1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển hồ chí minh

77 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Hồ Chí Minh
Tác giả Đỗ Minh Hà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng & Bảo Hiểm
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 802,16 KB

Nội dung

Với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hoạt động cho vay của NHTM thời gian qua đã góp phần cung ứng vốn cho các pháp nhân, thể nhân, giúp hệ tuần hoàn của nền kinh tế hoạt động một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả.

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HỒ CHÍ MINH

( HDBANK)

Ngành đào tạo: Tài chính ngân hàng & Bảo hiểm

Mã số ngành: 7340201

Họ và tên sinh viên: ĐỖ MINH HÀ

Người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp

Ths Nguyễn Ngọc Lan

Hà Nội – 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân

hàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh” là quá trình nghiên cứu

của riêng em thực hiện có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn và không saochép của bất kỳ ai Các số liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trungthực và chính xác, không trùng lặp với bất kỳ bài khóa luận nào được thựchiện trước đây Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồngốc Nếu có sai sót thông tin em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2023 SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)

ĐỖ MINH HÀ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khoá luận và kết thúc khoá học, với tình cảm chânthành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Lao động xã hội

đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian học tập

và nghiên cứu tại trường Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.NguyễnNgọc Lan– giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm khóa luận.Cảm ơn cô đã hướng dẫn, giúp đỡ, bổ sung những kiến thức phong phú, thựctiễn và bổ ích cho em thời gian qua Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy

cô khoa Tài chính - Ngân hàng và Bảo hiểm, thầy cô giảng dạy trong nhàtrường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận

và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp sau này Trong quátrình thực hiện khóa luận, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên nhữnggiải pháp đưa ra khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sựgóp ý của thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chânthành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Các hình thức cho vay tại NHTM 5

1.1.2.1 Theo thời hạn cho vay 5

1.1.2.2 Theo phương thức cho vay 5

1.1.2.3 Theo tính chất đảm bảo của khoản vay 6

1.1.2.4 Cho vay đối tượng khách hàng 6

1.1.3 Quy trình cho vay tại NHTM 7

1.1.4 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM 10

1.4.1.1 Đối với Ngân hàng thương mại 10

1.1.4.2 Đối với khách hàng nói chung 11

1.1.4.3 Đối với Nhà nước 12

1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay Ngân hàng 12

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại Ngân hàng thương mại 13

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính 13

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 14

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại NHTM 18

Trang 5

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 19

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan 21

1.2.4 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM 23

1.2.4.1 Nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết để phát triển kinh tế 23

1.2.4.2 Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại 24

1.2.4.3 Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự phát triển với khách hàng doanh nghiệp 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2: 26

THỰC TRẠNG HIỂU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HỒ CHÍ MINH (HDBANK) 26

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HỒ CHÍ MINH (HDBANK) 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HỒ CHÍ MINH (HDBANK) 26

2.1.2.1 Hội đồng cổ đông 27

2.1.2.2 Phòng ban kiểm soát 27

2.1.2.3 Hội đồng quản trị 28

2.1.2.4 Phòng bảo lãnh 28

2.1.2.5 Phòng đầu tư dự án 28

2.1.2.6 Phòng kế toán giao dịch 28

2.1.2.7 Phòng hối đoái 29

2.1.2.8 Phòng thanh toán nhập khẩu 29

2.1.2.9 Phòng thanh toán xuất khẩu 29

2.1.2.10 Phòng thanh toán thẻ 29

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2020-2022 29

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 29

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 32

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN HỒ CHÍ MINH(HDBANK) 34

Trang 6

2.2.1 Chỉ tiêu định tính 34

2.2.1.1 Uy tín ngân hàng đối với khách hàng 34

2.2.1.2 Thái độ phục vụ và thủ tục trong cho vay 35

2.2.1.3 Quy trình tín dụng 35

2.2.1.4 Đảm bảo nguyên tắc cho vay 35

2.2.2 Chỉ tiêu định lượng 35

2.2.2.1 Doanh số cho vay và tỷ trọng doanh số cho vay : 36

2.2.2.2.Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ 38

2.2.2.3 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 41

2.3.2.4 Vòng quay vốn vay 42

2.2.3.5 Hiệu quảt sử dụng vốn 44

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN HCM (HDBANK) 45

2.3.1 Kết quả đạt được 45

2.3.2 Hạn chế 46

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 46

2.3.3.1 Những nguyên nhân từ phía khách hàng 46

2.3.3.2 Những nguyên nhân khác: 47

2.3.3.3 Nguyên nhân chủ quan 48

2.3.3.4 Nguyên nhân khách quan 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

CHƯƠNG 3: 51

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HCM (HDBANK) .51

3.1 ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTMCP PHÁT TRIỂN HCM (HDBANK) 51

3.1.1 Định hướng phát triển chung đến 2030 51

3.1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả cho vay 52

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN HCM (HDBANK) 52

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện chính sách cho vay 53

3.2.2 Thực hiện tốt quy trình cho vay 54

3.2.2.1 Cải tiến thủ tục vay vốn 54

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án cho vay 55

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định 56

3.2.4 Đa dạng hóa hình thức cho vay 57

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing đi kèm với hiện đại hóa công nghiệp Ngân hàng 58

3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 58

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 59

3.3.1 Đối với Nhà nước 59

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 61

3.3.3 Đối với Ngân hàng PHÁT TRIỂN HCM (HDBANK) 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC THAM KHẢO 67

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CBTD Cán bộ tín dụng

2 DSCV Doanh số cho vay

phần phát triển Hồ Chí Minh

7 SPDV Sản phẩm dịch vụ

9 SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay của NHTM 7Hình 1.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh 27Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn tại HDBank giai đoạn 2020-2022 30Hình 2.1 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2020-2022 31Bảng 2.2 Hoạt động cho vay tại HDBank giai đoạn 2020-2022 33Bảng 2.3: Doanh số cho vay của Ngân hàng HDBank giai đoạn năm 2020 – 2022 36Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay của Ngân hàng HDBank giai đoạn 2020-2022 37Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của Ngân hàng HDBank giai đoạn năm 2020 – 2022 39Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay của Ngân hàng HDBank giai đoạn năm 2020-2022 40Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng của hoạt động cho vay 43Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn 44

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta, nhiệm vụcủa ngành ngân hàng, từng ngân hàng đã xây dựng và thực thi chính sách tíndụng riêng phù hợp, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Cùng với nguồn vốn ngân sách, tín dụng ngân hàng đã góp phần vào việcthực hiện thành công nhiều chương trình, dự án lớn của quốc gia và của cácngành kinh tế mũi nhọn, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vựcnông nghiệp Đây là hai nhóm ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh

tế của đất nước

Với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, chịu ảnh hưởng bởinhiều yếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, hoạt động cho vay của các ngân hàngthương mại (NHTM) Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực Hoạt động chovay của NHTM thời gian qua đã góp phần cung ứng vốn cho các pháp nhân,thể nhân, giúp "hệ tuần hoàn" của nền kinh tế hoạt động một cách nhuầnnhuyễn và hiệu quả

Ngân hàng HDBank thành lập năm 1990, là 1 trong những Ngân hàngTMCP đầu tiên của cả nước Hơn 30 năm hoạt động, HDBank hiện nay làngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam và đang vươn ra quốc tế.HDBank

có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng vềdịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư trong cáchoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dựán cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và cáccông vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử Ban lãnh đạo của HDBankrất quan tâm đến hiệu quả cho vay từ các chi nhánh đến hội sở chính của ngânhàng Tuy nhiên, hoạt động cho vay này còn nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập, do

đó hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Xuất phát từ thực tiễn trên qua quá trình nghiên cứu, học tập tại TrườngĐại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp và tìm hiểu về thực trạng hoạt độngcho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần HDBank, nên em xin mạnh dạnlựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngânhàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh” được chọn làm khóa luậntốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 11

Đề tài tập chung nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tạiNHTM

Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổphần phát triển Hồ Chí Minh trong thời gian qua, mức độ đáp ứng yêu cầucủa khách hàng về chất lượng dịch vụ và đóng góp của hoạt động vàotổng thu nhập của ngân hàng

Đề xuất giải pháp với ngân hàng và kiến nghị với các cơ quan chức năng

để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổphần phát triển Hồ Chí Minh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh+ Thời gian: Từ năm 2020 đến năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng tập trungchủ yếu vào các nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập số liệu, thống kê số liệu, xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp (để tổng hợp thông tin và số liệu, tài liệu chovay, những thông tin trên tạp chí, báo điện tử của ngân hàng)

- Phương pháp phân tích: Là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tàiliệu khác nhau về một chủ đề, bằng phân tích chúng từng bộ phận, từng mặttheo lịch sử thời gian để hiểu chúng đầy đủ và toàn diện

- Phương pháp so sánh số liệu giữa các năm: Là kết quả của phép chiagiữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế So sánh tốc

độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữacác chỉ tiêu từ đó tìm ra nguyên nhân biến động và đề ra những biện phápkhắc phục

5 Kết cấu khoá luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, đồ thị, danh mục các

từ viết tắt, kết cấu của luận văn gồm có ba phần chính như sau:

Trang 12

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng thươngmại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàngthương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngânhàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh

Trang 13

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại

Khi tìm hiểu bảng tổng kết tài sản của cá NHTM, chúng ta thấy rằng chovay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng

và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng Tuy nhiên rủi rotrong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoảncho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích với những điều kiện vàmột thời hạn nhất định theo thỏa thuận hai bên với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi , hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàngthương mại Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vayphải an toàn và hiệu quả

Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vaynhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng So sánh với các tài sản khác khoảnmục cho vay có tính lỏng (tính thanh khoản) kém hơn vì thông thường chúngkhông thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạnthanh toán Khi một khoản vay được NHTM cấp cho người vay thì người vaymới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn, đúng hạn thậmchí có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ Còn các NHTM chỉ được phépquản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiệntheo đúng hợp đồng đã ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thựchiện hợp đồng

Theo Mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế

cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay làmột hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng

đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề Để

Trang 14

đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động chovay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trìnhquản lý chặt chẽ Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mụctiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn Có thể hiểu ngắn gọn:

“Hoạt động cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kếtkhách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định”.Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, khách hàng dùng số vốnnày đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảm bảo trả nợ gốc và lãi chongân hàng

1.1.2 Các hình thức cho vay tại NHTM

Ngân hàng thương mại có các hình thức cho vay vốn như: thời hạn cho vay,theo tính chất đảm bảo của khoản vay,,theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Tùy theo mục đích sử dụng sẽ chọn hình thức vay nào phù hợp Các hình thức vay vốn tại ngân hàng thương mại:

1.1.2.1 Theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm và được sửdụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp vàphục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân Đối với NHTM, cho vay ngắn hạnchiếm tỉ trọng cao nhất Với loại cho vay này ít rủi ro cho Ngân hàng, vì trongthời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì Ngân hàng vẫn cóthể dự tính được

Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếuđược sử dụng để mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), cải tiến và đổi mới kĩthuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời hạn thuhồi vốn nhanh Loại cho vay này có mức độ rủi ro không cao vì Ngân hàng cókhả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra

Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các côngtrình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn Loạicho vay này có mức độ rủi ro lớn vì trong thời gian dài có những biến độngxảy ra là không lường trước được

1.1.2.2 Theo phương thức cho vay

Cho vay theo món: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay kháchhàng và ngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết Cho vay theo món

Trang 15

cũng gọi là cho vay từng lần vì khi có nhu cầu vốn khách hàng làm hồ sơ xinvay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay mà doanh nghiệp chỉcần làm đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp lập kếhoạch vay và trả nợ gửi đến ngân hàng Áp dụng cho những doanh nghiệp cónhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh Ngânhàng xác định hạn mức tín dụng, đồng thời mở cho doanh nghiệp một tàikhoản cho vay để theo dõi việc vay và trả nợ

Các phương thức cho vay khác như: Cho vay thấu chi, cho vay luânchuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự

án đầu tư

1.1.2.3 Theo tính chất đảm bảo của khoản vay

Cho vay đảm bảo bằng tài sản: Là loại hình cho vay dựa trên cơ sở cácbảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Ngânhàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay khôngthực hiện các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng Hình thứcnày áp dụng đối với những khách hàng không có hoặc chưa có uy tín cao vớiNgân hàng Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn

có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thựchiện nghĩa vụ của mình

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Là loại hình cho vay không cótài sản cầm cố, thế chấp, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba Việccấp giấy chứng nhận cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.Muốn vậy, Ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay.Hình thức này áp dụng với những khách hàng có uy tín lớn và có khả năng trả

nợ cao Do đó, mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là loại cho vay ítrủi ro cho Ngân hàng

1.1.2.4 Cho vay đối tượng khách hàng

Khách hàng cá nhân: Cho vay cá nhân gồm có cho vay sản xuất kinhdoanh đối với hộ kinh doanh cá thể và cho vay đối với khách hàng cá nhân(như cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay duhọc )

Khách hàng doanh nghiệp: Cho vay doanh nghiệp củangân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh

Trang 16

nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sửdụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.3 Quy trình cho vay tại NHTM

Cho vay là một hình thức hỗ trợ về tài chính khá phổ biến hiện nay Cho vay tuân theo một quy trình nhất định từ khâu thẩm định khách hàng, xétduyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho đến giải ngân và thu nợ

Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay của NHTM

(Nguồn quy trình cho vay tại Ngân hàng HDBank )

Bước 1: Tiếp nhận các hồ sơ vay vốn

Khi tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng thì cần phải làm rõđược mục đích vay vốn của khách hàng là gì,xác minh một cách sơ bộ về tìnhhình tài chính của các đối tượng khách hàng đó Nếu như quá trình xác minh

sơ bộ đạt yêu cầu thì tiếp đến, các nhân viên tín dụng sẽ cần hướng dẫn chokhách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn theo đúng yêu cầu, đáp ứng các điều kiệncủa ngân hàng

Một bộ hồ sơ vay vốn khách hàng cá nhân sẽ bao gồm các loại giấy tờsau:

điều kiện vay

Bước 4: Xét duyệt cho vay Bước 3: Tiến hành

phân tích tín dụng

Trang 17

- Cần có giấy đăng ký kết hôn hợp pháp (trong trường hợp đã kết hôn).

b Hồ sơ đề nghị về việc vay vốn, hồ sơ về khoản vay

- Giấy đề nghị về việc vay vốn cùng phương án sử dụng vốn

- Tài liệu chứng minh được mục đích sử dụng só tiền vay vốn

- Tài liệu chứng minh được thu nhập của khách hàng như là hợp đồnglao động, sao kê bảng lương

- Xác nhận thẩm định các điều kiện vay khách hàng

Bước 2: Thẩm định điều kiện vay

Khi đã tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng cung cấp thì sẽ tiếnhành thẩm định xem các hồ sơ đó đã đủ điều kiện để vay hay không Đây làmột bước vô cùng quan trọng trong quá trình cho vay nhằm xác minh đượcmột cách chính xác nhất về những thông tin khách hàng cung cấp trong hồ sơ

và đưa ra quyết định có cho vay hay không? Cụ thể, các nhân viên đảm nhiệmcông việc thẩm định này cần thực hiện một số bước sau đây:

- Kiểm tra về mục đích vay vốn của khách hàng qua các thông tin trong

hồ sơ, đảm bảo cần có sự chính xác, đầy đủ và xác định có phù hợp với mụcđích vay vốn và các sản phẩm tiêu dùng hay không Từ đó họ sẽ đưa ra yêucầu khách hàng cần sửa đổi hay bổ sung nếu chưa đạt yêu cầu

- Tiến hành kiểm tra và xác minh các thông tin: Nhân viên ngân hàng sẽphải kiểm tra thông tin mà khách hàng cung cấp có đúng sự thật hay không,lịch sử tín dụng có nợ xấu không và các thông tin lưu trữ, thông tin kháchhàng kê khai đã đúng hay chưa? Quá trình thực hiện công việc này thường sẽthông qua hệ thống dữ liệu, liên lạc trực tiếp với khách hàng hoặc là qua sốđiện thoại tham chiếu mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ

- Cuối cùng, tiến hành phân tích, thẩm định về năng lực hành vi củakhách hàng có nhu cầu vay vốn xem họ có đủ năng lực hành vi nhân sự, nănglực pháp luật dân sự và có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch vay vốn tạingân hàng, tổ chức tín dụng theo quy định mà pháp luật đưa ra hay không?

Trang 18

Bước 3: Tiến hành phân tích tín dụng

Bước thứ 3 trong quy trình cho vay khách hàng đó là phân tích tín dụng

để có thể xác định được những rủi ro có thể xảy ra hay phát sinh thêm trongkhi thực hiện Điều này sẽ giúp hạn chế được mức tối đa các rủi ro gây ảnhhưởng cho ngân hàng/tổ chức tín dụng Nội dung thực hiện phân tích tín dụng

sẽ bao gồm:

- Phân tích về mức độ trung thực, tính xác thực của các thông tin màkhách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay vốn

- Tìm hiểu về lịch sử tín dụng và lịch sử trả nợ của khách hàng (nếu có)

- Kiểm tra về số lượng các tổ chức tín dụng mà hiện khách hàng đang cóquan hệ vay vốn cùng khả năng thanh toán của họ

Thông qua việc phân tích các yếu tố trên, nhân viên ngân hàng/tín dụng

sẽ có thể đánh giá về mức độ uy tín, tư cách pháp lý hay khả năng tài chính,khả năng thanh toán của khách hàng trong thời gian trước là như thế nào, hiệntại và tương lai ra sao Từ đó bộ phận phê duyệt sẽ bắt đầu xem xét để phêduyệt về việc cho vay

Bước 4: Xét duyệt cho vay khách hàng

Quá trình kiểm tra, thẩm định và phân tích tín dụng sau khi đã hoànthành thì bộ phận xét duyệt sẽ cần phải kiểm toàn lại các thông tin liên quanđến nguồn vốn, điều kiện thanh toán, các phương thức cùng lãi suất cho vay

để nộp lại báo cáo thẩm định cho cán bộ cấp trên Các cán bộ này cũng sẽ mộtlần nữa xem xét lại rồi mới đưa ra quyết định có duyệt hay không Do đó, ởbước này, các nhân viên ngân hàng/tín dụng sẽ cần cung cấp thông tin chuẩn

đã được phân tích, thẩm định để quyết định về việc cho khách hàng vay vốn.Trường hợp hồ sơ đề nghị vay vốn được phê duyệt thì sẽ cần thông báongay với khách hàng để làm thủ tục ký kết hợp đồng cho vay khách hàng

Bước 5: Ký kết hợp đồng và bắt đầu giải ngân

Khi hồ sơ vay vốn đã được chấp nhận thì các ngân hàng hay tổ chức tíndụng sẽ cần soạn thảo ra một hợp đồng để khách hàng ký kết, đồng thời thựchiện giải ngân Đây chính là mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên, cam kết vàcác yêu cầu, nhiệm vụ mà hai bên cần thực hiện Nội dung của hợp đồng sẽcần thể hiện các thông tin chính đó là:

Thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ cụ thể, tư cách pháp nhân)

Mục đích sử dụng các khoản vay vốn

Trang 19

Số lượng tín dụng thực tế

Thông tin chi tiết về lãi suất cho vay

Thời hạn tín dụng cụ thể

Các loại đảm bảo, cam kết giữa hai bên

Các điều kiện thanh toán

Như vậy, khách hàng trước khi ký vào bản hợp đồng này cần phải đọc vànghiên cứu thật kỹ lưỡng, đảm bảo quyền lợi của mình cũng như khả năngthực hiện các yêu cầu của hợp đồng như thế nào? Các nhân viên ngânhàng/nhân viên của tổ chức tín dụng cũng sẽ cần giải thích rõ ràng về các điềukhoản được ghi trong hợp đồng để khách hàng được nắm rõ thông tin vềkhoản vay, kỳ hạn thanh toán,… Đây cũng là những vấn đề mà khách hàngcần lưu ý để trả nợ đúng hạn đã quy định

Và các khoản vay sau khi đã được phê duyệt thì kế toán có trách nhiệmgiải ngân các khoản vay đó đến cho khách hàng Tuy nhiên thì quá trình sau

đó, các nhân viên tín dụng sẽ vẫn cần theo dõi, kiểm soát xem khách hàng có

sử dụng khoản vay theo đúng mục đích đã đưa ra hay không Trường hợp cóbất kỳ sai lệch hay dấu hiệu lừa đảo nào thì ngân hàng sẽ có quyền thu hồingay các khoản vay đó

Bước 6: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Bước cuối cùng trong quy trình cho vay khách hàng đó chính là tiếnhành thu nợ, đưa ra các phán quyết tín dụng mới Cụ thể là đến kỳ hạn thanhtoán, các nhân viên ở bộ phận thu hồi công nợ của ngân hàng sẽ thông báođến cho khách hàng và yêu cầu thực hiện về vấn đề thanh toán các khoản vayđến hạn Việc thanh toán này sẽ bao gồm cả tiền lãi và một phần của số tiềngốc đã vay Và số tiền thanh toán này đã được thỏa thuận chi tiết trong hợpđồng vay vốn mà hai bên đã ký kết trước đó Chính vì vậy mà khách hàng sẽcần thực hiện thanh toán theo đúng yêu cầu của hợp đồng

Trong trường hợp khách hàng thanh toán muộn hoặc mất khả năng thanhtoán thì phía ngân hàng sẽ tiến hành xem xét tình hình thực tế và đưa ra cácphán quyết tín dụng mới cho phù hợp nhất

1.1.4 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM

1.4.1.1 Đối với Ngân hàng thương mại

Hoạt động chủ yếu của NHTM là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay

và đầu tư nhằm thu lợi nhuận Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết

Trang 20

định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chiến lượckinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng là chiến lược tín dụng Trong đóhoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhưng hứa hẹn đem lại lợi nhuậncao nên các ngân hàng luôn quan tâm đến việc mở rộng và nâng cao chấtlượng cho vay.

Mở rộng cho vay làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng: Khingân hàng cho vay ngân hàng thu được tiền lãi:

Tiền lãi = Lãi suất x Tổng dư nợ thực tế x Thời hạn vay

Tiền lãi chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của ngânhàng Khi ngân hàng mở rộng cho vay về chiều rộng làm tổng dư nợ tăng lên;nếu ngân hàng không gặp rủi ro lớn từ các khoản cho vay này thì chắc chắndoanh thu và lợi nhuận sẽ tăng lên Khi ngân hàng mở rộng cho vay về chiềusâu chất lượng của các khoản cho vay tăng lên, khả năng thu hồi vốn vay vàlãi là cao, đặc biệt đối với các khoản vay có thời hạn dài thì doanh thu và lợinhuận từ các khoản vay này cũng tăng lên

Ngoài thu từ lãi, ngân hàng còn có các khoản thu phí dịch vụ như: dịch

vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn…

Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh

và lành mạnh tài chính của khách hàng Chất lượng tín dụng được đảm bảocũng có ý nghĩa là ngân hàng phát triển nhờ vậy ngân hàng có điều kiện cungứng vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng

1.1.4.2 Đối với khách hàng nói chung

Thứ nhất, chất lượng cho vay tạo lòng tin đối với khách hàng Trongđiều kiện nền kinh tế mở, khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng làm đốitác Chính vì vậy, ngân hàng nào có chất lượng tín dụng tốt sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng đến thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng Với vai tròchủ đạo cung cấp vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng hỗ trợ và tạo điều kiệncho các cá nhân và tổ chức kinh tế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Từ nguồnvốn vay được từ ngân hàng doanh nghiệp có áp lực trả nợ vay sẽ hoạt độngkinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Từ đó,tạo cho các đơn vị kinh tế một chỗ đứng và khẳng định uy tín của mình trênthị trường

Thứ hai, chất lượng tín dụng góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh

và lành mạnh tài chính của khách hàng Chất lượng tín dụng được đảm bảo

Trang 21

cũng có ý nghĩa là ngân hàng phát triển nhờ vậy ngân hàng có điều kiện cungứng vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng.

1.1.4.3 Đối với Nhà nước

Hoạt động cho vay tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, tạo ra nguồnthu cho ngân sách nhà nước, dẫn dắt khối NHTM trong việc thực hiện các chỉđạo của NHNN về lãi suất, tỷ giá nhằm giữ ổn định thị trường tiền tệ và antoàn hệ thống ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

và luôn đi đầu trong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về đảm bảo cungứng vốn cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chấtlượng sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đảm bảo ansinh xã hội Những đơn vị chủ động phối hợp với NHNN, các bộ, ngành theodõi chặt chẽ diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, đánh giá, nhậnđịnh về các khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế và thị trường tiền tệViệt Nam để dự báo, có phương án và thực hiện các biện pháp để xử lý cáctình huống rủi ro có thể xảy ra

Cho vay Ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệtrong lưu thông Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng đãtạo nên cung tiền tệ Đó chính là khả năng tạo tiền của Ngân hàng

1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay Ngân hàng

Hiệu quả cho vay có thể được hiểu một cách đơn giản là hiệu quả củaviệc cho vay mang lại, là khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn cả vốn gốc lẫnlãi theo dự định Hiệu quả và khả năng thu nợ càng lớn thì chất lượng cho vaycàng cao và ngược lại.Để có thể hiểu rõ hơn chất lượng cho vay, ta xem xét

sự thể hiện chất lượng cho vay trên các khía cạnh sau:

Đối với khách hàng: Chất lượng cho vay được thể hiện ở sự phù hợp về

lãi suất và kì hạn của khoản vay, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh

và mức độ thuận tiện trong giao dịch (thái độ tiếp đón của nhân viên Ngânhàng, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng mà vẫn đảmbảo các nguyên tắc tín dụng…)

Đối với NHTM: Chất lượng cho vay được thể hiện ở phạm vi, giới hạn

cho vay phải phù hợp với thực lực bản thân Ngân hàng, vừa đảm bảo đượctính cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn

Trang 22

và có lãi Chất lượng cho vay được đánh giá dựa vào việc thanh toán gốc, lãiđúng hợp đồng và sự hợp tác của khách hàng trong thời kì vay vốn.

Đối với Nhà nước: Chất lượng cho vay được thể hiện ở việc cho vay

phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làmcho người lao động, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyếttốt nhất mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và tăng tưởng kinh tế

Như vậy, hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỉ lệgiữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, nó Phải hiểu đúng được bản chất củahiệu quả cho vay sẽ giúp cho ngân hàng thương mại phân tích, đánh giá đúngđược hiệu quả cho vay hiện tại cũng như xác định được nguyên nhân củanhững tồn tại có thể đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu để có thể đứngvững được trên thị trường cạnh tranh

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại Ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

a Uy tín ngân hàng đối với khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, để tồn tại và pháttriển

các ngân hàng phải chấp nhận cạnh tranh như sự lựa chọn tất yếu Vìcạnh tranh như một quy luật tự nhiên, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.Trong cùng một môi trường như nhau các ngân hàng phải tận dụng được cơhội vươn lên trên đối thủ cạnh tranh khẳng định vị thế của mình trong nềnkinh tế Do vậy uy tín của ngân hàng là rất quan trọng với sự phát triển và tồntại của ngân hàng Nếu ngân hàng nào có uy tín thì sẽ thu hút được nhiềukhách hàng và khi đó số khách hàng có chất lượng, làm ăn có uy tín sẽ tăng,tìm kiếm được nhiều khách hàng có tiềm năng tốt Tăng khả năng huy độngvốn, tạo điều kiện mở rộng cho vay Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng

Đó là một dấu hiệu cho thấy sự khả quan về chất lượng cho vay của mỗi ngânhàng

b Thái độ phục vụ và thủ tục trong cho vay

Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh như hiện nay, nhiệm

vụ cấp bách của ngân hàng không chỉ đơn thuần là nâng cao uy tín trên thịtrường, mà đó còn là việc duy trì và củng cố uy tín đó nữa Thái đọ phục vụvới khách hàng và việc hoàn thiện , rút ngắn trong thủ tục cho vay sẽ là nhân

Trang 23

tố khá quan trọng giúp ngân hàng thu hút khách hàng và nâng cao vị thế cạnhtranh của mình Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay, rút ngắn tạo thuận lợicho khách hàng tiếp cận nguồn vốn giúp ngân hàng cũng như khách hànggiảm thiểu được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng trong công táccho vay.

c Quy trình tín dụng

Với một quy trình cho vay chuẩn, thực hiện một cách nhanh chóng màvẫn đảm bảo những nguyên tắc chính là thước đo đánh giá cao chất lượng chovay của NHTM Đây là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng tiên quyết đến chấtlượng cho vay

Tóm lại, hoạt động cho vay được xem là có chất lượng khi nó được thực hiện đúng luật pháp, các quy định quy chế liên quan, thu hút nhiều khách

hàng nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc ứng dụng

d Bảo đảm các nguyên tắc cho vay

Các nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo tính an toàn và khảnăng sinh lời đối với hoạt động tín dụng ngân hàng Khách hàng phải cam kếthoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời hạn xác định: Các khoản tín dụng của ngânhàng chủ yếu có nguồn gốc từ của khách hàng và các khoản ngân hàng vaymượn Do vậy ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng đi vay phải thực hiện đúngcam kết này Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đãthỏa thuận với ngân hàng, không được trái với các quy định của pháp luật vàcủa các ngân hàng cấp trên Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tíndụng bảo đảm cho ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật vàviệc tài trợ đó phải phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng Do đó ngân hàngcần phải có những quy định ràng buộc khách hàng phải dùng vốn vay đúngmục đích Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án sử dụng vốn vay có hiệu quả.Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện các nguyên tắc thứ nhất.Phương án hoạt động có hiệu quả cho người vay minh chứng cho khả năngthu hồi vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng Các khoản tài trợ của ngânhàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM Do đó, đolường chất lượng hoạt động tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việcphân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Tuỳ theo mục đích phântích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung

Trang 24

khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong phạm

vi bảng báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể áp dụng cácchỉ tiêu sau để đánh giá tình hình chất lượng hoạt động tín dụng của ngânhàng

a Chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ

Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số tiền ngân hàng chokhách hàng vay trong một thời gian nhất định (thường là 01 năm) Doanh sốcho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng, còn tốc độ tăngdoanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay qua các thời kỳ Doanh

số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tíndụng cho vay của ngân hàng là rất tốt và ngược lại Đây là cơ sở phản ánh sựtương quan giữa huy động vốn và cho vay vốn, nó thúc đẩy hoạt động huyđộng vốn phát triển

Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từkhoản cho vay của ngân hàng, kể cả khoản cho vay đó được phát ra từ kỳ hiệntại hay kỳ trước đó Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàngbằng con số tuyệt đối, nếu đem so sánh với doanh số cho vay, ta sẽ được con

số tương đối để đánh giá khả năng thu nợ của ngân hàng

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay vàchưa thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.Để xácđịnh được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay vàdoanh số thu nợ

b Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ

Chỉ tiêu này cũng có ý nghĩa tương tự như doanh số cho vay nhưng nóphản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng cho nền kinh tế trong một thờiđiểm Tổng dư nợ bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng yếu kém, khả năng tiếpthị của Ngân hàng là hạn chế, trình độ cán bộ nhân viên thaaso và Ngân hàngkhông có khả năng mở rộng Tuy nhiên, không phải chỉ tiêu này càng cao thìchất lượng cho vay càng cao Bởi tới một lúc nào đó, khi Ngân hàng cho vayvượt quá mức giới hạn cũng là lúc Ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro

về cho vay

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng, sự uy tíncủa Ngân hàng Khi so sánh tổng dư nợ của Ngân hàng với thị phần cho vay

Trang 25

của Ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao haythấp.

Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + Doanh số cho vay trong

kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ (1.2)

Kết cấu dư nợ phản ánh tỉ trọng các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phântích kết cấu dư nợ sẽ giúp Ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh chovay theo loại hình nào là có lợi nhất

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khảnăng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản

nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 và các khoản nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theohợp đồng cho vay

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến

360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu và các khoản nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ lần thứ hai

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnthứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa

bị quá hạn hoặc đã quá hạn và các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Trang 27

Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng, phản ánh khả năng quản lý tíndụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàngđối với các khoản vay (bao gồm cả vay mua nhà, vay mua xe, vay tiêu dùng,hay khoản nợ từ theẻ tín dụng, ) cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng.Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 3%

Mục tiêu phấn đấu của ngân hàng thương mại là không để xảy ra nợquá hạn Tuy nhiên trong thực tế điều này rất khó thực hiện

d Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm

4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) trong bảng phân loại và cấpxét tín dụng của hệ thống CIC

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu x 100% (1.4)

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợxấu Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó,khoản vốn của ngân hàng lúc này không còn là rủi ro nữa, mà đã gây thiệt hạicho ngân hàng Đây là kết quả trực tìếp biểu hiện chất lượng của khoản tíndụng cấp cho khách hàng

Nếu tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng là cựcthấp và ngân hàng cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mìnhnếu không hậu quả khó lường

Trang 28

e Chỉ tiêu vòng quay vốn vay

Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giákhả năng tổ chức, quản lý vốn vay và chất lượng cho vay trong việc đáp ứngnhu cầu của khách hàng

Vòng quay vốn vay = Doanhsố thu nợ trong kỳ Dư nợ cho vay bìnhquân (1.5)

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay Vòng quay củavốn vay càng cao càng chứng tỏ nguồn vay Ngân hàng luân chuyển càngnhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa Hệ sốnày càng tăng, phản ánh tình hình quản lý vốn vay càng tốt, chất luowjgn chovay càng cao Chỉ số này cao trước hết thể hiện khả năng thu nợ tốt Nó cònthể hiện hiệu quả cho vay của Ngân hàng Một đồng vốn khi cho vay đượcnhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn

Tuy nhiên, cần xét đến yếu tố quan trọng là “Dư nợ bình quân” Khi dư

nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh chấtlượng khoản vay là cao bởi thực tế nó thể hiện khả năng cho vay kém củaNgân hàng

g Chỉ tiêu sử dụng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu cho vay trong tổng nguồn huy động Nó xem xét, đánh giá tỉ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn của bản thân Ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.

Chỉ tiêu này được biểu thị bằng công thức:

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ x 100% (1.6)

Tổng vốn huy động

Tỉ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100% Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho Ngân hàng Lúc đó tính thanh khoản của Ngân hàng sẽ bị

đe dọa khối lượng dự trữ không được bảo đảm Tuy vậy, để xác định một tỉ lệ thế nào là phù hợp còn phụ thuộc vào kết cấu của vốn huy động, lĩnh vực Ngân hàng tập trung tài trợ và nhiều nhân tố khác.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại NHTM

Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản và là hoạt động sinh lời chủ yếucủa một Ngân hàng Hoạt động cho vay phát triển cũng kéo theo các hoạt

Trang 29

động khác của Ngân hàng phát triển Vì vậy các Ngân hàng luôn phải chútrọng đến việc nâng cao chất lượng cho vay Bên cạnh những yếu tố chủquan thuộc về bản thân Ngân hàng còn có những nhân tố khách quan từ phíakhách hàng và các nhân tố khách quan khác.

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

a Chiến lược kinh doanh dài hạn của Ngân hàng

Đối với một tổ chức kinh tế, việc xây dựng cho mình một chiến lượngkinh doanh dài hạn là vô cùng quan trọng Chiến lược kinh doanh dài hạn củaNgân hàng là chiến lược hoạt động, gồm nhiều mặt, tập trung vào các hoạtđộng kinh doanh để nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong chiến lược kinhdoanh, các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mụctiêu cần đạt được, các phương pháp tiến hành, từ đó cụ thể hóa bằng các kếhoạch hành động Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngcho vay Một chiến lược cho vay đúng đắn và được thực hiện tốt trên cơ sởmột chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay

b Chính sách cho vay của Ngân hàng

Chính sách cho vay là các định hướng căn bản cho việc kinh doanh tíndụng của một Ngân hàng Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ củamột Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhânviên Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích cho vay, tạo sựthống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và khả năngsinh lời Nội dung của chính sách cho vay là để trả lời cho câu hỏi về quy môcủa các khoản vay, thời hạn của các khoản vay, các hình thức cấp cho vayđược sử dụng Điều khoản của chính sách cho vay được xây dựng dựa trênnhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tàichính của NHNN, khả năng về vốn của Ngân hàng và nhu cầu đi vay củakhách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách cho vay cũng thay đổitheo Đối với mỗi loại đối tượng khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra cácchính sách khác nhau cho phù hợp Một chính sách cho vay đúng đắn, sẽ thuhút nhiều khách hàng, vừa đảm bảo khả năng sinh lời , vừa trên cơ sở hạnchế rủi ro, tuân theo các đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo côngbằng xã hội Bất cứ một Ngân hàng nào muốn có chất lượng cho vay tốt cũngđều phải có chính sách cho vay khoa học, phù hợp với thực tế của Ngân hàngcũng như của thị trường

Trang 30

c Quy trình cho vay

Đây là một công việc rất cần thiết trong việc cho vay để đảm bảo an toànvốn tín dụng Nó được thể hiện qua việc tạo lập một quy trình chặt chẽ, khoahọc cũng như việc phân phối nhịp nhàng các khâu thế nào

Các bước trong quy trình: Tìm khách ⇒ Thông tin khách hàng ⇒ Phântích tín dụng ⇒ Quyết định tín dụng ⇒ Hợp đồng tín dụng ⇒ Giải ngân ⇒Tái xét

Một ngân hàng có quy trình tín dụng đơn giản, hợp lý sẽ vừa tiết kiệmđược thời gian và chi phí, lại vừa đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng chongân hàng Đồng thời, dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập cácthủ tục hành chính phù hợp với những quy định cả luật pháp và đảm bảo antoàn trong hoạt động kinh doanh Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở đểngân hàng kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụngcho phù hợp với thực tiễn

d Công tác tổ chức Ngân hàng

Cần xây dựng một tổ chức thống nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyêntắc tín dụng, đảm bảo tiến hành được các hoạt động lành mạnh, có sự phốihợp chặt chẽ khi xử lý những rủi ro trong các nghiệp vụ

Bởi vậy, Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảođược sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các Ngânhàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác.Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý

có hiệu quả các khoản vốn vay, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản cho vay

có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng cho vay

e Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất

Lãi suất là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng Mọi sựđiều chỉnh lãi suất huy động và cho vay đều ảnh hưởng đến chi phí và thunhập của một ngân hàng Do đó, ngân hàng rất quan tâm đến công tác quản lýrủi ro lãi suất nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu mà nó mang lại Mứclãi suất sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cân bằng với rủi ro, tùy vào sản phẩmvay, thời hạn và lịch sử tín dụng của từng khách hàng cụ thể Đối với kháchhàng có lịch sử tín dụng tốt, hồ sơ đầy đủ, rõ ràng sẽ nhận lại được mức lãisuất ưu đãi hơn

Trang 31

f Chất lượng nhân sự

Ngày nay khi hoạt động ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượngnguồn vốn nhân lực ngày càng cao về cả chuyên môn và đạo đức tư cáchnghề nghiệp Do đó, công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ đóng một vai tròquan trọng giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được cái sai phạm trong công táctín dụng, đồng thời tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường

g Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo Ngânhàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh, kịp thời phát hiện những khókhăn, trở ngại, sai trái… Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.Côngtác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là các biện pháp để giúp Ngân hàng nắm đượccác thông tin cơ bản về khách hàng, về quá trình hoạt động kinh doanh đầu tưcủa khách hàng sau khi đã được giải ngân Như vậy, quá trình kiểm tra, giámsát là một quá trình quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cho vay Nómột mặt nâng cao chất lượng cho vay cho Ngân hàng khi giảm thiểu rủi ro vềcác khoản vay xấu, đồng thời có tác dụng hướng khách hàng đến các hoạtđộng tốt, tăng khả năng thành công cho họ Xét ở một mức độ cao hơn, quátrình này còn có đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khi mà thông qua việcđiều chỉnh, giám sát khách hàng, nó đã giảm thiểu phần nào những hoạt độngkinh tế tiêu cực của họ

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

a Nhân tố khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng đồng vốn của ngân hàng Nếukhách hàng có năng lực kinh doanh tốt, sử dụng đồng vốn có hiệu quả thì sẽđảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng Ngược lại, nếu năng lực kinhdoanh yếu kém, công nghệ lạc hậu, sử dụng vốn sai mục đích… dẫn đến phásản, không trả được nợ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến ngân hàng Do đó,công tác thẩm định, phân tích khách hàng trước khi cho vay đóng một vai trò

vô cùng quan trọng

b Môi trường kinh tế - xã hội

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động củangân hàng sẽ thấy được ảnh hưởng của nó đến chất lượng tín dụng của ngânhàng Bất kỳ một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của những chu kỳ kinh

tế Trong giai đoạn nền kinh tế đang hưng thịnh thì các doanh nghiệp làm ăn

Trang 32

phát đạt, xuất hiện nhu cầu mở rộng sản xuất, thu nhập xã hội tăng kéo theonhu cầu tiêu dùng xã hội cũng tăng cao, nên nhu cầu tín dụng cũng tăng Hoạtđộng tín dụng hay hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ phát triển Trong giaiđoạn nền kinh tế suy thoái thì tất yếu nhu cầu tín dụng sẽ giảm, khả năng hấpthụ vốn của nền kinh tế bị giảm sút, lúc này ngân hàng sẽ dư thừa, ứ đọng mộtlượng vốn lớn, nguồn vốn huy động được sử dụng không hiệu quả có nghĩa làchất lượng cho vay bị giảm sút.

Những sự biến cố về lãi suất, tỷ giá trên thị trường cũng ảnh hưởng trựctiếp đến lãi suất của ngân hàng, dẫn đến ảnh hưởng đến mức lãi ròng củakhoản cho vay

Tác động của môi trường kinh tế có thể làm tăng hoặc giảm qui mô hoạtđộng tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Đồng thời ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng cho vay của ngân hàng

c Môi trường chính trị - pháp luật

Một môi trường chính trị không ổn định sẽ khiến các chủ thể kinh tếkhông dám mạnh dạn đầu tư, hiệu quả kinh tế là không cao Lúc này, chấtlượng cho vay đứng về cả ba phía: Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng đều

là không tốt Ổn định về chính trị tức là ổn định về các chính sách của Nhànước Khi các chính sách này ổn định, sẽ tạo cho các doanh nghiệp sự thuậnlợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Các chính sách của Nhà nước đượcquy định cụ thể dưới dạng các văn bản trong hệ thống pháp luật Đây là cơ sở

để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế Nếu hệ thống pháp luật khôngđồng bộ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn Ngượclại, nếu nó phù hợp với thực tế khách quan, thì sẽ tạo ra một môi trường pháp

lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được thuận lợi và đạthiệu quả cao

d Môi trường khoa học kĩ thuật

Trình độ khoa học – kĩ thuật phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốcgia Khoa học – kĩ thuật được áp dụng vào hệ thống Ngân hàng sẽ là sự hỗ trợđắc lực cho các hoạt động Ngân hàng Công nghệ thông tin phát triển giúpNgân hàng dễ dàng hơn trong việc cập nhập thông tin về khách hàng Điềunày sẽ giúp Ngân hàng giảm các chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian chờ đợicủa khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định Khách hàng khi đến vớiNgân hàng cũng sẽ rất hài lòng khi nhận được sự trợ giúp của máy móc với

Trang 33

các thủ tục nhanh gọn, ít tốn kém Chất lượng cho vay rõ ràng đã được tănglên.

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới chất lượng cho vay củaNHTM Để nâng cao chất lượng cho vay, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu

và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, kết hợp cùng với kết quả hoạt độngthực tiễn của các NHTM, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thicao

1.2.4 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM

1.2.4.1 Nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết để phát triển kinh tế

Nâng cao chất lượng cho vay đóng góp ý nghĩa to lớn đối với bản thânmỗi ngân hàng, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh

tế

Đảm bảo chất lượng cho vay là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò làtrung tâm thanh toán: khi chất lượng cho vay được đảm bảo sẽ tăng vòngquay vốn cho vay, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịchlớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua củađồng tiền

Chất lượng cho vay góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăngtrưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia Điều này xuất phát từ chức năng tạo tiềncủa NHTM, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán khôngdùng tiền mặt, NHTM có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiềnthực có, hoặc ngân hàng cho phép các chủ tài khoản phát hành séc và thanhtoán bằng các phương tiện khác cho khách vượt quá số tiền gửi thực có, haykhi ngân hàng xử lý nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng đã cung cấp chodoanh nghiệp một khối lượng thanh toán bằng cách ghi “có” trước ghi “nợ”sau

Chất lượng cho vay góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng: hoạtđộng cho vay được mở rộng với các thủ tục được đơn giản hóa, thuận tiệnnhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc cho vay sẽ góp phần cho vay đúng các đốitượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếuhiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh

Cho vay là công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước

về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực

Trang 34

1.2.4.2 Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng nói chung làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ củacác NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn vay và thu hútđược nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra mộthình ảnh tốt đẹp về biểu tượng, uy tín của ngân hàng và sự trung thành củangân hàng

Chất lượng cho vay làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng Do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phíquản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay

Chất lượng cho vay đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngânhàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh

1.2.4.3 Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự phát triển với khách hàng doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn mong muốn huy động được nguồn vốn cần thiếtmột cách nhanh chóng, chi phí thấp nhất để thực hiện kế hoạch sản xuất kinhdoanh Một khoản cho vay phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng,với lãi suất kỳ hạn hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triểnsản xuất kinh doanh hiệu quả Do đó nâng cao chất lượng cho vay là động lựcthúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng hạchtoán kinh doanh, khả năng tổ chức sản xuất, tạo động lực tìm kiếm đầu rakinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng món vay

Trang 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, ta quan tâm tới cơ sở lý luận và chất lượng cho vaycủa ngân hàng thương mại và từ đó phân tích tình hình hoạt động tín dụngđưa ra các chỉ tiêu định tính cùng với các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượngcho vay để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của từng thịtrường của từng ngân hàng Chương 1 cũng cho ta hiểu rõ hơn về các quytrình, các hình thức cho vay để từ đó giúp đỡ các cá nhân, tổ chức có nhu cầuvay vốn thực hiện đúng quy định của pháp luật và tổ chức tín dụng, lựa chọncho mình hình thức vay vốn phù hợp nhất Dựa trên cơ sở này chương 2 sẽphân tích về thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại

cổ phần phát triển Hồ Chí Minh (HDBank) để có một cách nhìn hoàn chỉnh

và hiểu một cách rõ hơn về nghiên cứu chương này

Trang 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HỒ CHÍ MINH

(HDBANK)

Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY DEVELOPMENT JOINTSTOCK COMMERCIAL BANK

Tên viết tắt: HDBank

Trụ sở chính: Số 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé,Quận 1, TP HCM

HDBank thành lập năm 1990, là 1 trong những Ngân hàng TMCP đầutiên của cả nước Ngày 11 tháng 2 năm 1989, Ngân hàng thương mại cổ phầnPhát triển Nhà TP Hồ Chí Minh, tiền thân của HDBank ngày nay, được thànhlập theo quyết định số 47/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp,với khoảng 50 nhân viên, vốn điều lệ 3 tỷ đồng

Ngày 06/06/1992, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạtđộng số 00019/NH-GP cho Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP Hồ ChíMinh

Ngày 19/9/2011 HDBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấpthuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí MinhNăm 2013, HDBank mua lại 100% vốn cổ phần của công ty tài chínhSociete Generale Viet Finance (SGVF) - công ty con của tập đoàn ngân hàngSociete Generale (Cộng hòa Pháp) và đổi tên công ty SGVF thànhHDFinance

Cũng trong năm 2013, HDBank sáp nhập thành công Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Đại Á (tên viết tắt: DaiA Bank) Tại thời điểm sáp nhập DaiABank có lịch sử hoạt động 20 năm, vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng

Ngày 5/1/2018, gần 981 triệu cổ phiếu “HDB” của HDBank đã chínhthức lên sàn HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhấtsàn HOSE Sự kiện này đã mở màn cho các doanh nghiệp vốn hóa lớn gia

Trang 37

nhập thị trường chứng khoán, góp phần nâng cao thanh khoản thị trường,mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cổ phiếu HDB cũnglọt danh mục chỉ số VN30, Top 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoảntốt nhất.

Sau gần 30 năm hoạt động, đến nay HDBank bứt phá mạnh mẽ, thuộcnhóm dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, lợinhuận, mạng lưới, chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP HDBANK

Hình 1.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Hồ

2.1.2.2 Phòng ban kiểm soát

Trang 38

Ban kiểm soát là cơ quan độc lập trong công ty cổ phần nhằm kiểm tra, giámsát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lí, điều hành hoạtđộng kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty

2.1.2.3 Hội đồng quản trị

Thực hiện các công việc văn phòng, văn thư, thư ký thuộc HĐQT, BKS; ghi chép biên bản và lưu trữ các nghị quyết, quyết định, các văn bản khác của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, BKS

Lập, quản lý sổ cổ đông; thực hiện việc quan hệ cổ đông; tiếp nhận và hướng dẫn, giải thích cho các cổ đông những vấn đề cổ đông quan tâm Lập báo cáo về cổ đông để trình người có thẩm quyền ký, gửi các cơ quan Nhà nước theo quy định

Đầu mối cung cấp cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các thành viên

HĐQT, BKS, các bộ phận quản lý những thông tin về tình hình, kết quả hoạt động của Ngân hàng

Tham mưu, đề xuất với HĐQT và Chủ tịch HĐQT trong việc đưa ra những đường lối, chính sách, quyết định của HĐQT về những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT và Chủ tịch HĐQT.

2.1.2.4 Phòng bảo lãnh

Phòng bảo lãnh trực thuộc sở giao dịch thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh

và tái bảo lãnh, thẩm định các phương án kinh doanh của khách hàng bảolãnh Thẩm định và định giá tài sản cầm cố, thế chấp và phong tỏa tài sản khicần Ngoài ra, phòng bảo lãnh cũng thực hiện một số nghiệp vụ khác

2.1.2.5 Phòng đầu tư dự án

Phòng đầu tư dự án thuộc khối tín dụng, có chức năng cấp tín dụng trung vàdài hạn cho khách hàng, thực hiện cho vay hợp đồng bằng VND và ngoại tệ.Thẩm định dự án, theo dõi thu nợ và xây dựng tín dụng đối với khách hàng.Thực hiện thẩm định tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng trướckhi cung cấp tín dụng

2.1.2.6 Phòng kế toán giao dịch

Thực hiện chức năng mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của kháchhàng là tổ chức Thực hiện nghiệp vụ thanh toán ủy nhiệm chi, Telex chuyểntiền điện tử, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…

Ngày đăng: 11/03/2024, 10:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w