào biểu tượng Open, chọn tên Biendep.doc trong hộp thoại và nháy nút lệnh Open để mở tệp

- Nháy chuột vào cửa sổ tương ứng trên thanh công việc

- Nhấn tổ hợp phím CTRL + A

3 Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản:

a Mở văn bản đã lưu và sao chép:

- Nhấn tổ hợp phím CTRL + A để chọn toàn bộ văn bản

- GV hướng dẫn HS thao tác Copy từ tệp văn bản này sang một tệp văn bản khác

- Lưu văn bản Biendep? - Thoát và mở xem lại?

- Thực hành, quan sát, nhận xét và đưa ra kết luận, so sánh với thao tác trên một tệp văn bản - Nháy chuột vào nút lệnh Save - Mở xem lại và thoát

- Sao chép toàn bộ phần văn bản vừa nhập (02 phần a và b) sang cuối tệp văn bản Biendep

4’ Hoạt động 4:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

 Củng cố kiến thức:

- Nhớ lại thanh trạng thái, chức năng Overtype/Insert

- Nhớ lại các nút lệnh, các thao tác

(36)

trên tệp và thao tác sao chép - Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị trước tiết thực hành tiếp theo

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(37)

Ngày soạn: 15/02/2009 Ngày dạy: 23/02/2009

Tiết dạy: 47

Bài dạy: Bài Thực Hành 6

EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích:

+ Luyện các thao tác mở mới văn bản hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản chữ Việt + Rèn luyện một số thao tác trên tệp văn bản và các kỹ năng trên văn bản

+ Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển

- Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản: + Đánh dấu phần văn bản

+ Thay đổi trật tự nội dung văn bản thông qua các thao tác sao chép, di chuyển

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón

- Rèn kỹ năng đánh dấu chọn phần văn bản bằng con trỏ chuột và bàn phím - Kỹ năng thao tác với các nút lệnh và các phím tắt

- Kỹ năng sao chép và di chuyển văn bản

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Để chọn toàn bộ văn bản ta dùng tổ hợp phím tắt nào? Tổ hợp phím sao chép, cắt, dán?

 Hãy trình bày thao tác chuyển đổi chế độ gõ đè và gõ chèn?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Các tổ hợp phím tắt:

- CTRL + A: Chọn toàn bộ văn bản

- CTRL + C: Copy phần văn bản được chọn - CTRL + X: Cắt phần văn bản được chọn

- CTRL + V: Dán phần văn bản từ bộ nhớ đệm chọn

 Các thao tác để bật tắt chế độ gõ đè và gõ chèn:

(38)

- Nháy chuột vào cụm từ OVR trên thanh trạng thái - Ở chế độ OVR gõ chèn và OVR ở chế độ gõ đè

Lưu ý: GV qua kiểm tra kiến thức cũ, giới thiệu thêm cho các em về các phím tắt tương ứng

với các chức năng các em đã học trong văn bản để có điều kiện các em sẽ khám phá và tự thực hành thêm ở nhà

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Qua tiết thực hành trước, chúng ta đã thực hành

một số thao tác để chỉnh sửa một văn bản đơn giản Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành tiếp một số thao tác khác như sao chép, di chuyển văn bản để chỉnh sửa văn bản

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực hành bài tập tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 6 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, đặc biệt cần xử lý văn bản chữ Việt tốt

10’ Hoạt động 1:

- Khởi động Word và nhập, thay đổi trật tự văn bản theo SGK – Ngữ Văn 7 tập 2/Trang 47?

- Lưu văn bản theo tên đề nghị: Biendep.doc

- Thực hiện 1 trong hai cách để khởi động Word và gõ văn bản theo yêu cầu

- Lưu văn bản theo yêu cầu

3 Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản:

- Nhập và chỉnh sửa văn bản theo yêu cầu (SGK-Ngữ Văn 7 tập 2/Trang 47)

20’ Hoạt động 2:

- Mở mới văn bản và gõ theo yêu cầu (bài thơ Trăng ơi của Trần Đăng Khoa)?

- Sao chép và dán lại các nội dung trùng lặp trong bài thơ

- Sửa các lỗi khi gõ xong văn bản để hoàn chỉnh văn bản?

- Thực hiện lưu văn bản

- Mở mới văn bản và gõ bài thơ Trăng ơi SGK-Trang 85

- Thực hiện chức năng sao chép

- Gõ và sửa lỗi văn bản

- Lưu văn bản theo yêu cầu

4 Thực hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung:

(39)

Gõ văn bản theo yêu cầu (SGK-Trang 85) và lưu văn bản

theo tên đề nghị: Trang oi.doc

4’ Hoạt động 4:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao tác trên tệp văn bản

- Nhớ lại các nút lệnh, các thao tác trên tệp và thao tác sao chép - Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

- Cách lưu văn bản với một tên khác

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà - Chuẩn bị trước bài 16

- Chức năng Save As (F12)

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(40)

Ngày soạn: 22/02/2009 Ngày dạy: 25/02/2009

Tiết dạy: 48

Bài dạy:

Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu chức năng định dạng và các loại đinh dạng trong văn bản - Yêu cầu: Hiểu được chức năng định dạng và hai cách định dạng kí tự

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới tốt hơn - Biết vận dụng kỹ năng định dạng kí tự để nhất quán văn bản

- So sánh các lệnh trên hộp thoại và trên nút lệnh

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ, nhất quán khi trình bày một văn bản, biết trân trọng và phân bổ một cách hợp lý thời gian trong công việc

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Điểm giống và khác nhau khi sử dụng lệnh Copy và Cut?

 Nêu cách đổi tên cho một tệp văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Điểm giống và khác nhau giữa hai chức năng lệnh Copy và Cut:

- Giống nhau: Dùng trong chỉnh sửa văn bản và đều thao tác trên phần văn bản được chọn - Khác nhau: Khi thực hiện lệnh Cut nội dung văn bản được chọn mất đi

 Thao tác đổi tên cho tệp văn bản: Mở tệp văn bản cần đổi tên (hoặc tệp đã lưu đang thao tác) Nháy File chọn Save As (F12) Đặt tên mới, nháy chuột vào nút Save (hoặc nhấn Enter)

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Trong hai bài thực hành vừa qua các em đã làm quen với phương pháp soạn

thảo văn bản bằng máy tính Tuy nhiên ngoài chức năng chỉnh sửa lỗi trực tiếp, thao tác nhanh các em có thể nhận thấy rằng việc trình bày văn bản trên máy tính vẫn chưa có gì đặc sắc hơn phải không Trong bài đọc thêm 5 (SGK-trang 68-69), chúng ta thấy một văn bản có thể có nhiều kiểu trình bày khác nhau từ các con chữ đến các đoạn văn, hình ảnh Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách trình bày văn bản qua chức năng định dạng văn bản Mời các em cùng tìm hiểu bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

(41)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

10’ Hoạt động 1:

- Giáo viên đưa ra ví dụ:

Các em hãy chỉ ra có gì khác biệt trên các đoạn văn bản sau:

- Văn bản được trình bày đơn giản, không đặc sắc, không gây sự chú ý cho người đọc

- Văn bản được trình bày rõ ràng, sử dụng màu sắc phân biệt rõ ràng giữa phần tiêu đề và nội dung

- Phong cách trình bày đẹp, có hình ảnh minh họa

1 Định dạng văn bản:

- Định dạng văn bản là thao tác thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang…

 Mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.

- Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản

Lưu ý:

Nên định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo xong toàn bộ phần nội dung của văn bản  Mục đích:

- Tiết kiệm thời gian

- Giúp cho văn bản có một định dạng thống nhất, hợp lí, không phải chỉnh sửa lại nhiều lần

10’ Hoạt động 2:

- Đơn vị cở sở của văn bản?

- Như vậy ta có thể thực hiện các thao tác thay đổi nào trên từng kí tự?

Ví dụ:

- Tin học Tin học Tin học

- Kí tự

- Thay đổi kiểu chữ, màu sắc, … Các HS khác bổ sung ý kiến

- Thay đổi về phông chữ - Thay đổi về cỡ chữ

2 Định dạng kí tự:

- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự

- Các tính chất định dạng kí tự phổ biến gồm:

(42)

- Tin học Tin học

Tin học

- Tin học Tin học Tin học

- Tin học Tin học Tin học

- Thay đổi về kiểu chữ

- Thay đổi về màu sắc con chữ

+ Kiểu dáng + Màu sắc

Sử dụng các nút lệnh để định dạng văn bản

Lưu ý: Để gọi chức năng định

dạng qua nút lệnh ta chọn vào nút bên phải các nút lệnh 10’ Hoạt động 3:

- GV đưa ra từng ví dụ cụ thể để HS so sánh?

Các nút lệnh sau tương ứng với các chức năng định dạng nào?

     

- HS so sánh các ví dụ theo yêu cầu GV

- Nêu các chức năng tương ứng với các nút lệnh từ đó rút ra thao tác định dạng văn bản theo chức năng đó

- Thay đổi phông chữ - Thay đổi cỡ chữ - Bật/tắt chữ in đậm - Bật/tắt chữ in nghiêng - Bật/tắt gạch chân

- Thay đổi màu sắc cho kí tự

a Sử dụng các nút lệnh:

Để thực hiện định dạng kí tự, ta làm theo hai bước:

- Chọn phần văn bản cần định dạng

- Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng

Sử dụng hộp thoại để định dạng văn bản

Lưu ý: Trên hộp thoại Font

khi khởi động có 3 thẻ (tag), ta chọn thẻ Font (mặc định) để thực hiện việc định dạng kí tự

5’ Hoạt động 4:

- Quan sát hộp thoại và - Quan sát kỹ và chỉ ra các thao

(43)

so sánh các chức năng liên quan tương ứng với các nút lệnh trên thanh công cụ

- Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự nào?

tác tương ứng với các nút lệnh

- Áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó

Để định dạng kí tự ta làm theo hai bước:

1 Chọn phần văn bản muốn định dạng

2 Mở bảng chọn Format, chọn lệnh Font và sử dụng hộp thoại Font

4’ Hoạt động 5:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Làm bài tập 3, 4 SGK-Tr 88

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập trước ở nhà - Chuẩn bị trước bài 17

IV RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 01/03/2009 Ngày dạy: 02/03/2009

Tiết dạy: 49

Bài dạy:

Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu chức năng định dạng đoạn văn bản và các thao tác với định dạng đoạn văn bản, thước ngang

- Yêu cầu: Hiểu được các chức năng định dạng trên đoạn văn bản và nắm được các thao tác

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới tốt hơn - Biết vận dụng kỹ năng định dạng đoạn văn bản để trình bày văn bản - So sánh các lệnh trên hộp thoại và trên nút lệnh

- So sánh chức năng định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ, nhất quán và trình bày văn bản, biết trân trọng và phân bổ một cách hợp lý thời gian trong công việc

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

(44)

HS

 Nêu các thao tác để định dạng chức năng ghi đậm/ghi nghiêng/gạch dưới cho văn bản?

 Nêu các thao tác để thay đổi phông chữ/cỡ chữ/màu chữ cho văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Chọn phần văn bản cần định dạng:

- Ghi đậm: Nháy chuột vào nút lệnh Bold trên thanh công cụ - Ghi nghiêng: Nháy chuột vào nút lệnh Italic trên thanh công cụ - Gạch dưới: Nháy chuột vào nút lệnh Underline trên thanh công cụ

 Chọn phần văn bản cần định dạng:

- Thay đổi phông chữ: Nháy chuột vào nút lệnh Font trên thanh công cụ rồi chọn phông cần thay đổi trong danh sách hiện ra

- Thay đổi cỡ chữ: Nháy chuột vào nút lệnh Size trên thanh công cụ rồi chọn hoặc nhập trực tiếp cỡ chữ cần thay đổi

- Thay đổi màu chữ: Nháy chuột vào nút lệnh Font color trên thanh công cụ rồi chọn màu cần đổi trong danh sách màu

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Qua bài 16 chúng ta đã tìm hiểu và cùng nhau khám phá các chức năng định

dạng thay đổi trên kí tự như kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, Tuy nhiên ở cấp độ đoạn văn bản lại có nhiều yêu cầu trình bày khác mà khi áp dụng chức năng định dạng kí tự, chúng ta không thực hiện được điều đó như: Thụt đầu hàng, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, … Vậy làm như thế nào để thực hiện được điều đó, mời các em cùng nhau ta tìm hiểu bài mới: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

10’ Hoạt động 1:

- Làm thế nào để tạo ra một đoạn văn bản mới trên Word?

Giáo viên đưa ra ví dụ: - Các em hãy chỉ ra có gì khác biệt trên các đoạn văn bản sau?

- Nhấn phím Enter để xuống hàng kết thúc một đoạn và để tạo ra một đoạn mới

- Các hàng trên các đoạn văn bản trên được trình bày không nhất quán, không đồng đều nhau

1 Định dạng đoạn văn:

- Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản :

+ Kiểu căn lề;

+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang;

+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên;

+ Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới;

(45)

- Vì sao cần phải định dạng đoạn văn?

- Định dạng đoạn văn sẽ làm cho văn bản trình bày được rõ ràng và thẩm mỹ hơn

Lưu ý:

Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.

Khoảng cách giữa các đoạn văn và giữa các dòng trong một đoạn văn. 15’ Hoạt động 2:

GV đưa ra từng ví dụ cụ thể để HS quan sát và nhận xét hoặc điền thông tin vào chỗ trống:

Các nút lệnh sau tương ứng với các chức năng định dạng nào?

 (Left)

 (Center)

 (Right)

 (Jusstify)

 (Linespacing)

- HS quan sát, theo dõi và xem SGK để trả lời các câu hỏi: - Biên trái đều nhau - Căn giữa hai biên - Biên phải đều nhau - Đều cả hai biên

- Tăng khoảng cách dòng - Giảm mức thựt biên trái

- Tăng mức thụt biên trái

2 Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn:

Để thực hiện định dạng đoạn văn, ta thực hiện các thao tác sau:

- Đưa con trỏ soạn thảo văn đoạn văn bản cần định dạng

- Chọn các chức năng định dạng sau:

+ Căn lề: Nháy chuột vào một

trong các nút (căn thẳng lề

trái), (căn giữa hai lề),

(46)

 (LeftInentation)

 (LeftInentation)

nút (căn đều hai lề)

+ Thay đổi lề cả đoạn văn: Nháy chuột vào một trong hai

nút (giảm mức thụt lề trái)

hoặc nút (tăng mức thụt lề

trái)

+ Khoản cách dòng trong đoạn: Nháy chuột vào nút bên phải

của nút lệnh để chọn tỉ lệ

khoảng cách dòng

10’ Hoạt động 3:

GV giới thiệu với HS về hộp thoại Paragraph

HS nắm được các đối tượng chính trên hộp thoại

- Aligment: Căn lề

- Indentation: Tăng/giảm mức thụt lề trái

- Special: (Fist line): Thụt dòng đầu tiên của đoạn văn

- Spacing: Quy định khoảng cách giữa đoạn trước và đoạn sau

- Line spacing: Quy định khoảng cách giữa các dòng trên đoạn văn

3 Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph:

- Hộp thoại Paragraph (đoạn văn bản) được dùng để tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn bản

- Thao tác: Đặt con trỏ soạn thảo vào đoạn văn cần định dạng và mở hộp thoại Paragraph

bằng lệnh Format 

Paragraph…

4’ Hoạt động 5:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Làm bài tập 1,2,4 SGK-Tr 91

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Làm bài tập về nhà (còn lại) - Luyện tập trước ở nhà - Chuẩn bị trước bài TH 7

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(47)(48)

Ngày soạn: 01/03/2009 Ngày dạy: 04/03/2009

Tiết dạy: 50

Bài dạy: Bài Thực Hành 7

EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích:

+ Luyện tập một số thao tác định dạng văn bản đơn giản thông qua các nút lệnh + Vận dụng được các kỹ năng đã học để gõ và định dạng được một văn bản theo mẫu

- Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Thực hiện được các thao tác định dạng trên kí tự thông qua các nút lệnh

+ Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn đơn giản thông qua các nút lệnh + Làm quen với các lệnh thông qua các hộp thoại

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón

- Rèn kỹ năng đánh dấu chọn phần văn bản bằng con trỏ chuột và bàn phím - Kỹ năng thao tác với các nút lệnh và các phím tắt

- Kỹ năng định dạng kí tự và đoạn văn thông qua nút lệnh

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Nêu thao tác trình bày chế độ in đậm cho văn bản?

 Nêu thao tác thay đổi màu chữ (màu xanh) cho văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Các thao tác trình bày chế độ in đậm cho văn bản: - Chọn phần văn bản cần trình chế độ in đậm

- Nháy chuột vào nút lệnh Bold trên thanh công cụ

 Các thao tác thay đổi màu chữ cho văn bản: - Chọn phần văn bản cần thay đổi màu chữ

(49)

- Nháy chuột vào nút bên phải nút lệnh Color , trong bảng danh sách màu hiện ra chọn màu chữ tương ứng cần thay đổi

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Qua bài Định dạng văn bản và Định dạng đoạn

văn bản, các em đã nắm được một số chức năng và các thao tác cơ bản để định dạng và trình bày một văn bản theo mẫu, vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện việc định dạng ấy qua bài thực hành 7

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón - GV hướng dẫn các kỹ

năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 7 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, đặc biệt cần xử lý văn bản chữ Việt tốt, nắm được các nút lệnh định dạng

30’ Hoạt động 1:

- Khởi động Word, mở tệp Bien dep đã lưu

- Sử dụng các chức năng định dạng đã học để trình bày văn bản theo yêu cầu

- Thực hiện 1 trong hai cách để khởi động Word và mở tệp văn bản theo yêu cầu

- Định dạng mẫu văn bản theo yêu cầu

(50)

Trình bày văn bản theo mẫu và yêu cầu SGK (bài Biển đẹp – SGK/Trang 91)

(51)

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao định dạng văn bản và đoạn văn bản - Nhớ lại các nút lệnh, các thao tác định dạng văn bản và đoạn văn bản

- Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà - Chuẩn bị trước bài Tre xanh

IV RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 09/03/2009 Ngày dạy: 14/03/2009

Tiết dạy: 51

Bài dạy: Bài Thực Hành 7

EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích:

+ Luyện tập một số thao tác định dạng văn bản đơn giản thông qua các nút lệnh + Vận dụng được các kỹ năng đã học để gõ và định dạng được một văn bản theo mẫu

- Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Thực hiện được các thao tác định dạng trên kí tự thông qua các nút lệnh

+ Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn đơn giản thông qua các nút lệnh + Biết sử dụng các hộp thoại để định dạng kí tự và đoạn văn bản

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón

- Rèn kỹ năng đánh dấu chọn phần văn bản bằng con trỏ chuột và bàn phím - Kỹ năng thao tác với các nút lệnh và các phím tắt

- Kỹ năng định dạng kí tự và đoạn văn thông qua nút lệnh

(52)

- Kỹ năng sử dụng hộp thoại để định dạng văn bản và so sánh với các nút lệnh

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Hãy trình bày thao tác định dạng màu gạch chân cho kí tự (khác màu với kí tự)?

 Hãy trình bày chức năng tạo khoảng cách giữa các đoạn trong văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Thao tác định dạng màu gạch chân cho kí tự: - Chọn phần văn bản cần quy định màu gạch chân - Nháy chuột vào bảng chọn Format, nháy chọn Font

- Trong hộp thoại Font chọn kiểu gạch chân cần định dạng tại mục Underline style

- Trong hộp thoại Font chọn kiểu gạch chân cần định dạng tại mục Underline color

 Thao tác định dạng khoảng cách giữa các đoạn: - Nháy chuột vào trong đoạn văn bản cần định dạng - Nháy chuột vào bảng chọn Format, nháy chọn Paragraph

- Trong mục Spacing quy định khoảng cách trong mục chọn Before và After

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Chúng ta đã làm quen với các thao tác đơn giản

để định dạng kí tự và đoạn văn bản qua bài tập Bien dep hôm trước Hôm nay chúng ta cũng sẽ tiếp tục thực hành các chức năng định dạng mà các em đã được học bằng các nút lệnh và thông qua các hộp thoại

 Tiến trình bài dạy:

Thời

(53)

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón - GV hướng dẫn các kỹ

năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 7 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, đặc biệt cần xử lý văn bản chữ Việt tốt, nắm được các nút lệnh định dạng

30’ Hoạt động 1:

- Khởi động Word

- Nhập và sử dụng các chức năng định dạng đã học để trình bày văn bản Tre xanh theo yêu cầu

- Thực hiện 1 trong hai cách để khởi động Word và mở tệp văn bản theo yêu cầu

- Nhập và định dạng mẫu văn bản theo yêu cầu

1 Định dạng văn bản: - Thực hành theo yêu cầu bài thực hành 7 (SGK-/Trang 93)

Nhập ,trình bày văn bản theo mẫu và yêu cầu SGK (bài Tre xanh – SGK/Trang 93) Định dạng văn bản theo mẫu yêu cầu và lưu với tên cũ: Tre xanh

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao định dạng văn bản và đoạn văn bản - Nhớ lại các nút lệnh, hộp thoại, các thao tác định dạng văn bản và đoạn văn bản

- Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Hướng dẫn học bài ở nhà:

(54)

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(55)

Ngày soạn: 08/03/2009 Ngày dạy: 11/03/2009

Tiết dạy: 52

Bài dạy:

Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu cách trình bày một văn bản với các cách khác nhau - Yêu cầu: Nắm được các cách trình bày văn bản

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng kỹ năng thao tác trên hộp thoại - Phân biệt được lề trang và lề đoạn văn bản

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ, nhất quán và trình bày trang văn bản

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Nêu các thao tác để xóa bỏ định dạng chức năng ghi đậm/ghi nghiêng/gạch chân cho văn bản (nếu có)?

 Em chỉ chọn một phần của đoạn văn bản và thực hiện lệnh định dạng ghi đậm Lệnh có tác dụng đối với toàn bộ đoạn văn bản đó không? Vì sao?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Chọn phần văn bản cần xóa bỏ định dạng:

- Xóa ghi đậm: Nháy chuột vào nút lệnh Bold trên thanh công cụ - Xóa ghi nghiêng: Nháy chuột vào nút lệnh Italic trên thanh công cụ - Xóa gạch chân: Nháy chuột vào nút lệnh Underline trên thanh công cụ

 Khi thực hiện chức năng ghi đậm, chỉ chọn một phần văn bản trong đoạn thì cả đoạn văn bản không được ghi đậm Vì chức năng định dạng ghi đậm là chức năng định dạng kí tự, nên khi định dạng chỉ được áp dụng lên phần văn bản được chọn

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): GV đưa ra ví dụ so sánh về cách trình bày một trang DS lớp hoặc một trang sơ

yếu lí lịch HS, theo cách trình bày ngang và dọc sau đó đưa ra nhận xét Sau đó GV chốt lại: Như vậy văn bản có thể trình bày trên một trang in theo 02 cách khác nhau Vậy làm thế nào để trình bày được theo một trong hai kiểu đó, mời các em cùng nhau tìm hiểu bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN

(56)(57)

Với khổ giấy trên em sử dụng như thế nào để trình bày cho hợp lí phần văn bản yêu cầu?

(58)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

15’ Hoạt động 1:

- Quan sát VD SGK/Trang 94 và cho biết có mấy hướng trình bày trang văn bản?

- Liên hệ thực tế cho biết các loại văn bản nào thường được trình bày theo trang đứng và các loại văn bản nào thường được trình bày theo trang nằm ngang?

- Các em hãy chỉ ra các lề trang văn bản trên SGK Tin Học?

- Phân biệt lề trang văn bản và lề của đoạn văn?

- Có hai hướng trình bày trang văn bản: Trang đứng và trang nằm ngang

- Trang đứng: Đơn xin phép, các trang sách trong một số SGK như Tin Học, Ngữ Văn,

- Trang nằm ngang: Danh sách lớp, các trang trong các sách Mỹ Thuật, …

- HS nhận biết và chỉ ra được các lề trang của văn bản

- Đọc phần Lưu ý SGK

1 Trình bày trang văn: Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm:

- Chọn hướng trang: + Trang đứng + Trang nằm ngang - Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới

Lưu ý:

- Đừng nhầm lề trang với lề đoạn văn Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang

- Nếu văn bản có nhiều trang, việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang của văn bản.

Trình bày văn bản theo trang đứng và trang nằm ngang. 15’ Hoạt động 2:

Như vậy các em đã biết có 02 hướng trình bày trang văn và 04 chức năng đặt lề cho trang văn bản Vậy làm thế nào để quy định các chức năng đó, chúng ta sang phần 2

- Cách khởi động hộp thoại Page Setup?

Quan sát SGK, cho biết hộp thoại Page Setup có mấy thẻ

- File  Page Setup…

2 Chọn hướng trang và đặt lề trang:

Để trình bày trang văn bản, thực hiện các bước:

(59)

(Tab)?

- GV giải thích chức năng của các thẻ này và các chức năng (thuật ngữ Tiếng Anh) trên trang Margin

- 03 thẻ chọn File và nháy chọn Page

Setup…

- Chọn trang Margin và thực hiện các quy định

Hộp thoại Page Setup và các chức năng quy định trên thẻ Margin 9’ Hoạt động 5:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Có mấy hướng thể hiện trang văn bản?

- Có mấy hướng quy định đặt lề trang?

- GV giới thiệu cho HS biết nên chọn hướng thể hiện trang văn bản trước khi nhập văn bản

- Làm bài tập 1,3 SGK-Tr 96

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới (Bài 18-tt)

- 02 hướng: Trang đứng và trang nằm ngang

- 04: Lề trên, lề dưới, lề phải, lề trái

- Trang Margin: Quy định về cách đặt lề và hướng in

- Trang Paper: Quy định về khổ giấy in

- Trang Layout: Quy định về tiêu đề đầu và cuối trang in

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(60)

Ngày soạn: 15/03/2009 Ngày dạy: 16/03/2009

Tiết dạy: 53

Bài dạy:

Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu chức năng in ấn văn bản, cách xem trước và điều chỉnh văn bản trước khi in, giới thiệu cách in toàn bộ văn bản và in số trang theo chỉ định

- Yêu cầu: Biết cách in một văn bản, in một số trang theo yêu cầu

2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng kỹ năng thao tác trên hộp thoại - Nhận biết được trang hiện hành

- Nắm được một số thao tác khi chỉnh sửa trang văn bản

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong in ấn tài liệu

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Có mấy cách chọn hướng trang cho văn bản, đó là những cách nào, vì sao phải chọn như vậy?

 Lề trang khác với đoạn văn bản ở những điểm nào?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Có 02 hướng trình bày trang văn bản:

(61)

- Hướng trang đứng và hướng trang nằm ngang

- Dựa vào nội dung của từng văn bản mà chúng ta chọn hướng trình bày trang văn bản sao cho phù hợp và thẩm mỹ

 Lề đoạn văn bản được tính từ lề trang Tuy nhiên, lề đoạn văn bản có thể thò ra ngoài lề trang Khi áp dụng tính chất điịnh dạng trên đoạn văn bản, chỉ áp dụng cho đoạn văn bản đó, còn với định dạng trang được áp dụng trên toàn bộ trang văn bản

Mở rộng(4’): Qua phần lưu ý – SGK/Trang 94: Trên một văn bản có thể trình bày hai

hướng trang khác nhau ở hai trang khác nhau được không

- Trên một văn bản có thể trình bày ở hai trang khác nhau với hai hướng trang khác nhau, tùy theo quy định: Whole document (áp dụng cho toàn bộ tài liệu), Selected text (áp dụng cho phần văn bản đã được đánh dấu chọn) hay This point forward (từ trang hiện hành trở đi)

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Qua tiết 01 ở bài 18 các em đã học cách trình bày trang sao cho phù hợp với nội

dung văn bản và cách đặt lề cho trang in, thao tác cuối cùng theo phương pháp soạn thảo mới để có được một văn bản trên giấy thật đẹp chúng ta phải thực hiện, đó là thao tác gì theo các em (HS trả lời: In) Vậy tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu làm thế nào để in được một trang văn bản trên máy tính ra giấy nhé các em

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

25’ Hoạt động 1:

- Trong phần chỉnh văn bản (Bài 15), ở bài tập 4 SGK/Trang 81 các em đã làm quen với một nút lệnh mới, các em còn nhớ chức năng của nút lệnh đó là gì không?

- Để in toàn bộ văn bản có cần phải đánh dấu chọn toàn bộ văn bản hay không?

- Theo các em khi in văn bản chúng ta cần thêm thiết bị gì nữa ngoài máy tính? GV gợi ý, dẫn dắt đến vấn đề cần nêu:

- Muốn ghi đậm văn bản chúng ta có mấy cách? Đó là những cách nào? Tương tự như định dạng căn lề cho đoạn văn bản?

- Với trường hợp văn bản có nhiều trang nhưng người dùng chỉ muốn in một số trang nhất định nào đó có được không? - Được vì ngoài chức năng in ấn văn bản qua nút lệnh, chúng ta có thể in ấn văn bản thông qua hộp thoại với nhiều chức năng hơn

- GV hướng dẫn và bổ

- HS trả lời: Nút lệnh Print – dùng để in văn bản

Nháy chuột vào nút lệnh Print để in toàn bộ văn bản

- Không cần thiết, chỉ việc nháy chuột vào nút lệnh Print là được - Máy in và được kết nối với máy tính và đã được bật nguồn điện

- HS trả lời

- Có 02 cách: Thông qua nút lệnh và thông qua hộp thoại

Cũng có hai cách

- HS trả lời

3 In văn bản:

In văn bản là thao tác đơn giản: Để in toàn bộ văn bản

nháy chuột vào nút lệnh

(62)

sung thêm cho các em chức năng in ấn văn bản thông qua hôp thoại

- GV giới thiệu sơ qua về một số thuật ngữ cần lưu ý trên hộp thoại cho các em biết

- Mục Page range: Quy định khu vực in:

+ All: In toàn bộ văn bản

+ Current page: In trang hiện hành

+ Pages: In số trang chỉ định, các trang cách nhau bởi dấu “,” (phẩy), xem ví dụ trong họp thoại

Hộp thoại Print và các chức năng trên hộp thoại. 10’ Hoạt động 5:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Có mấy cách in văn bản?

- Có nhất thiết phải xem văn bản trước khi in không? Vì sao?

- Muốn in các trang: 2,3,4, 8,9,10, 12

- 02 cách: Qua nút lệnh và qua hộp thoại

- Cần thiết vì như thế sẽ cho phép chúng ta quan sát toàn vẹn trên màn hình để chỉnh sửa những sai sót (có thể) cuối cùng trước khi chắc chắn in

- Gõ vào mục Pages: 2-4, 8-10, 12

- Trang Margin: Quy định về cách đặt lề và hướng in

- Trang Paper: Quy định về khổ giấy in

(63)

- Làm bài tập 4 SGK-Tr 96

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới (Bài 19)

RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 15/03/2009 Ngày dạy: 18/03/2009

Tiết dạy: 54

Bài dạy:

Bài 19: TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu chức năng tìm kiếm và thay thế văn bản, giúp HS nắm được cách tìm và sửa lỗi nhanh chóng trong soạn thảo văn bản

- Yêu cầu: Nắm được cách gọi lệnh cũng như cách sử dụng các lệnh trên các hộp thoại, các trang trên hộp thoại

2 Kỹ năng:

- Biết cách khai thác một cách có hiệu quả các tính năng hổ trợ trên Word - Biết vận dụng chức năng thay thế để quy định các cụm từ gõ tắt trong văn bản

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ, nhất quán và trình bày văn bản, biết trân trọng và phân bổ một cách hợp lý thời gian trong công việc

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

(64)

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Có mấy hướng thể hiện trang văn bản? Đó là những hướng nào? Nêu cách đổi một trang văn bản thể hiện ở hướng trang ngang sang trang đứng?

 Có mấy chức năng quy định đặt lề cho trang văn bản? Đó là những cách nào? Vì sao cần phải đặt lề cho trang in?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Có 02 hướng thể hiện trang văn bản

- Đó là: Hướng trang đứng và hướng trang nằm ngang

- Nháy chuột vào bảng chọn File\Page Setup, chọn trang Margin, trong mục Orientation, nháy chuột vào mục chọn Portrait

 Có 04 chức năng quy định cách đặt lề cho trang văn bản

- Đó là: Left (lề trái), Right (lề phải), Top (lề trên) và Bottom (lề dưới)

- Mục đích của việc đặt lề cho trang in là trình bày cho trang văn bản được thẩm mỹ và khuôn mẫu

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Như vậy sau khi học xong bài 18 các em đã biết các thao tác cơ bản để có được

một văn bản hoàn chỉnh in ra trên giấy cũng như phương pháp soạn thảo văn bản bằng máy tính có rất nhiều ưu điểm mà khi sử dụng phương pháp soạn thảo truyền thống không có được Hôm nay thầy muốn giới thiệu cùng các em một trong số các chức năng hổ trợ trên phần mềm Winword giúp chúng ta soạn thảo nhanh hơn và khai thác một cách có hiệu quả các tính năng của phần mềm soạn thảo

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

15’ Hoạt động 1:

Giáo viên đưa ra ví dụ: - Làm thế nào để các em tìm kiếm được tên của mình trong danh sách của trường (từ khối 6-khối 9)?

Công việc ấy nếu chúng ta thực hiện trên máy tính sẽ rất nhanh vì Word hổ trợ cho chúng ta một chức năng tìm kiếm các thành phần trong văn bản: Chức năng Find (tìm kiếm)

- Để tìm kiếm văn bản qua chức năng Find chúng ta gọi lệnh như thế nào?

- GV giới thiệu nếu tìm thấy phần văn bản cần tìm đầu

- Phải đọc qua danh sách của trường

- HS theo dõi SGK và cho biết cách gọi lệnh Find: Edit\Find (Có biểu tượng là hình “ống nhòm”

- Khi phần văn bản cuối cùng được

1 Tìm phần văn bản:

- Nháy chuột vào bảng chọn Edit, gọi chức năng Find

- Trong mục Find what nhập phần văn bản cần tìm

(65)

tiên trong văn bản, Word sẽ đưa con trỏ đến vị trí đến vị trí đó (phần văn bản cần tìm sẽ được đánh dấu chọn)

tìm thấy, Word sẽ đưa ra thông báo

kết thúc kiếm. để bắt đầu tìm

- Nháy nút để kết thúc việc tìm kiếm

Hộp thoại tìm kiếm Find. 15’ Hoạt động 2:

Thông qua chức năng tìm kiếm phần văn bản, chúng ta có thể tìm kiếm những phần văn bản cần thay đổi ví dụ như hs gõ lại thành Học sinh Tuy nhiên Word đã hổ trợ cho chúng ta một chức năng hay hơn thế đó là chức năng thay thế văn bản - Khi nhấn nút Replace văn bản sẽ thay thế phần văn bản bao nhiêu lần?

- HS quan sát, theo dõi và xem SGK để tiếp thu chức năng thay thế

- Một lần

2 Thay thế:

- Nháy chuột vào bảng chọn Edit, gọi chức năng Find

- Trong mục Find what nhập phần văn bản cần tìm

- Trong mục Replace with nhập phần văn bản thay thế

- Nháy chọn nút lệnh để bắt đầu thay thế,

nháy nút để thay thế

tất cả, nháy nút để kết

thúc việc tìm kiếm

(66)

9’ Hoạt động 5:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Mở rộng Bài tập 4-SGK-Trang 99

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Hướng dẫn bài tập 3 SGK-Trang 98-99

Làm bài tập về nhà (còn lại) - Luyện tập ở nhà

- Chuẩn bị trước bài 20

- Thông qua chức năng Replace (thay thế), các em có thể tự quy định những cụm từ, từ tắt để nhập trong quá trình soạn thảo, sau đó sử dụng chức năng thay thế để thay thế tất cả các từ các em tự định nghĩa

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(67)

Ngày soạn: 22/03/2009 Ngày dạy: 23/03/2009

Tiết dạy: 55

Bài dạy:

Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu thao tác chèn hình ảnh vào văn bản, mục đích của việc chèn hình ảnh vào văn bản, các loại hình ảnh có thể chèn vào trong văn bản

- Yêu cầu: Nắm được mục đích của việc chèn hình ảnh vào văn bản, các thao tác để chèn hình ảnh vào văn bản

2 Kỹ năng:

- Thao tác chèn hình ảnh vào văn bản

- Cách thể hiện, xem trước hình ảnh trong hộp thoại Insert Picture

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ, biết lựa chọn các hình ảnh phù hợp để chèn vào văn bản để văn bản sinh động, trực quan hơn

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Nêu các bước để tìm kiếm cụm từ “TIN HỌC” (in hoa) có trong văn bản hay không?

 Có thể thực hiện việc thay thế văn bản khi gọi lệnh EDIT\FIND không? Thực hiện như thế nào?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Các thao tác tìm kiếm cụm từ TIN HỌC in hoa - Edit\Find

- Nhập cụm từ cần tìm TIN HỌC in hoa vào mục Find what

- Nháy chuột vào nút lệnh More (nếu mục chọn này chưa xuất hiện) - Nháy chuột vào ô

- Nháy nút lệnh Find next để bắt đầu tìm kiếm

 Được, thực hiện như sau:

- Nháy chuột Edit\Find Trong hộp thoại Find and Replace chọn trang Replace

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Như vậy để tìm kiếm văn bản ta sử dụng hộp thoại nào các em (HS trả lời: hộp

thoại tìm kiếm), như vậy theo các em hộp thoại là dạng thông tin nào (nếu các em chưa nhớ có thể nhắc

(68)

lại: dạng văn bản, hình ảnh hay âm thanh)? Việc đưa các hình ảnh vào SGK, giúp các em nắm được rõ hơn các thao tác thực hiện trên máy tính Các hình ảnh vừa sinh động, vừa trực quan giúp người đọc, người xem nắm rõ vấn đề hơn trong thời gian nhanh nhất, vậy làm như thế nào để đưa hình ảnh vào văn bản, mời các em chúng ta sang bài mới: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

30’ Hoạt động 1:

Giáo viên đưa ra ví dụ: - Cùng một nội dung, em thích cách trình bày nào hơn trong 02 văn bản sau? Vì sao?

- Văn bản 2

- Văn bản 2 trình bày rất đẹp vì có hình ảnh minh họa, sinh động hơn

1 Chèn hình ảnh vào văn bản:

Hình ảnh minh hoạ thường được dùng trong văn bản và làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh động hơn

Để chèn hình ảnh vào văn bản, thực hiện theo các bước sau:

- Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh

- Chọn lệnh Insert  Picture  From File Hộp thoại Insert Picture xuất hiện

- Nháy chọn tệp đồ họa cần chèn và nháy Insert

1

(69)

Hộp thoại chèn hình ảnh.

GV đặt vấn đề:

- Trong một văn bản có thể chèn được bao nhiêu hình ảnh?

- Trong trường hợp khi chúng ta chèn vào một hình ảnh không phù hợp với nội dung văn bản, muốn thay đổi hình ảnh khác, theo các em ta làm thế nào?

- GV giúp HS đưa ra nhận xét

- Có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác nhau vào bất kì vị trí nào trong văn bản

- Xóa hình cũ và chèn hình mới

- Hình ảnh cũng là một đối tượng của văn bản, nên ta cũng có thể sao chép, xoá hình ảnh hay di chuyển tới vị trí khác trong văn bản bằng các nút lệnh Copy, Cut, Paste

- Có thể chèn hình ảnh vào văn bản qua các lệnh: Insert  Picture

Clip Art; Insert  Picture  From File; Insert  Picture  Auto Shapes;

- Clip Art: Bao gồm các bộ ảnh nghệ thuật được hổ trợ sẵn trên bộ cài đặt Office

- Auto Shapes: Hổ trợ mẫu một 9’ Hoạt động 2:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Mở rộng:GV giới thiệu với các em một số hình ảnh và các nguồn chèn hình ảnh vào văn bản

- Chức năng Clip Art, Auto Shapes

(70)

- Hướng dẫn bài tập 1 SGK-Trang 102

Làm bài tập về nhà 2/Trg102 - Luyện tập ở nhà

- Chuẩn bị trước bài 20 (mục 2)

số đối tượng đồ họa, giúp người dùng tạo ra các hình ảnh bổ sung

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(71)

Ngày soạn: 22/03/2009 Ngày dạy: 25/03/2009

Tiết dạy: 56

Bài dạy:

Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỀ MINH HỌA (tt)

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu với HS trình bày, bố trí hình ảnh trên văn bản phù hợp với nội dung - Yêu cầu: Nắm được 02 cách trình bày cơ bản được giới thiệu trong SGK:In line with text và Square

2 Kỹ năng:

- Biết cách trình bày các đối tượng ảnh một các hợp lý trên văn bản - Biết cách thay đổi kích thước của ảnh để phù hợp với nội dung

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện tính thẩm mỹ trong việc trình bày văn bản có hình ảnh minh họa phù hợp

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (3’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Nêu các bước để chèn một hình ảnh vào trong văn bản?

 Có thể thực hiện các thao tác nào trên đối tượng hình ảnh khi chèn vào văn bản?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Các bước:

- Insert  Picture  From file

- Nháy đúp chuột vào hình cần chèn

 Bao gồm các thao tác: - Các thao tác:

- Sao chép, xóa, di chuyển

GV giới thiệu thêm về cách thay đổi kích thước của ảnh để phù hợp với nội dung trình bày trên văn bản

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (1’): Như vậy ngoài các thao di chuyển, sao chép, xóa trên hình ảnh, việc thay đổi

kích thước hình ảnh cũng quan trọng Tuy nhiên, việc thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản còn quan trọng hơn vì nó mang lại sự hài hòa về bố cục và cách trình bày cho văn bản Vậy làm như thế nào để trình

(72)

bày một cách hài hòa các hình ảnh trên văn bản, mời các em sang tiếp phần 2 của bài 20: Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

32’ Hoạt động 1:

Giáo viên đưa ra ví dụ: - Qua phần 1 các em đã biết, hình ảnh trên văn bản có thể Copy, Cut và Paste, qua SGK các em có nhận xét gì về cách trình bày các biểu tượng của các lệnh đó

- HS theo dõi SGK và cho biết có mấy cách cách phổ biến?

- Trình bày nằm trên cùng dòng với văn bản

- Có 02 cách:

+ Trong dòng văn bản + Trong nền văn bản

2 Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản:

Thông thường hình ảnh được chèn vào văn bản theo một trong hai cách phổ biến:

- Trong dòng văn bản - Trong nền văn bản

So sánh hai cách trình bày của hình ảnh trên 02 văn bản trên.

- Có gì khác nhau trong cách trình bày hình ảnh trong hai văn bản trên?

- Rút ra nhận xét?

- Vậy làm thế nào để trình bày hình ảnh trong văn bản theo một trong hai cách đó?

- Văn bản 1: Trình bày trong nền văn bản

- Văn bản 2: Trình bày trong dòng văn bản

- Thông thường các dạng hình ảnh có kích thước nhỏ được trình bày trong dòng văn bản, các hình ảnh có kích thước lớn được trình bày theo cách trong nền văn bản - HS trả lời

a Trong dòng văn bản: Hình ảnh được xem như là một kí tự đặc biệt và được chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo

b

Trong nền văn bản: Hình ảnh được xem như là một kí tự đặc biệt và được chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo

Thực hiện các bước sau đây để thay đổi cách bố trí hình ảnh:

- Nháy chuột trên hình để chọn hình vẽ đó

(73)

AutoShape (hoặc Format  Picture, tùy theo đối tượng là hình ảnh hay hình vẽ) Hộp thoại Format Picture xuất hiện, chọn trang Layout - Chọn In line with text (Nằm trên dòng văn bản) hoặc Square (Hình vuông nằm trên nền văn bản) và nháy OK Sau khi chọn kiểu bố trí, ta có thể di chuyển đối tượng đồ hoạ trên trang bằng thao tác kéo thả chuột.

Chọn kiểu bố trí hình ảnh trên văn bản. 8’ Hoạt động 2:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Quan sát hộp thoại Format Picture SGK-Trang 101 và trả lời:

+ Chức năng Behind text + In front of text

- GV giải thích và cho các em đọc qua một số thuật ngữ để các em làm quen

- GV cần phát huy tính tự học, tự khám phá của các em

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Hướng dẫn sơ lược nội dung bài thực hành 8

- Luyện tập trước ở nhà bài tập TH 8 SGK – Trang 102

- Hình ảnh nằm phía sau văn bản - Hình ảnh nằm phía trước văn bản

(74)(75)

Ngày soạn: 29/03/2009 Ngày dạy: 01/04/2009

Tiết dạy: 57

Bài dạy: Bài Thực Hành 8

EM VIẾT BÁO TƯỜNG I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích:

+ Rèn luyện kỹ năng tạo văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản + Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản, thay đổi cách bố trí

- Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Soạn thảo, biên tập, định dạng và trình bày văn bản theo mẫu + Chèn được hình ảnh từ một tệp sẵn có vào văn bản

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón - Rèn kỹ năng biên tập, định dạng và trình bày văn bản - Kỹ năng thao tác với các nút lệnh và các phím tắt - Kỹ năng chèn hình ảnh vào văn bản

- Biết cách biên tập, bố trí hình ảnh phù hợp để làm bật nội dung

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu, thư viện tư liệu hình ảnh

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, thực hành theo sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Nêu các bước để chèn một tệp hình ảnh vào văn bản?

 Hình ảnh được chèn vào văn bản theo các cách phổ biến nào?

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Thực hiện theo các bước sau:

- Đặt điểm chèn tại vị trí cần chèn hình ảnh

- Nháy chuột vào bảng chọn Insert, nháy chọn lệnh Picture, chọn lệnh From file - Trong hộp thoại Insert Picture chọn tệp ảnh cần chèn

- Nháy chuột vào nút lệnh Insert để chèn

(76)

 Thông thường hình ảnh được chèn vào văn bản theo hai cách thông dụng: - Trong dòng văn bản

- Trong nền văn bản

- Cách thay đổi: Format\Picture,, chọn trang Layout:  Inline with text  Square

(77)

- GV mở rộng: Trong hộp thoại Insert Picture, nháy chọn View: Chọn lệnh Thumnails hoặc Preview để xem tệp đồ họa dưới dạng ảnh

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Việc thêm hình ảnh vào văn bản nhằm làm cho văn bản sinh động và trực quan hơn Các biểu tượng (logo), áp phích, pano quảng cáo, … chỉ cần hình ảnh để “nói” lên tất cả Vậy việc chèn hình ảnh vào văn bản có ý nghĩa như thế nào và cách thực hiện ra sao mời các em cùng thực hành chèn hình ảnh vào văn bản theo mẫu yêu cầu SGK để biết được điều đó

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- Hình ảnh, tư liệu minh họa được chứa trong thư mục Thu vien tu lieu hinh anh on Server

- Đường dẫn: My Network

Places  Thu vien tu lieu hinh

anh on Server

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 8 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, biết cách định dạng, trình bày văn bản - Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản

- Ảnh minh họa trong bài: Nha_san.jpg

30’ Hoạt động 1:

- Khởi động Word?

- Nhập và sử dụng các chức năng định dạng đã học để trình bày văn bản Bác Hồ ở chiến khu theo yêu cầu?

- Thực hiện 1 trong hai cách để khởi động Word và mở tệp văn bản theo yêu cầu

- Nhập và định dạng mẫu văn bản theo yêu cầu (SGK-Trang 103)

1 Trình bày văn bản và chèn hình ảnh:

- Thực hành theo yêu cầu bài thực hành 8 (SGK-/Trang 102-103)

(78)

Định dạng văn bản theo mẫu yêu cầu, chèn hình ảnh và lưu với tên: Bac Ho o chien khu

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao định dạng văn bản và đoạn văn bản - Nhớ lại các nút lệnh, hộp thoại, các thao tác định dạng văn bản và đoạn văn bản

- Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị trước nội dung để viết “tờ báo tường tiết sau”: Hình ảnh, đoản văn, mẫu chuyện vui,

(79)

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(80)

Ngày soạn: 29/03/2009 Ngày dạy: 02/04/2009

Tiết dạy: 58

Bài dạy: Bài Thực Hành 8

EM VIẾT BÁO TƯỜNG (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích:

+ Rèn luyện kỹ năng tạo văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản

+ Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản, thay đổi cách bố trí hình ảnh trên văn bản - Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Soạn thảo, biên tập, định dạng và trình bày văn bản theo mẫu + Chèn được hình ảnh từ một tệp sẵn có vào văn bản

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón - Rèn kỹ năng biên tập, định dạng và trình bày văn bản - Kỹ năng thao tác với các nút lệnh và các phím tắt - Kỹ năng chèn hình ảnh vào văn bản

- Biết cách biên tập, bố trí hình ảnh phù hợp để làm bật nội dung

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu, thư viện tư liệu hình ảnh

2 Chuẩn bị của học sinh: Nội dung để viết “báo tường”, thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Ở tiết TH 1 chúng ta đã làm quen với việc chèn

(81)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- Thông qua Thư viện tư liệu về hình ảnh GV cung cấp, cần lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung đã chuẩn bị để “viết” một tờ báo tường

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 8 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, biết cách định dạng, trình bày văn bản - Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản

30’ Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS viết báo tường qua nội dung đã chuẩn bị sẵn ở nhà

- Cung cấp hổ trợ thư viện tư liệu hình ảnh

- Thông qua nhóm biên tập và trình bày tờ báo tường trên máy tính thông qua phần mềm Word - Chèn hình ảnh từ thư viện tư liệu

2 Thực hành “Em viết báo tường”:

- Thực hành theo yêu cầu bài thực hành 8 (SGK-/Trang 103 mục 2.b)

- Viết một tờ báo tường qua sự chuẩn bị ở nhà

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

- Các nhóm có thể xem tham khảo và nhận xét các “tờ báo” của nhóm khác

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao định dạng trên văn bản và phần trình bày - Nắm kỹ thao tác chèn hình ảnh vào văn bản và cách trình bày - Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Hướng dẫn học bài ở nhà:

(82)

- Chuẩn bị trước bài kiểm tra TH

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(83)

Ngày soạn: 05/04/2009 Ngày dạy: 08/04/2009

Tiết dạy: 59

Bài dạy: Kiểm Tra 1 Tiết

KIỂM TRA THỰC HÀNH I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản các thao tác trên văn bản và kỹ năng soạn thảo, định dạng và trình bày một văn bản tiếng Việt có chèn hình ảnh minh họa trên máy tính

- Kiểm tra, đánh giá mức độ học tập của từng học sinh để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng

2 Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học: thao tác soạn thảo, định dạng, trình bày và biên tập một văn bản có hình ảnh minh họa

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong kiểm tra

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, đáp án, tư liệu ảnh mẫu, thang điểm, phòng máy

2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị, ôn tập kiến thức về định dạng, trình bày và chèn hình ảnh vào văn bản

III ĐỀ BÀI: Soạn thảo, trình bày văn bản theo mẫu sau (có chèn hình ảnh):

IV ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:

- Nhập được văn bản bằng tiếng Việt đầy đủ và đúng (3 đ) - Định dạng văn bản theo đúng yêu cầu (3 đ):

+ Tiêu đề: Phông kiểu cách (VNI-Ariston, …), đậm, nghiêng, cỡ chữ 18, màu chữ: đỏ

+ Nội dung: Căn đều 2 biên, thụt đầu dòng, màu chữ: xanh

+ Tác giả dòng cuối: Căn lề phải, từ theo in nghiêng, màu chữ: đỏ + Tạo khoảng cách giữa các đoạn

- Chèn hình ảnh phù hợp, trình bày có bố cục (2 đ)

- Lưu được tệp văn bản theo mẫu: Tên HS_Lớp Ví dụ: ThaoLy_6A1 (1 đ) - Gõ mười ngón (1 đ).`

(84)

- GV có thể theo dõi tùy theo từng thao tác của các em trong quá trình kiểm tra để cho điểm (không nhất thiết khi nhập xong văn bản mới thực hiện thao tác lưu)

V RÚT KINH NGHIỆM:

1 Những sai sót chủ yếu của HS:

2 Nguyên nhân:

3 Nhận xét, đánh giá mức độ đề ra:

4 Phân loại, tổng kết điểm:

LỚP Từ 0  <3.5(Kém) Từ 3.5  <5.0

(Yếu)

Từ 5.0  <6.5 (Trung bình)

Từ 6.5  <8.0 (Khá)

Từ 8.0  10 (Giỏi)

6A1 SL % SL % SL % SL % SL %

6A2 SL % SL % SL % SL % SL %

6A3 SL % SL % SL % SL % SL %

6A4 SL % SL % SL % SL % SL %

6A5 SL % SL % SL % SL % SL %

(85)

Ngày soạn: 05/04/2009 Ngày dạy: 09/04/2009

Tiết dạy: 60

Bài dạy:

Bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu về bảng, mục đích việc trình bày thông tin bằng bảng, cách tạo bảng và thao tác trên bảng

- Yêu cầu: Nắm được thao tác tạo bảng với cấu trúc (kích thước) bảng cho trước

2 Kỹ năng:

- Nhận biết các thuật ngữ đã học, qua đó sử dụng hộp thoại Table để tạo bảng - Cần biết được các loại thông tin nào cần sử dụng bảng để trình bày

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện khả năng trình bày, biểu diễn thông tin cô đọng, dễ hiểu

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Giảng bài mới: (2’): Trong đời sống hằng ngày chúng ta học tập và làm việc đã gặp rất nhiều

dạng thông tin được trình bày ở dạng bảng, các em có thể lấy một vài ví dụ (HS cho ví dụ) Vậy cấu trúc chung của một bảng là gì, làm thế nào để tạo được một bảng trên Word, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu: Bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

20’ Hoạt động 1:

Giáo viên đưa ra ví dụ theo SGK:

- Quan sát và cho nhận xét gì về 2 cách trình bày?

- Văn bản 1: Trình bày theo dạng văn bản bình thường

- Văn bản 2: Trình bày theo dạng bảng

Nhận xét: Khi trình bày cùng một nội dung số liệu, danh sách: Trình bày theo dạng bảng dễ quan sát, so sánh hơn

1 Tạo bảng:

Trước khi tạo bảng, phải xác định xem bảng cần tạo gồm mấy hàng và mấy cột Cách tạo bảng:

1 Chọn nút lệnh Insert

Table (Chèn bảng) trên thanh công cụ chuẩn

(86)

Lưu ý: Kích thước bảng trong bộ Word 2007 khác so với trong bộ Word 2003 tại cấu trúc bảng: m x n (2003): m hàng x n cột m x n (2007): m cột x n hàng

Sau khi đã tạo bảng, để nhập dữ liệu cho các ô trong bảng, phải đưa con trỏ soạn thảo tới ô đó bằng các cách:

- Nháy chuột vào ô muốn tới - Hoặc dùng các phím mũi tên hoặc phím Tab trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo qua các ô của bảng

Sau đó nhập dữ liệu bình thường

12’ Hoạt động 2:

GV đặt vấn đề: Sau khi được tạo, các cột của bảng có chiều rộng bằng nhau, còn độ cao của các hàng phụ thuộc vào nội dung trong các ô Vậy làm thế nào để trình bày được các nội dung văn bản 2?

2 Tạo bảng:

Để chỉnh sửa độ rộng của cột hay độ cao của hàng, hãy đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con

trỏ có dạng hoặc và kéo

chuột sang trái, phải (hoặc lên, xuống) đến khi có được kích thước mong muốn thì thả tay - Word xem mỗi ô của bảng như một trang văn bản độc lập, nghĩa là ta có thể thực hiện các thao tác định dạng văn bản (trừ thao tác trình bày trang) trên ô đó - Có thể tạo bảng bằng cách gọi lệnh qua Menu: Table, Insert, Insert Table

10’ Hoạt động 3:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Củng cố:

+ Mục đích của việc trình bày dữ liệu bằng bảng

+ Các loại dữ liệu nên trình bày bằng bảng

+ Cách tạo bảng nhanh

+ Các thao tác với dữ liệu trên ô + Cách thay đổi kích thước của hàng, cột

- Mở rộng: Thao tác tạo bảng bằng công cụ vẽ (Bài tập 7-SGK/Trang107

(87)

- Hướng dẫn bài tập 1 SGK-Trang 102

Làm bài tập về nhà 2/Trg102 - Luyện tập ở nhà

- Chuẩn bị trước bài 20 (mục 2)

+ Number of columns: Số cột cần tạo cho bảng

+ Number of rows: Số hàng cần tạo cho bảng

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(88)

Ngày soạn: 12/04/2009 Ngày dạy: 15/04/2009

Tiết dạy: 61

Bài dạy:

Bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG (tt)

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu về các thao tác trên bảng

- Yêu cầu: Nắm được các thao tác thay đổi cấu trúc cho bảng

2 Kỹ năng:

- Sử dụng hộp thoại Table: Insert, Delete để thực hiện được một số tính năng trên bảng - Phân biệt được chức năng chèn và xóa dữ liệu hay thay đổi cấu trúc của bảng

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập Kỹ năng làm việc chuẩn mực, nhanh nhẹn, khoa học Rèn luyện khả năng trình bày, biểu diễn thông tin cô đọng, dễ hiểu

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống các câu hỏi, tư liệu GV

2 Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ:

Dự kiến HS và câu hỏi kiểm tra miệng:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

 Nêu các bước để tạo bảng?

 Câu hỏi số 5 SGK-Trang 106: Em muốn điều chỉnh để một hàng trong bảng có độ cao thấp hơn, nhưng không kéo thả chuột để có độ cao mong muốn Hãy cho biết lí do? (Dành cho HS Khá-Giỏi)

 Dự đoán phương án trả lời của HS  Đáp án:

 Có 02 bước để tạo bảng:

- Nháy chuột vào biểu tượng Insert Table trên thanh công cụ

- Nhấn giữ nút trái chuột và kéo thả để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột

 Độ rộng (chiều cao) của một hàng thường phụ thuộc vào 02 đặc điểm sau: - Số hàng (dòng) tối đa của văn bản trên hàng đó

- Kích thước Font chữ (tối đa trên hàng đó

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới: (2’): Ở tiết trước chúng ta đã làm quen với chức năng tạo bảng, chức năng thay

đổi độ rộng, chiều cao của hàng và cột Một buổi nào đó, bỗng dưng các em nhớ ra cấu trúc của bảng danh sách lớp còn thiếu (hoặc dôi ra) một vài cột, thiếu (hoặc dôi ra) một vài hàng thì khi đó chúng ta sẽ xử lí như thế nào Để thực hiện được điều đó các em cùng nhau tìm hiểu tiếp bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG

(89)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

20’ Hoạt động 1:

Giáo viên đưa ra ví dụ:

- Trong trường hợp trên, nếu muốn thêm thông tin về ngày sinh nhật của từng bạn và thêm một số bạn khác nữa vào danh sách lưu, phải làm sao?

- Chèn thêm vào một cột và thêm nhiều hàng khác nữa

3 Chèn thêm hàng hay cột:

a Thêm hàng: Có hai

cách:

1 Di chuyển con trỏ soạn thảo sang bên phải bảng (ngoài cột cuối cùng) và nhấn Enter 2 Di chuyển con trỏ soạn thảo tới ô cuối cùng của bảng, nhấn phím Tab

Một hàng mới được chèn thêm sau hàng có con trỏ và con trỏ soạn thảo chuyển tới ô đầu tiên của hàng mới

b Thêm cột:

1 Đưa con trỏ vào một ô trong cột

2 Chọn lệnh Table  Insert  Columns to the Left (Chèn cột vào bên trái) hoặc Table  Insert  Columns to the Right (Chèn cột vào bên phải)

Cột mới sẽ được thêm vào bên trái (hoặc bên phải) cột có con trỏ

Bảng được chèn thêm cột Sinh Nhật và cập nhập thêm một bạn mới

Bôi đen (chọn):

- Bôi đen một ô: đưa trỏ chuột ra mép trái của ô đến khi nào chuột có dạng mũi tên đặc màu đen, đầu mũi tên hướng vào ô đó thì nháy chuột trái

- Bôi đen một hàng: đưa trỏ chuột ra mép trái của hàng đến khi nào chuột có dạng mũi tên đặc màu đen, đầu mũi tên hướng vào hàng đó thì nháy chuột trái

(90)

mũi tên hướng thẳng đứng xuống dưới cột đó thì nháy chuột trái

12’ Hoạt động 2:

Khi nhấn phím Delete trên 2 cột

của bảng thì 2 cột có xóa không? - Không, chỉ xóa phần dữ liệu ởtrong ô

4 Xóa hàng, cột hoặc bảng: - Chỉ xóa nội dung bên trong ô:

1 Chọn (bôi đen) ô cần xoá nội dung

2 Nhấn phím Delete trên bàn phím

- Xóa thực sự hàng, cột hoặc bảng:

1 Chọn hàng/cột hoặc đưa con trỏ soạn thảo vào hàng/cột cần xoá

2 Chọn lệnh: - Table  Delete  Rows

(Xoá hàng). - Table Delete  Column

(Xoá cột). - Table  Delete  Table

(Xoá bảng). 10’ Hoạt động 3:

 Củng cố, mở rộng kiến thức:

- Củng cố:

+ Mục đích của việc thay đổi cấu trúc của bảng

+ Thao tác đánh dấu dữ liệu trên bảng

+ Các thao tác chèn ô, hàng, cột, bảng mới

+ Các thao tác xóa: Nội dung dữ liệu, ô, hàng, cột, bảng

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Hướng dẫn bài tập SGK-Trang 106-107

(91)

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(92)

Ngày soạn: 12/04/2009 Ngày dạy: 16/04/2009 Tiết dạy: 62

Bài dạy: Bài Thực Hành 9

DANH BẠ CỦA RIÊNG EM I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu chức năng tạo bảng, soạn thảo và biên tập nội dung các ô trong bảng - Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Tạo được một cấu trúc bảng theo yêu cầu quy định trước + Có thể thực hiện được việc tạo bảng qua bảng chọn + Tạo bảng điểm học kỳ I của em (SGK-trang 108)

+ Tạo được và ghi nội dung cho một bảng đơn giản bất kì (VD như lịch học tập ở nhà)

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón - Rèn kỹ năng thao tác trên bảng

- Kỹ năng chọn các thành phần của bảng

- Biết cách biên tập và tạo một bảng đơn giản bất kỳ ngoài nội dung thực hành: Thời khóa biểu, danh sách lớp, …

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu, thư viện tư liệu hình ảnh

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK-Bài tập thực hành 9, thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Để tạo được một bảng và ghi nội dung theo

(93)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- Tạo bảng theo yêu cầu và thông qua một số nội dung còn thiếu trong mẫu danh bạ -SGK/Trang 108, các em cần điền đầy đủ các thông tin

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 9 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, biết cách định dạng, trình bày văn bản - Biết cách thao tác với bảng

30’ Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS tạo bảng danh bạ theo mẫu SGK

- Hổ trợ, hướng dẫn chức năng tô màu nền cho ô

- Tạo danh bạ theo mẫu

- Thực hiện việc định dạng văn bản trên bảng theo yêu cầu - Tạo bảng theo mẫu mới đã chuẩn bị ở nhà

1 Tạo danh bạ của riêng em:

- Thực hành theo yêu cầu bài thực hành 9 (SGK-/Trang 108 mục 2.a)

- Tạo một danh bạ theo mẫu

- Điền nội dung thông tin cho đầy đủ

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

- Các nhóm có thể xem tham khảo nhau và bổ sung các chức năng mình chưa hoàn thiện, cách tô màu nền cho ô

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao định dạng trên văn bản và phần trình bày - Nắm kỹ thao tác chèn hình ảnh vào văn bản và cách trình bày - Sử dụng gõ mười ngón, để nhập văn bản tiếng Việt

Tạo bảng theo mẫu (SGK)

(94)

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà - Chuẩn bị trước tiết TH sau

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(95)

Ngày soạn: 19/04/2009 Ngày dạy: 22/04/2009

Tiết dạy: 63

Bài dạy: Bài Thực Hành 9

DANH BẠ CỦA RIÊNG EM (tt) I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Giới thiệu chức năng tạo bảng, soạn thảo và biên tập nội dung các ô trong bảng - Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Tạo được một cấu trúc bảng theo yêu cầu quy định trước + Có thể thực hiện được việc tạo bảng qua bảng chọn

+ Soạn thảo trình bày bằng bảng Kết quả học tập của em theo SGK-Trang 108

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón - Rèn kỹ năng thao tác trên bảng

- Kỹ năng chọn các thành phần của bảng

- Biết cách biên tập và tạo một bảng đơn giản bất kỳ ngoài nội dung thực hành: Thời gian biểu, danh sách HS giỏi, …

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu, thư viện tư liệu hình ảnh

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK-Bài tập thực hành 9, thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (4’):

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Qua tiết thực hành trước các em đã làm quen với

việc tạo bảng trên máy tính Vậy hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với bảng qua tiết thực hành 2-bài thực hành 9 để tạo bảng báo cáo Kết quả HK I của em

(96)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- Tạo bảng theo yêu cầu và thông qua một số nội dung còn thiếu trong mẫu danh bạ -SGK/Trang 108, các em cần điền đầy đủ các thông tin

- GV hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành 9 để có một tiết thực hành hiệu quả

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV, biết cách định dạng, trình bày văn bản - Biết cách thao tác với bảng

30’ Hoạt động 1:

- GV ôn lại kiến thức cũ và hướng dẫn HS một số thao tác cần thiết để HS thực hành tốt - Làm mẫu và hổ trợ HS thực hành

- Nắm kỹ các kĩ năng đã TH trong tiết trước và vận dụng để TH tốt bài TH

- Ghi nhớ và nắm kỹ các kiến thức mới

2 Kết quả học tập của em:

- Thực hành theo yêu cầu bài thực hành 9 (SGK-/Trang 108 mục 2.b)

- Tạo báo cáo kết quả học tập HK I của em theo mẫu

- Điền nội dung thông tin cho đầy đủ

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

- Trao đổi, thảo luận và bổ sung kiến thức cho nhau

 Củng cố kiến thức:

- Nắm kỹ các thao định dạng trên văn bản và phần trình bày trên bảng

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị trước bài kiểm tra TH

(97)(98)

Ngày soạn: 19/04/2009 Ngày dạy: 22/04/2009

Tiết dạy: 64

Bài dạy: Bài Thực Hành Tổng Hợp

DU LỊCH BA MIỀN I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng thao tác trên phần mềm soạn thảo Winword - Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Gõ nội dung quảng cáo và sửa lỗi nếu cần thiết

+ Định dạng ký tự và định dạng đoạn văn bản càng giống mẫu càng tốt + Chèn hình ảnh (trên thư viện tư liệu ảnh) và chỉnh vị trí của hình ảnh + Tạo được bảng, gõ và định dạng nội dung trong bảng

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón - Kỹ năng định dạng và trình bày văn bản

- Thao tác trên bảng và định dạng dữ liệu trên bảng - Kỹ năng thao tác với tệp hình ảnh

- Tổng hợp các kỹ năng đã được học để trình bày và soạn thảo văn bản theo mẫu

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu, thư viện tư liệu hình ảnh

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK-Bài tập thực hành tổng hợp, thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Các kỹ năngqua thực hành

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu bài thực hành (1’): Qua bài thực hành số 9, các em đã làm quen gần

(99)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- Soạn, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch theo mẫu SGK – trang 109

- GV hướng dẫn các kỹ năng tổng hợp, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành tổng hợp để có một bài thực hành đạt hiệu quả cao

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Vận dụng tất cả các kỹ năng đã được học và thao tác trên văn bản để thực

34’ Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS tạo mẫu quảng cáo theo SGK

- Hổ trợ, hướng dẫn ôn tập các kỹ năng thực hành

- Tạo quảng cáo theo mẫu - Thực hiện việc định dạng văn bản theo yêu cầu

- Tạo bảng và định dạng bảng theo yêu cầu

Bài thực hành tổng hợp:

(100)

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

- Các nhóm có thể xem tham khảo nhau và bổ sung các chức năng mình chưa hoàn thiện

 Củng cố kiến thức:

- Các thao tác khi soạn thảo một văn bản bằng máy tính qua phần mềm Winword: Soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng, chèn hình ảnh, tạo bảng, trình bày, …

- Tổng hợp các kỹ năng cần có khi gặp một mẫu văn bản bất kì

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị ôn tập, làm bài tập theo đề cương để kiểm tra HK II

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(101)

Ngày soạn: 19/04/2009 Ngày dạy: 23/04/2009 Tiết dạy: 65

Bài dạy: Bài Thực Hành Tổng Hợp

DU LỊCH BA MIỀN I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng thao tác trên phần mềm soạn thảo Winword - Yêu cầu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản:

+ Gõ nội dung quảng cáo và sửa lỗi nếu cần thiết

+ Định dạng ký tự và định dạng đoạn văn bản càng giống mẫu càng tốt + Chèn hình ảnh (trên thư viện tư liệu ảnh) và chỉnh vị trí của hình ảnh + Tạo được bảng, gõ và định dạng nội dung trong bảng

+ Thực hiện việc soạn thảo văn bản theo một mẫu bất kỳ

2 Kỹ năng:

- Thao tác gõ chữ Việt, kỹ năng sử dụng mười ngón - Kỹ năng định dạng và trình bày văn bản

- Thao tác trên bảng và định dạng dữ liệu trên bảng - Kỹ năng thao tác với tệp hình ảnh

- Tổng hợp các kỹ năng đã được học để trình bày và soạn thảo văn bản theo mẫu

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm NetOp School, văn bản mẫu, thư viện tư liệu hình ảnh

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK-Bài tập thực hành tổng hợp, thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn, hổ trợ của GV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị và các thao tác, kỹ năng vận dụng, tích lũy kiến thức của HS trong quá trình thực hành

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà:

DỰ KIẾN HỌC SINH KIỂM TRA MIỆNG

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6

HS

GV nhận xét và ghi điểm.

3 Giảng bài mới:  Giới thiệu nội dung thực hành (1’): Qua bài tập thực hành tổng hợp – DU LỊCH

(102)

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

5’ Hướng dẫn ban đầu:

- GV hướng dẫn cho HS tư thế ngồi đúng đắn để làm việc với máy tính

- Gõ bàn phím bằng mười ngón và sử dụng một trong hai kiểu gõ để thực hành soạn thảo văn bản theo bài thực hành

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Sử dụng các kiến thức đã được tích lũy để thực tốt hơn Thực hiện gõ văn bản bằng 10 ngón

- Mở, soạn, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch theo mẫu SGK – trang 109

- GV hướng dẫn các kỹ năng tổng hợp, các nội dung cần thực hành trong bài thực hành tổng hợp để có một bài thực hành đạt hiệu quả cao

- Thực hành theo sự trợ giúp và hướng dẫn của GV

- Vận dụng tất cả các kỹ năng đã được học và thao tác trên văn bản để thực

30’ Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS tạo mẫu quảng cáo theo SGK

- Hổ trợ, hướng dẫn ôn tập các kỹ năng thực hành

- Tạo quảng cáo theo mẫu - Thực hiện việc định dạng văn bản theo yêu cầu

- Tạo bảng và định dạng bảng theo yêu cầu

Bài thực hành tổng hợp:

- Mở bài thực hành đã lưu ở tiết trước, nhập, chỉnh sửa và định dạng hoàn thiện theo mẫu(SGK-/Trang 109)

(103)

4’ Hoạt động 2:  Nhận xét:

- Thái độ của HS trong quá trình thực hành, thái độ tương trợ cùng nhau trong học tập

- Một số lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hành

- Tuyên dương một vài cá nhân hoặc các nhóm tích cực và thực hành tốt

- Các nhóm có thể xem tham khảo nhau và bổ sung các chức năng mình chưa hoàn thiện

 Củng cố kiến thức:

- Các thao tác khi soạn thảo một văn bản bằng máy tính qua phần mềm Winword: Soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng, chèn hình ảnh, tạo bảng, trình bày, … - Tổng hợp các kỹ năng cần có khi gặp một mẫu văn bản bất kì

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Luyện tập thêm ở nhà

- Chuẩn bị ôn tập, làm bài tập theo đề cương để kiểm tra HK II

IV RÚT KINH NGHIỆM:

(104)

Ngày soạn: 21/04/2009 Ngày dạy: 23/04/2009

Tiết dạy: 66-67

Bài dạy:

BÀI TẬP I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Mục đích: Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng trong các chương 4 - Yêu cầu:

+ Nắm được các khái niệm cơ bản

+ Phân loại, hệ thống được các kiến thức cơ bản + Tích lũy được các kỹ năng

+ Nắm được các thuật ngữ cơ bản

2 Kỹ năng:

- Chức năng các bảng chọn, chức năng các nút lệnh

- Biết sử dụng máy tính để khai thác các tính năng của máy tính vào công việc hàng ngày - Tổng hợp các kỹ năng đã được học trong chương 4

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, làm việc theo nhóm Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong học tập

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: SGK, sách bài tập, đề cương ôn tập, phòng máy, phần mềm NetOp School

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK-sách bài tập, các kiến thức, kỹ năng đã học

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS

GV nhận xét.

3 Giảng bài mới:  Nội dung ôn tập qua các bài tập thực hành và đề cương

 Tiến trình bài dạy: Giới thiệu, phát đề cương và hướng dẫn giải bài tập trong đề cương ôn tập cho HS Thực hiện trên máy một số thao tác để tìm lời giải cho nội dung các bài tập

A – LÝ THUYẾT: (44’). Câu 1 Thanh công cụ:

a Chứa các nút lệnh c Chứa các bảng chọn

b Chứa cả các nút lệnh và các bảng chọn d Tất cả sai

Câu 2 Muốn mở một văn bản dùng:

a File -> Open -> gõ tên tập tin -> OK c File -> Save -> gõ tên tập tin -> OK

b Open d Câu a và c đúng

Câu 3 Muốn đóng một văn bản dùng nút lệnh:

a Close c Open

b Save d Tất cả sai

Câu 4 Muốn lưu trữ một văn bản phải dùng lệnh:

a Save hoặc nút lệnh c Open hoặc nút lệnh b Copy hoặc nút lệnh d Tất cả sai

Câu 5 Muốn khởi động Word em có thể:

a Chọn Start -> All programs -> Microsoft Word c Câu a và b đúng b Chọn biểu tượng Word trên màn hình nền (nếu có) d Tất cả sai

(105)

a Là Document 1 c Chưa có tệp văn bản

b Là Doc d Là Word.doc

Câu 7 Một số thao tác trên văn bản thường được thực hiện nhờ:

a Nút lệnh c Cả a và b đúng

b Chọn trong bảng chọn d Cả a và b sai

Câu 8 Hoạt động nào liên quan đến soạn thảo văn bản?

a Viết thư, chép bản nhạc, vẽ một bức tranh c Đọc báo trên Internet b Viết một bài thơ, hát một bài hát d Tất cả sai

Câu 9 Điền vào khoảng trống trong câu

a Một số thành phần chính trên cửa sổ của Word là: b Các lệnh được sắp xếp: c Các nút lệnh thường dùng nhất được sắp xếp trên:

Câu 10 Ghép mục ở bảng A với bảng B để có câu đúng nhất:

A B

a Để mở văn bản đã có trên máy ta

lần lượt thực hiện 1 Lưu văn bản cũ với một tên khác b Các nút lệnh

dùng để 2 Xem trang văn bản thu gọn trên màn hình c Để lưu văn bản trên máy tính em

thực hiện: 3 Chọn File  Save  gõ tên văn bản vào  OK

A B

d Khi em lần lượt thực hiện các lệnh ở

bảng chọn: File, Save As có nghĩa là 4 Chọn File  Open  Gõ tên văn bản và  OK e Nút lệnh dùng để 5 In toàn bộ tệp tin

g Nút lệnh dùng để 6 Mở văn bản mới, mở văn bản đã có trên máy,lưu văn bản và in văn bản

Câu 11 Khi sử dụng soạn thảo văn bản, công việc nào trong các công việc sau đây thường không làm được?

a Chỉnh sửa ảnh c Soạn bảng lương

b Vẽ biểu đồ d Soạn nội dung thư điện

tử

Câu 12 Chọn khẳng định đúng:

a Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, máy tính tự động xuống hàng dưới khi con trỏ soạn thảo chạm lề phải

b Có thể trình bày nội dung văn bản với nhiều kiểu phông chữ khác nhau

c Không thể phóng to hoặc thu nhỏ văn bản trên màn hình để xem nội dung văn bản d Câu a và b đúng

Câu 13 Các nút lệnh làm cho kí tự trở thành:

a Đậm, nghiêng và gạch dưới c Gạch dưới và nghiêng

b Đậm và gạch dưới d Đậm và nghiêng

Câu 14 Khi soạn thảo văn bản trong các cách sắp xếp dưới đây, trình tự nào là hợp lí nhất?

(106)

b Gõ văn bản  chỉnh sửa  trình bày  in ấn c Gõ văn bản  trình bày  chỉnh sửa  in ấn d Gõ văn bản  trình bày  in ấn  chỉnh sửa

Câu 15 Công việc nào dưới đây liên quan đến định dạng văn bản?

a Thay đổi phông chữ b Đổi kích thước trang giấy

b Thay đổi khoảng cách giữa dòng d Tất cả đều sai

Câu 16 Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?

a Kí tự – câu – từ - đoạn văn bản b Từ – kí tự – câu - đoạn văn bản b Từ - câu - đoạn văn bản – kí tự d Kí tự – từ – câu - đoạn văn bản

Câu 17 Điền vào khoảng trống:

a Định dạng kí tự là: b Nút lệnh dùng để:

Câu 18: Một bảng gồm có:

a Nhiều cột, nhiều hàng c Hàng và cột tuỳ thuộc vào cách chọn

b 5 hàng, 2 cột d Không được quá 10 cột

Câu 19: Muốn chọn một ô trong bảng thì phải:

a Nháy chuột vào ô đó c Cả a và b đúng

b Bôi đen ô đó d Cả a và b sai

Câu 20: Trong Word để xem toàn văn bản trước khi in, ta có thể thực hiện lệnh:

a View\ Zoom c View\ Full Screen

b File\ Print d File\ Print Preview

Câu 21.Muốn chèn hình ảnh vào văn bản phải thực hiện lệnh:

a Picture\ Insert\From File c Insert\From File\Picture b Insert\Picture\From File d Tất cả đúng

Câu 22 Ghép các chức năng (cột A) với các nút lệnh (cột B) ghi kết quả vào cột kết quả (cột C):

Chức năng (A) Nút lệnh (B) Kết quả (C)

1 Chon màu phông a) 1 - d

2 Tạo văn bản mới b) 2 -

3.Khôi phục cái đã xóa c) 3 -

4 Sao chép văn bản đã chọn d) 4-

5 Lưu văn bản e) 5 -

Câu 23 Soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều ưu điểm:

a Đẹp và nhiều kiểu chữ chuẩn xác hơn rất nhiều so với viết tay b Đẹp và có nhiều cách trình bày dễ hơn so với viết tay

c Có thể sửa và sao chép văn bản dễ dàng d Tất cả đúng

(107)

a b c d

Câu 25 Để tìm từ trong văn bản ta vào:

a File\Find c Edit \ File

b FindEdit d Find \ File

Câu 26 Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu sau:

Khi trình bày trang văn bản có thể cùng một lúc chọn trang đứng và trang nằm ngang Để xoá một cột trong bảng ta chỉ cần dùng lệnh Delete là đủ

Khi in văn bản ta không thể chọn số trang in

Với bảng được chèn thêm một hoặc nhiều dòng sau dòng được chọn Làm việc với nội dung văn bản trong ô giống như với một trang riêng biệt

Câu 27 Nút lệnh có tác dụng:

a Khởi động máy in c In văn bản

b Tắt máy in d Tất cả đúng

Câu 28 Để thay đổi cỡ chữ của phần văn bản đã chọn em phải dùng nút lệnh nào sau đây?

a b c d

B THỰC HÀNH: (44’).

Nhập và trình bày văn bản theo mẫu:



  



(108)

4 Dặn dò (1’): HS chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết

V RÚT KINH NGHIỆM:

(109)

Ngày soạn: 22/04/2009 Ngày dạy: 24/04/2009

Tiết dạy: 68

Bài dạy: Kiểm Tra 1 Tiết

KIỂM TRA THỰC HÀNH I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản các thao tác trên văn bản và kỹ năng định dạng và trình bày một văn bản tiếng Việt có chèn hình ảnh minh họa, bảng biểu trên máy tính

- Kiểm tra, đánh giá mức độ học tập của từng học sinh để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng

2 Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học: thao tác định dạng, trình bày, tạo bảng và biên tập một văn bản có hình ảnh minh họa

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong kiểm tra

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, đáp án, tư liệu ảnh mẫu, thang điểm, phòng máy

2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị, ôn tập kiến thức về định dạng, trình bày, tạo bảng và chèn hình ảnh vào văn bản

III ĐỀ BÀI: Với nội dung đã có sẵn (chưa chèn hình ảnh và chưa tạo bảng), hãy định dạng và trình bày văn bản theo mẫu sau (có chèn hình ảnh- với các hình ảnh có sẵn trên Thư viện tư liệu mẫu của Máy chủ)

(110)

- Tạo được bảng và định dạng bảng theo đúng yêu cầu (3 đ) - Định dạng văn bản theo đúng yêu cầu (3 đ):

+ Tiêu đề: Phông kiểu cách (VNI-Ariston, …), đậm, nghiêng, cỡ chữ 18, màu chữ: hồng

+ Nội dung: Căn đều 2 biên, các tít đề của từng địa danh in đậm, màu chữ lần lượt: đỏ đậm, xanh lá cây, xanh da trời

+ Tác giả dòng cuối: Căn lề phải, từ theo in nghiêng, màu chữ: đỏ + Tạo khoảng cách giữa các đoạn

- Chèn hình ảnh phù hợp, trình bày có bố cục (2 đ)

- Lưu được tệp văn bản theo mẫu: Tên HS_Lớp Ví dụ: ThaoLy_6A1 (1 đ) - Sử dụng mười ngón (1 đ).`

- GV có thể theo dõi tùy theo từng thao tác của các em trong quá trình kiểm tra để cho điểm (không nhất thiết khi nhập xong văn bản mới thực hiện thao tác lưu)

V RÚT KINH NGHIỆM:

1 Những sai sót chủ yếu của HS:

2 Nguyên nhân:

3 Nhận xét, đánh giá mức độ đề ra:

4 Phân loại, tổng kết điểm:

LỚP Từ 0  <3.5(Kém) Từ 3.5  <5.0

(Yếu)

Từ 5.0  <6.5 (Trung bình)

Từ 6.5  <8.0 (Khá)

Từ 8.0  10 (Giỏi)

6A1 SL % SL % SL % SL % SL %

6A2 SL % SL % SL % SL % SL %

6A3 SL % SL % SL % SL % SL %

6A4 SL % SL % SL % SL % SL %

6A5 SL % SL % SL % SL % SL %

6A6 SL % SL % SL % SL % SL %

(111)

Ngày soạn: 19/04/2009 Ngày dạy: 23/04/2009 Tiết dạy: 69

Bài dạy: ÔN TẬP

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng trong các chương 1,2,3, 4 - Yêu cầu:

+ Nắm được các khái niệm cơ bản

+ Phân loại, hệ thống được các kiến thức cơ bản + Tích lũy được các kỹ năng

+ Nắm được các thuật ngữ cơ bản

2 Kỹ năng:

- Chức năng các bảng chọn, chức năng các nút lệnh

- Biết sử dụng máy tính để khai thác các tính năng của máy tính vào công việc hàng ngày - Tổng hợp các kỹ năng đã được học

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ kiến thức, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản chung Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong học tập

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: SGK, sách bài tập, các bài tập

2 Chuẩn bị của học sinh: SGK-sách bài tập, các kiến thức, kỹ năng đã học

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS (4’)

GV nhận xét.

3 Giảng bài mới:  Nội dung ôn tập

 Tiến trình bài dạy:

Thời

gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

30’ Hoạt động 1: Ôn tập:

- GV hướng dẫn HS giải các bài tập khó ở các chương, các nội dung chính cần tổng kết

- GV hướng dẫn HS nắm vững các nội dung, kỹ năng trong đề cương ôn tập

- Trao đổi thảo luận và ôn tập theo sự hướng dẫn của GV

- Hệ thống nội dung của môn Tin học 6 qua đề cương ôn tập với sự trợ giúp của GV

- Ôn tập nội dung các chương 1,2,3, 4

- Hệ thống nội dung các chương 1-4

10’ Hoạt động 2: Các

thuật ngữ Tin học trong Q1.

- Giúp HS nắm được các thuật ngữ

cơ bản khi thao tác với máy tính - Nắm vững các thuật ngữ trongSGK với sự trọ giúp của GV. - Các thuật ngữ Tin học trongQ1.

4’ Hoạt động 3:

Củng cố kiến thức: Các kỹ năng và thao tác trên hộp thoại để gọi lệnh, các thuật ngữ trên bảng chọn

(112)

- Ôn tập theo đề cương - Chuẩn bị kiểm tra HKII

IV RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 26/04/2009 Ngày dạy: 29/04/2009 Tiết dạy: 70

Bài dạy: KIỂM TRA HỌC KỲ II

I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức:

- Mục đích: Đánh giá chất lượng, kết quả học tập qua học kỳ II - Yêu cầu:

+ Kiểm tra các kiến thức cơ bản qua các chương (Đặc biệt là chương IV) + Các kỹ năng, thao tác trên phần mềm Word

+ Một số thuật ngữ qua bảng chọn, nút lệnh

2 Kỹ năng:

- Tổng hợp các thao tác, kỹ năng khai thác và sử dụng máy tính qua các phần mềm đã học

3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong kiểm tra Kỹ năng, phong thái làm việc chuẩn mực, khoa học Có tinh thần tự giác trung thực trong học tập và làm bài kiểm tra

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, biểu điểm, đáp án

2 Chuẩn bị của học sinh: Các kiến thức, kỹ năng đã học

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình lớp: Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: 3 Giảng bài mới:

 Tiến trình bài dạy:  Giới thiệu và phát đề kiểm tra học kỳ

IV ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ: A PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm):

Câu 1: Hãy chọn phương án đúng nhất (Khoanh tròn vào phương án đúng) - (1 điểm):

 Muốn đóng một văn bản ta chọn lệnh (0,5 điểm):

a File  Close b File  Open c File  Save c Tất cả sai

 Chức năng nào sau đây không liên quan đến định dạng văn bản (0,5 điểm):

a Căn lề trái b Căn lề trên

c Căn đều hai biên c Căn lề phải

Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng (1 điểm):

A B Đáp án

a Chọn màu chữ 1 1

-b Bật, tắt chế độ in đậm 2 2

-c Sao chép văn bản đã chọn 3 3 -d Bật tắt chế độ gạch chân 4 4

(113)

2 Sau khi khởi động một văn bản mới có tên là Document 1

3 Khi soạn thảo con trỏ soạn thảo tự động xuống dòng khi chạm biên phải 4 Một bảng không thể quá 50 hàng

Câu 4: Điền thông tin còn thiếu vào khoảng trống (1 điểm):

a Để chèn hình ảnh vào văn bản ta gọi lệnh: Insert  ………  From File b Để chèn bảng vào văn bản ta gọi lệnh: …………  Insert  Table

Câu 5: Sắp xếp lại trình tự các bước sau một cách hợp lí nhất (1 điểm):

 Các bước soạn thảo văn bản (0,5 điểm):

Ký tự (1)  Đoạn văn bản (2)  Câu (3)  Từ (4):

 Các bước soạn thảo văn bản (0,5 điểm):

Trình bày (1)  Gõ văn bản (2)  Chỉnh sửa (3)  In ấn (4):

B PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1: Có mấy cách thông dụng để khởi động Word? Em hãy trình bày một trong các cách đó (1 điểm)?

Câu 2: Định dạng văn bản là gì? Có mấy loại định dạng văn bản, hãy kể tên (2 điểm)?

Câu 3: Soạn thảo văn bản trên máy tính có những ưu điểm gì so với soạn thảo theo phương pháp soạn thảo truyền thống (2 điểm)?

V ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

A PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm):

Câu 1:  a (0,5 điểm)  b (0,5 điểm)

Câu 2: 1- d 2 – c 3 – a 4 – b (Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)

Câu 3: S – Đ – Đ – S (Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)

Câu 4:Picture (0,5 điểm) Table (0,5 điểm)

Câu 5:  Ký tự (1)  Từ (4)  Câu (3)  Đoạn văn bản (2) (0,5 điểm)

 Gõ văn bản (2)  Chỉnh sửa (3)  Trình bày (1)  In ấn (4) (0,5 điểm)

B PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1: Có hai cách khởi động Word thông dụng (0, 25 điểm) - Cách 1: Chọn Start  All programs  Microsoft Word

hoặc Chọn Start  All programs  Microsoft Office  Microsoft Office Word 2003 - Cách 2: Chọn biểu tượng Word trên màn hình nền (nếu có)

(Trả lời được một trong hai cách đạt 0,75 điểm)

Câu 2:

- Định dạng văn bản là thao tác thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang… (1 điểm)

- Có hai loại định dạng văn bản: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản (1 điểm)

Câu 3: Các ưu điểm:

- Đẹp, nhiều kiểu chữ

- Đẹp và có nhiều cách trình bày

- Có thể sửa và sao chép văn bản dễ dàng

- Hổ trợ nhiều chức năng trợ giúp, cho phép chèn hình ảnh, …

(Có thể cho mỗi ưu điểm 0,5 điểm nếu HS nêu rõ ràng và đầy đủ)

VI RÚT KINH NGHIỆM:

(114)

2 Nguyên nhân:

3 Nhận xét, đánh giá mức độ đề ra:

4 Phân loại, tổng kết điểm:

LỚP Từ 0  <2.5 Từ 2.5  <3.5 Từ 3.5  <5.0 Từ 5.0  <6.5 Từ 6.5  <8.0 Từ 8.0  <10

6A1 SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ %

6A2 SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ %

6A3 SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ %

6A4 SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ %

6A5 SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ % SL/Nữ %

Ngày đăng: 12/04/2021, 16:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w