Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó.. Nợ Chính phủ là kho
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
BỘ MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Lớp: Lý thuyết Tài chính Tiền tệ_ 48
Trang 2Hà Nội 2018MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1 Khái niệm nợ công
2 Đặc trưng của nợ công
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
1 Đồng Vũ Kim Ngân
Mã sinh viên: 11173307
Tham gia: Nội dung lý thuyết phần 1 và bản word
2 Ngô Thị Giang Hương
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Bắt đầu một ý tưởng được cho là “không tưởng” về một châu
Âu thống nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những ngườidân trên “lục địa già” cảm thấy hoan hỉ vì những thành tựu đạt đượckhiến thế giới kính nể trong việc nhất thể hóa kinh tế và chính trị.Những gì mà châu Âu gặt hái trên con đường đi tới “Liên bang châuÂu” tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra đời đồng tiền chungeuro Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn Schumann(đánh dấu ý tưởng hợp nhất các nước châu Âu) đồng tiền chung của
“lục địa già” phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ cuộckhủng hoảng nợ công Hy Lạp
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu không chỉ đe dọa sự tồn tạicủa khu vực đồng tiền chung châu Âu mà còn đe dọa tạo ra mộtcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đe dọa sự phục hồi củanền kinh tế thế giới Sự hiện hữu của “bóng ma” khủng hoảng nợ đã
và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu Chínhđiều đó đã đánh lên hồi chuông báo động cho tất cả các nước trênthế giới phải suy nghĩ chin chắn về tình trạng nợ công của chínhquốc gia mình Việc tìm hiểu về “Vấn đề nợ công tại Hy Lạp” là việchết sức cần thiết không chỉ rút ra bài học cho Việt Nam mà còntrong khu vực và trên thế giới
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1 Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp Tuy
nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công
là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó Chính vì vậy, thuật ngữ
nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ
Nhà nước hay nợ Chính phủ Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác
với nợ quốc gia
Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệthống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệpquốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Theo quy định của
pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ
Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địaphương
Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong
nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhândanh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết,phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật NợChính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thờikỳ
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp,
tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chínhphủ bảo lãnh
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấptỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành
Trang 6Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luậtViệt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế Nhậnđịnh này cũng được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chínhsách công thừa nhận
2 Đặc trưng của nợ công
- Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được
xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quannhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độtrực tiếp và gián tiếp Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy
sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ ViệtNam hoặc chính quyền địa phương) Gián tiếp là trong trườnghợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để mộtchủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trảđược nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng rabảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triểnViệt Nam vay vốn nước ngoài)
- Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc
quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo haimục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụngvốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô
và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mụctiêu của quá trình sử dụng vốn Bên cạnh đó, việc quản lý nợcông một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặtchính trị và xã hội Theo quy định của pháp luật Việt Nam,nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất,toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay
Trang 7đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêutrên
- Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung Nợ
công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãnnhững lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợiích chung của đất nước Xuất phát từ bản chất của Nhà nước làthiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là củadân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ côngđược quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể
là để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó làđiều kiện quan trọng nhất
3 Bản chất nợ công
Vay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển Bản chất nợkhông phải là xấu Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nềnkinh tế của các nước đi vay Thực tế, các nước muốn phát triểnnhanh đều phải đi vay Những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản… lại cũng chính là những con nợ lớn
Về bản chất, nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâmhụt ngân ách Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đếnhạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp Vì vậy, suy chocùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hayngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác Vay nợ thực chất là cáchđánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tàitrợ cho các hoạt động chi ngân sách Tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phảnảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công Mức
độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ
lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triểncủa nền kinh tế.Khi xét đến nợ công, chúng ta không chỉ cần quantâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm nhiều tới
Trang 8rủi ro và cơ cấu nợ Vấn đề quan trọng phải tính là khả năng trả nợ
và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP
4 Tác động của nợ công
Tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:
Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó
tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năngđầu tư đồng bộ của Nhà nước Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanhchóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất Với chính sách huyđộng nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết
để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nềnkinh tế
Thứ hai, nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn
rỗi trong dân cư Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiếtkiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhànrỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khuvực công lẫn khu vực tư;
Thứ ba, nợ công tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các
tổ chức tài chính quốc tế Tài trợ quốc tế là một trong những hoạtđộng kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốngây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp táckinh tế song phương Biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ cóthêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,trên cơ sở tôn trọng lợi ích đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủquyền đất nước
Bên cạnh những tác động tích cực, nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực:
Nợ công gia tăng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từcác khoản tài trợ ngoài nước Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nướclỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý
Trang 9nợ công sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí tràn lan Tìnhtrạng này làm thất thoát các nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư vàđiều quan trọng hơn là giảm thu cho ngân sách Nhận biết những tácđộng tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặttiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện phápluật về quản lý nợ công.
Trang 10CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỢ CÔNG TẠI HY
LẠP
1 Diễn biến
Để nghiên cứu cuộc khủng hoảng này, cần bắt đầu từ sự kiệnngày 4/10/2009 khi Đảng Xã hội đối lập ở Hy Lạp giành thắng lợi, vớicam kết phục hồi nền kinh tế Ngay sau đó, ngày 16/10/2009, tânThủ tướng G Papandreou cảnh báo rằng nền tài chính của họ đang ởtrong tình trạng khẩn cấp Ngày 13/11/2009 Hy Lạp cho biết nướcnày đã lâm vào tình trạng suy thoái Một tuần sau, trong dự thảongân sách cuối cùng, Hy Lạp cho biết sẽ cắt giảm thâm hụt ngânsách xuống mức 8,7% GDP trong năm 2010 Ngày 14/1/2010, HyLạp công bố Chương trình ổn định và tăng trưởng kinh tế, thông qua
kế hoạch cắt giảm chi tiêu công, với mục tiêu đưa mức thâm hụtngân sách xuống 2,8% vào năm 2010 Các số liệu cho thấy, nợ chínhphủ Hy Lạp đã lên đến 300 tỷ USD, thâm hụt ngân sách là 12,7%GDP, dự kiến tăng trưởng -4% trong năm 2010
Đứng trước những khó khăn to lớn đó, Hy Lạp đã không thể tự giảiquyết được tình hình, mà phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài Thủtướng G Papandreou mô tả nền kinh tế của Hy Lạp hiện như “mộtcon thuyền đang chìm” và cảnh báo Hy Lạp có nguy cơ phá sản, bởivậy, việc yêu cầu một sự hỗ trợ của EU và IMF là cần thiết để cứucon thuyền này Trước thực tế này, ngày 3/2/2010 EU đã thông quagói biện pháp cải cách ngân sách do Hy Lạp đệ trình Tiếp theo đó,ngày 11/2/2010 EU đã đưa ra cam kết sẽ giúp đỡ Hy Lạp, tuy nhiên,không có cam kết nào là rõ ràng, do Hy Lạp không đưa ra những đềnghị cụ thể Để chủ động trong việc cứu trợ, ngày 1/3/2010 EU đãhối thúc Hy Lạp công bố các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” Ngày25/3/2010, Eurozone (Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung
Trang 11Châu Âu) nhất trí trên nguyên tắc thành lập cơ chế phối hợp với IMF
để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và khôi phục lòng tinvào đồng Euro Hy Lạp đã có các cuộc đàm phán với EC, ECB (Ngânhàng Trung ương Châu Âu) và IMF về gói cứu trợ nhằm vượt quakhủng hoảng Ngày 11/4/2010, các nước thuộc Eurozone đã nhất trídành khoảng 40 tỷ USD trong năm đầu tiên để cứu trợ Hy Lạp Cácđại diện của Eurozone cũng đồng ý về kế hoạch giải cứu 3 năm dànhcho Hy Lạp với lãi suất cho vay khoảng 5% IMF cam kết sẽ hỗ trợ HyLạp 15 tỷ Euro
Nhìn vào thực tế, Hy Lạp không chỉ phạm phải những sai lầm nhưArgentina trước đây mà nền tài chính công của họ còn rơi vào tìnhtrạng tồi tệ hơn Cuối năm 2001, nợ quốc tế của Argentina chiếm62% GDP, thâm hụt ngân sách là 6,4% trong khi tại Hy Lạp là 114%
và 12,7% Các ngân hàng của Argentina đã từng phải chịu cảnh rúttiền hàng loạt trước khi chính phủ có các biện pháp can thiệp Cácngân hàng tại Hy Lạp cũng khó tránh được tình trạng đó Trongtháng 1 và 2/2010, tổng số tiền rút ra lên tới 8 tỷ Euro, tương đươngvới 4% GDP
Để giải quyết tình trạng trên, chỉ riêng năm 2010, Hy Lạp cần vaythêm 61,5 tỷ Euro, trong đó 8,5 tỷ Euro phải thanh toán vào ngày19/5/2010 Nếu tính đến năm 2015, để đáo hạn các khoản nợ tráiphiếu, Hy Lạp cần có 140 tỷ Euro Ngoài khoản đáo hạn nợ tráiphiếu, Hy Lạp phải trả 90 tỷ Euro tiền lãi suất Như vậy, trong vòng 5năm tới, Hy Lạp phải cần ít nhất 230 tỷ Euro Cộng các khoản nợcông khác, con số nợ thực tế của nước này phải cao hơn nhiều so vớimức 300 tỷ Euro đã công bố Hy Lạp đã nỗ lực tìm cách vay vốn trênthị trường tài chính quốc tế, nhưng điều này càng đẩy họ vào vongluẩn quẩn không lối thoát: nếu tiếp tục vay, Hy Lạp sẽ phải trả lãinhiều hơn, khiến gánh nặng nợ nần càng thêm căng thẳng Thực tếnày đang xói mòn niềm tin đối với nền kinh tế Hy Lạp
Trang 122 Nguyên nhân
Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính
là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoảnchi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát Nhưng cóthể phân định rõ 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu
Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong
nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so vớimức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có
xu hướng sụt giảm nhanh chóng Do vậy, đầu tư trong nước phụthuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài Lợi tức tráiphiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU(năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy
Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộcchính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công
Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng
trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bìnhcủa khu vực Eurozone là 3,1% Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mứcchi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉtăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép3% GDP của EU
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu choquản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đãcao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác trong khi chấtlượng và số lượng dịch vụ không được cải thiện nhiều Năm 2008,khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến cácngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp Ngành du lịch và vận tảibiển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009 Kinh tế HyLạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân
Trang 13sách nhà nước bị co hẹp mạnh Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăngcường chi tiêu công để kích thích kinh tế Tính đến tháng 01/2010,
nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạtmức 130% GDP
Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóngbậc nhất khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trongnhững gánh nặng cho chi tiêu công Ước tính tổng số tiền chi trả cholương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005)lên 24% (2050)
Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công Trốn thuế
và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thungân sách Theo đánh giá của WB, kinh tế không chính thức ở HyLạp chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam;13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của NhậtBản) Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạpcùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm pháttriển ở Hy Lạp
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong nhữngnước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU Năm 2008, hơn 13%người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạokhu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những người đòinhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thànhphố và các quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụviệc nhận hối lộ Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận
“tham nhũng mang tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đếntình trạng nợ công Hy Lạp Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho HyLạp ước tính vào khoảng 8% GDP Tham nhũng không chỉ gây ra trốnthuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương