1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH ĐIỂM CAO

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Kết Quả Điều Tra, Đánh Giá Hiệu Quả Các Thực Hành Nông Nghiệp Về Bảo Vệ Môi Trường Và Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Các Chuỗi Giá Trị Của Dự Án Phát Triển Nông Nghiệp Hà Tĩnh Điểm Cao
Trường học Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hà Tĩnh
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Kỹ Năng Mềm - Nông - Lâm - Ngư - Kinh Doanh - Business 0 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DFATD : Chính phủ Canada KHMT : Kế hoạch môi trường KH HĐMT: Kế hoạch hành động môi trường MT: Môi trường BĐKH: Biến đổi khí hậu PTNN: Phát triển nông nghiệp PTNNNT: Phát triển nông nghiệp nông thôn NNPTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLDA BQL DA: Quản lý dự án Ban quản lý dự án BVMT: Bảo vệ môi trường TNMT : Tài nguyên và Môi trường HTXTHT: Hợp tác xã Tổ hợp tác BVTV HCBVTV : Bảo vệ thực vật Hóa chất bảo vệ thực vật SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH HÀ TĨNH, 2017 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DFATD: Chính phủ Canada BĐKH: Biến đổi khí hậu MT: Môi trường KHMT KH HĐMT: Kế hoạch môi trường Kế hoạch hành động môi trường PTNN PTNNNT: Phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp nông thôn HTXTHT: Hợp tác xã Tổ hợp tác QLDABQL DA: Quản lý dự án Ban quản lý dự án BVTVHCBVTV: Bảo vệ thực vật Hóa chất bảo vệ thực vật BVMT: Bảo vệ môi trường UBND: Ủy ban nhân dân NN: Nông nghiệp SX: Sản Xuất XD: Xây dựng NNPTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn KTSX: Kỹ thuật sản xuất KHKD: Kế hoạch kinh doanh KHSX: Kế hoạch sản xuất 2 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa gạo 9 Bảng 1.2. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm chè 9 Bảng 1.3. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm rau 10 Bảng 1.4. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm bò 10 Bảng 1.5. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lợn 11 Bảng 2.1. Các nguồn thông tin, tài liệu tổng hợp 13 Bảng 3.1. Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa 32 Bảng 3.2. Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm chè 37 Bảng 3.3. Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm bò 47 Bảng 3.4. Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lợn 51 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ thể hiện các địa điểm thực hiện của dự án 12 Hình 2.2. Một số hình ảnh làm việc với các Tiểu ban quản lý dự án 15 Hình 2.3. Phỏng vấn người dân ngoài hiện trường 16 Hình 3.1. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo của dự án PTNN Hà Tĩnh Hà Tĩnh 17 Hình 3.2. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh 18 Hình 3.3. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN 19 3 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. MỤC ĐÍCH 3. PHẠM VI 4 4 5 5 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC THỰC HÀNH NN VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 6 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH 6 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 8 PHẦN II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 12 2.1. NỘI DUNG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 13 PHẦN III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 17 3.1. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦ A DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 17 3.2. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 20 3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC THỰC HÀNH HIỆU QUẢ 54 PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những chủ đề xuyên suốt trong Dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh, do DFATD tài trợ từ năm 2012 – 2017 để thu được các kết quả phát triển bền vững. Thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các hoạt động của dự án sẽ góp phần tuân thủ các yêu cầu về môi trường của tỉnh Hà Tĩnh, chính phủ Việt Nam và của nhà tài trợ. Các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH được thực hiện dựa trên Kế hoạch hành động môi trường (KHHĐMT) của dự án bao gồm các hoạt động độc lập và tích hợp trong các hoạt động dự án giúp dự án đạt được các kết quả bền vững về môi trường. Trong vòng 06 năm thực hiện (2012 - 2017) thông qua thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH, Dự án đã đạt được các kết quả nhất định: nhận thức của người dân vùng dự án về bảo vệ môi trường được cải thiện; nhiều thực hành bảo vệ môi trường trong sản xuất đã được người dân vận dụng và mang lại hiệu quả; các công trình xử lý môi trường đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó tốt hơn với BĐKH.... Để có được cái nhìn tổng thể về kết quả thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH từ năm 2011 – 2017, Ban Quản lý Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh đã phối hợp với tư vấn triển khai thực hiện hoạt động “Điều tra, đánh giá hiệu quả các thực hành nông nghiệp về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trong các chuỗi giá trị của Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh”. Hoạt động điều tra được tiến hành tại 13 xã vùng dự án và các đơn vị liên quan để thu thập, phân tích và đánh giá hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 - 2017. Từ đó, đưa ra các bài học kinh nghiệm, giải pháp nhận rộng các thực hành có hiệu quả cao. 2. MỤC ĐÍCH 5 Các hoạt động điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các bên liên quan để thu thập, phân tích và đánh giá hiệu quả (kinh tế, BVMT, ứng phó với BĐKH) các thự c hành trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triể n nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 – 2017 nhằm đưa ra các bài h ọc kinh nghiệ m, giải pháp nhận rộng các thực hành có hiệu quả cao. 3. PHẠM VI Về th ời gian: Các hoạt động điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các bên liên quan, … được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7 - 92017. Về không gian: Không gian được tiến hành nghiên cứu bao gồm 13 xã (thuộ c 3 huyện Thạch Hà, Đức Thọ và Kỳ Anh); Sở NNPTNT và các đơn vị liên quan. Xem địa bàn của 13 xã điều tra ở Hình 2.1. Hình 2.1. Vị trí các địa điểm thực hiện điều tra và khảo sát 6 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH Tên dự án: Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh Đơn vị tài trợ: Chính phủ Canada thông qua Bộ Ngoại giao Thương mại và Phát triể n Canada. Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh Thời gian thực hiện Dự án: 2011 – 2018 Địa điểm thực hiện Dự án: 3 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triể n Nông thôn và 13 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hà Tĩnh. Tổng ngân sách dự án: 11,4 triệu CAD (đô la Canada), trong đó Chính phủ Canada tài trợ 10 triệu CAD và vốn đối ứng của tỉnh Hà Tĩnh 1,4 triệu CAD. Tóm tắt nội dung cơ bản của dự án: Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh hỗ trợ cho việc thực hiện các ưu tiên chính trong Kế hoạch 5 năm PTNNNT của tỉnh. Dự án sẽ tập trung cải thiện năng suấ t và khả năng cạnh tranh trong một số lĩnh vực nông nghiệp được lựa chọn. Các ưu tiên sẽ được xác định thông qua các phân tích thị trường và các cuộc tham vấn vớ i các bên liên quan ở cấp trung ương, tỉnh và địa phương. Trong suốt thời gian triển khai, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ đầu tư một số hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, cung cấ p các hỗ trợ kỹ thuật, các dịch vụ khuyến nông (dự kiến tập huấ n cho trên 30.000 nông dân) nhằ m cải thiện năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của họ tại các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 xã của 3 huyện được chọ n. Tính bền vững sẽ dễ dàng đạt được thông qua việc tăng thêm sự minh bạch, trách nhiệm giả i trình và hiệu quả của các cơ quan, ban ngành địa phương. Dự kiến sẽ có khoả ng 65.000 nông dân (cả nam và nữ) tại 13 xã nghèo ở vùng nông thôn tham gia vào dự án sẽ được tăng cường khả năng tiếp cận đối với các kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ cho việ c PTNN. Dự án dự kiến sẽ cung cấp các khóa tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật về quản lý tài 7 chính, mua sắm đấu thầu, triển khai chương trình và quản lý dựa trên kết quả cho khoảng 700 cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã. - Kết quả cuối cùng của dự án: Mở rộng các cơ hội phát triển kinh tế cho nam giới và phụ nữ nông thôn nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh - Kết quả chính của dự án: + Năng suất và khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực chủ chốt trong sản xuấ t nông nghiệp được nâng cao + Hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp tại 13 xã của Hà Tĩnh được cải thiện + Năng lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan trong công tác xây dựng quy hoạch, lâp kế hoạch, quản lý, triển khai và giám sát các chương trình của chính phủ về phát triển nông nghiệp và nông thôn đượ c nâng cao. - Nội dung các hợp phần như sau: + Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn Dự án sẽ tài trợ cho việc thực hiện Kế hoạch 5 năm PTNNNT của tỉnh. Tài trợ củ a chính phủ Canada sẽ hỗ trợ cho việc xác định ra các ưu tiên của bản Kế hoạch dự a trên các phân tích thị trường và tham vấn các bên có liên quan. Nguồn tiền của chính phủ Canada sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các ưu tiên chính của bản kế hoạch. Các ưu tiên này sẽ được xác định và được phân bổ ngân sách để thực hiện từng năm một. Dự kiến bản kế hoạch sẽ xác định ra được các loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, cải thiện năng suất, hỗ trợ phát triển các mối liên kết giữa ngành và thị trường, và tăng cường các dịch vụ khuyến nông và tập huấn, bao gồm cả việc xúc tiến các phương pháp cung cấp dựa vào thị trường. + Xây dựng kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp Các công trình kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ PTNN sẽ được ưu tiên xây dựng tại 13 xã thuộc 3 huyện. Các huyện và các xã được lựa chọn dự a trên các tiêu chí nghèo, và có tiềm năng trong việc sản xuất nông nghiệp và gia tăng giá trị nông sả n. Các công trình kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ sẽ được xác đị nh thông qua các quy trình tham vấn người dân tại các xã và các huyện. Dự kiến là các xã và các huyện với tư 8 cách là chủ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng qui mô nhỏ sẽ quản lý qui trình đấ u thầu và lựa chọn nhà thầu thông qua qui trình này. Các chủ đầu tư công trình kết cấ u hạ tầng qui mô nhỏ cũng sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các đánh giá tác động môi trường và quản lý nguồn tiền do tỉnh phân bổ để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Hợp phần này cũng sẽ bao gồm việc sửa chữa và khôi phục lại các công trình kế t cấu hạ tầng quy mô nhỏ có tầm quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn đã bị đợt lũ lụt năm 2010 làm hư hại. Các công trình này sau khi sửa chữa sẽ đả m bảo chống chọi tốt hơn với thiên tai. + Xây dựng năng lực quản lý công trong việc triển khai chương trình PTNN Đóng góp của chính phủ Canada cũng sẽ bao gồm tăng cường việc quản lý nguồ n lực công liên quan đến PTNN. Nguồn quỹ hỗ trợ kỹ thuật sẽ tăng cường năng lực lậ p quy hoạch, kế hoạch (kể cả mua sắm trang thiết bị cho việc lập quy hoạch, kế hoạch), lậ p ngân sách, quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu và giám sát tại cấp tỉnh và các cấp cơ sở. Sự hỗ trợ này sẽ được dành cho các đơn vị thụ hưởng dự án của các cấp tỉnh, huyện và xã, cũng như các cơ quan hiện có tại địa phương có chức năng giám sát trách nhiệm giải trình. 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH Các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án PTNN Hà Tĩnh được xây dựng và thực hiện dựa trên kế hoạch hành động môi trường (KHHĐMT). Bản kế hoạch này được xây dựng nhằ m đưa các cân nhắc môi trường và ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động phát triển của dự án phát triể n nông nghiệp Hà Tĩnh. Phương pháp được thực hiện là phương pháp tích hợp, trong đó các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH được lồng ghép trong các hoạt độ ng dự án nhằ m giúp dự án đạt được các kết quả bền vững về môi trường. KH HĐMT đề ra các hành độngthực hành môi trường, BĐKH cụ thể, các chỉ số đo lường giúp cho việ c thực hiện, theo dõi, báo cáo về tiến độ cũng như các kết quả đạt được. Nó cũng đặ t ra các trách nhiệm thực hiện và phối kết hợp của các bên liên quan về hoạt động BVMT, BĐKH. Cụ thể nội dung các hành độngthực hành môi trường, BĐKH trong từng chuỗ i giá trị sản phẩm của dự án như sau: Bảng 1.1. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa gạo TT Các khâu Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH 9 sản xuất 1 Cây giống Hướng tới việc sử dụng các giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết địa phương 2 Vật tư sản xuất Sử dụng phân hữu cơ, phân đạm tổng hợp (N-P-K), hoá chất bảo vệ thực vật trong canh tác theo hướng dẫn, đảm bảo chất lượng 3 Kỹ thuật sản xuất Áp dụng các kỹ thuật sản xuất theo hướng giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật (IPM, các canh tác thích ứng với BĐKH) Lớp học nông dân trên đồng ruộng: Sinh hoạt chủ yếu về canh tác lúa, IPM, chủ động tưới tiêu 4 Hạ tầng sản xuất Tất cả các bước từ lựa chon, thiết kế đến xây dựng các công trình, yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH sẽ được xem xét và thực hiện phù hợp với từng bước 5 Sản phẩm Trong sơ chế, bảo quản không sử dựng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng; sử dụng các nhãn mácbao bì đóng gói thân thiện với MT 6 Sản phẩm phụ Phế phẩm trong sản xuất NN như rơm rạ được tận dụng làm nấm, phân hủy hữu cơ, thức ăn trâu bò 7 Chất thải Thu gom rác nông nghiệp (vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu) Bảng 1.2. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm chè TT Các khâu sản xuất Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH 1 Cây giống Hướng tới việc sử dụng các giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết địa phương 2 Vật tư sản xuất Sử dụng phân hữu cơ, phân đạm tổng hợp (N-P-K), hoá chất bảo vệ thực vật trong canh tác có chất lượng tốt 3 Kỹ thuật sản xuất Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; bón phân hợ p lý; IPM 4 Hạ tầng, thiết bị sản xuất Tất cả các bước từ lựa chon, thiết kế đến xây dựng các công trình, yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH sẽ được xem xét và thực hiện phù hợp với từng bước 5 Sản phẩm Trong sơ chế, bảo quản không sử dựng các hóa chất bảo quản bị cấ m sử dụng; sử dụng các nhãn mácbao bì đóng gói thân thiện với MT 6 Chất thải Thu gom rác nông nghiệp (vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu) Bảng 1.3. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm rau TT Các khâu Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH 10 sản xuất 1 Vật tư sản xuất Sử dụng phân hữu cơ, phân đạm tổng hợp (N-P-K), hoá chất bảo vệ thực vật trong canh tác có chất lượng tốt 2 Kỹ thuật sản xuất Áp dụng các kỹ thuật sản xuất rau sạch 3 Hạ tầng sản xuất Tất cả các bước từ lựa chon, thiết kế đến xây dựng các công trình, yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH sẽ được xem xét và thực hiện phù hợp với từng bước 4 Sản phẩm Trong sơ chế, bảo quản không sử dựng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng; sử dụng các nhãn mácbao bì đóng gói thân thiện với MT 5 Chất thải Thu gom rác nông nghiệp (vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu) Bảng 1.4. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm bò TT Các khâu sản xuất Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH 1 Con giống Hướng tới việc sử dụng các giống sạch bệnh 2 Thức ăn, thuốc thú y , hoá chất độc khử trùng - Sử dụng các thức ăn tận dụng trong nông nghiệp như rơm rạ, rau khoai, lạc; - Thuốc thú y, hoá chất độc khử trùng cung cấ p cho mô hình có chất lượng tốt 3 Kỹ thuật sản xuất - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho bò; - Lớp học nông dân trên đồng ruộng: Sinh hoạt chủ yếu về phòng trừ bệnh dịch, chăn nuôi bò, giữ ấm trong mùa đông, làm chuồng trại đảm bảo 4 Hạ tầng sản xuất Cải tạoxây dựng mới chuồng trại chăn nuôi bò (nếu có) thì sẽ xem xét đến yếu tố đảm bảo vệ sinh, giữ ấm mùa đông, thoáng trong mùa hè 5 Chất thải Thu gom và xử lý phân thải bằ ng kỹ thuật ủ phân xanhbiogas sau đó tận dụng để trồng cỏ và bón cho cây trồng Bảng 1.5. Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lợn TT Các khâu sản Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH 11 xuất 1 Con giống Hướng tới việc sử dụng các giống sạch bệnh 2 Thuốc thú y , hoá chất độc khử trùng Thuốc thú y, hoá chất độc khử trùng cung cấp cho mô hình có chất lượng tốt 3 Kỹ thuật sản xuất - Áp dụng các kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho lợn; - Lớp học nông dân trên đồng ruộng: Sinh hoạt chủ yếu về phòng trừ bệnh dịch, chăn nuôi lợn và làm bể biogas 4 Hạ tầng sản xuất Cải tạoxây dựng mới chuồng trại chăn nuôi lợn (nếu có) thì sẽ xem xét đến yếu tố đảm bảo vệ sinh, giữ ấm mùa đông, thoáng trong mùa hè 5 Chất thải Thu gom và xử lý phân thải bằ ng kỹ thuật biogasđệm lót sinh học sau đó tận dụng đển trồng cỏ và bón cho cây trồng 12 PHẦN II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 2.1. NỘI DUNG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Các nội dung của hoạt động điều tra, đánh giá liên quan bao gồm: (1) Điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các bên liên quan để thu thậ p các thông tin, số liệu về hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại 05 chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 - 2017 theo từng công đoạn sau: Sản xuất, thu hoạch; Sau thu hoạch, Đóng gói, bảo quản; Phân phối thị trường, bán lẻ; Xử lý chất thải. (2) Tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu thu thập hiệu quả (kinh tế, BVMT, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại 05 chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án PTNN Hà Tĩnh triển khai (2012 - 2017). (3) Đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhận rộng các thực hành có hiệu quả cao cả về kinh tế, BVMT và ứng phó với BĐKH. (4) Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện. 2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợ p các nguồn tài liệu và số liệu có liên quan một cách chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Theo phương pháp này, các thông tin về hoạt động và kết quả chung của dự án; hoạt động và kết quả thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án PTNN Hà Tĩnh được tiến hành thu thập từ các tài liệu và báo cáo liên quan (xem Bảng 2.1). Bảng 2.1. Các nguồn thông tin, tài liệu tổng hợp TT Nguồn thông tin Dạng dữ liệu 1 Các kế hoạch hoạt động hàng năm của Dự án PTNN Hà Tĩnh từ năm 2012 - 2017 Word 13 2 Báo cáo kết quả của Dự án PTNN Hà Tĩnh năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và báo cáo 6 tháng đầu năm 2017 Word 3 Kế hoạch hành động môi trường (hiệu chỉnh) của Dự án PTNN Hà Tĩnh năm 2014 Word 4 Các báo cáo kết quả các hoạt động của Dự án PTNN Hà Tĩnh tại Tiểu ban Trung tâm Khuyến nông từ năm 2012 - 2017 Word 5 Báo cáo rà soát điều chỉnh của Dự án PTNN Hà Tĩnh năm 2014 Word 6 Các báo cáo kết quả giám sát, đánh giá của Dự án PTNN Hà Tĩnh từ năm 2012 - 2016 Word 7 Báo cáo đánh giá kết quả lồng ghép BVMT của Dự án PTNN Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2012 - 2016 Word 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp2.2.1.1. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Trong nghiên cứu này, phỏng vấn bán cấu trúc được tiến hành thông qua phiếu điều tra (mẫu phiếu trình bày ở Phụ lục). Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dự a theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến; tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. a. Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm: (i) Cán bộ môi trường của dự án; (ii) Tiểu ban quản lý dự án tại 13 xã tham gia dự án; (iii) Giám đốc HTX, tổ trưởng các Tổ hợp tác do dự án hỗ trợ; (iv) Các hộ dân tham gia dự án. b. Cỡ mẫu và chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân lớp (lớp ở đây là xã) được sử dụng để chọn ra các hộ dân đại diện ở 13 xã thuộc 3 huyện khảo sát. Cỡ mẫu của nghiên cứu được theo công thức Cochran (1977). (1) Trong đó: + z: hệ số tin cậy (z = 1,96 ứng độ tin cậy 95); 2 2 ).( e qp z n  14 + p: tỷ lệ ước tính; q = 1 – p, nếu không biết p, cho phép chọn p = 0,5; + e: sai số mong muốn (còn được gọi là mức chính xác hay sai số do kỳ vọng). Trong công thức (1), sai số mong muốn (e) thường có giá trị từ 1 đế n 10, thông dụng nhất là 5. Áp dụng vào công thức (1) với độ tin cậy 95 và tỷ lệ ước tính p là 50 hay 0,5, ta tính được cỡ mẫu cần khảo sát là 386 hộ gia đình. Cỡ mẫu khảo sát được làm tròn thành 400 hộ gia đình nhằ m đề phòng các trường hợp sai sót về mặt số liệu điều tra trong quá trình khảo sát. Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân lớp, sau khi đã xác định được cỡ mẫu thì cần phân bổ số lượng mẫu chi tiết trong mỗi lớp theo tỷ lệ hộ gia đình tương ứng (Probability Proportional to Size – PPS). Số lượng mẫu chi tiết ở mỗi l ớp (xã) cũng được chọn ngẫu nhiên không lặp lại để đảm bảo tính đại diện. Mẫu phiếu điều tra được thiết kế bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi nhiều đáp án, câu hỏi mở và câu hỏi có trọng số để thu thập các thông tin về hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 - 2017. Mẫu phiếu bao gồm từ 20 - 30 câu hỏi với 04 nội dung chính như sau: (i) Thông tin về các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án; (ii) Tình hình thực hiện (mức độ, kết quả) các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án; (iii) Thông tin về hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành về BVMT và ứng phó BĐKH trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm; (iv) Thông tin về tồn tạikhó khăn, bài học kinh nghiệm và cách thức để tiếp tụ c duy trì, nhận rộng các thực hành về BVMT và ứng phó BĐKH trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu định lượng ở quy mô hộ gia đình về hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trong các chuỗ i giá trị của dự án. 15 2.4.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA – Participatory Rapid Appraisal) PRA đặc biệt thích h ợp trong các nghiên cứu có liên quan đến cộng đồng vì công cụ này có sự tham gia của nhóm tư vấn và các thành viên cộng đồng địa phương trong mọi khía cạnh của nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thậ p thông tin và phân tích kết qu ả. Một số công cụ kỹ thuật được sử dụng trong PRA của nghiên cứu này bao gồm:  Xem xét các số liệu thứ cấp ở cộng đồng  Khảo sát thực địa trực tiếp với sự hỗ trợ của cộng đồng  Điều tra theo tuyến  Xem xét biểu đồ lịch thời vụ  Xem xét các thực hành BVMT của cộng đồng Các thông tin được thu thập nhanh bao gồm: (i) Tình hình chung của các xã dự án về sản xuất, thu nhập, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.... (ii) Các hiệu quả từ việc thực hiện các thực hành về BVMT và ứng phó BĐKH trong canh tác, sản xuất: giảm thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi Hình 2.2. Một số hình ảnh làm việc với các Tiểu ban quản lý dự án 16 trường, hiệu quả thu gom xử lý chất thải từ các hoạt động của dự án, hiệu quả củ a các mô hình bảo vệ môi trường do dự án triển khai,... (iii) Các kiến nghị và đề xuất của người dân địa phương tham gia dự án giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH,... 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Các số liệu thống kê về quá trình thực hành nông nghiệp tại các chuỗi giá trị sản xuất của 5 sản phẩm theo từng công đoạn, hạng mục khác nhau để tổng hợp và phân tích đánh giá hiệu quả và đúc rút bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp trong việc nhân rộng quá trình thực hành nông nghiệp trong bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Một số mô hình thống kê hồi quy đa biến có thể được xây dựng dựa trên các thông số phân tích thống kê tổng hợp và so sánh bằng công cụ Data Analysis được tích hợp trong phần mềm MS. Exel. Hình 2.3. Phỏng vấn người dân ngoài hiện trường 17 PHẦN III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 3.1. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 3.1.1. Hợp phần 1 - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn 3.1.1.1. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa C huỗi giá trị sản phẩm lúa gạo liên kết đã được hình thành trên 400 ha, 1.300 hộ tham gia tại 05 xã (Đức Thủy, Đức An, Đức Tùng, Đức Long và Bùi Xá) của huyện Đức Thọ, thành lập và hỗ trợ phát triển 3 THT và 1 HTX. Việc sản xuất được tiến hành theo hướng VietGap và truy xuất nguồn gốc. Hình 3.1 mô tả vắn tắt mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo của dự án. Hình 3.1. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo của dự án PTNN Hà Tĩnh 3.1.1.2. Chuỗi giá trị sản phẩm rau, củ, quả Chuỗi giá trị sản phẩm rau, củ, quả chỉ đạt được các kết quả khiêm tốn do thị trường đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Các kết quả chính của chuỗi rau, củ , quả gồm: hỗ trợ thành lập 1 HTX sản xuất rau với 89 thành viên tại xã Thạch Kênh; tổ chức tập huấn về kỹ năng quản lý vận hành HTX (01 lớp) và lập kế hoạch kinh doanh cho các thành viên HTX (01 lớp); Tổ chức 02 chuyến tham quan mô hình sản xuất rau tại công ty NAFOOD (huyện Quế Phong - Nghệ An) và tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 18 3.1.1.3. Chuỗi giá trị sản phẩm chè Chuỗi giá trị sản phẩm chè đã được hình thành khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ với quy mô trên 700 ha tại các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê. Chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 41 ha đã được cấp chứng chỉ VietGAP. Hình 3.2 mô tả vắn tắt mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án. Hình 3.2. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh 3.1.1.4. Chuỗi giá trị sản phẩm bò Giai đoạn 2012 – 2017 Dự án đã hỗ trợ 02 mô hình cải tạo đàn bò theo hướ ng Zêbu tại xã Bùi Xá, Đức Long và Đức Thủy (Đức Thọ) và xã Thạch Long và Thạch Sơn (Thạch Hà) với tổng số trên 400 con bê; 02 Mô hình chăn nuôi hươu sinh sản tạ i xã Kỳ Lâm và Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) với số lượng 28 con; đã thành lậ p HTX nuôi bò tại 3 xã Thạch Thanh, Thạch Sơn và Phù Việt nuôi bò sinh sản để bán bê; đã hỗ trợ 40 con bò giống, hướng dẫn kỹ thuật và trồng cỏ cho các hộ; thành lập mới được 5 tổ hợp chăn nuôi bò tại 2 xã Kỳ Lâm và Kỳ Tây. Dự án cũng đã tiến hành cấ p phát bò cho 60 hộ với quy mô 2 conhộ. 3.1.1.5. Chuỗi giá trị sản phẩm lợn Dự án đã hình thành được mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lợn qui mô hộ gia đình (tại xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo v ệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, đem lại thu nhập khoảng 30 triệu đồnghộnăm. 19 Hình 3.3. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh 3.1.2. Hợp phần 2 - Hỗ trợ hạ tầng nông nghiệp - Dự án đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng 59 công trình hạ tầng quy mô nhỏ gồm nâng cấp 2 cơ sở giống lợn Thiên lộc và Đức Long, 01 nhà thu mua chế biến chè tại Kỳ Thượng; 56 công trình giao thông thủy lợi tại Thạch Hà, Đức Thọ, Kỳ Anh, Can Lộc, Cẩm Xuyên; Trên 7.200 hộ dân, với trên 30.000 người dân được hưởng lợi. - Dự án đá tiến hành nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và người dân về các lĩnh vực: mua sắm đấu thầu, quản lý xây dựng công trình, giám sát công trình, duy tu bảo dưỡng công trình. 3.1.3. Hợp phần 3 - Hỗ trợ quản lý, nâng cao năng lực - Dự án đã tổ chức 60 lớp tập huấn cho 1.438 cán bộ các cấp từ cấp tỉnh đến huyện, xã về các lĩnh vực: Nâng cao năng lực lập kế hoạch; tăng cường năng lực quản lý công (quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu); quản lý dự án và theo dõi ngân sách cho thành viên Hội đồng nhân dân; quản lý dựa vào kết quả; giám sát, đánh giá và kỹ năng viết báo cáo; đào tạo giảng viên nòng cốt về môi trường; đào tạo giảng viên nòng cốt về giới và lồng ghép giới; cập nhật và vận hành khung giám sát và đánh giá 5 năm NNPTNT; nâng cao năng lực Ngoại ngữ; tập huấn sử dụng phần mềm cho cán bộ Ban QLDA và các tiểu ban. Bên cạnh đó, Dự án cũng đã và đang hỗ trợ nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch cho Sở NN PTNT. Thông qua hoạt động này cán bộ của Sở, các đơn vị thuộc Sở, các phòng nông nghiệp các huyện đã được tiếp cận phương pháp lập kế hoạch của ngành tốt hơn, hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả 20 quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong năm 2016, Chi cục Trồng trọt và BVTV và Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã áp dụng phương pháp lập kế hoạch mới do dự án xây dựng. - Tổ chức 4 chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm các tỉnh trong nước, 02 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài (Hàn Quốc và Canada). - Tổ chức 03 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ; 13 cuộc tọa đàm giới cho cán bộ các cơ quan ban ngành, đoàn thể ở cấp xã và người dân tại 13 xã dự án; 01 cuộc hội thảo về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, 01 cuộc hội thảo về hợp tác công tư trong nông nghiệp; 01 cuộc đối thoại về chính sách trong phát triển nông nghiệp; 01 cuộc tọa đàm về giới cho cán bộ Ban QLDA, các tiểu ban và các HTXTHT; 01 cuộc tọa đàm về Môi trường cho cán bộ Ban QLDA, các tiểu ban và các HTXTHT. - Duy trì hoạt động trang Web Dự án; xuất bản 07 bản tin của Dự án; xây dựng và phát sóng 7 phóng sự về các nội dung của dự án trên Đài truyền hình Hà Tĩnh; 10 bài báo về kết quả thực hiện dự án được đăng trên Báo Hà Tĩnh; mua sắm các trang thiết bị văn phòng cho Ban QLDA và các đơn vị thực hiện dự án bao gồm máy tính xách tay, máy tính để bản, máy chiếu, máy in và máy ảnh; xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2013 và 2014, 2015 có lồng ghép vấn đề giới và môi trường và kế hoạch mua sắm đấu thầu; hoàn thành giám sát và đánh giá Kế hoạch hoạt động của Dự án trong các năm 2012, 2013 và 2014, 2015, 2016, 2017. 3.2. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH 3.2.1. Chuỗi sản phẩm lúa 3.2.1.1. Hiện trạng thực hiện thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH tại các xã tham gia chuỗ i sản phẩm lúa Chuỗi giá trị sản phẩm lúa được dự án tổ chức triển khai trên đị a bàn 05 xã thuộc huyện Đức Thọ bao gồm: Đức Thủy, Đức Long, Đức Tùng, Đứ c An và Bùi Xá. Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy hiện trạng thực hiện các thực hành nông nghiệ p về BVMM và ứng phó BĐKH tại từng xã thực hiện chuỗi sản phẩm lúa của dự án PTNN Hà Tĩnh giai đoạn từ 2014-2017 cụ thể như sau: 21 i) Xã Đức Tùng Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tại xã Đức Tùng đã tham gia chuỗi lúa của dự án từ năm 2014, diện tích sản xuất từng hộ thay đổi theo từng năm khoảng 3-4 sàovụ năm. Trung bình mỗi hộ canh tác 3,5 sàovụ năm. - Giống lúa 100 giống lúa trong mô hình gồm: B6, BT7, TƯ 8 đều có yếu tố chống chị u hạn, sâu bệnh ở địa phương. Đặc biệt, giống lúa Thiên Ưu 8 được các hộ dân lựa chọ n nhiều, rất nhiều hộ dân khi được phỏng vấn đã hài lòng với giống lúa này do có nhiều ưu điểm như khả năng chống đổ khá, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính (đạo ôn, khô vằ n, bạc lá…), phạm vi thích ứng rộng. 100 giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN, do đó chất lượng giống lúa được đảm bảo. - Vật tư sản xuất: Sau khi tham gia dự án, hầu hết chi phí cho vật tư sản xuất của các hộ đều giả m nhiều, giảm trung bình 28,6 nhờ giảm được số lần phun thuốc BVTV do ngườ i dân trồng giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Ngoài ra, các hộ dân đã áp dụng tốt các kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của dự án tư vấn nên giảm được lượ ng thuốc BVTV sử dụng trong chuỗi. 100 vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình có chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng. - Kỹ thuật sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy 100 nông dân tham gia mô hình được tập huấn vớ i các hình thức tập huấn là tập huấn chung về khuyến nông, tham quan học hỏ i kinh nghiệm. 100 nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững. 100 nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền v ững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn rất tốt từ 75-100. Ngoài ra, mỗi người dân sau khi tham gia các lớp tập huấn đều chia sẻ kiến thức cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 người chia sẻ được 10 - 20 người. Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lầnsàovụ xuống còn 2 lầnsàovụ . Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 12, còn lượng phân bón hóa học không giảm so với hình thức canh thác thông thường. Đố i với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của HTX đã được đào tạo TOT 22 về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm 2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triể n khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấy hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016. - Hạ tầng sản xuất: Từ kết quả điều tra trưởng tiểu ban, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư 1,55km kênh mương bê tông vào năm 2014; đầu tư tổng cộng 1,5km đườ ng giao thông nội đồng vào năm 2012 và 2014. 100 các công trình này đều thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH như là che chắn bạt trong quá trình thực hiện và phun nước để giữ ẩm công trình. Thêm vào đó, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công được giám sát thực hiện các biện pháp BVMT bởi các thành viên của Ban mặt trận tổ quốc, Ban công tác mặt trận thôn. Các công trình kênh mương mà dự án đầu tư cho xã đã tăng khả năng cấp nướ c cho chuỗi lên tới 80ha lúa và giảm được khoảng 10 lượng nước thất thoát so với mương đất trước đây. - Sản phẩm: Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch đượ c làm khô bằ ng cách phơi nắng. 100 hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt trong bảo quản lúa sau thu hoạch. 100 hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường, đảm bả o yêu cầu kỹ thuật về bảo quản lúa. - Sản phẩm phụ: 100 nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độ n chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100 hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án. - Chất thải: 100 hộ dân được điều tra đều có thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuố c trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là tận dụng mỗi lần đi thăm đồ ng, ngoài ra còn có HTX vệ sinh môi trường đi thu gom. Các hình thức thu gom này khá hiệ u quả, thu gom được 100 rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vận chuyể n và xử lý. Qua đánh giá nhanh cho thấy hiệu quả của phương pháp thu gom này rấ t cao trong công tác BVMT. 23 ii) Xã Đức An Xã Đức An có 2 HTX tham gia dự án gồm: HTX Thành Long, HTX Đạ i An tham gia chuỗi lúa của dự án. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ đã tham gia chuỗ i lúa của dự án từ năm 2014, diện tích sản xuất thay đổi theo từng năm khoả ng 2- 10sàovụnăm. Trung bình mỗi hộ canh tác 5 sàovụnăm. - Giống lúa: 100 giống lúa trong mô hình gồm: B6, BT7 đều có yếu tố chống chịu hạ n, sâu bệnh ở địa phương. Trong đó, giống B6 là giống ngắn ngày thích hợp trồng trong vụ Xuân vì có khả năng chịu rét, chống đổ tốt, có khả năng thâm canh cao, năng suấ t khá. BT7 là giống lúa thơm có giá trị cao, chống đổ trung bình, chịu rét khá. 100 giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN và Công ty giống cây trồng Hà Tĩnh có nhãn mác đầy đủ, chất lượng giống lúa được đả m bảo. - Vật tư sản xuất: Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất của các hộ giảm đáng kể , trung bình giảm 48,6 nhờ thực hiện tốt các kỹ thuật do dự án tư vấn khi sử dụ ng thuốc BVTV. Ngoài ra, chuỗi lúa được dự án quy hoạch tập trung nên dễ xử lý hơn khi bị sâu bệnh, chuột phá hoại. 100 vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình có chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng - Kỹ thuật sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy, 100 nông dân tham gia mô hình được tập huấn vớ i các hình thức tập huấn là tập huấn chung về khuyến nông, tập huấn về mô hình sả n xuất. 100 nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững. 100 nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền v ững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn khá tốt từ 50-100. Ngoài ra, mỗi người sau khi tập huấn đều chia sẻ kiến thức cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 người chia sẻ được khoảng 10 - 17 người. Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lần sàovụ xuống còn 2 lầnsàovụ. Trung bình, lượ ng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 8,0, còn lượ ng phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác thông thường. Đối với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của các HTX đã được đào tạo TOT về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm 24 2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triể n khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấ y hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộ ng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016. - Hạ tầng sản xuất: Từ kết quả điều tra, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư tổ ng c ộng 2,5km kênh mương bê tông, trong đó, 1,3km vào năm 2014 và 1,2km vào năm 2016. 100 các công trình này đều thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH. Thêm vào đó, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công được giám sát thực hiện các biệ n pháp BVMT bởi UBND huyện và sự giám sát cộng đồng của xã. Công trình đập thủy lợi mà dự án đầu tư cho xã đã tăng khả năng cấp nướ c cho 25ha lúa, giảm được khoảng 15 lượng nước thất thoát so với mương đất trước đây và không bị lở khi mùa mưa lũ đến. - Sản phẩm: Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch và làm khô bằ ng cách phơi nắng. Quá trình bảo quản sau khi làm khôđóng bao thì 100 hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt. 100 hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường vầ đả m bảo chất lượng lúa trong quá trình bảo quản. - Sản phẩm phụ: 100 nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độ n chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100 hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án. - Chất thải: 100 hộ dân được điều tra đều thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng, ngoài ra còn có HTX vệ sinh môi trường đi thu gom. Các hình thứ c thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 73 rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vậ n chuyển và xử lý. iii) Xã Bùi Xá 25 Xã Bùi Xá có 2 HTX tham gia dự án gồm: HTX Đạ i Phúc, HTX Long Thành tham gia dự án. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tại xã Bùi Xá tham gia chuỗi lúa củ a dự án từ năm 2014, một số hộ tham gia từ năm 2014, diện tích sản xuất thay đổ i theo từng năm khoảng 2-8 sào vụnăm. Trung bình mỗi hộ canh tác 4,9 sàovụnăm - Giống lúa: Giống lúa sử dụng trong mô hình gồm: B6, BT7, 100 đều có yếu tố chố ng chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương. Trong đó, giống B6 là giống ngắn ngày thích hợ p trồng trong vụ Xuân vì có khả năng chịu rét, chống đổ tốt, có khả năng thâm canh cao, năng xuất khá. BT7 là giống lúa thơm có giá trị cao, chống đổ trung bình, chịu rét khá thường trồng vào vụ Hè Thu. 100 giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN, Công ty giống cây trồng Hà Tĩnh, Công ty vật tư Nghệ An, có nhãn mác đầy đủ, chất lượ ng giống lúa được đảm bảo. - Vật tư sản xuất: Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất của các hộ giả m khá ít, trung bình giảm 6,3. Nguyên nhân là do các hộ dân áp dụng kỹ thuật đã được dự án tậ p huấn trong sử dụng thuốc BVTV, mặc dù chi phí giảm ít nhưng là dấu hiệu khả quan trong việc thay đổi thói quen, kỹ thuật canh tác để giảm được lượng thuốc BVTV tồn dư tác động lên môi trường. 100 vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình từ Dự án PTTN và công ty bán HCBVTV có chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng. - Kỹ thuật sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy, 100 nông dân tham gia mô hình được tập huấn vớ i các hình thức tập huấn là tập huấn về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH. 100 nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuậ t canh tác bền vững. 100 nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tậ p huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn rất tốt từ 50-100. Ngoài ra, mỗi ngườ i sau khi tập huấn về chia sẻ kiến thức cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 ngườ i chia sẻ được khoảng 15-24 người. Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được dự án tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lầnsàovụ xuống còn 2 lầnsàovụ. Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 26 6,25 . Còn lượng phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác thông thường. Đối với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của các HTX đã được đào tạo TOT về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm 2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triể n khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấ y hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016. - Hạ tầng sản xuất: Tổng hợp kết quả điều tra, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư tổng cộng 3km giao thông n ội đồng, được đầu tư vào năm 2012 là 0,9km; năm 2013 là 1,4km; năm 2015 là 0,7km. 100 các công trình này đều thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng v ới BĐKH, điển hình như việc che chắn bụi, tưới nước giữ ẩm cho công trình. Ngoài ra, để đảm bả o chất lượng công trình, quá trình thi công được giám sát thực hiện các biệ n pháp BVMT bởi Ban giám sát cộng đồng của xã. Công trình thủy lợi mà dự án đầu tư cho xã đã giảm được khoảng 15 lượng nướ c thất thoát so với mương đất trước đây và không bị lở khi mùa mưa lũ đến. - Sản phẩm: Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch làm khô bằ ng cách phơi nắng. Quá trình bảo quản sau khi làm khô đóng bao thì 100 hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt. 100 hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường, đảm bả o yêu cầu kỹ thuật về bảo quản lúa. - Sản phẩm phụ: 100 nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độ n chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100 hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án. 27 - Chất thải: 100 hộ dân được điều tra đều có thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuố c trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng, ngoài ra còn có HTX vệ sinh môi trường đi thu gom. Các hình thứ c thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 73 rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trườ ng vận chuyển và xử lý. iv) Xã Đức Long Đức Long có 3 HTX tham gia chuỗi lúa của dự án, g ồm: HTX Long Sơn, HTX Thượng Long, HTX Hạ Long, các hộ tại xã Đức Long tham gia chuỗi lúa của dự án từ năm 2012, một số hộ tham gia từ năm 2013, 2014, diện tích sản xuất thay đổ i theo từng năm khoảng 2-7 sào vụ năm. Trung bình mỗi hộ canh tác 4,9 sào vụnăm. - Giống lúa: Giống lúa sử dụng trong mô hình gồm: B6, BT7, Thiên Ưu 8, 100 các giống này đều có yếu tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương. Khi được phỏng vấn, các hộ dân của xã thường sử dụng giống lúa Thiên Ưu 8 vì khả năng chống chịu tốt về sâu bệnh và điều kiện khí hậu thời tiết của địa phương. 100 giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN có nhãn mác đầy đủ, chất lượng giống lúa được đảm bảo. - Vật tư sản xuất: Sau khi tham gia dự án, do các hộ dân áp dụng kỹ thuật đã được dự án tập huấ n trong sử dụng thuốc BVTV nên chi phí cho vật tư sản xuất có giảm, trung bình giả m 4,3 , một nguyên nhân khác theo các hộ dân đó là sự tăng giảm của giá cả vật tư. 100 vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình mua từ các đại lý của địa phương và dự án cung cấp đều có nhãn mác đầy đủ, chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng. - Kỹ thuật sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy, 100 nông dân tham gia mô hình được tập huấn vớ i các nội dung về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH, tập huấn chung về khuyến nông. 100 nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụ ng các kỹ thuật canh tác bền vững. 100 nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bề n vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn về các yếu tố lồng ghép môi trường như: kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật thâm canh; sử dụng rơm rạ sau thu hoạch; 28 thu gom rác nông nghiệp được áp dụng rất tốt từ 75-100. Kỹ thuật về tướ i tiêu nông hộ thì mức độ áp dụng khoảng 25-50. Ngoài ra, mỗi hộ dân được phỏng vấn đều chia sẻ kiến thức tập huấn cho nhiều người xung quanh, trung bình 1 người tự chia sẻ trong sản xuất khoảng 15 -24 người. Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được dự án tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lầnsàovụ xuống còn 2 lầnsàovụ. Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 10. Còn lượng phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác thông thường. Đối với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của các HTX đã được đào tạo TOT về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm 2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triể n khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấ y hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016. - Hạ tầng sản xuất: Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư khá nhiều, tổng cộng 4,52km giao thông n ội đồng, được đầu tư vào năm 2013 là 0,73 km; năm 2015 là 2,5 km; năm 2016 là 1,4 km đã tạo thuận lợi rất lớ n cho các hộ dân sử dụng khi tham gia sản xuất. 100 các công trình này đều thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH, điển hình như việc che chắn bụi, tưới nước giữ ẩm cho công trình. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công đượ c giám sát thực hiện các biện pháp BVMT các đơn vị thôn xóm được hưởng lợ i và Ban giám sát cộng đồng của xã . Công trình thủy lợi mà dự án đầu tư cho xã đã giảm được khoảng 20 lượng nướ c thất thoát so với mương đất trước đây và không bị lở khi mùa mưa lũ đến. - Sản phẩm: Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch làm khô bằ ng cách phơi nắng. Quá trình bảo quản sau khi làm khôđóng bao thì 100 hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt. 100 hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường, đảm bả o yêu cầu kỹ thuật về bảo quản lúa. 29 - Sản phẩm phụ: 100 nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độ n chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100 hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án. - Chất thải: 100 hộ dân được điều tra đều có thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuố c trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng. Các hình thức thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 81 rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vận chuyển và xử lý. v) Xã Đức Thủy Xã Đức Thủy có các hộ dân của HTX Đông Văn tham gia chuỗi lúa của dự án, các hộ dân tham gia chuỗi lúa của dự án từ năm 2012, với diện tích khoả ng 8 sàovụnăm. Đây là một trong những tiểu ban đã áp dụng thành công chuỗi lúa của dự án. - Giống lúa Giống lúa sử dụng trong mô hình gồm: B6, BT7, 100 các giống này đề u có yếu tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương. Trong đó B6 là giống lúa ngắn ngày được sử dụng cho vụ Đông Xuân, do giống lúa này có khả năng chống chịu rét tốt. BT7 được trồng cho vụ Hè Thu đem lại kinh tế cao, giống đã được cải tiến có thể phòng ngừa được sâu đục thân và bệnh bạc lá. 100 giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN, đạ i lý có chất lượng giống lúa được đảm bảo. - Vật tư sản xuất: Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất có giảm, trung bình giảm rấ t tốt là 12,7. Nguyên nhân là do người dân được dự án tư vấn sử dụng giống lúa đả m bảo hơn, chống chịu sâu bệnh, sự thay đổi của thời tiết nên cắt giảm đượ c chi phí thuốc BVTV. 100 vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình mua từ các đại lý của địa phương và dự án cung cấp đều có nhãn mác đầy đủ, chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép và có nguồn gốc rõ ràng. 30 - Kỹ thuật sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy, 100 nông dân tham gia mô hình được tập huấn vớ i các hình thức tập huấn là tập huấn về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH, tập huấn chung về khuyến nông. 100 nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững. 100 nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn rất tốt từ 75-100. Ngoài ra, mỗi hộ dân được phỏng vấn đều có chia sẻ kiến thức tập huấn cho rấ t nhiều người xung quanh, trung bình 1 người tự chia sẻ trong sản xuất hoặ c qua các buổi sinh hoạt cộng đồng cho kh

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

vật

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH

HÀ TĨNH, 2017

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KHMT/ KH HĐMT: Kế hoạch môi trường / Kế hoạch hành động môi trường

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong

chuỗi sản phẩm lúa gạo

Bảng 2.1 Các nguồn thông tin, tài liệu tổng hợp 13

Bảng 3.1 Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và

ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa

Hình 2.1 Bản đồ thể hiện các địa điểm thực hiện của dự án 12

Hình 2.2 Một số hình ảnh làm việc với các Tiểu ban quản lý dự án 15

Hình 2.3 Phỏng vấn người dân ngoài hiện trường 16

Hình 3.1 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo của dự án PTNN Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

17

Hình 3.2 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh 18

Hình 3.3 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN 19

Trang 4

PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC THỰC HÀNH

NN VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

6

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP HÀ TĨNH

6

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC THỰC HÀNH NÔNG

NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

8

PHẦN II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

12

PHẦN III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG

NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

17

3.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2014 -

2017

17

3.2 HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP

VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những chủ đề xuyên suốt trong Dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh, do DFATD tài trợ từ năm 2012 – 2017 để thu được các kết quả phát triển bền vững Thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các hoạt động của

dự án sẽ góp phần tuân thủ các yêu cầu về môi trường của tỉnh Hà Tĩnh, chính phủ Việt Nam và của nhà tài trợ Các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH được thực hiện dựa trên Kế hoạch hành động môi trường (KHHĐMT) của dự án bao gồm các hoạt động độc lập và tích hợp trong các hoạt động dự án giúp dự án đạt được các kết quả bền vững về môi trường

Trong vòng 06 năm thực hiện (2012 - 2017) thông qua thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH, Dự án đã đạt được các kết quả nhất định: nhận thức của người dân vùng dự án về bảo vệ môi trường được cải thiện; nhiều thực hành bảo vệ môi trường trong sản xuất đã được người dân vận dụng và mang lại hiệu quả; các công trình xử lý môi trường đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó tốt hơn với BĐKH Để có được cái nhìn tổng thể về kết quả thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH từ năm 2011 – 2017, Ban Quản lý Dự

án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh đã phối hợp với tư vấn triển khai thực hiện hoạt

động “Điều tra, đánh giá hiệu quả các thực hành nông nghiệp về bảo vệ môi trường

và ứng phó với BĐKH trong các chuỗi giá trị của Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh”

Hoạt động điều tra được tiến hành tại 13 xã vùng dự án và các đơn vị liên quan để thu thập, phân tích và đánh giá hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 - 2017 Từ đó, đưa ra các bài học kinh nghiệm, giải pháp nhận rộng các thực hành có hiệu quả cao

2 MỤC ĐÍCH

Trang 6

Các hoạt động điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các bên liên quan để thu thập, phân tích và đánh giá hiệu quả (kinh tế, BVMT, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 – 2017 nhằm đưa ra các bài học kinh nghiệm, giải pháp nhận rộng các thực hành có hiệu quả cao

địa bàn của 13 xã điều tra ở Hình 2.1

Hình 2.1 Vị trí các địa điểm thực hiện điều tra và khảo sát

Trang 7

PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC THỰC HÀNH

NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG

CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH Tên dự án: Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh

Đơn vị tài trợ: Chính phủ Canada thông qua Bộ Ngoại giao Thương mại và Phát triển

Canada

Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh

Thời gian thực hiện Dự án: 2011 – 2018

Địa điểm thực hiện Dự án: 3 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

và 13 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hà Tĩnh

Tổng ngân sách dự án: 11,4 triệu CAD (đô la Canada), trong đó Chính phủ Canada tài

trợ 10 triệu CAD và vốn đối ứng của tỉnh Hà Tĩnh 1,4 triệu CAD

Tóm tắt nội dung cơ bản của dự án:

Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh hỗ trợ cho việc thực hiện các ưu tiên chính trong Kế hoạch 5 năm PTNNNT của tỉnh Dự án sẽ tập trung cải thiện năng suất

và khả năng cạnh tranh trong một số lĩnh vực nông nghiệp được lựa chọn Các ưu tiên sẽ được xác định thông qua các phân tích thị trường và các cuộc tham vấn với các bên liên quan ở cấp trung ương, tỉnh và địa phương Trong suốt thời gian triển khai, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ đầu tư một số hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, các dịch vụ khuyến nông (dự kiến tập huấn cho trên 30.000 nông dân) nhằm cải thiện năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của họ tại các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 xã của 3 huyện được chọn Tính bền vững sẽ dễ dàng đạt được thông qua việc tăng thêm sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả của các cơ quan, ban ngành địa phương Dự kiến sẽ có khoảng 65.000 nông dân (cả nam và nữ) tại 13 xã nghèo ở vùng nông thôn tham gia vào dự án sẽ được tăng cường khả năng tiếp cận đối với các kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ cho việc PTNN Dự án dự kiến sẽ cung cấp các khóa tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật về quản lý tài

Trang 8

chính, mua sắm đấu thầu, triển khai chương trình và quản lý dựa trên kết quả cho khoảng 700 cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã

- Kết quả cuối cùng của dự án: Mở rộng các cơ hội phát triển kinh tế cho nam

giới và phụ nữ nông thôn nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh

- Nội dung các hợp phần như sau:

+ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Dự án sẽ tài trợ cho việc thực hiện Kế hoạch 5 năm PTNNNT của tỉnh Tài trợ của chính phủ Canada sẽ hỗ trợ cho việc xác định ra các ưu tiên của bản Kế hoạch dựa trên các phân tích thị trường và tham vấn các bên có liên quan Nguồn tiền của chính phủ Canada sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các ưu tiên chính của bản kế hoạch Các ưu tiên này

sẽ được xác định và được phân bổ ngân sách để thực hiện từng năm một Dự kiến bản kế hoạch sẽ xác định ra được các loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, cải thiện năng suất, hỗ trợ phát triển các mối liên kết giữa ngành và thị trường, và tăng cường các dịch vụ khuyến nông và tập huấn, bao gồm cả việc xúc tiến các phương pháp cung cấp dựa vào thị trường

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Các công trình kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ PTNN sẽ được ưu tiên xây dựng tại 13 xã thuộc 3 huyện Các huyện và các xã được lựa chọn dựa trên các tiêu chí nghèo, và có tiềm năng trong việc sản xuất nông nghiệp và gia tăng giá trị nông sản Các công trình kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ sẽ được xác định thông qua các quy trình tham vấn người dân tại các xã và các huyện Dự kiến là các xã và các huyện với tư

Trang 9

cách là chủ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng qui mô nhỏ sẽ quản lý qui trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thông qua qui trình này Các chủ đầu tư công trình kết cấu

hạ tầng qui mô nhỏ cũng sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các đánh giá tác động môi trường và quản lý nguồn tiền do tỉnh phân bổ để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng Hợp phần này cũng sẽ bao gồm việc sửa chữa và khôi phục lại các công trình kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ có tầm quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn đã bị đợt lũ lụt năm 2010 làm hư hại Các công trình này sau khi sửa chữa sẽ đảm bảo chống chọi tốt hơn với thiên tai

+ Xây dựng năng lực quản lý công trong việc triển khai chương trình PTNN

Đóng góp của chính phủ Canada cũng sẽ bao gồm tăng cường việc quản lý nguồn lực công liên quan đến PTNN Nguồn quỹ hỗ trợ kỹ thuật sẽ tăng cường năng lực lập quy hoạch, kế hoạch (kể cả mua sắm trang thiết bị cho việc lập quy hoạch, kế hoạch), lập ngân sách, quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu và giám sát tại cấp tỉnh và các cấp cơ sở Sự hỗ trợ này sẽ được dành cho các đơn vị thụ hưởng dự án của các cấp tỉnh, huyện và xã, cũng như các cơ quan hiện có tại địa phương có chức năng giám sát trách nhiệm giải trình

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

Các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án PTNN Hà Tĩnh được xây dựng và thực hiện dựa trên kế hoạch hành động môi trường (KHHĐMT) Bản kế hoạch này được xây dựng nhằm đưa các cân nhắc môi trường và ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động phát triển của dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh Phương pháp được thực hiện là phương pháp tích hợp, trong đó các

thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH được lồng ghép trong các hoạt động

dự án nhằm giúp dự án đạt được các kết quả bền vững về môi trường KH HĐMT đề ra các hành động/thực hành môi trường, BĐKH cụ thể, các chỉ số đo lường giúp cho việc thực hiện, theo dõi, báo cáo về tiến độ cũng như các kết quả đạt được Nó cũng đặt ra các trách nhiệm thực hiện và phối kết hợp của các bên liên quan về hoạt động BVMT, BĐKH Cụ thể nội dung các hành động/thực hành môi trường, BĐKH trong từng chuỗi giá trị sản phẩm của dự án như sau:

Bảng 1.1 Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi

sản phẩm lúa gạo

TT Các khâu Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH

Trang 10

sản xuất

điều kiện khắc nghiệt của thời tiết địa phương

2 Vật tư sản

xuất

Sử dụng phân hữu cơ, phân đạm tổng hợp (N-P-K), hoá chất bảo

vệ thực vật trong canh tác theo hướng dẫn, đảm bảo chất lượng

3 Kỹ thuật

sản xuất

Áp dụng các kỹ thuật sản xuất theo hướng giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật (IPM, các canh tác thích ứng với BĐKH) Lớp học nông dân trên đồng ruộng: Sinh hoạt chủ yếu về canh tác lúa, IPM, chủ động tưới tiêu

4 Hạ tầng

sản xuất

Tất cả các bước từ lựa chon, thiết kế đến xây dựng các công trình, yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH sẽ được xem xét và thực hiện phù hợp với từng bước

sử dụng; sử dụng các nhãn mác/bao bì đóng gói thân thiện với MT

6 Sản phẩm

phụ

Phế phẩm trong sản xuất NN như rơm rạ được tận dụng làm nấm, phân hủy hữu cơ, thức ăn trâu bò

Bảng 1.2 Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong

chuỗi sản phẩm chè

TT Các khâu

sản xuất Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH

điều kiện khắc nghiệt của thời tiết địa phương

2 Vật tư sản

xuất

Sử dụng phân hữu cơ, phân đạm tổng hợp (N-P-K), hoá chất bảo

vệ thực vật trong canh tác có chất lượng tốt

sử dụng; sử dụng các nhãn mác/bao bì đóng gói thân thiện với MT

Bảng 1.3 Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong

chuỗi sản phẩm rau

TT Các khâu Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH

Trang 11

sản xuất

1 Vật tư sản

xuất

Sử dụng phân hữu cơ, phân đạm tổng hợp (N-P-K), hoá chất bảo

vệ thực vật trong canh tác có chất lượng tốt

sử dụng; sử dụng các nhãn mác/bao bì đóng gói thân thiện với MT

Bảng 1.4 Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong

chuỗi sản phẩm bò

TT Các khâu

sản xuất Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH

- Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho bò;

- Lớp học nông dân trên đồng ruộng: Sinh hoạt chủ yếu về phòng trừ bệnh dịch, chăn nuôi bò, giữ ấm trong mùa đông, làm chuồng trại đảm bảo

4 Hạ tầng sản

xuất

Cải tạo/xây dựng mới chuồng trại chăn nuôi bò (nếu có) thì sẽ xem xét đến yếu tố đảm bảo vệ sinh, giữ ấm mùa đông, thoáng trong mùa hè

sau đó tận dụng để trồng cỏ và bón cho cây trồng

Bảng 1.5 Các Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH trong

chuỗi sản phẩm lợn

TT Các khâu sản Thực hành nông nghiệp BVMT và ứng phó BĐKH

Trang 12

học sau đó tận dụng đển trồng cỏ và bón cho cây trồng

Trang 13

PHẦN II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

2.1 NỘI DUNG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ

Các nội dung của hoạt động điều tra, đánh giá liên quan bao gồm:

(1) Điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các bên liên quan để thu thập các thông

tin, số liệu về hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại 05 chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp

Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 - 2017 theo từng công đoạn sau: Sản xuất, thu hoạch;

Sau thu hoạch, Đóng gói, bảo quản; Phân phối thị trường, bán lẻ; Xử lý chất thải

(2) Tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu thu thập hiệu quả (kinh tế, BVMT, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại 05 chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án PTNN Hà Tĩnh triển khai (2012 - 2017)

(3) Đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhận rộng các thực hành có hiệu quả cao cả về kinh tế, BVMT và ứng phó với BĐKH

(4) Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

2.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu và số liệu có liên quan một cách chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu

Theo phương pháp này, các thông tin về hoạt động và kết quả chung của dự án;

hoạt động và kết quả thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án PTNN Hà Tĩnh được tiến hành thu thập từ các tài liệu

và báo cáo liên quan (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Các nguồn thông tin, tài liệu tổng hợp

Trang 14

2 Báo cáo kết quả của Dự án PTNN Hà Tĩnh năm 2012, 2013,

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

2.2.1.1 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Trong nghiên cứu này, phỏng vấn bán cấu trúc được tiến hành thông qua phiếu điều tra (mẫu phiếu trình bày ở Phụ lục) Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến; tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn

a Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:

(i) Cán bộ môi trường của dự án;

(ii) Tiểu ban quản lý dự án tại 13 xã tham gia dự án;

(iii) Giám đốc HTX, tổ trưởng các Tổ hợp tác do dự án hỗ trợ;

(iv) Các hộ dân tham gia dự án

b Cỡ mẫu và chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân lớp (lớp ở đây là xã) được sử dụng để chọn ra các hộ dân đại diện ở 13 xã thuộc 3 huyện khảo sát Cỡ mẫu của nghiên cứu được theo công thức Cochran (1977)

e

q p z

n

Trang 15

+ p: tỷ lệ ước tính; q = 1 – p, nếu không biết p, cho phép chọn p = 0,5;

+ e: sai số mong muốn (còn được gọi là mức chính xác hay sai số do kỳ vọng)

Trong công thức (1), sai số mong muốn (e) thường có giá trị từ 1 đến 10%, thông dụng nhất là 5% Áp dụng vào công thức (1) với độ tin cậy 95% và tỷ lệ ước tính p là 50% hay 0,5, ta tính được cỡ mẫu cần khảo sát là 386 hộ gia đình Cỡ mẫu khảo sát được làm tròn thành 400 hộ gia đình nhằm đề phòng các trường hợp sai sót về mặt số liệu điều tra trong quá trình khảo sát

Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân lớp, sau khi đã xác định được cỡ mẫu thì cần phân bổ số lượng mẫu chi tiết trong mỗi lớp theo tỷ lệ hộ gia đình tương ứng (Probability Proportional to Size – PPS) Số lượng mẫu chi tiết ở mỗi lớp (xã) cũng được chọn ngẫu nhiên không lặp lại để đảm bảo tính đại diện

Mẫu phiếu điều tra được thiết kế bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi nhiều đáp

án, câu hỏi mở và câu hỏi có trọng số để thu thập các thông tin về hiệu quả (kinh tế, bảo

vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm do Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh triển khai từ năm 2012 -

2017 Mẫu phiếu bao gồm từ 20 - 30 câu hỏi với 04 nội dung chính như sau:

(i) Thông tin về các thực hành nông nghiệp về BVMT và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án;

(ii) Tình hình thực hiện (mức độ, kết quả) các thực hành nông nghiệp về BVMT

và ứng phó BĐKH trong các chuỗi giá trị sản phẩm của dự án;

(iii) Thông tin về hiệu quả (kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH) các thực hành về BVMT và ứng phó BĐKH trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm;

(iv) Thông tin về tồn tại/khó khăn, bài học kinh nghiệm và cách thức để tiếp tục duy trì, nhận rộng các thực hành về BVMT và ứng phó BĐKH trong canh tác, sản xuất tại các chuỗi giá trị sản phẩm

Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu định lượng ở quy mô hộ gia đình về hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trong các chuỗi giá trị của dự án

Trang 16

2.4.2.3 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA – Participatory Rapid Appraisal)

PRA đặc biệt thích hợp trong các nghiên cứu có liên quan đến cộng đồng vì công cụ này có sự tham gia của nhóm tư vấn và các thành viên cộng đồng địa phương trong mọi khía cạnh của nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích kết quả Một số công cụ kỹ thuật được sử dụng trong PRA của nghiên cứu này bao gồm:

Các thông tin được thu thập nhanh bao gồm:

(i) Tình hình chung của các xã dự án về sản xuất, thu nhập, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH

(ii) Các hiệu quả từ việc thực hiện các thực hành về BVMT và ứng phó BĐKH trong canh tác, sản xuất: giảm thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi

Hình 2.2 Một số hình ảnh làm việc với các Tiểu ban quản lý dự án

Trang 17

trường, hiệu quả thu gom xử lý chất thải từ các hoạt động của dự án, hiệu quả của các

mô hình bảo vệ môi trường do dự án triển khai,

(iii) Các kiến nghị và đề xuất của người dân địa phương tham gia dự án giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH,

2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu thống kê về quá trình thực hành nông nghiệp tại các chuỗi giá trị sản xuất của 5 sản phẩm theo từng công đoạn, hạng mục khác nhau để tổng hợp và phân tích đánh giá hiệu quả và đúc rút bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp trong việc nhân rộng quá trình thực hành nông nghiệp trong bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH Một số mô hình thống kê hồi quy đa biến có thể được xây dựng dựa trên các thông số phân tích thống kê tổng hợp và so sánh bằng công cụ Data Analysis được tích hợp trong phần mềm MS Exel

Hình 2.3 Phỏng vấn người dân ngoài hiện trường

Trang 18

PHẦN III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP

VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ

CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

3.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

3.1.1 Hợp phần 1 - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

3.1.1.1 Chuỗi giá trị sản phẩm lúa

Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo liên kết đã được hình thành trên 400 ha, 1.300

hộ tham gia tại 05 xã (Đức Thủy, Đức An, Đức Tùng, Đức Long và Bùi Xá) của huyện Đức Thọ, thành lập và hỗ trợ phát triển 3 THT và 1 HTX Việc sản xuất được tiến hành theo hướng VietGap và truy xuất nguồn gốc Hình 3.1 mô tả vắn tắt mô hình

chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo của dự án

Hình 3.1 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo của dự án PTNN Hà Tĩnh

3.1.1.2 Chuỗi giá trị sản phẩm rau, củ, quả

Chuỗi giá trị sản phẩm rau, củ, quả chỉ đạt được các kết quả khiêm tốn do thị trường đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn Các kết quả chính của chuỗi rau, củ, quả gồm: hỗ trợ thành lập 1 HTX sản xuất rau với 89 thành viên tại xã Thạch Kênh; tổ chức tập huấn về kỹ năng quản lý vận hành HTX (01 lớp) và lập kế hoạch kinh doanh cho các thành viên HTX (01 lớp); Tổ chức 02 chuyến tham quan mô hình sản xuất rau tại công ty NAFOOD (huyện Quế Phong - Nghệ An) và tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng

Trang 19

3.1.1.3 Chuỗi giá trị sản phẩm chè

Chuỗi giá trị sản phẩm chè đã được hình thành khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ với quy mô trên 700 ha tại các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê Chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 41 ha đã được cấp chứng chỉ VietGAP Hình 3.2 mô tả vắn tắt mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án

Hình 3.2 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh

3.1.1.4 Chuỗi giá trị sản phẩm bò

Giai đoạn 2012 – 2017 Dự án đã hỗ trợ 02 mô hình cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu tại xã Bùi Xá, Đức Long và Đức Thủy (Đức Thọ) và xã Thạch Long và Thạch Sơn (Thạch Hà) với tổng số trên 400 con bê; 02 Mô hình chăn nuôi hươu sinh sản tại

xã Kỳ Lâm và Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) với số lượng 28 con; đã thành lập HTX nuôi

bò tại 3 xã Thạch Thanh, Thạch Sơn và Phù Việt nuôi bò sinh sản để bán bê; đã hỗ trợ

40 con bò giống, hướng dẫn kỹ thuật và trồng cỏ cho các hộ; thành lập mới được 5 tổ hợp chăn nuôi bò tại 2 xã Kỳ Lâm và Kỳ Tây Dự án cũng đã tiến hành cấp phát bò cho 60 hộ với quy mô 2 con/hộ

3.1.1.5 Chuỗi giá trị sản phẩm lợn

Dự án đã hình thành được mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lợn qui mô hộ gia đình (tại xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, đem lại thu nhập khoảng 30 triệu đồng/hộ/năm

Trang 20

Hình 3.3 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh

tu bảo dưỡng công trình

3.1.3 Hợp phần 3 - Hỗ trợ quản lý, nâng cao năng lực

- Dự án đã tổ chức 60 lớp tập huấn cho 1.438 cán bộ các cấp từ cấp tỉnh đến huyện, xã về các lĩnh vực: Nâng cao năng lực lập kế hoạch; tăng cường năng lực quản

lý công (quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu); quản lý dự án và theo dõi ngân sách cho thành viên Hội đồng nhân dân; quản lý dựa vào kết quả; giám sát, đánh giá và kỹ năng viết báo cáo; đào tạo giảng viên nòng cốt về môi trường; đào tạo giảng viên nòng cốt về giới và lồng ghép giới; cập nhật và vận hành khung giám sát và đánh giá 5 năm NN&PTNT; nâng cao năng lực Ngoại ngữ; tập huấn sử dụng phần mềm cho cán bộ Ban QLDA và các tiểu ban Bên cạnh đó, Dự án cũng đã và đang hỗ trợ nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch cho Sở NN & PTNT Thông qua hoạt động này cán bộ của

Sở, các đơn vị thuộc Sở, các phòng nông nghiệp các huyện đã được tiếp cận phương pháp lập kế hoạch của ngành tốt hơn, hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả

Trang 21

quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp Trong năm 2016, Chi cục Trồng trọt và BVTV và Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã áp dụng phương pháp lập kế hoạch mới do

- Duy trì hoạt động trang Web Dự án; xuất bản 07 bản tin của Dự án; xây dựng

và phát sóng 7 phóng sự về các nội dung của dự án trên Đài truyền hình Hà Tĩnh; 10 bài báo về kết quả thực hiện dự án được đăng trên Báo Hà Tĩnh; mua sắm các trang

thiết bị văn phòng cho Ban QLDA và các đơn vị thực hiện dự án bao gồm máy tính

xách tay, máy tính để bản, máy chiếu, máy in và máy ảnh; xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2013 và 2014, 2015 có lồng ghép vấn đề giới và môi trường và kế hoạch mua sắm đấu thầu; hoàn thành giám sát và đánh giá Kế hoạch hoạt động của Dự án trong các năm 2012, 2013 và 2014, 2015, 2016, 2017

3.2 HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP VỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỰ ÁN PTNN HÀ TĨNH

Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy hiện trạng thực hiện các thực hành nông nghiệp

về BVMM và ứng phó BĐKH tại từng xã thực hiện chuỗi sản phẩm lúa của dự án PTNN Hà Tĩnh giai đoạn từ 2014-2017 cụ thể như sau:

Trang 22

i) Xã Đức Tùng

Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tại xã Đức Tùng đã tham gia chuỗi lúa của dự

án từ năm 2014, diện tích sản xuất từng hộ thay đổi theo từng năm khoảng 3-4 sào/vụ/ năm Trung bình mỗi hộ canh tác 3,5 sào/vụ/ năm

- Giống lúa

100% giống lúa trong mô hình gồm: B6, BT7, TƯ 8 đều có yếu tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương Đặc biệt, giống lúa Thiên Ưu 8 được các hộ dân lựa chọn nhiều, rất nhiều hộ dân khi được phỏng vấn đã hài lòng với giống lúa này do có nhiều

ưu điểm như khả năng chống đổ khá, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính (đạo ôn, khô vằn, bạc lá…), phạm vi thích ứng rộng

100% giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN, do đó chất lượng giống lúa được đảm bảo

- Vật tư sản xuất:

Sau khi tham gia dự án, hầu hết chi phí cho vật tư sản xuất của các hộ đều giảm nhiều, giảm trung bình 28,6% nhờ giảm được số lần phun thuốc BVTV do người dân trồng giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn Ngoài ra, các hộ dân đã áp dụng tốt các kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của dự án tư vấn nên giảm được lượng thuốc BVTV sử dụng trong chuỗi

100% vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình có chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng

- Kỹ thuật sản xuất:

Kết quả điều tra cho thấy 100% nông dân tham gia mô hình được tập huấn với các hình thức tập huấn là tập huấn chung về khuyến nông, tham quan học hỏi kinh nghiệm 100% nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững 100% nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn rất tốt từ 75%-100% Ngoài ra, mỗi người dân sau khi tham gia các lớp tập huấn đều chia sẻ kiến thức cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 người chia sẻ được 10 - 20 người

Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lần/sào/vụ xuống còn 2 lần/sào/vụ Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 12%, còn lượng phân bón hóa học không giảm so với hình thức canh thác thông thường Đối với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của HTX đã được đào tạo TOT

Trang 23

về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm 2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triển khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấy hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016

- Hạ tầng sản xuất:

Từ kết quả điều tra trưởng tiểu ban, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư 1,55km kênh mương bê tông vào năm 2014; đầu tư tổng cộng 1,5km đường giao thông nội đồng vào năm 2012 và 2014 100% các công trình này đều thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT

và thích ứng với BĐKH như là che chắn bạt trong quá trình thực hiện và phun nước để giữ ẩm công trình Thêm vào đó, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công được giám sát thực hiện các biện pháp BVMT bởi các thành viên của Ban mặt trận tổ quốc, Ban công tác mặt trận thôn

Các công trình kênh mương mà dự án đầu tư cho xã đã tăng khả năng cấp nước cho chuỗi lên tới 80ha lúa và giảm được khoảng 10% lượng nước thất thoát so với mương đất trước đây

- Sản phẩm:

Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch được làm khô bằng cách phơi nắng 100% hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt trong bảo quản lúa sau thu hoạch

100% hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường, đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật về bảo quản lúa

- Sản phẩm phụ:

100% nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độn chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100% hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án

Trang 24

ii) Xã Đức An

Xã Đức An có 2 HTX tham gia dự án gồm: HTX Thành Long, HTX Đại An tham gia chuỗi lúa của dự án Kết quả điều tra cho thấy, các hộ đã tham gia chuỗi lúa của dự án từ năm 2014, diện tích sản xuất thay đổi theo từng năm khoảng 2-10sào/vụ/năm Trung bình mỗi hộ canh tác 5 sào/vụ/năm

- Vật tư sản xuất:

Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất của các hộ giảm đáng kể, trung bình giảm 48,6% nhờ thực hiện tốt các kỹ thuật do dự án tư vấn khi sử dụng thuốc BVTV Ngoài ra, chuỗi lúa được dự án quy hoạch tập trung nên dễ xử lý hơn khi

bị sâu bệnh, chuột phá hoại

100% vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình có chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng

- Kỹ thuật sản xuất:

Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông dân tham gia mô hình được tập huấn với các hình thức tập huấn là tập huấn chung về khuyến nông, tập huấn về mô hình sản xuất 100% nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững 100% nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn khá tốt từ 50%-100% Ngoài ra, mỗi người sau khi tập huấn đều chia sẻ kiến thức cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 người chia sẻ được khoảng 10 - 17 người

Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lần /sào/vụ xuống còn 2 lần/sào/vụ Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 8,0%, còn lượng

phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác thông thường

Đối với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của các HTX đã được đào tạo TOT về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm

Trang 25

2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triển khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấy hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016

Công trình đập thủy lợi mà dự án đầu tư cho xã đã tăng khả năng cấp nước cho 25ha lúa, giảm được khoảng 15% lượng nước thất thoát so với mương đất trước đây và không bị lở khi mùa mưa lũ đến

- Sản phẩm:

Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch và làm khô bằng cách phơi nắng Quá trình bảo quản sau khi làm khô/đóng bao thì 100% hộ dân không

sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt

100% hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường vầ đảm

bảo chất lượng lúa trong quá trình bảo quản

- Sản phẩm phụ:

100% nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độn chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100% hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án

- Chất thải:

100% hộ dân được điều tra đều thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng, ngoài ra còn có HTX vệ sinh môi trường đi thu gom Các hình thức thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 73% rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vận chuyển và xử lý

iii) Xã Bùi Xá

Trang 26

Xã Bùi Xá có 2 HTX tham gia dự án gồm: HTX Đại Phúc, HTX Long Thành tham gia dự án Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tại xã Bùi Xá tham gia chuỗi lúa của

dự án từ năm 2014, một số hộ tham gia từ năm 2014, diện tích sản xuất thay đổi theo từng năm khoảng 2-8 sào /vụ/năm Trung bình mỗi hộ canh tác 4,9 sào/vụ/năm

- Giống lúa:

Giống lúa sử dụng trong mô hình gồm: B6, BT7, 100% đều có yếu tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương Trong đó, giống B6 là giống ngắn ngày thích hợp trồng trong vụ Xuân vì có khả năng chịu rét, chống đổ tốt, có khả năng thâm canh cao, năng xuất khá BT7 là giống lúa thơm có giá trị cao, chống đổ trung bình, chịu rét khá thường trồng vào vụ Hè Thu

100% giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN, Công

ty giống cây trồng Hà Tĩnh, Công ty vật tư Nghệ An, có nhãn mác đầy đủ, chất lượng giống lúa được đảm bảo

- Vật tư sản xuất:

Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất của các hộ giảm khá ít, trung bình giảm 6,3% Nguyên nhân là do các hộ dân áp dụng kỹ thuật đã được dự án tập huấn trong sử dụng thuốc BVTV, mặc dù chi phí giảm ít nhưng là dấu hiệu khả quan trong việc thay đổi thói quen, kỹ thuật canh tác để giảm được lượng thuốc BVTV tồn

dư tác động lên môi trường

100% vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình từ Dự án PTTN và công ty bán HCBVTV có chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng

- Kỹ thuật sản xuất:

Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông dân tham gia mô hình được tập huấn với các hình thức tập huấn là tập huấn về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH 100% nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững 100% nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn rất tốt từ 50%-100% Ngoài ra, mỗi người sau khi tập huấn về chia sẻ kiến thức cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 người chia sẻ được khoảng 15-24 người

Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được dự án tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lần/sào/vụ xuống còn 2 lần/sào/vụ Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng

Trang 27

6,25% Còn lượng phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác thông thường

Đối với các lớp học hiện trường: các thành viên chủ chốt của các HTX đã được đào tạo TOT về tổ chức lớp học hiện trường trong năm 2015, tuy nhiên trong năm

2016 do còn có nhiều hạn chế trong năng lực và công tác tổ chức nên HTX chưa triển khai, ngoài ra qua kết quả triển khai thí điểm ở xã Đức Thủy trong năm 2015 cho thấy hiệu quả không cao nên trong dự án đã không nhân rộng mô hình này cho các xã khác trong năm 2016

- Hạ tầng sản xuất:

Tổng hợp kết quả điều tra, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư tổng cộng 3km giao thông nội đồng, được đầu tư vào năm 2012 là 0,9km; năm 2013 là 1,4km; năm 2015 là 0,7km 100% các công trình này đều thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH, điển hình như việc che chắn bụi, tưới nước giữ ẩm cho công trình Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công được giám sát thực hiện các biện pháp BVMT bởi Ban giám sát cộng đồng của xã

Công trình thủy lợi mà dự án đầu tư cho xã đã giảm được khoảng 15% lượng nước thất thoát so với mương đất trước đây và không bị lở khi mùa mưa lũ đến

- Sản phẩm:

Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch làm khô bằng cách phơi nắng Quá trình bảo quản sau khi làm khô/ đóng bao thì 100% hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt

100% hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường, đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật về bảo quản lúa

- Sản phẩm phụ:

100% nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độn chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100% hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án

Trang 28

- Chất thải:

100% hộ dân được điều tra đều có thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng, ngoài ra còn có HTX vệ sinh môi trường đi thu gom Các hình thức thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 73% rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vận chuyển và xử lý

iv) Xã Đức Long

Đức Long có 3 HTX tham gia chuỗi lúa của dự án, gồm: HTX Long Sơn, HTX Thượng Long, HTX Hạ Long, các hộ tại xã Đức Long tham gia chuỗi lúa của dự án từ năm 2012, một số hộ tham gia từ năm 2013, 2014, diện tích sản xuất thay đổi theo từng năm khoảng 2-7 sào /vụ/ năm Trung bình mỗi hộ canh tác 4,9 sào/ vụ/năm

- Giống lúa:

Giống lúa sử dụng trong mô hình gồm: B6, BT7, Thiên Ưu 8, 100% các giống này đều có yếu tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương Khi được phỏng vấn, các hộ dân của xã thường sử dụng giống lúa Thiên Ưu 8 vì khả năng chống chịu tốt về sâu bệnh và điều kiện khí hậu thời tiết của địa phương

100% giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN có nhãn mác đầy đủ, chất lượng giống lúa được đảm bảo

- Vật tư sản xuất:

Sau khi tham gia dự án, do các hộ dân áp dụng kỹ thuật đã được dự án tập huấn trong sử dụng thuốc BVTV nên chi phí cho vật tư sản xuất có giảm, trung bình giảm 4,3% , một nguyên nhân khác theo các hộ dân đó là sự tăng giảm của giá cả vật tư

100% vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình mua từ các đại lý của địa phương và

dự án cung cấp đều có nhãn mác đầy đủ, chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép, và có nguồn gốc rõ ràng

- Kỹ thuật sản xuất:

Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông dân tham gia mô hình được tập huấn với các nội dung về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH, tập huấn chung về khuyến nông 100% nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững 100% nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn về các yếu tố lồng ghép môi trường như: kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật thâm canh; sử dụng rơm rạ sau thu hoạch;

Trang 29

thu gom rác nông nghiệp được áp dụng rất tốt từ 75%-100% Kỹ thuật về tưới tiêu nông hộ thì mức độ áp dụng khoảng 25-50%

Ngoài ra, mỗi hộ dân được phỏng vấn đều chia sẻ kiến thức tập huấn cho nhiều người xung quanh, trung bình 1 người tự chia sẻ trong sản xuất khoảng 15 -24 người

Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được dự án tập huấn nên đã giảm được số lần phun hóa chất BVTV là từ 3 lần/sào/vụ xuống còn 2 lần/sào/vụ Trung bình, lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 10% Còn lượng phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác

Công trình thủy lợi mà dự án đầu tư cho xã đã giảm được khoảng 20% lượng nước thất thoát so với mương đất trước đây và không bị lở khi mùa mưa lũ đến

- Sản phẩm:

Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch làm khô bằng cách phơi nắng Quá trình bảo quản sau khi làm khô/đóng bao thì 100% hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt

100% hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường, đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật về bảo quản lúa

Trang 30

- Sản phẩm phụ:

100% nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độn chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100% hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án

- Chất thải:

100% hộ dân được điều tra đều có thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng Các hình thức thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 81% rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vận chuyển và xử lý

v) Xã Đức Thủy

Xã Đức Thủy có các hộ dân của HTX Đông Văn tham gia chuỗi lúa của dự án, các hộ dân tham gia chuỗi lúa của dự án từ năm 2012, với diện tích khoảng 8 sào/vụ/năm Đây là một trong những tiểu ban đã áp dụng thành công chuỗi lúa của dự

án

- Giống lúa

Giống lúa sử dụng trong mô hình gồm: B6, BT7, 100% các giống này đều có yếu tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương Trong đó B6 là giống lúa ngắn ngày được sử dụng cho vụ Đông Xuân, do giống lúa này có khả năng chống chịu rét tốt BT7 được trồng cho vụ Hè Thu đem lại kinh tế cao, giống đã được cải tiến có thể phòng ngừa được sâu đục thân và bệnh bạc lá

100% giống lúa sử dụng trong mô hình được cung cấp bởi Dự án PTNN, đại lý

có chất lượng giống lúa được đảm bảo

- Vật tư sản xuất:

Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất có giảm, trung bình giảm rất tốt là 12,7% Nguyên nhân là do người dân được dự án tư vấn sử dụng giống lúa đảm bảo hơn, chống chịu sâu bệnh, sự thay đổi của thời tiết nên cắt giảm được chi phí thuốc BVTV

100% vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình mua từ các đại lý của địa phương và dự

án cung cấp đều có nhãn mác đầy đủ, chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép và có nguồn gốc rõ ràng

Trang 31

- Kỹ thuật sản xuất:

Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông dân tham gia mô hình được tập huấn với các hình thức tập huấn là tập huấn về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH, tập huấn chung về khuyến nông 100% nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững 100% nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng sau tập huấn rất tốt từ 75%-100%

Ngoài ra, mỗi hộ dân được phỏng vấn đều có chia sẻ kiến thức tập huấn cho rất nhiều người xung quanh, trung bình 1 người tự chia sẻ trong sản xuất hoặc qua các buổi sinh hoạt cộng đồng cho khoảng 20 người

Do người dân áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác được dự án tập huấn nên đã giảm được trung bình 1 lần phun thuốc BVTV Lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác của xã giảm khoảng 15% vì được dự án hướng dẫn đúng kỹ thuật phun thuốc BVTV, chỉ phun thuốc khi bắt đầu bùng phát dịch, nếu không bùng phát dịch bệnh thì không phun

Còn lượng phân bón hóa học giảm không đáng kể hay là không giảm so với

hình thức canh thác thông thường

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án năm 2015, hình thức tổ chức lớp học nông dân trên đồng ruộng (FFS) đã được dự án triển khai thí điểm tại Hợp tác xã NN Đồng Văn xã Đức Thủy (chuỗi lúa) với mục đích hỗ trợ các HTX này tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng có ý nghĩa, đồng thời qua đây các xã viên, người dân địa phương có thể chia sẻ và học được các kinh nghiệm hay trong trồng trọt và chăn nuôi

từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất của mình Để thực hiện tốt hoạt động này, dự án

đã tiến hành đào tạo 01 lớp đội ngũ tập huấn viên nòng cốt về tổ chức lớp học/sinh hoạt nhóm cộng đồng (THT/HTX) trong sản xuất lúa Với sự chuẩn bị tương đối tốt này, các lớp học hiện trường tại các THT/HTX đã được tổ chức một cách quy củ và có nhiều nội dung sinh hoạt hay, bổ ích Hình thức tổ chức lớp học tại hiện trường các thành viên dễ hiểu, tiếp thu nhanh, nhớ lâu, vận dụng tốt, tư tưởng thoải mái, có thời gian trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, sát với thực tế những vấn đề học viên đang cần tìm hiểu, ít tốn kém kinh phí Tuy vậy, đây là hoạt động đang mang tính thử

nghiệm nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như: (i) Mặc dù đã được đào

tạo TOT, kết quả sau khóa đào tạo tương đối tốt, tuy nhiên những nội dung đào tạo chỉ mang tính lý thuyết vì vậy khi về thực hiện các vấn đề trong thực tiễn các THT/HTX

còn nhiều lúng túng, chưa giải quyết trọn vẹn vấn đề và cần rất nhiều sự hỗ trợ; (ii)

Các thành viên tham gia lớp học đang bị động, chưa chủ động có các ý kiến góp ý tham gia lớp học vì thế chất lượng các cuộc sinh hoạt còn hạn chế Do đó, trong năm

2016 dự án đã ngừng triển khai và không nhân rộng ra các xã khác

Trang 32

- Hạ tầng sản xuất:

Tổng hợp kết quả điều tra, cơ sở hạ tầng của xã đã được dự án quan tâm đầu tư 0,5 km kênh mương bê tông vào năm 2013 Đường giao thông nội đồng được dự án đầu tư tổng cộng 2,3km với 0,9km vào năm 2012; 0,5 km vào năm 2013; 0,9 km vào năm 2015 100% các công trình này đều có thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH Ngoài

ra, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công có được giám sát thực hiện các biện pháp BVMT bởi các cán bộ và nhân dân trong thôn được hưởng lợi từ công trình

Công trình kênh mương bê tông mà dự án đã đầu tư đã tăng khả năng cấp nước cho 30 ha lúa và làm giảm thất thoát đến 30% nước so với mương đất trước đây Kênh mương bê tông đã có khả năng chống chịu với thời tiết/ khí hậu địa phương tốt hơn so với kênh mương xây gạch bởi ít bị hỏng hay xuống cấp

- Sản phẩm:

Về việc thu hoạch và bảo quản lúa, tất cả lúa được thu hoạch làm khô bằng cách phơi nắng Quá trình bảo quản sau khi làm khô/ đóng bao thì 100% hộ dân không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng để chống mối mọt

100% hộ dân sử dụng những bao bì đóng gói lúa thân thiện với môi trường

- Sản phẩm phụ:

100% nông dân được điều tra của xã đã tận dụng rơm rạ để làm chất độn chuồng và thức ăn cho trâu bò, 100% hộ dân trên địa bàn xã không đốt rơm rạ trên đồng ruộng như khi tham gia dự án

- Chất thải:

100% hộ dân được điều tra đều thực hiện thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng sau đó có HTX vệ sinh môi trường thu gom và xử lý Các hình thức thu gom này khá hiệu quả, thu gom được 87% rác thải

3.2.1.2 Đánh giá hiệu quả từ việc thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT

và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa

Từ các kết quả đánh giá hiện trạng thực hiện các thực hành nông nghiệp về

BVMT và ứng phó BĐKH tại các xã tham gia chuỗi sản phẩm lúa, chúng tôi nhận thấy

rằng việc thực hiện các thực hành này mang lại nhiều hiệu quả, không chỉ về khía cạnh BVMT, ứng phó BĐKH mà còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế lẫn xã hội (Bảng 3.1)

Trang 33

Bảng 3.1 Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và ứng phó

BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa

giống có thời gian sinh

trưởng ngắn nên cho thu

hoạch nhanh do đó việc sử

dụng giống này rất phù hợp

cho việc chạy lụt ở địa bàn

huyện Đức Thọ; giống P6 và

Thiên Ưu chịu rét tốt do thân

cây mạ to, cứng nên phù hớp

với điều kiện canh tác khi có

nhiệt độ thấp trong vụ xuân

100% các giống lúa SX trong

trưởng và phát triển tốt trong với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết cực đoan của huyện Đức Thọ

Chính quyền địa phương, người dân tin tưởng

và yên tâm sản xuất

Giảm 20% chi phí cho vật tư (nhờ giảm số

phân bón áp dụng, mua vật

tư từ đại lý tin cây từ thực hành chuẩn so

thống)

Nâng cao nhận thức,

người dân trong việc nhận biết,

phân bón,

BVTV đảm bảo chất lượng

cây lúa nên đã tạo điều kiện

cải tạo đất, không để đất

chua phèn nhất là trong vụ

Hè thu SX liền vụ Đông

Xuân đất chưa có thời gian

Hạn chế các tác động xấu đến môi trường do hoạt động phun HCBVTV

Cải tạo được môi trường đất

Giảm được 1

HCBVTV so với hình thức canh tác thông thường từ đó

trường

Trang 34

nghĩ, tàn dư sâu bệnh gây hại

cấp nước thì còn

hỗ trợ tốt hơn trong tiêu thoát

ngập úng cho đồng ruộng

Các công trình kênh mương bê tông của dự án

thất thoát so với mương đất Các công trình

thông nội động tạo điệu kiện thuận lợi hơn cho việc đưa

cơ giới hóa vào

SX

Chính quyền địa phương và

bà con sản xuất được

không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng nên hạn chế tác động đến sức khỏe của người tiêu dùng

- Sử dụng các nhãn mác/bao bì đóng gói thân thiện với MT nên không làm phát sinh các chất thải

dễ tiêu thu hơn

Góp phần từng bước hoàn thiện

dựng thương

sạch Đức Thọ

Trang 35

sẽ, hạn chế được cản trở của rơm

rạ đến hoạt động SX

Chất

thải

Thu gom rác nông nghiệp (vỏ

bao bì, chai lọ phân bón,

thuốc trừ sâu)

- 83,6 % vỏ bao

bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu sẽ được thu gom sau mỗi vụ

SX do đó giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường

quan đồng ruộng sạch

sẽ, hạn chế được cản trở của chai

lọ thuốc trừ sâu đến hoạt động

SX Bảng 3.1 cho thấy các hiệu quả chính từ việc thực hiện các các thực hành NN

về BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm lúa bao gồm:

- Thông qua việc lựa chọn các giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết cực đoan của huyện Đức Thọ đã giảm bớt rui ro, thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra trong sản xuất, tạo lòng tin và sự yên tâm cho chính quyền địa phương và người sản xất từ đó góp vào sự thành công chung của dự án cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương thực hiện chuỗi

- Việc kiểm soát tốt chất lượng vật tư sản xuất, áp dụng các kỹ thuật sản xuất theo hướng giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật (IPM, các canh tác thích ứng với BĐKH, SX lúa an toàn theo theo hướng VietGAP, ) đã giảm thiểu được số lần phun thuốc (1 lần) và lượng thuốc (9,85 %) so với hình thức canh tác thông thường; cùng với đó là phần lớn chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất như: Rơm rạ, vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu, đều được thu gom để tận dụng/xử lý điều này đã góp phần làm giảm tác động xấu đến chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) tại các khu vực sản xuất Ngoài ra, việc thực hiện các thực hành này còn giúp nầng cao năng lực/nhận thức cho người dân về kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường

- Các công trình hạ tầng do dự án đâu tư đều mang lại hiệu quả sử dụng cao, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất của chuỗi lúa, cùng với đó, các công trình kênh mương bê tông của dự án giúp giảm được 18% lượng nước thất thoát so với mương đất và tiêu thoát nước chống ngập úng cho đồng ruộng

Trang 36

- Trong sơ chế, bảo quản không sử dựng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng;

sử dụng các nhãn mác/bao bì đóng gói thân thiện với MT (Dự án đã hỗ trợ bao bì có in nhãn “Gạo Đức Thọ sạch, uy tín, chất lượng” cho các THT/HTX thu mua chế lúa, gạo

ở Đức Thọ), theo thông tin từ các THT/HTX thì thông qua việc thực hiện các thực hành này đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng thêm lòng tin đối với khách hàng, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn từ đó từng bước hoàn thiện và xây dựng thương hiệu gạo sạch Đức Thọ

trạng thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMM và ứng phó BĐKH tại từng xã

thực hiện chuỗi sản phẩm chè của dự án PTNN Hà Tĩnh giai đoạn từ 2014-2017 như sau:

- Giống chè

Giống chè sử dụng trong chuỗi gồm: PH1, LDP2, 100% các giống này đều có yếu

tố chống chịu hạn, sâu bệnh ở địa phương Cụ thể, giống chè LDP2 có khả năng chống hạn tốt, giống chè PH1 thì có khả năng chống nắng, chống rét

100% giống chè sử dụng trong chuỗi được cung cấp bởi Xí nghiệp chè 2-9 ở xã

Kỳ Trung và Dự án PTNN có nhãn mác đầy đủ, chất lượng giống chè được đảm bảo

- Vật tư sản xuất:

100% vật tư sản xuất cung cấp cho mô hình mua từ Xí nghiệp chè 2-9 ở xã Kỳ Trung và dự án cung cấp đều có nhãn mác đầy đủ, chất lượng đảm bảo thông qua kiểm soát đại lý bán đúng vật tư theo danh mục cho phép và có nguồn gốc rõ ràng Sau khi tham gia dự án, chi phí cho vật tư sản xuất có giảm, trung bình giảm 16,9% Nguyên nhân là do dự án hỗ trợ kinh phí về giống, vật tư cho các hộ dân

- Kỹ thuật sản xuất:

Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông dân tham gia mô hình được tập huấn với các nội dung về mô hình sản xuất, tập huấn về BVMT và BĐKH, tập huấn chung về khuyến nông, cụ thể: 100% nông dân tập huấn được phân tích lợi ích về BVMT khi áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững 100% nông dân thực hành các kỹ thuật canh tác bền vững đã được tập huấn với mức độ áp dụng rất tốt từ 75%-100%

Trang 37

Người dân đã áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác sau khi được dự án tập huấn Các

hộ dân đã sử dụng kỹ thuật phun máy nên HCBVTV phun ra đều và có hiệu quả hơn trước Hiện nay hóa chất BVTV chỉ phun từ 2-3 lần/năm so với trước đây là 5 lần/năm; việc phun hóa chất BVTV do một tổ bảo vệ thực vật thực hiện nên đảm bảo được phun đồng loạt Kết quả là trung bình lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong canh tác chè của chuỗi giảm khoảng 10% Còn lượng phân bón hóa học giảm không đáng kể so với hình thức canh thác thông thường

Trong các năm 2015, 2016 và 2017 Dự án đã hỗ trợ bà con nông dân thuộc các xã vùng nguyên liệu của 3 xí nghiệp (Xí nghiệp chè 2-9 ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh; Xí nghiệp chè 20-4 ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê; và Xí nghiệp chè Tây Sơn, huyện Hương Sơn) trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP Mặc dầu, tiêu chuẩn này không phải là tiêu chuẩn quốc tế nhưng việc bà con nông dân áp dụng tiêu chuẩn này sẽ hạn chế được khả năng phát hiện sản phẩm chè bị nhiễm kim loại nặng hoặc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép và một điều quan trọng nữa là nó giúp nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe của người sản xuất, bảo vệ môi trường v.v và giúp họ thay đổi thói quen sản xuất theo hướng an toàn hơn để tạo tiền đề cho việc áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn, được quốc tế công nhận (GlobalGAP )

- Hạ tầng thiết bị sản xuất:

Giai đoạn từ năm 2012 - 2014:

Cơ sở hạ tầng của xã Kỳ Thượng đã được dự án quan tâm đầu tư 1,19km kênh mương bê tông vào năm 2013, giao thông nội đồng là 2,8km vào năm 2016, đập thủy lợi với quy mô tưới tổng cộng 210ha 100% các công trình này đều có thực hiện các quy định của luật BVMT, quá trình thi công đều thực hiện đầy đủ yếu tố BVMT và thích ứng với BĐKH Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công được giám sát thực hiện các biện pháp BVMT bởi Ban giám sát cộng đồng của xã

Giai đoạn từ 2014 – 2017:

Dự án quy hoạch xã Kỳ Thượng phát triển chuỗi sản phẩm chè, tuy nhiên trong giai đoạn này hạ tầng phục vụ sản xuất chè chưa được quan tâm đúng mức, vùng chè của dự án chưa được đầu tư một mô hình hệ thống tưới nào hiệu quả; cây che bóng mới chỉ triển khai được khoảng 30% diện tích Do đó, vùng chè thường phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi có hạn hán nhất là trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay

- Sản phẩm:

Trang 38

Sau khi thu hoạch, các hộ dân tập trung về kho thu mua (do dự án đầu tư năm 2016), tại đây các hộ dân chỉ re mỏng chè trong 12h để thoáng búp chè và tiến hành cân để bán cho Xí nghiệp chè 2-9, không đóng gói sản phẩm, do đó, 100% sản phẩm không sử dụng chất bảo quản bị cấm sử dụng

- Chất thải:

100% hộ dân được điều tra đều có thu gom vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất với hình thức thu gom là sử dụng xong thì bỏ luôn vào thùng gom trên đồng, thu gom được 100% rác thải, sau đó có HTX vệ sinh môi trường vận chuyển và xử

3.2.2.2 Đánh giá hiệu quả từ việc thực hiện các thực hành nông nghiệp về BVMT

và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm chè

Từ các kết quả đánh giá hiện trạng thực hiện các thực hành nông nghiệp về

BVMT và ứng phó BĐKH tại các xã tham gia chuỗi sản phẩm chè, nhận thấy rằng

việc thực hiện các thực hành này mang lại nhiều hiệu quả, không chỉ về khía cảnh BVMT, ứng phó BĐKH mà còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế lẫn xã hội (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Kết quả chính từ việc thực hiện các thực hành NN về BVMT và ứng phó

Kỳ Thượng, Kỳ Anh

Giảm bớt rui

ro, thiệt hại do thời tiết cực đoan của vùng

Kỳ Anh

Chính quyền địa phương, người dân tin tưởng

và yên tâm sản xuất

Trang 39

Nâng cao nhận thức,

người dân trong việc nhận biết,

phân bón,

BVTV đảm bảo chất lượng

hiệu quả hơn trước

Bà con nông dân tham gia dự

án thực hành các kỹ thuật

trồng chè theo tiêu chuẩn

VietGAP

Hạn chế các tác động xấu đến

HCBVTV

Hạn chế được khả năng phát hiện sản phẩm chè bị nhiễm kim loại nặng hoặc có

HCBVTV vượt mức cho phép

HCBVTV chỉ phun từ 2-3 lần/năm so với trước đây là 5 lần/năm;

Lượng HCBVTV trong chuỗi chè

10% so với canh tác thông thường

Nầng cao năng lực cho người dân về kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi

án chưa có được một mô

hình tưới nào hiệu quả; cây

che bóng mới chỉ có khoảng

30% diện tích

30% diện tích cây che bóng phần nào góp

nắng nóng, hạn cho cây chè

Sau khi thu hoạch, các hộ dân

tập trung về kho thu mua (do

dự án đầu tư năm 2016), tại

sử dụng nên hạn chế tác động đến

dễ tiêu thu hơn

Góp phần từng bước hoàn thiện

dựng thương

Hà Tĩnh

Trang 40

ứng phó BĐKH Kinh tế Xã hội

Chất

thải

Thu gom rác nông nghiệp (vỏ

bao bì, chai lọ phân bón,

thuốc trừ sâu)

- 100 % vỏ bao

bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu sẽ được thu gom do đó giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường

quan đồng ruộng sạch

sẽ, hạn chế được cản trở của chai

lọ thuốc trừ sâu đến hoạt động

SX Qua bảng 3.2 cho thấy các hiệu quả chính từ việc thực hiện các các thực hành

NN về BVMT và ứng phó BĐKH trong chuỗi sản phẩm chè bao gồm:

- Thông qua việc lựa chọn các giống phù hợp với điều kiện thời tiết cực đoan của vùng Kỳ Thượng, Kỳ Anh, cùng với đó là việc áp dụng các kỹ thuật tấp ủ, trồng cây tạo bòng cho chè đã làm giảm bớt nguy cơ chè chết từ đó giảm thiệt hại kinh tế cho người dân trồng chè

- Việc kiểm soát tốt chất lượng vật tư sản xuất, áp dụng các kỹ thuật sản xuất theo hướng giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật (Việc phun HCBVTV do tổ bảo vệ thực vật thực hiện; sử dụng máy phun HCBVTV; trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, ) đã giảm thiểu được số lần phun thuốc (từ 2-3 lần/năm so với trước đây là

5 lần/năm) và lượng thuốc (10 %) so với hình thức canh tác thông thường; cùng với đó

là phần lớn chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất như: vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc trừ sâu, đều được thu gom, xử lý điều này đã góp phần làm giảm tác động xấu đến chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) tại các khu vực sản xuất Ngoài ra, việc thực hiện các thực hành này còn giúp nầng cao chât lượng sản phẩm chè (Hạn chế được khả năng phát hiện sản phẩm chè bị nhiễm kim loại nặng hoặc có dư lượng HCBVTV vượt mức cho phép) và năng lực/nhận thức cho người dân về kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường

- Trong sơ chế, bảo quản không sử dụng các hóa chất bảo quản bị cấm sử dụng

đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng thêm lòng tin đối với khách hàng, sản phẩm dễ tiêu thu hơn từ đó từng bước hoàn thiện và xây dựng thương hiệu chè Hà Tĩnh

3.2.3 Chuỗi sản phẩm rau

Chuỗi giá trị sản phẩm rau được dự án tổ chức triển khai trên địa bàn xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà từ năm 2014 Từ khi hình thành chuỗi rau đến nay, do khó

Ngày đăng: 04/03/2024, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN