1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU CỦA RPS VỀ PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM ĐIỂM CAO

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công nghệ - Môi trường - Nông - Lâm - Ngư Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20 BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN RENFODA DO PHÒNG NGHIÊN CỨU LÂM SINH THUỘC VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM THỰC HIỆN (Hà Nội, tháng 1 năm 2006) I. MỞ ĐẦU Với khoảng 19 triệu ha, đất lâm nghiệp chiếm trên 60 tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân tác động nên trong vài thập niên cuối của thế kỷ 20, rừng của Việt Nam đã suy giảm một cách nhanh chóng, đến năm 1995 độ che phủ chỉ còn 28,2 (Viện Điều tra – Quy hoạch rừng, 1995). Từ đầu những năm 70 chính phủ đ ã có những nỗ lực trong việc khôi phục rừng, nhưng diện tích rừng mỗi năm vẫn mất đ i khoảng 190.000 ha (Nguyễn Văn San và Don Gilmour, 1999). Đặc biệt một số vùng như Tây Bắc bộ, độ che phủ rừng chỉ còn 9,5. Điều đó càng nghiêm trọng hơn khi Tây Bắ c là vùng đầu nguồn của một con sông nơi có hồ chứa nước cho nhà máy Thuỷ điện Sông Đà. Trong chiến lược dài hạn từ năm 2001 đến 2010, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đề ra các mục tiêu như tăng kim ngạch xuất khẩu Lâm sản đạt 2,5 tỷ USD, thu hút từ 8 đế n 6 triệu người tham gia vào nghề rừng, và tăng độ che phủ của rừng đạt 43. Để đạt đượ c mục tiêu trên, bên cạnh nhiều hoạt động và chính sách về Lâm nghiệp thì một chươ ng trình ưu tiên trọng điểm trồng mới 5 triệu ha rừng đang được Nhà nước đầu tư (Chươ ng trình 661). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn cụ thể như những thông tin về kỹ thuật phục hồi rừng tại Việt Nam còn rải rác, chưa được biên soạ n phổ biến một cách có hiệu quả. Các hoạt động nghiên cứu nhằm phục vụ chươ ng trình 661 còn hạn chế (Văn kiện dự án). Với sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bả n (JICA-Japan International Cooporation Agency) dự án Phục hồi rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ đầu nguồn suy thoái tại Miền Bắc Việt Nam được hình thành nhằm giải quyế t một phần khó khăn trên. Các hoạt động nghiên cứu phục hồi rừng của dự án được thực hiện tại 20 xã thuộ c 4 huyện của tỉnh Hoà Bình, trong đó các cơ quan phối hợp gồm Bộ Nông nghiệ p và Phát triển Nông thôn, Chi Cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình, Viện khoa họ c Lâm nghiệp Việt Nam, các xã trong vùng dự án hoạt động. Trong bản báo cáo này, một phầ n công việc của hợp phần Nghiên cứu do Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh thuộc Việ n Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện sẽ được đề cập. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh thực hiện một số nội dung nghiên cứu sau: 1. Gieo hạt thẳng trên đất trống 2. Trồng làm giàu rừng trên diện tích rừng nghèo kiệt 3. Xúc tiến tái sinh tự nhiên 4. Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nghèo kiệt Để phục vụ cho các hoạt động trên, những nghiên cứu về xói mòn, dinh dưỡng đấ t trong khu thí nghiệm cũng được tiến hành trong suốt thời gian của Dự án hoạt động. 1 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa Bàn Nghiên Cứu: Các mô hình nghiên cứu được thực hiện tại các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyệ n Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Cụ thể: - Mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống (diện tích 1,2 ha) được thực hiện tại Khoả nh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Độ cao tuyệt đối từ 150 – 200m. Địa hình tương đố i dốc (25-30o). - Mô hình trồng làm giàu rừng (diện tích 6ha) được thực hiện tại khoả ng 4 xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Độ cao so với mặt nước biển từ 130 – 200m. - Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (diện tích 7,5ha) được thực hiện tạ i thôn Lau Bai, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Độ cao so với mặt nước biển từ 130 – 200m. Đị a hình núi thấp, độ dốc từ 25 – 30o. - Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nghèo kiệt (3 ha) được thực hiện tạ i Khoảnh 4 xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Địa hình núi thấp, độ cao 120 – 200m so với mặt nước biển. Độ dốc 20 – 25o. 3.2. Thực Bì, Đất và Phương Pháp Xử Lý Thực bì và đất tại các mô hình thí nghiệm được xử lý khác nhau tuỳ thuộc vào dạ ng thực bì, phương pháp và loài cây trồng. Cụ thể cho từng thí nghiệm được mô tả như sau: 1.2.1. Thí nghiệm gieo hạt thẳng trên đất trống: - Mô tả đất và thực bì: Đất thuộc Feralit phát triển trên đá phiến thạch tím, thành phầ n cơ giới trung bình, độ dày tầng đất trên 50cm, độ phì trung bình. Thực bì thuộ c nhóm Ia và Ib, chủ yếu là lau, chít, cỏ tranh, một số cây bụi như lành ngạnh, thẩu tấ u, me rừng, vả, cà muối vv... Mật độ cây tái sinh 2500 câyha. - Xử lý thực bì và đất: Thực bì được phát toàn diện, sau khi phát được xếp gọ n thành hàng theo đường đồng mức để tự phân huỷ. Đất được xử lý cục bộ bằng cách đào hố với kích thước 30cm x 30 cm x 30cm. Mật độ hố 2000 hốha (cự ly 2,5m x 2m). 1.2.2. Mô hình trồng làm giàu rừng: - Mô tả đất và thực bì: Đất Feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch tím, thành phần cơ giới thịt nặng. Thực bì thảm tươi chủ yếu là nứa tép đã bị khuy từ năm 2002, lau, chít, độ che phủ từ 85 – 90. Tầng cây gỗ gồm các loài thẩu tấu, chân chim, dẻ , lành ngạnh, ràng ràng mít, ngát, găng, mít, trâm, ba bét vv… Mật độ cây gỗ 670 câyha. Tầng cây tái sinh gồm đom đóm, chẹo, dẻ, găng, hoắc quang, kháo, mán đỉa, thừ ng mực, trám vv... Mật độ cây tái sinh 3500 câyha. - Xử lý thực bì và đất: Thực bì được xử lý cục bộ bằng cách phát theo bă ng song song với đường đồng mức hoặc phát theo lỗ trống. Tất cả các loài cỏ, dây leo, bụi rậm đượ c phát, chừa một số loài cây gỗ có giá trị, hoặc cây bụi tạo nên độ che phủ khoả ng 80- 90 . Trong các công thức trồng bổ sung theo rạch, thực bì được phát có chiều rộ ng 6 m và chừa 8 m, trên các rạch hố được đào với kích thước 40cm x 40cm x 40 cm và cự ly giữa các hố là 3m. Tại các công thức trồng làm giàu rừng theo lỗ trống, các lỗ trống được mở với diện tích từ 200m2 – 400m2, trên các lỗ mở, hố được đào kích thướ c 40cm x 40cm x 40cm với mật độ 1100 hốha (cự ly 3m x 3m). 1.2.3. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: - Mô tả đất và thực bì: Đất Feralit phát triển trên đã phiến thạch sét. Thành phần cơ giớ i trung bình. Thực vật tầng cây gỗ gồm kháo, giẻ, ngát, lá nến, ràng ràng, lim xẹt, trám, 2 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20 máu chó, chẹo tía, muồng vv... Mật độ cây gỗ còn lại từ 690 – 780 câyha. Đườ ng kính tầng cây gỗ 11,5cm, chiều cao trung bình 9,8m. Tầng cây tái sinh gồm ba bét, bứ a, chẹo tía, dẻ kháo, lá nến, trâm, ngát, máu chó, vẩy ốc vv... Mật độ tái sinh từ 6375 đế n 9875 câyha. - Xử lý thực bì và đất: Thực bì được xử lý cục bộ bằng cách phát theo rạch và lỗ trố ng. Rạch phát có chiều rộng 6m, chừa 8m, lỗ trống mở kích thước rộng 200m2 – 400m2 . Sau khi phát dọn thực bì, đất được xử lý theo các biện pháp khác nhau: Để gieo hạt bổ sung, đất được cuốc theo hố kích thước 30cm x 30cm x 30cm (cự ly các hố là 2m). Trong khi để xúc tiến tái sinh tự nhiên đất được xới nhẹ nhằm giúp hạt dễ dàng tiếp đất để nảy mầm. 3.2.4. Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. - Mô tả thực bì và đất: Đất feralit phát triển trên đá phiến thạch tím, thành phần cơ giớ i là thịt nặng. Thực bì tầng cây gỗ gồm châm chim, dẻ, ràng ràng, ngát, mít rừ ng, trám, xoan nhừ, ba bét vv... Tầng cây tái sinh gồm đom đóm, chẹo, dẻ, găng, kháo, mán đỉ a, ngát, thừng mực, trám vv... Mật độ cây tái sinh 3500 câyha. - Xử lý thực bì và đất: Thực bì được xử lý rạch với kích thước rộng 6m, băng chừ a 8m. Lỗ trống được mở với kích thước 200-400m2. Trong các rạch và lỗ, hố được đào vớ i kích thước 30cm x 30cm x 30cm trồng các loài cây thuốc, gừng và mây. Riêng các hố trồng quế, kích thước hố là 40cm x 40cm x 40 cm, mật độ hố tại lỗ trố ng là 1100 cho trồng quế, mật độ 1000 để trồng các loài cây thuốc và mật độ 300 hốha trồng mây. Ngoài ra tại các thí nghiệm trồng làm giàu rừng và khoanh nuôi xúc tiế n tái sinh, các công thức đối chứng thì thực bì và đất không được xử lý. 3.3. Loài Cây, Kích Thước và Phương Pháp Xử Lý Hạt Cây Trước Khi Gieo, Trồng Hạt giống và cây con được cung cấp bởi Trung tâm ứng dụng kỹ thuật Lâm nghiệ p - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Một số chỉ tiêu hạt và cây con trước khi đem trồ ng như sau (xem Bảng 1): Hạt trước khi gieo được xử lý bằng nước nóng theo phương pháp hướng dẫn kỹ thuậ t trồng rừng 1 số loài cây lá rộng bản địa của Vụ Khoa học công nghệ – Bộ Nông nghiệ p và Phát triển Nông thôn (1994) cụ thể cho từng loài như sau: - Hạt xoan ta: Ngâm hạt trong nước 3 sôi 2 lạnh một ngày rồi gieo - Hạt ràng ràng: Trước khi xử lý bằng nước nóng, hạt được khứa qua lớp vỏ, sau đ ó ngâm trong nước ấm 40-50oC trong 4-5 giờ rồi gieo. - Hạt lim xanh: Ngâm hạt trong nước ấm 70oC trong 12 giờ, sau đó rửa hết lớ p keo quanh hạt và ngâm tiếp trong nước lã 15 giờ, sau đó gieo. - Hạt lim xẹt: Ngâm hạt trong nước sôi rồi sau đó chọn những hạt nứt và ngậm nước đem gieo. 3 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20 Bảng 1: Tiêu chuẩn cây con và hạt giống sử dụng trong các mô hình phục hồi rừng tại Hoà Bình Loài Mô hình Nguồ n gố c cây con Do.o (cm) H (cm) Kích thướ c bầu Xoan ta (Melia azedarach ) Hạt - - - Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) Hạt - - - Ràng ràng (Ormosia balansae Darake) Gieo hạ t thẳng trên đấ t trống Hạt - - - Lim xẹt Peltophorum tonkinensis A. Chew Hạt - - - Lim xanh Hạt - - - Ràng ràng Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh Hạt - - - Trám trắng (Canarium album) Cây có bầu 0,78 70,4 10cmx14cm Re gừng (Cinnamomum sp) Cây có bầu 0,63 67,6 10cmx14cm Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) Cây có bầu 0,99 116,2 10cmx14cm Dẻ đỏ (Lithocararpus ducampii) Cây có bầu 0,48 44,8 10cmx14cm Sồi phảng (Lithocarpus fissus) Trồng làm giàu rừng Cây có bầu 0,50 60,0 10cmx14cm Quế (Cinamomum cassia) Cây có bầu 0,50 78,0 8cmx11cm Mây nếp (Calamus tetradactylus) Cây có bầu - 18,2 8cmx11cm Ba kích (Morinda officinalis) Cây dâm hom có bầu - 22,0 8cmx11cm Xạ đen (Celastrus hindsii) Cây dâm hom có bầu - 25,0 10cmx14cm Gừng (Zingiber) Trồng cây lâm sả n ngoài gỗ dưới tán rừng Củ giống - - - 3.4. Bố Trí Thí Nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên đại diện cho các vị trí chân, sườn và đỉnh đồi, cụ thể đối với các thí nghiệm như sau: - Mô hình gieo hạt thẳng: Các công thức gieo hạt thẳng được bố trí lặp lại 3 lầ n cho 3 loại hạt gieo (lim xanh, ràng ràng, và xoan ta). Tại các ô gieo, hạt được gieo thuầ n loài, mỗi hố gieo 5-7 hạt. Diện tích mỗi lần lặp là 0,13ha. Tổng diện tích thí nghiệ m gieo hạt thẳng là 1,2ha. - Mô hình trồng làm giàu rừng: Các công thức gồm: (1). Trồng cây bản địa thuầ n loài theo rạch;( 2). Trồng cây bản địa thuần loài theo lỗ trống và (3). Công thức đối chứ ng (không trồng). Các công thức được lặp lại 4 lần. Diện tích mỗi lần lặp là 0,5 ha. Tổ ng diện tích thí nghiệm là 6ha. - Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Các công thức thí nghiệm gồm: (1). Xử lý thự c bì, xới đất theo lỗ trống để tái sinh tự nhiên; (2). Xử lý thực bì, cuốc hố theo lỗ trố ng và gieo hạt cây mục đích bổ sung; (3). Xử lý thực bì, xới đất theo rạch để hạ t tái sinh tự nhiên; (4). Xử lý thực bì, cuốc hố theo rạch và gieo hạt bổ sung; và (5). Công thức đối chứng (không tác động). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi lần lặ p là 0,5ha. Tổng diện tích thí nghiệm là 7,5ha. Ngoài ra để đánh giá mối quan hệ giữa số lượng hạt rơi và số lượng cây tái sinh tự nhiên, một thí nghiệm theo dõi lượng hạt rơi cũng được thực hiện. Tại mỗi lần lặp của các 4 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20 công thức thí nghiệm, đặt 4 ô hứng hạt rơi làm bằng lưới nylon có diện tích 0,8m2 , hình tròn. Ô được đặt cách mặt đất từ 50-70cm tuỳ vào địa hình. Tổng số ô hứng hạt là 80 ô. - Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng: Các công thức thí nghiệm gồ m: (1). Trồng quế theo rạch; (2). Trồng quế trong lỗ trống; (3). Trồng mây trong lỗ trố ng; và Trồng hỗn giao xạ đen, ba kích và gừng theo lỗ trống. Mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần, diện tích mỗi lần lặp 0,25ha, tổng diện tích trồng cây lâm sả n ngoài gỗ dưới tán rừng là 3ha. Cây được gieo, trồng trong tháng 7 và tháng 8 năm 2004. Mỗi cây đượ c bón lót 0,2 kg phân NPK và 0,2kg phân vi sinh sông Ranh 3.5. Biện Pháp Chăm Sóc Cây sau khi trồng 1 tháng được kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm. Chăm sóc được thự c hiện 2 lầnnăm. Lần thứ nhất vào tháng 3-4 và lần thứ hai vào tháng 6-7. Công việc chă m sóc gồm phát cỏ, dây leo, bụi rậm, xới đất quanh gốc đường kính 1m và bón thúc phân NPK. 3.6. Thu Thập và Xử Lý Số Liệu 3.6.1. Mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống - Tỷ lệ nảy mầm của hạt: Được theo dõi trong 2 tháng đầu với tần suất 20 ngàylần. Số liệu thu thậ p trên 40 hố ngẫu nhiên ở mỗi lần lặp (đối với gieo thuần loài) và 30 hố cho một cho mỗ i loài trên mỗi lần lặp (đối với các công thức gieo hạt hỗn loài) cho tất cả các công thức thí nghiệ m. Số liệu được theo dõi cố định trong các hố suốt quá trình thu thập số liệu. Các hố theo dõi được đánh dấu và ghi thứ tự bằng cọc gỗ nhỏ. Số liệu thu thập gồm: thời gian nảy mầ m (khoảng thời gian tính theo 20 ngày), số hạt nảy mầm, số lá, tình hình sinh trưởng củ a cây mạ. Tỷ lệ nảy mầm được tính theo tỷ lệ hố có hạt nảy mầm. - Sinh trưởng cây: Sau khi hết thời kỳ theo dõi sự nảy mầm của hạt, các số liệ u sinh trưởng của cây được đo đếm 6 thánglần gồm tỷ lệ sống, D00, chiều cao cây và chấ t lượng cây. 3. 6.2. Mô hình trồng làm giàu rừng: Tại các công thức thí nghiệm trồng rừng, các chỉ tiêu sinh trưởng được thu thậ p 6 tháng một lần. 20 cây ngẫu nhiên của một loài cho mỗi lần lặp sẽ được đánh dấu để đo đếm trong suốt quá trình theo dõi. Các chỉ tiêu đo đếm gồm đường kính gốc, chiều cao, đường kính tán lá, sức sinh trưởng, tỷ lệ sống. Đường kính gốc được đo bằng thước kẹ p kính có sai số bằng 0,1 mm. Chiều cao cây và đường kính tán được đo bằng thướ c rút dây hoặc sào có phân cỡ theo cm. Sức sinh trưởng của cây được đánh giá theo 3 cấp: xấ u, trung bình và tốt. 3.6.3. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh - Đánh giá sự nảy mầm của hạt: Trong các thí nghiệm xúc tiến tái sinh bằng gieo hạt bố sung, các số liệu thu thập và phương pháp được thực hiện như phần 6.1 (Gieo hạ t thẳng trên đất trống). - Theo dõi khả năng tái sinh: Tại các công thức thí nghiệm xúc tiến tái sinh tự nhiên, và công thức đối chứng, mỗi lần lặp lập 3 ô kích thước 16m2 (4m x 4m) để theo dõi tái sinh tự nhiên. Các chỉ tiêu thu thập gồm loài cây, số cây, chiều cao, sức sinh trưở ng. Các số liệu được thu thập 6 tháng 1 lần. - Theo dõi tầng cây cao: 5 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20 Tại các công thức đối chứng, các chỉ tiêu của tầng cây gỗ được theo dõi định kỳ 1 lầnnăm. Trong mỗi lần lặp lập 1 ô có kích thước 1000m2, đo tất cả các cây có chiề u cao trên 2m trong ô, các số liệu thu thập gồm: loài cây, đường kính 1m3, chiều cao dướ i cành, chiều cao vút ngọn. Trên cơ sở các số liệu thu thập, các chỉ tiêu khác như thể tích, trữ lượng rừng, tỷ lệ ND, NH, NG cũng được tính. - Theo dõi lượng hạt rơi: Lượng hạt rơi được thu thập mỗi tháng 1 lần. Thu tất cả các hạt rơi trong ô. Hạt được đếm và xác định tên loài. 3. 6.4. Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng - Các số liệu sinh trưởng của quế được thực hiện như mô tả ở phần 6.2 (Mô hình trồ ng làm giàu rừng). Riêng đối với gừng sẽ được theo dõi bằng số câycụm, chiều cao cây. Đố i với ba kích, xạ đen chỉ đo dường kính gốc, chiều dài thân, đối với mây chỉ đo đườ ng kính gốc, chiều dài thân. Các chỉ tiêu được đo 6 thánglần 3.6.5. Theo dõi, đánh giá đất trong quá trình thí nghiệm Trong các công thức thí nghiệm, đất được thu thập để phân tích mỗi năm 2 lầ n trong suốt quá trình thí nghiệm gồm năm đầu và năm cuối. Các chỉ tiêu thống kê gồm: - Lý tính: Thành phần cơ giới, số lượng vi sinh vật - Hoá tính: pH, N tổng số, P, K dễ tiêu, cation trao đổi, hàm lượng mùn, hàm lượ ng chất hữu cơ. - Theo dõi sự xói mòn của đất bằng phương pháp đóng cọc. Cọc được làm bằng sắ t dẹp để tránh đất bị cản lại trong quá trình theo dõi, chiều dài của cọc nhô khỏi mặt đất sau khi đóng là độ dày tầng đất bị xói mòn. Mỗi lần lặp của các công thứ c thí nghiệm đóng 30 cọc. Các chỉ tiêu trên được tính bằng các phương pháp phân tích trong sách Phươ ng pháp phân tích đất, nước, thực vật (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, 1999) 3.6.6. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được tính toán và xử lý bằng chương trình Excel và SAS với chỉ tiêu thống kê Duncan được dùng để so sánh sự khác nhau giữa các công thức trong mộ t thí nghiệm. II. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 4.1. Mô Hình Gieo Hạt Thẳng Trên Đất Trống 4.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây. Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống và sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây trồng được thố ng kê trong các bảng sau: Bảng 2. Tỷ lệ hố có hạt nảy mầm tại mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống Lim xanh Ràng ràng Xoan taĐợt điề u tra Hố có hạt nả y mầm Tỷ lệ () Số câyhố Hố có hạt nả y mầm Tỷ lệ () Số câyhố Hố có hạt nả y mầm Tỷ lệ () Số câyhố 1282004 25 62,5 26,2 65,5 16,9 42,5 192004 27,5 68,9 28,5 71,5 20,8 52,0 2392004 21 52,5 25,6 64,2 22,3 55,8 23122004 18,7 46,7 1,5 21,3 53,2 2,1 20,5 51,2 1,8 62005 16,9 42,3 1,4 16,0 40,2 1,4 19,8 49,7 1,7 122005 24,8 62,5 2,1 20,4 51,0 1,8 22,4 56,1 2,3 6 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20 Sau đợt điều tra tháng 6 năm 2005, chúng tôi đã gieo bổ sung vào những hố không có hạt nảy mầm. Thời gian gieo bổ sung vào 8 và 9 tháng 7 năm 2005. Đến tháng 12 nă m 2005, số hố có hạt nảy mầm cao nhất được ghi tại công thức gieo hạt lim xanh vớ i 62,5, sau đó đến xoan ta 56,1 và ràng ràng 51. Thời điểm tháng 12 năm 2004 được bắt đầu đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán lá. Sau đây là các chỉ tiêu sinh trưởng củ a cây trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống Bảng 3: Sinh trưởng của cây trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống tại Khoả nh 3, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình qua các lần đo. Lim xanh Ràng ràng Xoan taĐợt điề u tra H (cm) D0.0 (cm) Dt (cm) H (cm) D0.0 (cm) Dt (cm) H (cm) D0.0 (cm) Dt (cm) 122004 12,8 0,27 - 11,2 0,25 - 17,3 0,23 - 62005 18,5 0,4 23,5 11,8 0,26 6,5 34,5 0,38 14,5 112005 25,2 0,57 29,8 12,3 0,28 8,0 52,8 0,60 18,6 Biểu đồ 1: Sinh trưởng chiều cao của cây trong trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống tại Khoảnh 3, Bình Thanh, Hoà Bình qua các lần đo. 0 10 20 30 40 50 60 122004 62005 122005 Thoi gian do Chiều cao cây (cm) Lim xanh Rμng rμng Xoan ta Từ biểu đồ trên cho thấy ràng ràng trong thời gian qua sinh trưởng chậm, lượ ng tăng trưởng chiều cao chỉ đạt 1,1 cm trong thời gian 12 tháng, trong khi đó lim xanh tă ng trưởng 12,4cm và xoan ta tăng trưởng 35,5cm. 7 Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20 Biểu đồ 2: Sinh trưởng đường kính cây trong trong mô hình gieo hạt thẳng trên đấ t trống tại Khoảnh 3, Bình Thanh, Hoà Bình qua các lần đo. 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 122004 62005 122005 LÇn o Đường kính gốc (cm) Lim xanh Rμng rμng Xoan ta Qua biểu đồ trên cho thấy xoan ta cho tăng trưởng đường kính cao nhất vớ i 0,37cm, sau đó là lim xanh đạt 0,3cm và ràng ràng chỉ đạt 0,03cm. 4.1.2. Tình hình sâu bệnh hại Qua điều tra cho thấy chưa có hiện tượng sâu bệnh hại trong khu gieo hạt thẳ ng, nhưng hầu hết xoan ta bị cụt ngọn do bò ăn, tỷ lệ cây bị cụt ngọn do bò ăn là 80,4. 4.1.3. Kết quả phân tích đất Bảng 3: Kết quả phân tích đất năm 2005 trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống. Lý tính Hoá tính Thành phần cơ giới () Công thứ c TN pH Mùn () N tổ ng số () CN P2O5 K2O Ca Mg CEC 2-0,02 0,02- 0,002

Ngày đăng: 04/03/2024, 11:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN