1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp - Quản Trị Hệ Thống Thông Tin - Đề Tài - Nghiên Cứu Kiểm Thử Thủ Công Trên Ứng Dụng BOOKING SPA tại CÔNG TY NINE PLUS SOLUTIONS VÀ LÝ THUYẾT VỀ NGÀNH TESTER

43 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Kiểm Thử Thủ Công Trên Ứng Dụng Booking Spa Tại Công Ty Nine Plus Solutions Và Lý Thuyết Về Ngành Tester
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Hệ Thống Thông Tin
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của nghiên cứu là tiến hành kiểm thử thủ công trên ứng dụng Booking Spa đểđánh giá tính năng, tìm ra các lỗi và sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA THỐNG KÊ – TIN HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đề tài:

NGHIÊN CỨU KIỂM THỬ THỦ CÔNG TRÊN ỨNG DỤNG

Trang 2

CH ƯƠ NG 1 : T NG QUAN CÔNG TY NINE PLUS SOLUTIONS VÀ LÝ Ổ

1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty Nine Plus Solutions 2

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2

1.3 Cơ hội nghề nghiệp với vị trí Tester 5

CH ƯƠ NG 2: C S LÝ THUY T V TESTER Ơ Ở Ế Ề 6

2.1.4 Các nguyên tắc của kiểm thử phần mềm 8

Trang 3

2.1.5 Phân biệt Error/ Fault/ Failure 10

2.1.6 Phân biệt Verification & Validation 10

Trang 4

3.1.1 Break down task 25

3.1.1 Kiểm thử chức năng Danh sách khách hàng 27

3.1.2 Kiểm thử chức năng Thêm mới khách hàng 30

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng phân chia chức năng nhiệm vụ của Admin 26Bảng 2: Bảng phân chia chức năng nhiệm vụ của Client 26

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của nghiên cứu là tiến hành kiểm thử thủ công trên ứng dụng Booking Spa đểđánh giá tính năng, tìm ra các lỗi và sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng ứngdụng Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác định khả năng ứng dụng đáp ứng yêu cầuchức năng, giao diện người dùng và hiệu suất Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấpthông tin quan trọng để cải thiện chất lượng và đáng tin cậy của ứng dụng Booking Spa

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu sẽ tập trung vào kiểm thử thủ công của tínhnăng chính của ứng dụng Booking Spa, bao gồm quá trình đặt lịch, quản lý thông tinkhách hàng, thanh toán và xử lý đánh giá Nghiên cứu sẽ không đi sâu vào kiểm thử tựđộng hoặc kiểm thử bảo mật, mà tập trung vào các khía cạnh chính liên quan đến trảinghiệm người dùng

3 Kết cấu của đề tài

Đề tài được tổ chức gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết luận

- Mở đầu

- Chương 1: Tổng quan về công ty Nine Plus Solutions và lý thuyết về ngành Tester

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Tester

- Chương 3: Triển khai kiểm thử thủ công trên hệ thống Booking Spa

- Kết luận và hướng phát triển

Trang 8

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÔNG TY NINE PLUS SOLUTIONS VÀ LÝ

THUYẾT VỀ NGÀNH TESTER1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty Nine Plus Solutions

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Nine Plus Solutions được thành lập vào tháng 2 năm 2021, là 1 công tyvừa là outsource vừa là product đã có nhiều năm kinh nghiệm hợp tác làm việc cùng cáccông ty trong và ngoài nước Công ty hiểu rõ những điều cần thiết nhất để triển khai một

dự án outsource thành công cho khách hàng Luôn tận dụng tối đa nguồn nhân lực với chiphí phù hợp nhất

Hình 1: Hình ảnh logo công ty Nine Plus Solutions

- Tháng 2 năm 2021, thành lập công ty Nine Plus Solutions

- Tháng 3 năm 2022, công ty mở văn phòng đại diện tại 193 Xô Viết Nghệ Tĩnh, ĐàNẵng sau khoảng thời gian dịch covid phát triển mạnh

- Tháng 10 năm 2022, công ty đạt được 50 thành viên

- Tháng 12 năm 2022, công ty mở rộng hợp tác với công ty Hàn Quốc

1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn của công ty là xây dựng một công ty công nghệ cung cấp những giảipháp công nghệ thông tin, giải pháp chuyển đổi số

Sứ mệnh của công ty là làm vượt xa sự mong đợi của khách hàng bằng cách vượt

ra ngoài phần mềm để cung cấp các giải pháp Web tốt nhất chuyển đổi dữ liệu thành kiếnthức, cho phép họ giải quyết các vấn đề của mình

1.1.3 Dịch vụ

● Giải pháp ERP

Trang 9

Bạn đang tìm kiếm phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp? Chúng tôi cóthể giúp bạn xây dựng một giải pháp ERP đáp ứng nhu cầu kinh doanh phù hợp với tầmnhìn sứ mệnh của tổ chức doanh nghiệp.

● Phát triển ứng dụng di dộng

Tại Nine Plus, chúng tôi muốn hợp tác với bạn để định hướng phát triển ứng dụng

di động của bạn Chúng tôi sử dụng các phương pháp có cấu trúc, được tổ chức tốt trongquá trình phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình, đảm bảo rằng bạn nhậnđược các giải pháp chất lượng hàng đầu cho doanh nghiệp của mình và đáp ứng kết quảmong muốn của bạn

● Hệ thống quản lý nội dung (WordPress)

42% trang web được xây dựng trên WordPress Nhiều blogger, doanh nghiệp nhỏ

và các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng WordPress hơn tất cả các tùy chọnkhác cộng lại

● Thiết kế Web

Thiết kế website chuyên nghiệp sẽ là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho doanhnghiệp của bạn Bằng cách thuê nguồn nhân lực CNTT ngoài để thiết thiết kế web sẽ giúpbạn tiết kiệm chi phí hơn  mà không ảnh hưởng đến chất lượng Tất cả các thiết kế webđược gia công bởi Nine Plus đều là sự riêng biệt và độc đáo

● Phát triển ứng dụng Web

Tương tự ứng dụng di dộng, Nine Plus hợp tác với khách hàng để định hướng pháttriển ứng dụng Web theo hướng khách hàng mong muốn

● Dịch vụ cung ứng nhân lực

Nếu doanh nghiệp có đang phải đối mặt với sự thiếu hụt kỹ sư phần mềm? Có thểđội ngũ nội bộ của doanh nghiệp không thể theo kịp với nhu cầu ngày càng cao? Dịch vụcung ứng nhân lực của Nine Plus là một giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp cầnthêm năng lực hoặc chuyên môn cụ thể mà họ không có sẵn

1.1.4 Giải pháp công nghệ

● Nine+ Hệ thống đặt chỗ

Trang 10

Hệ thống đặt phòng trực tuyến Đặt trang web hoặc tiện ích cho trang web củariêng bạn Cho phép khách hàng lên lịch cuộc hẹn, nhận lời nhắc và thanh toán trực tuyến24/7.

● Nine+ ERP

Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

● Nine+ Học điện tử

Hệ thống quản lý giáo dục & khóa học trực tuyến

● Nine+ Nền tảng thương mại điện tử

Xây dựng nền tảng mạng xã hội, truyền thông

● Nine+ Nền tảng khách hàng thân thiết

Nền tảng để xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết

● Nine+ Nền tảng ví điện tử

Giải pháp ví kỹ thuật số, Nền tảng ví điện tử trực tuyến

1.2 Tổng quan về vị trí việc làm Tester

Vị trí tester đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển ứng dụng Để tạo ranhững ứng dụng hoàn hảo và tối ưu cho người dùng, đòi hỏi bộ phận tester phải kiểm traluồng hệ thống, chạy thử phần mềm để phát hiện lỗi và điều chỉnh kịp thời

Tester là người kiểm tra và chạy thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chấtlượng, tối ưu quy trình và giao diện người dùng trước khi đưa sản phẩm công nghệ vàoứng dụng thực tế Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực mà nhân viên tester có thể thực hiện kiểmtra thử ứng dụng phần phương pháp thủ công hoặc bằng các phần mềm khác Có thể hiểuđơn giản hơn, một nhân viên tester cần đảm bảo phần mềm không phát sinh lỗi hay sự cố

gì khi đưa vào sử dụng thực tế

Nhiệm vụ của Tester là tìm kiếm bugs hay errors (được hiểu là những lỗi phầnmềm mà người dùng có thể gặp phải) Sau đó ghi chú và báo cáo lại cho bộ phận lập trìnhviên để họ “fix bug” (sửa lỗi) và hoàn thiện sản phẩm

Mô tả công việc của Tester cụ thể như sau:

Trang 11

● Nghiên cứu, phân tích những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật

Tester sẽ phối hợp cùng bộ phận lập trình viên để làm việc cùng khách hàng, lắngnghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra phân tích, phương án sản phẩm phùhợp với yêu cầu của khách hàng Khi đó, tester sẽ thẩm định các tài liệu liên quan, đảmbảo chất lượng phần mềm đúng với yêu cầu sử dụng và xây dựng bản mô tả vắn tắt giúpngười dùng dễ dàng sử dụng

● Đánh giá, phát hiện những vấn đề của phần mềm

Một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên tester chính là kiểm thử phầnmềm và phát hiện lỗi hệ thống Có thể nói, tìm lỗi là một trong những kỹ năng cần thiếtđối với tester, đòi hỏi tester phải có khả năng đánh giá và quan sát nhạy bén để tìm thấynhững lỗi quan trọng trong hệ thống, từ đó nâng cao hiệu suất công việc

● Ngăn ngừa những lỗi có khả năng phát sinh của phần mềm

Nhiệm vụ của nhân viên tester không chỉ là tìm ra lỗi phần mềm mà còn phải phốihợp với bộ phận lập trình để giải quyết những lỗi phát sinh ngay từ ban đầu giúp doanhnghiệp tối ưu chi phí, nguồn lực và thời gian xây dựng sản phẩm

● Một số công việc liên quan khác

Ngoài những công việc chính được mô tả như trên, nhân viên tester còn có nhiệm

vụ khác như: tương tác với khách hàng để hiểu rõ yêu cầu, xây dựng kịch bản hoặc danhmục cần kiểm tra khi chạy thử phần mềm, chuẩn bị báo cáo liên quan đến việc kiểm thửphần mềm, hỗ trợ lập trình viên phát triển phần mềm,

1.3 Cơ hội nghề nghiệp với vị trí Tester

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và ngành công nghiệp phần mềm, việclàm Tester ngày càng trở nên quan trọng và có nhiều cơ hội Công việc Tester có thể tìmthấy trong các công ty phần mềm, công ty phát triển ứng dụng di động, công ty dịch vụcông nghệ thông tin, và các tổ chức chuyên về phát triển phần mềm Đồng thời, nhu cầutuyển dụng Tester cũng đang gia tăng trong các dự án phát triển phần mềm lớn và quy

mô lớn

Trang 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TESTER1.1 Tổng quan về kiểm thử phần mềm

1.1.1 Giới thiệu về kiểm thử phần mềm 

Kiểm thử phần mềm là phương pháp kiểm tra xem sản phẩm phần mềm đó trênthực tế có phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra hay không, và đảm bảo rằng không có lỗihay khiếm khuyết Nó bao gồm việc kiểm tra, phân tích, quan sát và đánh giá các khíacạnh khác nhau của sản phẩm Người kiểm thử phần mềm (Tester) sử dụng kết hợp cáccông cụ thủ công và tự động Sau khi tiến hành kiểm thử, Tester báo cáo kết quả choteam phát triển Mục đích là xác định các lỗi, khiếm khuyết hoặc các yêu cầu còn thiếu sovới yêu cầu thực tế

1.1.2 Mục tiêu của kiểm thử

- Xác định phần mềm phù hợp với yêu cầu đặc tả

- Xác định phần mềm phù hợp với nhu cầu người dùng

- Đủ tự tin để cung cấp một sản phẩm chất lượng

- Phát hiện các lỗi trong quá trình phát triển phần mềm

1.1.3 Quy trình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển phần mềm là một chuỗi các bước và hoạt động được thực hiện

để thiết kế, phát triển và triển khai một sản phẩm phần mềm Quy trình này giúp đảm bảorằng phần mềm được xây dựng đúng tiêu chuẩn, chất lượng và đáp ứng yêu cầu củakhách hàng Dưới đây là một quy trình phát triển phần mềm phổ biến được gọi là "Quytrình phát triển phần mềm chuẩn" (SDLC - Software Development Life Cycle):

1 Phân tích yêu cầu:

Thu thập và phân tích yêu cầu từ khách hàng hoặc người dùng cuối

Xác định yêu cầu chức năng, phi chức năng và ràng buộc của phần mềm

2 Thiết kế:

Thiết kế kiến trúc tổng thể của phần mềm dựa trên yêu cầu đã phân tích

Trang 13

Chia nhỏ hệ thống thành các thành phần nhỏ hơn và xác định các giao diện giữachúng.

Lựa chọn công nghệ và các công cụ phù hợp để triển khai hệ thống

3 Phát triển:

Thực hiện việc lập trình và viết mã dựa trên thiết kế đã được xác định

Xây dựng các chức năng và tính năng của phần mềm

Kiểm tra từng phần của mã để đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả

4 Kiểm thử:

Thực hiện các ca kiểm thử để đảm bảo rằng phần mềm hoạt động chính xác vàkhông có lỗi

Phát hiện và sửa lỗi nếu có

Kiểm tra tính bảo mật và hiệu suất của phần mềm

5 Triển khai:

Đưa phần mềm vào môi trường thực tế

Đào tạo người dùng cuối và hướng dẫn họ sử dụng sản phẩm

Tiến hành triển khai và cài đặt phần mềm trên hệ thống thực tế

6 Vận hành và bảo trì:

Theo dõi và duy trì phần mềm sau khi nó đã được triển khai

Sửa lỗi và cải tiến phần mềm khi cần thiết

Đáp ứng các yêu cầu và phản hồi từ người dùng cuối

Có 3 kiểu mô hình phát triển phần mềm được áp dụng phổ biến: Waterfallmodel (Mô hình thác nước), V model (Mô hình chữ V), Agile model & Scrum Process

Waterfall model (Mô hình thác nước)

Waterfall model được coi là mô hình phát triển phần mềm đầu tiên được sử dụng.Đây là mô hình áp dụng theo tính tuần tự của các giai đoạn phát triển phần mềm; giai

Trang 14

đoạn sau chỉ được thực hiện tiếp khi giai đoạn trước đã kết thúc Nhược điểm của môhình này là không được quay lại giai đoạn trước để xử lí các thay đổi trong yêu cầu Vìvậy, mô hình thác nước chỉ phù hợp với các dự án không thường xuyên bị thay đổi vềnghiệp vụ.

V model (Mô hình chữ V)

V model là quy trình được sử dụng nhiều tại các công ty sản xuất phần mềm Khi

áp dụng V model, toàn bộ quy trình phát triển phần mềm được chia thành 2 giai đoạn tiếnhành song song tương ứng nhau: Phát triển và Kiểm thử Trong mô hình chữ V, việckiểm thử được diễn ra ngay từ giai đoạn lấy yêu cầu nên lỗi được tìm ra ngay từ sớm đểkhắc phục Muốn áp dụng được mô hình chữ V thì yêu cầu phần mềm phải xác định rõràng; công nghệ phần mềm và các công cụ phải được tìm hiểu kỹ

Agile model & Scrum Process

Agile model được tạo ra dựa trên 2 mô hình: Iterative (Lặp lại) và Incremental(Tăng dần). Mô hình Agile có thể được sử dụng với bất kỳ loại hình dự án nào, nhưngcần sự tham gia và tính tương tác của khách hàng Agile được sử dụng khi khách hàngyêu cầu chức năng sẵn sàng trong khoảng thời gian ngắn như 3 - 4 tuần

Scrum là một “khung quản lý dự án” được áp dụng rất rộng rãi từ những dự ánđơn giản với một nhóm phát triển nhỏ cho đến những dự án có yêu cầu rất phức tạp vớihàng trăm người tham gia Ngoài ra, Scrum Process cũng phù hợp với những dự án đòihỏi khung thời gian cố định. 

Trong Scrum, công việc sẽ được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn gọi là Sprint MỗiSprint chỉ kéo dài từ 1 đến 4 tuần, không quá một tháng Đầu Sprint sẽ lên kế hoạch làmnhững yêu cầu nào rồi thực hiện code và test Cuối Sprint là một sản phẩm hoàn thiện cảcode lẫn test có thể demo và chạy được

1.1.4 Các nguyên tắc của kiểm thử phần mềm

1 Kiểm thử chứng minh sự hiện diện của lỗi

Kiểm thử chỉ có thể chứng minh được rằng sản phẩm có lỗi Kiểm thử phần mềmkhông thể chứng mình rằng sản phẩm không còn lỗi Nghĩa là sản phẩm luôn có lỗi cho

Trang 15

dù có kiểm thử nhiều bao nhiêu Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải thiết kế cáctrường hợp kiểm thử (test case) sao cho có thể tìm được càng nhiều lỗi càng tốt.

2 Kiểm thử toàn bộ là không thể

Hầu hết các sản phẩm ngày nay rất đa dạng và phức tạp do được phát triển trênnhiều nền tảng, công nghệ phong phú cũng như khả năng lưu trữ kết nối dữ liệu lớn,khiến việc kiểm thử trở nên khó khăn và việc kiểm thử toàn bộ là gần như không thể.Kiểm thử với tất cả các kết hợp đầu vào và đầu ra, với tất cả các kịch bản là không thể trừphi nó chỉ bao gồm ít trường hợp thì có thể kiểm thử toàn bộ

3 Kiểm thử càng sớm càng tốt

Nguyên tắc này yêu cầu bắt đầu thử nghiệm phần mềm trong giai đoạn đầu củavòng đời phát triển phần mềm Các hoạt động kiểm thử phần mềm từ giai đoạn đầu sẽgiúp phát hiện bug sớm hơn Nó cho phép chuyển giao phần mềm theo yêu cầu đúng thờigian với chất lượng dự kiến

4 Lỗi thường được phân bố tập trung

Thông thường, phần lớn lỗi tập trung vào những module, thành phần chức năng

chính của hệ thống Điều này cũng thuận theo nguyên lý Pareto: 80% số lượng lỗi được

tìm thấy trong 20% tính năng của hệ thống Nếu bạn thành công xác định được điều

này, bạn sẽ tập trung vào tìm kiếm lỗi quanh khu vực được xác định Nó được coi là mộttrong những cách hiệu quả nhất để thực hiện kiểm tra hiệu quả

5 Nghịch lý thuốc trừ sâu

Trong kiểm thử phần mềm, nếu bạn cứ thực thi lặp đi lặp lại một bộ test case thì

có khả năng rất thấp bạn sẽ tìm được lỗi từ những trường hợp kiểm thử này Nguyênnhân là do khi hệ thống ngày càng hoàn thiện, những lỗi được tìm thấy lúc trước đã đượcsửa trong khi những trường hợp kiểm thử đã cũ Do đó, khi một lỗi được sửa hay mộttính năng mới được thêm vào, chúng ta nên tiến hành làm regression (kiểm thử hồi qui)nhằm mục đích đảm bảo những thay đổi này không ảnh hưởng đến những vùng khác củasản phẩm

6 Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh

Trang 16

Theo nguyên tắc này thì nếu bạn đang kiểm thử ứng dụng web và ứng dụng diđộng bằng cách sử dụng chiến lược kiểm thử giống nhau, thì điều đó là sai lầm Chiếnlược để kiểm thử nên khác nhau và phụ thộc vào chính ứng dụng đó

7 Quan niệm sai lầm về việc “hết lỗi”

Việc không tìm thấy lỗi trên sản phẩm không đồng nghĩa với việc sản phẩm đã sẵnsàng để tung ra thị trường Việc không tìm thấy lỗi cũng có thể là do bộ trường hợp kiểmthử được tạo ra chỉ nhằm kiểm tra những tính năng được làm đúng theo yêu cầu thay vìnhằm tìm kiếm lỗi mới

1.1.5 Phân biệt Error/ Fault/ Failure

Trong kiểm thử phần mềm, "error" là lỗi do con người gây ra trong quá trình kiểmthử, "fault" là lỗi công nghệ trong mã nguồn phần mềm, và "failure" là sự cố hoặc hiệntượng không thể hoạt động đúng do có lỗi trong phần mềm Cụ thể thì:

1 Error (Lỗi):

Trong kiểm thử phần mềm, lỗi (error) được hiểu là một tình huống mà một conngười thực hiện sai hoặc không thực hiện đúng các yêu cầu hoặc quy trình kiểm thử.Điều này có thể là kết quả của việc hiểu sai yêu cầu, thiết kế không chính xác, hoặc mắclỗi khi thực hiện kiểm thử Lỗi thường do con người gây ra và có thể được phát hiện vàsửa chữa trong quá trình kiểm thử

2 Fault (Lỗi công nghệ):

Fault trong kiểm thử phần mềm thường được hiểu là một khuyết điểm hoặc sai sóttrong mã nguồn của phần mềm Đây là nguyên nhân gốc rễ của lỗi và được coi là lỗicông nghệ Fault có thể do sai sót trong việc thiết kế, triển khai hoặc lập trình phần mềm.Trong kiểm thử phần mềm, công việc chính là tìm ra và báo cáo các lỗi này để nhà pháttriển có thể khắc phục chúng

3 Failure (Lỗi hoạt động):

Failure là một sự cố hoặc hiện tượng không thể hoạt động đúng theo yêu cầu hoặcmong đợi Trong kiểm thử phần mềm, failure là kết quả của việc sử dụng phần mềm hoặc

hệ thống có chứa lỗi (fault) đã được tìm thấy trong quá trình kiểm thử Failure là điều mà

Trang 17

người dùng hoặc hệ thống cuối cùng phải đối mặt khi sử dụng phần mềm không hoạtđộng đúng.

1.1.6 Phân biệt Verification & Validation

Trong ngữ cảnh testing, 2 khái niệm Verification (Xác minh) và Validation (Xácnhận) được sử dụng rộng rãi Trong đa số các trường hợp, chúng ta thường coi chúng cócùng nghĩa nhưng thực ra nó là 2 khái niệm khác nhau

Verification là một quá trình đánh giá các sản phẩm làm việc trung gian của mộtvòng đời phát triển phần mềm để kiểm tra xem liệu rằng chúng ta có đi đúng hướng đểtạo ra sản phẩm cuối cùng

Validation là quá trình đánh giá sản phẩm cuối cùng để kiểm tra xem phần mềm

có đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ không? Hoạt động validation bao gồm smoke testing,functional testing, regression testing, systems testing etc…

Và đây là sự khác nhau giữa Verifycation và Validation:

● Kiểm tra xem "Chúng tôi xây dựng sản phẩm đúng không"?

● Điều này được thực hiện mà không cần chạy phần mềm

● Bao gồm tất cả các kỹ thuật test tĩnh Ví dụ bao gồm các bài đánh giá, kiểm tra vàhướng dẫn

Trang 18

● Được thực hiện cùng với việc chạy phần mềm.

● Bao gồm tất cả các kỹ thuật test động Ví dụ bao gồm tất cả các loại test nhưsmoke test, regression test, functional test, systems test và UAT

1.1.7 Phân biệt QA & QC

1 Sự khác nhau về định nghĩa: QA là đảm bảo chất lượng, Còn QC là Kiểm soátchất lượng

2 Khác nhau về mục đích: QA nhằm mục đích ngăn ngừa những lỗi sai và ngănngừa những rủi ro liên quan đến chất lượng Trong khi QC có mục đích nhằm phát hiệnlỗi sai trong sản phẩm và tiến hành sửa chữa chúng

3 Phạm vi của QA và QC: QA có quy trình làm việc rộng hơn so với QC

4 Thời điểm áp dụng QC và QA: QA sẽ được thực hiện diễn ra trong suốt quátrình làm sản phẩm Còn QC chỉ thực hiện sau khi có sản phẩm hoàn thiện

5 Sự khác nhau giữa các hoạt động của QA và QC trong doanh nghiệp Đây cũng

là điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất của QA và QC Các hoạt động có thể kể đếnnhư:

Đối với QA: Các hoạt động bao gồm: Đảm bảo chất lượng, kiểm toán chất lượngsản phẩm, dịch vụ Xác định quy trình Đồng thời nhận dạng và lựa chọn quy trình saocho phù hợp QA cũng cho phép hoạt động đào tạo về quy trình và tiêu chuẩn chất lượng

Đối với QC: Các hoạt động của QC có thể kể đến bao gồm: Kiểm soát chất lượng,hướng dẫn, thử nghiệm, điều tra, đánh giá kết quả, đưa ra phương án khác

Trang 19

Kiểm thử chức năng là một loại kiểm thử phần mềm tập trung vào đảm bảo rằngcác chức năng của phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu và các kịch bản đã được xácđịnh trước Mục tiêu của kiểm thử chức năng là đảm bảo rằng phần mềm thực hiện đúngcác chức năng đã được thiết kế và được mong đợi sẽ hoạt động một cách chính xác trongmôi trường thực tế.

Quá trình kiểm thử chức năng có thể bao gồm các bước sau:

- Phân tích yêu cầu: Kiểm tra và hiểu rõ các yêu cầu chức năng đã được xác địnhtrong tài liệu yêu cầu hoặc thiết kế

- Xác định các kịch bản kiểm thử: Tạo các kịch bản kiểm thử dựa trên các yêu cầuchức năng để đảm bảo kiểm tra toàn diện cho mọi khả năng của phần mềm

- Chuẩn bị dữ liệu kiểm thử: Xác định dữ liệu kiểm thử cần thiết cho các kịch bảnkiểm thử

- Thực hiện kiểm thử: Thực hiện các kịch bản kiểm thử trên phần mềm để xácminh xem các chức năng hoạt động như mong đợi

- Ghi nhận kết quả: Ghi lại kết quả của các kịch bản kiểm thử, bao gồm các lỗi vàsai sót phát hiện được

- Xác minh kết quả: Xác minh và xử lý các lỗi phát hiện trong quá trình kiểm thử

- Tạo báo cáo kiểm thử: Tạo báo cáo về kết quả kiểm thử và tình trạng chất lượngcủa phần mềm

1.2.2 Non - Functional testing

Kiểm thử phi chức năng (Non-functional Testing) là một loại kiểm thử phần mềmtập trung vào đánh giá các khía cạnh khác ngoài chức năng của phần mềm Trong kiểmthử phi chức năng, không xét đến các chức năng cụ thể của phần mềm, mà tập trung vàocác yếu tố không phải là chức năng của phần mềm như hiệu năng, bảo mật, giao diệnngười dùng, khả năng chịu tải, độ tin cậy, hiệu quả và tính khả dụng

Mục tiêu của kiểm thử phi chức năng là đảm bảo rằng các yếu tố không phải chứcnăng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn đã được xác định trước, và phần mềm hoạt độngmột cách ổn định và đáng tin cậy dưới nhiều điều kiện khác nhau

Dưới đây là một số loại kiểm thử phi chức năng:

Trang 20

- Kiểm thử hiệu năng (Performance Testing): Đánh giá hiệu năng của phầnmềm trong điều kiện tải công việc cao, đảm bảo rằng nó đáp ứng được cácyêu cầu về thời gian phản hồi, tốc độ và tải trọng.

- Kiểm thử bảo mật (Security Testing): Xác định và đánh giá các lỗ hổng bảomật trong phần mềm để đảm bảo tính bảo mật và bảo vệ thông tin củangười dùng

- Kiểm thử giao diện (Usability Testing): Đánh giá tính thẩm mỹ, sự tươngtác dễ sử dụng và trải nghiệm người dùng của giao diện người dùng

- Kiểm thử khả dụng (Availability Testing): Đánh giá tính khả dụng của phầnmềm, đảm bảo rằng nó có sẵn và có thể truy cập bất kỳ lúc nào khi ngườidùng cần

- Kiểm thử độ tin cậy (Reliability Testing): Đánh giá độ tin cậy của phầnmềm, xem xét khả năng hoạt động ổn định và duy trì chức năng trong thờigian dài

- Kiểm thử khả năng chịu tải (Load Testing): Đánh giá khả năng chịu tải củaphần mềm trong điều kiện tải công việc cao và xác định giới hạn tải màphần mềm có thể xử lý

1.2.3 Structural testing

Kiểm thử cấu trúc (Structural Testing) là một loại kiểm thử phần mềm tập trungvào việc kiểm tra và đánh giá cấu trúc bên trong của phần mềm Nó còn được gọi là kiểmthử hộp trắng (White-box testing) vì trong quá trình kiểm thử này, kiểm thử viên cóquyền truy cập vào mã nguồn và kiến trúc bên trong của phần mềm để thực hiện các kỹthuật kiểm thử

Mục tiêu của kiểm thử cấu trúc là đảm bảo rằng mã nguồn của phần mềm hoạtđộng đúng, bao gồm cả các nhánh điều kiện, vòng lặp và các phương thức khác Quátrình kiểm thử cấu trúc giúp phát hiện các lỗi cú pháp, lỗi logic, vấn đề hiệu năng, và cácvấn đề khác liên quan đến cấu trúc của mã nguồn

Dưới đây là một số kỹ thuật kiểm thử cấu trúc phổ biến:

Trang 21

- Kiểm thử dòng mã (Statement Coverage): Xác định các dòng mã nào đãđược thực thi trong quá trình kiểm thử.

- Kiểm thử nhánh điều kiện (Branch Coverage): Đảm bảo rằng tất cả cácnhánh điều kiện trong mã nguồn đã được thực thi

- Kiểm thử điểm kiểm soát (Control Flow Testing): Tập trung vào kiểm tra

sự truy cập và lưu thông tin trong các điểm kiểm soát của chương trình,chẳng hạn như lệnh điều kiện và vòng lặp

- Kiểm thử kiểm tra biên (Boundary Value Testing): Kiểm tra các giá trị biêncủa các biến để đảm bảo rằng chương trình hoạt động đúng ở cả các giá trịbiên và các giá trị nằm trong khoảng giữa

- Kiểm thử đường dẫn (Path Coverage): Đảm bảo rằng tất cả các đường dẫnthực thi trong mã nguồn đã được kiểm tra

- Kiểm thử dữ liệu tĩnh (Static Analysis): Kiểm tra mã nguồn mà không thựcthi chương trình để phát hiện các lỗi cú pháp và sai sót khác

1.2.4 Confirmation and regression testing

Hoặc có thể gọi là Change-Related Testing (Kiểm thử thay đổi) Mục đích là đểkiểm tra xem phần mềm có hoạt động trơn tru sau những lần sửa đổi hay không

Confirmation Testing (Kiểm thử xác nhận): sẽ diễn ra sau khi lỗi trong phần mềm

đã được xác nhận và được sửa Lúc này, vai trò của Kiểm thử xác nhận là để xem lỗi đãthực sự được sửa hay chưa Các tester sẽ tiến hành bằng cách cho một input giống hệt banđầu và test xem output có ra được như mong muốn hay không

Một số bước cơ bản trong kiểm thử xác nhận bao gồm:

- Xác định phạm vi: Xác định các phần cần kiểm tra xác nhận, chẳng hạnnhư các module hoặc chức năng đã được sửa đổi

- Chuẩn bị kịch bản kiểm thử: Tạo các kịch bản kiểm thử dựa trên các lỗi đãđược báo cáo và các thay đổi trong phần mềm

- Thực hiện kiểm thử: Thực hiện các kịch bản kiểm thử để xác minh lại việckhắc phục lỗi và tính đúng đắn của phần mềm

- Kiểm tra kết quả: Xác minh và xác nhận rằng các lỗi đã được khắc phục và

Ngày đăng: 11/03/2024, 12:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w