Quan sát sự thay đổi theo thời gian của các thông số sau: quỹ tích dòng chảy, chiều cao mực chất lỏng còn lại trong bình chứa.. Sự khác biệt giữa hệ thống thiết bị thực tế và tình huống
DÒNG CHẢY CHẤT KHÍ TỪ BỒN CHỨA RA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI QUA LỖ MỞ
RA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI QUA LỖ MỞ
Lưu lượng dòng chảy khí qua lỗ tròn có tổn thất do ma sát tương đối nhỏ được xem là quá trình giãn nở khí tự do được mô tả trong hình dưới đây:
Hình 1 Thoát khí qua lỗ mở ở thành bình chứa trường hợp tổng quát
Trường hợp quá trình khí qua lỗ mở là bế tốc (choked) khi áp suất môi trường nhỏ hơn áp suất bế tốc thì vận tốc dòng khí đạt giá trị tối đa bằng vận tốc âm thanh và áp suất đầu ra bằng áp suất choked Trong điều kiện dòng chảy đẳng entropy, lưu lượng khối lượng khí tính bởi phương trình sau:
𝛾 ] [1] Để lưu lượng khí đạt tối đa thì vận tốc khí qua lỗ phải bằng vận tốc âm thanh, khi đó áp suất khí tại đầu ra của lỗ bằng áp suất bế tốc (choked) tính bởi phương trình sau:
Tại điều kiện bế tốc, lưu lượng khối lượng dòng khí được tính bởi phương trình sau:
𝐴: diện tích tiết diện lỗ trống
𝑃 0 : áp suất tuyệt đối phía nguồn (upsteam)
𝑃: áp suất tuyệt đối môi trường bên ngoài
𝑀: khối lượng phân tử của chất
𝛾: hằng số nhiệt dung, đối với không khí có 𝛾 = 1.4
II Quy trình tiến hành thí nghiệm
1 Hệ thống thiết bị thí nghiệm
Hệ thống thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị sau:
– Bình chứa không khí kết nối máy nén
– Bình chứa bằng thép hình trụ, thể tích chứa của bình chứa = 23,2 lít = 0,0232 m3 – Hai đĩa orifice plate có kích thước lỗ trống 1 mm và 2 mm
Hình 2 Sơ đồ hệ thống thiết bị thí nghiệm
(9) Lưu lượng kế đầu ra
Hình 3 Ảnh chụp sơ đồ thiết bị thí nghiệm thực tế của bài thí nghiệm số 2
Chuẩn bị thí nghiệm: Lắp orifice vào họng thoát của bình chứa, đường thoát khí ra bị chặn lại bằng cách đóng van trên đường thoát khí Mở van nối bình máy nén khí với bình chứa, điều chỉnh van điều áp đến khi đạt áp suất mong muốn và ổn định Đóng van nối bình máy nén khí với bình chứa
Chuẩn bị thu thập số liệu thí nghiệm: số liệu thí nghiệm (nhiệt độ và áp suất ở đầu vào và đầu ra của bình chứa) sẽ được ghi nhận theo thời gian thực bằng tính năng quay video của smartphone
Thu thập số liệu: Cho khí thoát ra ngoài bằng cách mở van trên đường thoát khí, khí sẽ theo ống dẫn và đi qua lỗ trống orifice để thoát ra ngoài, tiến hành ghi nhận các thông số: nhiệt độ và áp suất ở đầu vào và đầu ra của bình chứa theo thời gian thực Sinh viên quay video và sau đó phân tích file video ghi hình để có được các thông số nhiệt độ và áp suất theo thời gian t
Chuẩn bị cho lần đo tiếp theo: thời gian tiến hành một thí nghiệm (tương ứng với 1 giá trị áp suất ban đầu của bình chứa và 1 loại orifice) chỉ khoảng vài phút; một thí nghiệm kết thúc khi áp suất bên trong bình chứa và áp suất môi trường bên ngoài bằng nhau (cảm biến đo áp suất thể hiện giá trị đo là áp suất dư bằng 0); khi đó khóa van trên đường thoát khí để chuẩn bị cho thí nghiệm tiếp theo Thay đổi giá trị áp suất ban đầu của bình chứa hoặc loại
23 orifice, lặp lại quy trình tiến hành thí nghiệm như nêu trên Một thí nghiệm cần được tiến hành 2 lần
III KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THÔ
Bảng 1 Thí nghiệm với P 0 = 5 bar, d 0 = 1 mm
Thời gian Nhiệt độ đầu vào
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất đầu vào (MPa) Áp suất đầu ra (MPa)
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất đầu vào (MPa) Áp suất đầu ra (MPa)
Bảng 2 Thí nghiệm với P 0 =5 Bar, d 0 = 2 mm
Bảng 3 Thí nghiệm với d 0 = 1 mm
Bảng 4 Thí nghiệm với d 0 = 2 mm
Thời gian Lưu lượng (l/min)
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất đầu vào (Bar) Áp suất đầu ra (Bar)
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất đầu vào (Bar) Áp suất đầu ra (Bar)
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất (MPa)
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Áp suất (MPa)
Nhiệt độ đầu ra (℃) Áp suất
II KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1 Các thông số, công thức tính toán
Lưu lượng khối lượng tính toán theo công thức [1] hoặc [3]
Với dòng chảy đẳng entropy, lưu lượng khối lượng khí tính bởi phương trình:
𝛾 ] [1] Để lưu lượng dòng chảy đạt tối đa thì vận tốc khí qua lỗ phải bằng vận tốc âm thanh và khi đó áp suất khí tại đầu ra của lỗ bằng áp suất bế tốc (choked) tính bởi phương trình:
Tại điều kiện bế tốc, lưu lượng khối lượng dòng khí tính bởi phương trình sau:
𝐴: diện tích tiết diện lỗ trống
𝑃 0 : áp suất tuyệt đối phía nguồn (upsteam)
𝑃: áp suất tuyệt đối môi trường bên ngoài
𝑀: khối lượng phân tử của chất
𝛾: hằng số nhiệt dung, đối với không khí có 𝛾 = 1.4
Lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí được tính bởi phương trình:
𝑄 𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 : lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí (kg/s) V: thể tích của bình chứa (m 3 ) Δ𝑃: độ giảm áp suất (kPa)
M: khối lượng phân tử của dòng khí (kg/kmol)
R: hằng số khí (R = 8.314 kPa.m 3 /kmol.K)
T: nhiệt độ trung bình của dòng khí (K) Δ𝑡: thời gian của sự biến đổi Δ𝑃 (s)
Diện tích tiết diện của oriffice 1 mm:
4 = 7.85 × 10 −7 (𝑚 2 ) Diện tích tiết diện của oriffice 2 mm:
4 = 3.14 × 10 −6 (𝑚 2 ) Áp suất bế tốc được tính theo công thức:
= 0.528 Áp suất bế tốc với thí nghiệm P0 = 5 bar, d0 = 1 mm:
𝑃 𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 0.528 × (0.497 + 0.1013) = 0.3159 𝑀𝑃𝑎 Áp suất bế tốc với thí nghiệm P0 = 5 bar, d0 = 2 mm
𝑃 𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 0.528 × (0.497 + 0.1013) = 0.3159 𝑀𝑃𝑎 Với P0 > Pchoked => dòng chảy bế tốc và ngược lại
2 Bảng số liệu trung bình
Bảng số liệu tính toán
Bảng 5 Giá trị trung bình của thí nghiệm P 0 = 5 bar, d 0 = 1 mm
Nhiệt độ đầu ra trung bình (℃) Áp suất đầu vào trung bình (MPa) Áp suất đầu ra trung bình (MPa)
Lưu lượng trung bình (l/min)
Nhiệt độ trung bình dòng khí (℃) Áp suất trung bình đầu nguồn (℃)
Nhiệt độ đầu vào trung bình(℃)
Bảng 6 Giá trị trung bình của thí nghiệm P 0 = 5 bar, d 0 = 2 mm
3 Kết quả tính toán C 0 cho dòng chảy bế tốc và không bế tốc
Trường hợp dòng chảy bế tốc khi P0 > Pchoked thì lưu lượng trong trường hợp bế tốc được xác định bởi công thức [3]
Trường hợp P0 < Pchoked ta sử dụng công thức [1]
130 27,5 22,7 25,1 0 0 0 0 Áp suất trung bình đầu nguồn (℃)
Lưu lượng trung bình (l/min)
Nhiệt độ đầu vào trung bình (℃)
Nhiệt độ đầu ra trung bình (℃)
Nhiệt độ trung bình dòng khí (℃) Áp suất đầu vào trung bình (MPa) Áp suất đầu ra trung bình(MPa)
T0: nhiệt độ trung bình của đầu vào và đầu ra (K)
P0: áp suất trung bình ở đầu vào và đầu ra (Pa)
P: áp suất tuyệt đối của môi trường bên ngoài (Pa)
Bảng 7 Các giá trị tính toán cho trường hợp P 0 = 5 bar, d 0 = 1 mm
Nhiệt độ trung bình (K) Áp suất trung bình tuyệt đối (Pa)
Sự thay đổi của lưu lượng, áp suất, nhiệt độ của dòng theo thời gian được biểu diễn như sau:
Hình 1 Lưu lượng dòng chảy thực tế theo thời gian
Hình 2 Sự thay đổi áp suất theo thời gian
Lưu lượng thực tế theo thời gian
Thời gian Áp suất thực tế theo thời gian
Hình 3 Sự thay đổi nhiệt độ đầu ra theo thời gian
Bảng 8 Các giá trị tính toán cho trường hợp P 0 = 5 bar, d 0 = 2 mm
Nhiệt độ theo thời gian
Nhiệt độ trung bình (K) Áp suất trung bình tuyệt đối (Pa)
Sự thay đổi của lưu lượng, áp suất, nhiệt độ của dòng theo thời gian được biểu diễn như sau:
Hình 4 Lưu lượng dòng chảy thực tế theo thời gian
Hình 5 Sự thay đổi áp suất theo thời gian
Thời gian (s) Áp suất thực tế theo thời gian
Lưu lượng thực tế theo thời gian
Hình 6 Sự thay đổi nhiệt độ đầu ra theo thời gian b) Thí nghiệm 2:
Bảng 9 Các giá trị tính toán cho trường hợp d 0 = 1 mm
Nhiệt độ theo thời gian
Nhiệt độ trung bình (K) Áp suất trung bình tuyệt đối (Pa)
Bảng 10 Các giá trị tính toán cho trường hợp d 0 = 2 mm
4 Xác định thể tích bình chứa
Lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí được tính bởi phương trình:
𝑄 𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 : lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí (kg/s)
V: thể tích của bình chứa (m 3 ) Δ𝑃: độ giảm áp suất (kPa)
M: khối lượng phân tử của dòng khí (kg/kmol)
R: hằng số khí (R = 8.314 kPa.m 3 /kmol.K)
T: nhiệt độ trung bình của dòng khí (K) Δ𝑡: thời gian của sự biến đổi Δ𝑃 (s)
Dựa vào thông số đã có thay vào công thức ta tính được:
Trong các thí nghiệm, ta thấy lưu lượng khối lượng của dòng khí giảm theo thời gian và tuyến tính
Nhiệt độ trung bình (K) Áp suất trung bình tuyệt đối (Pa)
Ta thấy áp suất cũng giảm theo thời gian do khí thoát ra bên ngoài
Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 5 ℃, chênh lệch không đáng kể nên có thể xem như nhiệt độ không thay đổi, hay quá trình diễn ra đẳng nhiệt
Hệ số C0 tính toán được khá phù hợp so với lý thuyết Với các loại orifice khác nhau thì hệ số C0 có sự khác nhau Với cùng một loại orifice thì giá trị C0 tương đối giống nhau, nhưng còn phụ thuộc điều kiện thực hiện thí nghiệm
IV Câu hỏi thảo luận
Câu 1 Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng khối lượng khí
Theo công thức tính lưu lượng khối lượng khí:
Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng khối lượng khí:
Áp suất tuyệt đối phía nguồn
Áp suất tuyệt đối môi trường bên ngoài
Khối lượng phân tử của dòng khí
Nhiệt độ ban đầu của dòng khí
Câu 2 Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số cản dòng C 0
Hệ số cản dòng là một hàm số của Reynolds nên hệ số cản dòng C0 sẽ bị ảnh hưởng bởi hình dạng của lỗ, khối lượng riêng của lưu chất, vận tốc của lưu chất, đường kính lỗ, độ nhớt của lưu chất, loại orifice cũng như điều kiện thí nghiệm
Câu 3 Nhận xét sai số giữa số liệu thí nghiệm và công thức tính toán, nêu nguyên nhân gây sai số
Sai số giữa số liệu thí nghiệm và công thức tính toán ở mức chấp nhận được, các giá trí thực nghiệm và tính toán có ý nghĩa tham khảo
Sai số do lúc đọc giá trị trên video bị lệch thời gian
Sai số do thao tác thí nghiệm, lúc mở vòi xả khí nhanh hoặc chậm
Sai số hệ thống do dụng cụ đo, cảm biến, đường kính orifice, …
Khi tính toán thì chọn hệ số C0 = 1 để tính giá trị lưu lượng tối đa của dòng, trên thực tế thí nghiệm hệ số C0 có thể lớn hơn 1
Sai số do áp suất ban đầu giữa các lần đo trong cùng một thí nghiệm không giống nhau, dẫn tới sau những khoảng thời gian nhất định thì áp suất ở các vị trí đo cũng có sự sai khác
Daniel A Crowl; Joseph F Louvar (2011) Chemical Process Safety: Fundamentals and Applications, 3rd edition, Prentice Hall PTR
ÁP SUẤT HƠI REID
I Mục tiêu bài thí nghiệm
- Áp suất hơi là một trong các thông số quan trọng để xây dựng mô hình nguồn một trong những mô hình quan trọng của an toàn hệ thống
- Bài thí nghiệm hướng dẫn quy trình thực nghiệm xác định áp suất hơi cho các sản phẩm dễ bay hơi như xăng, dầu thô hoặc các sản phẩm dầu mỏ dễ bay hơi khác
- Quy trình được trình bày trong bài được dùng cho các hợp chất hoặc các hỗn hợp có áp suất hơi thấp hơn 180 kPa và có nhiệt độ sôi trên 0°C như xăng hoặc cồn
II Hệ thống thiết bị thí nghiệm
Hình 1 Hệ thống thiết bị thí nghiệm áp suất hơi Reid
Hệ thống thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị sau:
III Cơ sở lý thuyết:
Cho mẫu đã được làm lạnh trước vào bình chứa chất lỏng của dụng cụ đo áp suất hơi Sau đó nối với buồng hóa hơi đã được gia nhiệt trước đến 37,8°C trong bể ổn nhiệt Ngâm toàn bộ hệ thống vào bể ổn nhiệt ở nhiệt độ 37,8°C cho đến khi áp suất quan sát được trên dụng cụ đo là không đổi Đọc chính xác giá trị đo Giá trị đo này gọi là áp suất hơi Reid
IV Tiến hành thí nghiệm
- Chuẩn bị bể điều nhiệt: Điều chỉnh nhiệt độ của bể điều nhiệt 37,8°C Nhiệt độ này đạt được khi dùng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ của nước trong hệ thống ổn nhiệt Mức nước trong bể điều nhiệt đạt tới gờ chảy tràn của hệ thống điều nhiệt
- Độ chính xác của phương pháp đo áp suất hơi chịu ảnh hưởng rất lớn của cách thức bảo quản và chuẩn bị mẫu do đặc tính dễ bay hơi và làm thay đổi thành phần của mẫu
- Dụng cụ chứa mẫu có thể tích khoảng 1 lít, mẫu được chứa đầy từ 70 – 80% thể tích
- Các mẫu lấy ra từ bình chứa chỉ được sử dụng một lần, phần còn lại không được sử dụng cho lần đo lần thứ hai Nếu cần thiết thì phải lấy mẫu mới
- Bảo vệ mẫu tránh tiếp xúc với các nguồn nhiệt trước khi đo
- Nhiệt độ bảo quản mẫu: mẫu phải được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ từ 0 – 1°C
- Mẫu chỉ được chấp nhận khi thể tích mẫu trong bình chứa từ 70 – 80% thể tích bình chứa
- Nhúng hoàn toàn bình chứa mẫu vào bể ổn nhiệt ít nhất 10 phút
- Nhúng buồng chứa hơi đã lắp đồng hồ đo áp vào bể ổn nhiệt ở 37,8°C ít nhất là 10 phút sao cho khoảng cách từ đỉnh của buồng hơi đến bề mặt thoáng bể ổn nhiệt không thấp hơn 25,4mm
- Lấy bình chứa mẫu ra khỏi bể làm lạnh và không được mở nắp bình, gắn ống chuyển mẫu đã được làm lạnh vào bình chứa mẫu
- Cho đầy mẫu vào buồng chứa mẫu lỏng Rút ống chuyển mẫu ra khỏi buồng chứa mẫu và tiếp tục để cho mẫu chảy hết vào buồng chứa mẫu
- Ngay lập tức di chuyển buồng chứa hơi ra khỏi bể ổn nhiệt đến buồng chứa mẫu, tránh làm đổ mẫu Khi buồng chứa hơi được lấy ra khỏi bể ổn nhiệt thì lắp ngay vào buồng chứa mẫu tránh làm thay đổi nhiệt độ khối khí bên trong buồng chứa hơi (37.8°C) Thời gian từ lúc lấy buồng ra khỏi bể ổn nhiệt đến khi lắp hoàn chỉnh thiết bị không được vượt quá 10s
- Lắc mạnh thiết bị đo lên xuống theo chiều thẳng đứng khoảng 8 lần (cho phép mẫu đi vào buồng chứa hơi) Khi đồng hồ đo áp không tăng nữa thì nhúng thiết bị đo vào bể ổn nhiệt và duy trì ở 37,8 ± 0,1°C
- Sau khi ngâm trong bể ổn nhiệt ít nhất 5 phút, đọc chính xác giá trị trên áp kế Lấy thiết bị ra khỏi bể và tiếp tục tiến hành lắc như trên và ngâm lại 5 phút trước khi đọc lại kết quả Lặp lại quy trình trên đến khi hai lần đọc kề nhau có giá trị không đổi Đọc chính xác đến 0,25 kPa
4 Chuẩn bị thiết bị cho việc kiểm tra kế tiếp
- Làm sạch phần mẫu còn lại trong buồng chứa hơi và buồng mẫu bằng nước ấm có nhiệt độ trên 32°C, lặp lại quá trình làm sạch này ít nhất 5 lần
- Rửa sạch buồng chứa mẫu và ống chuyển mẫu bằng naphtha và tráng lại bằng acetone, sau đó sấy khô Để buồng chứa mẫu vào bể làm lạnh hoặc tủ lạnh chuẩn bị cho lần thí nghiệm kế tiếp
V Xử lý số liệu – Báo cáo kết quả thí nghiệm
Bảng 1 Kết quả các giá trị đọc được trên áp kế và được xem là áp suất hơi Reid (kPa)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần 9
VI Câu hỏi bàn luận
1 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến áp suất hơi Reid?
Trả lời: Nhiệt độ tăng làm tăng áp suất hơi Reid
2 Lưu chất sử dụng trong bể điều nhiệt lựa chọn dựa trên yếu tố nào?
- Lưu chất cần có khoảng nhiệt độ phù hợp với ứng dụng của bể điều nhiệt
- Lưu chất cần có độ ổn định nhiệt độ cao để đảm bảo nhiệt độ trong bể luôn được duy trì ổn định
- Lưu chất cần an toàn cho người sử dụng và không gây ảnh hưởng đến mẫu vật
- Nên chọn loại lưu chất dễ vệ sinh, rẻ tiền
3 Tại sao mẫu cần được làm lạnh trước khi tiến hành thí nghiệm?
Trả lời: Vì áp suất hơi của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ Mẫu được làm lạnh sẽ có áp suất hơi thấp hơn so với mẫu ở nhiệt độ phòng việc làm lạnh sẽ giúp cho kết quả đo được chính xác hơn
Ngoài ra còn để giảm thiểu thất thoát hơi do bay hơi vì khi mẫu được làm lạnh, tốc độ bay hơi của các phân tử sẽ giảm xuống làm cho kết quả đo được chính xác hơn
VII Tài liệu tham khảo
ASTM D323-99a, Standard Test Method for Vapor Pressure of Petroleum Products (Reid Method)
XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN (ASTM D 56)
I Mục tiêu bài thí nghiệm
Thực hành việc xác định điểm chớp cháy cốc kín của dầu DO Nhiệt độ chớp cháy là một trong những thông số quan trọng đặc trưng cho nguy cơ cháy và nổ của chất lỏng Phương pháp này dùng cho các chất lỏng có điểm chớp cháy < 93 0 C, ngoại trừ bitume lỏng và các chất lỏng có khuynh hướng tạo thành màng trên bề mặt, được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D 56 Nguyên tắc của phương pháp là mẫu được đặt trong thiết bị thí nghiệm với nắp đóng và được gia nhiệt ở một tốc độ truyền nhiệt ổn định; một ngọn lửa có kích thước tiêu chuẩn được đưa vào cốc ở phạm vi qui định Điểm chớp cháy được ghi nhận là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó dưới tác dụng của ngon lửa thử, hỗn hợp hơi nằm ở phía trên mẫu đủ để bắt lửa chớp cháy
II Thiết bị thí nghiệm
III Cách tiến hành thí nghiệm
Trong quá trình lấy mẫu, mẫu thí nghiệm phải được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chớp cháy dự đoán ít nhất 110C Đong 50ml mẫu cho vào cốc và cẩn thận để tránh làm ướt phần cốc phía trên mực chất lỏng cuối cùng Phá vỡ bọt khí trên bề mặt mẫu Lau sạch bề mặt bên trong của nắp bằng vải sạch hoặc khăn giấy
Gắn nắp và nhiệt kế vào đúng vị trí Thắp ngọn lửa thử và điều chỉnh kích thước của nó bằng với kích thước của hạt gắn trên nắp Vận hành cơ cấu trên nắp để hướng ngọn lửa thử vào không gian hơi của cốc và nhanh chóng đóng lại Thời gian dành cho thao tác khoảng 1 giây Nên tránh bất kỳ gây sốc nào trong quá trình thao tác mở và đóng ngọn lửa thử Đối với điểm chớp cháy < 60°C: Điều chỉnh nhiệt cung cấp để nhiệt độ của mẫu trong cốc thử tăng với tốc độ 1 o C /phút Khi nhiệt độ của mẫu trong cốc thử thấp hơn 6 o C so với nhiệt độ chớp cháy dự đoán thì bật ngọn lửa thử theo cách mô tả ở trên và lặp lại việc thử sau mỗi lần mẫu tăng nhiệt độ lên 0.5 o C Đối với điểm chớp cháy > 60°C: Điều chỉnh nhiệt cung cấp để nhiệt độ của mẫu trong cốc thử tăng với tốc độ 3 o C /phút Khi nhiệt độ của mẫu trong cốc thử thấp hơn 6 o C so với nhiệt độ chớp cháy dự đoán thì bật ngọn lửa thử theo cách mô tả ở trên và lặp lại việc thử sau mỗi lần mẫu tăng nhiệt độ lên 1 o C
Quan sát việc cung cấp ngọn lửa thử gây ra sự bắt lửa rõ ràng bên trong cốc Nhiệt độ quan sát và ghi nhận được của mẫu lúc này là nhiệt độ chớp cháy Đừng nhầm lẫn giữa ngọn lửa chớp cháy và quần sang màu xanh nhạt thỉnh thoảng xuất hiện xung quanh ngọn lửa thử
Ngưng thí nghiệm và tắt nguồn nhiệt Nâng nắp lên và lau sạch những chỗ bẩn Lấy cốc đựng mẫu ra, đổ mẫu và lau khô
Mẫu phải được để trong bình kín để tránh thất thoát các cấu tử nhẹ
Thí nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện kín gió
Cho hỗn hợp nước và Ethylene glycol với tỉ lệ 1:1 vào buồng trung gian Đối với mẫu có điểm chớp cháy nằm trong khoảng 13 ~ 60 o C, có thể sử dụng nước để thay thế
Tốc độ tăng nhiệt của mẫu trong cốc phải được tuân thủ nghiêm ngặt vi đây là điều kiện để đảm bảo cho sự đúng đắn của kết quả Tiến hành thí nghiệm hai lần Chênh lệch giữa hai lần đo không được quá 1 0 C
IV Báo cáo kết quả thí nghiệm
Báo cáo kết quả của 2 lần đo
Thí nghiệm Nhiệt độ chớp cháy ( o C) Nhiệt độ môi trường ( o C)
1 Tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về điểm chớp cháy tối thiểu của sản phẩm DO Mẫu thử có đạt chuẩn về điểm chớp cháy ?
TCVN về điểm chớp cháy cốc kín tối thiểu của DO là 55 o C (TCVN 5689:2013) Vậy mẫu DO đã đạt tiêu chuẩn
2 Thảo luận mối liên hệ (nếu có) giữa điểm chớp cháy và các thông số phổ biến đặc trưng cho tính chất của chất lỏng (nhiệt độ sôi, áp suất hơi bảo hòa, khối lượng riêng, khối lượng phân tử)?
Nhiệt độ của điểm chớp cháy được xác định dựa theo công thức sau: