Kinh Doanh - Tiếp Thị - Khoa học xã hội - Kinh tế HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TẠI XÃ THƯỢNG LỘ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Đàn116F 1 , Nguyễn Hoàng Sơn117F 2, Lê Văn Tin1, Mai Văn Chân1, Nguyễn Thị Minh Hương1, Trần Văn Phẩm1 Abstract EFFECTIVE ASSESSMENT OF ECO-ECONOMIC MODELS IN THUONG LO COMMUNE, NAM DONG DISTRICT, THUA THIEN PROVINCE Evaluating the effectiveness of eco-economic models in Thuong Lo commune, Nam Dong district, Thua Thien Hue province is to examine and identify eco-economic models for sustainable development and help households implement models to develop production and diversify livelihoods in the context of increasingly complex climate change. This article focuses on evaluating eco-economic models based on three socio-economic indicators of 6 groups of LUT models with 20 model types. The integrated assessment results showed that the sustainability of the models in the study area was different: there are three highly sustainable eco-economic models, eight decent, sustainable models, seven medium sustainable models, and two models with low sustainability. Keywords: efficiency, eco-economic model, Thuong Lo commune, Nam Dong district. 1. MỞ ĐẦU Thượng Lộ là 01 trong 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Nam Đông, dân tộc chủ yếu là Cơ Tu chi ếm 95 và dân tộc Kinh chiếm 5 dân số toàn xã, các hoạt động kinh tế chủ yếu là sả n xuất nông nghiệp với điều kiện về địa hình, đất đai, nguồn nước, thời tiết có nhiều bất lợi, trình độ củ a một bộ phận người dân còn hạn chế, các phương thức sản xuất, canh tác nông nghiệp chủ yếu là thủ công, năng suất thấp, sản lượng thiếu ổn định, hay gặp rủi ro 6. Để góp phần thực hiệ n thành công chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, một trong những vấn đề cần quan tâm là từng bước xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế sinh thái thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miề n núi. Việc xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân miền núi mà còn có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng 7, 8, 9. Từ thực tế trên, một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với xã Thượng Lộ hiệ n nay là cần có sự khảo sát, đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế sinh thái hiện có ở khu vực nghiên cứ u trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường làm cơ sở để lựa chọn giải pháp và thứ tự ưu tiên cho các giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả sử dụng các mô hình, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển bền vững trong bối cả nh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 5. 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu để xây dựng bài báo này bao gồm: (1) số liệu từ các cơ quan ban ngành của địa phương như số liệu thống kê về đất đai, dân số, sản xuất nông nghiệp, báo cáo tình hình kinh tế - xã hộ i của khu vực nghiên cứu trong năm 2020 và 2021; (2) Các số liệu, thông tin được thu thập thông qua điều 1 Khoa Địa lí, Trường ĐHSP, ĐH Huế 2 Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế 512 Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIII “Khoa học địa lý Việt Nam với sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển kinh tế tuần” HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG tra xã hội học và phỏng vấn sâu các hộ dân, chính quyền địa phương đặc biệt là những hộ dân có các mô hình kinh tế sinh thái tiêu biểu; (3) Ngoài ra nhóm tác giả đã dựa trên các công trình nghiên cứu về sinh kế bền vững, mô hình sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam: nghiên cứu củ a Chambers, Conway (1992), nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) (2001), nghiên cứu của các tác giả Chu Mạnh Trinh (2008), Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Đăng Hiệp Phố, Trần Thị Hồ ng Nhung (2017), Bùi Minh Hào (2017), Nguyễn Hoàng Sơn (2021)…. để phục vụ cho hoàn thành bài viết. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp Thu thập, phân tích, xử lý tư liệu, số liệu từ các cơ quan ban ngành bao gồm các tư liệu và bả n về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các thông tin về các xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉ nh Thừa Thiên Huế. 2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Phương pháp điều tra xã hội học: nhóm tác giả đã xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra cho đối tượng là các hộ gia đình có các mô hình kinh tế sinh thái tiêu biểu thuộc 6 nhóm mô hình (trồ ng lúa, rau màu, kinh tế vườn, rừng sản xuất, chăn nuôi, thủy sản) ở 3 thôn của xã Thượng Lộ với nội dung điều tra về sinh kế chính, nguồn vốn sinh kế, thu nhập, những kinh nghiệm, sáng kiến trong sinh kế của các hộ dân tại địa bàn xã... Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng công thức Slovin (1984) để xác định số lượng mẫu khảo sát 3: Trong đó, n: kích thước số mẫu cần xác định N: quy mô tổng thể. e: sai số cho phép. Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1), ±0.05 (5), ±0.1 (10), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05. Tổng số phiếu điều tra 186 phiếu hộ gia đình. Thời gian điều tra: từ tháng 052022 - 062022. Tiêu chí chọn lựa các hộ tham gia phỏng vấn, người được chọn tham gia phỏng vấn phải thỏa mãn các điều kiện sau: Độ tuổi: từ 25 tuổi trở lên. Quan hệ trong hộ gia đình: chủ hộ, người tạo thu nhậ p chính cho cả gia đình. Thời gian định cư: ít nhất có 5 năm sinh sống tại địa bàn khảo sát. Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: a) Phỏng vấn hộ dân (thông tin về nguồn sinh kế, thu nhập, nhận thức của người dân về phát triển sinh kế bền vữ ng, mức độ thiệt hại do tác đ ộng của BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực đoan…); b) Phỏng vấ n chính quyền địa phương (thông tin về tình hình phát triển KT - XH, định hướng phát triển và các hiểu biế t, kinh nghiệm thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan...). Các thông tin thu thập đối vớ i chính quyền địa phương sau khi xử lí, nếu thiếu thông tin sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại để bổ sung vào dữ liệu cũng như tiến trình phân tích của đề tài nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Đối tượng chọn phỏng vấn bao gồm: Trưởng phòng kinh tế xã; Phó Chủ tịch xã; Trưởng phòng Tài nguyên môi trường và khuyến nông, Bộ đội biên phòng, Chủ tịch hội nông dân. Các thông tin thu thập đố i với chính quyền địa phương sau khi xử lí, nếu thiếu thông tin sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua điệ n thoại để bổ sung vào dữ liệu cũng như tiến trình phân tích của đề tài nhằm đạt được kết quả tốt nhất. 2.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến củ a các nhà khoa học trong việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của các mô hình kinh tế sinh thái; các ý kiến đề xuất về mô hình kinh tế sinh thái hiệu quả trên địa bàn. Sử dụng phương pháp ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 513 HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG hệ chuyên gia để trả lời các câu hỏi về mức độ hơn kém giữa các tiêu chí. Nhóm tác giả gửi phiếu điề u tra cho 06 chuyên gia, xin ý kiến về các yếu tố và trọng số của các yếu tố. Nhóm tác giả nhận sự trao đổi của các chuyên gia, sau khi tổng hợp. Nhóm tác giả đã gửi lại các chuyên gia để xin ý kiến nhằm điều chỉnh về các yếu tố và trọng số. 2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng các mô hình sinh kế Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo Cẩm nang sử dụng đất tậ p 2 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009) 1: a. Hiệu quả khía cạnh kinh tế Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình được sử dụng bao gồm 4 chỉ tiêu (giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả đồng vốn) được phân thành 3 mức độ : Cao (H), trung bình (M) và thấp (L) được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế sinh thái TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (H) Trung bình (M) Thấp (L) 1 Giá trị sản xuất Triệu đha 200 100 - 200 100 40 - 100 < 40 3 Giá trị gia tăng Triệu đha >150 40 - 150 2,0 1,5 - 2,0 250 150 - 250 700 400 - 700 70 50 - 70