1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý thanh khoản chiến lược dự trữ và thanh khoản

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Thanh Khoản Chiến Lược Dự Trữ Và Huy Động
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Ngân Hàng Thương Mại
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Cung, cầu thanh khoản§ Cung thanh khoản là: Khả năng cung ứng tiền của một NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH, được đánh giá bằng mức độ nắm giữ tài sản thanh khoản và khả năng

Trang 2

1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH KHOẢN

1.1 Tính thanh khoản của Tài sản

§ Tính thanh khoản của Tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiền được đo bằng thời gian

• Thời gian chuyển đổi TS thành tiền càng dài và chi phí càng cao thì tính thanh khoản TS đó càng thấp và ngược lại.

§ Tính thanh khoản của tài sản phản ánh mức độ rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong thời gian nhất định

§ Muốn bán tài sản nhanh(thời gian ngắn) thì chi phí (tổn hại) lớn.(phổ biến)

§ Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào:giá trị của tài sản, nhu cầu và thị hiếu của thị trường,chi phí, địa điểm (các vùng,các nước,), trình độ phát triển của thị trường tài sản, nền kinh tế;

§ Tính thanh khoản của danh mục tài sản được đo bằng tiêu chí: (Tỷ lệ của các tài sản có tính thanh khoản cao ) : (Tổng tài sản)à Tỷ lệ này càng cao,tính thanh khoản càng lớn.

Trang 3

1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH KHOẢN

1.2 Tính thanh khoản của Nguồn vốn

§ Tính thanh khoản của nguồn vốn NH được đo bằng thời gian và chi phí tổn thất để huy động nguồn khi cần thiết.

§ Thời gian huy động ngắn và chi phí tổn thất huy động thấp thì tính thanh khoản của nguồn càng cao và ngược lại,

§ Tính thanh khoản của nguồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thời gian,chi

phí,sự phát triển của thị trường tài chính (đa dạng của các công cụ nợ và tính thanh khoản của từng công cụ tài chính);vị trí và mạng lưới chi nhánh NH, thu nhập dân cư, kinh tế thuận lợi hay khó khăn;

1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng/ Trạng thái thanh khoản của NH

§ Trạng thái thanh khoản của NH là khả năng của NH trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn

§ NH có trạng thái thanh khoản cao là NH có : (1) tỷ lệ tài sản thanh khoản cao trên tổng số tài sản ; hoặc (2) có khả năng huy động nguồn vốn tăng lên với chi phí tổn thất thấp và thời gian ngắn; hoặc có cả (1) và (2).

Trang 4

1.CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH KHOẢN

1.4 Cung, cầu thanh khoản

§ Cung thanh khoản là: Khả năng cung ứng tiền của một NHTM nhằm

đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH, được đánh giá bằng mức độ nắm giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động nguồn vốn mới

của NH.

§ Cầu thanh khoản: Là nhu cầu thanh toán các khoản nợ và vay vốn của

KH mà NH có nghĩa vụ phải đáp ứng,bao gồm yêu cầu chi trả (tiền gửi,tiền vay,chuyển tiền , tài sản nợ khác, ) và nhu cầu vay vốn hợp pháp của KH.

§ Bán thanh khoản: Là việc NH bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu

thanh khoản

§ Mua thanh khoản: Là việc NH huy động nguồn vốn tăng thêm để

đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Trang 5

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NHTM

Trang 6

1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH KHOẢN

1.5 Rủi ro thanh khoản

§ RRTK là tổn thất xẩy ra cho NH khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến,NH phải bán tài sản thấp hơn hoặc huy động vốn mới cao hơn mức thông thường để đáp ứng yêu cầu

thanh toán cho KH.

§ Do yêu cầu cấp bách để đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH,nên NH phải bỏ ra chi phí huy động vốn (mua thanh khoản) cao hơn mức

thông thường hoặc NH phải bán tài sản với giá thấp hơn thông

thường.Chi phí này làm tổn thất tài sản,là sự rủi ro NH phải trả giá để bảo đảm thanh khoản và có được an toàn trong hoạt động NH.

Trang 7

1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH KHOẢN

1.6 An toàn thanh khoản: Là sự đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH một

cách thường xuyên và cả trong các trường hợp khẩn cấp

1.7 Sự cần thiết quản lý thanh khoản

• Chức năng cơ bản của hệ thống NH là trung gian tài chính,trung gian thanh toán với hoạt động chính là nhận tiền gửi để chuyển thành đầu tư và thực hiện thanh toán hàng hóa ,dịch vụ cho KH.=> Quản lý thanh khoản để phát huy tốt các chức năng nói trên

• NH phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thường xuyên duy trì khả năng đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán của KH,tức là phải đảm bảo khả năng thanh khoản thường xuyên

• Nếu NH không đảm bảo được yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến mất uy tín,KH sẽ rút tiền ồ ạt làm sụp đổ cả hệ thống NH,gây mất ổn định kinh tế-xã hội

Trang 9

2 QUẢN LÝ THANH KHOẢN

MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG, CẦU THANH KHOẢN

VÀ TÀI SẢN,NGUỒN VỐN CỦA NHTM

CUNG THANH KHOẢN

(Bán tài sản thanh khoản/

huy động bổ sung nguồn

vốn)

CẦU THANH KHOẢN ( Rút Tiền gửi/trả nợ/yêu cầu giải ngân cho vay,đầu tư)

VỐN

Trang 10

2.1 Mục tiêu quản lý thanh khoản:

§ Đảm bảo an toàn thanh khoản: khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản với chi phí hợp lý

§ Dự đoán các nguy cơ rủi ro thanh khoản và biện pháp giải quyết

2.2 Nội dung quản lý thanh khoản

NỘI DUNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN

Quản lý cầu thanh khoản(

Rút tiền gửi /trả nợ vay/giải ngân cho vay,đầu tư)

Quản lý cung thanh khoản từ phía Tài sản bằng chiến lược dự trữ tài sản thanh

khoản

Quản lý kết hợp cung và cầu thanh khoản (Dòng tiền vào,dòng tiền ra,khe hở TK

Quản lý cung thanh khoản từ phía nguồn vốn bằng chiến lược huy động

nguồn vốn

Trang 11

2.2.1 Quản lý cầu thanh khoản

§ Các yếu tố cấu thành cầu thanh khoản:

CẦU THANH KHOẢN

Nhu cầu rút tiền

Nhu cầu giải ngân tín dụng

Trả nợ đến hạn trả

Lãi phải trả cho tiền gửi/vay

Trang 12

2.2.1 Quản lý cầu thanh khoản (tiếp)

§ Các nhân tố ảnh hưởng cầu thanh khoản:

• Bất ổn chính trị, tham nhũng

• Khủng hoàng kinh tế, nợ xấu

Nhóm 1: Nhóm nhân tố tạo

hoảng loạn cho KH gửi tiền

• Mức thu nhập và tiết kiệm của người dân

• Thời vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ

• Mật độ dân số, doanh nghiệp

Nhóm 2: Nhóm nhân tố liên

quan đến thu nhập và nhu

cầu chi tiêu của KH

Trang 13

2.2.1 Quản lý cầu thanh khoản (tiếp)

§ Nội dung quản lý cầu thanh khoản

• Phân tích nhu cầu thanh khoản trong quá khứ: biến động về nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng nhu cầu thanh khoản

• Xác định tần suất và mức độ thay đổi nhu cầu thanh khoản: Phân tích mối tương quan định tính và định lượng giữa các nhân tố ảnh hường với cầu thanh khoản

Ví dụ: 1% phần trăm thay đổi của lãi suất ảnh hưởng như thế nào và bao

nhiêu đối với cầu thanh khoản?

• Phân tích và định lượng nhu cầu thanh khoản đối với từng loại tiền gửi, từng nhóm khách hàng và từng thời kỳ trong năm

Ví dụ: Cầu thanh khoản trong kỳ = 100% tiền gửi thanh toán + 100% tiền vay đến hạn thanh toán + 50% tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng + 30% tiền gửi kỳ hạn 1-5 năm + 20% tín dụng tăng trưởng

• Thiết lập chính sách nhằm ổn định nhu cầu thanh khoản tránh biến động bất thường

Trang 14

2.2.2 Quản lý cung thanh khoản từ phía tài sản bằng chiến lược dự trữ Tài sản có

§ KN: Quản lý cung thanh khoản từ phía tài sản bằng chiến lược dữ trữ là là ngân hàng tạo ra thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng cách

dự trữ các tài sản thanh khoản, phù hợp về thời gian, khối lượng và cấu

trúc của nguồn.

§ Trong chiến lược này, ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh

khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện, ngân hàng sẽ sử dụng phần dự trữ tiền mặt và tiến hành bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ nhu cầu được đáp ứng

Trang 15

2.2.2 Quản lý cung thanh khoản từ phía tài sản bằng chiến lược dự trử Tài sản có:

§ Nội dung quản lý:

• Duy trì Ngân quỹ với quy mô và cấu trúc phù hợp

• Phân tích tính thanh khoản của từng tài sản để phân loại tài sản (thông qua khả năng chuyển tài sản thành ngân quỹ)

• Tạo lập danh mục tài sản phù hợp (căn cứ vào tỷ lệ thanh khoản phù hợp và dự báo nhu cầu thanh khoản từng thời kỳ)

• Tái cấu trúc,điều chỉnh tính thanh khoản của tài sản: Thay đổi cấu trúc kỳ hạn;tạo thị trường;

• Phân tích ngân quỹ

ü Ngân quỹ bao gồm các tài sản thanh khoản nhất: tiền mặt trong két, tiền gửi tại NHNN và các TCTD, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán

ü Ngân quỹ được bổ sung thường xuyên từ các dòng tiền vào: tiền gửi, tiền vay, thu

nợ, chứng khoán đến hạn, trái phiếu

ü Các nhân tố làm tăng ngân quỹ: các dòng tiền bổ sung tăng thêm :Tiền gửi,tiền

vay,thu nợ,bán chứng khoán,trái phiếu;

ü Các nhân tố làm giảm ngân quỹ: KH rút tiền;giải ngân cho vay; mua chứng

khoán,trái phiếu;đầu tư;

ü Ngân quỹ tăng sẽ làm giảm thu nhập NH-à dự trử phải ở mức tối ưu, hợp lý

Trang 16

2.2.2 Quản lý cung thanh khoản từ phía tài sản bằng chiến lược dự trữ TSC: (tiếp)

• Dự trữ khác ngoài ngân quỹ

Các dự trữ ngoài ngân quỹ: Tài sản có khả năng thay thế ngân quỹ trên phương diện thanh toán nhưng phải gia tăng khả năng sinh lời của tài sản và rủi ro thấp.

Các tài sản dự trử ngoài ngân quỹ phải có tính thanh khoản cao,rủi ro thấp và có khả năng sinh lời ổn định:

ü Trái phiếu chính phủ

ü Chứng khoán có tính thanh khoản cao

ü Các khoản cho vay đầu tư có kỳ hạn ngắn và an toàn.

ü Các khoản chiết khấu giấy tờ có giá có chất lượng cao

• Ước lượng cung thanh khoản từ phía tài sản

Duy trì tài sản thanh khoản phù hợp vì tài sản tính thanh khoản càng cao thì sinh lời càng thấp.

Tính toán các nhu cầu thanh khoản cần thiết:

ü Dự trữ bắt buộc

ü Chi trả hàng ngày trên tài khoản tiền gửi và thanh toán

ü Cho vay theo các hợp đồng tín dụng

ü Dự phòng rút tiền đột biến của KH

• Dự báo tính thanh khoản của tài sản thay đổi thường xuyên:

ü Thị trường thay đổi

ü Chính sách tài chính,tiền tệ thay đổi

ü Tình hình kinh tế,chính trị,xã hội thay đổi

Trang 17

2.2.2 Quản lý cung thanh khoản từ phía tài sản bằng chiến lược dự trữ(TSC) (tiếp)

Các tỷ lệ thanh khoản cần duy trì:

• Chiến lược dự trữ tài sản có và khả năng sinh lời

ü Duy trì ngân quỹ và tài sản thanh khoản khác phải đáp ứng 2 mục tiêu: bảo đảm

an toàn thanh khoản và sinh lời

ü Cơ sở để xác định: Phân tích định tính và định lượng nhu cầu thanh khoản,khả năng cung ứng thanh khoản hiện tại và dự báo cho các khoảng thời gian tương lại

Trang 18

2.2.3 Quản lý cung thanh khoản từ phía nguồn vốn bằng chiến lược huy động

nguồn vốn (chiến lược tài sản nợ)

§ KN: Quản lý cung thanh khoản từ phía nguồn vốn bằng chiến lược huy động là ngân

hàng tạo ra thanh khoản bằng cách huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu

thanh khoản.

§ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí huy động vốn

• Chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ (lãi suất, tỷ giá,

chiết khấu, dự trữ, )

• Cung cầu vốn trên thị trường

• Tính thời vụ của sản xuất, tiêu dùng

• Thu nhập và tiết kiệm của dân cư

• Sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu thị trường phái sinh

§ Sự phù hợp về quy mô và kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn

• Chính sách huy động của ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc dòng tiền vào đáp ứng nhu cầu thanh toán, tín dụng và đầu tư dự kiến của ngân hàng

• Rủi ro thanh khoản xảy ra khi có sự không phù hợp về quy mô và kỳ hạn giữa

nguồn vốn và tài sản

Trang 19

2.2.3 Quản lý cung thanh khoảntừ phía bên nguồn bằng chiến lược huy động

nguồn vốn /chiến lược tài sản nợ (tiếp)

§ Lựa chọn cung thanh khoản từ phía bên nguồn vốn thông qua phân tích thời gian và chi phí để mở rộng nguồn vốn :

• Vay NHTWW để đáp ứng nhu cầu thanh khoản

• Vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên NH

• Vay bằng hình thức phát hành giấy nhận nơ ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi(lãi suất cao hơn tiền gửi cùng kỳ hạn)

• Tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác để tăng số dư tiền gửi

• Mở rộng các chi nhánh,phòng giao dịch,điểm giao dịch

§ Nghiên cứu phát hành các công cụ nợ mới: nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí

huy động mới

§ So sánh chi phí nắm giữ tài sản thanh khoản và chi phí huy động mới: Nếu chi

phí cơ hội của việc giữ tài sản thanh khoản lớn hơn chi phí huy động nhanh thì quyết định chọn cách đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng huy động từ bên ngoài

Trang 20

2.2.4 Quản lý thanh khoản kết hợp chiến lược tài sản có và tài sản nợ:

KN: Quản lý kết hợp là chiến lược quản lý thanh khoản dựa trên duy trì thanh khoản

của cả tài sản có (sử dụng vôn) và tài sản nợ (nguồn vốn)

2.2.4.1 Dòng tiền vào ( cung thanh khoản):

- Tiền gửi có thể nhận kỳ tới (kế hoạch huy động các nguồn vốn)

- Tiền thu nợ các khoản cho vay,đầu tư có khả năng thu hồi

- Lãi thu được

- Thu khác

2.2.4.2 Dòng tiền ra (cầu thanh khoản):

- Chi trả tiền gửi cho KH

- Cho vay theo hạn mức đã cam kêt;kế hoạch tăng trưởng TD

- Trả lãi vay, trả nợ vay đến hạn …

- Các khoản chi trả khác

2.2.4.3 Ước lượng khe hở thanh khoản (liquidity gap) và các biện pháp xử lý chênh lệch dòng tiền vào – dòng tiền ra

Khe hở thanh khoản (LG) = (Dòng tiền vào) – (Dòng tiền ra)

LG < 0 : ngân quỹ suy giảm => tính thanh khoản của tài sản giảm

LG > 0 : ngân quỹ tăng => tính thanh khoản của tài sản tăng

Trang 21

2.2.4 Quản lý thanh khoản kết hợp chiến lược tài sản có và tài sản nợ:

(Tiếp)

2.2.4.4 Rủi ro thanh khoản:( RRTK)

§ Khái niệm:Khả năng xẩy ra tổn thất cho NH khi cung thanh khoản không đáp ứng được cầu thanh khoản

độ nặng NH phá sản.

Trang 22

2.2.4.4 Rủi ro thanh khoản:( RRTK) (tiếp)

§ Biện pháp hạn chế RRTK nội bộ Ngân hàng

• Khắc phục các nguyên nhân gây ra RRTK như: hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái…

• Phân tích nhu cầu thanh khoản trong quá khứ, các nhân tố ảnh hưởng,

dự báo biến động thanh khoản và nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

• Thiết lập, duy trì danh mục tài sản đa dạng và có tính thanh khoản hợp

lý, phù hợp với tính thanh khoản của nguồn vốn;

• Thiết lập danh mục nguồn vốn đa dạng, có tính ổn định cao

• Duy trì khe hở thanh khoản gần bằng không (rất khó khăn)

§ Biện pháp hạn chế RRTK của cơ quan quản lý NH

• Ban hành các quy định pháp luật về tỷ lệ an toàn buộc các NH phải chấp hành;

• Điều hành kinh tế vĩ mô ổn định để tăng tính an toàn cho hệ thống;

• Xây dựng các phươg án cấp cứu để giải quyết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng khi xảy ra khủng hoảng (NHNN cho vay; bảo hiểm tiền gửi cam kết chi trả; vay nước ngoài )

Trang 23

3.CÁC LÝ THUYẾT THANH KHOẢN

3.1 Lý thuyết cho vay thương mại

§ Điều kiện áp dụng: thị trường tài chính chưa phát triển, mối liên kết giữa

thị trường tài chính và NH chưa lớn, khả năng thanh khoản của các NHTM chủ yếu dựa vào thanh khoản của tài sản Cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất của NH.

§ Nội dung lý thuyết:

• NH muốn duy trì thanh khoản tốt thì phải dựa vào việc nắm giữ ngân quỹ và các khoản cho vay của nó phải là khoản cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn đối với tài sản lưu động của doanh nghiệp )

• Trong điều kiện các nguồn vốn NH phần lớn là ngắn hạn nên cho vay

thương mại mới bảo đảm sự phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn của NH; NH sẽ nhận được nguồn trả nợ trong ngắn hạn từ nguồn thu bán hàng của người vay.

• Các khoản cho vay phi thương mại không bảo đảm tính thanh khoản và

không phù hợp với NHTM.

Trang 24

3.CÁC LÝ THUYẾT THANH KHOẢN (Tiếp)

§ Hạn chế của lý thuyết cho vay thương mại:

Lý thuyết cho vay thương mại không nghiên cứu đầy đủ tính chất

nguồn vốn của NH và tính thanh khoản của các khoản cho vay phi thương mại tác động đến thanh khoản của NHTM.

ü Mặc dù nguồn vốn của ngân hàng có kỳ hạn ngắn nhưng nếu dòng tiền gửi vào lớn hơn dòng tiền rút ra và làm nguồn vốn tăng trưởng liên tục (kỳ sau tăng hơn kỳ trước) => sẽ làm tăng tính ổn định của nguồn vốn ngắn hạn giống như nguồn vốn trung-dài hạn

ü Thực tế có rất nhiều khoản tiền đến hạn không rút ra mà tiếp tục gửi vào kỳ hạn mới=> về bản chất nguồn vốn ngắn hạn đã chuyển thành nguồn vốn trung-dài hạn

ü Đối với các khoản cho vay phi thương mại có chất lượng tốt,có kỳ hạn trả nợ phù hợp,có khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn cũng góp phần tạo ra nguồn cung thanh khoản cho NHTM

ü Vì vậy NHTM có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nguồn vốn ngăn hạn

để cho vay/đầu tư trung dài hạn mà vẫn bảo đảm thanh khoản.

Ngày đăng: 10/03/2024, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w