1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng kiểm soát lạm phát của ngân hàng trung ương và chính sách lạm phát mục tiêu

27 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Học viện Ngân hàng TIỀN TỆ NGÂN HµNG Học viện Ngân hàng Khả năng kiểm soát lạm phát của ngân hàng trung ương và chính sách lạm phát mục tiêu Giáo viên hướng dẫn Lê Thị Tuấn Nghĩa Người thực hiện TỔ 5[.]

Trang 2

Lời mở đầu

Trên thế giới lạm phát vẫn được coi là vấn đề kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng,khi một nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ dẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụt đổđầu tư, các luồng vốn trong nước sẽ chảy ra nước ngoài Ngoài ra lạm phát sẽ làmgiảm nhịp độ tăng trưởng king tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn củaquốc gia và nhược điểm của nó tạo ra sự căng thẳng về chính trị và xã hội Bởi vậy,việc nghiên cứu về lạm phát cần được quan tâm của mỗi quốc gia

Trang 3

A- Khả năng kiểm soát lạm phát của ngân hàng trung ương :

I- Những vấn đề chung về lạm phát:

1 Khái niệm:

 Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục của mức giá (qua hai haynhiều hơn hai giai đoạn)

 Lạm phát là sự gia tăng giá của hàng hóa dịch vụ theo thời gian

 Lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá cả trung bình của hànghóa và dịch vụ

 Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá cả chungcủa nền kinh tế

 trong nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua củađồng tiền

 So sánh với những nền kinh tế khỏc thỡ lạm phát là sự phá giá tiền tệ của mộtloại tiền so với các loại tiền khác

Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này

Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

 Chỉ số giá sinh hoạt: là sự tăng trên lý thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cánhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng được giả định một cách xấp xỉ Các nhà kinh tếhọc tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI cụ thể nào đó là cao hay thấphơn so với CLI dự tính Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI.CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệttrong các giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao độngmột cách rất lớn từ các giá cả thế giới nói chung)

 Chỉ số giỏ tiờu dựng(CPI) đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hayđược mua bởi "người tiêu dùng thông thường" Trong nhiều quốc gia công nghiệp,những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phátthông thường hay được nhắc tới Các phép đo này thông thường được sử dụng trongviệc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danhđịnh) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI Đôi khi, các hợp đồng laođộng bao gồm cả các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định

sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so vớilạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra)

Mức giá năm hiện tại – Mức giá năm trước

Tỷ lệ lạm phát= x100%

Trang 4

 Chỉ số giá sản xuất(PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được Nó khácvới CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhậnđược bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán.

Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăngphát sinh nào bởi nó trong CPI Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dựđoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phátPPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trongnhững sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ

 Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hànghóa bán buôn (thông thường là trước khi bỏn cú thuế) Chỉ số này rất giống với PPI

 Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hànghóa Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng

 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội nó dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị tiềnđược tiêu vào GDP (GDP danh định) với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát (giá cốđịnh hay GDP thực) Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất Cỏc phộpkhử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân

Nó được xác định theo công thức sau:

GDP danh nghĩa

Chỉ số giảm phát GDP = x 100%

GDP thực tế

Trong đó:

GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá trị tiền tệ năm hện tại

GDP thực tế đo lường sản lượng năn hiện tại theo giá năm được chọn làm gốc

 Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân

Nhưng thực tế các nhà kinh tế thường đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản làCPI và chỉ số khử lạm phát GDP Cỏch tớnh thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hóa tiêudùng và giá cả của những hàng hóa trong rổ ở hai thời điểm khác nhau Cũn cỏch tớnhthứ hai thì căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sảnxuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thông thường theo ngôn ngữthống kê là giá cố định và giá hiện hành Về cơ bản thì hai cách tính này không có sựkhác biệt lớn Phương pháp GDP sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa củalạm phát Tuy nhiên CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nàocăn cứ vào rổ hàng hóa, còn GDP thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi cóbáo cáo về GDP của năm đó

Như vậy, những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng hàng ngày chủyếu được tính từ phương pháp CPI Nhưng CPI lại không thể đo lạm phát một cáchchính xác bởi nó bị tác động bởi hai yếu tố gây sai lệch Những yếu tố gây sai lệchnày chủ yếu đến từ rổ hàng hóa được qui định trước Sai lệch cơ cấu vì rổ hàng hóachậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưngđược đa số người tiêu dùng sử dụng

Ví dụ: TP.HCM khi mọi người đều có mobile phone, giá của mặt hàng này giảmtheo thời gian nhưng nó lại không nằm trong rổ hàng hóa

Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế, khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổgia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn

Ví dụ: Khi thịt gà trở nên mắc hơn do dịch cúm gia cầm thì người tiêu dùng sẽchuyển sang ăn cá

Trang 5

Từ hai sai lệch trên chúng ta nhận thấy rằng, nếu tính lạm phát từ CPI thì có thểdẫn đến một dự báo lạm phát quá mức vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá cònnhững mặt hàng ngoài rổ lại đang giảm giá.

3 Các loại lạm phát:

Việc nghiên cứu các loại lạm phát giúp chúng ta hình dung rõ những đặc điểm củatừng loại lạm phát cũng như ảnh hưởng tiềm năng của chúng từ đó mà cú cỏc giảipháp kiềm chế lạm phát thích hợp Căn cứ vào tốc độ lạm phát thỡ cú cỏc loại nhưsau:

3.1Lạm phát vừa phải:

Xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm, ở mức một con số Hiện phần lớn các nướcđang phát triển lạm phát được duy trì ở mức vừa phải Trong điều kiện này giá cả tăngchậm thường xấp xỉ bằng múc tăng tiền lương hoặc cao hơn chút ít do vậy giá trị tiền

tệ tương đối ổn định tạo thuận lợi cho nền kinh tế xã hội Tác hại của loại lạm phátnày không đáng kể

3.2Lạm phát phi mã:

Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức hai, ba con số như 20% ,100% hoặc 200% / năm Chúng ta cũng từng trải qua loại lạm phát này trong nhữngnăm 80, thời kì cao điểm lên tới 700% / năm Nguyên nhân chủ yếu được xác định là

do sự tăng lên của khối tiền trong lưu thông Khi giá cả biến động mạnh thì giá trị tiền

tệ giảm qua các thời kì, tiền giấy bắt đầu bị từ chối trong thanh toán Dân chúngkhông dám giữ tiền dưới mọi hình thức và bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hóa.Trong thời kì lạm phát phi mã, sản xuất không phát triển, hệ thống tài chính tín dụng

bị tàn lụi

3.3Siêu lạm phát:

Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã có thể lên tới hàngnghìn tỷ lần như các cuộc siêu lạm phất diển hình trong lịch sử: lạm phát ở Đức(1992-1994), lạm phát ở Nga sau cách mạng tháng 10, lạm phát ở Mỹ thời kỳ nội chiến hoặccác cuộc siêu lạm phát ở Trung Quốc, Hunggari sau chiến tranh thế giới thứ hai, lạmphát ở Nga sau biến cố chính trị(1990-1991)

Các đặc trưng của siêu lạm phát:

+ Có sức phá hủy mạnh toàn bộ hoạt động của nền knh tế và thường đikèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng

+ Lạm phát thường xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội nhưchiến tranh, khủng hoảng chính trị

+ Nguyờn nhân duy nhất của mức giá tăng khủng khiếp là do phát hành tiền giấykhông hạn chế nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước

Trang 6

rộng Áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngânsách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăngtrưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầuhàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độtăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát.

 Lạm phát thứ hai là lạm phát cầu kéo (Demand pull – inflation) Loại lạmphát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trongnền kinh tế Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thựchiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quámức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ giađình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống (winfalls) như viện trợ nướcngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến

 Loại lạm phát thứ ba là lạm phát chi phí đẩy (cost push – inflation) Lạmphát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanhnghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi Khácvới hai loại lạm phát trờn, thỡ loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung vànguyên nhân chủ yếu từ xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất khôngmong đợi từ phớa cỏc doanh nghiệp Tăng chi phí không mong đợi từ phíadoanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi Công nhân đình công đòităng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiênlàm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ củaloại lạm phát này

5.Vai trò trong nền kinh tế:

5.1.Tích cực:

Nếu lạm phát được giữu ở một mức hợp lý và có thể kiểm soát được thỡ nú giỳpthúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội, giảiquyết được số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân, mang lại thu nhập cho họ từ

đó từng bước nâng cao mức sống người dân Nghe có vẻ không hợp lí cho lắm nhưng

đó là sự thật Thực tế nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi mục tiêu này – chínhsách lạm phát mục tiêu

5.2.Tiêu cực:

Tác động kinh tế và xã hội của lạm phát rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ lạmphát và khả năng dự đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát Khi giá cả có xuhướng tăng lên từ thời gian này đến thời gian khác, mọi người đều nhận thức đượcthực tế đó và cố gắng dự đoán tỷ lệ lạm phát của thời kì tới Tỷ lệ mà mọi người dựđúan rằng lạm phát sẽ đạt tới gọi là tỷ lệ lạm phát dự tính hoặc tỷ lệ lạm phát đượctrông đợi Nếu dự đoán này đúng với tỷ lệ lạm phát thực tế thì loại lạm phát đó là lạmphát có thể dự tính được Nói cách khác lạm phát có thể dự tính được là loại lạm phát

mà mức độ biến động bình quân của nó có thể dự đoán một cách chính xác Ngược lạinếu tỷ lệ lạm phát trông đợi không giống với tỷ lệ lạm phát thực tế xảy ra, thì loại lạmphát đó là lạm phát không dự tính được đồng nghĩa với việc không kiểm soát được.Những ảnh hưởng của lạm phát sẽ khác nhau tùy thuộc vào đó là loại lạm phát có thể

dự tính được hoặc không thể dự tính được

Trang 7

-Lạm phát dự kiến: trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thỡ

cỏc thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫngây ra những tổn thất cho xã hội

+/ Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữtiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phátlàm cho người ta giữ ít tiền hơn hay làm giảm cầu về tiền Khi đó họ cần phải thườngxuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn Các nhà kinh tế đó dựng thuật ngữ "chi phí mòngiày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn màngười ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát

+/ Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanhnghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm

+ Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp

do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn)còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơnthì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanhnghiệp tăng giá Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đốinên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xột trờn góc độ vi mô

+/ Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ýmuốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát

Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thunhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phầnchênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế

+/ Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làmthước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn

và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình

-Lạm phát không thể dự tính: đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất

vỡ nú phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán Các hợp đồng, camkết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiếnngười đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dựkiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại Lạm phát không dựkiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn

-Lạm phát tạo nên sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội: sự biến độngthất thường của tỷ lệ lạm phát gây khó khăn cho việc xác định mức sinh lời chính xáccủa các khoản đầu tư Từ đó tạo một tâm lý ngần ngại khi quyết định đầu tư, nhất làcác dự án đầu tư dài hạn Trong thời kì này, các quyết định tài chính cũng bị bóp méo,doanh nghiệp thích vay ngắn hạn hơn… Mặt khác nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cựcđến thị trường lao động khi các công đoàn đấu tranh đòi tăng lương danh nghĩa vớinguy cơ các cuộc đình công hoặc sự đe dọa của một tỉ lệ lạm phát cao hơn Về mặtnày lạm phát làm ngưng trệ sự tăng trưởng kinh tế

-Phân phối lại thu nhập quốc dân xã hội: khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhậpdanh nghĩa tăng lên, nhưng trong đó chứa đựng sự phân phối lại giữa các nhóm dân

cư với nhau; giữa giới chủ và người làm công, giữa người cho vay và người đi vay,giữa chính phủ và người nộp thuế Nói tóm lại, tác động chính của lạm phát về mặtphân phối lại nảy sinh từ những tác động không thể đoán trước đối với giá trị thực tếcủa thu nhập và của cải nhân dân

-Lãi suất tăng lên: lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên bởi tỷ lệ lạmphát dự tính tăng lên, tiếp đó ảnh hưởng tới tiết kiệm và đầu tư, cuối cùng là ảnhhưởng tới mức tăng trưởng kinh tế

Trang 8

-Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế: nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao

hơn tỷ lệ lạm phát nước bạn hàng thì hàng xuất khẩu trong nước trở nên kém hấp dẫn

vì giá cả tăng lên, trong khi hàng xuất khẩu của nước ngoài lại rẻ hơn, thúc đẩy nhập

khẩu, làm xấu đi tình trạng của tài khoản vãng lai gây áp lực đối với tỷ giỏ.tỷ lệ lạm

phát cao cùng với bội chi tài khoản vãng lai có thể tạo nên tõm lớ trông đợi một sự

giảm giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ taoj nên áp lực mạnh đối với tỷ giá

-Ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp: mức giá chung tăng lên có thể gây nên sự

giảm sút của tổng cầu và công ăn việc làm do đó gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

II-Khả năng kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương:

1.Thực trạng lạm phát Việt Nam:

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát CPI năm 2006 tăng 6.6%, thấp

hơn nhiều so với mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2005 Điều đặc biệt là nếu như năm

2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng Lương thực thực phẩm (LTTP nằm trong

nhóm hàng Hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đều giảm so với năm trước (8.4% so với

9.5% và 10.8% so với 15.6%) còn ngược lại lạm phát của cỏc nhúm hàng phi LTTP

và lạm phát bình quân lại tăng thì bước sang năm 2006, cả 4 chỉ tiêu lạm phát CPI,

LTTP, phi LTTP và lạm phát bình quân đều giảm so với năm ngoái (Đồ thị 1, Biểu

1)

Đồ thị 1: Diễn biến lạm phát từ 2003-10/06

% tăng, giảm cùng kỳ

6.6 8.4

9.5

7.9 10.8

15.8

3.8 6.4

4.7

7.4 8.3

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu về lạm phát phi LT-TP, lạm phát bình quân do

NHNN tính toán

Biểu 1: Diễn biến lạm phát từ năm 2003-2006

Đơn vị: % tăng giảm

Trang 9

II- Hàng phi LTTP 2.8 4.7 6.4 3.8

IV-Nhà ở vật liệu xây dựng

Trong 10 nhóm hàng hoỏ, thỡ 5 nhóm hàng có mức tăng thấp hơn so với mức tăng

của năm 2005, đó là: Lương thực thực phẩm, Phương tiện đi lại bưu điện, Nhà ở vật

liệu xây dựng, Giáo dục, Dược phẩm y tế, 5 nhóm còn lại là May mặc, mũ nón giày

dép, Thiết bị đồ dùng gia đình, Đồ uống thuốc lá, Văn hoá thể thao giải trí, Hàng hoá

dịch vụ khác lại có mức tăng cao hơn năm 2005

Tình hình lạm phát từ năm 2002-2007 có thể được thể hiện thông qua biểu đồ

Qua biểu đồ ta có thể thấy năm 2006 lạm phát đã có xu hướng giảm nhưng đến

những tháng đầu năm 2007 thì lạm phát lại có xu hướng tăng lên, vậy nguyên nhân

chính là do:

a-Tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm và vàng lựn( lỳa) nghiêm trọng, cộng

với thời tiết không thuận lợi, trong khi việc nhập khẩu các mặt hàng này bị hạn

chế, đã làm giảm mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm đẩy giá lương thực

thực phẩm tăng cao

b-Giá một số hàng hóa đầu vào cơ bản trên thế giới tăng mạnh đặc biệt là giá

xăng dầu, phôi thếp, cà phê hạt Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm tăng khối

lượng nhập khẩu các loại đầu vào cơ bản Còn việc tăng mạnh xuất khẩu than và

cà phê khi giá hai mặt hàng xuất khẩu này tăng cao cũng gây hiệu ứng tăng giá

trong nước

Trang 10

c-Ngân hàng nhà nước mua 7tỷ USD để tăng dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa vớiviệc ném ra thị trường hơn 110 000 tỷ đồng( hơn 10% GDP), tạo nên sức cầu kéorất mạnh đối với giá cả.

d-Cán cân tiết kiệm tiêu dùng trong dân cư thay đổi Biểu hiện rõ nét nhất là

sụ gia tăng đột biến của thị trường chứng khoán

Những tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập, sản lượng, sựphân bổ nguồn lực và có hiệu quả kinh tế thường xảy ra đối với loại lạm phát cao vàkhông dự đoán trước được Mặc dù những ảnh hưởng của loại lạm phát này là hiểnnhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đặt câu hỏi: nên làm cho nền kinh tếthích ứng với lạm phát haycố gắng thủ tiêu lạm phát bằng các biện pháp cứng rắn.Câu trả lời thực sự không dễ dàng, nó tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế, mức

độ lạm phát và sự nhạy cảm của các biến số kinh tế vĩ mô đối với sự thay đổi của 1%lạm phát Về ngắn hạn, theo quy luật Okun cứ 1% giảm lạm phát sẽ kéo theo 2% tănglên của tỷ lệ thất nghiệp so với tỷ lệ tự nhiên và 4% giảm đi của GDP thực tế so vớiGDP tiềm năng( nghiên cứu trong nền kinh tế Mỹ vào thập kỷ 70) “tỷ lệ hi sinh” nàykhác nhau tùy thuộc vào thực trạng kinh tế của từng nước

2.Các giải pháp kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương:

Có rất nhiều cách để kiềm chế lạm phát nhưng trong đó phù hợp với 3 kiểu lạmphỏt thỡ cũng có 3 quan điểm kiềm chế lạm phát khác nhau, đó là:

a- Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cáchgiảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát

b- Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung,thông thường là thông qua các chính sách tài chính để giảm nhu cầu Họ cũnglưu ý đến vai trò của chính sách tiền tệ, cụ thể là đối với lạm phát của các hànghóa cơ bản từ các công trình nghiên cứu của Robert Solow

c- Các nhà kinh tế học trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách ấnđịnh tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ và một số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định nhưvàng, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyếnkhích tích lũy vốn

Tất cả các chính sách này đã được thực hiện trong thực tế thông qua các tiếntrình nghiệp vụ thị trường mở

Thực tế ngân hàng nhà nước Việt Nam đang thực hiện các giải pháp sau:

 Neo tỉ giá (Exchange rate anchor) là một giải pháp mà Ngân hàng Nhànước đang thực hiện Rất phấn khởi khi nghe đến việc mất giá đồng tiền qua tỉ giágiữa VNĐ/USD chỉ biến động 0,2% Trong khi đó thì bản thân đồng USD đang mấtgiá và giá cả hàng hóa dịch vụ và đặc biệt là giá vàng bên ngoài tăng mà mọi ngườiđều có thể cảm nhận được Cố định tỉ giá trong điều kiện như vậy có khả năng bình ổnlạm phát nhưng cái giá phải trả ở đây là vô hình trung chúng ta nâng giá đồng tiềnVNĐ vốn dĩ giá trị nú đó cao khi chúng ta theo đuổi cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý(managed float) Hệ quả là trình độ cạnh tranh với các nước khác bị sút giảm trongđiều kiện Việt Nam đang nhập siêu khoảng 6 tỉ USD (trong năm 2003, mức thâmhụt này đã chiếm gần 13,5% GDP của Việt Nam) Ngoài ra khi cố định tỉ giá vàlãi suất chậm thay đổi thì suất sinh lợi của việc giữ USD cũng không còn hấp dẫn Hệquả là mọi người dân trong nước có tiền đổ hết vào đầu cơ bất động sản khi mà giáđất và nhà đắt gần bằng với Nhật Bản khi thu nhập Việt Nam chỉ bằng 2% so với họ.Lạm phát càng khó bị kiểm soát khi mà khối lượng tiền trong dân chúng sẽ tăng khinhà nước thực hiện cách thanh toán lương mới (mỗi tháng chi thêm hàng ngàn tỉđồng từ tháng 10 trở đi)

Trang 11

 Chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện bình ổn lạm phát Ngân hàng Nhànuớc đã tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lến 10% Tuy nhiên tăng dự trữ bắt buộc trongđiều kiện lãi suất tín dụng cũng như lãi suất tiền gởi chậm thay đổi sẽ làm tăng chi phícủa hệ thống ngân hàng thương mại Chưa kể sức ép của dân chúng yêu cầu một mứclãi suất tiền gửi danh nghĩa cao hơn khi họ nghĩ rằng có lạm phát trong nền kinh tế.Hiện nay tốc độ tăng trưởng tín dụng đã cao hơn tốc độ huy động tiền gửi Lúc này hệthống ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ tính về mặt hiệu quả vì lãi suất tíndụng không tăng được và chi phí cho dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi tăng lên Giảthuyết rằng Ngân hàng Nhà nước cho phép hệ thống ngân hàng thương mại gia tănglãi suất tín dụng theo thị trường thì điều này sẽ làm cản trở đầu tư của khu vực doanhnghiệp Như vậy, thắt chặt tiền tệ có thể bình ổn lạm phát nhưng nguy cơ về sự pháttriển bền vững hệ thống tài chính cũng như cản trở đầu tư khu vực tư nhân là cái giáphải trả Thắt chặt tiền tệ ngoài ra cũng làm tăng lãi suất trong nền kinh tế Thực tếngân hàng trung ương Việt Nam cũng đã cho phộp cỏc ngân hàng thương mại nângmức lãi suất tiền gửi nhằm thu hút tiết kiệm, từ đó giảm lượng tiền trông lưu thông

 Ngoài ra ngân hàng trung ương đang tăng cường chào bán tín phiếu, rút tiềntrong lưu thông về để góp phần kiểm soát lạm phát thông qua nghiệp vụ thị trường mở

- đây đang được coi là biện pháp quan trọng góp phần kiểm soát lạm phát

Ngày 30/10/2007, Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàngNhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh chào bán tín phiếu qua nghiệp vụ thị trường mở.Cụthể, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường khối lượng chào bán tín phiếu và đa dạnghoỏ cỏc kỳ hạn tín phiếu theo 28 ngày, 56 ngày, 84 ngày, 112 ngày, 140 ngày, 182ngày và 364 ngày; trong đó các kỳ hạn 84 ngày, 182 ngày và 364 ngày

Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ở các kỳ hạn thực hiện như sau: kỳ hạn

28 ngày là 3,5%/năm, kỳ hạn 56 ngày là 4,75%/năm, kỳ hạn 84 ngày và kỳ hạn 112ngày là 6,5%/năm, kỳ hạn 140 ngày là 6,75%/năm, kỳ hạn 182 ngày là 7,5%/năm và

kỳ hạn 364 ngày là 7,75%/năm

Từ đầu tháng 8/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tăng cường chàobán tín phiếu để thu hút tiền từ lưu thông về, góp phần kiểm soát lạm phát “Việc pháthành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở đã nhận được sựtham gia tích cực của các ngân hàng thương mại” Tiền này không thể cho vay hoặcmua trái phiếu nhà nước vì làm như vậy là đang đưa tiền trở lại lưu thông Ngân hàngtrung ương phải giữ tiền và chịu lỗ trả lãi Khi làm thế, ngân hàng trung ương lỗ vàngân sách bù lỗ là chuyện bình thường vì đó là vai trò điều tiết của ngân hàng trungương và nhà nước nói chung

Trang 12

Vì vậy sau khi chế độ Bretton Woods sụp đổ vào những năm cuối của thập kỷ

70, các nước chuyển từ khuôn khổ tỷ giá cố định sang điều hành chính sách tiền tệtheo những mục tiêu ngắn hạn và thận trọng Đến những năm 80 thì số lượng quốc giađiều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu ngắn hạn giảm dần trong khi đó các quốcgia chuyển sang áp dụng điều hành chính sách thận trọng ngày càng tăng Từ cuốithập kỷ 80 một phần do hội nhập tài chính và luân chuyển vốn ngày càng tăng, mộtphần do các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên một số quốc gia đã chuyển sangđiều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu

2.Tại sao nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn chính sách lạm phát mục tiêu?

Thực tế chỉ ra rằng việc mau chóng đạt được một vài mục tiêu (tạo thêm việclàm và tăng trưởng kinh tế) với sự trợ giúp của CSTT mở rộng sẽ không tránh khỏilạm phát gia tăng, dẫn đến xung đột nguyên tắc ổn định giá cả Và từ đó, họ nhận rarằng việc đạt được ổn định giá cả mới là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Hay ngay như trong Luật NHTƯ châu Âu cú núi rằng mục tiêu cơ bản nhất củaCSTT là ổn định giá cả, bên cạnh đó cần tập trung đến các mục tiêu kinh tế khác nhưtạo thêm việc làm, tạo sự nhịp nhàng giữa dao động của sản xuất và việc làm trongngắn hạn v.v nhưng không được xung đột mục tiêu cơ bản nhất - ổn định giá cả Đểkết thúc lời giải đáp cho câu hỏi trên, xin mượn lời của một nhà kinh tế học nổi tiếng -F.Mishkin: ''Tập trung phát triển sức mạnh kinh tế sẽ đến sau khi thực hiện cácphương pháp kiềm chế lạm phát, đối với những nước tiến hành kế hoạch hóa lạm

Trang 13

phát có thể đưa ra kết luận rằng lạm phát mục tiêu sẽ củng cố quá trình phát triểnkinh tế và thêm vào đó kiểm soát được lạm phát''.

2.1Vậy chính sách lạm phát mục tiêu là gì?

2.1.1Khái niệm về lạm phát mục tiêu:

 Lạm phát mục tiêu là một trong những khuôn khổ chính sách tiền tệ mà theo

đó, NHTW hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát vàNHTW cam kết đạt được những mục tiêu này

 Lạm phát mục tiêu là một cơ chế chính sách tiền tệ trong đó ngân hàng trungương cam kết một cách công khai rõ ràng về việc giữ tỷ lệ lạm phát trong một vùngmục tiêu nhất định

2.1.2Nội dung của chính sách:

- Có sự công bố rộng rãi về những mục tiêu lạm phát trong trung hạn bằngnhững con số cụ thể - Mục tiêu lạm phát thường do chính phủ hoặc quốc hội đặt ra

- Có cam kết của cơ quan chức năng về việc coi bình ổn giá cả là mục tiêu duynhất hay mục tiêu hang đầu của chính sách tiền tệ, các mục tiêu khác được xếp sau vềthứ tự quan trọng

- Có chiến lược tập trung thông tin, trong đó nhiều biến số được tổng hợp,phân tích để quyết định sủ dụng các công cụ chớnh sỏch(số liệu về tỷ giá, diễn biếnlãi suất, xuất nhập khẩu, giá nguyên vật liệu đầu vào…)

- Tính minh bạch của chính sách tiền tệ được tăng cường thông qua đối thoạivới công chúng, với thị trường về các kế hoạch mục tiêu và quyết định của ngân hàngtrung ương

- Trách nhiệm của ngân hang trung ương được tăng cường để hướng tới cácmục tiêu lạm phát đề ra

2.1.3Đặc điểm của chính sách lạm phát mục tiêu:

-Thứ nhất, NHTW được uỷ quyền và cam kết đạt được mục tiêu lạm phát vớimột con số cụ thể hoặc trong một biên độ nhất định

- Thứ hai, dự báo về lạm phát được coi (không chính thức) là mục tiêu trunggian của CSTT, vì việc điều hành CSTT căn cứ vào dự báo lạm phát trong tương lai.Khi tỉ lệ lạm phát dự báo khác với mục tiêu thì NHTW sẽ nghiên cứu khả năng sửdụng công cụ CSTT để hướng lạm phát về phía mục tiêu đã định

3.Ưu điểm và nhược điểm của chính sách lạm phát mục tiêu:

3.1Ưu điểm:

-Thiết lập được khuôn khổ một chính sách tiền tệ minh bạch, một cơ chế đảm bảochịu trách nhiệm trước quảng đại quần chỳng…Nú tạo cho ngân hàng trung ương sự

tự do, linh hoạt và chủ động hơn trong điều hành chính sách tiền tệ

-Cơ chế này hướng vào mục tiêu hàng đầu là mức lạm phát thấp, ổn định, tạo tiền

đề cho các mục tiêu quan trọng khác trong dài hạn như tăng trưởng kinh tế, giảm thấtnghiệp

-Khác với chế độ tỷ giá cố định, lạm phát mục tiêu tạo điều kiện cho CSTT tậptrung vào các vấn đề trong nước và phản ứng với các cú sốc đối với nền kinh tế trongnước

Ngày đăng: 22/05/2023, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w