1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình tự tổ chức các hoạt động đấu thầu

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Tự Tổ Chức Các Hoạt Động Đấu Thầu
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 25,63 KB

Nội dung

BÊN MỜI THẦU thông báo mời thầu theo quy định thông qua các kênh pttt, mạng thông tin đấu thầu qgia, báo đấu thầu, Các nhà thầu quan tâm sẽ tới mua hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và họ sẽ

Trang 1

Câu 3 Trình tự tổ chức các hoạt động đấu thầu:

Thứ nhất: Chuẩn bị đấu thầu

BÊN MỜI THẦU phải thực hiện trình tự các hđ từ lúc bắt đầu dự án đến thời điểm

có thể mời thầu hoặc phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Sau khi thu thập đầy

đủ sản phẩm, BÊN MỜI THẦU lập kh đấu thầu, thẩm định và trình duyệt KH ĐẤU THẦU được phê duyệt là cơ sở đầu tiên cho mọi hoạt động khác của quá trình đấu thầu Tùy theo tính chất của gói thầu, BÊN MỜI THẦU xác định có tổ chức sơ tuyển để lập danh sách ngắn các NHÀ THẦU Từ đó lập HỒ SƠ MỜI THẦU theo yêu cầu của dự án HỒ SƠ MỜI THẦU sau khi đã được phê duyệt là căn cứ pháp lý duy nhất để các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện công việc của mình

Thứ hai: tổ chức đấu thầu

Bắt đầu từ việc phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến thời điểm mở thầu BÊN MỜI THẦU thông báo mời thầu theo quy định thông qua các kênh pttt, mạng thông tin đấu thầu qgia, báo đấu thầu, Các nhà thầu quan tâm sẽ tới mua hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và họ sẽ có một khoảng time nhất định để cb hồ sơ dự thầu,

hồ sơ đề xuất và nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu BÊN MỜI THẦU luôn có một bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của nhà nước cho đến thời điểm mở thầu Bên mời thầu tổ chức mở thầu, ghi biên bản và sau đó chuyển hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ sang bộ phận đánh giá hồ sơ

Thứ 3: đánh gía hồ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Bước này được thực hiện bởi tổ chuyên gia đấu thầu Tiến hành đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết bằng các phương pháp đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Kết quả đánh giá được nộp lên để tiến hành thẩm định, rồi bên mời thầu trình lên người có thẩm quyền xét duyệt kết quả và công bố kết quả lựa chọn nhà thầu, sau đó gửi kết quả đến các nhà thầu và đăng tải trên mạng tt đấu thầu qgia

Bước 4: kết thúc đấu thầu

Trang 2

Bên mời thầu và chủ đầu tư sẽ thực hiện những công việc còn lại để tiến hành thực hiện dự án Nhà trúng thầu được mời đến thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Lưu ý: Với mỗi loại hình hay hình thức đấu thầu khác nhau, chủ đấu thầu, bên mời

thầu có thể thực hiện đấu thầu theo quy trình riêng, có thể bớt 1 số công việc không cần thiết Tuy nhiên, các cuộc đấu thầu phải thực hiện theo đúng trình tự trên và đây

là một quy trình chuẩn cho mọi cuộc đấu thầu

Câu 8:

Quy trình lập KHLCNT

1.Căn cứ lập kế hoạch

 Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu là những căn cứ pháp lý liên quan đến việc đầu tư cho dự án đấu thầu bao gồm:

 Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở quyết định đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư

 Thiết kế, dự toán, tổng dự toán được duyệt (nếu có)

 Nguồn vốn cho dự án

 Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có)

 Nếu là dự toán mua sắm thường xuyên, căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu bao gồm:

 Quyết định mua sắm được phê duyệt

 Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công nhân viên chức, trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc

 Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được duyệt

Trang 3

 Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ duyệt (nếu có)

 Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có) Khi đảm bảo được những căn cứ trên, kế hoạch đấu thầu mới bắt đầu được lập

2 Xây dựng nội dung kế hoạch

 Tên gói thầu: thể hiện Tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm

 Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu

tư, dự toán được duyệt của dự án (nếu có), dự toán mua sắm thường xuyên và các quy định liên quan

 Nguồn vốn: Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu

 Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu:

- Nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu (trong nước, quốc tế ) được áp dụng như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp hoặc chào hàng cạnh tranh Việc thực hiện đấu thầu sẽ thống nhất theo một hình thức lựa chọn nhà thầu nêu ra trong kế hoạch đấu thầu

- BMT cũng phải lựa chọn phương thức đấu thầu cho dự án thống nhất và công khai theo yêu cầu của chủ đầu tư, như: phương thức đấu thầu 1 giai đoạn, 1 túi hồ

sơ, phương thức đấu thầu 2 giai đoạn, 1 túi hồ sơ

 Thời gian lựa chọn nhà thầu Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp đồng, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm

 Hình thức hợp đồng: Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng như sau:

Trang 4

 Hình thức hợp đồng trọn gói - Hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định

 Hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

 Hình thức hợp đồng theo thời gian

 Thời gian thực hiện hợp đồng

 Thời gian thực hiện hợp đồng phải đảm bảo việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án

 Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có)

3 Trình duyệt, thẩm định kế hoạch

 Trình duyệt:

- CĐT, BMT có trách nhiệm trình KHĐT lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định

 Thẩm định kế hoạch đấu thầu

- Thẩm định KHĐT là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung hồ sơ trình duyệt KHĐT

4 Phê duyệt kế hoạch

Căn cứ vào báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư, người đứng đầu cơ quan CĐT hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong TH gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt KHĐT

5 Thực hiện các bước đấu thầu khi kế hoạch được duyệt

Câu 9: Sơ tuyển nhà thầu áp dụng trong các trường hợp nào, đặc điểm của các gói thầu đó? So sánh phân tích giữa việc sơ tuyển và lập danh sách ngắn?

Trang 5

- Sơ tuyển NT có thể được áp dụng trong phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ và 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ đối với đấu thầu rộng rãi trong nước (điểm a, khoản, điều 22 – NĐ63/2014/NĐ-CP, điểm 1 điều 44, điểm 1 điều 49/2014/NĐ-CP và điều 16 NĐ30/2015; )

Điều 16 Áp dụng sơ tuyển (NĐ30/2015)

1 Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt, việc sơ tuyển nhà đầu tư được thực hiện trước khi lập

kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư để xác định các nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án và mời tham gia đấu thầu rộng rãi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này hoặc chỉ định thầu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định này

2 Sơ tuyển quốc tế áp dụng đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này

3 Sơ tuyển trong nước áp dụng đối với dự án quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều

9 Nghị định này

4 Đối với dự án PPP nhóm C, căn cứ tính chất của dự án, sau khi phê duyệt đề xuất dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển

5 Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất có tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, căn cứ tính chất của dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển

6 Gói thầu mua sắm hàng hóa

7 Gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên

8 Gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển

Đặc điểm:

Đặc điểm của dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP):

Trang 6

Đấu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đấu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án dể thực hiện quản lý , vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng

Một số hình thức hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư:

• Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-chuyển giao(BOT)

• Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-KInh doanh(BTO)

• Hợp đồng xây dựng chuyển giao(BT)

• Hợp đồng Xây dựng-Sở hữu-kinh doanh(BOO)

• Hợp đồng Xây dựng-Chyển giao-thuê dịch vụ

• Hợp đồng Xây dựng-thuê dịch vụ-chuyển giao

• Hợp đồng Kinhdoanh-quản lý

Lĩnh vực đầu tư của các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư là các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị

Đặc điểm cảu hình thức này:

Thông thường PPP là một cam kết hợp tác lâu dài (khoảng 10-50 năm) trong đó quyền lợi và trách nhiệm của các bên được phân bổ tương ứng với phần tham gia của mỗi bên Điểm nhấn trong phương thức này là thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án vốn được coi là ít có khả năng sinh lời, do vậy cần có sự tham gia, sự cam kết của nhà nước để dự án trở thành khả thi (Viability Gap)

Bên cạnh đó, cơ chế PPP tạo ra cơ chế năng động trong việc phân công hợp lý giữa các bên trong hợp đồng dự án PPP (khu vực công và khu vực tư): bên nào

có khả năng làm tốt hơn một công việc cụ thể sẽ được phân giao thực hiện phần việc đó, đồng thời được hưởng các quyền lợi từ phần việc đó Nói cách khác, đó

là sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố tác động đến suốt vòng đời của dự án, sự phân bổ rủi ro giữa các bên một cách tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất PPP khác với tư nhân hóa (trừ một số trường hợp đặc biệt) Tư nhân hóa đồng nghĩa với việc nhà nước thoát vốn (divesture) hay từ bỏ quyền sở hữu, quản lý

Trang 7

và chuyển giao các quyền này cho nhà đầu tư tư nhân, đồng thời nhà nước quản

lý thông qua luật lệ, quy định chuyên ngành Trong khi đó, với PPP nhà nước vẫn giữ nguyên quyền quản lý, kiểm soát nhất định, đồng thời có thể đặt ra những chuẩn mực, yêu cầu ràng buộc về cam kết chất lượng và dịch vụ đối với nhà cung cấp tư nhân

- Gói thầu mua sắm hàng hóa: gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn

- Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp

- Gói thầu xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn

Phân tích sơ tuyển và lựa chọn danh sách ngắn???

 Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu Việc sơ tuyển nhà thầu nhằm chọn ra danh sách các nhà thầu có năng lực để tham gia đấu thầu, nhằm năng cao chất lượng đáu thầu

 Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ

sơ mời quan tâm (khoản 7 điều 4 Luật ĐT2013)

 Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia dự thầu Việc áp dụng thủ tục chọn danh sách ngắn

do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Câu 23 TPP

Điều 15.4: Những nguyên tắc chung

Đối xử quốc gia và không kỳ thị

1 Đối với bất kỳ biện pháp nào liên quan đến mua sắm chính phủ, mỗi Bên, bao gồm các tổ chức mời thầu, sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hang hóa và

Trang 8

sản phẩm của bất kỳ Bên nào cũng như các nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào việc đối xử không kém thuận lợi so với việc đối xử mà Bên đó, kể cả tổ chức mời thầu, dành cho

(a) Hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp nội địa;

(b) hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào

Để chắc chắn hơn, nghĩa vụ này chỉ đề cập đến việc đối xử một Bên dành cho bất

kỳ hàng hóa, dịch vụ hay nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào dưới Hiệp định này

2 Đối với bất kỳ biện pháp nào liên quan đến mua sắm chính phủ, không có Bên nào, kể cả tổ chức mời thầu, được:

(a) Phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp được thành lập ở địa phương này với các nhà cung cấp được thành lập ở địa phương khác dựa trên mức độ liên kết hay

sở hữu nước ngoài; hoặc

(b) phân biệt đối xử một nhà cung cấp thành lập tại địa phương trên cơ sở hàng hóa hoặc dịch vụ họ chào bán là một hàng hóa hay dịch vụ của bất kỳ Bên nào khác

3 Tất cả các đơn đặt hàng theo các hợp đồng mua sắm chính phủ sẽ thực hiện theo các khoản 1 và 2 của Điều này

Các phương pháp mua sắm

4 Một tổ chức mời thầu sẽ áp dụng thủ tục đấu thầu rộng rãi cho mua sắm chính phủ trừ khi Điều 15.9 (Năng lực của nhà cung cấp) hoặc Điều 15.10 (Đấu thầu giới hạn) được áp dụng

Qui tắc xuất xứ

5 Mỗi Bên sẽ áp dụng trong mua sắm chính phủ đối với một hàng hóa các qui tắc xuất xứ mà nó áp dụng trong lộ trình thương mại bình thường đối với hàng hóa đó

Bù trừ

6 Đối với mua sắm chính phủ, không có Bên nào, kể cả tổ chức mời thầu, được tìm kiếm, xem xét, áp đặt hoặc thông qua bất kỳ sự đền bù nào trong bất kỳ giai đoạn nào của một kế hoạch mua sắm

Các biện pháp không cụ thể cho việc mua sắm

Trang 9

7 Các khoản 1 và 2 không áp dụng thuế và lệ phí hải quan thuộc bất kỳ loại nào được đánh vào hoặc liên quan đến nhập khẩu, phương pháp áp đặt các loại thuế

và lệ phí đó, các qui định hoặc thủ tục nhập khẩu khác, và các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ chứ không phải là các biện pháp quản lý mua sắm chính phủ

Sử dụng phương tiện điện tử

8 Các Bên sẽ cố gắng cung cấp các cơ hội mua sắm chính phủ được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm việc công bố thông tin mua sắm, các thông báo và hồ sơ mời thầu, và việc nhận hồ sơ dự thầu

9 Khi tiến hành mua sắm chính phủ thông qua các phương tiện điện tử, bên mời thầu sẽ:

(a) Đảm bảo rằng việc mua sắm được tiến hành thông qua việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm, kể cả các hệ thống và phần mềm liên quan đến việc xác thực và mã hóa thông tin mà nói chung là có sẵn và tương thích với các hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm khác; và

(b) thiết lập và duy trì các cơ chế vốn đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin được cung cấp bởi các nhà cung cấp, bao gồm những đề nghị tham dự và hồ sơ dự thầu

Câu 24: Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam hiện nay? Trình bày các giải pháp nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu thầu ở Việt Nam?

- Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam hiện nay

1 Những kết quả đạt được

 Đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, và được triển khai khá nghiêm túc Theo bộ KH&ĐT, hoạt động đấu thầu trong thời gian vưa qua đã có sự tiến bộ rõ rệt, kỹ thuật đấu thầu được nâng coa, việc đánh giá lựa chọn nhà thầu đã tiến bộ hơn và đấu thầu đem lại hiệu quả kinh tế cho việc thực hiện các dự án đầu tư

 Các cơ quan quản lý của nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học

để đánh giá đúng năng lực thực sự (tài chính, khoa học –kỹ thuật, cơ sở vật

Trang 10

chất, ) của các nhà thầu Nhờ đấu thầu hiệu quả đã tiết kiệm cho nhà nước hàng tram tỷ đồng, trung bình từ 8-15% so với dự toán ban đầu

 Qua hoạt động đấu thầu, các công ty Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tích lũy được kinh nghiệm để từng bước vươn lên cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài

 Sự phân cấp trong quản lý đấu thầu đã rõ ràng, cụ thể hơn: theo hướng mở rộng quyền của các cơ quan quản lý cấp dưới Cấp trên phê duyệt sẽ ủy quyền cho cấp dưới thực hiện

 Trình độ đội ngũ nhà thầu Việt Nam được nâng cao Đa phần các gói thầu trong ngành giao thông, các nhà thầu Vn đều dành được hợp đồng trên cơ sở cạnh tranh với nhiều nhà thầu quốc tế có tầm cỡ

2 Những tồn tại

 Hệ thống pháp luật đã khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và chặt chẽ VD điều

7 mục 3 NĐ 88, ta thấy quy định trong NĐ 52 rất phức tạp, việc thầm định tốn nhiều công sức, mất thời gian và gây lãng phí tiền của

Kinh nghiệm đấu thầu còn hạn chế, quản lý và xử lý vi phạm còn lỏng lẻo

- Giải pháp

 Hoàn thiện chặt chẽ các văn bản đấu thầu

 Cải tiến kỹ thuật quy trình đấu thầu

 Đổi mới hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu, và tham gia đấu thầu: cải tiến chất lượng hồ sơ dự thầu, tính khoa học và thực tiễn khi xây dựng giá dự thầu

 Thắt chặt quản lý chặt chẽ chứng chỉ hành nghề

 Đối với các nhà thầu: lập dự toán gói thầu chính xác, đầu tư trang thiết

bị tiên tiến, hiên đại cùng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm và chuyên môn cao

Ngày đăng: 10/03/2024, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w