1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: CÁCH TIẾP CẬN TỪ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

17 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 867,93 KB

Nội dung

Tài Chính - Ngân Hàng - Kinh tế - Thương mại - Tài chính - Ngân hàng 1 ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: CÁCH TIẾP CẬN TỪ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Phan Khoa Cương1, Trần Thị Bích Ngọc2 Phạm Quốc Khang3 Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Kiểm soát lạm phát trở thành một vấn đề trọng tâm trong quá trình duy trì ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ của một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của các nhân tố vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014, sau đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách kiểm soát lạm phát cũng như ổn định hệ thống tài chính. Bằng việc sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model - VECM), kết quả nghiên cứu cho thấy các biến cung tiền, tỷ giá VNDUSD và lãi suất tác động đến lạm phát trong dài hạn. Trong ngắn hạn, chỉ có sự biến động của tỷ giá VNDUSD, và sự biến động của lạm phát ở quý trước có tác động đến lạm phát ở thời điểm hiện tại. Từ khóa: Ổn định tài chính-tiền tệ, lạm phát, nhân tố vĩ mô, VECM. 1. Đặt vấn đề Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07112006 đã đánh dấu cho một quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước. Nhìn lại bức tranh kinh tế-xã hội trong gần 10 năm qua cho thấy kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát, sản xuất công nghiệp nhiều khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng mạnh mẽ. Hiện Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác khác như Liên minh Châu Âu, Khối thương mại tự do Châu Âu... và đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào cuối năm 2015 mà Việt Nam sẽ là một thành viên. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng giao thương và tiếp cận thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài, cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế bắt nhịp cùng với xu thế và trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đặc biệt, với việc hình thành AEC sẽ đem lại cơ hội cho sự phát triển thị trường tài chính khi việc tự do hóa luồng hàng hóa dịch vụ, tự do hóa hóa dòng chu chuyển đầu tư và tự do hóa dòng vốn được diễn ra trong nội bộ ASEAN. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn từ hội nhập quốc tế thì Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hạn chế, năng suất lao động thấp; năng lực quản lý hành chính của khu vực 1 : pkcuonghce.edu.vn 2 : ttbngochce.edu.vn 3 : pqkhanghce.edu.vn 2 công yếu... Trước thực tế này đòi hỏi Việt Nam cần phải có những chiến lược và chính sách tốt, phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong đó, một trong những yếu tố then chốt mà Việt Nam cần quan tâm đặc biệt đó là ổn định hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là khi AEC đang đến gần và việc thực hiện các cam kết sẽ đặt ra không ít thách thức cho thị trường tài chính. Đồng thời tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn có thể làm gia tăng sự bất ổn cho thị trường tài chính, hệ thống tài chính và đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống giám sát thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập. Quá trình hội nhập ngày càng sâu vào thị trường tài chính quốc tế của Việt Nam đã mang lại những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức đó là sự an toàn của hệ thống tài chính trước những tác động tiêu cực do hội nhập mang lại như rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá... và các “cú sốc” thị trường khác. Vì vậy, vấn đề an ninh tài chính chỉ được đảm bảo khi thị trường tài chính quốc gia hoạt động ổn định, an toàn và có khả năng chống đỡ được các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Ổn định tài chính quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và chính phủ các nước luôn cho đây là một điều kiện rất quan trọng và cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Sự mất ổn định tài chính sẽ tác động trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô, các hoạt động kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và quá trình truyền tải chính sách tiền tệ. Trong công cuộc ổn định hệ thống tài chính, các quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của việc kiểm soát tốt lạm phát, là yếu tố đóng vai trò quan trọng để ổn định tiền tệ, giá cả, duy trì ổn định và an toàn kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế. Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, về cơ bản nước ta đã duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô với lạm phát cơ bản tiếp tục ổn định, lãi suất huy động tiếp tục giảm, hệ thống ngân hàng duy trì mức thanh khoản tốt, tín dụng tăng tạo điều kiện duy trì ổn định tỷ giá, bội chi ngân sách thấp hơn so với dự toán nhờ xuất siêu. Nhiều chỉ số an toàn tài chính vĩ mô liên tục được cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam vẫn còn có thể gặp nhiều rủi ro trên các phương diện an toàn tài chính, lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung đề cập đến vấn đề kiểm soát lạm phát, một vấn đề trọng tâm trong quá trình duy trì ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ của một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. “Ổn định tài chính-tiền tệ” là một khái niệm rộng lớn và cho đến nay, các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa về “ổn định tài chính – tiền tệ” hợp lý trong mọi trường hợp. Trong một số trường hợp, người ta sẽ không trực tiếp định nghĩa ổn định tài chính, mà sẽ tiếp cận bằng việc định nghĩa sự bất ổn tài chính hoặc các rủi ro hệ thống. Sau đây là một số định nghĩa của các Ngân hàng Trung ương và một số học giả: 3 John Chant và cộng sự (Ngân hàng Trung ương Canada, trích dẫn từ IMF-2004) "Sự bất ổn tài chính đề cập đến điều kiện thị trường tài chính mà gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại, hiệu suất của một nền kinh tế thông qua tác động của các hoạt động của hệ thống tài chính... Bất ổn như vậy làm tổn hại đến sự vận hành của nền kinh tế trong nhiều cách khác nhau. Nó có thể làm giảm tình hình tài chính của các đơn vị phi tài chính như các hộ gia đình, doanh nghiệp, và các chính phủ đến mức độ mà các dòng chảy tài chính trở nên hạn chế. Nó cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của các tổ chức tài chính nói riêng và thị trường để họ ít có khả năng tiếp tục tài trợ cho các phần còn lại của nền kinh tế ....” Ngân hàng Trung ương Hà Lan (trích dẫn từ IMF-2004) "Sự ổn định tài chính theo nghĩa rộng mô tả một trạng thái ổn định, trong đó các hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả thực hiện đầy đủ chức năng kinh tế chủ chốt của nó, chẳng hạn như phân bổ nguồn lực và phân tán rủi ro cũng như vận hành hệ thống thanh toán, và có thể làm như vậy ngay cả trong những sự kiện chấn động, tình huống căng thẳng, và các giai đoạn của sự thay đổi cấu trúc sâu sắc". Wim Duisenberg (Ngân hàng Trung ương châu Âu, trích dẫn từ IMF-2004) "...Sự ổn định tiền tệ được định nghĩa là sự ổn định trong mức giá chung, hoặc như là một sự vắng mặt của lạm phát hoặc giảm phát trong nền kinh tế.” Frederick Mishkin (Đại học Columbia-Mỹ) “...Bất ổn tài chính xảy ra khi những cú sốc cho hệ thống tài chính can thiệp vào dòng chảy thông tin cho nên hệ thống tài chính không còn có thể làm công việc của mình trong việc luân chuyển vốn đến những người có cơ hội đầu tư hiệu quả." Theo GS.TS Trần Thọ Đạt (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội), “...có thể hiểu an ninh tài chính tiền tệ là trạng thái mà hệ thống tài chính có thể thực hiện được các chức năng của mình một cách có hiệu quả, an toàn và bền vững và khi đối diện với những cú sốc thì vẫn có khả năng hấp thụphản ứng và phục hồi để có thể thực hiện chức năng của mình mà không bị gián đoạn”. Theo IMF (2004), ổn định tài chính cần đảm bảo đáp ứng một số nguyên tắc như sau: Đầu tiên, ổn định tài chính là một khái niệm có độ bao phủ rộng, bao gồm các khía cạnh khác nhau của tài chính (và hệ thống tài chính): cơ sở hạ tầng tài chính, tổ chức tài chính, và các thị trường tài chính. Trong đó, hệ thống tài chính luôn đi kèm với sự tham gia của khu vực công, khu vực tư gắn kết với các hoạt động tài chính. Cho nên tại bất kỳ thời điểm nào, sự ổn định hay không ổn định có thể là kết quả hành vi của khu vực công hay khu vực tư. Thứ hai, sự ổn định tài chính không chỉ hàm ý rằng tài chính đáp ứng đầy đủ chức năng của nó trong việc phân bổ nguồn lực và rủi ro, huy động tiết kiệm, và tạo điều kiện tích lũy sự giàu có, mà tài chính còn phải đảm bảo hệ thống thanh toán đáp ứng phục vụ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi tiền tệ và các hình thái khác của tiền tệ (như tiền gửi thanh toán và tài khoản ngân hàng khác) cần thực hiện đầy đủ vai trò của nó như là phương tiện được chấp nhận thanh toán và đơn vị đo 4 lường giá trị, và trong ngắn hạn là một phương tiện lưu trữ giá trị. Nói cách khác, sự ổn định tài chính và ổn định tiền tệ như là những phần quan trọng của nhau, bao hàm lẫn nhau. Thứ ba, khái niệm về sự ổn định tài chính còn đề cập đến khả năng của hệ thống tài chính trong việc hạn chế và đối phó với sự xuất hiện của sự mất cân bằng vĩ mô trước khi chúng tạo thành một mối đe dọa cho các quá trình kinh tế của quốc gia. Trong một hệ thống tài chính ổn định, hoạt động tốt và hiệu quả thì các sự mất cân bằng sẽ được giải quyết bằng cơ chế thị trường, kỷ luật tự điều chỉnh để tạo ra khả năng phục hồi và ngăn chặn trục trặc tích tụ và phát triển thành rủi ro hệ thống. Chính vì vậy, theo quan điểm của IMF, hoặc Ngân hàng Trung ương các quốc gia hoặc các học giả thì sự ổn định tài chính và sự ổn định tiền tệ có một sự kết dính trong thực tế. Ổn định tiền tệ gần như chắc chắn là một điều kiện cần cho sự ổn định tài chính. Đặc biệt, trong trường hợp Việt Nam, tỷ lệ lạm phát biến động thường xuyên và bất thường trong những năm gần đây đã tạo ra những tác động xáo trộn không nhỏ đến hoạt động kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, lạm phát còn là nguyên nhân cho những tích tụ sẽ khởi phát tạo ra bất ổn tài chính cho Việt Nam. Rõ ràng nhất, lạm phát tác động trực tiếp đến quá trình huy động tiết kiệm và phân bổ vốn, giá cả của các tài sản hoặc trong việc lựa chọn tài sản cất trữ giá trị của dân chúng. Lạm phát tại Việt Nam là một biến số chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố khác nhau. Bằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát, sẽ giúp hiểu rõ các tác nhân đến lạm phát của Việt Nam. Vì vậy, việc kiểm soát lạm phát hiệu quả sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc duy trì sự ổn định tài chính – tiền tệ của Việt Nam. Biểu đồ 1: Diễn biến lạm phát Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2006 -2014 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2006 -2014, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với sự phức tạp của lạm phát, giai đoạn này chứng kiến tỷ lệ lạm phát tăng cao, có thời điểm tăng lên đến mức trên 2 chữ số: 23,1 vào năm 2008 và 18,6 năm 2011. Chính sự biến động mạnh 5 và tăng cao như vậy của lạm phát đã tạo ra sự xáo trộn và bất ổn không nhỏ cho nền kinh tế. Đồng thời, nó đặt ra rất nhiều thách thức chính sách cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc nỗ lực duy trì ổn định tài chính–tiền tệ vừa qua và trong tương lai. Phần tiếp theo của nghiên cứu được thiết kế như sau: Phần 2 tóm tắt cơ sở lý thuyết về các nhân tố vĩ mô tác động đến lạm phát. Phần 3 tóm tắt một số nghiên cứu đã thực hiện về đề tài này. Phần 4 đưa ra mô hình và trình bày kết quả nghiên cứu và phần 5 đưa ra kết luận và đề xuất một số khuyến nghị chính sách. 2. Cơ sở lý thuyết Các học giả, nhà kinh tế đã có nhiều nghiên cứu, lý thuyết nhằm phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô với lạm phát. Theo đó, những nhân tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát gồm có: 2.1 Cung tiền Theo Học thuyết Số lượng tiền tệ của Irving Fisher (Miskhin, 2011), mối quan hệ giữa tổng lượng tiền cung ứng (M) với tổng nhu cầu chi tiêu lên hàng hóa, dịch vụ PY (P là mức giá, Y là tổng sản phẩm quốc nội thực) được thiết lập thông qua biến số vòng quay tiền tệ (V). Lúc đó, phương trình biểu diễn mối liên hệ của Fisher được viết lại như sau: MV = PY. Theo phương trình trên thì: ( thay đổi của M + thay đổi của V = thay đổi của P + thay đổi của Y) Tuy nhiên, vòng quay tiền tệ phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước và đặc điểm công nghệ của nền kinh tế nên sẽ cố định trong ngắn hạn. Đồng thời, thu nhập thực Y thường giữ ở mức công ăn việc làm đầy đủ nên cũng sẽ không đổi trong ngắn hạn. Do đó, thay đổi của M = thay đổi của P, hay nói cách khác tốc độ thay đổi cung tiền sẽ quyết định tốc độ thay đổi của giá cả trong nền kinh tế. Tương tự, theo M. Friedman phát biểu: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ. Cho nên cung tiền được xem là biến số vĩ mô không thể thiếu trong việc nghiên cứu lạm phát tại các quốc gia. 2.2 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là cặp phạm trù được đề cập đến nhiều trong các lý thuyết nền tảng của kinh tế học vĩ mô cũng như nghiên cứu của các học giả. Mối quan hệ giữa hai biến số này là phức tạp và đa chiều (Gokal, 2004). Keynes sử dụng khung phân tích tổng cung – tổng cầu (AS – AD) để phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, Keynes công nhận một mối quan hệ nghịch biến giữa 2 đại lượng này, tức là có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Trong một quốc gia, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quốc gia đó phải chấp nhận tăng trưởng đi kèm với sự gia tăng lạm phát trong nền kinh tế. Đường cong Phillips cũng đã giúp bổ sung trong 6 việc giải thích mối quan hệ giữa hai đại lượng này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng, lạm phát được duy trì ở mức ổn định, lúc đó không còn sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng nữa. Trường phái trọng tiền, đại diện là Milton Friedman, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát thông qua biến số lượng tiền cung ứng. Friedman cho rằng lạm phát là kết quả của việc tốc độ tăng cung tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cho nên theo các lý thuyết kinh tế thì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chiều, và mối tương quan có thể đồng biến hoặc nghịch biến. 2.3 Lãi suất danh nghĩa và lạm phát trong quá khứ Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát cũng đặc biệt thu hút sự nghiên cứu của các nhà kinh tế học. Trong đó, 2 nghiên cứu của Irving Fisher và Eugene Fama có ý nghĩa đóng góp quan trọng cho lý thuyết về lãi suất (Wood, 1981). Nghiên cứu của Fisher (1930) đặt nền móng trong việc xác định mối quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Lãi suất danh nghĩa (ký hiệu R) là lãi suất đo lường bằng tiền tệ; còn lãi suất thực (ký hiệu r) là lãi suất đo lường bằng hàng hóa. Sự sai lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được giải thích bởi vì tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (ký hiệu p). Phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa 3 đại lượng này như sau: (1 + R) = (1 + r)(1 + p) Phương trình trên có thể viết lại gần đúng như sau: R = r + p Trong nghiên cứu của mình, Fisher sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1890 – 1927 và kết luận rằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng được xác định dựa trên tỷ lệ lạm phát trong quá khứ, lãi suất danh nghĩa hiện tại cũng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong quá khứ. Fama nghiên cứu trong giai đoạn 1953 – 1971, điểm khác biệt nhỏ trong nghiên cứu của Fama là đưa và giả thuyết thị trường hiệu quả, cải thiện về phương pháp thống kê, nguồn dữ liệu tốt hơn. Sau đó, các nhà kinh tế khác như Douglas, Charles Nelson và William Schwert (Wood, 1981) tiếp tục nghiên cứu từ mô hình của Fama và cũng đi đến kết luận: tỷ lệ lạm phát trong quá khứ chứa đựng thông tin mang ý nghĩa quan trọng đối với lạm phát kỳ vọng; lãi suất danh nghĩa phản ứng chậm và không tác động nhiều đến lạm phát. Tóm lại, lạm phát trong quá khứ là biến số quan trọng tác động đến lạm phát kỳ vọng, lãi suất danh nghĩa không phải là biến số ảnh hưởng nhiều đến lạm phát nhưng lại có ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng. 2.4 Giá dầu thế giới Giá dầu và lạm phát thường được coi có liên hệ với nhau, giá dầu thế giới biến động tăng hay giảm thì lạm phát cũng biến động cùng chiều. Bởi vì dầu lửa gần như là yếu tố đầu vào cốt yếu của nền kinh tế, gắn liền với hoạt động vận tải, năng lượng, sản xuất công nghiệp… Giá dầu tăng 7 dẫn đến chi phí đầu vào tăng, tất yếu dẫn đến giá cả hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng tăng lên. Tuy nhiên, tác động ngược lại của giá dầu đối với nền kinh tế khi giá dầu giảm không rõ ràng; giá dầu giảm không đủ cơ sở để làm giảm giá chung trong nền kinh tế ngay do giá cả có tính kết dính. 2.5 Tỷ giá và cán cân thương mại Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại đến lạm phát được các nhà kinh tế xem xét thông qua Lý thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing power parity - PPP). Nền tảng của lý thuyết ngang bằng sức mua là Quy luật một giá, với giả định không có chi phí vận chuyển và thuế, sức mua một đơn vị tiền tệ ở trong nước và nước ngoài là ngang bằng nhau, hay nói cách khác số lượng hàng hóa dịch vụ có thể mua được ở trong nước và nước ngoài bằng nhau. Lúc đó, mối quan hệ giữa giá thế giới (PF) và giá trong nước (PD) như sau: PD = EPF, với E là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ (Miskhin, 2001). Cân bằng này sẽ bị phá vỡ nếu mức giá cả (hay lạm phát) trong tương quan hai quốc gia thay đổi; hoặc do nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu của người dân thay đổi, hoặc do chính sách tỷ giá của quốc gia. Khi cầu về hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia có sự thay đổi, tỷ giá hối đoái E cũng sẽ thay đổi, sau đó tác động sẽ được chuyển hóa vào lạm phát (Moss, 2010). Khi nhu cầu của người dân nước X đối với hàng hóa của nước Y tăng lên, cán cân thương mại của nước X so với nước Y sẽ thâm hụt, cầu đồng tiền nước Y tăng lên, giá đồng tiền nước Y tăng lên, giá đồng tiền nước X giảm xuống. Điều này quay trở lại tác động đến lạm phát nước X, nếu nước X có đầu vào cho sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu, chi phí sản xuất sẽ tăng lên đẩy giá cả hàng hóa tăng lên và tạo ra lạm phát. Trong một trường hợp khác, nếu quốc gia muốn thúc đẩy xuất khẩu bằng chính sách phá giá tiền tệ, tỷ giá E tăng lên, kết quả giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, mức giá cả chung tăng lên. 2.6 Tín dụng Trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát thường được nhắc đến trong kinh tế học vĩ mô như: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cung tiền tệ…; tín dụng là một trong số các nhân tố có thể tạo ra lạm phát do cầu kéo. Tổng cầu trong nền kinh tế mở sẽ có dạng: AD = C + I + G + NX (trong đó: C: tiêu dùng, I: đầu tư, G: chi tiêu chính phủ, NX: xuất khẩu ròng). Đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển nếu có các yếu tố tác động làm tăng tổng cầu (AD dịch phải) hoặc giảm tổng cầu (AD dịch trái). Tín dụng cho nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư, do đó sẽ làm dịch chuyển tổng cầu AD: tín dụng mở rộng sẽ giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, đường AD dịch phải; ngược lại, tín dụng thắt chặt sẽ tăng lãi suất, giảm đầu tư, giảm tổng cầu, đường AD dịch trái. Nếu quá trình mở rộng tín dụng cứ liên tục diễn ra, đường tổng cầu AD dịch phải đẩy mức giá cả tăng, gây ra áp lực lạm phát cho nền kinh tế, đồng thời, tín dụng mở rộng sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng trong dân chúng, gây ra lạm phát. 8 3. Các nghiên cứu về lạm phát 3.1 Nghiên cứu quốc tế IMF (2011) tiến hành nghiên cứu lạm phát tại 33 quốc gia Châu Á trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2010. Trong giai đoạn nghiên cứu, nhân tố chi phối lạm phát khu vực là cú sốc từ phía cung, cú sốc tiền tệ, còn cú sốc từ phía cầu rất ít. Cú sốc từ phía cung giải thích được 45 tác động đến lạm phát, do nguyên nhân chủ yếu giá cả hàng hóa, cụ thể: giá cả lương thực, giá dầu lửa. Cú sốc từ phía cầu giải thích được 55 biến động lạm phát Châu Á, 25 là do thay đổi từ cung tiền và lãi suất, 15 đến từ thay đổi tỷ giá hối đoái, 15 còn lại do chênh lệch sản lượng. Ocran (2004) nghiên cứu về lạm phát tại Ghana trong giai đoạn 1960 – 2003 cho thấy trong dài hạn tỷ giá, giá hàng hóa ở nước ngoài và ngoại thương ảnh hưởng đến mức giá cả Ghana; nhưng Ocran không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự gia tăng trong mức cung tiền về dài hạn. Trong ngắn hạn, tăng trưởng cung tiền, lãi suất Tín phiếu Kho bạc và tỷ giá, lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng quan trọng đến lạm phát. Trong đó, lạm phát trong quá khứ, cung tiền, tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều với lạm phát; lãi suất Tín phiếu Kho bạc có mối quan hệ ngược chiều. 3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu của Võ Trí Thành (2000) kết luận rằng cung tiền luôn là biến số có tác động mạnh mẽ đến lạm phát tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái danh nghĩa có tác động yếu đến lạm phát trong nửa đầu thập niên 90 và tác động gần như không đáng kể trong nửa sau thập niên 90. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2011) d...

ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: CÁCH TIẾP CẬN TỪ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Phan Khoa Cương1, Trần Thị Bích Ngọc2 & Phạm Quốc Khang3 Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Kiểm soát lạm phát trở thành một vấn đề trọng tâm trong quá trình duy trì ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ của một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của các nhân tố vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014, sau đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách kiểm soát lạm phát cũng như ổn định hệ thống tài chính Bằng việc sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model - VECM), kết quả nghiên cứu cho thấy các biến cung tiền, tỷ giá VND/USD và lãi suất tác động đến lạm phát trong dài hạn Trong ngắn hạn, chỉ có sự biến động của tỷ giá VND/USD, và sự biến động của lạm phát ở quý trước có tác động đến lạm phát ở thời điểm hiện tại Từ khóa: Ổn định tài chính-tiền tệ, lạm phát, nhân tố vĩ mô, VECM 1 Đặt vấn đề Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006 đã đánh dấu cho một quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước Nhìn lại bức tranh kinh tế-xã hội trong gần 10 năm qua cho thấy kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát, sản xuất công nghiệp nhiều khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng mạnh mẽ Hiện Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác khác như Liên minh Châu Âu, Khối thương mại tự do Châu Âu và đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Bên cạnh đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào cuối năm 2015 mà Việt Nam sẽ là một thành viên Đây là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng giao thương và tiếp cận thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài, cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế bắt nhịp cùng với xu thế và trình độ phát triển của khu vực và thế giới Đặc biệt, với việc hình thành AEC sẽ đem lại cơ hội cho sự phát triển thị trường tài chính khi việc tự do hóa luồng hàng hóa dịch vụ, tự do hóa hóa dòng chu chuyển đầu tư và tự do hóa dòng vốn được diễn ra trong nội bộ ASEAN Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn từ hội nhập quốc tế thì Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hạn chế, năng suất lao động thấp; năng lực quản lý hành chính của khu vực 1 @ : pkcuong@hce.edu.vn 2 @ : ttbngoc@hce.edu.vn 3 @ : pqkhang@hce.edu.vn 1 công yếu Trước thực tế này đòi hỏi Việt Nam cần phải có những chiến lược và chính sách tốt, phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế Trong đó, một trong những yếu tố then chốt mà Việt Nam cần quan tâm đặc biệt đó là ổn định hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là khi AEC đang đến gần và việc thực hiện các cam kết sẽ đặt ra không ít thách thức cho thị trường tài chính Đồng thời tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn có thể làm gia tăng sự bất ổn cho thị trường tài chính, hệ thống tài chính và đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống giám sát thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập Quá trình hội nhập ngày càng sâu vào thị trường tài chính quốc tế của Việt Nam đã mang lại những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức đó là sự an toàn của hệ thống tài chính trước những tác động tiêu cực do hội nhập mang lại như rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá và các “cú sốc” thị trường khác Vì vậy, vấn đề an ninh tài chính chỉ được đảm bảo khi thị trường tài chính quốc gia hoạt động ổn định, an toàn và có khả năng chống đỡ được các tác động tiêu cực từ bên ngoài Ổn định tài chính quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và chính phủ các nước luôn cho đây là một điều kiện rất quan trọng và cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững Sự mất ổn định tài chính sẽ tác động trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô, các hoạt động kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và quá trình truyền tải chính sách tiền tệ Trong công cuộc ổn định hệ thống tài chính, các quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của việc kiểm soát tốt lạm phát, là yếu tố đóng vai trò quan trọng để ổn định tiền tệ, giá cả, duy trì ổn định và an toàn kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, về cơ bản nước ta đã duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô với lạm phát cơ bản tiếp tục ổn định, lãi suất huy động tiếp tục giảm, hệ thống ngân hàng duy trì mức thanh khoản tốt, tín dụng tăng tạo điều kiện duy trì ổn định tỷ giá, bội chi ngân sách thấp hơn so với dự toán nhờ xuất siêu Nhiều chỉ số an toàn tài chính vĩ mô liên tục được cải thiện Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam vẫn còn có thể gặp nhiều rủi ro trên các phương diện an toàn tài chính, lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro Vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung đề cập đến vấn đề kiểm soát lạm phát, một vấn đề trọng tâm trong quá trình duy trì ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ của một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam “Ổn định tài chính-tiền tệ” là một khái niệm rộng lớn và cho đến nay, các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa về “ổn định tài chính – tiền tệ” hợp lý trong mọi trường hợp Trong một số trường hợp, người ta sẽ không trực tiếp định nghĩa ổn định tài chính, mà sẽ tiếp cận bằng việc định nghĩa sự bất ổn tài chính hoặc các rủi ro hệ thống Sau đây là một số định nghĩa của các Ngân hàng Trung ương và một số học giả: 2 John Chant và cộng sự (Ngân hàng Trung ương Canada, trích dẫn từ IMF-2004) "Sự bất ổn tài chính đề cập đến điều kiện thị trường tài chính mà gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại, hiệu suất của một nền kinh tế thông qua tác động của các hoạt động của hệ thống tài chính Bất ổn như vậy làm tổn hại đến sự vận hành của nền kinh tế trong nhiều cách khác nhau Nó có thể làm giảm tình hình tài chính của các đơn vị phi tài chính như các hộ gia đình, doanh nghiệp, và các chính phủ đến mức độ mà các dòng chảy tài chính trở nên hạn chế Nó cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của các tổ chức tài chính nói riêng và thị trường để họ ít có khả năng tiếp tục tài trợ cho các phần còn lại của nền kinh tế ” Ngân hàng Trung ương Hà Lan (trích dẫn từ IMF-2004) "Sự ổn định tài chính theo nghĩa rộng mô tả một trạng thái ổn định, trong đó các hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả thực hiện đầy đủ chức năng kinh tế chủ chốt của nó, chẳng hạn như phân bổ nguồn lực và phân tán rủi ro cũng như vận hành hệ thống thanh toán, và có thể làm như vậy ngay cả trong những sự kiện chấn động, tình huống căng thẳng, và các giai đoạn của sự thay đổi cấu trúc sâu sắc" Wim Duisenberg (Ngân hàng Trung ương châu Âu, trích dẫn từ IMF-2004) " Sự ổn định tiền tệ được định nghĩa là sự ổn định trong mức giá chung, hoặc như là một sự vắng mặt của lạm phát hoặc giảm phát trong nền kinh tế.” Frederick Mishkin (Đại học Columbia-Mỹ) “ Bất ổn tài chính xảy ra khi những cú sốc cho hệ thống tài chính can thiệp vào dòng chảy thông tin cho nên hệ thống tài chính không còn có thể làm công việc của mình trong việc luân chuyển vốn đến những người có cơ hội đầu tư hiệu quả." Theo GS.TS Trần Thọ Đạt (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội), “ có thể hiểu an ninh tài chính tiền tệ là trạng thái mà hệ thống tài chính có thể thực hiện được các chức năng của mình một cách có hiệu quả, an toàn và bền vững và khi đối diện với những cú sốc thì vẫn có khả năng hấp thụ/phản ứng và phục hồi để có thể thực hiện chức năng của mình mà không bị gián đoạn” Theo IMF (2004), ổn định tài chính cần đảm bảo đáp ứng một số nguyên tắc như sau: Đầu tiên, ổn định tài chính là một khái niệm có độ bao phủ rộng, bao gồm các khía cạnh khác nhau của tài chính (và hệ thống tài chính): cơ sở hạ tầng tài chính, tổ chức tài chính, và các thị trường tài chính Trong đó, hệ thống tài chính luôn đi kèm với sự tham gia của khu vực công, khu vực tư gắn kết với các hoạt động tài chính Cho nên tại bất kỳ thời điểm nào, sự ổn định hay không ổn định có thể là kết quả hành vi của khu vực công hay khu vực tư Thứ hai, sự ổn định tài chính không chỉ hàm ý rằng tài chính đáp ứng đầy đủ chức năng của nó trong việc phân bổ nguồn lực và rủi ro, huy động tiết kiệm, và tạo điều kiện tích lũy sự giàu có, mà tài chính còn phải đảm bảo hệ thống thanh toán đáp ứng phục vụ nền kinh tế Điều này đòi hỏi tiền tệ và các hình thái khác của tiền tệ (như tiền gửi thanh toán và tài khoản ngân hàng khác) cần thực hiện đầy đủ vai trò của nó như là phương tiện được chấp nhận thanh toán và đơn vị đo 3 lường giá trị, và trong ngắn hạn là một phương tiện lưu trữ giá trị Nói cách khác, sự ổn định tài chính và ổn định tiền tệ như là những phần quan trọng của nhau, bao hàm lẫn nhau Thứ ba, khái niệm về sự ổn định tài chính còn đề cập đến khả năng của hệ thống tài chính trong việc hạn chế và đối phó với sự xuất hiện của sự mất cân bằng vĩ mô trước khi chúng tạo thành một mối đe dọa cho các quá trình kinh tế của quốc gia Trong một hệ thống tài chính ổn định, hoạt động tốt và hiệu quả thì các sự mất cân bằng sẽ được giải quyết bằng cơ chế thị trường, kỷ luật tự điều chỉnh để tạo ra khả năng phục hồi và ngăn chặn trục trặc tích tụ và phát triển thành rủi ro hệ thống Chính vì vậy, theo quan điểm của IMF, hoặc Ngân hàng Trung ương các quốc gia hoặc các học giả thì sự ổn định tài chính và sự ổn định tiền tệ có một sự kết dính trong thực tế Ổn định tiền tệ gần như chắc chắn là một điều kiện cần cho sự ổn định tài chính Đặc biệt, trong trường hợp Việt Nam, tỷ lệ lạm phát biến động thường xuyên và bất thường trong những năm gần đây đã tạo ra những tác động xáo trộn không nhỏ đến hoạt động kinh tế của Việt Nam Đồng thời, lạm phát còn là nguyên nhân cho những tích tụ sẽ khởi phát tạo ra bất ổn tài chính cho Việt Nam Rõ ràng nhất, lạm phát tác động trực tiếp đến quá trình huy động tiết kiệm và phân bổ vốn, giá cả của các tài sản hoặc trong việc lựa chọn tài sản cất trữ giá trị của dân chúng Lạm phát tại Việt Nam là một biến số chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố khác nhau Bằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát, sẽ giúp hiểu rõ các tác nhân đến lạm phát của Việt Nam Vì vậy, việc kiểm soát lạm phát hiệu quả sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc duy trì sự ổn định tài chính – tiền tệ của Việt Nam Biểu đồ 1: Diễn biến lạm phát Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2006 -2014 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2006 -2014, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với sự phức tạp của lạm phát, giai đoạn này chứng kiến tỷ lệ lạm phát tăng cao, có thời điểm tăng lên đến mức trên 2 chữ số: 23,1% vào năm 2008 và 18,6% năm 2011 Chính sự biến động mạnh 4 và tăng cao như vậy của lạm phát đã tạo ra sự xáo trộn và bất ổn không nhỏ cho nền kinh tế Đồng thời, nó đặt ra rất nhiều thách thức chính sách cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc nỗ lực duy trì ổn định tài chính–tiền tệ vừa qua và trong tương lai Phần tiếp theo của nghiên cứu được thiết kế như sau: Phần 2 tóm tắt cơ sở lý thuyết về các nhân tố vĩ mô tác động đến lạm phát Phần 3 tóm tắt một số nghiên cứu đã thực hiện về đề tài này Phần 4 đưa ra mô hình và trình bày kết quả nghiên cứu và phần 5 đưa ra kết luận và đề xuất một số khuyến nghị chính sách 2 Cơ sở lý thuyết Các học giả, nhà kinh tế đã có nhiều nghiên cứu, lý thuyết nhằm phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô với lạm phát Theo đó, những nhân tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát gồm có: 2.1 Cung tiền Theo Học thuyết Số lượng tiền tệ của Irving Fisher (Miskhin, 2011), mối quan hệ giữa tổng lượng tiền cung ứng (M) với tổng nhu cầu chi tiêu lên hàng hóa, dịch vụ PY (P là mức giá, Y là tổng sản phẩm quốc nội thực) được thiết lập thông qua biến số vòng quay tiền tệ (V) Lúc đó, phương trình biểu diễn mối liên hệ của Fisher được viết lại như sau: MV = PY Theo phương trình trên thì: (% thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y) Tuy nhiên, vòng quay tiền tệ phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước và đặc điểm công nghệ của nền kinh tế nên sẽ cố định trong ngắn hạn Đồng thời, thu nhập thực Y thường giữ ở mức công ăn việc làm đầy đủ nên cũng sẽ không đổi trong ngắn hạn Do đó, % thay đổi của M = % thay đổi của P, hay nói cách khác tốc độ thay đổi cung tiền sẽ quyết định tốc độ thay đổi của giá cả trong nền kinh tế Tương tự, theo M Friedman phát biểu: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ Cho nên cung tiền được xem là biến số vĩ mô không thể thiếu trong việc nghiên cứu lạm phát tại các quốc gia 2.2 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là cặp phạm trù được đề cập đến nhiều trong các lý thuyết nền tảng của kinh tế học vĩ mô cũng như nghiên cứu của các học giả Mối quan hệ giữa hai biến số này là phức tạp và đa chiều (Gokal, 2004) Keynes sử dụng khung phân tích tổng cung – tổng cầu (AS – AD) để phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn, Keynes công nhận một mối quan hệ nghịch biến giữa 2 đại lượng này, tức là có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát Trong một quốc gia, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quốc gia đó phải chấp nhận tăng trưởng đi kèm với sự gia tăng lạm phát trong nền kinh tế Đường cong Phillips cũng đã giúp bổ sung trong 5 việc giải thích mối quan hệ giữa hai đại lượng này trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn, nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng, lạm phát được duy trì ở mức ổn định, lúc đó không còn sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng nữa Trường phái trọng tiền, đại diện là Milton Friedman, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát thông qua biến số lượng tiền cung ứng Friedman cho rằng lạm phát là kết quả của việc tốc độ tăng cung tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế Cho nên theo các lý thuyết kinh tế thì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chiều, và mối tương quan có thể đồng biến hoặc nghịch biến 2.3 Lãi suất danh nghĩa và lạm phát trong quá khứ Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát cũng đặc biệt thu hút sự nghiên cứu của các nhà kinh tế học Trong đó, 2 nghiên cứu của Irving Fisher và Eugene Fama có ý nghĩa đóng góp quan trọng cho lý thuyết về lãi suất (Wood, 1981) Nghiên cứu của Fisher (1930) đặt nền móng trong việc xác định mối quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng Lãi suất danh nghĩa (ký hiệu R) là lãi suất đo lường bằng tiền tệ; còn lãi suất thực (ký hiệu r) là lãi suất đo lường bằng hàng hóa Sự sai lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được giải thích bởi vì tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (ký hiệu p) Phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa 3 đại lượng này như sau: (1 + R) = (1 + r)(1 + p) Phương trình trên có thể viết lại gần đúng như sau: R = r + p Trong nghiên cứu của mình, Fisher sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1890 – 1927 và kết luận rằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng được xác định dựa trên tỷ lệ lạm phát trong quá khứ, lãi suất danh nghĩa hiện tại cũng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong quá khứ Fama nghiên cứu trong giai đoạn 1953 – 1971, điểm khác biệt nhỏ trong nghiên cứu của Fama là đưa và giả thuyết thị trường hiệu quả, cải thiện về phương pháp thống kê, nguồn dữ liệu tốt hơn Sau đó, các nhà kinh tế khác như Douglas, Charles Nelson và William Schwert (Wood, 1981) tiếp tục nghiên cứu từ mô hình của Fama và cũng đi đến kết luận: tỷ lệ lạm phát trong quá khứ chứa đựng thông tin mang ý nghĩa quan trọng đối với lạm phát kỳ vọng; lãi suất danh nghĩa phản ứng chậm và không tác động nhiều đến lạm phát Tóm lại, lạm phát trong quá khứ là biến số quan trọng tác động đến lạm phát kỳ vọng, lãi suất danh nghĩa không phải là biến số ảnh hưởng nhiều đến lạm phát nhưng lại có ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng 2.4 Giá dầu thế giới Giá dầu và lạm phát thường được coi có liên hệ với nhau, giá dầu thế giới biến động tăng hay giảm thì lạm phát cũng biến động cùng chiều Bởi vì dầu lửa gần như là yếu tố đầu vào cốt yếu của nền kinh tế, gắn liền với hoạt động vận tải, năng lượng, sản xuất công nghiệp… Giá dầu tăng 6 dẫn đến chi phí đầu vào tăng, tất yếu dẫn đến giá cả hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng tăng lên Tuy nhiên, tác động ngược lại của giá dầu đối với nền kinh tế khi giá dầu giảm không rõ ràng; giá dầu giảm không đủ cơ sở để làm giảm giá chung trong nền kinh tế ngay do giá cả có tính kết dính 2.5 Tỷ giá và cán cân thương mại Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại đến lạm phát được các nhà kinh tế xem xét thông qua Lý thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing power parity - PPP) Nền tảng của lý thuyết ngang bằng sức mua là Quy luật một giá, với giả định không có chi phí vận chuyển và thuế, sức mua một đơn vị tiền tệ ở trong nước và nước ngoài là ngang bằng nhau, hay nói cách khác số lượng hàng hóa dịch vụ có thể mua được ở trong nước và nước ngoài bằng nhau Lúc đó, mối quan hệ giữa giá thế giới (PF) và giá trong nước (PD) như sau: PD = E*PF, với E là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ (Miskhin, 2001) Cân bằng này sẽ bị phá vỡ nếu mức giá cả (hay lạm phát) trong tương quan hai quốc gia thay đổi; hoặc do nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu của người dân thay đổi, hoặc do chính sách tỷ giá của quốc gia Khi cầu về hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia có sự thay đổi, tỷ giá hối đoái E cũng sẽ thay đổi, sau đó tác động sẽ được chuyển hóa vào lạm phát (Moss, 2010) Khi nhu cầu của người dân nước X đối với hàng hóa của nước Y tăng lên, cán cân thương mại của nước X so với nước Y sẽ thâm hụt, cầu đồng tiền nước Y tăng lên, giá đồng tiền nước Y tăng lên, giá đồng tiền nước X giảm xuống Điều này quay trở lại tác động đến lạm phát nước X, nếu nước X có đầu vào cho sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu, chi phí sản xuất sẽ tăng lên đẩy giá cả hàng hóa tăng lên và tạo ra lạm phát Trong một trường hợp khác, nếu quốc gia muốn thúc đẩy xuất khẩu bằng chính sách phá giá tiền tệ, tỷ giá E tăng lên, kết quả giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, mức giá cả chung tăng lên 2.6 Tín dụng Trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát thường được nhắc đến trong kinh tế học vĩ mô như: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cung tiền tệ…; tín dụng là một trong số các nhân tố có thể tạo ra lạm phát do cầu kéo Tổng cầu trong nền kinh tế mở sẽ có dạng: AD = C + I + G + NX (trong đó: C: tiêu dùng, I: đầu tư, G: chi tiêu chính phủ, NX: xuất khẩu ròng) Đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển nếu có các yếu tố tác động làm tăng tổng cầu (AD dịch phải) hoặc giảm tổng cầu (AD dịch trái) Tín dụng cho nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư, do đó sẽ làm dịch chuyển tổng cầu AD: tín dụng mở rộng sẽ giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, đường AD dịch phải; ngược lại, tín dụng thắt chặt sẽ tăng lãi suất, giảm đầu tư, giảm tổng cầu, đường AD dịch trái Nếu quá trình mở rộng tín dụng cứ liên tục diễn ra, đường tổng cầu AD dịch phải đẩy mức giá cả tăng, gây ra áp lực lạm phát cho nền kinh tế, đồng thời, tín dụng mở rộng sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng trong dân chúng, gây ra lạm phát 7 3 Các nghiên cứu về lạm phát 3.1 Nghiên cứu quốc tế IMF (2011) tiến hành nghiên cứu lạm phát tại 33 quốc gia Châu Á trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2010 Trong giai đoạn nghiên cứu, nhân tố chi phối lạm phát khu vực là cú sốc từ phía cung, cú sốc tiền tệ, còn cú sốc từ phía cầu rất ít Cú sốc từ phía cung giải thích được 45% tác động đến lạm phát, do nguyên nhân chủ yếu giá cả hàng hóa, cụ thể: giá cả lương thực, giá dầu lửa Cú sốc từ phía cầu giải thích được 55% biến động lạm phát Châu Á, 25% là do thay đổi từ cung tiền và lãi suất, 15% đến từ thay đổi tỷ giá hối đoái, 15% còn lại do chênh lệch sản lượng Ocran (2004) nghiên cứu về lạm phát tại Ghana trong giai đoạn 1960 – 2003 cho thấy trong dài hạn tỷ giá, giá hàng hóa ở nước ngoài và ngoại thương ảnh hưởng đến mức giá cả Ghana; nhưng Ocran không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự gia tăng trong mức cung tiền về dài hạn Trong ngắn hạn, tăng trưởng cung tiền, lãi suất Tín phiếu Kho bạc và tỷ giá, lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng quan trọng đến lạm phát Trong đó, lạm phát trong quá khứ, cung tiền, tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều với lạm phát; lãi suất Tín phiếu Kho bạc có mối quan hệ ngược chiều 3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu của Võ Trí Thành (2000) kết luận rằng cung tiền luôn là biến số có tác động mạnh mẽ đến lạm phát tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái danh nghĩa có tác động yếu đến lạm phát trong nửa đầu thập niên 90 và tác động gần như không đáng kể trong nửa sau thập niên 90 Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2011) dựa trên nghiên cứu của Chhibber (1992), lạm phát được tính bằng sự thay đổi trong mức giá, phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hàng hóa thương mại, giá hàng hóa phi thương mại Do đó hàm lạm phát là mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa thương mại, giá hàng hóa phi thương mại Thứ nhất, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa thương mại: tỷ giá, giá thế giới (giá dầu, giá gạo và các đầu vào nhập khẩu khác) Thứ hai, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa phi thương mại: tiền tệ và tín dụng, lãi suất, 8 thu nhập, tài sản, chi tiêu và thuế của chính phủ; chi phí đầu vào trong nước và nhập khẩu Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2000 – 2010, lạm phát tại Việt Nam phụ thuộc vào: (1) lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng, (2) giá thế giới có ảnh hưởng đến lạm phát nhưng thấp hơn các nhân tố khác trong nền kinh tế, (3) tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến lạm phát Việt Nam giai đoạn này Nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2013), cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2012, nhằm xác định ảnh hưởng của chính sách kích cầu đến tăng trưởng và lạm phát Kết quả rút ra tăng trưởng đầu tư công và tăng trưởng cung tiền nhanh trong giai đoạn nghiên cứu không tạo ra tăng trưởng, mà là nguyên nhân gây ra lạm phát cao tại Việt Nam 4 Mô hình và kết quả nghiên cứu 4.1 Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model: VECM) nhằm xác định các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014 Mô hình này phù hợp trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lựa chọn đến lạm phát cả trong dài hạn lẫn ngắn hạn Điều kiện để sử dụng mô hình này là chuỗi dữ liệu của các biến đưa vào mô hình không dừng, có cùng bậc sai phân và tồn tại các mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến nghiên cứu Mô hình VECM với k biến có dạng như sau: Trong đó: Yt : vectơ (k x 1) gồm k biến (y1t, y2t, …, ynt) A0 : vectơ (kx1) A : ma trận (k x k) gồm các hệ số cho biết mối quan hệ dài hạn giữa các biến Ai : ma trận k x k Dựa vào lý thuyết về lạm phát cũng như kế thừa các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này, các biến được đưa vào mô hình gồm có chỉ số giá, tổng sản phẩm quốc nội, giá dầu, tỷ giá giữa đồng VND và USD, dư nợ tín dụng của nền kinh tế, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cung tiền Các biến này được lấy logarit cơ số tự nhiên 4.2 Số liệu Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu quý trong giai đoạn 2006-2014 (với mốc được lựa chọn là năm Việt Nam được gia nhập vào WTO), được lấy từ những nguồn tin cậy như sau : + Chỉ số giá, lãi suất tiền gửi ngân hàng, tỷ giá giữa đồng VND và USD, dư nợ tín dụng, cung tiền: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) + Giá dầu: US Information Energy Administration + Tổng sản phẩm quốc nội: Tổng cục Thống kê Việt Nam 4.3 Kết quả nghiên cứu 9 1) Kiểm định tính dừng: Các biến nghiên cứu được kiểm tra tính dừng bởi kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm các biến không dừng và đều có sai phân bậc 1: chỉ số giá (CPI), cung tiền (M2), tỷ giá giữa VND và USD (EX) và lãi suất tiền gửi ngân hàng (RATE) (Bảng 1) Bảng 1: Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu t Student Sai phân bậc 1 t Student LCPI -1,5176 DLCPI -3,7241*** LM2 -1,5260 DLM2 -3,6018*** LEX - 0,5038 DLEX -3,9605*** LRATE - 0,8277 DLRATE -5,2268*** LGDP -1,3918 DLGDP -2,1178 LOIL - 4,0709* LCRED -3,0144** Ghi chú: *: dừng ở mức ý nghĩa 10% **: dừng ở mức ý nghĩa 5% ***: dừng ở mức ý nghĩa 1% (Xử lý số liệu bằng phần mềm Winrats) 2) Độ trễ tối ưu: Để xác định độ trễ tối ưu của mô hình, nghiên cứu này dựa vào hai chỉ tiêu phổ biến là AIC và BIC Độ trễ tối ưu là độ trễ cho hai chỉ tiêu này là nhỏ nhất Như vậy, độ trễ của mô hình là 1 (Bảng 2) Bảng 2: Độ trễ tối ưu của mô hình Độ trễ AIC BIC 0 -194.33870 -188.80096 1 -532.09436* -510.63011* 2 -521.36646 -497.87469 3 -484.02831 -481.30338 4 -422.98250 -482.36330 (Xử lý số liệu bằng phần mềm Winrats) 3) Kiểm định đồng tích hợp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp đồng tích hợp của Johensan nhằm xác định mối quan hệ dài hạn của 4 biến CPI, M2, EX và RATE Kết quả kiểm định cho thấy tồn tại một mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến đưa vào trong mô hình (Bảng 3) 10 Bảng 3: Kiểm định đồng tích hợp p-r r Eig, Value Trace Trace* Frac95 p-Value p-Value* 4 0 0,938 126,972 119,048 53,945 0,000 0,000 3 1 0,364 29,924 28,628 35,070 0,167 0,217 2 2 0,291 14,057 13,704 20,164 0,292 0,318 1 3 0,056 2,016 2,000 9,142 0,292 0,774 (Xử lý số liệu bằng phần mềm Winrats) 4) Mối quan hệ dài hạn: Kết quả cho thấy có 1 quan hệ đồng tích hợp giữa các biến Nói một cách khác, giữa các biến nghiên cứu có một mối quan hệ dài hạn (Bảng 5) Bảng 5: Tác động của các biến đến lạm phát trong dài hạn Dependent Variable LCPI Quarterly Data From 2006:01 To 2014:04 Usable Observations 36 Degrees of Freedom 32 Centered R^2 0,9841646 R-Bar^2 0,9826801 Uncentered R^2 0,9999429 Mean of Dependent Variable 4,6129932029 Std Error of Dependent Variable 0,2814709261 Standard Error of Estimate 0,0370430223 Sum of Squared Residuals 0,0439099360 Regression F(3,32) 662,9317 Significance Level of F 0,0000000 Log Likelihood 69,6826 Durbin-Watson Statistic 0,3437 Variable Coeff Std Error T-Stat Signif 1, Constant -6,667595406 1,145178387 -5,82232 0,00000182 2 LRATE 0,061730601 0,021572182 2,86158 0,00737081 3 LM2 0,366687727 0,033229624 11,03496 0,00000000 4 LEX 0,591889547 0,163181831 3,62718 0,00098541 (Xử lý số liệu bằng phần mềm Winrats) Kết quả ở Bảng 5 cho thấy trong dài hạn, lãi suất, cung tiền và tỷ giá giữa đồng VND và USD tác động cùng chiều đến lạm phát và đều ở mức ý nghĩa 1% Nghĩa là nếu lãi suất, cung tiền và tỷ giá VND/USD tăng, lạm phát sẽ tăng Tác động cùng chiều của cung tiền M2 đến lạm phát trong dài hạn hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết về lạm phát, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong nước như Phạm Thế Anh (2013), Nguyễn Đức Thành (2010) Tương tự, lãi suất và 11 tỷ giá cũng có tác động cùng chiều đến lạm phát trong dài hạn, 2 nhân tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra lạm phát kỳ vọng của dân chúng; lãi suất hay tỷ giá tăng liên tục trong thời gian dài sẽ làm dân chúng kỳ vọng vào sự mất giá của đồng nội tệ 5) Kết quả mô hình VECM Kết quả của mô hình VECM sẽ cho biết tác động giữa các biến trong ngắn hạn Do nghiên cứu này tập trung vào tác động của các nhân tố vĩ mô đến lạm phát trong ngắn hạn, vì vậy, nhóm tác giả chỉ trình bày phương trình liên quan (Bảng 6) Bảng 6: Tác động của các biến đến lạm phát trong ngắn hạn Dependent Variable DLCPI Mean of Dependent Variable 0.0239663735 Std Error of Dependent Variable 0.0222680503 Standard Error of Estimate 0.0147251561 Sum of Squared Residuals 0.0060712462 Durbin-Watson Statistic 1.8679 Variable Coeff Std Error T-Stat Signif 1 DLCPI{1} 0.710849993 0.161912567 4.39033 0.00014642 2 DLRATE{1} -0.017353041 0.023568978 -0.73627 0.46769276 3 DLM2{1} -0.026491601 0.108078391 -0.24511 0.80815523 4 DLEX{1} -0.384424292 0.221228291 -1.73768 0.09325597 5 ECM{1} -0.355882566 0.087565666 1.41105 0.00035369 6 Constant 0.011320403 0.008022673 -4.06418 0.16924463 (Xử lý số liệu bằng phần mềm Winrats) Kết quả ở bảng 6 cho thấy trong ngắn hạn, chỉ có sự thay đổi của lạm phát và tỷ giá trong quý trước có ý nghĩa trong việc giải thích sự biến động của lạm phát hiện tại Trong đó, lạm phát ở quý trước có tác động thuận chiều đến lạm phát Lý do là vì lạm phát trong quá khứ tăng lên hay giảm đi sẽ khiến cho lạm phát kỳ vọng cũng sẽ biến động tương ứng, vì vậy ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại Bên cạnh đó, tỷ giá có quan hệ ngược chiều với lạm phát trong ngắn hạn Điều này có thể giải thích do tác động của quan hệ thương mại ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường gây ra sự biến động của tỷ giá Với cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có quản lý của Việt Nam, khi tỷ giá tăng, NHNN bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, dẫn đến cung nội tệ sẽ giảm, và giảm áp lực lạm phát Tuy nhiên, việc can thiệp này của NHNN không thể diễn ra liên tục trong thời gian dài do hạn chế về nguồn dự trữ ngoại hối, vì thế trong dài hạn vẫn phải thực hiện phá giá đồng nội tệ dần dần, tạo ra lạm phát kỳ vọng ở dài hạn Ngược lại, những biến còn lại như lãi suất và cung tiền không tác động đến lạm phát trong ngắn hạn Bởi vì, tác động đến lạm phát từ lãi suất và cung tiền luôn có độ trễ và đòi hỏi thời gian để chuyển hóa các tác động này đến lạm phát thông qua các biến số vĩ mô khác Vì vậy, nghiên cứu 12 không phát hiện bằng chứng có ý nghĩa thống kê giải thích cho tác động của lãi suất, cung tiền trong ngắn hạn Bên cạnh đó, một kết quả rất quan trọng được tìm thấy là hệ số của ECMt-1 mang dấu âm (-) và có ý nghĩa ở mức 1% ECM chính là phần dư trong phương trình mối quan hệ dài hạn Điều này khẳng định thêm một lần nữa sự tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến đã được tìm thấy Do đó, nếu trong ngắn hạn, nếu các biến số bị lệch ra khỏi cân bằng dài hạn thì cơ chế tự điều chỉnh sẽ đưa nó quay trở về cân bằng dài hạn 5 Kết luận và một số khuyến nghị chính sách Nghiên cứu này tiếp cận việc ổn định tài chính-tiền tệ tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở góc độ kiểm soát lạm phát Nghiên cứu đã sử dụng mô hình VECM áp dụng cho số liệu trong giai đoạn 2006-2014 nhằm tìm ra các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối quan hệ trong dài hạn giữa lạm phát, cung tiền, lãi suất và tỷ giá VND/USD Cụ thể, các biến số này sẽ tác động thuận chiều đến lạm phát Do đó, trong ngắn hạn, nếu các biến này bị lệch khỏi cân bằng dài hạn thì sẽ bị điều chỉnh quay trở về trạng thái cân bằng Kết quả cũng cho thấy lạm phát chỉ chịu tác động nghịch chiều của tỷ giá VND/USD trong ngắn hạn Từ những kết quả định lượng cụ thể trên và tình hình thực trạng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua chúng tôi có một số khuyến nghị cụ thể nhằm góp phần tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia như sau: Thứ nhất, Xét về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát trung hạn và đây cũng phải là mục tiêu hàng đầu trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam hiện nay Như vậy để đạt mục tiêu này thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải thực thi đồng bộ và linh hoạt chính sách tiền tệ, để làm cho chính sách tiền tệ phải trở thành cơ sở vững chắc cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó ổn định hệ thống tài chính, cụ thể: + Kiểm soát cung tiền ở mức hợp lý Về hạn mức tín dụng, kết quả định lượng các nhân tố ảnh hưởng lạm phát giai đoạn 2006-2014, cho thấy ngoài những nguyên nhân từ những bất cập của một nền kinh tế chuyển đổi như năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư công kém… thì yếu tố tín dụng tăng cao trong nhiều năm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát Do vậy, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần phải kiên trì quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát lượng cung tiền Trong đó cần phải lưu ý đặc biệt hoạt động tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo sự thông suốt của thị trường hướng tới thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, nếu tín dụng tăng cao sẽ trở thành một trong những yếu tố tiềm ẩn cho sự bất ổn của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung Bên cạnh đó thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù đã đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhưng thu nhập của các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu vẫn là dựa vào hoạt động tín dụng, nên nhiều NHTM đã tìm mọi cách để gia tăng cho vay thậm chí vượt cả năng lực 13 tài chính và khả năng quản trị của chính mình, điều này tiểm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn Vì vậy, việc NHNN tiếp tục duy trì thực hiện biện pháp “hạn mức tín dụng” hợp lý với từng thời gian, điều kiện cụ thể đối với hệ thống NHTM là rất cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay Hạn mức tín dụng là một công cụ tiền tệ trực tiếp, có tác động tốt đến việc hạn chế gia tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, Đồng thời gián tiếp giúp cho các NHTM có ý thực lựa chọn thực hiện những dự án đầu tư hiệu quả, giảm thiểu rủi ro Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hệ số nhân tiền tệ, để kiểm soát lượng cung tiền thì sử dụng biện pháp tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng là một biện pháp khá hiệu quả hiện nay nhằm kiểm soát lượng tiền trong lưu thông từ đó kiềm chế lạm phát Số liệu cho thấy cung tiền mở rộng-M2 hay tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, đồng thời mức độ đô la hóa của nền kinh tế có dấu hiệu giảm dần theo thời gian cho thấy đô la hóa của Việt Nam chưa phải là vấn đề đáng lo ngại Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển do cung tiền cơ sở thường tăng ở mức khá ổn định nên việc phân tích M2 thường chủ yếu tập trung vào sự thay đổi của số nhân tiền tệ Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ở các quốc gia đang phát triển hệ số nhân tiền tệ thường có xu hướng tăng trong dài hạn là do tỷ lệ tiền ngoài hệ thống có xu hướng giảm dần và hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn, điều này cũng khá phù hợp với thực tế của Việt Nam Vì vậy, để chủ động kiểm soát cung tiền ở mức kỳ vọng theo từng thời kỳ, NHNN nên áp dụng linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc/kiểm soát hệ số nhân tiền tệ hơn là biện pháp quy định tỷ lệ ngân quỹ tại các NHTM Bên cạnh đó, thông qua giao dịch thị trường mở (OMO), NHNN cũng có thể kiểm soát hiệu quả cung tiền, đẩy mạnh thanh khoản trên hệ thống ngân hàng + Điều chỉnh lãi suất chủ động, linh hoạt Các biện pháp kiềm chế lạm phát và những bất ổn của kinh tế thế giới những năm qua đã có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế Nên từ năm 2012, khi lạm phát có dấu hiệu giảm dần, NHNN đã kịp thời điều chỉnh mặt bằng lãi suất phù hợp với tình hình thực tế và đã mang lại nhiều kết quả khả quan Khi áp lực lạm phát không cao thì chính sách điều hành lãi suất của NHNN cần phải được chủ động và linh hoạt hơn để mở đường cho việc tự do hóa lãi suất các loại kỳ hạn khi thị trường cho phép Duy trì được tính hiệu quả trong điều hành lãi suất, công cụ lãi suất sẽ giúp điều tiết thanh khoản, hỗ trợ các đơn vị kinh tế thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế Bên cạnh biện pháp trực tiếp, NHNN cần duy trì kết hợp sử dụng biện pháp gián tiếp thông qua hệ thống lãi suất điều hành và hoạt động mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá sẽ giúp NHNN điều tiết lãi suất và hỗ trợ thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng và qua đó tác động tới lãi suất dòng vốn ra nền kinh tế NHNN cần tiếp tục phối hợp điều hành lãi suất theo cả hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc lãi suất thực dương nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo duy trì trật tự thị trường tiền tệ 14 Đồng thời, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nên được lựa chọn là công cụ chính sách chính và cần được điều chỉnh phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế để giữ vai trò định hướng cho lãi suất OMO và lãi suất liên ngân hàng Cơ chế trần lãi suất cũng là một công cụ nên được nghiên cứu duy trì trong bối cảnh điều kiện thanh khoản của các NHTM, tổ chức tín dụng còn chưa đồng đều như hiện nay + Quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá linh hoạt, theo tín hiệu thị trường Tỷ giá hối đoái thời gian qua được điều hành linh hoạt nhưng theo xu hướng ổn định để góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, đồng thời tăng được dữ trữ ngoại hối Bên cạnh đó thị trường vàng cũng đã từng bước được sắp xếp và đổi mới căn bản, góp phần ngăn chặn được ảnh hưởng biến động của giá vàng đến tỷ giá và thị trường ngoại hối Đây được xem là một trong những thành công trong điều hành chính sách của NHNN trong thời gian qua, kiểm soát được tính ổn định hệ thống tài chính Do vậy, NHNN cần tiếp tục đưa ra các quyết sách trong công tác quản lý ngoại hối và điều hành chính sách tỷ giá kịp thời, cụ thể và minh bạch phù hợp với từng giai đoạn, chỉ khi tỷ giá ổn định sẽ tạo tiền đề cho việc cải thiện dự trữ ngoại hối Điều hành chính sách tỷ giá của NHNN cần phải linh hoạt theo tín hiệu thị trường Kinh nghiệm nhiều quốc gia phát triển cho thấy thành công trong việc theo đuổi mục tiêu chính sách tỷ giá linh hoạt cùng với mục tiêu kiểm soát lạm phát Đồng thời tiếp tục duy trì biên độ kiểm soát của NHNN, dựa vào diễn biến thực tế thị trường thế giới và những biến số vĩ mô trong nước kết hợp với việc điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản của các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá là hết sức cần thiết Điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo tín hiệu thị trường nhưng NHNN phải luôn chú ý tính đến sự ổn định vĩ mô Thứ hai, hệ thống NHTM đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, do vậy tính ổn định của hệ thống NHTM sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định hệ thống tài chính Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định bền vững của thị trường cần phải thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là đối với các NHTM yếu kém (một trong những nhân tố chính gây tác động không nhỏ đến biến động lãi suất, tính thanh khoản trên thị trường ) một cách triệt để, toàn diện nhưng phải thận trọng theo lộ trình thích hợp để hạn chế tối đa tổn thất; các NHTM phải không ngừng nâng cao công tác quản trị điều hành và quản lý rủi ro, từng bước củng cố và nâng cao tính an toàn, hiệu quả và bền vững của hệ thống ngân hàng, góp phần giữ vững niềm tin vào hệ thống tài chính Ngân hàng nhà nước cần tăng cường tính chủ động trong việc kiểm soát rủi ro hệ thống, thực hiện việc giám sát từ xa đối với các TCTD 15 Thứ ba, NHNN phối hợp cùng các cấp có thẩm quyền nên tổ chức nghiên cứu để luật hóa chức năng “ổn định tài chính tiền tệ” của NHNN vào Luật NHNN để tạo hành lang pháp lý trong thực tiễn hoạt động, phù hợp với thực tiễn hội nhập quốc tế Thứ tư, tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, xây dựng hệ thống pháp lý để việc giải quyết hành chính trong lĩnh vực tài chính đảm bảo tính hợp lý, khoa học gắn với thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí đặc biệt là trong chi tiêu công nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Các cấp có thẩm quyền cần chủ động và đưa ra biện pháp thích hợp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức tài chính, an ninh tài chính tiền tệ đến từng TCTD, từng đơn vị doanh nghiệp, khách hàng Thứ năm, cần xây dựng các kịch bản điều hành thị trường tài chính để đối phó với những diễn biến bất lợi có thể xảy ra trước những biến động khôn lường của kinh tế thế giới Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đặc biệt là cho các TCTD nhằm xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ, thống nhất, minh bạch và công bằng Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến khó lường, nhưng thực tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ vừa qua đã cho thấy tầm quan trọng của ổn định tài chính tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế đất nước Ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia, và đây chính là điểm sáng của Việt Nam trong 2 năm qua Tuy nhiên, lạm phát là yếu tố rất nhạy cảm, thường không bền vững và khi gia tăng trở lại sẽ rất khó kiểm soát, vì vậy phải ý thức kiểm soát lạm phát ngay cả khi ở mức thấp để tránh rủi ro trong tương lai góp phần duy trì ổn định tài chính tiền tệ quốc gia trong thời gian tới 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Phạm Thế Anh (2013), Phân tích định lượng tác động của chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát 2 Nguyễn Văn Ngọc (2007), Bài giảng Kinh tế Vĩ mô, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 3 Miskhin, F S (2001), Tiền tệ, ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật 4 Moss, David A (2010), Kinh tế học vĩ mô, Chương 7: Hiểu về Tỷ giá hối đoái, Bản dịch tiếng Việt của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 5 Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: Các bằng chứng và thảo luận 6 Nghị quyết các kỳ họp thường kỳ của Chính phủ 7 Các phát biểu của một số Chuyên gia kinh tế và Nhà quản lý của Việt Nam có liên quan đến chủ đề nghiên cứu tại các hội thảo và trên các báo, tạp chí 8 Một số bài viết khác có liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2014 9 Website: www.gso.gov.vn ; www.sbv.gov.vn Tiếng Anh 10 Gokal, V (2004), Relationship Between Inflation and Economic Growth, Working paper 11 Ocran, M K (2004), A Modelling of Ghana ‘s Inflationary Exprerience: 1960 – 2003 12 Osorio, C and Unsal, D F (2011), Inflation Dynamics in Asia: Causes, Changes, and Spillovers from China, IMF Working Paper 13 Schinasi G J (2004), Defining Financial Stability, IMF Working Paper 14 Vo Tri Thanh et al (2000), Exchange Rate Arrangement in Vietnam: Information Content and Policy Options 15 Wood, H (1981), Interest Rates and Inflation, Federal Reserve Bank of Chicago 16 Website: www.data.imf.org ; www.eia.gov 17

Ngày đăng: 09/03/2024, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w