1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu thống kê về nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên đại học ngoại thương

36 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thống Kê Về Nhu Cầu Mua Sắm Trên Các Sàn Thương Mại Điện Tử Của Sinh Viên Đại Học Ngoại Thương
Tác giả Nguyễn Đức Ánh, Nguyễn Văn Hoàng, Lê Bùi Thiên Đức, Đỗ Minh Nghĩa, Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Lê Hữu
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 353,99 KB

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU CHUNG (2)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 2. Mục đích và nhiệm vụ (6)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • II. NGHIÊN CỨU (8)
    • 1. Thiết kế phiếu điều tra (8)
      • 1.1 Phiếu điều tra thống kê (8)
      • 1.2 Phương pháp thu nhập và tổng hợp thống kê (12)
      • 1.3 Phương pháp xử lý số liệu (13)
    • 2. Xử lý số liệu và phân tích điều tra (13)
      • 2.1 Đánh giá chung (13)
      • 2.2 Phân tích số liệu cụ thể (13)
        • 2.2.1 Thống kê đối tượng sinh viên (13)
        • 2.2.2 Thu nhập bình quân hàng tháng (15)
        • 2.2.3 Số tiền bình quân hàng tháng sinh viên dành cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử (17)
        • 2.2.4 Mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên đại học Ngoại Thương (19)
        • 2.2.5 Số lượng đơn hàng bình quân 1 tháng sinh viên Đại học Ngoại Thương đặt trên các sàn thương mại điện tử (21)
        • 2.2.6 Những yếu tố sinh viên Đại học Ngoại Thương quan tâm khi đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử (22)
        • 2.2.7 Phương thức thanh toán mà sinh viên Đại học Ngoại Thương sử dụng (25)
        • 2.2.9 Đánh giá về độ tiện ích khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử (29)
        • 2.2.10 Những vấn đề thường gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử 31 (31)
        • 2.2.11 Nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên trong tương lai (33)
  • III. Giải pháp để giúp sinh viên có trải nghiệm mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tốt hơn (33)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (2)

Nội dung

NGHIÊN CỨU...81.Thiết kế phiếu điều tra...81.1 Phiếu điều tra thống kê...81.2 Phương pháp thu nhập và tổng hợp thống kê...121.3 Phương pháp xử lý số liệu...132.Xử lý số liệu và phân tích

GIỚI THIỆU CHUNG

Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển của xã hội, mua sắm được coi là một trong những nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất đối với mỗi người dân nói chung Đặc biệt trong trong thời đại công nghệ số hóa 4.0 hiện đại, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi các ứng dụng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử xuất hiện Và nó ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen mua sắm của mọi người, đặc biệt là thế hệ Gen Z, trong đó bao gồm cả những sinh viên đại học Sinh viên bây giờ, đôi khi thay vì lựa chọn đi ra ngoài và đến một cửa tiệm nào đó để lựa chọn món đồ mà mình muốn và mua nó thì họ thường lựa chọn lướt trên những ứng dụng mua sắm như Shopee, Tiki, Tiktok Shop hay Lazada, để tìm kiếm thông tin của sản phẩm nhanh hơn Hơn nữa, trên các ứng dụng đó còn có những bình luận, đánh giá của những người dùng đã trải nghiệm sản phẩm trước đó, đó cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự ưu tiên của sinh viên cho việc mua sắm trên các ứng dụng thương mại điện tử. Đại học Ngoại Thương được biết là một trường đại học có tên tuổi, được nhiều học sinh giỏi cấp THPT trên cả nước lựa chọn để đăng ký xét tuyển đại học Và đặc biệt, đây là một ngôi trường nằm ở vị trí giữa trung tâm nội thành Hà Nội, xung quanh trường có đầy đủ mọi tiện ích, đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của sinh viên, từ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đến nhu cầu mua sắm: quần áo, giày dép, làm đẹp Thế nhưng có thể nhận thấy được một hiện tượng rằng thực trạng mua hàng online của sinh viên Đại học NgoạiThương vẫn rất là phổ biến Bằng chứng cho việc này là các shipper đi giao hàng thuộc các hệ thống dịch vụ mua sắm khác nhau thường xuất hiện ở cổng trường vào một khung giờ cố định Do đó, để hiểu rõ vấn đề này, nhóm em xin chọn đề tài “Nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên Đại học Ngoại Thương” làm đề tài cho bài Điều tra thống kê.

Mục đích và nhiệm vụ

Qua việc thực hiện đề tài, các thành viên trong nhóm có thể áp dụng và thực hành kiến thức về những phương pháp thống kê căn bản đã được học ở bộ môn “Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp” vào thực tiễn bằng việc thu thập, phân tích số liệu; đồng thời hoàn thiện khả năng đánh giá và có cách nhìn đa chiều trong mọi vấn đề.

Từ đó đưa ra cái nhìn khách quan về tình hình thực trạng nhu cầu mua sắm của sinh viên Đại học Ngoại Thương nói riêng và sinh viên cả nước nói chung, nêu ra các đặc điểm hạn chế, lý do và đề xuất biện pháp có thể khắc phục bởi từ những trải nghiệm, suy ngẫm, nhận xét của bản thân Đề án được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu rõ về nhu cầu mua sắm của sinh viên Đại học Ngoại Thương trên các sàn thương mại điện tử, bao gồm loại hàng hóa, tần suất mua sắm, và mức độ quan tâm đối với các sản phẩm cụ thể Từ đó xác định mức độ ưa chuộng của sinh viên đối với các sàn thương mại điện tử khác nhau, điều này có thể giúp nhận biết những nền tảng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất Cuối cùng là phân tích những yếu tố quyết định đến lựa chọn mua sắm của sinh viên như giá cả, chất lượng sản phẩm, đánh giá từ người dùng, và các ưu đãi khuyến mãi. Đề án phải được tiến hành khảo sát thông qua các phương tiện như bảng điều tra trực tuyến, cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại để thu thập dữ liệu từ sinh viên Đại học Ngoại Thương Ngoài ra phải được xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được để rút ra những thông tin quan trọng về nhu cầu mua sắm, sở thích, và thói quen của sinh viên.Dựa trên kết quả phân tích, đưa ra đề xuất và khuyến nghị cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và các tổ chức có liên quan để cải thiện trải nghiệm mua sắm của sinh viên Đại học Ngoại Thương Cuối cùng là tổng hợp thông tin và kết quả vào một báo cáo chi tiết, cung cấp thông tin hữu ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng điều tra: Để có số liệu thực tế cho cuộc điều tra, chúng em lựa chọn đối tượng khảo sát để thống kê là các sinh viên đại học chính quy, cao đẳng, liên thông đại học đang tham gia học tập và nghiên cứu tại Đại học Ngoại Thương.

- Phạm vi và đơn vị điều tra: Đại học Ngoại Thương

- Quy mô mẫu: 160 sinh viên

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 03/12/2023 đến 05/12/2023

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực tiễn bằng phiếu khảo sát.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Cơ sở lý thuyết là giáo trình Nguyên lý thống kê của Đại học Ngoại Thương và một số nguồn thông tin online đáng tin cậy.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Thiết kế phiếu khảo sát: Một phiếu khảo sát gồm một bảng câu hỏi hoàn chỉnh, có chọn lọc và logic sẽ giúp đối tượng khảo sát dễ hiểu và trả lời một cách chính xác như vậy cuộc điều tra mới có thể đạt được mục tiêu tối đa

+ Điều tra chọn mẫu: Khảo sát ngẫu nhiên 160 sinh viên tại Đại học Ngoại Thương từ đó ta có thể suy rộng ra đặc điểm tổng thể toàn bộ sinh viên của trường.

+ Thu thập thông tin: Phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu khảo sát để có thể nắm bắt thông tin chính xác một cách nhanh nhanh gọn và tiện lợi nhất.

+ Tổng hợp thông tin: Từ những số liệu thu được sau cuộc khảo sát, nhóm sẽ tổng hợp và bắt đầu tính toán để đưa ra kết luận chung.

+ Bảng, đồ thị thống kê: Tạo lập các bảng và đồ thị để có thể biểu diễn số liệu một cách khoa học và đầy đủ nhất, tránh xảy ra sai sót trong quá trình thống kê.

NGHIÊN CỨU

Thiết kế phiếu điều tra

1.1 Phiếu điều tra thống kê

KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG

Chào mọi người! Chúng mình là nhóm sinh viên năm 2 khoa Quản trị kinh doanh Trường đại học Ngoại Thương Để phục vụ mục đích học tập, chúng mình cần thu thập dữ liệu về đề tài ''KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG'' Mong các bạn đọc kĩ câu hỏi và trả lời chính xác nhất Mọi thông tin và câu trả lời của các bạn cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng trong việc phân tích cũng như đưa ra kết luận trong đề tài bọn mình đang làm.

Chúng mình rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ mọi người trong nghiên cứu này

Dưới đây là một số câu hỏi khảo sát, mong các bạn dành ít thời gian trả lời nhé!

Câu 1: Giới tính của bạn?

Câu 2: Bạn là sinh viên năm mấy?

Câu 1: Thu nhập bình quân 1 tháng của bạn là bao nhiêu?

Câu 2: Một tháng bạn dành ra bao nhiêu tiền cho việc mua sắm trực tuyến?

Câu 3: Trung bình một tháng bạn đặt bao nhiêu đơn hàng?

Câu 4: Những yếu tố bạn quan tâm khi đặt hàng online trên ứng dụng?

⚪ Chất lượng sản phẩm cao.

⚪ Có nhiều chương trình khuyến mãi.

⚪ Đánh giá từ khách hàng trước.

⚪ Sự uy tín của website bán hàng và ứng dụng thương mại điện tử.

⚪ Theo dõi đơn hàng thuận tiện.

⚪ Tiết kiệm thời gian mua sắm.

⚪ Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng.

Câu 5: Phương thức bạn sử dụng thanh toán khi đặt hàng online trên ứng dụng?

⚪ Ví điện tử (Shopee Pay, ZaloPay, MoMo )

⚪ Thanh toán khi nhận hàng

⚪ Thanh toán bằng thẻ tín dụng/debit

Câu 6: Bạn đã mua và quan tâm những mặt hàng nào dưới đây?

Câu 7: Đánh giá của bạn về độ tiện ích khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử?

Dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng

Thời gian giao hàng nhanh

Bảo mật thông tin khách hàng

Thời gian giải quyết vấn đề của khách hàng: hỗ trợ đổi trả

Câu 8: Bạn thường gặp vấn đề gì khi mua hàng online ?

⬜ Bạn có thể là nạn nhân bị lừa đảo.

⬜ Mất nhiều thời gian cho việc săn ưu đãi.

⬜ Giao hàng (chậm trễ, không đúng hàng, thiếu hàng).

⬜ Chất lượng sản phẩm không được như mong đợi.

⬜ Không gặp vấn đề gì.

Câu 1: Trong tương lai bạn vẫn sẽ ủng hộ hình thức mua sắp online này không ?

⬜ Có chứ, tôi vẫn sẽ ủng hộ

1.2 Phương pháp thu nhập và tổng hợp thống kê

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp phân tổ theo tiêu thức số lượng, phân tổ theo thuộc tính, phân tổ giản đơn, phân tổ kết hợp

- Phương pháp sử dụng bảng thống kê

- Phương pháp sử dụng đồ thị thống kê

- Các tham số đo lường thống kê (Số bình quân, mốt, số trung vị, khoảng biến thiên, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên)

+ Số bình quân: Số bình quân là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo 1 tiêu thức nào đó của 1 tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

+ Mốt: Giúp nhanh chóng nhận biết giá trị lớn nhất trong bảng tần số.

+ Số trung vị: tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu.

+ Khoảng biến thiên: Trị số của chỉ tiêu tính ra càng nhỏ thì tổng thể càng đồng đều, SBQ càng có tính chất đại biểu cao và ngược lại Do khoảng biến thiên chỉ phụ thuộc vào hai lượng biến nhỏ nhất và lớn nhất trong dãy số nên không phản ánh được sự sai khác hay tính chất đồng đều giữa các đơn vị trong tổng thể.

+ Độ lệch tuyệt đối bình quân: Trị số của độ lệch tuyệt đối bình quân tính ra càng nhỏ thì tiêu thức càng ít biến thiên, tính đại biểu của SBQ càng cao và ngược lại Độ lệch tuyệt đối bình quân có thể phản ánh độ biến thiên của tiêu thức một cách chặt chẽ hơn vì nó xét đến tất cả mọi lượng biến trong dãy số Do sử dụng trị số tuyệt đối nên không phản ánh được độ sai lệch khác về dấu giữa các độ lệch.

+ Độ lệch chuẩn: Độ lệch tiêu chuẩn là chỉ tiêu hoàn thiện nhất Đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số

1.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm trang tính

- Vận dụng các công thức thống kê cơ bản trong chương 2,3,4 môn học Nguyên lý thống kê kinh tế

Xử lý số liệu và phân tích điều tra

Qua việc thống kê 160 sinh viên Đại học Ngoại Thương cho thấy tỷ lệ sinh viên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử chiếm 100% ( hay trong 160 sinh viên thì 160 người đã và đang mua sắm trên sàn thương mại) Điều này cho thấy nhu cầu mua sắm của sinh viên rất cao Đặc biệt với sự đa dạng của các sàn thương mại như Shopee, Tiki, và sự đang dạng về các loại sản phẩm từ thời trang đến đồ gia dụng, đã làm cho thị hiếu mua sắm của sinh viên ngày càng tăng Đây không chỉ là nhu cầu của sinh viên Đại học Ngoại Thương mà là nhu cầu chung của tất cả các sinh viên trong địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên để mua được một sản phẩm chất lượng, phù hợp với túi tiền luôn là vấn đề mà sinh viên suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định đặt mua một món đồ nào đó.

2.2 Phân tích số liệu cụ thể

2.2.1 Thống kê đối tượng sinh viên

Giới tính Số người (fi) Tần suất (di) (%)

Bảng 1: Bảng thống kê số sinh viên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử theo giới tính.

Trong số 160 sinh viên tham gia khảo sát, số sinh viên học ở các khoá có sự chênh lệch tương đối lớn, đa số là sinh viên năm 2.

Qua số liệu thống kê thu thập được phần lớn là giới trẻ sử dụng các sàn thương mại điện tử để mua sắm Các sàn thương mại điện tử đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên Sự phổ biến của các sàn thương mại điện tử với thế hệ trẻ có thể được giải thích bởi thực tế là những mặt hàng được bán trên các sàn thương mại điện tử rất đa dạng từ thương hiệu, mẫu mã, đến màu sắc, Hơn hết, các sản phẩm trên sàn thương mại bắt kịp nhanh xu hướng của giới trẻ, có nhiều sản phẩm thời trang không dễ dàng tìm kiếm ở các shop quần áo truyền thống Đặc biệt giá cả khi mua trực tuyến thường có nhiều mức giá để lựa chọn, cho phép người mua tìm kiếm và so sánh giá của sản phẩm từ nhiều nguồn cung khác nhau, từ đó mua được sản phẩm vừa rẻ vừa chất lượng cùng với các mã giảm giá được hỗ trợ từ các sàn thương mại như Shopee, Lazada, Tiktokshop tạo ra thị hiếu mua nhiều hơn của giới trẻ.

2.2.2 Thu nhập bình quân hàng tháng

STT Thu nhập hàng tháng Đơn vị:

Trị số giữa (xi) Đơn vị: VNĐ

Số sinh viên (fi) Đơn vị: phiếu

Tần suất (di) Đơn vị: %

Bảng 3: Thống kê thu nhập hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Mod Med Mean R Độ lệch chuẩn

Thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại thương là 3.212.500 VNĐ, đây là một mức thu nhập không cao nhưng cũng thấp, hiện tại thu nhập của các sinh viên phần lớn đến từ chu cấp của gia đình và đi làm thêm Việt Nam là một nước đang phát triển vậy nên tỷ lệ những gia đình lao động bình thường khá cao điều đó dẫn đến việc chu cấp tiền hàng tháng cho con cái bị eo hẹp, ngoài những khoản chi cần thiết như tiền trọ, tiền ăn thì những chi phí sinh hoạt khác của sinh viên thường bị hạn chế Bên cạnh công việc làm thêm của sinh viên được trả với mức lương khá thấp cùng với thời gian học tập trên trường đã làm cho mức thu nhập của sinh viên ở mức trung bình không quá cao.

Từ số liệu thống kê được ta thấy mức thu nhập của sinh viên Đại học Ngoại thương chủ yếu ở mức dưới 3.000.000 Mức thu nhập này có thể coi là phù hợp với nhu cầu chi tiêu và dự phòng của đại đa số sinh viên Đại học Ngoại thương là một trong những trường có học phí trung bình so với các trường khác và chất lượng giảng dạy cũng rất tốt vậy nên cùng với những sinh viên lựa chọn trường do đam mê thì cũng có khá nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lựa chọn trường để có thể trang trải cho việc học dễ dàng hơn, ngoài ra trường cũng có chính sách hỗ trợ và học bổng vì vậy thu nhập của sinh viên không cần quá cao vẫn có thể đáp ứng tốt cho cuộc sống sinh viên.

Mức thu nhập từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng cũng có tỉ lệ khá cao, như đã nói ở trên là một sinh viên của Đại học Ngoại thương không cần có một mức thu nhập quá lớn, một sinh viên biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những khoản phí bắt buộc sinh viên cũng không cần chi trả quá nhiều nên không cần thiết phải đi làm thêm Ngược lại một số sinh viên có điều kiện gia đình tốt một chút có chu cấp cao hoặc do nhu cầu của bản thân, có tài năng hay mong muốn trải nghiệm nhiều nên quyết định đi làm thêm Như vậy thu nhập của sinh viên Đại học Ngoại thương khá phù hợp với mức sống và nhu cầu chung, với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thêm vào đó FTU nằm ở vị trí đắc địa trung tâm thủ đô trên con phố Chùa Láng nên có nhiều cơ hội việc làm và nhiều yếu tố phát sinh yêu cầu sinh viên cần có tính toán hợp lý về thu nhập.

2.2.3 Số tiền bình quân hàng tháng sinh viên dành cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử

Tần số (Sinh viên) (fi)

Số tiền dành cho việc mua sắm (xi.fi) (triệu đồng)

Tần số tích lũy (Si)

Bảng 4: Thống kê số tiền sinh viên dành cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử trong một tháng

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số tiền sinh viên dành cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử trong một tháng

Mod Med Mean R Độ lệch chuẩn

Số tiền mua săm hàng tháng

Sinh viên dành ra số tiền bình quân để mua sắm trên các sàn thương mại điện từ 0 - 0,5 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất, chiếm 46,25% tương ứng với 74/160 sinh viên Mức chi tiêu này đối với tổng lượng biến khảo sát có thể đánh giá ở mức phù hợp với thu nhập bình quân trong 1 tháng của sinh viên Ta có thể nhận thấy nhiều sinh viên khá tiết kiệm cho khoản chi tiêu này để có thể chi tiêu cho các khoản khác, điều này cũng là dễ hiểu vì

Ngược lại, nhóm sinh viên bỏ ra trên 2 triệu đồng để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,875% tương ứng với 11/160 sinh viên

Số tiền bình quân 1 tháng mà sinh viên Đại học Ngoại thương bỏ ra để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử là 0,78125 triệu đồng, nhìn chung tương đối phù hợp với thu nhập của một sinh viên Do nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên rất cao, cùng với đó trong một tháng sinh viên phải mua nhiều món đồ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho việc học tập như thực phẩm, bút, vở, mỹ phẩm , Đặc biệt vào đợt sale mỗi tháng như 10/10, 11/11 có rất nhiều ưu đãi, mã giảm giá, sinh viên có thể mua được nhiều đồ cần thiết với giá rẻ hơn ngày thường, thế nên nhiều sinh viên sẵn sàng mua nhiều đồ hơn bình thường.

 Như vậy qua quá trình khảo sát và tính toán, ta nhận thấy số tiền một tháng sinh viên dành cho việc mua sắm trực tuyến là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và mức thu nhập của mỗi sinh viên.

2.2.4 Mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên đại học Ngoại Thương

Thu nhập (đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu trung bình của sinh viên Đại học Ngoại Thương trên các sàn thương mại điện tử

Ch i t iệ u (t ỷ đồ ng ) Đường hồi qui lý thuyết

+ x: trị số của tiêu thức thu nhập

+ y: trị số của tiêu thức chi tiêu

Hệ số tương quan Pearson: r=0,98

- Phương trình hồi qui cho biết khi thu nhập tăng (giảm) 1 triệu đồng thì chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử cũng tăng (giảm) 0,32 triệu đồng.

- Bỏ qua những nguyên nhân khác thì sinh viên Ngoại Thương sử dụng khoảng 32% thu nhập của mình để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

- Hệ số tương quan thể hiện mối liên hệ tương quan thuận (r>0), tức khi thu nhập tăng thì sinh viên có xu hướng tăng chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử và giữa thu nhập và chi tiêu có mối tương quan tuyến tính rất mạnh (|r|>0,8).

2.2.5 Số lượng đơn hàng bình quân 1 tháng sinh viên Đại học Ngoại Thương đặt trên các sàn thương mại điện tử

Số lượng đơn hàng (đơn) (xi.fi)

Tần số tích lũy (Si) Tỷ lệ

Bảng 6: Thống kê số lượng đơn hàng sinh viên Đại học Ngoại Thương mua trên các sàn thương mại điện tử

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số lượng đơn hàng sinh viên Đại học Ngoại Thương đặt trên các sàn thương mại điện tử trong 1 tháng

Mod Med Mean R Độ lệch chuẩn

Số lượng đơn hàng trong tháng

- Sinh viên đặt từ 0 - 5 đơn có tỷ lệ cao nhất, chiếm 73,125% Mức đặt hàng này đối với tổng lượng biến khảo sát có thể đánh giá ở mức phù hợp với số tiền bỏ ra để mua sắm trong một tháng.

- Lượng đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử từ 5 - 10 đơn chiếm 19,375 % tương ứng với 31/160 sinh viên

- Số lượng đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử trên 10 đơn chỉ chiếm 7,5% Điều này hoàn toàn phù hợp với mức thu nhập bình quân 1 tháng của sinh viên (3.212.500 VNĐ) Cho thấy sinh viên không quá lạm dụng vào các sàn thương mại điện tử.

- Số lượng đơn hàng bình quân 1 tháng của 1 sinh viên là khoảng 4,219 đơn Nhìn chung số lượng đơn hàng đặt trong một tháng so với số tiền dành cho việc mua sắm hoàn toàn là hoàn toàn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của sinh viên.

 Như vậy, qua khảo sát và xử lý số liệu ta thấy nhìn chung số lượng đơn hàng bình quân 1 tháng tương đối phù hợp với mức thu nhập bình quân 1 tháng của một sinh viên Tuy nhiên, nếu có thể các bạn sinh viên cần điều chỉnh lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử cho phù hợp hơn để đảm bảo chi tiêu hợp lý với quỹ tiền trong 1 tháng và cũng tránh việc quá phụ thuộc vào các sàn thương mại mà không rèn luyện được khả năng mua bán ở bên ngoài.

2.2.6 Những yếu tố sinh viên Đại học Ngoại Thương quan tâm khi đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử

Yếu tố quan tâm Tần số (sinh viên)

Có nhiều chương trình khuyến mãi 96 60 Đánh giá từ khách hàng trước 62 38,8

Sự uy tín của website bán hàng và ứng dụng thương mại điện tử 62 38,8

Theo dõi đơn hàng thuận tiện 34 21,3

Tiết kiệm thời gian mua sắm 72 45

Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng 74 46,3

Bảng 7: Thống kê những yếu tố sinh viên quan tâm khi đặt hàng online trên ứng dụng

Chất lượng sản phẩm Có nhiều chương trình khuyến mãi Đánh giá từ khách hàng trước

Sự uy tín của website bán hàng và ứng dụng thương mại điện tử

Theo dõi đơn hàng thuận tiện

Tiết kiệm thời gian mua sắm Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện những nguyên nhân để sinh viên đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử

- Mốt (M0) là nhóm yếu tố sinh viên quan tâm về “Có nhiều chương trình khuyến mãi” vì có fmax = 96.

- Nhóm yếu tố sinh viên quan tâm về “Có nhiều chương trình khuyến mãi” chiếm tỷ lệ cao nhất 60% tương ứng với 96/160 sinh viên.

- Nhóm yếu tố sinh viên quan tâm khi đặt hàng online trên các sàn thương mại điện tử khi

“Theo dõi đơn hàng thuận tiện” chiếm tỷ lệ thấp nhất 21,3% tương ứng với 34/160 sinh viên.

- Nhóm yếu tố sinh viên quan tâm khi đặt hàng online trên các sàn thương mại điện tử khi

“Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng” chiếm tỷ lệ cao gần nhất 46,3% (74/160 sinh viên).

Giải pháp để giúp sinh viên có trải nghiệm mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tốt hơn

Với các kết quả nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị cho các trang TMĐT nhằm cải thiện trải nghiệm tích cực, qua đó giữ chân khách hàng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các sàn TMĐT nên xem xét chiến lược trải nghiệm khách hàng như một chiến lược chức năng Kết quả nghiên cứu cho thấy trải nghiệm khách hàng có tác động tích cực tới ý định mua hàng Do đó, để triển khai hoạt động trải nghiệm khách hàng một cách có hiệu quả, các sàn TMĐT cần xem xét trải nghiệm khách hàng như một chiến lược chức năng của doanh nghiệp giống như chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự, chiến lược Marketing Chiến lược trải nghiệm khách hàng cần được triển khai bài bàn, được lên kể hoạch, thiết lập mục tiêu, được đào nguồn lực, thiết kế các chiến thuật (nghiên cứu hành trinh khách hàng, thiết lập các điểm chạm ) để thực hiện và được đánh giá hiệu quả triển khai Khi được quan tâm một cách đúng đẳn, hoạt động trải nghiệm khách hàng mới được triển khai một cách hiệu quả và từ đó mang lại những kết quả kinh doanh tốt cho các sàn TMĐT

Thứ hai, cẩn cài thiện chất lượng trải nghiệm khách hàng thông qua việc tối ưu các điểm chạm trên hành trình mua hàng Trải nghiệm khách hàng được thao ra thông qua những tương tác của khách hàng với sàn TMĐT trên các giai đoạn của hành trình khách hàng.

Do đó để tạo ra một trải nghiệm khách hàng xuất sắc, các sàn TMĐT nên tối ưu mỗi điểm chạm để luôn tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng từ đó khiến họ gắn bó và trung thành hơn

Thứ ba là về nhân tố nhận thức rủi ro Các sàn TMĐT cần có các quy định đổi trả rõ ràng. Bên cạnh đó, các nhà bán hàng trên sàn TMĐT nên cung cấp trung thực về hình ảnh và thông tin sản phẩm chính xác đê khách hàng cảm thây an toàn hơn khi mua hàng.

Bốn là, về nhân tố thông tin sản phẩm Các nhà bán hàng trên sàn TMĐT cần phải cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu và chính xác một cách tuyệt đôi để khách hàng có thể hiểu rõ hơn loại hàng hóa mà doanh nghiệp bán, từ đó xác định mức độ đáp ứng của sản phẩm có thể cung cấp so với nhu cầu của khách hàng để họ có thể đi đến quyết định mua hàng Tránh việc cung câp thông tin không trung thực dẫn đến việc hàng thực tế khác với mô tả làm cho khách hàng không hài lòng dẫn đến mất khách hàng trong tương lai.

Trên đây là bốn gợi ý chính mà nhóm chúng tôi đề xuất từ kết quả nghiên cứu Tất nhiên, nghiên cứu này còn có một số hạn chế như:

- Đối tượng tham gia khảo sát chính thức, chủ yếu là sinh viên, tỷ lệ khách hàng chỉ ở trường Đại học Ngoại thương, kết quả nghiên cứu có thể sẽ khác khi nghiên cứu trên những trường khác.

- Việc thu thập dữ liệu từ sinh viên ngoại thương có thể gặp khó khăn do hạn chế về thời gian, sự tham gia của sinh viên và sự đồng thuận để chia sẻ thông tin cá nhân Nghiên cứu có thể đối mặt với thách thức trong việc tạo ra một mô hình nghiên cứu có tính ứng dụng cao và đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người tham gia.

Lưu ý: Nghiên cứu tập trung với khách hàng với độ tuổi từ 18-22, kết quả có thể khác ở những độ tuổi khác Chính vì thế, trong tương lai, một số hướng nghiên cứu khác có thể bổ sung như:

- Mở rộng đối tượng nghiên cứu với độ tuổi khác (từ 18-35 tuổi) ở các trường Đại học khác nhau để xây dựng các chiến lược marketing đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Nghiên cứu về cách các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, hoặc tăng cường có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến và quyết định mua sắm của sinh viên.

- Nghiên cứu về cách sinh viên đối mặt với các thách thức an ninh và tin cậy khi mua sắm trực tuyến Các vấn đề như bảo mật thanh toán, quyền riêng tư, và kiểm soát gian lận có thể ảnh hưởng đến lòng tin của họ trong việc sử dụng các sàn thương mại điện tử.

Ngày đăng: 09/03/2024, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w